MỤC LỤC
Chương 1: Đặc trưng của hoạt động kinh doanh và tiêu dùng thuốc lá. 1
1.1. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh thuốc lá. 6
1.1.1. Đặc trưng của khách hàng và thị trường. 6
1.1.2. Đặc trưng của sản xuất. 7
1.1.2.1. Công nghệ sản xuất. 7
1.1.2.2.Nguyên vật liệu. 8
1.1.3. Đặc trưng của phân phối. 10
1.2. Những áp lực đối với hoạt động kinh doanh thuốc lá. 12
1.2.1. Từ chính sách của các nước. 12
1.2.2. Công ước khung quốc tế. 12
1.2.3. C ác phong trào phòng chống thuốc lá trên thế giới. 18
1.2.4. Các sản phẩm thay thế. 19
1.2.5. Thuốc lá nhập lậu. 19
1.3. Tình hình sản xuất và kinh doanh thuốc lá trên thế giới thời qua. 20
Chương 2: Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thuốc lá tại thị trường Việt Nam. 24
2.1. Đặc điểm của khách hàng và thị trường. 24
2.1.1. Khách hàng. 24
2.1.2. Thị trường. 27
2.2. Môi trường ảnh hưởng. 29
2.2.1. Phân tích ảnh hưởng của luật pháp – chính sách đến sản xuất và tiêu thụ thuốc lá. 29
2.2.1.1. Các chính sách nhằm giảm sử dụng các sản phẩm thuốc lá. 30
2.2.1.2. Các chính sách nhằm giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá 33
2.2.1.3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá 34
2.2.2. Công nghệ. 35
2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - xã hội đến sự phát triển ngành thuốc lá 36
2.2.3.1. Quy mô dân số 38
2.2.3.2. Điều kiện kinh tế 38
2.2.3.3. Tình trạng thuốc lá nhập lậu 39
2.2.3.4. Hội nhập kinh tế quốc tế 40
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá tại thị trường Việt Nam thời gian qua. 41
2.3.1. Tình hình sản xuất. 41
2.3.2. Tình hình tiêu thụ. 42
2.4. Một số xu hướng. 43
2.4.1. Dân số 43
2.4.2. Tăng trưởng kinh tế và thu nhập dân cư 43
2.4.3. Phong trào chống hút thuốc lá trên thế giới và Việt Nam 43
2.4.4. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm thuốc lá 44
2.4.5. Thuốc lá nhập lậu 45
Chương3: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. 46
3.1. Giới thiệu tổng quan về công ty 46
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 46
3.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý: 48
3.1.3. Nguồn lực của công ty: 49
3.2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. 52
3.2.1. Kết quả kinh doanh chung của công ty (2003 – 2007). 52
3.2.2. Sản lượng tiêu thụ vinataba theo khu vực thị trường 54
3.3. Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty. 55
3.3.1. Danh mục sản phẩm kinh doanh của công ty. 56
3.3.2. Giá. 56
3.3.3. phân phối. 57
3.3.3.1. Mục tiêu chính sách phân phối của công ty 57
3.3.3.2. Hệ thống nhà phân phối của công ty 58
3.3.4. Xúc tiến hỗn hợp. 61
3.4. Đánh giá vị thế kinh doanh của công ty. 64
3.5. Phân tích SWOOT 65
3.5.1. Các cơ hội: 65
3.5.2. Các thách thức: 66
3.5.3. Những thuận lợi: 66
3.5.4. Những khó khăn 67
Chương4: Đề xuất các giải pháp. 69
4.1. Giải pháp thị trường 69
4.1.1. Xác định thị trường mục tiêu 69
4.1.2. Lựa chọn chiến lược Marketing 70
4.2. Giải pháp giá cả 71
4.3. Giải pháp về phân phối 72
4.3.1. Mục tiêu xây dựng kênh phân phối đến 2012 73
4.3.2. Tiêu chuẩn chọn các nhà phân phối như sau 73
4.3.3. Giải pháp xây dựng kênh phân phối 74
4.3.3.1. Đối với thị trường phía Bắc: 74
4.3.3.2. Đối với thị trường phía Nam 74
4.3.4. Xây dựng kênh HORECA 75
4.3.5. Thiết lập hệ thống cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm Vinataba 76
4.4. Giải pháp xúc tiến bán hàng 76
4.4.1. Marketing thương hiệu: 76
4.4.2. Marketing thương mại 77
4.5. Giảm giá bán thông qua hình thức triết khấu thương mại 78
KẾT LUẬN 82
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại thuốc lá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thuốc lá nhái nhãn mác.
Chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá:
Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Xây dựng phong trào toàn dân tự giác tham gia phòng chống buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh và tiêu thụ thuốc lá nhập lậu. Có các hình thức khuyến khích về vật chất để động viên phong trào chống buôn lậu và kinh doanh thuốc lá nhập lậu.
Tăng cường các giải pháp về kinh tế, tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định cho các cư dân biên giới, để người dân tự nguyện không tham gia vận chuyển và tiếp tay cho việc buôn lậu thuốc lá.
2.2.1.3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm với các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, chiến lược nhằm làm giảm nhu cầu sử dụng và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá.
Tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và tài chính của các nhà tài trợ song phương, đa phương của các nước và các tổ chức phi Chính phủ cho chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Với tất cả những quy định trên nó là một rào cản rất lớn với các Doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thuốc lá nói chung và với Công ty Thương Mại Thuốc Lá nói riêng. Các chính sách này kìm hãm sự phát triển của ngành thuốc lá nhằm để bảo vệ sức khoẻ cho người dân và hướng tới một nền công nghiệp thuốc lá ít độc hại hơn đối với môi trường và người tiêu dùng.
2.2.2. Công nghệ.
Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá của Việt Nam trước năm 1975 là sự ra đời của 2 hãng thuốc lá MIC (1929) và J.Bastos (1936) ở Sài Gòn sử dụng công nghệ của Anh và Tây Đức (cũ). Còn ở miền Bắc trước năm 1954 không có công nghiệp thuốc lá, năm 1956 Nhà máy Thuốc lá Thăng Long được xây dựng tại Thủ đô Hà Nội sử dụng công nghệ và thiết bị của Trung Quốc, Đông Đức, Tiệp Khắc (cũ). Đây là nhà máy khai sinh của ngành công nghiệp thuốc lá XHCN Việt Nam.
Sau khi hoà bình lập lại máy móc, thiết bị, công nghệ của các nhà máy thuốc lá đã cũ và lạc hậu, không đồng đều, công nghệ chắp vá. Trước tình hình đó và chủ chương công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp thuốc lá nói riêng của đại hội lần thứ VIII của Đảng. Ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam từng bước hiện đại hóa thiết bị máy móc, công nghệ, sửa chữa nâng cấp hệ thống máy móc cũ, cân đối điều chuyển thiết bị giữa các nhà máy, tự thiết kế chế tạo một số máy phụ trợ... đồng thời đầu tư có trọng điểm vào những khâu cần thiết. Chính vì vậy mà hiện nay công nghiệp thuốc lá của Việt Nam được đánh giá là có công nghệ không lạc hậu so với trình độ phát triển của ngành sản xuất thuốc lá trong khu vực, năng lực đồng bộ với các thiết bị hiện có trong dây chuyền, không quá cao so với khả năng và trình độ công nghệ và tay nghề, đảm bảo các yêu cầu về môi trường, các thiết bị chuyên ngành do các hãng sản xuất có kinh nghiệm và uy tín ở các nước công nghiệp phát triển cung cấp.
Đến nay nước ta có 17 nhà máy sản xuất thuốc lá với năng lực sản xuất khoảng 100 tỷ điếu/năm và xếp thứ 16 thế giới về sản lượng sản xuất (năm 2003). Tuy nhiên hiện nay việc đầu tư tăng công xuất bị cấm, việc đổi mới, thay thế thiết bị gặp nhiều khó khăn do phải xin phép Bộ Công Nghiệp nên việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất và hiện đại hóa máy móc thiết bị còn hạn chế và rất khó thực hiện.
2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - xã hội đến sự phát triển ngành thuốc lá
Với mỗi Doanh nghiệp việc sản xuất kinh doanh ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và xã hội. Việc tiêu thụ thuốc lá chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết khí hậu, đặc biệt có sự phân hoá giữa mùa hè và mùa đông. Mùa hè thời tiết nắng nóng, oi bức cơ thể mệt mỏi nên việc hút thuốc lá của người tiêu dùng hạn chế (kể cả với người nghiện nặng thì lượng hút cũng giảm hẳn). Ngược lại khi mùa nóng qua đi và thời tiết mát mẻ, se lạnh thì việc hút thuốc tạo cảm giác sảng khoái, ấm cúng nên lượng tiêu thụ tăng mạnh (thường tăng hơn 20% so mùa nắng nóng). Do vậy việc điều tiết lượng hàng giữa các mùa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng tiêu thụ và thị phần của Công ty.
Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ nên ngay từ khi còn nhỏ thì các bậc phụ huynh đã giáo dục, ngăn cản con em mình tiếp xúc với thuốc lá. Bên cạnh đó hình ảnh người phụ nữ hút thuốc lá bị coi là không đứng đắn với phụ nữ á đông nên lượng nữ giới hút thuốc lá rất khiêm tốn. Đây cũng là một điều bất lợi với ngành sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Tuy nhiên hiện nay trong bối cảnh tình hình kinh tế – xã hội phát triển như vũ bão thì nếp sống, phong tục tập quán có sự giao thoa giữa các nền văn hoá, có sự thay đổi nhanh chóng trong lối sống, quan niệm xã hội nên việc nhiều thanh niên mới lớn hiện nay kể cả nữ giới hút thuốc lá là điều dễ hiểu vì họ muốn tự khẳng định mình, cảm thấy mình tự tin và lớn hơn, sành điệu hơn... nó là điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng thuốc lá đã thải ra lượng chất thải rắn và khí gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân do vậy hiện nay Chính phủ quy định kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, thải khí độc hại ra môi trường và bắt buộc một số nhà máy sản xuất thuốc lá nằm trong nội thành phải di chuyển đi nơi khác. Nhà máy thuốc lá Sài Gòn đang di chuyển và nhà máy thuốc lá Thăng Long đang trong quá trình chuẩn bị để di dời (không được chậm hơn năm 2010) do vậy việc không đáp ứng đủ lượng hàng cho Công ty Thương Mại Thuốc Lá (đặc biệt trong hai tháng đầu năm 2007) đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng tiêu thụ của Công ty.
2.2.3.1. Quy mô dân số
Hiện nay dân số nước ta khoảng trên 84 triệu người với tỷ lệ tăng dân số >1%/năm. Dân số là yếu tố thường xuyên trực tiếp tác động đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nói chung và thuốc lá nói riêng, dân số càng đông thì nhu cầu càng lớn, tuy nhiên nó còn chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán, lối sống…Theo số liệu thống kê về tỷ lệ dân số của tổ chức y tế thế giới, mức tiêu thụ bình quân thuốc lá tính cho những người trên 15 tuổi năm 2000 là 1.050 điếu/người và năm 2005 xấp xỉ 1.000 điếu/người (giảm 50 điếu/người/năm). So với mức tiêu thụ thuốc lá bình quân của các nước trên thế giới thì mức tiêu thụ ở Việt Nam còn khá thấp năm 2003 mức tiêu thụ bình quân là 950 điếu/người/năm, giới nữ hầu như không hút thuốc lá.
2.2.3.2. Điều kiện kinh tế
Những chính sách kinh tế của Nhà Nước trong những năm gần đây đã thực sự tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, góp phần làm cho kinh tế nước ta có sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng hoà nhập cùng với sự phát triển của khu vực và thế giới. Trong 10 năm trở lại đây mức tăng trưởng kinh tế trong nước luôn tăng trưởng qua các năm. Giai đoạn 1997-1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, do vậy tốc độ tăng trưởng có bị chậm lại. Tuy nhiên những năm gần đây, mức tăng trưởng GDP của nước ta luôn ở mức cao và mang tính ổn định hơn. Ước tính 6 tháng đầu năm 2007 này GDP tăng 7,87% tăng cao hơn so cùng kỳ năm 2005, 2006. Dự kiến từ nay đến năm 2010 bình quân GDP tăng khoảng 8,5%/năm.
Bảng 2.13: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước qua các năm từ 1997-2006
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
GDP (%)
8,8
5,8
4,8
6,8
6,9
7,1
7,3
7,8
8,4
8,1
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Khi thu thập được cải thiện thì người dân cũng điều chỉnh dần nhu cầu của mình từ sản phẩm có chất lượng kém, không có thương hiệu, mẫu mã bao bì không hấp dẫn... sang các sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thương hiệu nổi tiếng hơn. Việc một bộ phận dân cư khi có thu nhập cao hơn đã chuyển từ tiêu dùng các mác thuốc cấp thấp lên tiêu dùng các mác thuốc trung cao cấp là điều hiển nhiên. Và sản phẩm thuốc lá Vinataba luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các khách hàng này vì chất lượng thuốc lá Vinataba luôn ổn định, giá cả hợp lý, tính sẵn có cao (từ Hà Tĩnh trở ra Bắc) nên sự tăng trưởng về sản lượng và thị phần của sản phẩm Vinataba tăng đều qua các năm và là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình marketing có hiệu quả của Công ty.
2.2.3.3. Tình trạng thuốc lá nhập lậu
Số lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam hàng năm chưa có nguồn công bố chính thức nào khác ngoài số liệu mà Bộ Thương Mại báo cáo vào khoảng 300 triệu bao/năm, chủ yếu là nhập lậu ở các tỉnh phía Nam với các mác thuốc như Jet, Hero... Trong tương lai, cùng với các biện pháp tăng cường chống buôn lậu của Chính phủ và nỗ lực của ngành thuốc lá trong việc nâng cao trình độ công nghệ sản xuất thuốc lá điếu có khả năng thay thế thuốc lá ngoại nhập lậu thì đây cũng là một thị trường tiềm năng của ngành thuốc lá trong nước.
2.2.3.4. Hội nhập kinh tế quốc tế
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà Nước đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã chính thức hội nhập vào AFTA năm 2006. Bên cạnh đó, Hiệp định Thương Mại Việt Mỹ cũng được 2 nước phê chuẩn và đưa vào áp dụng. Những yếu tố này sẽ có những tác động lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.
Một mặt, quá trình hội nhập sẽ đặt các Doanh nghiệp trong nước vào thế buộc phải tự đổi mới, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và có thể tồn tại. Việc mở cửa thị trường cho các loại hàng hoá nước ngoài sẽ buộc hàng hóa trong nước phải không ngừng nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã, bao bì, hạ giá thành… để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Đây là một yêu cầu khó khăn cũng là động lực cho các Doanh nghiệp trong nước phát triển.
Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO, theo đó nước ta phải bãi bỏ điều luật cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và từng bước mở cửa thị trường thuốc lá, cho phép các thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu và phân phối thuốc lá điếu. Việc nhập khẩu và tiêu thụ thuốc lá điếu ngoại nhập hiện nay do Tổng Công ty Thuốc Lá Việt Nam thực hiện và chưa cho phép các đầu mối khác tham gia. Trong khi đó nền công nghiệp sản xuất thuốc lá của nước ta còn lạc hậu và chưa theo kịp được với các nước phát triển, các tập đoàn thuốc lá lớn trên thế giới thì việc liên doanh liên kết để sản xuất ở trong nước các mác thuốc lá thay thế hàng nhập khẩu là yêu cầu cấp thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá tại thị trường Việt Nam thời gian qua.
2.3.1. Tình hình sản xuất.
Hiện nay, tại Việt Nam có 17 nhà máy sản xuất thuốc lá điếu. Trong đó:
11 nhà máy thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam
Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn.
Nhà máy Thuốc lá Thăng Long.
Nhà máy Thuốc lá Bắc Sơn.
Nhà máy Thuốc lá Thanh Hóa.
Nhà máy Thuốc lá Long An.
Nhà máy Thuốc lá Bến Tre.
Nhà máy Thuốc lá Cửu Long.
Nhà máy Thuốc lá Đồng Tháp.
Nhà máy Thuốc lá An Giang.
Công ty Thuốc lá Đà Nẵng.
Công ty Liên doanh Thuốc lá Vinasa
6 nhà máy trực thuộc các địa phương.
Công ty Thuốc lá Hải Phòng
Tổng Công ty Khánh Việt.
Công ty Thuốc lá Đồng Nai.
Công ty Thuốc lá Bến Thành.
Công ty 27/7
Công ty Thuốc lá & XNK Bình Dương.
Các nhà máy thuốc lá này đều có công xuất tối thiểu >50 triệu bao/năm (theo quy định của Chính Phủ) và năng lực toàn ngành thuốc lá Việt Nam hiện nay khoảng 5 tỷ bao thuốc lá các loại hay khoảng 100 tỷ điếu/năm.
Như vậy, ta có thể thấy việc sản suất thuốc lá tại Việt Nam hiện nay với năng suất 5 tỷ bao không những đủ để đáp ứng được với cầu thị trường về thuốc lá khi việc tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam hiện nay là vào khoảng 4.5 tỷ bao một năm mà còn có thể xuất khẩu thuốc lá ra các thị trường nước ngoài. Việc cung hơi vượt so với cầu và cùng với đó là tình trạng thuốc lá nhập lậu hàng năm được nhập vào Việt Nam là vào khoảng 500 triệu bao/năm cho thấy tình hình cạnh tranh trên thị trường thuốc lá tại Việt Nam hiện nay là khá gay gắt.
2.3.2. Tình hình tiêu thụ.
Bảng 2.5: sản lượng tiêu thụ thuốc lá tại thị trường Việt Nam
Năm
Sản lượng tiêu thụ (triệu bao)
Tốc độ tăng trưởng (%)
1995
2.041
-----
1996
2.143
105
1997
2.092
98
1998
2.177
104
1999
2.140
98
2000
2.542
118
2001
3.164
124
2002
3.426
108
2003
3.867
112,8
2004
4.010
103.7
2005
4.120
102.7
2006
4.388
106.5
2007
4.678
106.6
(nguồn: hiệp hội Thuốc Lá Việt Nam)
Theo bảng 1.1, ta có thể thấy việc tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam hiện nay là cao, và tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục tăng trong các năm qua. Điều này cho thấy, hiện tại nhu cầu về thuốc lá của người dân vẫn cao và chưa có xu hướng giảm. Qua bảng ta có thể thấy từ năm 1999 đến năm 2003 sản lượng tiêu thụ tăng khá nhanh sau đó từ năm 2003 đến nay sản lượng tiêu thụ tuy vẫn tăng nhưng đã có xu hướng tăng chậm hơn.
2.4. Một số xu hướng.
2.4.1. Dân số
Dân số là yếu tố tác động đến nhu cầu tiêu dùng thuốc lá điếu. Hiện nay dân số Việt Nam khoảng 80 triệu người với các chính sách về dân số, kế hoạch hoá gia đình của Chính phủ, dự kiến tốc độ tăng dân số bình quân trong các năm tới vào khoảng 1,1 triệu người/năm, tỷ lệ tăng 1,5%/năm. Theo điều tra, hiện nay tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 50%, ở nữ giới là 3,4%.
2.4.2. Tăng trưởng kinh tế và thu nhập dân cư
Nhờ có chính sách và cơ chế đổi mới kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã có mức tăng trưởng liên tục. Dự kiến đến 2010 bình quân tăng trưởng kinh tế khoảng 7,5%/năm. Thu nhập quốc dân đầu người là 800USD/năm/người.
2.4.3. Phong trào chống hút thuốc lá trên thế giới và Việt Nam
Hút thuốc đến năm 2010 xuống còn 20% ở nam giới và 2% ở nữ giới. Hiện nay phong trào chống hút thuốc lá đang được Tổ chức y tế thế giới (WHO) phối hợp cùng các tổ chức quốc tế về tài chính như Ngân hàng thế giới (WB), quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) phát động mạnh mẽ, gây áp lực lên nhiều quốc gia và đã có những kết qua bước đầu.
Ở Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều quyết định, nghị quyết nhằm giảm thiểu tác hại của thuốc lá. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền chống hút thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình…) và hàng năm đều phát động tuần lễ chống hút thuốc lá vào 31/5.
2.4.4. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm thuốc lá
Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, phong trào chống hút thuốc lá của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh mẽ. Sản lượng tiêu thụ thuốc lá trên toàn thế giới trong thời gian dài vừa qua không tăng. Mặc dù dân số trên thế giới tiếp tục tăng.
Xu hướng tiêu dùng sản phẩm thuốc lá ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới:
- Người tiêu dùng sẽ không hút thuốc lá không đầu lọc. Vì thuốc lá không đầu lọc không lọc được các chất độc hại khi hút. Chủ yếu là không lọc được Tar (nhựa hắc ín) trong khói thuốc lá.
- Người tiêu dùng sẽ hút thuốc lá đầu lọc và thuốc lá trung cao cấp nhiều hơn. Do thu nhập ngày càng cao hơn và giảm độc hại.
- Gout sản phẩm thuốc lá cũng thay đổi đáng kể. Hiện nay, các gout phổ biến ở Việt Nam là gout Virginia và gout địa phương. Trong những năm tới khẩu vị thuốc lá điếu sẽ thay đổi theo hướng những nhãn hiệu thuốc điếu có mùi vị thơm ngon sẽ được đa số người hút chấp nhận và thích thú. Gout người tiêu dùng sử dụng sẽ nhẹ hơn. Dự kiến đến năm 2012 gout địa phương sẽ giảm dần, gout Anh (Virginia) tăng nhanh.
2.4.5. Thuốc lá nhập lậu
Hiện nay, sản lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam khoảng 400 triệu bao/năm.Tuy nhiên, trong thời gian tới, việc chống tham nhũng được tăng cường, đồng thời ngành sản xuất thuốc lá đã và đang đổi mới công nghệ, sẽ sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá cả hợp lý. Kết hợp với những biện pháp của Chính phủ về chống nhập lậu thuốc lá và gian lận thương mại. Chắc chắn lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam trong các năm tới sẽ giảm
Chương3: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty.
3.1. Giới thiệu tổng quan về công ty
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.1.1..Giới thiệu chung:
Tên đơn vị: CÔNG TY THƯƠNG MẠI THUỐC LÁ
Ngày thành lập: Ngày 01 tháng 01 năm 2001
Địa chỉ: 89b – Nguyễn Khuyến – Đống Đa – Hà Nội
Cơ quan quản lý cấp trên: tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam
Đơn vị trực thuộc: Chi nhánh công ty Thương Mại Thuốc Lá tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành nghề kinh doanh:
- Mua bán thuốc lá điếu các loại.
- Kinh doanh sản phẩm: nước lọc, chè, rượu
Công ty Thương Mại Thuốc Lá có nhiệm vụ chủ yếu là tiêu thụ mác thuốc lá Vinataba, một sản phẩm chủ lực của tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam. Cùng với sự phát triển của toàn ngành thuốc lá, công ty Thương Mại Thuốc Lá đă khẳng định vai trò là một mắt xích quan trọng trong phân phối mác thuốc Vinataba ra thị trường trong nước. Do là công ty con của tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam nên công ty chịu mọi sự chỉ đạo trực tiếp từ tổng công ty về giá bán, chi phí khuyến mại và hỗ trợ, công tác tổ chức nhân sự…
Ngoài nhiệm vụ tiêu thụ mác thuốc Vinataba, công ty còn có thêm nhiệm vụ tiêu thụ mác thuốc lá Marlboro, nước lọc tinh khiết Vinawa (sản phẩm nước tinh khiết Vinawa được đưa vao kinh doanh vào năm 2005), Ngọc Trà, rượu vang Romatic(2 sản phẩm Ngọc trà và rươu vang romatic đến năm 2008 mới bắt đầu kinh doanh). Và thực hiện việc thu thập thông tin thị trường về các sản phẩm mình kinh doanh để báo cáo về công ty.
3.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Thương Mại Thuốc Lá tiền thân là công ty Vịch Vụ Và Vật Tư Thuốc Lá, được thành lập theo quyết định số 1990/QĐ/TCCB ngày 20/7/1996 của bộ trưởng Bộ Công Nghiệp nhẹ, trực thuộc tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam. Sau khi tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam ra quyết định phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Dịch Vụ Và Vật Tư Thuốc Lá có trụ sở chính tại Hà Nội số 10 Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm Hà Nội và chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh số 362-364 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3. Đến ngày 01/01/2001, công ty Dịch Vụ Và Vật Tư Thuốc Lá chính thức đổi tên thành công ty Thương Mại Thuốc Lá theo Quyết định số 23/TLVN-QĐ-TC ngày 17/11/2000 của chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam.
Ngày 26/12/2005, bộ trưởng bộ Công Nghiệp đẵ ký quyết định số 4201/QĐ-BCN, chuyển công ty Thương Mại Thuốc Lá thành công ty hạch toán phụ thuộc công ty mẹ – tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam. Trụ sở chính của công ty đặt tại toà nhà số 79 Bà Triệu, phường Nguyễn Du, Hai Bà Trưng Hà Nội, hiện nay ở số 89B Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa Hà Nội và chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh số 362-364 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3. Việc thành lập công ty Thương Mại Thuốc Lá chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam nhằm đáp ứng nhiệm vụ tập trung quản lý tiêu thụ sản phẩm thuốc lá Vinataba (mác thuốc lá chính của tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam) tránh sự cạnh tranh giữa các nhà máy sản xuất trong cùng Tổng Công ty và thực hiện việc chuyên môn hoá từng lĩnh vực kinh doanh.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý:
Bộ máy quản lý của công ty Thương Mại Thuốc Lá được bố trí theo mô hình của hình 3.1.
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy
Ban
Giám đốc
Phòng
Thị trường
Phòng
Kinh doanh
Phòng
T/chức - HC
Phòng
T/chính - KT
Chi nhánh
tại TP HCM
Ban
T/chính - KT
Ban
T/chức - HC
Ban
Kinh doanh
Ban
Thị trường
(Nguồn: Phòng Tổ Chức - Hành Chính công ty Thương Mại Thuốc Lá).
Các phòng ban của công ty đều có chức năng và nhiệm vụ riêng và các phòng ban này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ngoài ra công ty sử dụng hình thức quản lý theo chiều dọc, tức là các phòng của công ty quản lý, liên hệ trực tiếp với các ban tại chi nhánh. Tất cả được đặt dưới sự quản lý chung của giám đốc.
3.1.3. Nguồn lực của công ty:
3.1.3.1. Nguồn nhân lực:
Bảng 3.2: Số lượng lao động của công ty Thương Mại Thuốc Lá.
Chỉ tiêu
ĐVT
2003
2004
2005
2006
2007
1.LĐ trình độ trên ĐH
Người
5
7
8
10
12
2.LĐ trình độ ĐH
Người
30
35
47
49
54
3.LĐ trình độ CĐ
Người
3
3
5
8
9
4.LĐ trình độ TC
Người
7
8
11
10
11
5.LĐ khác
Người
43
47
50
53
60
Tổng cộng
Người
83
100
121
130
146
(Nguồn: PhòngTổ Chức - Hành Chính công ty Thương Mại Thuốc Lá)
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động của công ty Thương Mại Thuốc Lá
Chỉ tiêu
ĐVT
2003
2004
2005
2006
2007
1.LĐ trình độ trên ĐH
%
6.1
7
6.6
7.7
8.2
2.LĐ trình độ ĐH
%
36.1
35
38.8
37.8
40
3.LĐ trình độ CĐ
%
3.6
3
4.1
6
6.2
4.LĐ trình độ TC
%
8.4
8
9.1
7.7
7.5
5.LĐ khác
%
51.8
47
41.4
40.8
41.1
Tổng cộng
%
100
100
100
100
100
(Nguồn: PhòngTổ Chức - Hành Chính công ty Thương Mại Thuốc Lá)
Nguồn nhân lực được công ty rất quan tâm và đầu tư lớn. Bên cạnh việc tuyển dụng đúng theo năng lực, trình độ vào từng vị trí cụ thể, hàng năm công ty Thương Mại Thuốc Lá còn tổ chức các lớp học nghiệp vụ ngắn hạn bồi dưỡng thêm kiến thức cho cán bộ làm công tác kinh doanh, thị trường nhằm nâng cao trình độ cán bộ nhân viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.
Nhận xét
Qua bảng 3.2 và bảng 3.3, ta thấy hiện nay công ty có số lượng lao động trình độ đại học và trên đại học chiếm 50.2% tổng số lao đông của công ty cho thấy công ty hiện đang có nguồn nhân lực khá chất lượng. Ngoài ra số lượng lao động hiện tại của công ty là khá gọn nhẹ (146 người), điều này tạo điều kiện dễ dàng cho việc quản lý nhân lực của công ty. Tuy nhiên với việc mở rộng thêm 2 mặt hàng kinh doanh trong năm 2008 là Ngọc trà và rượu vang Romantic, thì số lượng lao động hiện tại của công ty có thể sẽ thiếu để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc mở rộng mặt hàng kinh doanh. Vì vậy, công ty cần phải tuyển dụng và đào tạo thêm lao động nhằm đáp ứng việc mở rộng mặt hàng kinh doanh này. Hiện tại, số lượng lao động của công ty đang tăng lên hàng năm do yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, số lao động có tŕnh độ đại học và trên đại học đang tăng trong thời gian gần đây. Điều này cho thấy chất lượng công tác tuyển dụng và đào tạo của công ty là tốt.2.
3.
3.1.
3.3.1.3.2. Nguồn vốn:
Vốn điều lệ: 61.8 tỷ đồng
Vốn cố định : 15 tỷ đồng
Vốn lưu động : 45.8 tỷ đồng
Hình thức sở hữu: 100% vốn nhà nước
3.1.3.3.
3Cơ sở vật chất:
Hiện nay cơ sở vật chất của công ty chủ yếu đều là các trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho công việc văn phòng như: sổ sách, giấy tờ, máy tính, máy in, và một số xe ôtô phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa và đi lại. Còn lại đều là chủ yếu được công ty thuê, bao gồm: văn phòng, nhà kho, các cửa hàng, gian hàng giới thiệu sản phẩm...
Nhận xét chung
Có thể nói, hiện tại công ty đang có một nguồn nhân lực có chất lượng tốt, tuy nhiên về số lượng lao động thì có thể hiện tại, công ty vẫn còn khá ít so với yêu cầu của công việc, đặc biệt là trong năm tới (năm 2008) công ty bắt đầu kinh doanh thêm 2 mặt hàng là Ngọc trà và rượu Romantic. Trong khi đó, nguồn lực của công ty về cơ sở vật chất là còn khá nhỏ so với tiềm lực của công ty. Khi mà hầu như tất cả tài sản cố định của công ty bao gồm: văn phòng, nhà kho, các cửa hàng, gian hàng giới thiệu sản phẩm... công ty đều phải đi thuê. Việc này được giải thích là do: nguồn vốn của công ty hiện còn hạn hẹp, công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối vì vậy cần huy động nhiều vốn lưu động. Tuy có cơ sở vật chất của công ty hiện tại là khá nhỏ, nhưng bù lại công ty đang sở hữu một nguồn nhân lực tốt, ngoài ra công ty còn sở hữu một lợi thế kinh doanh rất quan trọng, đó là việc độc quyền phân phối mác sản phẩm thuốc lá Vinataba - Một thương hiệu nổi tiếng của tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam.
3.2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty.
3.2.1. Kết quả kinh doanh chung của công ty (2003 – 2007).
Bảng 3.4: Báo cáo kết quả kinh doanh (2003- 2007)
Chỉ tiêu
ĐVT
2003
2004
2005
2006
2007
1. Sản lượng tiêu thụ
1.1. Thuốc lá
- Vinataba
- Malboro
1.2. Nước Vinawa
Triệu bao
Triệu bao
Triệu bao
Triệu lít
278,48
232,60
45,88
-
299.27
258.77
40.50
-
350.38
312.37
38.01
0.435
368.92
337.3 31.53
1.374
446.80
423.26
23.54
3.470
2. Tổng doanh thu
2.1. Thuốc lá
- Vinataba
- Malboro
2.2. Nước Vinawa
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
2031
2031
1596.44
434.56
-
2100
2100
1725.89 374.11
-
2534
2533
2170.22
362.78
1
2733
2731.5
2398.17
333.33
2.5
3520
3513.3234.75
278.55
6.7
3. Nộp ngân sách
Tỷ đồng
14,2
15.6
17.5
20.2
30.1
4. Lợi nhuận
Tỷ đồng
19.6
20.4
21.1
21.6
23.7
5. Thu nhập bình quân trên đầu người/tháng
Triệu đồng
3,4
3.7
4.2
4.5
5
(Nguồn: phòng kế toán tài chính công ty thương mại thuốc lá Hà Nội)
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2003 đến năm 2007, ta có thể thấy công ty đang đạt mức tăng trưởng liên tục trong các năm về tổng sản lượng tiêu thụ các mặt hàng kinh doanh của công ty. Điều này bước đầu cho thấy việc kinh doanh hiện nay của công ty đang rất thuận lợi. Việc sản lượng tiêu thụ của sản phẩm thuốc lá Vinataba luôn đạt mức rất cao, chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng sản lượng tiêu thụ thuốc lá của công ty và sản lượng tiêu thụ không ngừng tăng lên trong các năm vừa qua cho thấy đây là mặt hàng chủ lực của công ty và được công ty ưu tiên cho việc kinh doanh và nó cũng cho thấy công ty đang thành công trong việc kinh doanh mặt hàng này. Báo cáo cũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33109.doc