Để thực hiện tốt các cam kết khi gia nhập WTO, đối tượng hưởng ưu đãi cũng được quy định lại trong danh mục đối tượng của tín dụng đầu tư phát triển đi kèm với Nghị định 151.
Nếu như ở Nghị định 106, đối tượng hưởng ưu đãi được mở rộng hơn cho lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, thì ở Nghị định 151 đối tượng hưởng ưu đãi đã được điều chỉnh phù hợp với Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng khi gia nhập WTO.
+Đối với các đối tượng thuộc trợ cấp đèn đỏ là:trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp sản xuất hàng nội địa thay thế nhập khẩu thì cần phải tận dụng thời gian trước khi bị cấm tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng này.
+Đối với các đối tượng thuộc trợ cấp đèn vàng là:trợ cấp riêng biệt cho từng doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành vẫn tiếp tục hỗ trợ song phải kiểm soát chặt chẽ để tránh bị áp dụng các biện pháp đối kháng.
+Đối với các đối tượng thuộc trợ cấp đèn xanh là:đối tượng không bị cấm, không bị áp dụng biện pháp đối kháng nên cần đẩy mạnh và mở rộngcho các đối tượng này.
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, thực trạng và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Theo xu hướng hình thức cho vay đầu tư sẽ giảm và tăng cường hơn nữa hình thức bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư để tiến tới giảm dần sự bao cấp khi nền kinh tế đi sâu vào hội nhập.
1.4.1 Hình thức cho vay ĐTPT.
Theo Nghị định 43 đối tượng cho vay là các dự án ĐTPT có khả năng thu hồi vốn trực tiếp (bao gồm cả dự án cho vay thành lập doanh nghiệp mới, cho vay đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất) của cá thành phần kinh tế.
Với quy định như trên đã gây ra tình trạng đầu tư dàn trải, bao cấp tràn lan. Để khắc phục tình trạng này Nghị định 106 có quy định mới thu hẹp đối tượng hưởng ưu đãi và đặc biệt là các đối tượng vay vốn bằng cách áp dụng các cơ chế chặt chẽ hơn đối với điều kiện vay vốn. Cụ thể như: Ở Nghị định 43 quy định mức lãi suất cho vay là 9%/năm thì sang Nghị định 106 mức lãi suất cho vay đầu tư được xác định tương đương 70% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại Nhà nước. Với quy định mới về lãi suất làm cho lãi suất sát với lãi suất thị trường hơn và giảm tính bao cấp ở mức lãi suất cũ. Đồng thời với việc tăng lãi suất là các điều kiện cho vay càng chặt chẽ hơn, tăng cường quyền hạn của QHTPT trong việc giám sát, kiểm tra, quyết định cho vay nhằm đảm bảo đầu tư có hiệu quả, tránh tình trạng ỷ lại của các chủ đầu tư. Nghị định 106 còn quy định lại về thời hạn cho vay, thời hạn cho vay dài hơn được xác định theo khả năng trả nợ của chủ đầu tư (nhưng tối đa không quá 12 năm).
Việc tăng lãi suất cho vay tuy làm giảm doanh số cho vay nhưng đã thực hiện được chủ trương của Chính phủ là giảm bao cấp tràn lan, đầu tư có trọng điểm với mục đích tập trung nguồn lực tại chính vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Bên cạnh đó Nghị định 106 còn có quy định mới về bảo đảm tiền vay không phân biệt doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận dễ hơn với vốn tín dụng ưu đãi và đảm bảo các thành phần kinh tế phát triển đồng đều hơn.
* Bảng 1: Kết quả cho vay đầu tư trung và dài hạn của QHTPT giai đoạn 2000 – 2005.
Stt
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
1
Cho vay (tỷ đồng)
4850
7831
9376
13511
10648
2
Dư nợ (tỷ đồng)
9271
14771
21837
31963
38392
3
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
2%
2.50%
3%
3.70%
3.20%
Nguồn: QHTPT
Qua bảng số liệu cho ta thấy nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn được giải ngân mỗi năm tương đối lớn, đáp ứng nhu cầu vốn cho nhiều dự án, chương trình lớn của Chính phủ. Từ năm 2000 đến năm 2003 vốn giải ngân tăng từ 4850 tỷ đồng lên đến 13511 tỷ đồng. Đến năm 2004 cơ chế cho vay thay đổi theo hướng thu hẹp đối tượng cho vay nên vốn giải ngân giảm xuống còn 10648 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc giải ngân vẫn chưa được tiến hành một cách hiệu quả nên tốc độ giải ngân còn chậm. Năm 2001 tốc độ giải ngân đạt 61,4%, năm 2002 giảm xuống còn 19,73% và đến năm 2003 tăng lên đến 44,1%. Chất lượng tín dụng chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao và ngày càng có xu hướng tăng thêm. Từ 2% năm 2000 đã tăng lên 3,7% năm 2003. Điều này cho thấy công tác thẩm định dự án, công tác thanh tra kiểm tra và quản lý nguồn vay còn chưa tốt.
* Bảng 2: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế quốc dân
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Ngành
Số vốn và tỷ trọng phân theo ngành kinh tế
2000
2001
2002
2003
2004
Số vốn
tt (%)
Số vốn
tt (%)
Số vốn
tt (%)
Số vốn
tt (%)
Số vốn
tt (%)
1
Công nghiệpxây dựng
1770
43
3546
45
4604
49
8442
62
7121
64
2
Nông lâmthủy hải sản
1154
28
1688
21
1023
11
1720
13
1558
14
3
Giao thôngvận tải
948
23
2407
30
3380
36
2909
22
2114
19
4
Khác
275
6
348
4
369
4
440
3
334
3
Tổng cộng
4147
100
7989
100
9376
100
13511
100
11126
100
Nguồn: QHTPT
Cơ cấu cho vay đầu tư của Quỹ thay đổi dần qua từng năm theo xu hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho các dự án thuộc ngành công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải (từ 66% năm 2000 lên 83% năm 2005) và giảm dần đối với các dự án thuộc ngành nông nghiệp, các ngành sản xuất vật chất khác (từ 34% năm 2000 xuống còn 17% năm 2004) góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy kinh tế bền vững.
Cơ cấu cho vay thể hiện rõ định hướng ĐTPT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng cho vay các dự án thuộc ngành công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải có xu hướng tăng nhanh.
Từ năm 2000 đến năm 2003 tỷ trọng cho vay đôis với doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn (90%). Đến năm 2004 cơ chế cho vay có sự thay đổi nên tỷ trọng ngày giảm xuống còn 87% và đến năm 2005 là 85%. Sự thay đổi này đã xho thấy xu hướng giảm sự bao cấp đối với các doanh nghiệp nhà nước và đã có sự chú trọng đầu tư vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bảng 3: Cơ cấu cho vay theo vùng kinh tế giai đoạn 2000 – 2005
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Vùng
Các chỉ tiêu theo vùng kinh tế
Số vốn vay theo H ĐTD
Dư nợ
Số DA
Số vốn vay
T.trọngvốn vay(%)
Tổngsố
Tỷtrọng (%)
1
Đông Bắc
781
12010
18.18
5945
15.74
2
Tây Bắc
99
1194
1.81
684
1.81
3
Đồng bằng S.Hồng
766
15636
23.67
9868
26.13
4
Bắc Trung Bộ
654
5885
8.91
3408
9.02
5
D.H miền Trung
430
5726
8.67
2756
7.29
6
Tây Nguyên
207
3023
4.58
1559
4.13
7
Đông Nam Bộ
922
14666
22.2
8782
23.25
8
ĐB Sông Cửu Long
1029
7918
11.98
4694
12.43
Tổng cộng
4888
66058
100
37768
100
Nguồn: QHTPT
Cơ cấu cho vay cho thấy sự phát triển tương đối nhanh của vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đông Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long. So với các vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Cơ cấu cho vay đã cho thấy sự phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước là phát triển các vùng kinh tế trọng điểm để kéo theo sự phát triển các vùng khác. Tuy nhiên tỷ trọng vốn vay với các vùng Tây Bắc và Tây Nguyên còn quá nhỏ, dư nợ của các dự án còn cao cho thấy công tác tín dụng ĐTPT chưa thực sự chú trọng vào các vùng khó khăn.
* Quan điểm để định hướng đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam đã xác định: chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu đầu tư, dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và lợi thế so sánh của đất nước. Gắn nhu cầu trong nước với mở rộng thị trường nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy chính sách tín dụng ĐTPT cũng chú trọng đến hình thức tín dụng xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu là hình thức cho vay ngắn hạn với các dự án sản xuất hàng xuất khẩu nhằm hỗ trợ các sản phẩm trong nước xuất khẩu sang nước ngoài, tăng cường hơn nữa mối quan hệ quốc tế, góp phần thực hiện tốt đường lối công nghiệp hóa của đất nước.
Tính đến 30/6/2005, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ vốn cho chiến lược xuất khẩu theo quyết định số 133/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ giao, QHTPT đã đầu tư trên 6580 tỷ đồng vốn trung và dài hạn cho 700 dự án sản xuất hàng xuất khẩu và trên 23 000 tỷ đồng để hỗ trợ gần 2000 doanh nghiệp thực hiện thành công trên 5500 hợp đồng xuất khẩu hàng thủy sản, gạo, cà phê, dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ…vào các thị trường lớn như Asean, EU, Mỹ, Nhật…góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước khoảng 17%/năm trong giai đoạn 2000 đến 2005. An toàn tín dụng được bảo đảm, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,5%. Nhờ nguồn vốn này một số doanh nghiệp đã vượt qua được khó khăn, phát triển mạnh mẽ, vươn lên vị trí hàng đầu trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam như Công Ty Xuất nhập khẩu nông sản Ninh Thuận, Công ty vật tư Tổng hợp Phú Yên, Công ty dệt may Thành Công…
Tỷ trọng cho vay theo mặt hàng, thị trường và thành phần kinh tế cụ thể như sau:
Bảng 4: Tỷ trọng cho vay theo mặt hàng vào thị trường giai đoạn 2000 – 2005
Đơn vị: %
Tỷ trọng theo mặt hàng
Tỷ trọng theo thị trường
Thủy sản
34.7
Bắc Mỹ
12.7
Gạo
29.7
Asean
14.74
Điều
6.22
Nhật
8.12
Cà phê
11.15
EU
20.32
Rau quả
1.86
Trung Quốc
12.61
Dây cáp điện
2.61
Trung Đông
6.53
Đồ gỗ
3.1
Cu Ba
5.34
Khác
10.65
Khác
19.64
Nguồn: QHTPT
Cơ cấu trên cho thấy tỷ trọng cho vay của mặt hàng thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất là 34,7% , sau đó đến gạo 29,7%. Các mặt hàng này đều là các mặt hàng lợi thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tỷ trọng này đã phản ánh phần nào tác động của hoạt động tín dụng ưu đãi đối với việc phát huy lợi thế so sánh của các sản phẩm trong nước trên thị trường nước ngoài.
Tỷ trọng cho vay theo thị trường tập trung vào các thị trường lớn như EU, Asean, Trung Quốc. Đây là các thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên trong giai đoạn hội nhập quốc tế cần phải nâng cao tỷ trọng cho vay các mặt hàng xuất khẩu vào các thị trường lớn và tiềm năng khác như Mỹ và Nhật Bản.
Tỷ trọng cho vay theo loại hình doanh nghiệp cũng có những nét thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng cho vay với doanh nghiệp Nhà nước, tăng tỷ trọng cho vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay theo loại hình doanh nghiệp Nhà nước vẫn cao chiếm đến 70% trong khi đó tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 30%. Điều này cho thấy vẫn còn sự bao cấp đối với doanh nghiệp Nhà nước và hoạt động tín dụng ưu đãi chưa thực sự hướng tới doanh nghiệp ngoài quốc doanh (thành phần kinh tế năng động và có nhiều tiềm năng phát triển).
Bên cạnh hoạt động cho vay đầu tư; cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu thì hoạt động cho vay lại vốn ODA và vốn ủy thác cũng được tăng cường. Nguồn vốn ODA được Bộ Tài chính ủy thác cho QHTPT quản lý và cho vay đối với các dự án thuộc đối tượng ưu đãi:
Đến ngày 30/6/2005, Quỹ đang quản lý cho vay lại 261 dự án vay vốn ODA với tổng số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký 5,88 tỷ USD, đã giải ngân được trên 3 tỷ USD, dư nợ 40003 tỷ đồng. Hoạt động cho vay lại vốn ODA có sự tăng trưởng mạnh về số lượng và chất lượng. Số dự án đã tăng 1,5 lần, tổng dư nợ tăng 2,6 lần.
Với các dự án cho vay ủy thác: Hàng năm, Quỹ đã nhận trên 6000 tỷ đồng để cấp phát và cho vay đầu tư theo ủy thác của các Bộ, ngành, địa phương, các quỹ đầu tư phát triển, các Tổng công ty.
Đặc biệt trong 2004 Quỹ đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính ủy quyền cấp phát vốn, đền bù di dân tái định cư dự án Thủy điện Sơn La với tổng số vốn trên 10000 tỷ đồng. Nhờ kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng chế độ về quản lý đầu tư và xây dựng nên ngoài việc quản lý các dự án ODA cho vay lại theo ủy thác của Bộ tài chính, quỹ đã được một số tổ chức quốc tế, chính phủ các nước ủy thác quản lý khoảng 323 triệu USD dưới dạng các quỹ quay vòng.
1.4.2. Hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Đây là hình thức Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất của chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay. Theo xu hướng hình thức này sẽ được tăng cường cùng với việc giảm dần đối tượng cho vay ưu đãi. Với xu hướng này nguồn vốn tín dụng đầu tư sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, tăng tính chủ động của các chủ đầu tư và phù hợp với các thông lệ quốc tế giảm dần bao cấp trong nền kinh tế.
Một chủ trương quan trọng của Nghị định 106 là hạn chế cho vay ưu đãi trước đầu tư và mở rộng ưu đãi sau đầu tư. Nghị định 106 quy định, mở rộng đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư không chỉ các dự án thuộc danh mục ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư theo Nghị định 35/2003/NĐ- CP mà các dự án thuộc đối tượng vay vốn đầu tư nhưng mới được vay một phần hoặc chưa được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước cũng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, áp dụng cho đối tượng vay ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Thủ tục, hồ sơ xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được hỗ trợ đơn giản. Trong điều kiện nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn thì hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trở thành một hình thức quan trọng bởi qua hình thức này, Nhà nước chỉ cần bỏ ra một khối lượng vốn không lớn đã thu hút thêm nhiều tỷ đồng vốn đầu tư từ các tổ chưc tín dụng và doanh nghiệp cho đầu tư.
Bảng 5 : Kết quả hoạt độnghỗ trợ lãi suất sau đầu tư giai đoạn 2000_2005
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Cấp hỗ trợ sau đầu tư
0.3
2
30
91
111
Nguồn: QHTPT
Số vốn cấp cho hình thức này ngày càng tăng cao. Từ 0,3 tỷ năm 2000 đã lên đến 111 tỷ năm 2004. Kết quả này cho thấy hình thức hỗ trợ sau đầu tư ngày càng được đẩy mạnh, khuyến khích chủ đầu tư dự án bằng nguồn vốn vay thương mại. Nếu như năm 2000 chỉ có 49 dự án thì đến năm 2005 đã có gần 1850 dự án được Quỹ cam kết hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với tổng số vốn đã ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư lên tới 1550 tỷ đồng, đây là nguồn vốn mới góp phần thu hút hàng chục ngàn tỷ đồng vốn từ các nhà đầu tư và các tổ chưc tín dụng cho ĐTPT.
1.4.3. Hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Đây là hình thức QHTPT cam kết với tổ chưc tín dụng cho vay vốn về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay. Trong trường hợp bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn Quỹ sẽ trả nợ thay cho bên đi vay. Đây là một hình thức tín dụng có tích chất bền vững không mang tính trợ cấp như cho vay đầu tư phát triển hay hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Tuy nhiên trong giai đoạn này quỹ mới chỉ ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng đầu tư cho một vài dự án với tổng số vốn chỉ khoảng 5 – 6 tỷ đồng. Sở dĩ hình thức này chưa được mở rộng vì theo quy định dự án đầu tư phải được Quỹ thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ. Như vậy, dự án đầu tư phải qua hai lần thẩm định: tổ chức tín dụng và QHTPT, gây ra thủ tục phiền hà, tốn thời gian cho chủ đầu tư. Hơn nữa, nếu dự án đủ khả năng vay vốn thì tổ chức tín dụng không đòi hỏi sự bảo lãnh của QHTPT. Chỉ trong trường hợp dự án chứa đựng nhiều rủi ro, tổ chức tín dụng không sẵn sàng cho vay thì mới cần đến sự bảo lãnh của Quỹ. Vì thế cần có cơ chế san sẻ rủi ro hợp lý giữa các tổ chức tín dụng và QHTPT đồng thời chủ đầu tư cần có sự lựa chọn dự án hợp lý đảm bảo đủ khả năng trả nợ và hiệu quả trong đầu tư để tránh tổn thất, rủi ro cho Quỹ khi nhận bảo lãnh.
2. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới : giai đoạn hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới đánh dấu bằng sự kiện : Năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Cùng với các cơ hội lớn mà WTO mang lại là hàng loạt các khó khăn thử thách đặt ra ở phía trước. Vì vậy cần phải phát huy hơn nữa nội lực của nền kinh tế để chủ động hội nhập, đón đầu các cơ hội và vượt qua các thách thức.
Một trong các vấn đề quan trọng để phát huy tốt được nội lực là việc huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho ĐTPT , nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, chống thất thoát lãng phí vốn Nhà nước.Yêu cầu đặt ra là cần phải đổi mới hoạt động tín dụng ĐTPT Nhà nước ( bao gồm cả cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện ) góp phần nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia tín dụng ĐTPT Nhà nước, nhằm sử dụng các nguồn vốn đầu tư tập trung, đúng quy hoạch, kế hoạch, có hiệu quả tránh đầu tư dàn trải.
Để đáp ứng yêu cầu thực hiện các nguyên tắc và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi gia nhập WTO chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc chính sau:
* Mở cửa thị trường, không phân biệt đối xử giữa các hàng hoá, dịch vụ và người cung cấp.
* Thực hiện tự do hoá thông qua các cam kết ràng buộc và cắt giảm hàng rào bảo hộ.
* Đảm bảo sự minh bạch trong chính sách thương mại quốc gia.
* Nguyên tắc có đi có lại, trên cơ sở các bên đều có lợi.
* Nguyên tắc có ưu đãi đối với các nước đang phát triển để các quốc gia này có thời gian và điều kiện hoà nhập.
Thực hiện các nguyên tắc trên hoạt động tín dụng đầu tư phát triển sẽ bị tác động ở một số nội dung sau:
Một là : Đối tượng, hình thức và thời hạn hỗ trợ sẽ được điều chỉnh phù hợp vói Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng theo đó.
Hai là : Việc hoàn chỉnh chính sách tài chính, trong đó có chính sách hỗ trợ đầu tư và xuất khẩu, chính sách chi NSNN phải đảm bảo tính minh bạch. Cải cách hệ thống ngân hàng phải tách bạch rõ hoạt động cho vay theo chính sách và cho vay thương mại, đảm bảo môi trường pháp lý bình đẳng và một hệ thống chính sách ổn định, công khai rõ ràng phù hợp với thông lệ quốc tế từ khâu hoạch định, tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện. Từ đó đặt ra yêu cầu cần đổi mới chính sách và mô hình tổ chức thực hiện tín dụng ĐTPT theo xu hướng tiếp cận với thị trường, minh bạch về tài chính, độc lập và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động nghiệp vụ.
Xuất phát từ những lý do trên mà trong giai đoạn này chính sách tín dụng ĐTPT đã có sự thay đổi cả về chính sách và tổ chức thực hiện để phù hợp với tình hình thực tế.
2.1 Tổ chức thực hiện
* Cơ chế chính sách
Chính phủ đã ban hành Nghị định 151 về tín dụng ĐTPT để thay thế cho Nghị định 106 nhằm khắc phục những hạn chế của cơ chế chính sách cũ.
Nghị định 151 đã khắc phục được những hạn chế của Nghị định 106 ở một số mặt sau:
+ Nguồn vốn huy động ngày càng được đa dạng trong đó chú trọng đến nâng cao tính tự chủ của NHPT trong vệc huy động nguồn vốn.
+ Đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi được điều chỉnh phù hợp hơn với thông lệ quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO.
+ Lãi suất cho vay điều chỉnh sát với lãi suất thị trường hơn.
+ Mở rộng thêm các hình thức tín dụng ĐTPT như: bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
* Tổ chức thực hiện
Chính phủ đã ban hành Quyết định 108 ngày 19 tháng 5 năm 2006 về việc thành lập NHPT Việt Nam.
NHPT được thành lập trên cơ sở tổ chức lại hệ thống QHTPT để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
NHPT có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng phát triển Việt Nam kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ QHTPT. Hoạt động của Ngân hàng không vì mụa đích lợi nhuận, được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước, từng bước tiến tới tự cân đối về tài chính.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay ngoài chức năng, nhiệm vụ như đã được quy định đối với QHTPT thì NHPT còn có nhiệm vụ là cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, tham gia hệ thống thanh toán trong nước, quốc tế và thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu.
Trách nhiệm và quyền hạn của NHPT được quy định cụ thể hơn theo hướng nâng cao vai trò của một công cụ chính sách của Nhà nước,trong đó:
+NHPT có quyền từ chối cho vay,hỗ trợ sau đầu tư,bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu các dự án,các khoản vay không bảo đảm các điều kiện theo quy định.
+Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
+Được xử lý rủi ro theo quy định.
+Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập:thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của Ngân hàng phát triển và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước đối với NHPT ngày càng được tăng cường để quản lý và phối hợp với NHPT thực hiện tốt hơn công tác đầu tư phát triển. Trong đó: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám sát NHPT trong việc thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; Bộ thương mại thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng và thẩm quyền liên quan đến danh mục tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Bộ nội vụ: hướng dẫn Ngân hàng phát triển thực hiện đúng các chế độ,chính sách quản lý và đào tạo cán bộ,viên chức.
Trên đây là những điểm khác biệt của Ngân hàng phát triển so với Quỹ hỗ trợ phát triển. Với việc chuyển đổi mô nhình tổ chức thực hiện từ Quỹ hỗ trợ phát triển sang mô hình Ngân hàng phát triển vừa đáp ứng được yêu cầu , nhiệm vụ mới, vừa khắc phục được những tồn tại, vướng mắc trong thời gian qua với những ưu điểm cơ bản sau :
+Đảm bảo phát huy tốt hơn vai trò là công cụ của Chính phủ, thực hiện hỗ trợ mạnh hơn, nhiều hơn, hiệu quả hơn cho đầu tư và xuất khẩu, đồng thời tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm quản lý của hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển.
+Khắc phục được các tồn tại, vướng mắc trong hoạt động nghiệp vụ hiện nay của Quỹ hỗ trợ phát triển về:huy động vốn, cho vay, thanh toán, thu hồi nợ, tái cơ cấu nợ, nâng cao chất lượng công tác thẩm định và chất lượng tín dụng, đảm bảo sự quản lý thống nhất và toàn diện của các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư, tài chính, tiền tệ và tín dụng.
+Hình thành một định chế tài chính phát triển chuyên nghiệp có tính độc lập và vị thế pháp lý rõ ràng,hoạt động công khai minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, tương tự như NHPT của các nước:cùng tồn tại, phát triển và bổ sung lẫn nhau với các Ngân hàng thương mại để đáp ứng yêu cầu đầu tư của đất nước.
+Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nước và quốc tế, đảm bảo vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giảm áp lực về vốn trung và dài hạn của các Ngân hàng thương mại.
+Quan hệ với các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và quốc tế thuận lợi hơn, tranh thủ được công nghệ và kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước và quốc tế.
2.2. Nguồn vốn hoạt động:
Nguồn vốn hoạt động ngày càng được mở rộng thêm từ nhiều nguồn theo hướng giảm bao cấp về vốn ngân sách và tăng nguồn vốn từ huy động các nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội. Ngoài hình thức huy động phát hành trái phiếu Chính phủ, NHPT được quyền phát hành trái phiếu Ngân hàng phát triển và kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy định. Ngoài ra, nguồn vốn vay của công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội, các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước và nguồn vốn uỷ thác cũng đóng góp một lượng vốn tương đối lớn dành cho nhu cầu đầu tư phát triển.
Bảng 6: Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển giai đoạn 2006 đến nay.
Đơn vị:tỷ đồng.
STT
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2007
1
Tiền gửi của kho bạc nhà nước,
TCTD, TCTC
1428
271
2
Tiền gửi của khách hàng.
5594
4233
3
Vay ngân sách nhà nước
TCTD, TCTC
23193
17316
4
Vốn uỷ thác đầu tư.
49266
53178
5
Phát hành giấy tờ có giá.
25753
49588
Qua bảng số liệu trên cho thấy qua hai năm thực hiện từ khi chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng phát triển thì nguồn vốn huy động tăng mạnh, đặc biệt là hình thức phát hành giấy tờ có giá từ 25.753 tỷ năm 2006 tăng lên 49.588 tỷ năm 2007. Điều này đã phản ánh sự tăng cường hơn nữa của Ngân hàng phát triển trong việc chủ động về nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển, giảm sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Những bước tiến đáng kể trong công tác huy động vốn không chỉ về khối lượng ngày càng tăng mà còn có sự cải thiện mạnh mẽ cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng vốn huy động có kỳ hạn dài, giảm vốn huy động có kỳ hạn ngắn. Cụ thể là nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh trong khi đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi ngắn hạn lại giảm mạnh:từ 1428 tỷ xuống 271 tỷ đối với tiền gửi của Kho bạc nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng; từ 5594 tỷ xuống 4233 tỷ đối với tiền gửi của khách hàng.
Tuy nhiên nguồn vốn vay ổn định từ các nguồn truyền thống lại có xu hướng giảm từ 23193 tỷ năm 2006 giảm xuống 17316 tỷ năm 2007.
2.3. Đối tượng của tín dụng ĐTPT :
Để thực hiện tốt các cam kết khi gia nhập WTO, đối tượng hưởng ưu đãi cũng được quy định lại trong danh mục đối tượng của tín dụng đầu tư phát triển đi kèm với Nghị định 151.
Nếu như ở Nghị định 106, đối tượng hưởng ưu đãi được mở rộng hơn cho lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, thì ở Nghị định 151 đối tượng hưởng ưu đãi đã được điều chỉnh phù hợp với Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng khi gia nhập WTO.
+Đối với các đối tượng thuộc trợ cấp đèn đỏ là:trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp sản xuất hàng nội địa thay thế nhập khẩu thì cần phải tận dụng thời gian trước khi bị cấm tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng này.
+Đối với các đối tượng thuộc trợ cấp đèn vàng là:trợ cấp riêng biệt cho từng doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành vẫn tiếp tục hỗ trợ song phải kiểm soát chặt chẽ để tránh bị áp dụng các biện pháp đối kháng.
+Đối với các đối tượng thuộc trợ cấp đèn xanh là:đối tượng không bị cấm, không bị áp dụng biện pháp đối kháng nên cần đẩy mạnh và mở rộngcho các đối tượng này.
Theo đó danh mục các đối tượng hưởng ưu đãi tín dụng đầu tư được phân thành năm nhóm vốn:với quy định không phân biệt địa bàn đầu tư và không phân biệt loại hình doanh nghiệp.Cụ thể bao gồm:
Nhóm I: Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội.
Nhóm II: Nông nghiệp,nông thôn.
Nhóm III: Công nghiệp.
Nhóm IV: Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơme sinh sống tập trung, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang.
Nhóm V: các dự án cho vay theo Hiệp định của Chính phủ, các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Để đầy mạnh chiến lược xuất khẩu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tận dụng thời gian trước khi các mặt hàng xuất khẩu bị cấm hỗ trợ, hoạt động hỗ trợ cho xuất khẩu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước thực trạng và một số giải pháp.docx