Chuyên đề Tình hình công tác bảo hiểm lao động tại Xí nghiệp Xây lắp điện

Xí nghiệp Xây lắp điện là đơn vị chuyên doanh xây lắp thuộc Tồng Công ty Điện lực I ( Tổng công ty Điện lực Việt Nam ) được thành lập theo Quyết định số 512NL/TCCB-BLĐ ngày 30/6/1993 của Bộ năng lượng. Xí nghiệp được xây dựng trên cơ sở xác nhập của 2 Xí nghiệp là Xí nghiệp Xây lắp điện hạ thế thuộc Sở Điện lực Hà Nội và Xí nghiệp Xây lắp thuộc Sở điện lực Hà Nội.

* Thành tích khen thưởng:

Tập thể các bộ công nhân viên của Xí nghiệp đã liên tục rèn luyện và phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và được nhận nhiều cờ thưởng thi đua, bằng khen, giấy khen cho tập thể, cá nhân .

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình công tác bảo hiểm lao động tại Xí nghiệp Xây lắp điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận thức đầy đủ, thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình để tự giác thực hiện. Trong đó chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến người lao động vì họ là mục tiêu, đối tượng vận động, vừa lại là chủ thể của hoạt động sản xuất và Bảo hộ lao động. Họ được nhận thức và tự giác thực hiện, biết bảo vệ mình thì mới hạn chế được tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong sản xuất. Nội dung công tác giáo dục huấn luyện về Bảo hộ lao động gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Phải bằng mọi hình thức tuyên truyền giáo dục cho người lao động nhận thức được sự cần thiết phải bảo đảm an toàn trong sản xuất , phải phổ biến và huấn luyện cho họ có những hiếu biết về an toàn và vệ sinh lao động để họ biết tự bảo vệ mình. Trong các nội dung huấn luyện, cán bộ đặc biệt coi trọng việc phổ biến để quán triệt đầy đủ pháp luật về Bảo hộ lao động và đặc biệt cho họ thấy nghĩa vụ và quyền lợi trong công tác Bảo hộ lao động, đồng thời huấn luyện cho họ thành thạo tay nghề và nắm vững các yêu cầu cần thiết về kỹ thuật an toàn, biết sử dụng thành thạo và biết bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân. Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật, bảo đảm các nguyên tắc an toàn, thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, qui định, nội qui an toàn, chống làm bừa, làm ẩu... Vận động đông đảo quần chúng phát huy sáng kiến, hợp lý hoá sản xuất, tự cải thiện điều kiện làm việc. Cần dấy lên một phong trào quần chúng sôi nổi, thi đua làm tốt công tác Bảo hộ lao động với những tên gọi mục tiêu thiết thực như " Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động " , " Chiến dịch không có tai nạn" , " an toàn là bạn, tai nạn là thù " hay " an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn"... Tổ chức tốt hoạt động tự kiểm tra Bảo hộ lao động tại chỗ làm việc, tại từng cơ sở sản xuất, đơn vị công tác. Từng cơ sở phải xây dựng và củng cố mạng lưới an toàn vệ sinh viên, đưa mạng lưới này vào hoạt động một cách có hiệu quả và thiết thực. Tổ chức công đoàn Việt Nam có vai trò quan trọng trong công tác Bảo hộ lao động , là người ttổ chức , quản lý và chỉ đạo hoạt động phong trào hoạt động quần chúng làm công tác Bảo hộ lao động. Phong trào "Xanh, sạch, đẹp" bảo đảm an toàn vệ sinh lao động do Công đoàn phát động đã được hưởng ứng rộng rãi trong cả nước. Chương V: Bộ máy làm công tác bảo hộ lao động. Bộ máy tố chức, quản lý công tác bảo hộ lao động hiện nay của nước ta chưa thật hoàn chỉnh và còn những điều bất hợp lý, nhưng cũng đã thực hiện được vấn đề bảo hộ lao động: Chính phủ Hội đồng quốc gia về BHLĐ Bộ quản lý ngành Bộ TN MT Bộ công an Bộ y tế VSLĐ Bộ LĐTBXH ATLĐ Sở TNMT Sở Công an Sở Y tế Sở LĐTBXH Doanh nghiệp Sơ đồ tổ chức quản lý công tác Bảo hộ lao động trong doanh nghiệp Giám đốc Hội đồng BHLĐ-DN P.Tổ chức LĐ P.Vật tư Ban BHLĐ P.Tài vụ P.kỹ thuật P.Kế hoạch Phân xưởng Tổ sản xuất Mạng lưới ATVSV 5.1 Hội đồng Bảo hộ lao động lao động doanh nghiệp Được thành lập theo thông tư số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Cơ cấu hội đồng bảo hộ lao động doanh nghiệp gồm: Chủ tịch Hội đồng là đại diện có thẩm quyền của người sử dụng lao động. Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện ban chấp hành công đoàn. Uỷ viên thường trực hay thư ký Hội đồng là trưởng phòng an toàn hay cán bộ chuyên trách về Bảo hộ lao động. Nếu doanh nghiệp lớn thì có thể thêm Uỷ viên là đại diện phòng tổ chức, phòng kỹ thuật. 5.2 Phòng ban BHLĐ. Theo Thông tư số 14/TTLT/BLĐTBXH-BYT/TLĐLĐViệt Nam ngày 31/10/1998: Doanh nghiệp có dưới 300 lao động phải có ít nhất một cán bộ bán chuyên trách Bảo hộ lao động. Doanh nghiệp có từ 300 đến dưới 1000 lao động phải có ít nhất một cán bộ chuyên trách Bảo hộ lao động. Doanh nghiệp có từ 1000 lao động trở lên phải có ít nhất 2 cán bộ chuyên trách Bảo hộ lao động. Cán bộ làm công tác Bảo hộ lao động phải có hiểu biết về thực hiện sản xuất của doanh nghiệp, được đào tạo chuyên môn và có hiểu biết về khoa học BHLĐ, nhiệt tình với công tác BHLĐ. 5.3 Bộ phận y tế. Các doanh nghiệp có nhiều yếu tố độc hại: Các doanh nghiệp có dưới 150 lao động phải có 1 y tá. Các doanh nghiệp có từ 150 đến 300 lao động phải có ít nhất 1 Y sỹ ( hoặc trình độ tương đương ). Các doanh nghiệp có từ 301 đến 500 lao động phải có một Bác sỹ và 1 Y tá. Các doanh nghiệp có từ 501 đến 1000 lao động phải có 1 Bác sỹ và mỗi ca làm việc phải có 1 Y tá. Các doanh nghiệp có trên 1000 lao động phải thành lập trạm Y tế riêng. Các doanh nghiệp có ít yếu tố độc hại: Các doanh nghiệp có từ 300 đến 500 lao động ít nhất phải có 1 Y tá và 1 y sỹ. Các doanh nghiệp có từ 501 đến 1000 lao động ít nhất phải có 1 Bác sỹ và 1 y tá. Các doanh nghiệp có trên 1000 lao động phải có trạm y tế ( hoặc phòng, ban riêng ). Trong trường hợp thiếu cán bộ y tế có trình độ chuyên môn theo yêu cầu thì có thể hợp đồng với cơ quan y tế địa phương để đáp ứng việc chăm sóc sức khoẻ tại chỗ. Mạng lưới an toàn - vệ sinh viên. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên là hình thức hoạt động về Bảo hộ lao động của người lao động được thành lập theo thoả thuận giữa người sử dụng lao động và Ban chấp hành Công đoàn, nội dung phù hợp với luât pháp, bảo đảm quyền của người lao động và lợi ích của ngướiử dụng lao động. Tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh viên bao gồm những người lao động trực tiếp am hiểu về nghiệp vụ, nhiệt tình. Mỗi tổ sản xuất phải bố trí ít nhất 1 an toàn vệ sinh viên, đối với công việc làm phân tán theo nhóm nhất thiết mỗi nhóm phải có 1 an toàn vệ sinh viên. 5.3 Công đoàn với công tác Bảo hộ lao động. Công đoàn làm công tác Bảo hộ lao động vì Bảo hộ lao động có liên quan đến 3 chức năng của công đoàn. Vì vậy công tác Bảo hộ lao động cần phải có sự phối hợp quan tâm của các cấp Công đoàn. Công đoàn tham gia công tác Bảo hộ lao động có cơ sở pháp lý được qui định cụ thể trong Bộ luật lao động ( 1995 ). Trách nhiệm của tổ chức công đoàn được nêu rõ trong Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ. Quyền hạn của Công đoàn được qui định trong Thông tư số 14/TTLT/ BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN. Nội dung tham gia công tác Bảo hộ lao động của Công đoàn bao gồm 8 nội dung: Tham gia với cấp chính quyền, cơ quan quản lý, người sử dụng lao động xây dựng các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn an toàn - vệ sinh lao động, chế độ chính sách Bảo hộ lao động các biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao độmg. Tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng chương trình Bảo hộ lao độngquốc gia, tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đề tài nghiên cứu kế hoạch Bảo hộ lao động. Cử đại diện tham gia đoàn diều tra tai nạn lao động, phối hợp theo dõi tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tham gia nhận xét khen thưởng, xử lý vi phạm về Bảo hộ lao động. Thay mặt người lao động ký thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động trong đó có nội dung Bảo hộ lao động. Thực hiện kiểm tra giám sát pháp luật chế độ chính sách tiêu chuẩn qui định về Bảo hộ lao động, việc thực hiện các điều về Bảo hộ lao động và thoả ước lao động tập thể. Tổ chức việc tuyên truyền phổ biến kiến thức an toàn - vệ sinh lao động, chế độ chính sách Bảo hộ lao động. Giáo dục vận động người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm về Bảo hộ lao động, tham gia huấn luyện Bảo hộ lao động . Tổ chức phong trào quần chúng về Bảo hộ lao động , phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức quản lý mạng lưới an toàn vệ sinh viên và những đoàn viên hoạt động tích trong công tác Bảo hộ lao động. a. Bộ máy tổ chức chỉ đạo công tác BHLĐ của Công đoàn. TLĐLĐVN Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố Công đoàn ngành Trung ương Công đoàn Tổng Công ty Công đoàn ngành địa phương LĐLĐ quận, huyện, thị xã, T. phố thuộc tỉnh CĐ Tổng Công ty do địa phương quản lý Công đoàn Công ty Công đoàn cơ sở trực thuộc địa phương quản lý CĐ cơ sở trực thuộc LĐLĐ quận, huyện, thị xã Công đoàn trực thuộc Công đoàn ngành TW CĐ thành viên của TCT thuộc địa phương quản lý Công đoàn cơ sở thành viên của Công ty Công đoàn cơ sở trực thuộc CĐ ngành TW Công đoàn cơ sở trực thuộc Công ty Trong đó: : Chỉ đạo trực tiếp : Phối hợp chỉ đạo : Phối hợp hoạt động + Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam gồm: Đoàn Chủ tịch. Ban chấp hành. + Liên đoàn lao động tỉnh gồm: Ban Bảo hộ lao động. Ban chính sách kinh tế xã hội. b. Công đoàn doanh nghiệp với công tác Bảo hộ lao động. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn ngành với công tác Bảo hộ lao động được qui định trong Thông tư số 14: + Nhiệm vụ Thay mặt những người lao động ký thoả ước lao động tập thể trong đó có liên quan đến lĩnh vực Bảo hộ lao động. Tuyên truyền vận động giáo dục người lao động thực hiện tốt các qui định pháp luật về Bảo hộ lao động, kiến thức về khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động. Động viên khuyến khích người lao động, cải tiến thiết bị nhằm cải thiện môi trường làm việc. Tổ chức lập ý kiến tập thể tham gia xây dựng nội qui qui chế xây dựng quản lý an toàn - vệ sinh lao động xây dựng kế hoạch Bảo hộ lao động, tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động của công đoàn về công tác Bảo hộ lao động. Phối hợp tổ chức các hợp đồng để đẩy mạnh phong trào đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động. Bồi dưỡng nhiệm vụ và tăng cường hoạt động Bảo hộ lao động đối với mạng lưới an toàn vệ sinh viên. + Quyền hạn: Tham gia xây dựng qui chế, nội qui quản lý về Bảo hộ lao động. Tham gia các đoàn tự kiểm tra về công tác Bảo hộ lao động do doanh nghiệp tổ chức và tham dự các kết luận của đoàn kiểm tra. Tham gia điều tra tai nạn lao động, nắm vững tình hình bệnh nghề nghiệp và thực hiện kế hoạch Bảo hộ lao động, có quyền đề xuất các biện pháp khắc phục thiếu sót về Bảo hộ lao động. Phần II: Tình hình công tác bhlđ tại cơ sở Chương I: Đặc điểm về tình hình và phát triển của Xí nghiệp xây lắp điện Lịch sử ra đời và vị trí địa lý. Xí nghiệp Xây lắp điện là đơn vị chuyên doanh xây lắp thuộc Tồng Công ty Điện lực I ( Tổng công ty Điện lực Việt Nam ) được thành lập theo Quyết định số 512NL/TCCB-BLĐ ngày 30/6/1993 của Bộ năng lượng. Xí nghiệp được xây dựng trên cơ sở xác nhập của 2 Xí nghiệp là Xí nghiệp Xây lắp điện hạ thế thuộc Sở Điện lực Hà Nội và Xí nghiệp Xây lắp thuộc Sở điện lực Hà Nội. * Thành tích khen thưởng: Tập thể các bộ công nhân viên của Xí nghiệp đã liên tục rèn luyện và phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và được nhận nhiều cờ thưởng thi đua, bằng khen, giấy khen cho tập thể, cá nhân . + Đối với tập thể: - Huân chương Hữu nghị do Đảng và Nhà nước CHDCND Lào tặng năm 1994. - Hai cờ thưởng của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về thành tích trong công tác sản xuất năm 2000, 2001. - Một bằng khen của Bộ Công nghiệp năm 2001. - Một bằng khen của TLĐLĐVN năm 2001. - Một bằng khen của BCH Công đoàn Năng lượng Việt Nam năm 1994, 1997. - Mộtt bằng khen của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam năm 1999. - Hai giấy khen của Công ty Điện lực I năm 2001. - Một bằng khen của UBND Tỉnh Bắc Ninh năm 2001. - Bảy giấy khen của Công ty Điện lực I năm 2001. - Một giấy khen cảu Bảo hiểm xã hội Hà Nội năm 1997. - Một giấy khen của Công an quận Tây hồ năm 1998. + Đối với cá nhân: - Giấy khen của Công ty Điện lực I: 3 người năm 2000. - Huy chương vì sự nghiệp Công nghiệp: 84 người năm 2000. - Huy chương vì sự nghiệp Công đoàn: 2 người năm 1999. - Chiến sỹ thi đua Bộ Công nghiệp: 1 người năm 2000. - Chiến sỹ thi đua cơ sở: 12 người năm 1999, 2000, 2001. - Giấy khen của Công đoàn Công ty Điện lực I: 8 người năm 2001. - Bằng khen của TCT Điện lực Việt Nam: 1 người năm 2001. Đặc điểm về tổ chức bộ máy. * Cơ cấu lao động. STT Nội dung Năm 2001 2002 2003 1 Tổng số lao động - Nữ - Công nhân 384 54 263 407 76 241 444 88 251 2 Trình độ - Đại học - Cao đẳng và Trung cấp - Công nhân kỹ thuật 74 46 264 87 65 255 100 76 236 3 Độ tuổi - Dưới 30 - 30 á 39 - 40 á49 - 50 á59 138 192 44 10 159 131 90 27 186 137 91 30 Qua đó ta thấy công nhân giám sát sản xuất và cán bộ quản lý được phân theo trình độ còn số công nhân trực tiếp sản xuất được phân theo cấp bậc gọi là bậc thợ, trong đó: Bậc thợ 2/7 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7 Số lượng 96 79 7 34 19 10 Qua bảng phân tích về cơ cấu lao động ta thấy Xí nghiệp đã rất coi trọng việc nâng cao đội ngũ tri thức trong Xí nghiệp, chiếm trên 25% tổng số lao động của toàn Xí nghiệp. Nhưng số công nhân bậc cao còn thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động. Vì vậy yêu cầu cấp bách đặt ra là cần tăng cường đào tạo và đào tạo lại cho công nhân, nâng bậc cho công nhân thông qua các kỳ thi, nâng cao năng suất lao động, sắp sếp lao động hợo lý, cải tiến chế độ chính sách nhằm mục tiêu khuyến khích và thu hút thợ bậc cao. * Bộ máy quản lý của doanh nghiệp Giám đốc P. Giám đốc Kỹ thuật P. Giám đốc XDCB - HC P. Giám đốc Kế hoạch SX Đội XDI Đội XDII Phòng HC Ban máy tính P. TCKT Phòng TC Phòng KH Xưởng cơ khí Ghi chú: Chỉ đạo: Phối hợp: P. Vật Tư Phòng KT Ban an toàn Đội điện 8 Đội điện 9 Đội điện 10 Đội điện 11 Đội điện 12 Đội điện 14 Đội điện 15 Đội điện 1 Đội điện 2 Đội điện 3 Đội điện 4 Đội điện 5 Đội điện 6 Đội điện 7 1.3 Đặc diểm tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xí nghiệp Xây lắp điện là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên ngành về xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp, có đủ tư cách pháp nhân và chuyên môn kỹ thuật với các thiết bị, máy thi công đặc chủng chuyên ngành, đủ thi công các công trình điện đến 110 Kv, xây dựng và sửa chữa các công trình công nghiệp, dân dụng. Ngoài ra Xí nghiệp còn tự sản xuất các cấu kiện bê tông, gia công cơ khí phục vụ xây dựng trong ngành điện. Trong 10 năm qua Xí nghiệp đã xây lắp hàng trăm công trình hạ thế mới, đại tu sửa chữa hàng trăm trạm biến áp và hàng ngàn km đường dây điện trung, cao áp, cáp ngầm và nối từ 6 kV đến 110 kV cho Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hoà Bình, Hải Hưng, Thanh Hoá, Nghệ An, Yên Bái, Bắc Thái, Tuyên Quang, Ninh Bình...( các tỉnh miền Bắc từ Hà Tĩnh trở ra ) đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Xí nghiệp đã xây dựng thành công các công trình: * TBA 110/10kV Phương Liệt ( 1989 ). * TBA 110/35/10kV Văn Điển ( 1992 - 1993 - 1994 ). *TBA 110/35/10kV Hải Dương ( 1995 ). * TBA 110/35/10 kV Đô Lương - Nghệ An. Đặc biệt, trong lĩnh vực xây dựng các công trình cáp ngầm tại địa bàn Hà Nội, Xí nghiệp Xây lắp điện đã hoàn thành các công trình lớn như: Công trình tuyến cáp ngầm Văn phòng Bộ Xây dựng có chiều dài 380m, sử dụng loại cáp, sử dụng loại cáp XLPE-24-3x120mm2 và trạm biến áp 1000kVA. Công trình tuyến cáp ngầm Triển lãm Giảng Võ có chiều dài 1600m, sử dụng loại cáp XLPE-24kV-3x240mm2 ruột đồng và trạm biến áp 2x750kVA. Xây dựng tuyến cáp ngầm cho Trung tâm Viễn thông quốc tế và Đài truyền hình Hà Nội dài 2200m... * Xây lắp 200 km đường dây 35 kV Pa Háng - Sầm Nưa ( Lào ) với 3 trạm cắt và 69 trạm phân phối điện 35/0,4kV (1993 )... + Kết quả sản xuất kinh doanh ( đơn vị tính triệu đồng ): Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 1. Sản lượng sản xuất 45.342 52.712 62.431 75.000 87.000 2. Lợi nhuận 1.057 1.468 1.809 2.312 2.875 3. Nộp ngân sách 1.080 1.425 1.836 2.335 2.924 4. Vốn lưu động 2.500 4.000 4.000 10.000 10.000 5.Vốn cố định 3.500 6.000 6.000 12.000 12.000 6. Lao động 314 345 367 424 446 Chương II: Khảo sát thực trạng công tác Bảo Hộ Lao Động tại doanh nghiệp 2.1 Kỹ thuật an toàn. a. An toàn điện. Xí nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm sử dụng điện tiết kiệm và an toàn cho hệ thống điện, con người, thiết bị trong phân xưởng cơ khí. Hàng năm trong kế hoạch Bảo hộ lao động Xí nghiệp luôn quan tâm đến việc kiểm tra thống nối đất của phân xưởng Cơ khí theo qui phạm trang bị điện và qui trình kỹ thuật an toàn điện. Sơ đồ tổng quát: Mạch điện của phân xưởng cơ khí: Tủ điện L1 L2 L3 M1 M2 M5 M4 M3 Cửa ra vào L1 L3 L2 M2 M1 M5 M4 M3 Theo biên bản kiểm tra số 01/ĐL1/XLĐ-KT ngày 24/3/2003 về an toàn mạch điện và hệ thống nối đất phân xưởng Cơ khí, tiến hành đo kiểm tra hệ thống nối đất các máy công cụ ( Dụng cụ đo: Máy KYORITSU - Nhật Bản ): STT Tên máy Rnđ (W) Đánh giá 1 Máy cắt đột LH 40 tấn 3,6 Tốt 2 Máy khoan cần 3,4 Tốt 3 Quạt mát phân xưởng 3,5 Tốt Qua bảng thống kê trên cho ta thấy mạch điện phân xưởng Cơ khí đảm bảo an toàn, nối đất mạch điện phân xưởng đảm bảo qui phạm an toàn, hệ thống chống sét đảm bảo an toàn cho phân xưởng Cơ khí, máy móc thiết bị và con người trước các yếu tố nguy hiểm do thiên tai gây ra. Ngoài ra Xí nghiệp còn trang bị các thiết bị an toàn cho người lao động như chân trèo, dây lưng, bút thử điện. b. An toàn thiết bị nâng. Xí nghiệp Xây lắp điện chỉ sử dụng 2 thiết bị nâng dùng để nâng hạ và chuyển tải, gồm: xe cần cẩu và xe cẩu tự hành. Các thiết bị nâng luôn được kiểm tra dịnh kỳ hàng năm. Bảng thống kê quản lý thiết bị nâng S TT Tên thiết bị Nhãn hiệu Tải trọng ( tấn) Tải trọng cho phép (kg) Ngày kiểm tra gần nhất Ngày kiểm tra sắp tới 1 Xe cần cẩu ADK-70-0 6500/450 7 13/8/02 13/8/03 2 Xe cẩu tự hành TADANO 3030/680 3,03/0,68 13/8/02 13/8/03 Với số lượng thiết bị nâng hạ như trên nhưng cũng đã góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc, giảm nặng nhọc, đảm bảo an toàn cho người lao động. Các biện pháp khi vận hành thiết bị nâng như: - Khi sử dụng phải có đầy đủ các thiết bị, cơ cấu an toàn cần thiết như: thiết bị khống chế quá tải, thiết bị hạn chế góc nâng cần, thiết bị chống xô...hoạt động chính xác đảm bảo độ tin cậy. - Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy và các cơ cấu, chi tiết không bị hư hỏng quá mức. - Thường xuyên kiểm tra độ ổn định của thiết bị. - Các thiết bị đều được nối không phòng ngừa sự cố tai nạn điện khi vận hành. - Hàng năm thiết bị đều được cơ quan thanh tra Nhà nước ( Trung tâm kiểm định KTATCN KVI) kiểm định. - Người lái xe cần cẩu, xe cần cẩu tự hành đều có bằng ( đào tạo đúng nghề). An toàn trong cơ khí. Tình trạng máy móc thiết bị đang sử dụng của phân xưởng cơ khí: STT Tên máy Số lượng Chất lượng Năm sử dụng 1 Máy xoay chiều 24kVA 3 Tốt 1990 2 Máy khoan cần K325 1 Tốt 1989 3 Máy cắt đột liên hợp 40T 1 Tốt 1989 4 Máy cắt đột CĐ13 1 Tốt 1960 5 Máy tiện T1616 1 Tốt 1959 6 Máy mài 2 đá 2 Tốt Với mục tiêu “ An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn” nên ban lãnh đạo Xí nghiệp kết hợp với bộ phận bảo hộ lao động cùng một số phòng ban của Xí nghiệp soạn thảo các qui trình qui phạm riêng cho từng loại máy, thiết bị trong qua trình sửa chữa và xây lắp các công trình và yêu cầu người lao động phải nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện đúng các qui định và có sự giám sát chặt chẽ của mànglưới an toàn vệ sinh viên làm công tác Bảo hộ lao động trong Xí nghiệp. Những nội qui về qui trình làm việc an toàn được ghi rõ trên các tấm panô, áp phích. Ngoài ra những khu vực nguy hiểm, có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đều có những biển cấm vi phạm khi vận hành. Với những phương pháp đó đã góp phần đáng kể vào việc phòng ngừa tai nạn lao động trong Xí nghiệp. d. Phòng chống cháy nổ. Công tác phòng chống cháy nổ được ban lãnh đạo Xí nghiệp rất quan tâm, vì phòng chống cháy nổ là nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, bảo vệ tài sản, góp phần giữ vững an ninh, trật tự xã hội. Hàng năm, tất cả các cán bộ công nhân viên và lãnh đạo Xí nghiệp đều phải tham gia các buổi huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động trong đó có nội dung về phòng cháy chữa cháy. Tập trung huấn luyện ( lý thuyết và thực hành ) mỗi năm 1 lần có cán bộ Công an Thành phố giảng dạy. Mỗi công nhân khi tuyển dụng vào Xí nghiệp đều phải được huấn luyện các nội dung trên. Ngoài ra Xí nghiệp còn tổ chức hội thao pháy cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ cho các đội và toàn Xí nghiệp. Báo động thử một lần và thực hiện sơ tán lũ lụt khu A và khu B đợt lụt tháng 8 năm 2002. Bên cạnh đó, Xí nghiệp có đầy đủ qui trình, qui phạm nội qui an toàn trong khi thi công các công trình. Tất cả các công trình đều được duyệt phương án biện pháp kỹ thuật an toàn trước khi thi công. Xí nghiệp đã lập phương án và thành lập Ban chỉ huy và đội xung kích phòng chống bão lụt, phòng chống cháy nổ cấp Xí nghiệp: Ban chỉ huy gồm 5 người, đội chữa cháy xung kích gồm 15 người ). Xí nghiệp đã trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy cho khu văn phòng ( khu A ) và khu nhà làm việc của các đội ( khu B ) gồm 10 bình MFZ-8, 8 bình CO2, 4 bình MFZ-4, cuốc, xẻng, thùng cát luôn được trang bị đầy đủ. Hàng năm, các bình chữa cháy luôn được kiểm tra định kỳ, kiểm tra các van an toàn, nạp khí và sửa chữa theo qui định mới của Công ty Điện lực 1. 2.2 Vệ sinh lao động. Để có môi trường làm việc tiện nghi cho người công nhân Xí nghiệp đã có nhiều biện pháp cải tạo môi trường, điều kiện làm việc, vệ sinh lao động tại phân xưởng Cơ khí, khu làm việc A và B.. Theo báo cáo định kỳ về công tác Bảo hộ lao động của Xí nghiệp, số liệu về tình hình môi trường lao động nặng nhọc độc hại: STT Tình hình môi trường lao động nặng nhọc độc hại ( Tính theo % số người bị tiếp xúc/ tổng số lao động ) Số liệu 1 Chật chội 5% 2 ẩm ướt 5% 3 Nóng quá 0 4 Lạnh quá 0 5 ồn 5% 6 Rung 2% 7 Bụi 5% 8 Hơi khí độc 5% 9 Điện từ trường 30% 10 Bức xạ iôn hoá 0 Qua đó ta thấy tình hình về các yếu tố vi khí hậu là khá tốt, theo các thông số thống kê trên thì đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Xí nghiệp đã thực hiện việc sửa chữa, thay thế, lắp đặt lại hệ thống thông gió cho phân xưởng Cơ khí. Hệ thống chiếu sáng cung cấp cho khu văn phòng làm việc đạt tiêu chuẩn về chất lượng chiếu sáng. 2.3 Chế độ chính sách về Bảo hộ lao động. 2.3.1 Tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ của Xí nghiệp. Hội đồng BHLĐ của Xí nghiệp. Để thực hiện tốt hơn công tác AT-VSLĐ tại Xí nghiệp, căn cứ vào các qui định Thông tư số 14/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác Bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Căn cứ văn bản số 1142 ĐVN/ĐL1-3 ngày 15/3/1999 của Công ty Điện lực 1 về việc thành lập Hội đồng Bảo hộ lao động. Caqưn cứ chức năng nhiệm vụ quyền hạn được phân cấp của Giám đốc Xí nghiệp. Xét đề nghị của Ông Trưởng phòng Tổ chức, Xí nghiệp Xây lắp điện đã ra quyết định số 156 về việc thành lập Hội đồng BHLĐ. Thành phần của Ban BHLĐ bao gồm: ông Lê văn Sự - Phó Giám đốc Xí nghiệp - Chủ tịch Hội đồng. Ông Phan Văn Lý - Phó Chủ tịch Công đoàn, Trưởng phòng Tổ chức lao động - Phó Chủ tịch Hội đồng. Ông Trần Tiến Ngọc - Trưởng Ban An toàn - Uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng. Ông Vũ Quang - Trưởng phòng Kỹ thuật - Uỷ viên. Ông Đoàn Việt Hải - Chủ tịch Công đoàn - Uỷ viên. Ông Nguyễn Văn Bình - Bác sỹ - Uỷ viên. Hội đồng Bảo hộ lao động của Xí nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Tham gia tư vấn với Xí nghiệp và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, kế hoạch Bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của Xí nghiệp. - Chỉ đạo các đơn vị trong Xí nghiệp tổ chức thực hiện các chủ trương kế hoạch của Xí nhgiệp về Bảo hộ lao động Tổ chức kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện công tác Bảo hộ lao động ở các đơn vị. Trong kiểm tra nếu phát hiện thấy các nguy cơ mất an toàn có quyền yêu cầu người quản lý sản xuất, cộng tác thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó. 2.3.2 Kế hoạch Bảo hộ lao động Thực hiện theo Thông tư số 14/1998/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998. Hàng năm Xí nghệp Xây lắp điện khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đồng thời cũng lập kế hoạch Bảo hộ lao động. Việc lập kế hoạch Bảo hộ lao động căn cứ vào nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất. Kế hoạch Bảo hộ lao động của năm trước với những tiếu sót còn tồn tại trong công tác Bảo hộ lao động và phản ánh kiến nghị của người lao động, kiến nghị của tổ chức Công đoàn và kiến nghị của các đoàn thanh kiểm tra. Việc lập kế hoạch Bảo hộ lao động có sự tham gia của lãnh đạo Xí nghiệp, Công đoàn và các phòng ban có liên quan. Bảng kế hoạch ghi rõ nội dung công việc, địa điểm tiến hành, số lượng, tổng kinh phí, đơn vị thi công, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành trong năm. Nội dung kế hoạch Bảo hộ lao động của Xí nghiệp Xây lắp điện trong năm 2002 gồm 5 công việc chính: - Kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ. - Kỹ thuật vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm việc. - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. - Chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. - Tuyên truyền giáo dục huấn luyện về Bảo hộ lao động. Kế hoạch Bảo hộ lao động phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải đáp ứng đúng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, ngăn ngừa được tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh. - Các công việc phải cụ thể rõ ràng, khả thi bao gồm các biện pháp, kinh phí, thời gian hoàn thành và việc phân công thực hiện kế hoạch. Bảng tổng hợp kế hoạch bảo hộ lao động năm 2002 STT Các nội dung của kế hoạch BHLĐ Mục việc Dự chi thực hiện 1 Kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ 7 7.120.000 2 Kỹ thuật vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100737.doc
Tài liệu liên quan