MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I :Thực trạng đầu tư của công ty kinh doanh than Hà Nội. 11
1.1 :Tổng quan về công ty kinh doanh than Hà Nội. 11
1.1.1 :Quá trình hình thành và phát triển của công ty . 11
1.1.1.1:Thông tin chung về công ty 11
1.1.1.2:Quá trình phát triển của công ty 11
1.2: Cơ cấu tổ chức của công ty 14
1.2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 14
1.2.2:Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng 16
1.3: Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của công ty 18
1.3.1: Lĩnh vực hoạt động của công ty 18
1.3.2: Đặc điểm hoạt động của công ty 22
1.3.1.1:Thị trường đầu vào: 23
1.3.1.2:Thị trường đầu ra 23
1.3.1.3:Công tác tạo nguồn hàng của công ty 24
1.4Năng lực hoạt động và sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển tại công ty than Hà Nội 25
1.4.1: Năng lực hoạt động 25
1.4.1.1: Vốn 25
1.4.1.2: Cơ cấu về lao động : 26
1.4.1.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật 28
1.4.1.4 :Quy trình công nghệ sản xuất của công ty 29
1.4.2 :Tính tất yếu phải tăng cường đầu tư tại công ty trong giai đoạn suy thoái kinh tế. 30
1.4.2.1 :Đầu tư nhằm mở rộng thị trường. 30
1.4.2.2 :Do xuất hiện các đối thủ cạnh tranh. 31
1.4.2.3 :Tầm quan trọng của sản phẩm công ty với các ngành khác 32
1.5 :Thực trạng đầu tư của công ty kinh doanh than Hà Nội. 33
1.5.1:Quy mô vốn đầu tư phát triển . 34
1.5.2:Cơ cấu nguồn vốn đầu tư 38
1.5.3 : Các lĩnh vực đầu tư . 43
1.5.3.1: Đầu tư xây dựng nhà xưởng trạm chế biến và kho cất trữ than: 44
1.5.3.2 : Đầu tư máy móc thiết bị . 46
1.5.3.3 : Đầu tư phát triển nâng cao nguồn nhân lực. 49
1.6 :Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư của công ty. 51
1.6.1 :Giá trị tài sản cố định mới huy động được . 52
1.6.2:Gia tăng về sản lượng 53
1.6.3: Gia tăng thị phần. 54
1.6.4 :Giảm chi phí 55
1.6.5:Tăng doanh thu và lợi nhuận 56
1.7 :Hạn chế và nguyên nhân. 60
1.7.1 : Về quy mô vốn đầu tư. 60
1.7.2: Về công tác kế hoạch hóa hoạt động đầu tư 60
1.7.3: Về cơ cấu nguồn vốn 61
1.7.4 :Về cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung. 61
1.7.5 : Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 61
Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư tại công ty 63
2.1:Phương hướng hoạt động, nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới. 63
2.2: Một số giải pháp và đề xuất nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển của công ty. 64
2.2.1: Nhóm giải pháp kiến nghị từ phía Nhà nước. 64
2.2.2:Nhóm giải pháp từ phía công ty 66
2.2.2.1: Nhóm giải pháp về tài chính và nguồn vốn 66
2.2.2.2:Nhóm giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh và sử dụng vốn có hiệu quả 67
2.2.2.3:Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả đầu tư 67
2.2.2.4 : Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực. 68
2.2.2.5: Nhóm giải pháp về phát triển khoa học công nghệ 68
2.2.2.6: Nhóm giải pháp về hoạt động Marketing 69
2.2.2.7: Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác quản lý 69
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình đầu tư của công ty kinh doanh than Hà Nội nhằm giảm chi phí trong giai đoạn suy thoái kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu than cho hầu hết thị trường Hà Nội song do hiện tại cũng đang tồn tại nhiều cơ sở cung cấp than cạnh tranh với công ty khiến cho sản lượng và doanh thu có xu hướng giảm.Các cơ sở cạnh tranh cạnh tranh với công ty bằng giá rẻ hơn dịch vụ cung cấp tốt hơn : dịch vị sau bán hàng giao hang tận nơi chi phí vận chuyển thấp hơn.
Công ty giai đoạn trước hầu như thuê ngoài toàn bộ từ vận chuyển chế biến sang lọc ,nên hầu như chi phí bỏ ra rất cao khiến cho giá thành sản phẩm cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.Chính điều này khiến cho ban quản lý của công ty có kế hoạch đầu tư nhằm cắt giảm chi phí nâng cao tính cạnh tranh của công ty thông qua hoạt động đầu tư giai đoạn gần đây công ty đã khẳng định rõ vị thế quan trọng cũng như chất lượng phục vụ khách hàng của mình
1.4.2.2 :Do xuất hiện các đối thủ cạnh tranh.
Xu hướng phát triển ngày càng sâu sắc thị trường mở rộng ,cùng với ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến , hiện đại trong lĩnh vực kinh tế ,chế tạo các sản phẩm đã giúp cho ngày càng có nhiều công ty , doanh nghiệp tham gia vào thị trường hơn nữa bằng cách áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến sản xuất ra than chất lượng cao.Tại Hà Nội hiện nay có rất nhiều công ty doanh nghiệp tự doanh kinh doanh mặt hàng than này khiến cho công ty ngày càng có chiều hướng mất dần đi thị phần của mình trên thị trường .
Bảng 1.5: Thị phần của công ty giai đoạn 2003-2005
Đơn vị tính : %
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Trạm Cổ Loa
68
62
59
Trạm Ô Cách
89
85
82
Trạm Vĩnh Tuy
95
90
88
Trạm Giáp Nhị
97
94
90
Trạm Sơn Tây
87
83
76
“Nguồn từ phòng kế hoạch và thị trường”
Ta có thể thấy thị phần của công ty ở các trạm bắt đầu có xu hướng giảm sút có thể nói đây một phần là do sự mở rộng của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.Nếu công ty không có kế hoạch kinh doanh sản xuất mới thì sẽ có thể công ty sẽ ngày càng mất đi thị phần chiếm dụng trên thị trường của mình.Mặc dù công ty vẫn đang có thị phần lớn trên tị trường hầu như hơn 50% những cũng sẽ không đảm bảo cho công ty nếu công ty không tiến hành cải tiến sản xuất mở rông kinh doanh.Song hành với sự mở rộng của đối thủ cạn tranh thì các khách hàng có cơ hội lựa chọn nhà cung cấp thoả mãn nhu cầu của mình .Do đó có thể nói việc tiếp tục các hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm là nhiệm vị quan trọng của không chi riêng công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội mà còn là nhiệm vụ của hầu hết các công ty nếu muốn thành công trong hoạt động sản xuất và kinh doanh .
1.4.2.3 :Tầm quan trọng của sản phẩm công ty với các ngành khác
Trong quá trình hoạt động sinh sống bất cứ cá nhân , doanh nghiệp hay công ty nào cũng cần sử dụng năng lượng không dưới dạng này thì dạng khác chính điều này khiến cho mặt hàng than trở thành mặt hàng quan trọng của nên kinh tế .
Với các nhà máy ,xí nghiệp mua than làm nguyên liệu sản xuất như : hà máy điện .nhiệt điện , nhà máy đạm ,xi măng , giấy , thép …..Các ngành này đều phải dùng than để tạo ra sản phẩm cho chính mình với khối lướng lớn và ổn định. Do than là nguyên liệu đầu vào của các nhà máy xí nghiệp này nên chất lượng than cũng ảnh hưởng lớn tới sản phẩm đầu ra của họ.
Với các khách hàng trung gian là những người mua than về sau đó bán lại cho các đối tượng khác.Chính đối tượng này sẽ là nguồn tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường tới những khách hàng mới cũng như các vùng xa mà công ty chưa có điều kiện tiếp cận.Công ty là đầu mối cung cấp hàng cho các nhà bán lẻ nếu không có công ty thì các nhà bán lẻ này phải xuống tận mỏ hay phải tìm kiếm nhà phân phối xa hơn .
Với các cá thể mua than về tiêu dùng trong gia đình thì với công ty họ sẽ mua được giá rẻ hơn chất lượng than tốt hơn đảm bảo cho tiêu dùng hơn,
Với xu hướng ngày càng gia tăng tiêu dùng và sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thì công ty phải tiến hành đầu tư sao cho có thể đáp ứng đủ mọi yêu cầu của khách hàng
1.5 :Thực trạng đầu tư của công ty kinh doanh than Hà Nội.
Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay cạnh tranh khốc liệt ,bất cứ một công ty nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tìm cách củng cố chính công ty của mình về mọi mặt.Công ty kinh doanh than Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ để tồn tại và phát triển được trong giai đoạn hiện nay điều cần thiết là phải tiến hành hoạt động đầu tư .Đầu tư chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động nhằm làm gia tăng thêm hoặc tạo ra các tài sản cho công ty.Mà trước hết để có thể đầu tư được thì công ty phải có VỐN đây là một nhân tố quan trọng trong bất cứ hoạt động đầu tư nào.Đầu tư sẽ mang lại cho công ty không chỉ doanh thu lợi nhuân gia tăng mà còn mang lại cho công ty cơ hội để phát triển mở rộng thị trường .Dưới đây là tình hình hoạt động đầu tư của công ty trong thời gian qua .
1.5.1:Quy mô vốn đầu tư phát triển .
Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang trên đà phát triển cũng như đứng trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh thì bất cứ doanh nghiệp hay công ty nào cũng nhận thấy vai trò cũng như tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển vì thế trong thời gian qua vốn đầu tư của công ty không ngừng gia tăng nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu vốn của công ty .Để hiểu rõ về tình hình vốn đầu tư của công ty hãy xem xét bảng dưới đây.
Bảng1.6 :Quy mô vốn đầu tư kế hoạch và thực hiện qua các năm của công ty giai doạn 2006-2008
Đơn vị tính :tỷ đồng , %
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn KH (tỷ)
5
5.3
6.2
4.3
7.2
Lượng tăng giảm tuyệt đối (tỷ)
-
0.3
0.9
-1.9
2.9
Tổng vốn TH (tỷ)
2.4
1.9
4.6
2.8
5.4
Lượng tăng giảm thực tế (tỷ)
-
-0.5
2.7
-1.8
2.6
tỉ trọng TH/KH (%)
48
36
75
65
75
“Nguồn từ phòng kế hoạch và thị trường”
Theo kế hoạch đề ra tổng vốn đầu tư kế hoạch giai đoạn 2004-2008 là 28 tỷ đồng và cũng theo báo cáo của công ty thì tổng vốn đầu tư thưc hiện giai đoan 2004-2008 là 17,1 tỷ đồng đạt 61,1 % so với kế hoạch đề ra.Theo đánh giá của ban lãnh đạo đây có thể coi là một thành công của công ty trong việc huy động vốn phục vụ cho đầu tư phát triển.Nhất là trong điều kiện có nhiều biến động như hiện nay trong giai đoan suy thoái kinh tế như: biến động về giá cả ,tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến đổi. Điều này là nhờ sự nỗ lực của công ty trong việc nâng cao hiệu quả sự dụng vốn , cũng như hiệu quả đã phát huy của các dự án trước đó.
Bảng1.7 :Quy mô vốn đầu tư kế hoạch qua các năm của công ty giai doạn 2006-2008
Đơn vị tính :tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn KH (tỷ)
5
5,3
6,2
4,3
7,2
Lượng tăng giảm tuyệt đối (tỷ)
-
0.3
0.9
-1.9
2.9
Nhìn chung ta có thể thấy tình hình vốn kế hoạch của công ty hàng năm có chiều hướng gia tăng năm sau tăng hơn so với năm trước : đạt 5 tỷ đồng vào năm 2004 tăng lên 5.3 tỷ đồng năm 2005 và 6.2 tỷ đồng năm 2006 tăng mạnh lên 7.2 tỷ đồng năm 2008,chỉ có riêng năm 2007 thì vốn kế hoạch của công ty có hơi giảm so với năm trước đạt 4.3 tỷ đồng.Điều này được lý giải là do giai đoạn 2004-2005 hầu như kế hoạch đầu tư của công ty đang trên đà tiến hành và nở rộ vào năm 2006 và 2008 .Trong giai đoạn suy thoái kinh tế giai đoan 2006-2008 thì khi công ty tiến hành các hoạt động đầu tư đương nhiên sẽ gặp phải đôi chút khó khăn đặc biệt là năm 2007 khi suy thoái đang trầm trọng và đang được giải quyết dần dần thì đương nhiên là nhu cầu vốn kế hoạch cũng như thực tế của công ty không thể nào mà đạt như các năm trước được.Tình hình vốn thực hiện của công ty thể hiện qua bảng sau.
Bảng1.8 :Quy mô vốn đầu tư thực hiện qua các năm của công ty giai doạn 2006-2008
Đơn vị tính :tỷ đồng , %
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn TH (tỷ)
2,4
1,9
4,6
2,8
5,4
Lượng tăng giảm thực tế (tỷ)
-
-0.5
2.7
-1.8
2.6
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy quy mô vốn đầu tư thực hiện cũng có xu hướng giống như vốn kế hoạch đề ra đầu tư của công ty năm sau cao hơn năm trước.Đặc biệt gia tăng mạnh vào năm 2008 đạt tới 75% so với kế hoạch.Cụ thể như sau :năm 2004 vốn thực hiện là 2.4 tỷ đồng chiếm 48% so kế hoạch năm 2005 là 1.9 tỷ đồng (36% so kế hoạch) năm 2006 là 4.6 tỷ đồng (75% kế hoạch), năm 2007 đạt 2.8 tỷ đồng (65% so tiêu chuẩn đề ra của công ty ), và năm 2008 chiếm 75% so kế hoạch đề ra tương đương với 5.4 tỷ đồng.Trong 2 năm 2004-2005 vốn đầu tư thực hiện chỉ đạt con số ít hơn 50% là do trong hai năm này công ty chưa mở rộng đầu tư mà chỉ dùng những gì đã đầu tư giai đoạn trước đó (gọi là độ trễ trong đầu tư tác dụng của đầu tư thường phát huy tác dụng sau khi đầu tư vài ba năm).Nhưng sang tới năm 2006-2007-2008 thì vốn đầu tư thực hiện của công ty gia tăng đáng kể một mặt nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư mở rông sản xuất kinh doanh của công ty, một mặt khẳng định hơn nữa vai trò quan trọng của ngành than cũng như vị trí quan trọng của công ty trên thị trường .Vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn này (2006-2008) chủ yếu nhằm thay mới trang thiết bị cho quá trình kinh doanh của công ty giảm bớt chi phí thuê ngoài không cần thiết đem lại doanh thu cũng như lợi nhuận cao cho công ty.
Như đã phân tích ở trên thì tổng vốn đầu tư thưc hiện giai đoan 2004-2008 là 17,1 tỷ đồng đạt 61,1 % so với kế hoạch đề ra.Lượng vốn nhìn chung là tăng với tốc độ ổn định. Trong đó riêng ba năm 2006-2008 tổng vốn đầu tư là 12,8 tỷ đồng chiếm tới 75 % so với tổng vốn thực hiện iai đoạn này. Có thể thấy rõ trong ba năm gần đây công ty đã không ngừng gia tăng đầu tư nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất cũng như kinh doanh của công ty .
Cũng theo bảng 1.6 ta có thể thấy nhu cầu vốn đầu tư bao giờ cũng lớn hơn thực tế vốn đầu tư trong năm đó của công ty.Thường khi đặt ra kế hoạch không phải ai cũng có thể dự đoán chính xác tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới kế hoạch của mình bao giờ cũng có sai xót nào đó ,vấn đề đặt ra là làm thế nào mà có thể dự đoán và lập ra kế hoạch chính xác.
Điều này là phù hợp vì trong giai đoạn suy thoái như hiện nay để công ty có thể phát triển làm ăn có lãi cũng như đảm bảo được quy mô phát triển thì công ty phải không ngừng đầu tư nhằm gia tăng uy tín, sức cạnh tranh cũng như mở rộng thêm thị trường cho công ty .Chính vì thế mà tình đầu tư,vốn cũng như các kế hoạch đầu tư và cả quy mô đầu tư đều được cán bộ trong công ty qua tâm .
Bảng 1.9 :Quy mô tốc độ tăng vốn của công ty giai đoạn 2004 - 2008
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư (tỷ)
2,4
1,9
4,6
2,8
5,4
Tốc độ tăng định gốc(%)
100
79,2
192
117
225
Lượng tăng tuyệt đối (tỷ)
0
-0,5
2,7
-1,8
2,6
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
100
79,2
242
61
193
“Nguồn từ phòng kế hoạch và thị trường”
Nhìn vào bảng ta có thể thấy tốc độ gia tăng vốn định gốc của công ty ngày một tăng lên đặc biệt là năm 2008 tăng hơn 225 % so vơi năm 2004 . Vào năm 2007 vốn đầu tư của công ty giảm hơn so với 2004 chỉ đạt 79 % điều này là do trong năm nay công ty không có nhiều hoạt động đầu tư cũng như các kết quả đầu tư từ các năm trước bắt đầu phát huy tác dụng điều này phù hợp với quy luật độ trễ trong hoạt động đầu tư. Năm 2006 thì vốn đầu tư thực tế của công ty đạt 192% so định gốc năm 2004.
Theo tốc độ tăng liên hoàn thì năm 2006 là năm có tốc độ tăng liên hoàn so với năm trước là lớn nhất 242% và năm 2008 so với năm 2007 là 193%.. Trong đó năm 2006 là năm có mức tăng lớn nhất rất phù hợp với quá trình đầu tư của công ty.
1.5.2:Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Phần lớn nguồn vốn của công ty là hình thành từ vốn ngân sách Nhà nước vốn góp của cán bộ công nhân viên,vốn vay của các tổ chức tín dụng hay vốn khác lấy từ lợi nhuận để lại từ nguồn trả chậm cho khách.
Với đặc điểm là công ty nhà nước nên hầu như vốn đầu tư của công ty là do Ngân sách Nhà nước cấp.Đây là một nguồn vốn lớn với chi phí sử dụng thấp nhưng lại có nhược điểm lớn là công ty phải phụ thuộc rất lớn vào chính sách của Chính phủ và Nhà nước gần như không có tự chủ trong vốn kinh doanh.
Vốn góp là nguồn vốn huy động được từ cán bộ nhân viên trong công ty.Chính nguồn vốn này là một nguồn lực lớn cho công ty không chỉ trong hoạt động đầu tư mà nó còn có vai trò quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên hăng say lao động nhằm làm cho nguồn vốn mình bỏ ra sinh lời cho công ty và cho bản thân mình.
Vốn vay hầu hết là vay tín dụng thương mại ,đây là một nguồn không thể thiếu để vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư của công ty .Công ty hiện nay hoạt động và sử dụng khá tốt nguồn này.Sử sụng nguồn vay tín dụng này tốt có thể mang lại cho công ty những khoản tiết kiệm lớn như thuế thu nhập doanh nghiệp do chi phí lãi vay được tính là một khoản chi phí giảm trừ vào lợi nhuận công ty trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận trước thuế.Tuy nhiên việc sử dụng nguồn này phải thận trọng vì đôi khi chính chi phí trả lãi vay lại mang lại áp lực trả nợ cho công ty thậm chí có thể làm mất đi khả năng thanh toán của công ty .
Vốn khác :nguồn này có thể hiểu là nguồn được trích từ các quỹ của công ty .Nguồn này có những đóng góp nhất định trong công cuộc huy động vốn của công ty .Nguồn này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu vốn của công ty nhưng nó đang không ngừng gia tăng trong những năm ngần đây ,khẳng định vai trò tự chủ về vốn trong chiến lược đầu tư của công ty.
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng như tỷ trọng và tầm quan trọng của các nguồn vốn hãy xem xét bảng sau.
Bảng 1.10 :Nguồn vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2006-2008
Đơn vị tính :tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Vốn ngân sách
3,8
2,3
3,1
Vốn góp
0,5
0
1,6
Vốn vay
0
0,4
0,1
Vốn khác
0,3
0,1
0,6
Tổng
4,6
2,8
5,4
“Nguồn từ phòng kế toán và thống kê”
Nhìn vào bảng 1.8 ta có thể thấy nhìn chung phần lớn vốn đầu tư của công ty là lấy từ ngân sách của nhà nước , một phần nhỏ là lấy từ vốn vay và vốn khác như vốn từ hoạt động kinh doanh mà nợ khách hàng chưa trả , hay từ lợi nhuận để lại của công ty.Năm 2006 là năm mà vốn đầu tư của công ty không hề dùng tới vốn vay do vào năm này thì phần lớn vốn rót từ ngân sách Nhà nước dùng cho hoạt động đầu tư của công ty .Nên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh công ty đã phải huy động vốn kinh doanh từ cán bộ trong công ty .Trong năm 2007 thì vốn góp từ cán bộ công nhân viên lại không hề được sủ dụng cho đầu tư,
Bảng 1.11 : Tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2006-2008
Đơn vị tính : %
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Vốn ngân sách
82,6
82,1
57,4
Vốn góp
10,9
0
29,6
Vốn vay
0
14,3
1,9
Vốn khác
6,5
3,6
11,1
Tổng
100
100
100
“Nguồn: Tự tính của bản thân“
Qua bảng 1.9 ta có thể thấy rõ hơn hầu hết vốn đầu tư của công ty là lấy từ Ngân sách Nhà nước năm 2006 vốn từ Ngân sách chiếm tới 82,6 % trong tổng vốn đầu tư của công ty và năm 2007 là 82,1 % trong tổng vốn đầu tư,năm 2008 vốn từ Ngân sách có giảm hơn so với hai năm trước đạt 57,4 % và vốn góp từ cán bộ công nhân viên chiếm tới gần 30% cũng như vốn khác là 11 % điều này ngày càng khẳng định khả năng tự chủ về vốn đầu tư của công ty .Công ty đang dần giảm sự phụ thuộc của mình vào Ngân sách Nhà nước cũng như tăng cường hơn nữa vai trò tự quyết của mình trong hoạt động đầu tư. Dưới đây là bảng tổng kết về quy mô và tỷ trọng của các nguồn vốn trong công ty.
Bảng 1.12: Bảng quy mô và tỷ trọng các nguồn vốn của công ty giai đoạn 2006-2008
Đơn vị tính :Tỷ đồng , %
Chỉ tiêu
Quy mô (tỷ)
Tỷ trọng (%)
Vốn ngân sách
16.8
65.94%
Vốn góp
4.684
18.39%
Vốn vay
1.007
3.95%
Vốn khác
2.986
11.72%
“Nguồn: Tự tính của bản thân.”
Qua bảng tổng kết trên ta có thể thấy vốn ngân sách Nhà nước chiếm một tỷ lệ rất lớn 65,94 % trong tổng cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2006-2008. Sau đó là vốn góp từ cán bộ công nhân viên trong công ty 18,39 %,rồi tới vốn khác 11,72% và cuối cùng là vốn vay chiếm 3,95 %.Có thể thấy rằng công ty đã hạn chế được rủi ro rất lớn khi sử dụng rất it vốn vay từ tổ chức tín dụng khác.Và tận dụng chiệt để nguồn vốn từ ngân sách cấp cho. Thể hiện rõ điều này qua tỷ trọng của nguồn vốn ngân sách trong tổng quy mô vốn đầu tư của công ty.
Bảng 1.13 : Cơ cấu tổng nguồn vốn trong công ty giai đoạn 2006-2008
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Vốn ngân sách
3,8
6,294
6,706
Vốn góp
4,684
0
1,6
Vốn vay
0
0,515
0,492
Vốn khác
0,989
0,608
1,389
Nợ phải trả
10,98
6,161
8,442
Tổng
20,453
13,578
18,629
“Nguồn từ phòng kế toán và thống kê”
Qua bảng 1.10 ta có thể thấy rõ hầu như toàn bộ tổng nguồn vốn trong công ty nằm ở nợ phải trả là chủ yếu nhiều nhất về mặt số lượng là năm 2006 gần 11 tỷ đồng và đang có xu hướng giảm dần qua các năm.Cơ cấu chính của nợ phải trả của công ty thường là phải trả người bán ,người mua trả tiền trước ,phải trả người lao động hay trả nội bộ và nộp Ngân sách Nhà nước.
Ta thấy phần lớn vốn của công ty vẫn là lấy từ vốn ngân sách của Nhà nước và chiếm lớn nhất là năm 2008 là 5,64 tỷ đồng điều này một mặt cũng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước khu vưc cũng như trên toàn thế giới khiến cho ngân sách Nhà nước phải tiến hành cấp kinh phí hoạt động cho các công ty Nhà nước nhằm duy trì hoạt động của các công ty này .Ngoài ra còn một phần vốn huy động từ vốn góp của công nhân viên trong công ty chiếm tỷ lệ cao nhất là năm 2006 với 4,5 tỷ đồng trong tổng 9,482 tỷ đồng của công ty.Còn vốn vay và vốn khác nhìn chung chỉ chiếm một tỷ lên nhỏ trong tổng vốn của công ty.
Nguồn vốn huy động trong công ty trong giai đoạn qua nhìn chung là khá tốt .Đã vận dụng các nguồn khá linh hoạt ,mặc dù hầu hết nguồn vốn của công ty là từ ngân sách Nhà nước nhưng các nguồn khác cũng là những nguồn quan trọng được công ty sử dụng .
1.5.3 : Các lĩnh vực đầu tư .
Trong quá trình kinh doanh hầu như không một tổ chức nào không phải tiến hành hoạt động đầu tư cả.Đầu tư được coi là khung xương vững chắc cho hoạt động của công ty .Trong đó bao gồm nhiều hình thức đầu tư .Hiện tại nghiên cứu thực tập ở công ty kinh doanh than Hà Nội cho thấy công ty cũng có nhiều hình thức đầu tư như đầu tư xây dựng nhà xưởng ,các trạm chế biến cũng như các kho cất trữ than, đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị ,đầu tư cho quản lý chất lượng và đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.
Để có cái nhìn chung nhất về các lĩnh vực đầu tư của công ty ,hãy quan sát bảng số liệu sau.
Bảng 1.14 : Bảng tình hình thực hiện vốn đầu tư phân theo lĩnh vực đầu tư của công ty giai đoạn 2006-2008
Đơn vị tính :tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư
4,6
2,8
5,4
Nhà xưởng
1,4
1,2
0,2
Máy móc ,thiết bị
2,977
1,182
5,139
Nguồn nhân lực
0,223
0,418
0,061
“Nguồn từ phòng kế toán và thống kê”
Trong giai đoạn 2006-2008 công ty rất chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị.Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị chiếm đa phần nguồn vốn của công ty đặc biết năm 2008 vừa qua công ty đã đầu tư rất lớn máy móc thiết bị phần lớn là dành cho các của hàng và trạm Hòa Bình vừa được sáp nhập vào công ty.Nhà xưởng được đầu tư ít hơn lớn nhất là năm 2006 và kết quả này đã phát huy tác dụng trong các năm sau khiến cho nhu cầu đầu tư cho nhà xưởng giảm đi trong các năm sau đó.Công ty cũng dành một phần nhỏ trong vốn đầu tư của mình dành cho việc đào tào nguồn nhân lực,chất lượng nguồn nhân lực sẽ khẳng định vị thế cũng như quy mô và chất lượng phục vụ của công ty.
Để hiểu rõ hơn về tình hình đầu tư của công dưới đây sẽ đi sâu nghiên cứu về các lĩnh vực đầu tư của công ty trong giai đoạn 2006-2008
1.5.3.1: Đầu tư xây dựng nhà xưởng trạm chế biến và kho cất trữ than:
Đầu tư xây dựng nhà xưởng là một trong những hoạt động đầu tư được thực hiện đầu tiên trong mọi quá trình đầu tư như xây dựng trụ sở làm việc ,nơi giao dịch ,nhà xưởng nhằm đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất hoạt động an toàn thuận lợi và có hiệu quả cao nhất
Vì thế có thể nói đầu tư cho nhà xưởng có vai trò quan trọng ,Trong thời gian qua công ty đã tiến hành đầu tư vào xây dựng nhà xưởng như sau:.
Bảng 1.15 :Quy mô vốn đầu tư cho xây dựng nhà xưởng của công ty giai đoạn 2006-2008
Đơn vị tính :tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Vốn cho nhà xưởng
1,4
1,2
0,2
Tổng vốn đầu tư
4,6
2,8
5,4
“Nguồn từ phòng kế hoạch và thị trường”
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy năm 2006 công ty đã dùng 1,4 tỷ đồng trong tổng 4,6 tỷ đồng tổng vốn đầu tư của công ty cho xây dựng nhà xưởng.Con số này lớn nhất so với các năm nghiên cứu có thể nói mặc dù trong năm 2006 suy thoái kinh tế đang diễn ra rất mạnh mẽ nhưng công ty vẫn quyết định đầu tư lớn vào nhà xưởng điều này cho thấy công ty có định hướng rất lâu dài cho hoạt động đầu tư của mình. Và năm 2008 là năm mà vốn đấu tư cho nhà xưởng giảm mạnh chỉ có 200 triệu đồng trong tổng số 5,4 tỷ đồng vốn đầu tư của công ty do trong năm này công ty phần lớn dành vốn đầu tư vào máy móc thiết bị thay đổi dây chuyền sản xuất cũ đặc biệt là của tram than Hòa Bình mới sáp nhập vào công ty. Năm 2007 công ty dành 1,2 tỷ đồng vốn đầu tư cho xây dựng nhà xưởng trong tổng 2,8 tỷ đồng vốn đầu tư
Bảng 1.16 :Tỷ trọng đầu tư cho nhà xưởng trong tổng vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2006-2008
Đơn vị tính :tỷ đồng , %
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Giá trị tài sản
1,4
1,2
0,2
Tổng vốn đầu tư
4,6
2,8
5,4
Tỷ trọng TS/VĐT( %)
30,43%
42,86%
3,70%
“Nguồn từ cách tính của bản thân”
Năm 2006 nhu tổng vốn đầu tư cho nhà xưởng chiếm 30,43 % trong tổng vốn đầu tư của công ty ,đây có thể coi là con số cao trong cơ cấu vốn đầu tư, năm 2008 thì tổng vốn cho nhà xưởng giảm xuống còn 3.7% giảm rất nhiều so với năm 2006 và năm 2007 thì con số này lại tăng lên tới 42,86 % trong tổng vốn đầu tư của công ty. Điều này là do năm 2006 được coi là năm bản lề cho công cuộc đầu tư của công ty là năm đầu tiên mà công ty tiến hành đầu tư nhằm phục vụ cho sản xuất và kinh doanh giảm bớt phải di thuê ngoài cũng như phụ thuộc vào các đối tác cung cấp dịch vụ vận chuyển hay chế biến. Và tiếp tục đầu tư mạnh vào nhà xưởng trong năm 2007. Còn năm 2008 công ty đầu tư rất ít vào quá trình xây dựng nhà xưởng do năm nay công ty phần lớn đầu tư vào máy móc thiết bị và nhà xưởng đầu tư trong các năm trước đã phát huy tác dụng theo đúng tính chất của hoạt động đầu tư đó là “độ trễ” trong đầu tư.
1.5.3.2 : Đầu tư máy móc thiết bị .
Với đặc trưng là công ty chế biến và kinh doanh than phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng cá thể. Thì có thể nói máy móc thiết bị hay dây chuyền công nghệ hiện đại là không thể thiếu trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Như các loại máy móc dùng cho sang lọc chế biến than đóng bánh than tổ ong hay ô tô tải dùng cho vận chuyển than tới cho khách hàng.Vì thế đây là mảng đầu tư rất quan trọng và được công ty quan tâm. Nó không những khẳng định rõ chức năng của công ty mà còn góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của công ty , cũng như góp phần làm gia tăng thị phần và doanh thu cho công ty .
Dưới đây là tình hình đầu tư chi tiết của công ty cho máy móc thiết bị.
Bảng 1.17 : Tình hình đầu tư cho máy móc thiết bị của công ty
Chỉ tiêu
nguyên giá
tuổi thọ
năm đầu tư
I:máy móc thiết bị
8,518,088,050.00
2008
Cân chìm 30 tấn Vĩnh Tuy
93,751,918.00
5
2008
Cân 35 tấn Hoà Bình
95,258,953.00
3
2008
Máy xúc komastsu cho HB
358,259,258.00
9
2008
Xe Huyndie 15 tấn
1,475,000,000.00
10
2008
Xe ủi than
958,258,000.00
12
2008
Máy hitachi LX70 cho HB
458,897,258.00
9
2008
Xe chở than Huyndie 18 tấn
1,600,000,000.00
9
2008
Cân 27 tấn Sơn Tây
88,568,589.00
4
2007
Xe ôtô tải kamaz
1,025,589,589.00
7
2007
Xe ô tô
598,258,259.00
7
2006
Máy xúc cho trạm ST
350,258,269.00
8
2006
Máy xúc mitsumitshi cho OC
578,987,857.00
8
2006
Xe bò chở than 12 tấn
1,358,000,000.00
10
2006
II:dụng cụ quản lý
245,692,496.00
1
2008
Máy tính
14,326,000.00
1
2008
Máy điều hoà
18,867,470.00
1
2008
Máy điều hoà
12,547,920.00
1
2008
Máy điều hoà nhiệt độ
10,670,000.00
1
2008
Máy phôtocopy
43,790,000.00
1
2008
Máy tính
13,326,000.00
1
2007
Máy điều hoà
10,867,470.00
1
2007
Máy điều hoà
10,547,920.00
1
2007
Máy điều hoà nhiệt độ
9,670,000.00
1
2007
Máy phôtocopy
23,790,000.00
1
2007
Máy tính
12,326,000.00
1
2006
Máy điều hoà
16,867,470.00
1
2006
Máy điều hoà
11,547,920.00
1
2006
Máy điều hoà nhiệt độ
10,070,000.00
1
2006
Máy phôtocopy
40,790,000.00
1
2006
“Nguồn từ phòng kế toán thống kê”
Qua bảng ta cũng có thể thấy công ty phần lớn tiến hành đầu tư cho máy móc thiết bị vào năm 2008.Để thấy công ty rất quan tâm tới việc có thêm trạm than cũng như có thêm thị trường tiêu thụ than cho công ty ,để mở rộng kinh doanh sản xuất công ty đã tiến hành đầu tư thoả đáng nhằm đổi mới quá trình sản xuất vận chuyển nhằm tạo tính cạnh tranh trong kinh doanh hơn.
Bảng 1.18 :Quy mô vốn đầu tư cho máy móc thiết bị tại công ty
Đơn vị tính :tỷ đồng ,%
2006
2007
2008
Vốn cho máy móc thiết bị
2,977
1,182
5,139
Tổng vốn đầu tư (tỷ)
4,6
2,8
5,4
Đầu tư máy móc /TV (%)
64,72
42,21
95,17
“Nguồn từ tính toán của bản thân”
Qua bảng tổng kết trên ta có thể thấy rõ năm 2008 tổng vốn đầu tư của công ty gia tăng rõ rệt tăng mạnh từ 2,977 tỷ đồng năm 2006 vầ 1,182 tỷ đồng năm 2007 lên tới 5,139 tỷ đồng năm 2008. Nămm 2006 vốn đầu tư cho máy móc thiết bị là 2,977 tỷ đồng chiếm 64,72% trong tổng vốn đầu tư của cả năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21764.doc