Chuyên đề Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư Thiết bị. Thực trạng và giảm pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU: 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CTCPKTVT MESCO GIAI ĐOẠN 2005- 2008. 3

I.Quá trình hình thành phát triển của CTCPKTVT Mesco. 3

1.Quá trình hình thành và phát triển của CTCPKTVT Mesco. 3

1.1.Lịch sử hình thành 3

1.2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 5

1.2.1.Chức năng 5

1.2.2.Nhiệm vụ 5

1.2.3.Quyền hạn 6

1.3.Cơ cấu tổ chức công ty 6

1.3.1. Tổ chức bộ máy: 6

1.3.2.Chức năng nhiệm vụ 8

2.Tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty 9

II.Thực trạng đầu tư phát triển tại CTCPKTVT Mesco 11

1.Tình hình về vốn đầu tư phát triển của CTCPKTVT Mesco 11

1.1.Quy mô vốn đầu tư của CTCPKTVT Mesco 11

1.2.Nguồn hình thành vốn đầu tư: 13

2.Thực trạng đầu tư phát triển xét theo nội dung 15

2.1.Đầu tư vào tài sản cố định 15

2.2.Đầu tư nâng cao chất lượng lao động 17

2.3.Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai KH & CN 20

2.4.Đầu tư cho các hoạt động Marketing, xúc tiến hỗn hợp, củng cố uy tín và thương hiệu 21

2.4.1.Quảng bá thương hiệu 22

2.4.2.Chiến lược giá 23

2.4.3.Xúc tiến bán hàng 23

3.Thực trạng đầu tư phát triển xét theo chu kỳ dự án 23

3.1.Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 25

3.2.Giai đoạn thực hiện đầu tư 26

3.3.Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 27

III.Đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển tại CTCPKTVT Mesco 27

1.Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển 27

1.1.Khối lượng vốn đầu tư thực hiện 27

1.2.Tài sản cố định huy động 29

1.3.Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển 29

1.3.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính 29

1.3.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội 33

2.Đánh giá chung về hoạt động đầu tư phát triển tại công ty 38

2.1.Những kết quả đạt được 38

2.2.Những khó khăn hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của CTCPKTVT Mesco 39

2.2.1.Khó khăn về vốn 39

2.2.2.Việc đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực còn chưa nhiều 40

2.2.3.Công nghệ được đầu tư còn tương đối lạc hậu 40

2.2.4.Hoạt động đầu tư của công ty chưa hoàn toàn là đầu tư theo chu kỳ dự án 41

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CTCPKTVT MESCO 43

I.Định hướng phát triển của công ty 43

1.Kế hoạch năm của CTCPKTVT Mesco 43

1.1.Kế hoạch về doanh thu 43

1.2.Kế hoạch vốn kinh doanh 44

1.3.Kế hoạch chi phí kinh doanh 44

1.4.Kế hoạch lợi nhuận 45

1.5.Kế hoạch nộp ngân sách 45

2.Định hướng phát triển của công ty đến năm 2010 45

II.Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển tại CTCPKTVT Mesco 46

1.Giải pháp trong huy động và sử dụng vốn hiệu quả 46

1.1.Huy động vốn 46

1.2.Sử dụng vốn 48

2.Giải pháp đầu tư xây dựng cơ bản 49

3.Giải pháp về đầu tư mua sắm máy móc thiết bị 49

4.Một số giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực 50

5.Giải pháp cho hoạt động đầu tư đổi mới khoa học công nghệ 51

6.Giải pháp cho hoạt động đầu tư Marketing mở rộng thị trường 52

7.Giải pháp cho từng công việc trong chu kỳ dự án 54

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư Thiết bị. Thực trạng và giảm pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo sự phát triển của công ty. - Xây dựng kế hoạch hàng năm: + Dựa vào kế hoạch 5 năm , giám đốc điều hành lập ra kế hoạch của năm tới sau khi có sự tham khảo từ phó giám đốc và lãnh đạo các phòng của công ty. + Hội đồng quản trị sẽ tiến hành xem xét và đánh giá kế hoạch hàng năm, có sự tham gia của các phòng ban. + Sau khi đã thống nhất được nội dung kế hoạch hàng năm, kế hoạch sẽ được công bố và đưa vào chuẩn bị thực hiện. Về hoạt động đầu tư của công ty xét theo chu kỳ dự án, qua quá trình nghiên cứu tác giả có một số tổng hợp về hoạt động đầu tư của công ty xét theo 3 giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư như sau: 3.1) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Trong giai đoạn này, những căn cứ chính để công ty quyết định đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh vật tư thiết bị là: + Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: các lĩnh vực xây dựng dân dụng, xây dựng và kinh doanh các vật tư thiết bị phục vụ cho thủy lợi là lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích đầu tư. + Thị trường đầu ra: hiện tại, các dự án nông nghiệp phát triển nông thôn vẫn đang được chú trọng đầu tư, các công trình thủy lợi nhỏ, đê kè, phục vụ nông nghiệp vẫn đang được thực hiện với quy mô ngày càng rộng rãi, do vậy thị trường của công ty trong cung cấp máy móc thiết bị cho các công trình thủy lợi, xây dựng công trình dân dụng là rất rộng rãi. Trong tương lai, nếu biết khai thác và tận dụng những thế mạnh sẵn có, đồng thời có phương án đầu tư hợp lý, mở rộng quy mô, khẳng định thương hiệu, thị trường đầu ra của công ty sẽ ngày càng được mở rộng hơn nữa. + Về thị trường cung ứng đầu vào: Hiện nay vật liệu xây dựng sử dụng trong thi công công trình của công ty chủ yếu do các công ty trong nước cung cấp và lượng cung này là rất dồi dào, công ty cũng có những bạn hàng, những nhà cung cấp lâu năm. Do vậy nguồn cung là tương đối ổn định. Về mặt hàng máy móc, vật tư thiết bị, chủ yếu được công ty nhập khẩu từ nước ngoài, giá cả nhiều khi biến động khó kiểm soát, tuy nhiên công ty cũng đã tạo được mối quan hệ với một số nhà cung cấp trong nước cũng như nước ngoài đáng tin cậy nên nguồn cung khá đảm bảo. Sau khi nhận diện cơ hội đầu tư, những thành viên của hội đồng quản trị sẽ cùng làm việc và thống nhất với nhau về những vấn đề chính như: + Những sản phẩm chính sau khi thực hiện đầu tư, số lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm… + Quy mô nhà xưởng, số lượng máy móc thiết bị đầu tư ban đầu + Nguồn vốn: các thành viên hội đồng quản trị sẽ có cam kết về số lượng vốn và tiến độ góp vốn để công cuộc đầu tư có thể triển khai thực hiện. Từ các chỉ tiêu trên, phòng kế toán sẽ tính ra một số chỉ tiêu hiệu quả của công cuộc đầu tư như: tổng vốn đầu tư ban đầu, doanh thu từng năm tương ứng với công suất hoạt động. Hoạt động đầu tư ở công ty chưa hoàn toàn là đầu tư theo dự án bởi vì trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư công ty sử dụng chưa nhiều những chỉ tiêu định lượng, có độ chính xác cao để tiến hành phân tích, ví dụ trong phân tích tài chính chưa có sự tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như NPV, IRR, B/C…Thời gian hoàn vốn cũng chưa được xem xét một cách tỷ mỷ. Đặc biệt công ty chưa lập ra hồ sơ dự án, đây chính là căn cứ để khẳng định hoạt động đầu tư của công ty chưa hoàn toàn là đầu tư theo dự án. Thực tế do các thành viên chủ chốt đều tham gia trong quá trình lập kế hoạch cho công cuộc đầu tư nên khâu thẩm định hiệu quả phương án đầu tư của công ty là không có. 3.2) Giai đoạn thực hiện đầu tư Công tác thiết kế và lập dự toán thi công sẽ do giám đốc điều hành và các nhân viên cùng nhau thực hiện, với sự hỗ trợ của phòng kế toán, công việc này rất gần với chuyên môn của công ty do đó không cần thuê thêm tư vấn. Công tác đấu thầu: do đấu thầu là yêu cầu không bắt buộc đối với các dự án không sử dụng vốn của Nhà nước, cùng với quy mô đầu tư của công ty là rất nhỏ, cho nên trong giai đoạn thực hiện đầu tư công ty chỉ có hoạt động đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp máy móc thiết bị. Một số nhà cung cấp máy móc thiết bị mà công ty thường đưa vào danh sách để đánh giá là những bạn hàng lâu năm, thường xuyên có quan hệ với công ty do đó tính khách quan cũng giảm đi khá nhiều. Còn với hoạt động thiết kế và xây lắp, công ty sẽ tự thực hiện bởi những công việc này thuộc lĩnh vực hoạt động của công ty và công ty hoàn toàn có khả năng làm tốt những công việc này. Công tác tổ chức thi công và giám sát thi công: sau khi đã có máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng… công ty sẽ tiến hành thi công. Hoạt động tổ chức và giám sát thi công do công ty tự thực hiện, đứng đầu là một nhân viên có kinh nghiệm cùng với sự tham gia của phòng kế toán, ban kiểm soát và một thành viên của Hội đồng quản trị. Công tác này cũng được sự đốc thúc và chỉ đạo thường xuyên của giám đốc điều hành và giám đốc sản xuất. Hoạt động này được công ty tiến hành rất nghiêm túc, cẩn thận để hạn chế tối đa sự thất thoát lãng phí. Chạy thử và nghiệm thu sử dụng: máy móc thiết bị sau khi mua về sẽ được tiến hành chạy thử để kiểm tra tính ổn định, phát hiện sai sót...để có thể tiến hành điều chỉnh kịp thời. Tính đến nay, công ty chưa gặp một trục trặc lớn nào trong quá trình chạy thử. Sau khi đã hoàn thành quá trình chạy thử, nhà xưởng máy móc thiết bị được bàn giao và đưa vào sử dụng. Hoạt động này được tiến hành nhanh gọn để đảm bảo hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị có thể ngay lập tức phát huy tác dụng khi kết thúc công cuộc đầu tư. 3.3) Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Như đã nói ở trên, hoạt động đầu tư của công ty chưa hoàn toàn là đầu tư theo dự án do đó cũng không tồn tại ban quản lý dự án. Khi nhà xưởng máy móc thiết bị đã chính thức đi vào hoạt động, công tác quản lý vận hành kết quả đầu tư sẽ đi liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và do giám đốc điều hành quản lý. Trong giai đoạn này, tùy thuộc vào tình hình thực tế của thị trường công ty sẽ có hai phương án giải quyết như sau: + Khi thị trường đi lên, nhu cầu xây dựng các công trình thủy lợi, công trình dân dụng, mua sắm lắp đặt các vật tư thiết bị phục vụ thủy lợi tăng, công ty sẽ tiếp tục tiến hành đầu tư thêm máy móc thiết bị, đào tạo thêm công nhân đẩy mạnh việc ký kết hợp đồng… + Khi thị trường đi xuống, công ty sẽ cơ cấu lại máy móc thiết bị, có thể bán những máy móc không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng mới… III- ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ vµ hiÖu qu¶ cña ho¹t ®éng ®Çu t­ ph¸t triÓn t¹i c«ng ty cæ phÇn kü thuËt vËt t­ mesco 1) Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển 1.1) Khối lượng vốn đầu tư thực hiện Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của công ty qua các năm như sau: Bảng 8: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện tại CTCPKTVT Mesco thời kỳ 2005- 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Khối lượng vốn ĐTPT Tr.đ 2.025 2.577 3.112 3.323 Giá trị gia tăng Tr.đ - 552 535 211 Tốc độ tăng liên hoàn % - 27,26 20,76 6,78 Tốc độ tăng định gốc % - 27,26 53,68 64,1 (Nguồn: phòng kế hoạch đầu tư) Khối lượng vốn đầu tư thực hiện chính là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của công cuộc đầu tư. Ta thấy khối lượng vốn đầu tư thực hiện của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy tốc độ tăng là không đồng đều nhưng nhìn chung quy mô vốn tăng dần theo thời gian. Nếu như năm 2005, khối lượng vốn đầu tư phát triển của công ty là 2.025 triệu đồng thì đến năm 2008 đã tăng lên 3.323 triệu đồng, tăng 64,1% so với năm 2005. Về tốc độ tăng liên hoàn, năm 2006, khối lượng vốn đầu tư có mức tăng nhiều nhất, hơn 27% so với năm 2005, tiếp theo là năm 2007 với tốc độ tăng gần 21% so với năm 2006. Năm 2008, tốc độ tăng vốn đầu tư có vẻ hơi chững lại do tình hình kinh tế năm vừa qua có nhiều biến động nên công ty cũng thận trọng hơn trong các hoạt động đầu tư. Có thể thấy rõ xu hướng tăng của vốn đầu tư qua biểu đồ sau: Biểu đồ 7: Vốn đầu tư thực hiện –CTCPKTVT Mesco giai đoạn 2005- 2008 1.2) Tài sản cố định huy động Tài sản cố định huy động chính là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập và hiện giờ đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm thiết bị, lắp đặt thiết bị, đã làm xong thủ tục nghiệm thu và có thể đưa vào hoạt động được ngay. Các tài sản cố định được huy động là sản phẩm cuối cùng của các công cuộc đầu tư, chúng có thể biểu hiện bằng tiền hoặc hiện vật. Đối với công ty, chúng chính là toàn bộ nhà xưởng máy móc thiết bị phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng. Bảng 9: Giá trị tài sản cố định huy động của CTCPKTVT Mesco thời kỳ 2005- 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Giá trị TSCĐ huy động Tr.đ 1.802,25 1.675,05 2.707,4 2.957,5 Giá trị gia tăng Tr.đ - -127,2 1032,35 250,1 Tốc độ tăng liên hoàn % - -7,01 61,63 9,24 Tốc độ tăng định gốc % - -7,01 50,22 64,1 (trích số liệu phòng kế toán và phòng sản xuất) Như vậy có thể thấy, tài sản cố định huy động của công ty có xu hướng tăng giảm không đều. Năm 2005 đạt giá trị khá lớn, khoảng gần 2 tỷ đồng do kết quả của hoạt động đầu tư các năm trước đó đã bắt đầu phát huy tác dụng và đưa vào sử dụng nhưng lại giảm dần vào năm tiếp theo, năm 2006 giảm xuống chỉ còn 1675,05 triệu đồng, giảm hơn 7% so với 2005, năm 2007, tài sản cố định huy động đã tăng lên so với 2006, đạt 2.707,4triệu đồng, tăng 61,63% so với 2006, và tăng 50,22% so với năm 2005. Giá trị tài sản cố định huy động lớn nhất là vào năm 2008, đạt 2.957,5triệu đồng, tăng 9,24% so với năm 2007 và tăng 64,1% so với 2005. 1.3) Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất- kinh doanh, mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Do vậy hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp được chia làm hai nhóm chỉ tiêu là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội 1.3.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính So sánh doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư Bảng 10: Doanh thu tăng thêm và vốn đầu tư Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư Tr.đ 2.025 2.577 3.112 3.323 Doanh thu Tr.đ 38.285 38.856 39.665 46.350 Doanh thu tăng thêm Tr.đ - 571 809 6.685 ∆Doanh thu/vốn đầu tư - 0,22 0,26 2,01 (trích số liệu phòng kế toán) Về lượng tăng tuyệt đối, ta thấy doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng có hiệu quả hơn, số lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều hơn. Đặc biệt năm 2008, doanh thu đã tăng16,7% so với năm 2007. Đây là kết quả đáng mừng cho thấy hướng đi đúng đắn của công ty và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh rất khả quan. Về tỷ lệ doanh thu tăng thêm/vốn đầu tư, ý nghĩa của chỉ số này là một đồng vốn đầu tư tăng thêm tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Ta thấy trong giai đoạn 2005- 2008, tỷ số này có giá trị thường nhỏ hơn 1, chỉ có năm 2008, tỷ số này là 2,01> 1, điều này có thể giải thích bằng một số lý do: Vốn đầu tư ban đầu không chỉ phát huy tác dụng ngay trong năm mà còn phát huy tác dụng trong nhiều năm tiếp theo. Trong doanh thu đó thì chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn do vậy khi nhu cầu sản xuất tăng sẽ làm tăng nguyên vật liệu đầu vào làm doanh thu tăng theo… Tuy trong 2 năm 2006 và 2007, tỷ lệ này nhỏ hơn 1 nhưng lại có xu hướng tăng lên, năm 2006 là 0,22 thì đến năm 2008 là 0,27, điều này cho thấy hoạt động đầu tư của công ty đã phần nào phát huy tác dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Đặc biệt năm 2008, tỷ lệ này đã tăng lên trên 1, cho thấy hiệu quả của hoạt động đầu tư mang lại là rất khả quan, cho thấy chiến lược và phương hướng đầu tư cũng như sản xuất kinh doanh của công ty là rất đúng đắn. Chắc chắn trong những năm tới, khi những thành quả của quá trình đầu tư đã phát huy tác dụng, doanh thu của công ty sẽ còn tăng cao hơn nữa. Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư Chỉ tiêu này xác định bằng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Có thể theo dõi chỉ tiêu này qua bảng số liệu sau: Bảng 11: Lợi nhuận tăng thêm và vốn đầu tư của CTCPKTVT Mesco thời kỳ 2005- 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư Tr.đ 2.025 2.577 3.112 3.323 Lợi nhuận Tr.đ 3.848 4.025 4.433,50 4.825,55 Lợi nhuận tăng thêm Tr.đ - 177 408,5 392,05 ∆lợi nhuận/vốn đầu tư - 0,07 0,13 0,12 (trích số liệu phòng kế toán và phòng kế hoạch đầu tư) Lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2005 lợi nhuận đạt 2.025 triệu đồng, đến năm 2008 đã tăng lên 4.825,55 triệu đồng, tăng 25,4% so với năm 2005. Về giá trị tuyệt đối, năm 2007 có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất, đạt 408,5 triệu đồng. Tỷ lệ ∆lợi nhuận/vốn đầu tư cho ta thấy 1 đồng vốn đầu tư bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này của công ty ở mức 1,07- 0,13, cho thấy cứ mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra thì cho ta 0,07- 0,13 đồng lợi nhuận, tỷ lệ này còn ở mức khá thấp. Trong thời gian tới, công ty cần xem xét và đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, tránh thất thoát trong đầu tư cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty hơn nữa. Có như vậy thì hiệu quả của hoạt động đầu tư mới thực sự được phản ánh rõ rệt. Hệ số huy động tài sản cố định Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh giá trị tài sản cố định mới tăng trong kỳ so với tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ Bảng 12: Hệ số huy động tài sản cố định so với vốn đầu tư thực hiện của CTCPKTVT Mesco thời kỳ 2005- 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Giá trị TSCĐ huy động Tr.đ 1.600 2.113 2.489,6 2675 Vốn đầu tư thực hiện Tr.đ 2.025 2.577 3.112 3.323 Hệ số huy động TSCĐ 0,79 0,82 0,8 0,81 (trích số liệu phòng kế toán và kế hoạch đầu tư) Theo lý thuyết, nếu hoạt động đầu tư đạt những yêu cầu sau thì hệ số này sẽ bằng 1: + Không có xây dựng dở dang đầu và cuối kỳ + Không phát sinh các khoản chi phí không tính vào giá trị tài sản cố định. Đó là những khoản thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng không thuộc phạm vi đối tượng được bảo hiểm; chi phí duyệt bỏ, là giá trị của hạng mục được hủy bỏ theo quyết định của lãnh đạo công ty… Tuy nhiên thực tế, công ty không có xây dựng dở dang đầu và cuối kỳ, không phát sinh khoản chi phí không tính vào giá trị tài sản cố định, nhưng hệ số này vẫn nhỏ hơn 1 trong tất cả các năm. Điều này có thể giải thích là trên lý thuyết chúg ta tính chỉ tiêu này cho một dự án, do vậy các khoản đầu tư cho nguồn nhân lực, marketing R&D… đều được coi là khoản đầu tư để phục vụ cho hoạt động các tài sản cố định trong dự án và được tính gộp vào trong giá trị tài sản cố định huy động. Còn trên thực tế ở doanh nghiệp, hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực, marketing, R&D.. không chỉ phục vụ cho tài sản cố định hiện tại mà còn phục vụ cho những hoạt động về sau của công ty, thêm nữa khó mà tính chi tiết ra được khoản mục đầu tư nào là để phục vụ cho tài sản cố định nào, vì vậy phải tách bạch riêng ra ngoài (Ví dụ: hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của công ty bao gồm cả đào tạo cho họ sử dụng những máy móc mới nhập về và đào tạo những công nhân mới vào học việc để họ có thể sử dụng những máy móc đang có tại công ty). Vì vậy khi không có xây dựng dở dang đầu và cuối kỳ, không có chi phí không tính vào giá trị tài sản cố định thì trong một năm, giá trị tài sản cố định huy động luôn nhỏ hơn vốn đầu tư thực hiện. Nếu so sánh giá trị tài sản cố định mới tăng trong kỳ với tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trong kỳ thì ta có kết quả như sau: Bảng 13: Hệ số huy động tài sản cố định so với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của CTCPKTVT Mesco thời kỳ 2005- 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Giá trị TSCĐ huy động Tr.đ 1.600 2.113 2.489,6 2675 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản Tr.đ 1.600 2.113 2.489,6 2675 TSCĐ huy động/ Vốn đầu tư XDCB 1 1 1 1 (nguồn: tác giả tự tính toán theo số liệu phòng kế toán và phòng kế hoạch đầu tư) Nếu so sánh giá trị tài sản cố định mới tăng trong kỳ so với tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trong kỳ thì ta thấy tỷ số này luôn bằng 1. Điều đó cho thấy vốn đầu tư luôn được thực hiện dứt điểm trong năm. Đồng thời hoạt động đầu tư không phát sinh chi phí không tính vào giá trị tài sản cố định. 1.3.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội *Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm Bảng 14: Đóng góp ngân sach của CTCPKTVT Mesco giai đoạn 2005- 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Đóng góp vào ngân sách Tr.đ 2.335,40 2.499,50 3.302,60 3.825,5 Lượng tăng tuyệt đối Tr.đ - 164,1 803,1 522,9 Tốc độ tăng liên hoàn % - 7,03 32,13 15,83 Tốc độ tăng định gốc % - 7,03 41,4 63,8 (Nguồn:tác giả tự tính toán theo số liệu phòng kế toán) Hảng năm, công ty luôn hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước, không có hiện tượng chậm nộp thuế. Ta thấy đóng góp vào ngân sách của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2007, công ty có mức tăng trưởng trong đóng góp vào ngân sách là lớn nhất, tăng 803,1 triệu đồng so với năm 2006, tăng 32,13% so với năm 2006 và tăng 63,8% so với năm 2005. Tỷ trọng lớn nhất trong khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước của công ty là thuế nhập khẩu. Nếu năm nào hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị diễn ra mạnh thì năm đó đóng góp cho ngân sách nhà nước sẽ cao. Điển hình đó là năm 2008, công ty đã đóng góp cho ngân sách nhà nước 3.825,5 triệu đồng, trong đó hơn 2 tỷ đồng là tiền thuế nhập khẩu. So sánh mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm so với tổng vốn đầu tư trong kỳ nghiên cứu, ta có kết quả như sau: Bảng 15: Đóng góp vào ngân sách và vốn đầu tư- CTCPKTVT Mesco giai đoạn 2005- 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư Tr.đ 2.025 2.577 3.112 3.323 Nộp ngân sách nhà nước Tr.đ 2.335,40 2.499,50 3.302,60 3.825,5 ∆ngân sách Tr.đ - 164,1 803,1 522,9 ∆ngân sách/vốn đầu tư 0,064 0,26 0,16 (nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu phòng kế toán) Chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên theo thời gian, năm 2006, tỷ lệ đóng góp ngân sách tăng lên/vốn đầu tư là 0,064 thì đến năm 2008 đã là 0,16, cá biệt năm 2007, tỷ lệ này đạt 0,26. Điều này cho thấy, cứ mỗi đồng vốn đầu tư được thực hiện của công ty sẽ đống góp vào ngân sách nhà nước từ 0,1 đến 0,2 đồng. Đây là một kết quả khá tốt cho thấy hiệu quả xã hội của các hoạt động đầu tư của công ty là khá cao. * Tiền lương của người lao động tăng thêm Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, công ty luôn cố gắng nâng cao mức sống cho người lao động trong công ty. Cụ thể trong giai đoạn 2005- 2008, tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty như sau: Bảng 16: Thu nhập bình quân người lao động của CTCPKTVT Mesco giai đoạn 2005- 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Thu nhập bình quân Tr.đ/tháng 1,5 1,6 1,75 1,9 Lượng tăng tuyệt đối Tr.đ/tháng - 0,1 0,15 0,15 Tốc độ tăng liên hoàn % - 6,67 9,38 8,57 Tốc độ tăng định gốc % - 6,67 16,67 26,67 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán và phòng tổ chức) Như vậy thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty thời gian qua luôn có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 2005, thu nhập bình quân người lao động đạt 1,5 triệu đồng, thì đến năm 2009, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty đã tăng lên 1,9 triệu đồng, tăng 26,67% so với năm 2005. Liên tiếp trong 2 năm 2007 và 2008, mức thu nhập bình quân của người lao động trong công ty có mức tăng 0,15 triệu đồng/ tháng. Nhờ vậy mà đời sống người lao động trong công ty luôn được đảm bảo ổn định và ngày càng nâng cao hơn. Có thể thấy rõ hơn xu hướng tăng của thu nhập người lao động trong công ty qua biểu đồ sau: Biểu đồ 8: Thu nhập bình quân của lao động – CTCPKTVT Mesco giai đoạn 2005- 2008 So sánh tiền lương với sự biến động của vốn đầu tư qua các năm ta có kết quả như sau: Bảng 17: Thu nhập bình quân tăng thêm so với vốn đầu tư- CTCPKTVT Mesco giai đoạn 2005- 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư Tr.đ 2.025 2.577 3.112 3.323 Mức lương bình quân Tr.đ 1,5 1,6 1,75 1,9 ∆Lương bình quân Tr.đ - 0,1 0,15 0,15 ∆Lương bình quân/vốn đầu tư - 0,000039 0,000048 0,000045 (nguồn: tác giả tự tính toán theo số liệu phòng kế toán) Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đem lại thêm bao nhiêu đồng thu nhập cho người lao động. Như vậy cứ 1 triệu đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo thêm khoảng 45- 50 đồng thu nhập bình quân. Ta thấy năm 2008 là năm có vốn đầu tư cao nhất nhưng tỷ lệ này lại thấp hơn so với năm 2007. Điều này có thể giải thích là do vốn đầu tư trong kỳ mới phát huy được một phần tác dụng trong kỳ đó và còn phát huy tác dụng trong những kỳ tiếp theo. * Số chỗ làm việc tăng thêm: Số lao động trong công ty không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ta có thể theo dõi sự biến động về số việc làm tăng lên của công ty thời kỳ 2005- 2008 qua bảng số liệu sau: Bảng 18: Tình hình gia tăng số lượng lao động của CTCPKTVT Mesco giai đoạn 2005- 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Số lượng lao động Người 371 383 400 419 Lượng tăng tuyệt đối Người - 12 17 19 Tốc độ tăng liên hoàn % - 3,23 4,44 4,75 Tốc độ tăng định gốc % - 3,23 7,8 12,9 (Nguồn: tác giả tự tính toán theo số liệu phòng tổng hợp và phòng kế toán) Tuy số lao động của công ty liên tục tăng lên qua các năm nhưng số lượng tăng không nhiều vì công ty thành lập đã lâu và tương đối ổn định. Thời gian qua, công ty đã đầu tư để mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, số lao động tăng lên cũng tương đối đều qua các năm. Nếu như năm 2005, công ty có 371 lao động thì đến năm 2008, số lao động trong công ty là 419 người, tăng 12,9% so với năm 2005. Tương ứng với tốc độ tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng trong số lượng lao động, do đó đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty luôn được đảm bảo ổn định và ngày càng nâng cao. Số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đầu tư trong kỳ của công ty như sau: Bảng 19: Số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đầu tư của CTCPKTVT Mesco giai đoạn 2005- 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư Tr.đ 2.025 2.577 3.112 3.323 Số lượng lao động Người 371 383 400 419 ∆Lao động Người - 12 17 19 ∆Lao động/vốn đầu tư - 0,0047 0,0055 0,0057 (Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu phòng tổng hợp) Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn đầu tư tăng thêm sẽ tạo ra bao nhiêu chỗ làm việc mới cho công ty, theo số liệu tính toán được cho thấy, cứ mỗi 1 triệu đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra từ 0,0047- 0,0057 chỗ làm việc cho người lao động. 2) Đánh giá chung về hoạt động đầu tư phát triển tại công ty 2.1) Những kết quả đạt được Thứ nhất, quy mô vốn đầu tư đã tăng lên khá nhiều. Trong thời kỳ 2005- 2008, hoạt động đầu tư phát triển của công ty đã có sự gia tăng về quy mô đáng kể, tính cả tổng quan cũng như tính cho từng nội dung đầu tư như: đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt động marketing và đầu tư cho các hoạt động khác. Vốn đầu tư thực hiện cả thời kỳ 2005- 2008 đã đạt 11.038 triệu đồng. So sánh giữa năm 2008 và năm 2005, khối lượng vốn đầu tư đã tăng 64,1%, trong đó đầu tư cho tài sản cố định tăng 67,2%, đầu tư phát triển nguồn nhân lực tăng gấp hơn 72%và đầu tư cho hoạt động marketing tăng gấp 21,26%. Thứ hai, hoạt động đầu tư đã tạo ra một cơ sở vật chất tương đối lớn để công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã mở 2 văn phòng đại diện ở Đà Nẵng và Hải Phòng, hệ thống nhà xưởng trang thiết bị cũng được hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu xây dựng và thi công các công trình thủy lợi tương đối lớn. Thứ ba, hoạt động đầu tư phát triển của công ty đã tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí kinh doanh, từ đó đã làm cho doanh thu của công ty ngày càng tăng lên đáng kể. cũng chính vì thế mà mức lương trung bình của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng ngày càng được nâng cao. Hoạt động đầu tư cũng đã tạo ra thêm nhiều chỗ làm việc và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty. Năm 2005 số lao động trong công ty là 371 người với mức thu nhập bình quân một lao động là 1,5 triệu đồng/ tháng. Đến cuối năm 2008, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty là 419 người, với mức lương bình quân một lao động là 1,9 triệu đồng/ tháng. Dự tính trong năm 2009, công ty sẽ tuyển dụng thêm khoảng 27 lao động cũng như nâng mức thu nhập bình quân lên 2,3 triệu đồng/ tháng. Với thu nhập ngày càng gia tăng cũng như kỳ vọng về một công việc ổn định lâu dài, người lao động trong công ty đã yên tâm công tác và gắn bó hơn với công ty. Không chỉ tăng thu nhập bình quân cho công nhân mà quỹ khen thưởng của công ty cũng không ngừng được mở rộng để khuyến khích cán bộ công nhân viên có nhiều sáng kiến thành tích trong lao động. Thứ tư, trình độ người lao động đã được tăng lên. Thông qua những hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng như đầu tư xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, công trình theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000, những cán bộ quản lý của công ty đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm quản lý quý báu đồng thời áp dụng khá thành công trong hoạt động của công ty. Đồng thời những công nhân kỹ thuật vừa được nâng cao tay nghề của mình, vừa được làm việc trong môi trườn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21766.doc
Tài liệu liên quan