MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI. 2
I. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển tại công ty: 2
1. Khái quát một số nét hoạt động của công ty: 2
2. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển: 3
2.1. Đối với sản phẩm Sợi: 4
2.2. Đối với sản phẩm dệt kim: 7
2.3. Sản phẩm khăn mũ: 8
2.4. Sản phẩm vải DENIM: 8
II. Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty Dệt may Hà nội: 9
1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án: 9
2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo yếu tố cấu hình: 13
3.Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo lĩnh vực hoạt động từ năm 2000-2005: 14
4. Vốn và cơ cấu nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển 16
5.Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung đầu tư: 17
5.1. Công tác đầu tư máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ: 18
5.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực: 18
5.3. Đầu tư vào nguyên vật liệu: 20
5.4. Đầu tư vào thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường: 21
6.Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo hình thức đầu tư: 24
III.Đánh giá thực trạng đầu tư của Công ty Dệt may Hà nội: 26
1.Kết quả : 26
1.1. Giá trị Tài sản cố định huy động: 26
1.2. Hệ số huy động tài sản cố định: 28
1.3.Kết quả đào tạo nguồn nhân lực sau đầu tư: 29
1.4. Kết quả sản lượng sản phẩm sau đầu tư: 31
1.5. Kết quả của việc đầu tư mở rộng thị trường(đặc biệt là thị trường xuất khẩu): 33
2. Hiệu quả hoạt động đầu tư: 34
3. Những thành công và hạn chế của hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty Dệt may Hà nội: 36
3.1. Thành công: 36
3.2. Hạn chế: 37
Chương II- Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển ở Công ty Dệt may hà nội 43
I.Một số định hướng đầu tư của công ty trong giai đoạn tới: 43
1. Chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu: 43
2. Định mức kế hoạch của công ty dự tính đến năm 2010: 44
II.Một số giải pháp: 46
1.Đối với bản thân công ty: 46
1.1. Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư: 46
1.2. Giải pháp về đầu tư cho thiết bị công nghệ: 47
1.3. Giải pháp về nguồn nhân lực: 48
1.4. Giải pháp về thương hiệu và mở rộng thị trường: 50
1.5. Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm: 54
1.6. Quan hệ, hợp tác tốt với các cơ sở sản xuất phụ kiện: 55
2. Kiến nghị đối với Nhà nước: 56
2.1. Chính sách thuế: 56
2.2. Chính sách hỗ trợ về vốn: 56
2.3. Về chính sách đối với người lao động: 57
2.4. Chính sách hỗ trợ về mặt thị trường: 57
2.5. Chương trình phát triển cây bông vải: 58
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình đầu tư phát triển tại công ty Dệt may Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khẩu của công ty đang là vấn đề quan tâm mang tính chiến lược cao hơn bao giờ hết để nâng cao khả năng cạnh tranh trong tương lai.
Bên cạnh đó việc xuất khẩu vào Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các đối tác của công ty. Mà trong Hiệp định Việt Mỹ, vấn đề về bảo hộ nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mốt… đã được thoả thuận, công ty cần phải tuân thủ nghiêm khắc để tránh xảy ra tranh chấp do đánh cắp thương hiệu. Vì vậy việc xúc tiến ngay việc xây dựng thương hiệu trên đất Mỹ là điều rất cần làm lúc này.
Thêm nữa, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một số mặt hàng nhái, thậm chí giả nhãn hiệu Hanosimex, ví dụ như: áo may ô nam, áo sơ mi nữ mang nhãn hiệu Hanosimex bày bán ở các vỉa hè đại hạ giá mà chất lượng vải chỉ nhìn qua đã biết ngay là hàng kém phẩm chất. Công ty cũng vẫn chưa có giải pháp thoả đáng nào cho việc này.
b. Đầu tư vào việc mở rộng thị trường:
Hoạt động nghiên cứu và phân đoạn thị trường là những hoạt động tích cực không thể thiếu được trong hệ thống chính sách của một công ty để nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự thành công của các chiến lược tiêu thụ. Thực hiện tốt các hoạt động này sẽ giúp cho việc hoạch định các chiến lược đầu tư có thể bám sát với tình hình thực tế và có hiệu hiệu quả, đồng thời có thể đưa sản phẩm của mình tới các thị trường mới làm tăng sản lượng tiêu thụ. Hoạt động nghiên cứu thị trường là căn cứ, cơ sở để công ty đưa ra các chính sách tiêu thụ trong thời gian, địa điểm nhất định.
Trong những năm gần đây, công tác điều tra, nghiên cứu thị trường đã được ban lãnh đạo công ty khá quan tâm nhưng chưa tạo thành một phong trào có tính sâu rộng. Vốn đầu tư cho hoạt động này lại cũng không nhiều. Mặt khác, sự biến động của thị trường ngày càng phức tạp, để có thể đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng trên thị trường đòi hỏi công ty phải không ngừng đẩy mạnh và hoàn thiện công tác này. Để có thể mở rộng thị trường, công ty cần không ngừng tìm hiểu các nhu cầu mới xuất hiện trên thị trường và tìm mọi cách để thoả mãn kịp thời những nhu cầu ấy.
-Thứ nhất: đối với thị trường trong nước:
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ta đã được nâng lên rất nhiểu, kéo theo đó là nhu cầu cho các sản phẩm may mặc cũng tăng theo. Với tôn chỉ hàng đầu: “Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của công ty”. Để mở rộng được thị trường, công ty đã thực hiện một số cách sau:
- Mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra khắp các tỉnh thành trong cả nước, kể cả khu vực nông thôn và ở bất cứ nơi nào thấy dấu hiệu của nhu cầu.
- Đã xây dựng nhà máy may mẫu thời trang để chuyên nghiệp hơn trong việc thiết kế các kiểu dáng, chủng loại quần áo.
- Khai thác được thế mạnh của công ty là chất lượng và uy tín trên thị trường.
Tuy nhiên, vì chưa thực sự biến đó là một phương châm hành động nên công nghiên cứu thị trường nội địa vẫn chưa mang lại kết quả mong đợi.
-Thứ hai: đối với thị trường quốc tế:
Để thâm nhập vào thị trường nước ngoài yếu tố khá quan trọng là phải nghiên cứu yếu tố văn hoá, tập tục và cách ăn mặc truyền thống của quốc gia đó. Với mỗi quốc gia khác nhau, có một tập quán, phong tục khác nhau, ta không thể đem sản phẩm đồng nhất đến bán ở tại các thị trường khác nhau ở những nước khác nhau.
Công ty đã chú trọng tới việc tham gia các hội chợ quốc tế và đặt quan hệ kinh doanh với nhiều hãng tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn quốc, Đài loan, Nam phi, Trung Cận đông…
6.Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo hình thức đầu tư:
Các dự án ở Công ty Dệt may Hà nội chủ yếu theo hình thức đầu tư theo chiều sâu. Tuy nhiên, đối với một số dự án, để tiết kiệm nguồn lực có sẵn ở công ty, có sự kết hợp cả hai hình thức đầu tư theo chiều sâu và đầu tư theo chiều rộng.
Bảng11: Hình thức đầu tư của các dự án tại Công ty Dệt may Hà
- nội giai đoạn 2000-2005:
Hình thức đầu tư
Số dự án
Số tuyệt đối
Tỉ trọng (%)
Chiều sâu
13
244144
58
Chiều rộng
2
32011
8
Kết hợp giữa chiều sâu và chiều rộng
3
147015
35
Tổng
18
423170
100
( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư )
Từ bảng trên ta nhận thấy, các dự án ở Công ty Dệt may Hà nội có tới 58% theo hình thức đầu tư chiều sâu với số vốn là 244,144 triệu đồng.
Năm 2000, dự án nhà máy dệt vải DENIM đầu tư mới hoàn toàn với quy mô 155 tỷ đồng thể hiện được quyết tâm trang bị máy móc kĩ thuật hiện đại để sản xuất một loại sản phẩm hoàn toàn mới so với những sản phẩm trước đó của công ty, đó chính là vải bò- loại vải đang có tỉ lệ tiêu thụ cao tại công ty.
Tuy vậy, việc đầu tư một nhà máy mới sẽ đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn cho chi phí mặt bằng nhà xưởng, các công trình phụ trợ mà không tận dụng được đội ngũ quản lý, nhân công giàu kinh nghiệm có sẵn ở các nhà máy Sợi. Chính vì vậy, có tới 35% tổng vốn đầu tư dành cho các dự án có sự kết hợp cả hai hình thức: chiều rộng và chiều sâu. Đó là các dự án: Dự án đầu tư mở rộng Dệt Hà đông, Dự án đầu tư và mở rộng nhà máy Sợi Hà nội, dự án tự động hoá. Mức đầu tư cho các dự án có hình thức hỗn hợp này là khoảng 147,015 triệu đồng. Đầu tư theo chiều rộng chỉ chiếm tỉ trọng 8% trong tổng vốn đầu tư, bao gồm các dự án: Dự án đầu tư mở rộng dệt DENIM năm 2002, dự án trạm 35/6 KV năm 2004.
Năm 2000 công ty bắt tay vào xây dựng nhà máy dệt vải DENIM, đến năm 2002 lại đầu tư mở rộng nhà máy này. Việc đầu tư khá dồn dập đó là do: công ty đã tìm hiểu được nhu cầu về vải DENIM của thị trường cả nước hiện tại và tương lai sẽ rất lớn, cần phải đầu tư mở rộng nâng cao công suất hơn nữa thì mới đáp ứng được. Và quyết định đó cho tới thời điểm này là hoàn toàn đúng đắn vì hàng vải DENIM sản xuất ra hầu như tiêu thụ được ngay.
III.Đánh giá thực trạng đầu tư của Công ty Dệt may Hà nội:
1.Kết quả :
1.1. Giá trị Tài sản cố định huy động:
Đối với từng dự án đầu tư, giá trị tài sản cố định huy động chính là những đối tượng, hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập của từng dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động. Công thức tính giá trị các tài sản cố định được huy động (F) trong trường hợp này như sau:
F= Iv - C
Với :
Iv : là vốn đầu tư đã thực hiện của các đối tượng, hạng mục công trình đã được huy động.
C : là các chi phí không làm tăng giá trị tài sản cố định.
Giá trị tài sản cố định huy động hàng năm của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 12: Giá trị tài sản cố định huy động giai đoạn 2000-2005:
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2000
101,1
Năm 2001
18,127
Năm 2002
48,019
Năm 2003
7,922
Năm 2004
35,042
Năm 2005
65,275
Tổng
275,485
( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư )
Qua bảng trên, ta thấy được khối lượng các tài sản cố định được huy động không đều nhau qua các năm và có sự chênh lệch đáng kể. Năm 2000 là năm có số hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập nhiều nhất trong vòng 6 năm qua: khoảng 101 tỉ đồng trong tổng số 155 tỷ vốn đầu tư của cả năm. Năm 2003, chỉ có 7,922 tỉ giá trị tài sản cố định được huy động trong kì. Các năm còn lại có giá trị tài sản cố định trong kì từ 18 - 48 tỷ đồng.
Giá trị tài sản cố định huy động được thể hiện ở công suất hoạt động của tài sản cố định đó, mà cụ thể là qua công suất của các máy móc thiết bị.
Bảng13: Công suất Máy móc thiết bị đầu tư mới trong giai đoạn 2000-2005 tính tới thời điểm tháng 2/2006:
Năm
Máy móc thiết bị
Công suất
(%)
2001
Nhà máy may 3 ( 1500 m áy)
100
Máy thô BCX16E
100
Máy dò tách xơ ngoại lai
100
Máy chải kĩ
100
2003
Máy RIB
100
Máy thô Rieter Secondhand
90
Máy nhuộm 25 kg
90
Máy dệt Single có chun
90
2004
Máy lạnh
90
Dự án trạm 35/6 KV
80
2005
Dự án tự động hoá
70
(Nguồn: Phòng Kĩ thuật- Đầu tư)
Có thể nói các máy móc thiết bị sau 5 năm đầu tư đã đi vào hoạt động ổn định. Các máy từ năm 2001 đều đã đạt công suất tối đa, tiếp đó, các máy mua giai đoạn 2002-2004 đạt 90% công suất.
Bảng 14: Sản lượng sợi tăng lên sau khi đầu tư thêm máy móc thiết bị giai đoạn 2000-2005 so với trước đó:
Đơn vị: tấn/ năm
Mặt hàng
Sản lượng trước đầu tư
Sản lượng sau đầu tư
Tăng so với trước đầu tư
Ne 45(65/35)CK
710
812
102
Ne 4065/35)CK
590
599
9
Ne 305/35)CK
710
1180
470
Ne 45(65/35)CK
350
372
22
Ne 40PE
590
690
100
Ne 30PE
1060
1250
190
Ne 45PE
3640
3820
180
Ne 30 cotton CK
1530
2820
1290
Ne 32 cotton CT
710
834
124
Tổng số
9890
12377
2487
(Nguồn : Phòng Kĩ thuật đầu tư )
Ta thấy sản lượng sợi tăng lên rõ ràng qua quá trình đầu tư, đặc biệt là sợi Ne 30 cotton CK, trung bình tăng l290 tấn/ năm so với thời kì trước đó.
Trong đó toàn bộ dây chuyền kéo sợi mới sẽ được sử dụng để sản xuất sợi Ne 30 cotton chải kĩ để đạt mức chất lượng cao với sản lượng 1860 tấn/ năm.
1.2. Hệ số huy động tài sản cố định:
Trên lí thuyết, đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các nhà quản lí đã tính hệ số huy động TSCĐ như sau:
Hệ số huy động TSCĐ= Giá trị TSCĐ được huy động trong kì/ ( Tổng vốn đầu tư được thực hiện trong kì+Vốn đầu tư thực hiện các kì trước nhưng chưa được huy động).
Nhưng thực tế ở Công ty Dệt may Hà nội, các nhà quản lý vẫn sử dụng cách tính chỉ tiêu này theo từng dự án, và giả địnhVốn đầu tư bỏ ra năm nào được dùng hết ngay năm đó.
Vì vậy, ta có bảng tính hệ số huy động tài sản cố định của công ty như sau:
Bảng 15: Hệ số huy động TSCĐ của các dự án tại Công ty Dệt may Hà nội giai đoạn 2000-2005:
Năm
Hệ số huy động TSCĐ
2000
0,651
2001
0,652
2002
0,685
2003
0,633
2004
0,537
2005
0,753
( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư )
Có thể nói hệ số huy động tài sản cố định trong các dự án khá cao. Trung bình khoảng 0,63; điều đó có nghĩa là: cứ 1 đồng vốn đầu tư tạo ra 0,63 đồng giá trị tài sản có khả năng phát huy tác dụng độc lập.
Năm 2005, hệ số huy động tài sản cố định lớn nhất là 0,753. Đây cũng đồng thời là năm có lượng vốn đầu tư cao: 100,3 tỷ đồng. Như vậy, sẽ tạo ra khoảng 75,5 tỷ giá trị tài sản cố định sử dụng được.
Tương tự như vậy, năm 2004 có tổng vốn đầu tư 54 tỷ, tài sản cố định phát huy được tác dụng độc lập có giá trị chỉ 28,89 tỷ. Vì hệ số huy động tài sản cố định là 0,537, thấp nhất trong vòng 6 năm.
1.3.Kết quả đào tạo nguồn nhân lực sau đầu tư:
Mặc dù đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm một cách có quy mô nhưng trình độ lao động của toàn công ty đã được nâng lên một cách đáng mừng. Số lượng công nhân viên có tay nghề cao và trình độ đã tăng.
Bảng 16: Chất lượng cán bộ công nhân viên tại công ty tới thời điểm tháng 12/2005:
Stt
Trình độ
Số lao động
Tỉ trọng (%)
Trên Đại học
53
0,981
Đại học
513
9,500
Cao đẳng
45
0,833
Trung cấp
180
3,333
Công nhân bậc 1
433
8,019
Công nhân bậc 2
455
8,426
Công nhân bậc 3
509
9,426
Công nhân bậc 4
824
15,259
Công nhân bậc 5
1226
22,704
Công nhân bậc 6
1102
20,407
Công nhân bậc 7
60
1,111
Tổng cộng
5400
100%
Tỷ lệ lao động gián tiếp
9.8%
Tỷ lệ lao động trực tiếp
90.2%
(Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính)
Có 53 cán bộ có trình độ trên Đại học, mà hầu hết đều do công ty cử đi học tại các trường đại học trên cả nước. Trong đó có 3 tiến sĩ, 50 thạc sĩ. Số công nhân bậc 5 ở công ty lên tới 1102 - có được là do các lớp huấn luyện nâng cao tay nghề người lao động do công ty tổ chức thường kì hàng năm.
Số công nhân bậc 5 chiếm tỉ trọng lớn nhất là 22.704%, sau đó tới công nhân bậc 6; nhân viên có trình độ cao đẳng chiếm tỉ trọng thấp nhất là 0.833%. Nhìn chung tỉ trọng công nhân tăng dần theo bậc thợ và đây là tín hiệu rất đáng mừng, bởi tuy số lao động làm ở công ty ngày càng tăng, nhưng họ nhanh chóng tiếp thu được kiến thức, khả năng làm việc và trình độ không bị cách quá xa so với những đồng nghiệp cũ.
1.4. Kết quả sản lượng sản phẩm sau đầu tư:
Bảng17: Kết quả các sản phẩm dệt DENIM sau đầu tư giai đoạn 2002-2005:
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
- Vải DENIM
1000m
6750
9102
9560
10065
- SP May DENIM
1000SP
375
711
717
860
( Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường)
Như ta đã biết ở các phần trên, năm 2000, công ty đầu tư dự án : Nhà máy dệt vải DENIM với số vốn hơn 155 tỷ, sau đó để nâng cao năng suất và chất lượng, năm 2002, công ty lại tiếp tục đầu tư 27 tỷ mở rộng Nhà máy này. Và kết quả của công cuộc đầu tư đó đã không phụ lòng cán bộ công nhân viên trong Công ty Dệt may Hà nội khi mà sản phẩm vải DENIM và sản phẩm may DENIM không ngừng tăng tiến với bước đột phá ngoạn mục tại điểm mốc là năm 2003. Kể từ đó, sản lượng vẫn tiếp tục tăng nhưng chưa năm nào đạt được bước nhảy vọt như 2003. Để thấy rõ hơn sự gia tăng này, ta xem xét bảng tốc độ tăng liên hoàn và định gốc như sau:
Bảng18: Tốc độ tăng liên hoàn trong cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2002-2005:
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
03/02
04/03
05/04
- Vải DENIM
6750
9102
9560
10065
135
112
123
- SP may DENIM
375
711
717
860
190
101
120
( Nguồn: Phòng kĩ thuật đầu tư)
Năm 2003, sau khi đã được đầu tư mở rộng, sản lượng sản phẩm vải DENIM tăng lên tới con số 35% so với năm 2002. So với năm 2003, năm 2004 tăng 12% cũng là co số đáng khích lệ. Năm 2005 tiến bộ hơn so với năm 2004, với tốc độ tăng 23%. Người tiêu dùng đã biết đến sản phẩm vải DENIM của công ty và đón nhận một cách nồng nhiệt. Vì thế, công ty ngày càng gia tăng đầu tư để đáp ứng nhu cầu đó.
Sản phẩm may DENIM: quần bò, áo bò, váy bò trẻ em…năm 2003 tăng với tốc độ còn ngoạn mục hơn so với năm 2002:190%. Năm 2003, 2004 sản lượng vẫn tăng nhưng chưa năm nào có sự tiến bộ vượt bậc như tốc độ gia tăng của năm 2002.
Bảng 19: Tốc độ tăng định gốc trong cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2002-2005:
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
Tốc độ tăng định gốc
04/02
05/02
- Vải DENIM
6750
9102
9560
10065
141
149
- SP May DENIM
375
711
717
860
191
229
( Nguồn: Phòng kĩ thuật đầu tư)
Sản phẩm may DENIM năm 2005 lại gia tăng đột biến: 229% so với năm 2002, chứng tỏ ngày càng có người thêm biết đến và sử dụng sản phẩm vải bò của công ty. Đây là tín hiệu rất đáng mừng vì vừa mới năm 2000, công ty đã đầu tư hơn 155 tỷ đồng để xây dựng nhà máy dệt loại vải này, năm 2002 lại tiếp tục đầu tư bổ sung. Vậy nên việc khách hàng tiêu dùng sản phẩm vải và sản phẩm may DENIM nhiều như vậy là một động lực rất lớn khích lệ công ty gia tăng sản xuất, năng suất lao động.
1.5. Kết quả của việc đầu tư mở rộng thị trường(đặc biệt là thị trường xuất khẩu):
Bảng 20: Kim ngạch xuất khẩu của công ty giai doạn 2003-2005:
Đơn vị: USD($)
Năm
Nước
2003
2004
2005
Nhật
2808233,6
2615156,9
2923620,3
Đài loan
5616467,2
5230313,8
5847240,6
Anh
8424700,8
7845470,7
8770860,90
Mỹ
9828817,6
9153049,15
10232671,05
Các nước khác
1404116,8
1307578,45
1461810,15
Tồng xuất khẩu
28082336
26151569
29236203
( Nguồn: Phòng kĩ thuật đầu tư)
Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu của công ty không ngừng tăng qua từng năm và trong lĩnh vực xuất khẩu thì Công ty Dệt may Hà nội luôn là
“ Con chim đầu đàn” của ngành dệt may Việt nam, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Tiếp đến là thị trường Anh, Nhật Bản và Đài Loan. Năm 2005, xuất khẩu sang thị trường Mỹ lên tới 10.000 USD, cao nhất từ trước tới nay. Với toàn ngành thị thị trường xuất khẩu vào Hoa Kì đạt 1,95tỷ USD, chiếm 54,1% năm 2005. Trong khi Mỹ là thị trường mới thì Nhật Bản là thị trường truyền thống khá khó tính, có tỉ trọng nhập khẩu sản phẩm dệt may của công ty là 10% doanh thu xuất khẩu 1 năm. Bên cạnh những thị trường với tỉ trọng nhập khẩu lớn thì còn một số thị trường khác tuy với số lượng nhập khẩu sản phẩm của công ty nhỏ nhưng thường xuyên và ổn định như thị trường châu Âu, CH Séc…
Ngoài ra, trong những năm vừa qua, nhờ việc mở rộng thị trường, công ty còn xuất khẩu được gần 2000 tấn sợi sang Hàn quốc, Đài loan, Nhật Bản để bù đắp cho khu vực may, thực hiện được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đã định.
2. Hiệu quả hoạt động đầu tư:
Bảng 21 : Hiệu quả đầu tư ở Công ty Dệt may Hà nội
giai đoạn 2002-2005:
Năm gốc 2002
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
Doanh thu tăng thêm
Tr. đ
33.615
104.882
394.305
Lợi nhuận tăng thêm
Tr. đ
200
1.300
500
Nộp NS hàng năm tăng thêm
Tr. đ
252
548
600
Kim ngạch xuất khẩu tăng thêm
$
2.596.683
-1930767
3.084.634
Lao động tăng thêm
người
247
27
149
Lương CN/ tháng tăng thêm
1000đ
100
100
200
( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư )
Qua kết quả phân tích, ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều tăng lên một cách rõ rệt, trong đó phải kể đến chỉ tiêu về doanh thu. Nếu năm 2002, doanh thu của Hanosimex vào khoảng 832 tỷ đồng, năm 2003 tăng hơn 33 tỷ, năm 2004 lại tăng hơn năm 2003 tới gần 105 tỷ đồng. Và một bước nhảy vọt đã diễn ra vào năm 2005, khi mà doanh thu tăng những 394 tỷ đồng so với năm 2004. Để có được điều đó là cả một quá trình phấn đấu của Hanosimex với sự đầu tư thích đáng. Năm 2005, công ty đã đầu tư cho dự án tổng số vốn là hơn 100 tỷ, cao nhất trong vòng 4 năm vừa qua.
Xét đến khía cạnh xã hội, mức nộp ngân sách nhà nước của công ty so với các doanh nghiệp dệt may khác cũng rất lớn: trên 4 tỷ đồng mỗi năm. Năm 2003 tăng 252 triệu so với năm 2002, năm 2004 nộp cho nhà nước 4,8 tỷ- nghĩa là cao hơn năm 2003 tới 548 triệu đồng. Cộng thêm giá trị năm 2004: 600 triệu chính là số tiền mà công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước năm 2005. Đây là những sự gia tăng rất đáng khích lệ mà công ty có được trong vòng 4 năm vừa qua. Hi vọng rằng trong năm 2006 này, mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước của công ty sẽ lên tới con số 6 tỷ đồng.
Với số lao động lớn dần qua từng năm, song không vì thế mà tiền lương thấp đi, trái lại, vẫn nhích lên một cách đều đặn, tuy không được gọi là rất cao song có thể nói, người công nhân đã được trả lương đúng sức lao động của mình cho một công việc ổn định. (Không như những công ty may tư nhân khác, lương có thể đến 3 triệu đồng/ tháng, nhưng công việc lại thất thường, thời gian lao động có khi tới 14 tiếng một ngày )
Cho đến năm 2005, lương lao động bình quân hàng tháng là 1,7 triệu đồng - với thu nhập như vậy, cán bộ công nhân viên công ty có thể yên tâm làm việc lâu dài tại Hanosimex.
Kim ngạch xuất khẩu có biến động khá thất thường trong vòng 4 năm qua.
Nếu như năm 2003 tăng so với 2002 khoảng 2600$, năm 2004 lại giảm tới gần 2000$. Nguyên nhân là do năm 2004, thị trường thế giới có những dấu hiệu không ổn định do việc lên giá các mặt hàng: bông, xơ, khiến công ty không thể nhập được một khối lượng lớn các nguyên liệu này để xuất thành phẩm ra nước ngoài vì giá cao vượt dự kiến.
Bảng 22: Hiệu quả tính trên vốn đầu tư giai đoạn 2003-2005:
( giả định vốn đầu tư năm nào phát huy tác dụng hết ngay trong năm ấy)
Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư
2003
2004
2005
Lợi nhuận tăng thêm / VĐT
0,016
0,024
0,005
Doanh thu tăng thêm / VĐT
2,763
1,948
3,932
Nộp ngân sách tăng thêm / VĐT
0,021
0,010
0,004
( Nguồn: Phòng Kế toán tài chính )
Hiệu quả của hoạt động đầu tư về tổng thể đã nâng cao hơn so với trước thời kì đổi mới nhưng còn thấp so với các loại hình doanh nghiệp khác và có những biến động khá thất thường.
Năm 2003, một đồng vốn đầu tư tạo ra 0,016 đồng lợi nhuận tăng thêm và 2,763 đồng doanh thu tăng thêm. Xét về doanh thu thì đây là tín hiệu rất đáng mừng. Nhưng về hiệu quả thực sự, tức là xét trên chỉ tiêu lợi nhuận thì 0,016 đồng lợi nhuận tạo ra trên 1 đồng vốn đầu tư là một con số quá thấp so với tiềm lực và những ưu đãi mà nhà nước dành cho ngành dệt may nói chung và Công ty Dệt may Hà nội nói riêng.
Ngoài ra, các chỉ tiêu hiệu quả khác như NPV (Lợi nhuận thuần), IRR ( hệ số hoàn vốn nội bộ), thời gian thu hồi vốn đầu tư… được công ty đánh giá theo từng dự án. Nhưng nhìn chung một dự án ở Công ty Dệt may Hà nội thường có
3. Những thành công và hạn chế của hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty Dệt may Hà nội:
3.1. Thành công:
Trong những năm vừa qua, đầu tư phát triển đã mang lại cho Công ty Dệt may Hà nội những thành tựu rất đáng khích lệ, cho thấy rõ một thực tế là nếu không có hoạt động đầu tư thì không có sự phát triển. Trong phần “ Kết quả và hiệu quả” nêu trên ta đã thấy được khá chi tiết những thành công mà hoạt động đầu tư mang lại cho công ty.
Có thể tổng kết lại những thành công mà công ty đạt được như sau:
Trước hết, sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, chất lượng và mẫu mà ngày càng được khách hàng tín nhiệm. Đối với ngành dệt nhiều mặt hàng vải sợi đã được xuất sang những thị trường lớn và khó tính mà trước đây chỉ sản xuất và tiêu thụ trong nước. Đối với ngành may thì cơ cấu sản phẩm may cũng có những động thái tích cực, từ chỗ chỉ may những loại quần áo như ba lỗ nam, áo phông nam nữ kiểu đơn giản…đến nay hàng may của công ty đã sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao như: quần áo thể thao, đồ Jean, quần áo bò… Một số mặt hàng được coi là có chất lượng bằng hoặc cao hơn sản phẩm của một số nước trong khu vực.
Hệ thống quản lý chất lượng trong công ty được nâng cao. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000 được tích cực được triển khai rộng rãi.
Đặc biệt, công nghệ và thiết bị ngành may đã được cải thiện đáng kể. Công nghệ và thiết bị kéo sợi, dệt thoi, dệt kim, xử lý hoàn tất được chú trọng đầu tư, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Tóm lại, những thành tựu mà Công ty Dệt may Hà nội đạt được trong thời gian 5 năm qua đã khẳng định một cách thuyết phục về sự cố gắng nỗ lực của cán bộ nhân viên công ty. Những thành công này đã giúp cho Công ty Dệt may Hà nội thêm tự tin đối mặt với những thách thức mới, nhất là trên con đường khẳng định bản thân trước các đối thủ quốc tế.
Tuy đạt được những thành công lớn như vậy, song không thể nói là công ty không có những điểm hạn chế cần khắc phục. Chúng ta hãy xem những hạn chế còn tồn tại ở Công ty Dệt may Hà nội như thế nào?
3.2. Hạn chế:
Cũng như tình trạng chung của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam khác, nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư tại Công ty Dệt may Hà nội hầu như là vốn vay ( bao gồm vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác). Vốn tự có ở công ty không nhiều, chỉ chiếm 22%. Trong những năm tới công ty cần có những biện pháp để nâng tỉ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng khác để có càng nhiểu vốn cho hoạt động đầu tư càng tốt.
Với cơ cấu nguồn vốn như hiện nay, việc đầu tư vào các nội dung còn khá nhiều bất cập.
a. Đầu tư cho Máy móc thiết bị:
Như đã biết trong phần thực trạng, trong giai đoạn 2000-2005, công ty dành hơn 250 tỷ đồng cho việc đầu tư máy móc thiết bị. Nhờ đó, năng suất và chất lượng sản phẩm ở công ty được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài thì những sản phẩm đầu tư mới này cũng không tồn tại được lâu. Vì để đồng bộ với những thiết bị cũ, công ty chỉ mua các loại máy tương đối hiện đại, so với thế giới thì ở mức trung bình. Nên sau này, khi cơ cấu sản phẩm không còn phù hợp nữa, công ty sẽ phải đầu tư lại. Lúc đó sẽ tốn rất nhiều tiến mà công ty chưa chắc đã huy động được ngay.
b. Đầu tư nguồn nhân lực:
Có thể nói trong những năm qua, công ty đã đầu tư cho nhiều cán bộ công nhân đi học. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của ban lãnh đạo đối với cấp dưới. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đầu tư đó vẫn chưa nhìn thấy rõ. Đặc biệt là những nhân viên về thiết kế mĩ thuật và nghiên cứu thị trường.
Việc đầu tư cho người lao động đi học thêm để nâng cao tay nghề nhưng cho tới giờ công ty vẫn chưa có những sáng kiến mới để nâng cao năng suất, không có những công trình khoa học có ứng dụng thực tiễn.
Công ty cần lưu ý tới vấn đề này bởi nó làm thất thoát một lượng vốn không nhỏ của công ty, lãng phí cả thời gian và công sức của cán bộ công nhân viên công ty.
Ngoài ra, công ty cũng vấp phải khó khăn là thiếu cán bộ kinh doanh trẻ tuổi, năng động, giỏi ngoại ngữ. Bởi, công ty đang thúc đẩy tỉ trọng xuất khẩu, cần có nhiều nhân viên hội tụ được những yếu tố trên để giao dịch với các đối tác nước ngoài, gây dựng nên được một hình ảnh đẹp của công ty với bạn bè quốc tế, song hiện tại số lượng cán bộ kĩ thuật trẻ còn quá nhỏ bé.
Nguyên nhân là vì, chế độ thi tuyển đầu vào ở Công ty Dệt may Hà nội (đối với cán bộ quản lý) cũng giống như tình hình chung của các doanh nghiệp nhà nước khác, chưa mang tính công khai và một chế độ đãi ngộ nhân tài thoả đáng. Hầu như những cán bộ trẻ vào làm việc tại công ty không phải trải qua chế độ thi tuyển gắt gao. Có lẽ vì vậy, động lực và tinh thần làm việc của họ không được như những nhân viên của các công ty tư nhân, hay các công ty liên doanh khác của Việt Nam hiện nay.
Mặt hạn chế nữa là đối với việc đào tạo đội ngũ công nhân. Để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo người lao động thì cần phải có cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên thật tốt. Thế nhưng hiện nay, các trường dạy nghề dệt may rất ít. Công nhân chủ yếu từ các tỉnh xa về, điêù kiện nhà ở, sinh hoạt không tốt. Còn thanh niên thành thị có nhiều nghề khác hấp dẫn hơn, không còn thích thú với nghề dệt may như trước kia.
Lại có những trường hợp do không có sự ràng buộc về điều kiện pháp lý, nhiều công nhân sau khi được đào tạo thành thợ giỏi tại công ty vì lí do nào đó lại chuyển đi nơi khác mà không phải nộp bất cứ khoản lệ phí học nghề nào.
c. Đầu tư vào nguyên vật liệu:
Có lẽ, đây cũng là lĩnh vực bộc lộ nhiều yếu điểm trong công cuộc đầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28242.doc