Chuyên đề Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủI ro đặc biệt tạI công ty Bảo Minh Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM 3

HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 3

I. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm hoả hoạn. 3

1. Trên thế giới. 3

2. Ở Việt Nam. 4

II. Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm hoả hoạn. 5

1. Sự cần thiết của bảo hiểm hoả hoạn. 5

2. Vai trò của bảo hiểm hoả hoạn. 8

2.1. Đối với doanh nghiệp. 8

2.2. Đối với Nhà Nước 9

III. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. 10

1. Một số khái niệm. 10

2. Đặc điểm của bảo hiểm hoả hoạn. 12

3. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hoả hoạn. 12

3.1. Đối tượng bảo hiểm. 12

3.2. Phạm vi bảo hiểm. 13

3.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. 15

3.4. Phí bảo hiểm. 16

3.5. Hợp đồng bảo hiểm. 18

3.6. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất: 18

3.7. Công tác giám định và bồi thường tổn thất. 19

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY 20

BẢO MINH HÀ NỘI 20

I. Vài nét về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh. 20

1. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh. 20

1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 20

1.2. Công ty Bảo Minh Hà Nội . 23

a. Những thuận lợI và khó khăn của công ty Bảo Minh Hà Nội trong khâu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. 29

2.1.Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Bảo Minh Hà Nội. 32

. Bước 1: Tiếp cận, hướng dẫn tư vấn khách hàng 32

. Bước 2: Các yếu tố rủi ro liên quan đến viwcj xác định tỷ lệ phí 33

. Bước 3: Điều tra rủi ro 34

. Bước 4: Chào phí bảo hiểm và hướng dẫn khách hàng kê khai bảo hiểm. 35

. Bước 5: Hoàn tất hồ sơ bảo hiểm 45

2.2. Quy định phân cấp khai thác tại Bảo Minh Hà Nội 45

2.2.1. Mục đích 45

2.2.2. Cơ sở phân cấp 46

2.2.3. Quy định chung 46

3. Tình hình khai thác bảo hiểm hoả hoạn tại Bảo Minh Hà Nội 47

4. Những kết quả đạt được. 49

5. Những vấn đề còn tồn tại 51

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÂU KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI BẢO MINH HÀ NỘI 53

I. Cơ hội và thách thức đối với Bảo Minh Hà Nội hiện nay 53

1.Cơ hội 53

2.Thách thức 53

II. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 54

1.Hoàn thiện hành lang pháp lý 54

2.Chính sách đầu tư 55

3.Quy định về hành nghề đại lý 55

4.Phương thức quản lý 55

5.Chính sách về sản phẩm 57

6.Chính sách tiền lương 57

7.Không tiếp tục cho phép thành lập thêm các công ty bảo hiểm chuyên ngành. 58

8.Phát triển môi giới và đại lý bảo hiểm 58

9.Phát triển thương mại điện tử 59

10.Kiện toàn tổ chức, bộ máy Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 60

11.Nâng cao trình độ quản lý 61

III. Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại Bảo Minh Hà Nội 62

1.Mục tiêu phát triển của công ty 62

2.Một số đề xuất với Bảo Minh Hà Nội 63

a.Công tác tổ chức nhân sự. 63

b. Chiến lược sản phẩm 65

c. Nâng cao hiệu quả hoạt động trong khâu khai thác. 65

d. Công tác quản lý kĩ thuật nghiệp vụ. 66

e. Chiến lược giữ khách hàng và khai thác khách hàng tiềm năng. 66

g. Công tác đào tạo. 67

h. Mở rộng mạng lưới đại lý và cộng tác viên. 68

i. CảI tiến chế độ tiền lương tiền thưởng. 68

KẾT LUẬN 70

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủI ro đặc biệt tạI công ty Bảo Minh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên thị trường bảo hiểm. Với đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo ngày càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, sáng tạo, đoàn kết linh hoạt thích ứng với công việc. Đời sống của cán bộ nhân viên được nâng cao, tinh thần phấn khởi, hoạt động công ty ổn định tăng trưởng, doanh thu luôn vượt kế hoạch được giao. Tuân theo cơ cấu tổ chức chung của Tổng công ty, đồng thời với những điều kiện hoàn cảnh riêng có, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Bảo Minh Hà Nội được tổ chức như sau: Phó Giám Đốc Phòng khai thác số 1 Phòng Hàng Hải Phòng ĐT KThác Phòng KTTC Phòng TCHC Phòng QLĐL Phòng PHH Phòng khai thác số 2 Phòng khai thác số 4 Phòng khai thác số 5 Phòng khai thác số 6 Phòng khai thác số 7 Phòng khai thác số 8 Phòng khai thác số 10 Phó Giám Đốc Giám Đốc Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Bảo Minh Phòng khai thác số 3 Phòng khai thác số 9 Trong đó các phòng khai thác phụ trách các khu vực khác nhau trong địa bàn thành phố Hà Nội đó là: PKT 1: Q. Sóc sơn (chuẩn bị thành lập) PKT 2: Q. Hoàn kiếm PKT3 : Q. Hoàng Mai + Thanh Trì PKT 4: Q. Thanh Xuân PKT 5: Q. Ba Đình PKT 6: Q. Đống Đa PKT 7: Q. Hai Bà Trng PKT 8: Q. Long Biên + Gia Lâm PKT 9: Q.Câu Giấy + Từ Liêm PKT 10: Q. Tây Hồ (chuẩn bị thành lập) Theo tổng kết sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2005 vừa, Bảo Minh Hà Nội có doanh thu phí đạt 88 tỷ đồng (tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2004 là 80 tỷ đồng) , trong đó nghiệp vụ đạt hiệu quả cao nhất là bảo hiểm tài sản . Trong khi đó, chi phí của Bảo Minh Hà Nội bao gồm: chi bồi thường chiếm khoảng 35.2 tỷ (tỷ lệ bồi thường khoảng 40% doanh thu ), chi quản lý chiếm 5%, chi hoa hồng là 12%. Với những thành tích trên, năm vừa qua Bảo Minh Hà Nội nhân được nhiều sự khen thưởng của Tổng công ty, đợc công nhận là đợn vị kinh doanh tiên tiến trong năm . a. Những thuận lợI và khó khăn của công ty Bảo Minh Hà Nội trong khâu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. + Thuận lợi. Trong kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm thì vớI bất kì nghiệp vụ bảo hiểm nào thì khâu khai thác là khâu quan trọng nhất và nó đảm bảo cho nguyên tắc số đông bù số ít trong bảo hiểm. Trong những năm đầu triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại Việt Nam, nền kinh tế bao cấp chưa phát triển, các doanh nghiệp trong nước chưa có ý thức phải mua bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho công việc sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy công tác khai thác bảo hiểm gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp liên doanh, các công ty 100% vốn nước ngoài khi gia nhập thị trường Việt Nam luôn quan tâm tới việc đề phòng hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Đây là thói quen của các nhà doanh nghiệp nước ngoài nơi mà thị trường bảo hiểm rất phát triển. Đặc biệt trong những năm qua, Hà Nội đã và đang có những bước phát triển vượt bậc. Hà Nội là nơi thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thông qua đó mà nhu cầu bảo hiểm nhất là bảo hiểm hoả hoạn không ngừng tăng lên. Với việc thực hiện nền kinh tế mở thu hút đầu tư bên ngoài vào thì đây là điều kiện thuận lợi cho nghành bảo hiểm nói chung và công ty nói riêng vì các doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng tới các biện pháp phòng cháy chữa cháy cũng như thực hiện việc mua bảo hiểm. Vớ việc hàng loạt các cơ sở sản xuất, các nhà hàng khách sạn mọc lên ngày càng nhiều cùng vớI tốc độ phát triển kinh tế chung của cả nước, nó đã tạo ra cơ hộI phát triển của bảo hiểm hoả hoạn tạI nước ta. Bảo Minh là một trong những công ty bảo hiểm đầu tiên tạI Việt Nam khai thác bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hoả hoạn nói riêng, trước đây là công ty nhà nước, và cũng là công ty tiến hành đổI mớI và năng động hiện nay nên rất có uy tín trên thị trường. Phạm vi hoạt động của công ty bao phủ trên toàn bộ các tỉnh thành trong cả nước và có số lượng các khách hàng truyền thống là rất lớn. Sự đổI mớI ngày một thông thoáng và năng động của luật pháp và sự tạo điều kiện của chính phủ và Bộ Tài Chính là một yếu tố rất cần thiết ngày nay đốI vớI sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Việc ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm đã góp phần làm cụ thể hoá và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung cũng như Bảo Minh nói riêng triển khai hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, với sự ra đời của hàng loạt các văn bản luật khác như Quyết định 06/TC- QD ngày 17/01/89, thông tư số 82/TCCN ngày 31/12/1991 của Bộ Tài Chính, nghị định số 42/2001/NĐ- CP, nghị định số 43/2001/NĐ-CP, thông tư 71/2001/TT-BTC, thông tư số 72/2001/TT- BTC chính là nền tảng quan trọng thúc đẩy sự ổn định và phát triển của thị trường bảo hiểm. Với khung pháp lí này, nhà nước vừa tạo ra những cơ hội, vừa tạo ta những thách thức mới cho toàn thể các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, trong đó có Bảo Minh. Bảo Minh hiện đang có một độI ngũ cán bộ nhân viên đạI lý trẻ và năng động. VớI việc cổ phần hoá thành công ty cổ phần Bảo Minh và cảI cách trong bộ máy quản lý và hoạt động, Bảo Minh hứa hẹn sẽ trở thành một tập đoàn kinh tế năng động trong tương lai. + Khó khăn. Đất nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa của hộI nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp trong nước cũng đứng trước những cơ hộI để phát triển cao hơn vươn ra vớI thế giới. Bên cạnh cơ hộI những thuận lợI có rất nhiều khó khăn thách thức đang chờ đợI mỗI doanh nghiệp ở phía trước. ĐốI vớI Bảo Minh nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn nói riêng ta có thể thấy có những khó khăn như sau: Đó là việc mở cửa hộI nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa vớI việc sẽ xuất hiện ngày càng nhiều những doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, trong đó có những tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giớI cũng sẽ đến vớI Việt Nam. Như vậy Bảo Minh sẽ phảI đốI mặt vớI sự canh tranh rất khốc liệt trên thị trường trong đó có cả cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phảI đốI mặt vớI sự canh tranh về nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vớI tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường thế giớI sẽ là điểm đến của những ngườI lao động có trình độ cao. Tình trạng chảy máu chất xám đã từng xảy ra trên nhiều lĩnh vực ngành nghề tạI Việt Nam cũng là kinh nghiệm quý giá cho doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra tình hình kinh tế xã hội trong nhiều năm tớI như luật pháp chính trị, lạm phát đầu tư trong nhiều năm tiếp theo cũng là những yêu tố rất phức tạp sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Ý thức của ngườI dân cùng vớI những cơ sở vật chất chưa đồng bộ cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ hoả hoạn của nước ta, gây thiệt hạI cho xã hội và cho các doanh nghiệp. Bảo hiểm cháy là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm chính của công ty. Cũng như quá trình tiến hành khai thác bất cứ nghiệp vụ nào, quá trình đưa sản phẩm bảo hiểm cháy đến với khách hàng thường gồm có các quy trình sau: Khai thác Đề phòng - hạn chế tổn thất Giám định và bồi thường Tái bảo hiểm Các bước này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau. Kết quả kinh doanh của nghiệp vụ sẽ giảm nếu các bước trên không được tiến hành ăn khớp. Sau đây em xin phép đi sâu vào tìm hiểu thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại Bảo Minh Hà Nội. 2.1.Thực trạng triển khai quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Bảo Minh Hà Nội. Bước 1: Tiếp cận, hướng dẫn tư vấn khách hàng Trước khi tiếp xúc với khách hàng, khai thác viên chuẩn bị hồ sơ chào bán bảo hiểm như: Báo cáo kinh doanh của Công ty, tờ quảng cáo về nghiệp vụ, quy tắc bảo hiểm, biểu mẫu… - Tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, sản xuất của khách hàng để có một số kiến thức về ngành của mình. Điều này là yếu tố giúp khai thác viên thành công trong quá trình trao đổi tư vấn cho khách hàng - Đọc và nắm rõ các quy tắc, điều khoản để có thể giảI thích cho khách hàng khi họ thắc mắc. - xem lại biểu phí để có thể hình dung về phạm vi cơ bản tương ứng với ngành nghề của khách hàng Bảo Minh Hà Nội đã thực hiện tương đối tốt bước đầu tiên này trước khi tiếp xúc với khách hàng. Cán bộ khai thác được hướng dẫn, đào tạo một cách tỷ mỷ trước khi tiếp cận khách hàng và mọi vấn đề liên quan đến kỹ thuật, nghiệp vụ đều được thông qua Phòng Đầu tư kỹ thuật của chi nhánh. Bước 2: Các yếu tố rủi ro liên quan đến viwcj xác định tỷ lệ phí Bước này đóng vai trò quan trọng vì nó liên quan đến hiệu quả kinh doanh cũng như vị thế cạnh tranh của công ty Khi xác định các yếu tố rủi ro liên quan đến việc định phí, nhân viên khai thác cần xem xét đến: - Yêu cầu bảo hiểm cho các rủi ro - Cấu trúc xây dựng của nhà xưởng - Ngành nghề kinh doanh - Hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy - Công tác an toàn của đơn vị Khai thác viên cần nắm rõ các yếu tố này, vì trong quá trình trao đổi với khách hàng, nếu khai thác viên không nhớ rõ hoặc không thể quyết định được mức phí chính xác, thì có thể đưa ra một số khoản phí và giảI thích với khách hàng do tỷ lệ phí phụ thuộc vào các yếu tố trên, nên chỉ có thể xác định mức phí cụ thể sau khi đánh giá rủi ro. Bước 3: Điều tra rủi ro Về nguyên tắc, trước khi chào phí bảo hiểm khai thác viên cần đến hiện trường quan sát, chụp ảnh đối tượng được bảo hiểm, mô tả những yếu tố quan trọng, các điều kiện xung quanh có thể ảnh hưởng đến việc tính phí. Tại Bảo Minh, đối với các dịch vụ có số tiến bảo hiêmr trên 300 000 USD, khai thác viên cần phải lập phiếu điều tra rủi ro trước khi chào phí bảo hiểm. Trong quá trình sản xuất có thể phát sinh các rủi ro. Vì vậy, đánh giá các rủi ro này là cần thiết. Quy trình sản xuất cần được mô tả chi tiết đến mức tối đa có thể đánh giá được rủi ro một cách đúng đắn và chính xác. trong biên bản đánh giá rủi ro nên có một sơ đồ đơn giản về quy trình sản xuất. Các hoạt động chính không phải là đặc trưng cho loại hình sản xuất của đơn vị rủi ro, nhưng nó góp phần làm tăng rủi ro thì đều phải được mô tả. Khi đánh giá rủi ro cần chú ý tới nguy cơ cháy và mức độ của rủi ro cháy có thể phát sinh từ nguyên liệu thô, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Rất nhiều sản phẩm được sản xuất theo các quy trình khác nhau với quy trình sản xuất mang tính rủi ro cao như: Sơn, phun, mạ, nhúng cần phải được mô tả. Bất cứ một Doanh nghiệp nào khi tham gia bảo hiểm dều sử dụng điện, đây là một nguy cơ tiềm năng gây ra cháy. Điện có thể được cung cấp bằng nguồn điện công cộng thông qua hệ thống dây cáp ngầm hay đường cáp điện ở trên cao so với mặt đất, hoặc từ trạm phát điện tự động riêng đặt ngay tại cơ sở. Các trạm phát điện riêng này phần lớn gây ra những hiểm hoạ có liên quan đến việc dự trữ hay xử lý nguyên liệu. Ngoài ra, tuabin phát điện cũng có khả năng gây ra cháy nổ. Các máy phát điện dùng trong trường hợp khẩn cấp cũng như các nguồn cung cấp điện độc lập khác là các nhân tố cần thiết để phục vụ cho việc hoạt động của các thiết bị sản xuất kinh doanh quan trọng và bơm cứu hoả trong trường hợp nguồn cung cấp điện chính bị gián đoạn. Trong những trục trặc chính xảy ra đối với hệ thống điện cần lưu ý đến các đường ống, rãnh dẫn dây, đường dây cáp bị hư hỏng và cài đặt không phù hợp. Do đó, khi đánh giá rủi ro để nhận bảo hiểm, cán bộ khai thác cần chú ý xem xét kỹ các yếu tố trên để từ đó có cái nhìn chính xác và đẩy đủ về mức độ rủi ro mà công ty có khả năng gặp phải. Bước 4: Chào phí bảo hiểm và hướng dẫn khách hàng kê khai bảo hiểm. + Tính phí cơ bản Trên cơ sở bản câu hỏi điều tra đã có (gồm hai bản: một bản do người tham gia bảo hiểm cung cấp, một do khai thác viên tự đánh giá), khai thác viên bắt đầu tiến hành tra bảng phân cấp phí tương ứng với ngnàh nghề sản xuất kinh doanh của đối tượng bnảo hiểm đẻ có được tỷ lệ phí cơ bản. Có hai phương pháp xác định tỷ lệ phí: Theo phân ngạch và theo danh mục. Bảo Minh Hà Nội áp dụng hai phương pháp trên vào thực tiễn. Nội dung của hai phương pháp này đã được trình bày trong chương I. Nừu bảo hiểm cho các đơn bảo hiểm mọ rủi ro thì thu thêm 20% trên tỷ lệ phí của rủi ro hoả hoạn (A) thuần tuý. + Xem xét các yếu tố làm tăng, giảm mức độ rủi ro - Các yếu tố làm tăng mức độ rủi ro Các công trình có thiết bị phụ trợ có khả năng làm tăng thêm khả năng xảy ra rủi ro tổn thất Ví dụ: Dây truyền sơn trong một phân xưởng sản xuất, thiết bị sấy khô, chiết xuất, gia công vật liệu nhân tạo Tỷ lệ tăng tối đa 15% (do người bảo hiểm tự đánh giá). Tuy nhiên, phụ phí này sẽ không được tính thêm nếu các thiết bị trên được lắp trong phòng ngăn cách với bên ngoài bằng tường chống cháy, có máy báo cháy và chiếm không quá 10% diện tích của cả đơn vị rủi ro. Các công trình có các điều kiện đặc biệt không thuận lợi đối với rủi ro được bảo hiểm: - Có các nguồn cháy không được tách biệt hoàn toàn, có không khí bị đốt nóng bởi dầu hay khí đốt ở nơi làm việc. - Có lò sưởi ấm bằng tia hồng ngoại, dầu. - Thiếu các thiết bị chữa cháy thích hợp, thiếu các biển báo phòng cháy chữa cháy. - Có dây truyền sản xuất tự động nhưng không được trang bị các thiết bị báo cháy đúng tiêu chuẩn Đối với những công trình này, phí bảo hiểm phải tăng thêm tối đa 10%. Tuy nhiê, sẽ không tính thêm phụ phí nếu không có các vật đễ cháy được sản xuất hay cất giữ gần đó. - Các công trình có trung tâm máy tính nhưn không được ngăn cách bằng tường chống cháy, không có hệ thống phòng cháy, chữa cháy riêng biệt và phù hợp Tỷ lệ tăng phí tối đa 5% (người bảo hiểm tự đánh giá) - Có khả năng xảy ra rủi ro phá hoại (cố tình gây cháy) + Các yếu tố làm giảm mức độ rủi ro (Giảm tối đa là 45%) Các thiết bị phòng cháy, báo chảy Trong các mức giảm dưới đây, chỉ áp dụng mức giảm cao nhất cho dù có đầy đủ các phương tiện nói trên. - Có hệ thống báo cháy tự động đuợc nối thẳng với trạm cứu hoả công cộng (Giảm 8%) - Có hệ thống báo cháy tự động được nối thẳng với phòng thường trực, đội cứu hoả của xí nghiệp, trạm công an hay cơ quan có trách nhiệm (Giảm 6%) - Có bộ phận báo cháy thuộc hệ thống chữa cháy tự động được lắp đặt cố định (Giảm 5%) - Việc trực, kiểm tra, canh gác được thực hiện 24/ giờ, cứ 2 giờ một lần có người kiển tra và có thể liên lạc ngay bằng điện đài hay nút bấm khi cần phát lệnh báo động (Giảm %) + Các thiết bị và phương tiện chữa cháy: Trong các mức giảm sau thì mức giảm cao nhất sẽ được giữ nguyên, còn mức khác giảm chỉ 50%. Ví dụ: Phân xưởng A có hệ thống Spinkler (giảm 35%), hệ thống phun nước tự động (giảm20 %), có đội cứư hoả chuyên nghiệp (giảm 15%), thì tỷ lệ giảm cao nhất của Spinkler 35% giữ nguyên, tỷ lệ giảm phí của hệ thống phun nước chỉ còn tính 50%, tức còn 10%, tỷ lệ giảm phí do đội cứu hoả chuyên nghiệp cũng được tính 50%, tức còn 7.5% - Có hệ thống chữa cháy Spinkler: Giảm tối đa 35% Chú ý: Đối với hệ thống Spinkler thì mức giảm tối đa là 35% chỉ được thực hiện khi ngoài các yêu cầu khác phải có ít nhất 2 hệ thống nước độc lập với nhau, nếu chỉ có một hệ thống cấp nước mà mức kỹ thuật cho phép thì mức giảm tối đa không quá 25% - Có hệ thống phun nước Thủ công: giảm tối đa 10% Tự động: giảm tối đa 20% - Có hệ thống dập cháy bằng co2 Thủ công: giảm tối đa 10% Tự động: giảm tối đa 20% - Có hệ thống chữa cháy Halon tự động: giảm tối đa 25% - Có hệ thống chữa cháy bằng bot: Thủ công: giảm tối đa 10% Tự động: giảm tối đa 20% - Có hệ thống chữa cháy dạng bột khô Thủ công: giảm tối đa 7% Tự động: giảm tối đa 12% - Có hệ thống dập tắt tia lửa điện: giảm tối đa 12% - Có hệ thống quạt, thông khói và hơi nóng Thủ công: giảm tối đa 3% Tự động: giảm tối đa 5% - Có đội cứu hoả riêng - Có ô tô chữa cháyvà nhân viên chuyên nghiệp: giảm tối đa 15% Bán chuyên nghiệp : giảm tối đa 7% - Gần đội cứu hoả công cộng, xe cứu hoả có thể đến sau 10 phút và ô tô chữa cháy dễ tiếp cận để chữa cháy: giảm tối đa 15% BIỂU 2: BIỂU PHÍ ÁP DỤNG CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC NGÀNH Nhà làm việc Tỷ lệ phí cơ bản (%) Nhà loại D 0.12 Nhà loại N 1.15% Nhà loại L 0.20% Nhà sản xuất đang xây dựng Với số tiền bảo hiểm tăng theo tốc độ thi công 0.15% Với số tiền bảo hiểm cố định 0.12% Nguồn: Bảo Minh Hà Nội Căn cứ vào đó, Bảo Minh Hà Nội có cơ sở để quyết định ký hay không ký hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn. Trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn, các nhà bảo hiểm cần phải quan tâm đến các yếu tố làm tăng, giảm mức độ rủi ro, vì những yếu tố này làm cơ sở để giảm mức phí cơ bản. Tuy nhiên, tổng mức phí về các thiết bị và phương tiện phòng cháy chữa cháy của mỗi đơn vị rủi ro không quá 45%. Tại Bảo Minh Hà Nội, biểu phí bảo hiểm áp dụng cho cửa hàng và kho tàng như sau: BIỂU3: BIỂU PHÍ BẢO HIỂM CỬA HÀNG VÀ KHO TÀNG Mã hiệu Loại kho, cửa hàng Phí cơ bản (%) 9711 Cửa hàng bách hoá có diện tích 2000 m2 0.23 9713 Các công ty bán hàng theo đơn đặt hàng qua bưu điện 0.32 9715 Cửa hàng bách hoá, trung tâm thương mại, siêu thị 0.29 941 Kho có rủi ro cháy thấp 0.09 942 Kho có rủi ro cháy cao 0.15 943 Kho có rủi ro cháy trung bình 0.23 944 Kho có rủi ro cháy tương đối cao 0.35 945 Kho có rủi ro cháy rất cao 0.50 Nguồn: Bảo Minh Hà Nội Còn đối với các rủi ro đặc biệt, Bảo Minh Hà Nội quy định chỉ bán rủi ro phụ khi đã tham gia hoả hoạn (A). tỷ lệ phí rủi ro phụ được tính bằng tỷ lệ % trên tỷ lệ phí của rủi ro hoả hoạn (A) thuần tuý. Tỷ lệ % của rủi ro phụ được quy định như sau: BIỂU 4: BIỂU PHÍ CỦA CÁC rñi ro ®Æc biÖt STT Tên rủi ro phụ Tỷ lệ (%) Ký hiệu 1 Nổ 3 B 2 Máy bay, phương tịên hàng không rơi 2 C 3 Bạo động đình công 1 E 4 Động đất 1 G 5 Cháy ngầm 2 K 6 Cháy tự lên men 3 L 7 Bão, lũ lụt 10 N 8 Vỡ tràn nước 2 P 9 Xe cộ xúc vật đâm vào 2 Q Nguồn: Bảo Minh Hà Nội Nếu tham gia tất cả các rủi ro phụ thì thu thêm 15% trên tỷ lệ phí hoả hoạn (A) thuần tuý. + Các mức miễn thường Bảo Minh Hà Nội áp dụng mức miễn thường chung là 0.2% số tiền bảo hiểm và không thấp hơn mức trong bảng sau: BIỂU 5: QUY ĐỊNH VỀ MỨC MIỄN THƯỜNG Đơn vị: USD Loại rủi ro Số tiền bảo hiểm Mức miễn thường tối thiểu Loại rủi ro thiên tai Dưới 100.000 300 Từ 100.000 đến 1000.000 1.000 Từ 1000.000 đến 2500.000 2.500 Trên 2500.000 5.000 Rủi ro khác Dưới 100.000 200 Từ 100.000 đến 500.000 500 Từ 500.000 đến 2.500.000 1.000 Trên 2.500.000 2.000 Nguồn: Bảo Minh Hà Nội Nếu khách hàng muốn lựa chọn những mức miễn thường cao hơn để được giảm phí bảo hiểm thì áp dụng các tỷ lệ giảm phí theo bảng sau: BIỂU 6: TỶ LỆ GIẢM PHÍ THEO MỨC MIỄN THƯỜNG Đơn vị: USD STBH Mức miễn thường Dưới 6 triệu Từ 6- 15 triệu Từ 15- 30 triệu Từ 30- 60 triệu Từ 60-90 triệu Từ 90-125 triệu 3.000 3.0% 6.000 5.0% 5.0% 9.000 6.8% 6.8% 6.8% 12.000 8.4% 8.2% 8.0% 7.15% 15.000 9.8% 9.5% 9.1% 8.0% 30.000 14.8% 13.85% 12.2% 10.8% 8.9% 8.0% 60.000 21.3% 19.3% 16.7% 13.6% 12.2% 11.0% 150.000 31.5% 25.0% 21.8% 19.45% 16.7% 15.0% 300.000 30.4% 26.5% 24.1% 22.0% 20.3% 625.000 33.4% 29.3% 27.5% 25.7% Nguồn: Bảo Minh Hà Nội Khi tiến hành khai thác vận động khách hàng tham gia bảo hiểm, cán bộ khai thác của công ty đã quan tâm đến mức khấu trừ. Vì mức khấu trừ một mặt có tác dụng nâng cao trách nhiệm của người được bảo hiểm và người bảo hiểm không phải giải quyết các tổn thất nhỏ, tiết kiệm những chi phí không cần thiết và mức khấu trừ là một công cụ đắc lựu trong việc cạnh tranh trên thị trường. Điều đó thể hiện khi hai công ty cùng cháo một mức phí cạnh tranh trên thị trường với các điều khoản, mức phí, phạm vi phương thức thanh toán như nhau, nếu công ty bảo hiểm nào có khấu trừ cao thì công ty đó chắc chắn sẽ giành được hợp đồng. + Tăng giảm phí theo tỷ lệ tổn thất trong quá khứ - Nếu 5 năm gần nhất với số tiền bồi thường cho người được bảo hiểm nhỏ hơn 20% tổng số phí bảo hiểm thu được thì có thể giảm 15% phí bảo hiểm, nếu dưới 50% thì có thể giảm tới 10% phí bảo hiểm. - Ngược lại, nếu trong 5 năm gần nhất số tiền bồi thường bằng 120% số phí bảo hiểm thu được thì tăng 10% phí bảo hiểm, nếu bằng 150% thì tăng 15% BIỂU 7: BIỂU PHÍ HOẢ HOẠN (A) THUẦN TUÝ ÁP DỤNG Ở BẢO MINH Loại tài sản / ngành nghề Loại rủi ro Tỷ lệ phí (%) Ghi chú Toà nhà văn phòng, khách sạn, căn hộ cho thuê cao cấp, các dịch vụ công cộng, vui chơi giải trí Khó cháy và trung bình 0.1- 0.2 Xây dựng sau 1990 Kho chứa xăng dầu Dễ cháy 0.5- 0.5 Kho chứa đồ gỗ, giấy bao bì, nhựa đường, sơn Dễ cháy và trung bình 0.24- 0.3 Mức độ an toàn phòng cháy chữa cháy tốt Kho chứa các sản phẩm khó cháy như vật liệu xây dựng, hàng nông sản Khó cháy 0.15- 0.22 Mức độ an toàn phòng cháy chữa cháy tốt Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng đồ nhựa, sơn, chất dẻo Trung bình 0.15- 0.20 Mức độ an toàn phòng cháy chữa cháy tốt Cửa hàng vật liệu xây dựng, dược, y khoa Khó cháy 0.1- 0.13 Mức độ an toàn phòng cháy chữa cháy tốt Cửa hàng gas, bình gas (trừ triết khấu gas) Dễ cháy 0.25- 0.3 Mức độ an toàn phòng cháy chữa cháy tốt Sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống Trung bình 0.16- 0.25 Mức độ an toàn phòng cháy chữa cháy tốt Nhà máy, xưởng dệt may Dễ cháy 0.22- 0.28 Mức độ an toàn phòng cháy chữa cháy tốt Nhà máy, xưởng thủ công mỹ nghệ, cao su, nhựa Dễ cháy 0.28- 0.38 Mức độ an toàn phòng cháy chữa cháy tốt Nhà máy, xưởng sản xuất giấy, in ấn Trung bình 0.2- 0.25 Mức độ an toàn phòng cháy chữa cháy tốt Ngành điện, nước, kinh doanh ô tô, kỹ thuật kim loại và các ngành tương tự Khó cháy 0.12- 0.18 Mức độ an toàn phòng cháy chữa cháy tốt Nguồn: Bảo Minh Hà Nội Sau khi tính toán xong tỷ lệ phí, khai thác viên thông báo cho khách hàng (đối với các đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm vượt mức phân cấp, khai thác viên phải báo cáo cho phòng đầu tư kỹ thuật và chỉ chào phí theo thông báo của phòng đầu tư kỹ thuật) + Thủ tuục tham gia bảo hiểm Sau khi phát sinh nhu cầu bảo hiểm, trước khi cấp đơn, khai thác viên phải yêu cầu khách hàng cung cấp các chứng từ sau: - Giấy yêu cầu bảo hiểm - Bảng danh mục chi tiết các tài sản - Sơ đồ phòng cháy chữa cháy - Sơ đồ mặt bằng thể hiện vị trí tài sản được bảo hiểm • Cách kê khai bảng danh mục tài sản ở Bảo Minh được quy định như sau: - Tài sản được bảo hiểm phải được kê khai chi tiết từng hạng mục tài sản theo từng đơn vị rủi ro: + Danh mục tài sản của từng đơn vị rủi ro và địa điểm phải được kê khai riêng biệt + Địa điểm là địa chỉ xác định vị trí của đối tượng bảo hiểm - Bảng danh mục tài sản là một bộ phận của hợp đồng bảo hiểm, do đó trên bảng danh mục tài sản cần ghi rõ số hợp đồng ký tên và đóng dấu - Tài sản được kê khai rõ ràng theo thứ tự: + Trị giá xây dựng + Máy móc trang thiết bị + Hàng hoá (nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm) - Đối với giá trị xây dựng và máy móc phải được kê khai chi tiết - Đối với hàng hoá ghi rõ bảo hiển theo giá trị hay giá trị điều chỉnh + Giá trị trung bình + Giá trị điều chỉnh (giá trị cao nhất) + Cấp đơn bảo hiểm Sau khi khách hàng đã chấp nhận tỷ lệ phí và cung cấp bảng danh mục tài sản. Bảo Minh Hà Nội quy định khai thác viên tiến hành cấp đơn như sau: - Đối với mục rủi ro: ghi loại rủi ro và ký hiệu bên cạnh - Mục mức khấu trừ ghi rõ bằng số tuyệt đối, không nên ghi số tương đối. - Đối với bảng dnah mục tài sản phải ghi số hợp đồng, địa điểm của tài sản được bảo hiểm, có xác nhận của khách hàng và Bảo Minh. Riêng đối với máy móc trang thiết bị phải có bảng danh mục chi tiết đính kèm ghi rõ đặc điểm mã ký hiệu - Đối với khách hàng có hai đối tượng bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm có từ hai đơn vị rủi ro trở lên, Bảo Minh quy định bắt buộc phải có phụ lục kèm theo như mẫu đã có sẵn. - Mọi chi tiết sửa đổi trên hợp đồng phải được quản lý, kiểm tra chặt chẽ và chỉ có người ký hợp đồng mới được sửa đổi trên hợp đồng. Cụ thể, Bảo Minh quy định: + Lỗi chính tả (chỉ một vị trí): Thì có thể sửa bằng tay, sau khi sửa đóng dấu correction và người ký đơn phải ký nháy ngay vị trí sửa. + Mọi hợp đồng sai sọt khác, nếu chưa cấp cho khách hàng, phải huỷ bỏ và lập lại hợp đồng mới, nếu đã cấp cho khách hàng thì phải làm sủa đổi bổ sung. Bước 5: Hoàn tất hồ sơ bảo hiểm Cũng như các công ty bảo hiểm khác, hợp đồng đầy đủ của Bảo Minh gồm những chứng từ sau: + Giấy yêu cầu bảo hiểm + Giấy chứng nhận bảo hiểm + Sửa đổi bổ sung (nếu có) + Điều khoản, điều kiện + Bảng danh mục tài sản (ghi chi tiết các hạng mục tài sản được bảo hiểm) Bảng danh mục tài sản phải ghi số hợp đồng, địa điểm của tài sản được bảo hiểm, có xác nhận của khách hàng và công ty bảo hiểm. Riêng đối với máy móc trang thiết bị phải có bảng danh mục chi tiết đính kèm và ghi rõ đặc điểm, ký mã hiệu. 2.2. Quy định phân cấp khai thác tại Bảo Minh Hà Nội 2.2.1. Mục đích - Tăng cường quyền chủ động của các đơn vị kinh doanh, đặc biệt khi công ty đã đi vào hạch toán kinh doanh. - Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho các đơn vị kinh doanh bảo hiểm. Phát huy sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị và công ty trong công tác kinh doanh để đảm bảo các đơn vị thực hiện đúng về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, tránh các sai sót nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty - Tập hợp và thống nhất lại việc phân cấp các nghiệp vụ bảo hiểm trong công ty sao cho có hệ thống, hợp lý và dễ theo dõi thực hiện. - Đơn giản hoá các công việc liên quan đến công tác quản lý và xử lý nghiệp vụ của các đơn vị trên cơ sở trình độ nghiệp vụ, quản lý của các chi nhánh và tính chất mức độ yêu cầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32794.doc
Tài liệu liên quan