Chuyên đề Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4. Nội dung nghiên cứu 2

1.5. Phương pháp nghiên cứu 3

1.5.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 3

1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu 4

1.5.3. Phương pháp xử lí số liệu và phân tích số liệu 5

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

2.1. Cơ sở lý luận 6

2.1.1.Đất đai và nguyên tắc sử dụng đất trong lâm nghiệp 6

2.1.2. Nội dung quản lí sử dụng đất đai 9

2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất 9

2.2. Những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà Nước liên quan đến quản lí và sử dụng đất đai 11

2.2.1. Luật đất đai 1993 và Luật đất đai sửa đổi năm 1998 11

2.2.2. Quyết định 187-1999/TTg ngày 16/9/1999 của Thủ tướng chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lí lâm trường quốc doanh 14

2.2.3. Nghị định 01/CP về việc giao khoán đất ngày 4 tháng 1 năm 1995 quy định một số vấn đề sau 17

2.2.4. Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 của chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp 18

2.2.5. Nghị định 163/1999 của CP ngay 16 tháng 11 năm 1999 về việc giao khoán, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp 19

2.3. Khái niệm và tác dụng của tích tụ tập trung đất đai 20

2.3.1. Khái niệm 20

2.3.2. Tác dụng của tập trung, tích tụ đất đai đối với SX NLN 21

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu 22

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của lâm trường 22

3.1.2. Vị trí địa lí và địa giới hành chính 22

3.1.3. Điều kiện tự nhiên 23

3.1.4. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội của vùng 24

3.1.5. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 27

3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của lâm trường Thác Bà - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái 27

3.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Yên Bình - Tỉnh Yên Bái 27

3.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của lâm trường Thác Bà 32

3.2.3. Tình hình tích tụ và tập trung đất đai giai đoạn 1995  2005 50

3.2.4. Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp 58

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 64

4.1. Kết luận 64

4.1.1. Những thuận lợi trong quá trình tổ chức quản lý sử dụng đất lâm nghiệp 64

4.1.2. Những tồn tại trong tổ chức quản lý đất lâm nghiệp 65

4.2. Một số ý kiến đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp 66

4.2.1. Về việc tự sản xuất kinh doanh của lâm trường 66

4.2.2. Đối với hình thức giao khoán đất lâm nghiệp cho các hộ nông dân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp 68

4.2.3. Về phía Nhà Nước và các cấp chính quyền 69

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3479 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
004/ 2003 2005/ 2004 2005/ 2003 I Đất nông nghiệp 55.548,87 56.007,69 56.584,87 100.76 101.03 101.8 1 Đất sản xuất NN 9.833,77 9.428,33 8.828,33 95.88 93.64 89.78 a Đất trồng cây hàng năm 6.664,43 6.664,43 6.127,5 100 91.94 91.94 a.1 Đất trồng lúa 654,5 654,5 634,5 100 100 100 b.2 Đất có dùng chăn nuôi 3.763,2 3.496,4 2.963,65 92.91 84.76 78.75 c.3 trồng cây hàng năm khác 2.246,73 2.513,53 2.529,35 111.88 100.63 110.58 b Đất trồng cây lâu năm 3.169,34 2.763,9 2.700,83 87.21 97.72 85.22 2 Đất lâm nghiệp 42.768,92 43.635,47 44.820,63 102.03 102.72 104.8 a Đất rừng sản xuất 24.312,2 24.510,17 25.611,87 100.8 104.49 105.35 b Đất rừng phòng hộ 18.456,72 18.425,3 19.208,76 99.83 104.25 104.07 c Đất rừng đặc dụng - - - - - - 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.532,39 2.532,39 2.535,37 100 100.12 100.12 4 Đất nông nghiệp khác 413,7 411,5 400,54 99.47 97.34 96.82 II Đất phi nông nghiệp 11.063,2 11.235,84 12.492,95 101.56 111.19 112.92 1 Đất ở 534,49 534,49 545,82 100 102.12 102.12 a Đất ở tại nông thôn 437,9 437,9 442,82 100 101.12 101.12 b Đất ở tại thành thị 96,59 96,59 103 100 106.64 106.64 2 Đất chuyên dùng 6.838,45 7.030,05 8.880,68 102.8 126.32 129.86 a Đất trụ sở, cơ quan 68 69,2 70,3 101.76 101.59 103.38 b Đất quốc phòng, an ninh 641,1 641,1 642,15 100 100.16 100.16 c Đất SXKD phi NN 5.006,85 5.116,26 6.037,63 102.19 118.01 120.59 d Đất mục đích công cộng 2.122,5 2.147,3 2.130,6 101.17 99.22 100.38 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 4,1 4,4 4,4 107.32 100 107.32 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 81,96 82,83 82,83 101.06 100 101.06 5 Đất sông suối, mặt nước CD 3.598,3 3.578,32 2.975,12 99.44 83.14 82.68 6 Đất phi nông nghiệp khác 5 5 4,1 100 82 82 III Đất chưa sử dụng 22.616,3 21.948,7 20.149,6 97.05 91.8 89.09 1 Đất bằng chưa sử dụng 15 13,7 9,5 91.33 69.34 63.33 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 22.398,0 21.812,44 18.827 97.39 86.31 84.06 3 Núi đá không có rừng cây 2.183,3 2.158,6 1.613,12 98.87 74.73 73.88 Tổng cộng 89.227,47 89.228,2 89.227,44 ( Nguồn: Phòng TN & MT huyện Yên Bình) Đối lập với hiện tượng đất sản xuất nông nghiệp giảm thì diện tích đất lâm nghiệp lại tăng lên rõ rệt. Từ 42.767,92 ha năm 2003 tăng lên 43.635,47 ha năm 2004 và lên 44.820,63 ha năm 2005. Bình quân mỗi năm tăng hơn 3%. Đất để trồng rừng sản xuất tăng mạnh, từ 24.312,2 ha năm 2003 tăng lên 24.510,17 ha năm 2004 và lên 25.611,87 ha năm 2005. Còn đất để trồng rừng phòng hộ thì tăng chậm hơn. Nguyên nhân của sự tăng này chủ yếu do người dân đã trồng thêm nhiều rừng kinh tế bằng việc sử dụng tốt diện tích đất rừng sản xuất sẵn có, chuyển dần một phần diện tích đất rừng phòng hộ ít xung yếu sang thành rừng kinh tế. Mặt khác người dân đã khai thác tối đa diện tích đất trống đồi núi trọc để phát triển rừng kinh tế. Bên cạnh đó, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác thì biến động ít và có xu hướng giảm dần. Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng và tăng nhanh vào năm 2004 và 2005, từ 11.062,3 ha năm 2003 tăng lên 11.235,84 ha năm 2004 và lên tới 12.492,95 ha năm 2005. Nguyên nhân chính là do nhu cầu của người dân tăng dần lên theo sự tăng của đời sống vật chất. Đáng chú ý nhất là diện tích đất chuyên dùng tăng rất mạnh. Từ 6.838,45 ha tăng lên 7.030,05 ha năm 2004 và lên 8.880,65 ha năm 2005. Xu thế trong tương lai thì diện tích loại đất này vẫn còn tăng lên. Đất chưa sử dụng: Bên cạnh việc diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp đều có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây, thì đất chưa sử dụng lại có xu hướng giảm dần. Từ 22.616,3 ha năm 2002 xuống còn 21.984,7 ha năm 2004 và xuống còn 20.149,62 ha năm 2005. Nguyên nhân chính là do diện tích đất này đã được người dân đưa vào sử dụng cho nông nghiệp và phi nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, diện tích này vẫn còn khá lớn 18.827 ha. Đòi hỏi huyện có biện pháp để hỗ trợ, khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tránh lãng phí đất. 3.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của lâm trường Thác Bà 3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của lâm trường Thác Bà Căn cứ vào số liệu báo cáo hàng năm giữa lâm trường với các cơ quan Nhà nước và giữa các đơn vị sản xuất với lâm trường, cơ cấu các loại đất đai của lâm trường được tổng hợp trong biểu sau: Trong toàn vùng thuộc địa bàn 16 xã có tổng diện tích tự nhiên là 43.951 ha. Được chia ra các loại đất với cơ cấu như sau: Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 5.700 ha chiếm 12,97% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Trong đó: Đất trồng cây hàng năm là 3.293 ha chiếm 7,49% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 57,8% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Các loại cây nông nghiệp hàng năm được trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn …. Tuy nhiên, đất cỏ dùng cho chăn nuôi lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong diện tích cây hàng năm. Với 1.669,2 ha chiếm 3,8% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 50,7% diện tích đất trồng cây hàng năm. Từ đó cho thấy, bên cạnh việc phát triển các cây lương thực để đảm bảo lương thực cho dân cư thì chăn nuôi cũng được chú trọng để phát triển. Đất lâm nghiệp: Với tổng diện tích 18.993 ha đất lâm nghiệp được Nhà Nước giao cho lâm trường quản lý, chiếm tỷ trọng 43,21% tổng diện tích tự nhiên. Từ đây có thể thấy hơn 2/3 diện tích đất nông nghiệp trong vùng là đất lâm nghiệp và hiện nay diện tích này đang được khai thác và sử dụng một cách triệt để và có hiệu quả. Trong tổng số 18.993 ha thì có 6.283 ha đất rừng sản xuất chiếm 14,3% tổng diện tích tự nhiên và 12.710 ha đất rừng phòng hộ chiếm 28,92% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 67% diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng. Với diện tích 12.710 ha đất rừng phòng hộ, cho thấy: Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp mà Nhà Nước giao cho lâm trường là đất rừng phòng hộ. Các loại cây trồng chính để phòng hộ là trám, lát, sấu, ràng ràng, muồng, lim, mỡ… bên cạnh đó lâm trường và người dân cũng tiến hành trồng các cây phù trợ như bồ đề, keo, luồng, quế. Qua đây ta thấy, vai trò và hiệu quả mà lâm nghiệp mang lại là rất lớn và người dân đã nhận thức được điều này nên họ rất tích cực tham gia sản xuất lâm nghiệp. Một lý do nữa để lý giải cho điều này là diện tích đất để sản xuất nông nghiệp trong vùng không cao, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Chính vì thế hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp mang lại thấp, thêm vào đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước trong việc giao đất, giao rừng đến tận tay từng hộ gia đình cá nhân nên họ có ý thức và trách nhiệm hơn trong phát triển rừng của nhà mình nói riêng và của toàn vùng nói chung. Biểu 04: Hiện trạng sử dụng đất đai của lâm trường năm 2005. STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tæng 43.951 100 I Đất nông nghiệp 26.270 59,77 1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.700 12,97 a Đất trồng cây hàng năm 3.293 7,49 a.1 Đất trồng lúa 333,8 0,76 a.2 Đất cỏ dùng chăn nuôi 1.669,2 3,80 a.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1.290 2,94 b Đất trồng cây lâu năm 830 1,89 2 Đất lâm nghiệp 18.993 43,21 a Đất rừng sản xuất 6.283 14,30 b Đất rừng phòng hộ 12.710 28,92 c Đất rừng đặc dụng - - 3 Đất nông nghiệp khác 1.577 3,59 II Đất phi nông nghiệp 6.746 15,35 1 Đất ở 284 0,65 2 Đất chuyên dùng 6.462 14,70 III Đất chưa sử dụng 10.935 24,88 1 Đất bằng chưa sử dụng 4 0,01 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 10.245 23,31 3 Đất núi đá không có rừng cây 686 1,56 (Nguồn: Báo cáo của lâm trường) Trong tổng số 6.283 ha đất rừng sản xuất thì chủ yếu người dân đầu tư phát triển rừng nguyên liệu giấy và gỗ trụ mỏ với 2 loại cây trồng chủ yếu rất có hiệu quả là Keo lai và Bạch đàn với năng suất đạt 100m3/ha. Đất nông nghiệp khác: Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp khác chiếm 1.577 ha tương ứng 3,59% tổng diện tích tự nhiện. Trong đó chủ yếu là đất hồ Thác Bà, sông suối khác được người dân tận dụng để nuôi trồng thuỷ sản. Đất phi nông nghiệp trong toàn lâm trường là 6.746 ha chiếm 15,35% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất chuyên dùng phục vụ cho xây dựng các công trình thuỷ lợi, đường giao thông, nghĩa trang - nghĩa địa và chiếm 95,8% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, còn lại là đất thổ cư. Xu hướng trong tương lai thì nhu cầu sử dụng loại đất này ngày một gia tăng. Đất chưa sử dụng: Tính đến năm 2005 diện tích đất trống chưa sử dụng là 10.935 ha chiếm 24,88% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng với 10.245 ha chiếm 23,31% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 93,7% diện tích đất chưa sử dụng. Lý do mà diện tích này lại chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do: Diện tích này nằm ở vùng khó khăn về địa hình, đất đai kém chất lượng nên việc tiến hành sản xuất gặp khó khăn. Vì vậy mà người dân không dám mạo hiểm để đầu tư vốn. Bên cạnh đó đất núi đá không có rừng cây là 686 ha chiếm 1,56% tổng diện tích tự nhiên và 6,27% diện tích đất chưa sử dụng. Qua đây ta thấy việc để trống gần 1/4 diện tích đất tự nhiên là lãng phí, trong khi diện tích đất lâm nghiệp lại không đủ so với nhu cầu của người dân. Vì vậy lâm trường cần có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích để sử dụng tối đa diện tích đất trong vùng một cách có hiệu quả, đảm bảo được nhu cầu đất để sản xuất của người dân. 3.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai theo đơn vị hành chính xã năm 2005 Qua biểu 05: Hiện trạng sử dụng đất đai của lâm trường theo đơn vị hành chính xã, ta thấy đất đai mà Nhà Nước giao cho lâm trường quản lý nằm trên địa bàn 16 xã tả ngạn sông chảy và hồ Thác Bà, sự phân bố đất đai trên địa bàn các xã như sau: Đất sản xuất nông nghiệp phân bố phân tán ở các xã là không đều nhau, xã có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là xã Cẩm Nhân với diện tích 708 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với 525 ha và đất cỏ dùng vào chăn nuôi với 323 ha, còn đất trồng lúa chỉ có 85 ha, được giao cho 668 hộ để trồng lúa. Xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít nhất là xã Phúc Ninh với 87ha. Trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm; đất trồng lúa và đất trồng cỏ cho chăn nuôi là 4 ¸ 5 ha. Tóm lại, diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp toàn vùng là 5.700 ha được phân bố phân tán cho 5.518 hộ sản xuất nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng có khoảng 1,03 ha. Từ đây có thể thấy rằng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vùng là rất ít, phân bố manh mún. Trong vùng có 18.993 ha đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn 16 xã, bình quân mỗi xã có khoảng 1.187,06 ha đất lâm nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy: xã có nhiều diện tích đất lâm nghiệp nhất là xã Xuân Long với 5.167 ha bao gồm 718 ha đất rừng sản xuất và 4.449 ha đất rừng phòng hộ. Tổng diện tích đất lâm nghiệp này được giao hầu hết cho 330 hộ trong xã để sản xuất lâm nghiệp. Đây là những hộ thường xuyên tham gia vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Tiếp theo đó là các xã có diện tích lâm nghiệp lớn: xã Yên Thành với 1.962 ha; xã Ngọc Chấn với 1.699 ha; xã Tích Cốc, Cẩm Nhân …. xã có ít diện tích đất lâm nghiệp nhất là xã Mỹ Gia có 351 ha và xã yên Bình có 328 ha. Kết hợp với việc tìm hiểu về vị trí địa lý của các xã ta thấy rằng hầu như các xã có diện tích đất lâm nghiệp nhiều đều nằm ở vị trí cách xa lâm trường, còn những xã nằm ở gần lâm trường thì có diện tích ít hơn, và chỉ những xã nằm ở gần lâm trường thì lại có hoạt động sản xuất hiệu quả. Một lý do lý giải cho điều này là các xã nằm ở gần lâm trường thì sự quan tâm, chú ý của lâm trường được thường xuyên hơn, còn những xã nằm xa lâm trường, giao thông khó khăn nên việc quan tâm theo dõi, quản lý không được thường xuyên, liên tục. Qua đây ta thấy: Việc phân bố đất đai lâm nghiệp trên địa bàn các xã thuộc vùng quản lý của lâm trường không đều nhau, các xã lại nằm ở cách xã lâm trường nên việc quản lý sử dụng, sản xuất kinh doanh của lâm trường gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Có một tồn tại trong quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ở địa bàn các xã mà cho đến nay nó vẫn chưa được giải quyết dứt điểm là: Hiện tượng xâm lấn và tranh chấp đất đai, chính điều này làm cho người dân không yên tâm làm chủ và mạnh dạn đầu tư vào kinh doanh rừng. Chính vì vậy mà trong tương lai lâm trường cần có sự phối kết hợp với chính quyền địa phương ở các xã, cơ quan địa chính và kiểm lâm rà soát lại quy hoạch tổng thể đất đai theo tinh thần của Nghị quyết 28 của Bộ chính trị, giải quyết dứt điểm tồn tại tình trạng tranh chấp, xâm lấn đất đai trên quan điểm hợp tình, hợp lý. Từ đó xác định chủ đất, chủ rừng cụ thể và tiến tới cấp sổ đỏ sử dụng đất đai lâu dài, ổn định cho các hộ nhận đất, nhận rừng, nhận khoán được yên tâm để đầu tư kinh doanh có hiệu quả cao nhất. Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng (chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng) ở các xã còn khá nhiều. Nhiều nhất là ở xã Vũ Linh với 1.900 ha đất đồi núi chưa sử dụng. Sau đó là xã Xuân Long với 1.120 ha đất đồi núi chưa sử dụng và 251 ha đất núi đá không có rừng cây; tiếp đến là xã Xuân Lai và xã Vĩnh Kiên đều có diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là trên 1.000 ha, xã có diện tích đất chưa sử dụng ít nhất là xã Đại Minh chỉ có 48 ha đất chưa sử dụng. Qua tìm hiểu nhận thấy: Phần lớn diện tích loại đất này nằm ở những nơi có điều kiện địa hình phức tạp, giao thông không thuận tiện, đất đai kém chất lượng. Trong khi vốn của chủ sở hữu lại hạn chế nên họ không dám mạo hiểm đầu tư vào phát triển sản xuất. Vì vậy trong tương lai cần phải có kế hoạch quản lý và sử dụng diện tích đất này có hiệu quả hơn, nhằm đảm bảo đủ đất cho người dân sản xuất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giải quyết tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, đảm bảo mục tiêu quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm, có hiệu quả. 3.2.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý sử dụng đất đai của lâm trường a.Cơ cấu đất đai của lâm trường theo đối tượng sử dụng Thực hiện nhiệm vụ giao, khoán đất đến người dân để họ làm chủ trong việc quản lý, sử dụng đất đai lâm nghiệp trên tinh thần của nghị định 01/CP và Nghị định 02/CP của Chính phủ, lâm trường tiến hành giao, khoán đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức để họ tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Cho đến nay công việc này đã đạt được những kết quả khả quan, đất đai được giao cho người dân làm chủ. Cụ thể như sau: Biểu 06: Cơ cấu diện tích đất đai của lâm trường phân theo đối tượng sử dụng năm 2005. STT Loại đất Tổng diện tích (ha) đối tượng sử dụng Hộ gia đình UBND Tổ chức khác Lâm trường I Đất sản xuất nông nghiệp 5.700 4.935 80 685 - II Đất lâm nghiệp 18.993 16.520,4 - 244,6 2.228 1 Đất rừng sản xuất 6.283 5.466 - 44 773 2 Đất rừng phòng hộ 12.710 11.054,4 - 200,6 1.455 3 Đất rừng đặc dụng - - - - - III Đất phi nông nghiệp 6.746 284,6 86,4 6.375,4 - IV Đất chưa sử dụng 10.935 4.306 1.751 2.150 2.728 1 Đất bằng chưa sử dụng 4 4 - - - 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 10.245 4.306 1.700 2.000 2.239 3 Đất núi đá không có rừng 686 - 51 150 489 (Nguồn: Tài liệu điều tra) Qua biểu 06 biểu về cơ cấu diện tích đất của lâm trường theo đối tượng sử dụng ta thấy: Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà Nước về giao đất để người dân quản lý và sử dụng, ở hầu hết các địa phương trong cả nước nói chung và ở địa bàn nghiên cứu nói riêng, đất nông nghiệp hầu hết được giao cho các hộ nông dân quản lý sử dụng, số còn lại nằm trong diện quy hoạch quỹ đất công của xã và các tổ chức kinh tế khác. Trong 5.700 ha đất sản xuất nông nghiệp thì hộ gia đình quản lý sử dụng 4.935 ha, UBND xã quản lý 80 ha thông qua nhận khoán để làm quỹ đất riêng của xã, còn lại là các tổ chức kinh tế khác. Đất lâm nghiệp: Với diện tích 18.993 ha mà Nhà Nước giao cho lâm trường quản lý thì hầu như đã được giao khoán cho các hộ gia đình và các tổ chức kinh tế khác quản lý. Hiện nay hộ nông dân đang được giao khoán quản lý và sử dụng 16.520,4 ha, tương đương 87% diện tích đất lâm nghiệp của vùng. Lâm trường chỉ quản lý sử dụng trực tiếp 2.228 ha, còn lại 244,6 ha được quản lý sử dụng bởi các tổ chức kinh tế khác như các hiệp hội, tổ chức Trong biểu 06 cho thấy UBND các xã không quản lý sử dụng trực tiếp đất lâm nghiệp. Hầu như các UBND chỉ quản lý một phần nhỏ đất để làm công quỹ. Tuy nhiên diện tích này cũng được UBND cho đấu thầu các hộ gia đình, cá nhân sản xuất. Trong diện tích giao cho các hộ gia đình quản lý sử dụng thì người dân có nhu cầu hơn với việc nhận đất rừng sản xuất. Có tới 87% (5.466 ha) đất rừng sản xuất được giao cho các hộ gia đình. Diện tích này được các hộ sử dụng tốt, mang lại hiệu quả, tích cực cải thiện được đời sống của người dân. Lâm trường quản lý sử dụng 773 ha, số còn lại là 44 ha được các tổ chức kinh tế khác quản lý và sử dụng. Mục đích chính trong việc sử dụng diện tích đất này là trồng rừng nguyên liệu gỗ trụ mỏ và nguyên liệu giấy. Các loại cây chính là Bạch đàn và Keo lai, còn lại 12.710 ha đất rừng phòng hộ được giao các hộ gia đình quản lý sử dụng là 11.054,4 ha, cho các tổ chức kinh tế khác là 200,6 ha và lâm trường trực tiếp quản lý sử dụng 1.455 ha. Diện tích đất rừng này cũng mang lại một phần thu nhập cho người dân thông qua việc tỉa thưa và trồng xen các loại cây trồng. Trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu đất đai cho phát triển nghề rừng ngày càng tăng, lâm trường đang đẩy mạnh việc đưa diện tích đất đồi núi chưa sử dụng vào phát triển rừng sản xuất và rừng phòng hộ, vừa đảm bảo yêu cầu phòng hộ, vừa đảm bảo phát triển rừng nguyên liệu để cung cấp cho nhà máy giấy bãi bằng. Qua điều tra thực tế 30 trong tổng số 267 hộ gia đình có tham gia vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở thị trấn Thác Bà nói riêng và trong tổng số 3.467 hộ trong toàn vùng nói chung thì: Hầu như hộ nào cũng mong muốn có đất để phát triển nghề rừng. Tuy nhiên, do quỹ đất có hạn (chỉ có 18.993 ha đất có rừng trong tổng 43.951 ha đất tự nhiên. Trong khi có 3.467 hộ gia đình với 9.282 nhân khẩu thường xuyên tham gia sản xuất lâm nghiệp) nên một số người, một số gia đình muốn nhưng không có đất. Từ đây có thể thấy mức độ thu hút của lâm nghiệp, tuy nhiên vẫn còn tồn tại khiến người dân không yên tâm để phát triển nghề rừng là vấn đề vốn, công nghệ và đầu ra. Bên cạnh việc giao khoán đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ cho các đối tượng sử dụng đất chưa sử dụng cũng được giao cho đối tượng sử dụng. Trong 10.935ha đất chưa sử dụng thì các hộ gia đình quản lý 4.306ha ; UBND quản lý 1.751ha; các tổ chức khác quản lý 2.150ha; còn lại lâm trường quản lý 2.728ha. Đây chủ yếu là đất đồi núi trọc và đồi núi chưa sử dụng đến. Huyện Yên Bình và Lâm trường Thác Bà đang có kế hoạch để đưa loại đất này vào sử dụng nhằm tăng độ che phủ, tăng hiệu quả sử dụng đất, bằng nhiều biện pháp tích cực như giao khoán cho các hộ, các tổ chức, liên doanh với các hộ, các tổ chức. Từ đây ta thấy hai tồn tại hoàn toàn trái ngược nhau, trong khi đất rừng sản xuất và rừng phòng hộ khan hiếm, tranh chấp lấn chiếm xảy ra thì đất đồi núi trọc còn nhiều mà chưa có nhiều người đầu tư. Biện pháp tốt nhất để giải quyết có hiệu quả những tồn tại này là: Chính quyền địa phương, lâm trường thực hiện tốt công tác giao khoán, cho thuê, liên doanh, hướng dẫn và giúp đỡ trong khâu vốn, công nghệ và đầu ra. Đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình để họ yên tâm sử dụng và tránh các tranh cãi, lấn chiếm đất đai. Nó giúp người dân có trách nhiệm hơn với mảnh đất của mình.Vì thế họ sẽ tích cực tìm kiếm cách đầu tư, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. b. Cơ cấu đất đai của lâm trường phân theo các hình thức tổ chức sản xuất Qua biểu số liệu ta thấy: ở vùng quản lý của lâm trường hiện nay đang tồn tại 3 hình thức tổ chức sản xuất phổ biến là: Liên doanh - liên kết; giao khoán và lâm trường tự tổ chức sản xuất. Biểu 07: Cơ cấu đất đai của Lâm trường theo các hình thức tổ chức sản xuất năm 2005. STT Loại đất Diện tích (ha) Các hình thức tổ chức sản xuất LT tự tổ chức SX Liên doanh Giao khoán 1 Đất lâm nghiệp 18.993 2.728 6.311 9.954 a Đất rừng sản xuất 6.283 728 701 4.854 b Đất rừng phòng hộ 12.710 2.000 5.610 5.100 c Đất rừng đặc dụng - - - - 2 Đất chưa sử dụng 10.935 2.000 4.629 4.306 a Đất bằng chưa sử dụng - - - 4 b Đất đồi núi chưa sử dụng 10.245 2.000 3.990 4.255 c Núi đá không có rừng cây 686 - 639 47 (Nguồn: Báo cáo của lâm trường) Hình thức giao, khoán đất: Thực hiện chính sách giao đất theo nghị định số 02/CP và chính sách khoán đất theo nghị định số 01/CP, phần lớn diện tích đất lâm nghiệp đã được giao đến tay người dân để họ tự tổ chức sản xuất trên lô đất được giao đó. Trong số 18.993ha đất lâm nghiệp thì có đến 9.954ha đã được giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng. Trong đó có 4.854ha đất rừng sản xuất và 5.100ha đất rừng phòng hộ. Chính sách này đã đảm bảo được: Người dân có đất và tự chủ trên mảnh đất đó. Chính điều này đã làm rõ trách nhiệm của người nhận đất, và bắt họ phải tự chủ và chủ động hơn trong việc tiến hành sản xuất. Vì vậy làm tăng dần hiệu quả sử dụng đất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng. Bên cạnh những mặt tích cực trong việc thực hiện chính sách giao đất, thì vẫn còn những hạn chế như diện tích đất được giao khoán không được xác định rõ ranh giới, việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy gây ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Mặt khác, chính sách giao khoán đất thực hiện chưa đồng đều và tập trung, hộ muốn có đất thì không có, hộ có đất thì diện tích đất này lại phân tán lô, khoảnh nhỏ, có khoảnh ở gần nhà, có khoảnh ở cách xa nhà. Như vậy, mỗi hộ được giao vài mảnh nhỏ, tách biệt nhau, gây ra không ít khó khăn cho người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ, làm giảm hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Đây là một điểm kém cần được khắc phục, để góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp và nâng cao được mức sống của người dân trên địa bàn, góp phần giữ vững trật tự xã hội trong nông nghiệp nông thôn. Giúp cho người dân nhận đất, nhận rừng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Liên doanh, liên kết theo hình thức một bên bỏ vốn, công nghệ, bên kia có đất và lao động. Đây là hình thức tổ chức sản xuất đang được chú trọng. Hiện tại có 6.311ha đất lâm nghiệp có rừng được tổ chức sản xuất theo hình thức này. Trong đó có 701ha là đất rừng sản xuất, 5.610ha là đất rừng phòng hộ. Phần lớn diện tích được tiến hành liên doanh sản xuất dưới 2 hình thức: Liên doanh sản xuất trên đất của người dân và liên doanh sản xuất trên đất của lâm trường. Hình thức liên doanh để cùng sản xuất tỏ ra có hiệu quả trong trường hợp người dân có đất nhưng thiếu vốn và công nghệ, còn người có vốn, có công nghệ lại thiếu đất. Diện tích đất trống đã giảm xuống, thay vào đó là đất có rừng. Trước kia có nhiều hộ nhận đất về thì bỏ trống hoặc trồng sắn vì thiếu vốn, thu nhập hàng năm thấp, thậm chí còn không đủ ăn. Nhưng nhờ hình thức này mà đất được sử dụng có hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, giúp cải thiện đời sống cho người dân. Hình thức tự tổ chức sản xuất: Lâm trường chỉ tiến hành tổ chức sản xuất trên 2.728ha đất lâm nghiệp, trong đó có728ha đất rừng sản xuất phục vụ trồng rừng nguyên liệu giấy và 2.000ha đất rừng phòng hộ. Sở dĩ lâm trường chỉ quản lý sử dụng một diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng, là vì hiện nay lực lượng cán bộ công nhân viên trong lâm trường không lớn, gồm có 120 người được tổ chức thành 5 đội sản xuất và 1 trạm để chỉ đạo và dịch vụ cho dân làm rừng. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất trên diện tích nhỏ nên việc quản lý và tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả cao. Việc tự tổ chức sản xuất này đã tạo công ăn việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên lâm trường. Vừa thực hiện vai trò “Bà đỡ” dịch vụ cho dân làm rừng. Tuy nhiên, vì đất của lâm trường là “Đất công” nên tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai xảy ra thường xuyên, tình trạng khai thác trộm, phá rừng cũng xảy ra khá mạnh. Diện tích đất chưa sử dụng toàn vùng là 10.935 ha. Trong đó nó được giao khoán cho người dân là 4.306 ha; tiến hành liên doanh - liên kết để trồng rừng, phủ xanh đất trống là 4.629 ha. Lâm trường tự tổ chức trồng mới là 200 ha. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đất đồi núi chưa sử dụng lớn như vậy là vì từ khi nhận giao khoán đất, có hộ vì thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nên bỏ trống, phần vì đất này đã kém chất lượng nên hiệu quả mang lại không cao. Chính vì vậy hiện nay lâm trường đang cố gắng đưa diện tích này vào phát triển nghề rừng, giải quyết được nhu cầu về đất sản xuất cho người dân, phủ xanh được đất trống và tăng hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn. Tóm lại, các hình thức tổ chức sản xuất lâm nghiệp trên đất đai của lâm trường là chưa đa dạng. Tuy nhiên mỗi hình thức đều phát huy được hiệu quả tích cực của nó trong việc tiến tới xã hội hoá nghề rừng tại địa bàn. c. Cơ cấu đất đai của các hình thức tổ chức sản xuất phân theo đối tượng sử dụng Qua biểu 08 chúng ta thấy được cơ cấu đất đai của từng đối tượng tham gia vào từng hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể. Từ đó ta thấy được vai trò của từng đối tượng trong mỗi hình thức t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32604.doc