Chuyên đề Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM HÀ NỘI 2

I. Giới thiệu tổng quan về chi nhánh Ngân Hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội 2

1 . Sơ lược về lịch sử hình thành phát triển 2

3 . Tóm tắt về chức năng nhiệm vụ 4

4 . Tình hình hoạt động của chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 4

4.1 Hoạt động huy động vốn 4

4.2 Hoạt động tín dụng 5

4.3 Hoạt động dịch vụ 5

4.4. Kết quả tài chính 6

II .Thực trạng về tình hình thẩm định tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội 6

1 . Mục đích của và vị trí của công tác thẩm định trong quy trình cho vay theo dự án đầu tư 6

2 . Căn cứ thẩm định theo dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm Hà Nội 6

2.1 Căn cứ vào hồ sơ dự án 6

2.2 Căn cứ pháp lý 7

2.3 Căn cứ vào những định mức, tiêu chuẩn, quy phạm trong các lĩnh vực kinh tế hay kỹ thuật cụ thể. 7

2.4 Căn cứ vào những thông lệ và quy ước mang tính quốc tế. 8

3 . Quy trình thẩm định dự án theo dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm Hà Nội 8

4 . Phương pháp thẩm định theo dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm Hà Nội 12

4.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự 12

4.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu 13

4.3 Phương pháp phân tích độ nhậy 14

4.4 Phương pháp dự báo 14

4.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro. 15

5. Nội dung thẩm định dự án theo dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm Hà Nội 15

5.1. Đánh giá xem xét sơ bộ theo các nội dung của dự án 15

5.2. Phân tích thị trường cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của dự án 16

5.2.1. Đánh giá một cách tổng quan về nhu cầu sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án 16

5.2.2. Đánh giá một cách tổng quan về cung sản phẩm 16

5.2.3. Đánh giá về thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng như dịch vụ đầu ra của dự án 17

5.2.4. Đánh giá về phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án 17

5.2.5. Đánh giá và dự kiến mức tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án đầu tư. 18

5.3. Đánh giá khả năng cung ứng nguồn nguyên vật liệu cũng như các yếu tố đầu vào khác của dự án 18

5.4. Đánh giá các nội dung về phương diện kỹ thuật 19

5.4.1. Địa điểm xây dựng dự án 19

5.4.2. Quy mô sản xuất của dự án và sản phẩm của dự án 19

5.4.3. Công nghệ, thiết bị 19

5.4.4. Quy mô và giải pháp xây dựng của dự án 20

5.4.5. Yếu tố về môi trường và phòng cháy chữa cháy trong quá trình thực hiện dự án 20

5.5. Đánh giá về khía cạnh quản lý và tổ chức thực hiện dự án 21

5.6. Thẩm định về tổng mức vốn đầu tư và đánh giá tính khả thi của phương án nguồn vốn 21

5.6.1. Tổng vốn đầu tư dự án 21

5.6.2. Dựa vào tiến độ thực hiện dự án xác định nhu cầu vốn đầu tư 22

5.6.3. Nguồn vốn đầu tư 22

5.7. Đánh giá về hiệu quả tài chính của dự án 22

5.7.1.Cơ sở tính toán 22

5.7.2. Phương pháp tính toán 23

5.8. Phân tích về khía cạnh rủi ro của dự án 24

5.8.1. Các loại rủi ro 24

5.8.2. Các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của rủi ro 24

6. Minh họa qua một dự án cụ thể về quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm Hà Nội. 26

6.1 Giới thiệu về dự án. 26

6.2 Thẩm định về chủ đầu tư 27

6.2.1 Tư cách pháp lý 27

6.2.2. Lịch sử phát triển và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 28

6.3. Thẩm định về dự án đầu tư 28

6.3.1. Cơ sở pháp lý của dự án 28

6.3.2. Sự cần thiết của dự án 29

6.3.3 Thẩm định phương diện thị trường và khả năng tiêu thụ 30

6.3.3.1 Tổng thể thị trường tiêu thụ sản phẩm dự án. 31

6.3.3.2. Chính sách của Nhà nước ( UBND tỉnh Bắc Giang) tác động tới sản phẩm của sự án. 32

6.3.3.3. Thế mạnh của sản phẩm dự án so với các loại sản phẩm cùng loại trên thị trường, khả năng bị thay thế : 32

6.3.4. Thẩm định về phương diện kỹ thuật 32

6.3.4.1.Quy mô của dự án. 33

6.3.4.2. Công nghệ và thiết bị 34

6.3.4.3. Thị trường cung cấp thiết bị, các yếu tố đầu vào khác và NVL 34

6.3.4.4. Các điều kiện về nhân lực 35

6.3.5. Thẩm định phuơng án địa điểm 35

6.3.6. Thẩm định khả năng quản lý thi công của chủ đầu tư 35

6.3.7. Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý sản xuất 35

6.3.8. Thẩm định phương diện kinh tế tài chính của dự án 36

6.3.8.1. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn dầu tư. 36

6.3.8.2. Bảng tính hiệu quả kinh tế của dự án 38

6.3.8.3. Phân tích độ nhậy của dự án 39

6.4. Thẩm định phương án cho vay, thu nợ 39

6.4.1. Phương thức cho vay 39

6.4.2. Phương án trả nợ 40

III. Đánh giá tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm Hà Nội 40

1. Những kết quả đạt được 40

1.1. Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh được tiến hành khá logic và hợp lý 40

1.2. Trong quá trình thẩm định, rất nhiều nguồn thông tin và dữ liệu được thu thâp, đảm bảo tính phong phú đa dạng cũng như tính chính xác của nguồn thông tin. 42

1.3 Tùy theo đặc điểm riêng có, mức độ đơn giản hay phức tạp của từng dự án để tiến hành thẩm định các nội dung của dự án một cách khoa học và hiệu quả nhất 42

1.4. Đánh giá được tác đụng của một số chỉ tiêu cơ bản về hiệu quả tài chính sau khi tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư 43

2. Những hạn chế và nguyên nhân 43

2.1 Hạn chế 43

2.1.1 Chưa có sự nhất trí và thống nhất về phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh, mặt khác số lượng phương pháp thẩm định còn ít, còn hạn chế. 43

2.1.2. Chưa có sự đồng đều về chất lượng thẩm định tại chi nhánh, bên cạnh đó nội dung thẩm định vẫn còn nhiều thiếu xót. 44

2.1.3 Đội ngũ cán bộ thẩm định dự án chưa đáp ứng đủ yêu cầu về cả mặt chất lượng và số lượng 45

2.1.4 Nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định dự án tại chi nhánh chưa thực sự phong phú, đa dạng, và đảm bảo độ tin cậy cao. 45

2.1.5 Cơ chế tổ chức trong thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh còn bộc lộ một số hạn chế, chưa thực sự chặt chẽ và ăn khớp. 46

2.2 Nguyên nhân 46

2.2.1 Nguyên nhân chủ quan 46

2.2.2. Nguyên nhân khách quan 53

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM HÀ NỘI 56

I. Định hướng hoạt động của Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm Hà Nội trong thời gian tới 56

II. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định tại chi nhánh 57

1. Nâng cao tầm quan trọng của quá trình thẩm dịnh dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh 57

2. Nâng cao nghiệp vụ cũng như chất lượng thẩm định của các cán bộ thẩm định và tín dụng để phục vụ yêu cầu tiếp cận công nghệ mới trong quá trình thẩm định. 59

3. Nguồn dữ liệu thông tin nhằm phục vụ cho quá trình thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn cần phong phú và đa dạng hơn 61

4. Từng bước cải thiện và nâng cao nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh 62

5. Từng bước cải thiện và nâng cao phương pháp và quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh 64

6. Từng buớc cải thiện và nâng cao cơ chế tổ chức trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh 64

III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội. 65

1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan 65

2. Kiến nghị với Ngân hàng 67

3. Kiến nghị với chủ đầu tư 68

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theo HĐKT này, mỗi năm các đơn vị nhận bao tiêu sản phẩm từ 12-15 triệu viên/ năm( sản lượng hàng năm của Nhà máy gachj Tuynel Hiệp Hòa là 20 triệu viên/ năm) 6.3.3.2. Chính sách của Nhà nước ( UBND tỉnh Bắc Giang) tác động tới sản phẩm của sự án. Với chính sách về quản lý đất đai của nhà nước và luật môi trường UBND tỉnh Bắc Giang từng bước hạn chế, tiến tới thu hẹp và triệt tiêu sản xuất gạch ngói thủ công trên địa bàn tỉnh vào năm 2010 do các cơ sở sản xuất này gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Thay thế dần các lò sản xuất gạch thủ công bằng các cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ sấy nung tuynel kiên hợp. 6.3.3.3. Thế mạnh của sản phẩm dự án so với các loại sản phẩm cùng loại trên thị trường, khả năng bị thay thế : Sản phẩm của dự án sản xuất theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam, không cắt xén thể tích như một số sản phẩm của các nhà máy gạch Tuynel khác, giá bán tương đối hợp lý do vậy có khả năng cạnh tranh trên thị trường. 6.3.4. Thẩm định về phương diện kỹ thuật Đối với phương diện này, khi tiến hành thẩm định dự án trên các cán bộ thẩm định tại chi nhánh đã sử dụng phương pháp phân tích theo trình tự và so sánh đối chiếu các chỉ tiêu. Hai phương pháp này được sử dụng linh hoạt, kết hợp với nhau sao cho kết quả thẩm định kỹ thuật là chính xác nhất, trong đó, phương pháp phân tích, đối chiếu các chỉ tiêu được sử dụng phố biến hơn do trong thẩm định kỹ thuật dự án này có rất nhiều các quy định về tiêu chuẩn xây dựng như quy mô, thiết kế, công suất, công nghệ thiết bị… 6.3.4.1.Quy mô của dự án. Chi tiết sản phẩm của dự án. Bảng 1.5 Bảng chi tiết sản phẩm dự án STT Tên sản phẩm Kích thước (mm) Sản lượng/năm (viên) Trọng lượng (kg/viên) Hệ số Kqtc Sản lượng/năm (quy tiêu chuẩn) 1 Gạch 2T-R60 220x105x60 10.000.000 1,65 1 10.000.000 2 Gạch 6V-R150 220x150x10 1.2000.000 2,5 2,5 3.000.000 3 Gạch Đ60 220x150x60 1.333.000 2,3 1,5 2.000.000 4 Gạch NT các loại 250x200x16 250x250x16 775.194 1.851.852 1,8 2,65 1,1 1,6 1.000.000 4.000.000 Cộng 15.160.379 20.000.000 Hiện nay, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 34, Công ty CP Quốc tế Hà Việt, Công Ty TNHH Thương mại và SXDV Mỹ Thuận đã ký kết hợp đồng nguyên tắc v/v bao tiêu sản phầm là 12-15 triệu viên/năm do đó số sản phẩm còn lại khoảng 5-7 triệu viên/năm dự kiến sẽ được bán hết trên thị trường tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận. Công suất dự kiến của dự án Bảng 1.6 Bảng công suất dự kiến của dự án Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Công suất DA 90% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 6.3.4.2. Công nghệ và thiết bị Thiết bị chế biến tạo hình : do VN sản xuất trong nước với chất lượng tốt và giá cả phù hợp Thiết bị lò nung – hầm sấy tuynel. Thiết bị phụ trợ 6.3.4.3. Thị trường cung cấp thiết bị, các yếu tố đầu vào khác và NVL Thị trường cung cấp thiết bị và các yếu tố đầu vào khác Bảng 1.7 Bảng thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào Gói thầu Nội dung gói thầu Đơn vị được xét chọn Ghi chú Gói thầu 1 Tư vấn thiết kế, giám sát, quản lý dự án. Cty CP tư vấn và đầu tư xây dựng VN Gói thầu 2 San nền kè đá DNTN thương mại Quang Trung Gói thầu 3 Tòan bộ phần xây dựng Cty quốc tế Hà Việt Gói thầu 4 Thiết bị chế biến tạo hình Cty CP cơ khí xây dựng và vật liệu Hà Nội Gói thầu 5 Thiết bị lò nung hầm sấy Cty CP cơ khí xây dựng và vật liệu Hà Nội Gói thầu 6 Máy ủi KOMATSU D40 Đang lựa chọn cạnh tranh Gói thầu 7 Trạm biến áp và đường dây trung thế. Cty TNHH điện Hải Phòng Thị trường cung cấp nguyên vật liệu. NVL chủ yếu sử dụng cho Nhà máy gồm các loại đất sét đạt TCVN về sản xuất gạch ngói. Vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất gạch ngói tuynel của Nhà máy tại khu đất chuyển đổi tại Khu vực Đồng Tầu và Đồng Chiêm thuộc xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. Bãi nguyên liệu có diện tích khoảng 8ha, có thể cung cấp đủ để sản xuất gạch cho nhà máy trong khoảng 30năm. Chất lượng nguyên liệu tốt có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất gạch ngói đất sét nung. Hiện nay, Công ty cổ phần gốm xây dựng Hiệp Hòa đã có quyết định số 420/ CV-CT của UBND tỉnh Bắc Giang về việc khai thác đất sét làm nguyên liệu sản xuất ngói tại khu vực trên. Vùng nhiên liệu cung cấp cho Nhà máy là than cám 6 dự kiến lấy từ khu vực Quảng Ninh được vận chuyển về bằng phương tiện đường bộ hoặc đường song đểu thuận lợi cho vận hành sản xuất sau này. 6.3.4.4. Các điều kiện về nhân lực Tổng số công nhân sản xuất của Nhà máy khoảng 150 người, hiện nay Nhà máy đã tuyển được khoảng 100 lao động và đang tiến hành đào tạo để các công nhân này có thể thực hiện công việc một cách thuần thục. Ngoài ra, Nhà máy còn tuyển các kỹ sư, các quản đốc từ các cơ sở sản xuất gạch tuynel khác về để làm việc cho Nhà máy theo diện 41 đều là những người đang độ tuổi lao động, có sức khỏe và tay nghề cao do vậy sẽ nâng cao hiệu quả làm việc và giảm chi phí đào tạo nhân lực. 6.3.5. Thẩm định phuơng án địa điểm Địa điểm đặt nhà máy tại xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Địa điểm xây dựng nhà máy nằm gần đường liên tỉnh, liên huyện Đông Anh-Hiệp Hòa và gần Sông Cầu do vậy thuận tiện cho việc vận chuyển NVL và sản phẩm cho nhà máy sau này. 6.3.6. Thẩm định khả năng quản lý thi công của chủ đầu tư Chủ đầu tư có khả năng quản lý thi công vì các cổ đông sáng lập Công ty đều là những doanh nghiệp mạnh về xây dựng, có khả năng quản lý, điều hành tốt. 6.3.7. Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý sản xuất Mô hình tổ chức quản lý của Nhà máy được bố trí như sau: Giám đốc là người chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động sản xuất của Nhà máy Phó giám đốc gồm 01 người : phụ trách về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất và kinh doanh. Các phòng chức năng nhiệm vụ : Phòng Tài chính - kế toán, phòng Kinh daonh tiếp thị, phòng Kế hoạch – kỹ thuật, phân xưởng cơ điện, phân xưởng sản xuất… Tòan bộ phân xưởng nung và phân xưởng chế biến tạo hình sẽ do 1 quản đốc phân xưởng phụ trách chung và chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất. Trong mỗi phân xưởng sản xuất có các cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi ở từng ca sản xuất, các tổ trưởng sản xuất chịu trách nhiệm điều phối và phân công nhiệm vụ đến từng công nhân, bám sát từng công đoạn sản xuất. Như vậy cơ cấu tổ chức của Nhà máy tương đối gọn nhẹ, tiết kiện được chi phí quản lý, có thể kiểm soát, theo dõi chặt chẽ từng công đoạn sản xuất. 6.3.8. Thẩm định phương diện kinh tế tài chính của dự án Đối với phương diện này, khi thẩm định dự án trên các cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp phân tích độ nhậy để kiểm tra tĩnh vững chắc của dự án đầu tư, xem xét độ nhậy cảm của dự án khi có một số các yếu tố thay đổi. 6.3.8.1. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn dầu tư. 6.3.8.1.1. Tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư theo quyết định phê duyệt của HĐQT Công ty : 15.604.707.726 đồng Tổng mức đầu tư theo thẩm định của ngân hàng : 15.383.707.736 đồng, trong đó : Vốn cố định : 13.947.607.987 đồng Phần thiết bị : 3.096.397.500 đồng Phần xây lắp : 8.236.239.000 đồng Chi phí dự phòng : 100.000.000 đồng Lãi vay trong thời gian đầu tư, xây dựng : 174.000.000 đồng Chi phí khác : 2.340.971.487 đồng Vốn lưu động ( vốn ban đầu cho sản xuất ) : 1.436.099.749 đồng Lý do có sự chênh lệch về tổng mức đầu tư giữa thẩm định của ngân hàng và quyết định phê duyệt của HĐQT Công ty : do giảm chi phí dự phòng và lãi vay trong thời gian đầu tư xây dựng Bảng 1.8 Bảng tổng hợp vốn đầu tư cố định TT Loại chi phí Giá trị trước thuế Thuế VAT Giá trị sau thuế A Phần thiết bị 2.948.950.000 147.447.500 3.096.397.500 - Thiết bị nung sấy 1.142.950.000 57.147.500 1.200.097.500 - Thiết bị chế biến tạo hình 1.281.000.000 64.050.000 1.345.050.000 - Thiết bị phụ trợ 525.000.000 26.250.000 551.250.000 B Phần xây lắp 7.487.490.000 748.749.000 8.236.239.000 - Xây lò nung hầm sấy 2.205.400.000 220.540.000 2.425.940.000 - Xây lắp hệ CBTH 330.000.000 33.000.000 363.000.000 - Hệ thống điện động lực và điều khiển 180.000.000 18.000.000 198.000.000 - Các hạng mục xây lắp khác 4.772.090.000 477.2090.000 5.249.299.000 C Chi phí khác 2.245.766.833 95.204.644 2.340.971.478 - Đền bù, giải phóng mặt bằng 1.218.220.389 0 1.281.220.389 - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 181.944.874 18.194.487 200.139.361 - Giai đoạn thực hiện đầu tư 654.145.462 64.164.546 718.310.008 - Giai đoạn kết thúc đầu tư 128.456.108 12.845.611 141.301.719 D Chi phí dự phòng 272.727.273 27.272.727 300.000.000 E Lãi vay trong thời gian đầu tư, xây dựng 195.000.000 195.000.000 Tổng vốn đầu tư cố định 12.954.934.106 1.018.6730872 14.168.607.978 Bảng 1.9 Bảng tổng hợp nhu cầu vốn lưu động ( L) TT Loại chi phí Giá trị 1 Tiền lương và bảo hiểm 1.717.884.000 2 Chi phí nguyên vật liệu sản xuất chính 2.186.572.636 3 Chi phí quản lý 152.724.000 4 Chi phí bán hàng 94.792.778 5 Chi phí sản xuất chung 116.700.000 6 Vật tư phụ tùng, sửa chữa lớn 9.434.722 7 Thành phần tồn kho ( lưu kho 30 ngày) 0,4 % doanh thu 30.191.111 Tổng cộng 4.308.299.247 Dự kiến vòng quay vốn lưu động là 3 tháng, như vậy nhu cầu vốn lưu động cho một vòng quay là : L/3 = 1.436.099.749 đồng. * .Nguồn vốn đầu tư:vốn tự có,vốn lưu động và vốn vay ngân hàng Vốn tự có, vốn lưu động : 9.583.707.736 đồng Vốn vay NHCT HK : 5.800.000.000 đồng 6.3.8.2. Bảng tính hiệu quả kinh tế của dự án *Bảng tính sản lượng và doanh thu. ( Phụ lục 01 ) * Bảng tính chi phí hoạt động ( Phụ lục 02 ) *Bảng tính chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý ( Phụ lục 03 ) * Lịch khấu hao và tính toán lãi vốn vay dài hạn ( Phụ lục 04 ) * Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí ( Phụ lục 05 ) * Báo cáo kết quả kinh doanh ( báo cáo doanh thu - chi phí ) và tính toán giá trị NPV, IRR.. ( Phụ lục 06 ) 6.3.8.3. Phân tích độ nhậy của dự án Khi doanh thu giảm 3%, các yếu tố khác không thay đổi : NPV = 506.303 > 0 è dự án có tính khả thi IRR = 12.76 % > lãi suất tiền gửi của Ngân hàng. Khi chi phí tăng 3%, các yếu tố khác không thay đổi : NPV = 905.180 > 0 è dự án có tính khả thi IRR = 13,32 % > lãi suất tiền gửi của Ngân hàng. Khi doanh thu giảm 3%, chi phí tăng 3 %, các yếu tố khác không thay đổi : - NPV = 13.126 > 0 è dự án có tính khả thi - IRR = 12,02 % > lãi suất tiền gửi của Ngân hàng. 6.4. Thẩm định phương án cho vay, thu nợ Trong nội dung này, các cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp dự báo để xác định phương án trả nợ của chủ đầu tư. Dựa vào điều kiện kinh tế cũng như tiến độ và khả năng rủi ro có thể có của dự án, các cán bộ thẩm định đã đưa ra được phương án trả nợ được coi là hợp lý nhất đối với cả hai bên: chủ đầu tư và ngân hàng. 6.4.1. Phương thức cho vay Phương thức cho vay : dài hạn theo dự án đầu tư NHCT HK sẽ phát tiền vay phù hợp với tiến độ đầu tư dự án Nhà máy gạch tuynel và các quy định trong hợp đồng mua sắm thiết bị, hợp đồng thì công xây lắp…trên cơ sở khách hàng phải xuất trình các tài liệu chứng minh được thực sự nhu cầu sử dụng vốn vay, có đầy đủ các chứng từ, hóa đơn hợp lý kèm theo, lập giấy nhận nợ đính kèm. Tiền vay được chuyển trả cho người thụ hưởng, trường hợp đặc biệt khác phải có sự giám sát của Ngân Hàng. 6.4.2. Phương án trả nợ Xác định nguồn trả nợ Ưu tiên trả nợ ngân hàng trước bằng nguồn : + Trích 80% khấu hao cơ bản để trả nợ ~ 800.000.000 đồng + Trích 25% lợi nhuận sau thuế bình quân để trả nợ ~ 320.000.000 đồng Tổng nguồn trả nợ bình quân 1 năm : 1.120.000.000 đồng + Thời gian trả nợ : 5.800.000.000/1.120.000.000 = 5.2(năm)=63 (tháng) + Thời gian ân hạn: 9 tháng + Thời gian cho vay : 63 + 9 = 72 ( tháng ) ~ 6 ( năm) Toàn bộ khoản vay (nợ gốc) được trả thành 21 kỳ hạn, 3 tháng/ 1 kỳ, 20 kỳ đầu mỗi kỳ trả 275.000.000 đồng, kỳ cuối trả 300.000.000 đồng Ngày trả gốc đầu tiên : 12 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên. Lãi trả vào ngày 26 hàng tháng III. Đánh giá tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm Hà Nội 1. Những kết quả đạt được Đánh giá một cách khách quan, tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh NHCT HK nhìn chung được tổ chức thực hiện khá logic, khoa học và hợp lý. Một số đặc điểm đựơc nêu sau đây sẽ làm rõ vấn đề đó : 1.1. Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh được tiến hành khá logic và hợp lý Tính hợp lý và logic trong tình hình thẩm định của Chi nhánh được thể hiện trước hết ở mức ủy quyền phán quyết của Chi nhánh. Chi nhánh có quyền thẩm định một cách chủ động và sau đó đưa ra quyết định có cho vay hay không đối với những dự án đầu tư nằm trong mức ủy quyền phán quyết của Chi nhánh. Mặt khác, đối với một số dự án, Chi nhánh sẽ vẫn thực hiện thẩm định như bình thường nhưng sau đó phải tiến hành trình kết quả thẩm định đó lên Ngân Hàng Công Thương Việt Nam để tiến hành tái thẩm định, những dự án này thường là những dự án không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho vay thông thường hoặc vượt quá mức ủy quyền phán quyết của Chi nhánh. Trước đây việc thực hiện thẩm định và tái thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn thường được thực hiện bởi phòng khách hành doanh nghiệp lớn, thường xuyên đóng vai trò là phòng nghiệp vụ trợ giúp cho cấp lãnh đạo điều hành và ra quyết định cho vay theo dự án đầu tư. Nhưng trong thời gian gần đây, vào cuối năm 2007, Chi nhánh đã thành lập thêm một phòng mới đó là phòng quản lý rủi ro, thực hiện chuyên môn hóa về thẩm định nói chung cũng như đánh giá và quản lý rủi ro trước, trong và sau khi đưa ra quyết định cho vay. Việc thành lập thêm một phòng chức năng đã góp phần giải quyết một số những bất cập về thời gian tiến hành thẩm định cũng như các thủ tục hành chính cần thiết cho khách hành vay vốn tại Chi nhánh. Hơn nữa, việc quyết định không phân biệt giữa thẩm định cho vay theo dự án hay cho vay ngắn hạn cũng là một bước tiến mới của Chi nhánh, tạo nên sự liên kết chăt chẽ giữa chủ đầu tư và việc đánh giá dự án đầu tư. Không chỉ có vậy, tính hợp lý và logic còn được thể hiện qua nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng tại chi nhánh. Đã bắt đầu có sự chuyên môn hóa một cách rõ rệt, họ thường được giao nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư theo từng ngành, từng nhóm ngành riêng biệt. Đối với mỗi dự án cụ thể, số lượng cán bộ tham gia tiến hành thẩm định có thể là từ 2 đến 3 người và trong số đó có một lãnh đạo. Việc tiến hành phân công như trên mang lại khá nhiều điều thuận lợi, bên cạnh việc phát huy được tinh thần tập thể, khả năng làm việc theo nhóm mà còn đảm bảo được độ trung thực, tính khách quan trong suốt quá trình thẩm định và kết quả cuối cùng của quá trình thẩm đinh. 1.2. Trong quá trình thẩm định, rất nhiều nguồn thông tin và dữ liệu được thu thâp, đảm bảo tính phong phú đa dạng cũng như tính chính xác của nguồn thông tin. Nguồn thông tin đáng tin cậy là yếu tố không thể thiếu khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư vay vốn nói chung và tại Chi nhánh nói riêng. Các dự án đầu tư đuợc chi nhánh thẩm định đều có nguồn thông tin do các doanh nghiệp cần vay vốn cung cấp, các tài liệu báo cáo đánh giá phân tích do các phòng ban tại chi nhánh trực tiếp thực hiện, nguồn thông tin từ các cán bộ tín dụng, các dự án đã được tiến hành thẩm định trước đó hay từ các phương tiện thông tin đại chúng. Lấy ví dụ như dự án “ nhà máy gạch tuynel Hiệp Hòa công suất 20 triệu viên QTC/ năm ” của Công ty cổ phần gốm xây dựng Hiệp Hòa, thì nguồn thông tin để Chi nhánh dựa vào đó tiến hành thẩm định được lấy từ rất nhiều nguồn khác nhau như hồ sơ pháp lý của Công ty cổ phần xây dựng Hiệp Hòa, hồ sơ dự án đầu tư vay vốn, các báo cáo tính hình hoạt động của công ty trong thời gian vừa qua… 1.3 Tùy theo đặc điểm riêng có, mức độ đơn giản hay phức tạp của từng dự án để tiến hành thẩm định các nội dung của dự án một cách khoa học và hiệu quả nhất Các dự án đầu tư thường không giống nhau, có thể là phức tạp hoặc đơn giản, nhưng về căn bản quy trình và nội dung tiến hành thẩm định của chi nhánh đều được thực hiện theo đúng trình tự được quy định cụ thể bằng văn bản ban hành. Quá trình thẩm định thường được tiến hành từ các bước đơn giản là tiếp nhận hồ sơ, đánh giá xem xét hồ sơ khách hàng cho đến các bước quan trọng và phức tạp hơn là thẩm định trên từng phương diện của dự án và mức vốn vay. Cũng như vậy, khi tiến hành thẩm định dư án “ nhà máy gạch tuynel Hiệp Hòa công suất 20 triệu viên QTC/ năm ” của Công ty cổ phần gốm xây dựng Hiệp Hòa, các cán bộ tín dụng cũng tiến hành thẩm định theo từng bước đúng logic trình tự, từ thẩm định về chủ đầu tư, thẩm định về dự án đầu tư cho đến bước cuối là thẩm định phương án cho vay, phương án thu nợ. Đối với từng khâu từng bước tiến hành thẩm định dự án đều có các phương pháp thẩm định cụ thể đi kèm, các phương pháp này được lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung thẩm định, tính chất của từng dự án qua đó giúp việc thẩm định diễn ra thuận lợi, chính xác hơn và góp phần tiết kiệm chi phí thẩm định, kinh tế cũng như tiết kiệm về mặt công sức, thời gian .Một số các phương pháp truyền thống như thẩm định các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR , PP, hay phương pháp phân tích độ nhậy của dự án thường xuyên được sử dụng. 2.4. Đánh giá được tác đụng của một số chỉ tiêu cơ bản về hiệu quả tài chính sau khi tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư Những chỉ tiêu đó là NPV, IRR, thời hạn thu hồi vốn T…sau khi tiến hành thẩm định tài chính sẽ tính được giá trị cụ thể của một số chỉ tiêu đó. Những chỉ tiêu này có thể nói lên hiệu quả tài chính của dự án, dựa vào đó có thể đánh giá dự án có tính khả thi về mặt tài chính hay không, góp phần quan trọng giúp các cán bộ thẩm định trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư. 2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.1 Hạn chế 2.1.1 Chưa có sự nhất trí và thống nhất về phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh, mặt khác số lượng phương pháp thẩm định còn ít, còn hạn chế. Với tình hình hiện nay của Chi nhánh thì một số các phương pháp đang được áp dụng để thẩm định dự án đầu tư là khá hợp lý, tuy nhiên các phương pháp phần này vẫn thiếu sự phong phú và mang tính truyền thống quá cao. Phương pháp thể hiện nhiều bất cập nhất là phương pháp phân tích độ nhậy của dự án đầu tư. Hiện nay tại Chi nhánh khi tiến hành thẩm định theo phương pháp này thường chỉ phân tích độ nhậy một chiều của từng yếu tố đầu vào mà gần như không phân tích độ nhậy nhiều chiều của nhiều yếu tố đầu vào cùng một lúc.Đây là một hạn chế khá lớn tại Chi nhánh bởi nếu không đánh giá đúng khả năng biến động lớn của nhiều yếu tố, mà lại xét nó trong trường hợp biến động thấp hơn so với thực tế có thể xẩy ra thì kết quả đạt được có độ tin cậy không cao, hơn thế nhiều dự án khâu phân tích độ nhậy còn bị lược bỏ, không tiến hành phân tích đánh giá, do đó không bao quát được tất cả các rủi ro có thể xẩy trong quá trình thực hiện dự án. 2.1.2. Chưa có sự đồng đều về chất lượng thẩm định tại chi nhánh, bên cạnh đó nội dung thẩm định vẫn còn nhiều thiếu xót. Thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh nhìn chung được thực hiện khá nghiêm túc, tuy nhiên vẫn còn thể hiện sự chưa đồng đều giữa các phòng ban và giữa các cán bộ thẩm định. Do Phòng Quản trị rủi ro mới được thành lập gần đây nên quá trình thẩm định vẫn còn được thực hiện các bước ban đầu bởi các phòng ban khác sau đó mới chuyển đến Phòng Quản trị rủi ro, vì vậy còn chưa thể hiện sự đồng đều, ăn khớp nhau. Mặt khác, các cán bộ thẩm định có trình độ và kinh nghiệm trong công tác thẩm định là khác nhau, một số cán bộ còn ít kinh nghiệm do vậy không thể tránh khỏi việc thiếu xót xẩy ra trong quá trình tiến hành thẩm định dự án. Tính không đồng đều về chất lượng thẩm định còn thể hiện ở chỗ một số dự án Chi nhánh tiến hành thẩm định còn sơ sài, không đây đủ nội dung hay nội dung thẩm định tài chính chưa thống nhất, cụ thể như : tính toán các chỉ tiêu tài chính chưa chuẩn, chưa nêu đủ căn cứ hoặc bỏ xót một số loại chi phí, hay việc xác định dòng tiền của dự án thiéu tính nhất quán. Mặt khác cũng tồn tại nhiều sai xót ở một số khâu khác trong quá trình thẩm định như trong khâu thu thập số liệu, nhập dữ liệu hay đưa ra một số những nhận định mang tính chủ quan cao, do đó dẫn đến nhiều bất cập, chất lượng thẩm định chưa thực sự ổn định. 2.1.3 Đội ngũ cán bộ thẩm định dự án chưa đáp ứng đủ yêu cầu về cả mặt chất lượng và số lượng Như ta đã biết, con người luôn luôn là yếu tố đi đầu trong mọi lĩnh vực, trong thẩm định dự án đầu tư thì đây cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên hiện nay tại chi nhánh, nguồn nhân lực phục vụ cho thẩm định dự án đầu tư còn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu về cả mặt chất lượng và số lượng. Số lượng cán bộ thẩm định còn ít, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thẩm định. Bên cạnh đó chưa có sự chuyên môn hóa, phân công công việc trong thẩm định và đặc biệt trong thẩm định về phương diện kỹ thuật dự án thì các cán bộ thẩm định bộc lộ rất nhiều bất cập. thiếu xót do tại chi nhánh có rất ít cán bộ có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực kỹ thuật. 2.1.4 Nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định dự án tại chi nhánh chưa thực sự phong phú, đa dạng, và đảm bảo độ tin cậy cao. Nguồn thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh, nguồn thông tin càng phong phú, đa dạng thì độ tin cậy của kết quả thẩm định sẽ càng cao. Tuy nhiên tại chi nhánh, vấn đề về thu thập nguồn thông tin phục vụ thẩm định dự án vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hạn chế được thể hiện ở chỗ nguồn thông tin còn hạn hẹp, chưa đa dạng, phong phú và thường chỉ được sử dụng từ một số nguồn nhất định. Bên cạnh đó các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn được sử dụng triệt để khi tiến hành thẩm định, do vậy mức độ tin cậy là chưa cao nếu như không tiến hành kiểm tra xem xét lại nguồn dữ liệu đó. 2.1.5 Cơ chế tổ chức trong thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh còn bộc lộ một số hạn chế, chưa thực sự chặt chẽ và ăn khớp. Cơ chế tổ chức trong thẩm định được hiểu là sự phân công công việc hợp lý giữa các cán bộ thẩm định, các phòng ban trong chi nhánh để quá trình thẩm định diễn ra nhanh gọn và đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, tại chi nhánh, khâu tổ chức vẫn còn bộc lộ thiếu xót, bộc lộ một số hạn chế. Hạn chế đầu tiên phải nhắc đến đó là việc phân công công việc của cán bộ thẩm định chưa ăn khớp và chuyên môn hóa trong từng nội dung của thẩm đinh, chưa có sự phân công từng cán bộ sẽ tiến hành chịu trách nhiệm đối với từng mảng nội dung thẩm định riêng, do đó đôi khi dẫn đến chồng chéo, hiệu quả thẩm định dự án chưa thực sự cao. Một hạn chế nữa đó là về phân công công việc giữa các phòng ban trong quá trình thẩm định, đôi khi còn thể hiện sự lung túng, không ăn khớp, tính chuyên nghiệp chưa cao. 2.2 Nguyên nhân 2.2.1 Nguyên nhân chủ quan Chưa có cái nhìn bao quát, nhận thức chính xác về vai trò của thẩm định dự án đầu tư. Xét một cách khách quan, tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh vẫn chưa có được sự nhìn nhận đúng đắn, điều này không chỉ xẩy ra với cán bộ thẩm định mà còn với cả các cấp lãnh đạo, tư tưởng vẫn chưa được thông suốt, Mặt khác, kết quả của thẩm định dự án đặc biệt là thẩm định về mặt tài chính chưa có vị trí quan trọng, luôn đi sau một số điều kiện khác như điều kiện về tài sản đảm bảo, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước hay các mối quan hệ liên kết hợp tác trong thời gian dài. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là một trong những chi nhánh hàng đầu của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, do vậy kế hoạch hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh của chi nhánh đều chịu sự chi phối của Ngân hàng Công thương Việt Nam nói riêng và nhà nước nói chung. Do đó tính độc lập của Chi nhánh sẽ bị hạn chế, Chi nhánh sẽ không thể tự đưa ra quyết định cho vay mà luôn chịu sự chi phối của các cấp trên theo những chỉ tiêu đã được đề ra, dựa vào đó ta có thể thấy rằng trong một số các trường hợp, một số các dự án cụ thể, việc tiến hành thẩm định dự án đầu tư vay vốn hoàn toàn chỉ mang tính chất hình thức, không quyết định tính khả thi của dự án. Mặt khác, việc dựa trên tinh thần muốn giữ những mối quan hệ tín dụng lâu dài đối với khách hành đôi khi cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định cho vay của Chi nhánh. Mặc dù khi hợp tác với những khách hàng đã có mối quan hệ tín dụng với Chi nhánh trong một thời gian dài sẽ giảm thiểu độ rủi ro do Chi nhánh đã hiểu khá rõ về khách hàng, nhưng việc ra quyết định cho vay vẫn phải dựa trên việc thẩm định chắc chắn, theo quy trình nội dung đã quy định, nếu không việc xử lý nợ đối với những dự án đầu tư không hiệu quả sẽ rất khó khăn và phức tạp mà hơn nữa mối quan hệ tín dụng lâu dài, tốt đẹp trước đây với khách hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng.Thêm một điều cần lưu ý đó là trong thực tế đối với một số dự án, giá trị tài sản đảm bảo lại được đặt lên trên tính khả thi và hiệu quả tài chính của dự án, điều này phần nhiều bị ảnh hưởng bới các yếu tố tâm lý. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các Ngân hàng thương mại. Một trong những mục đích chính của hệ thống ngân hàng nói chung và của Chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng là tiến hành cho vay thu lãi suất, mặt khác bên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3584.doc
Tài liệu liên quan