Chuyên đề Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp

Nhìn chung, tổng giá trị của công nghiệp Hoà Bình đã có một bước phát triển mới nhưng trong mặt bằng tăng trưởng chung của kinh tế Hoà Bình thì sự tăng trưởng của công nghiệp còn đứng sau sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ. Công nghiệp Hoà Bình đang cần có sự liên kết với các ngành công ngiệp trong và ngoài nước, khẩn trương thực hiện mở cửa, tạo mọi điều kiện cần thiết và thuận lợi cho sự quảng bá đầu tư vào kêu gọi đầu tư vốn từ trong và ngoài nước. Thực hiện tốt sự liên kết trên thì Hoà Bình sẽ giải quyết được khó khăn trong công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá.

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a bàn tỉnh ngày càng tăng mạnh. Từ chỗ tỉnh chỉ thu hút được 113,986 tỷ đồng từ các doanh nghiệp vào năm 2000 thì chỉ hai năm sau, vào năm 2002 thì lượng vốn đầu tư đã tăng lên gấp 2.5 lần là 269,810 tỷ đồng. Sau 5 năm, lượng vốn thu hút được đã là 482.050 tỷ đồng và tiếp tục tăng mạnh trong những năm về sau. Chỉ trong vòng 5 năm 2003-2008, đã có 90 dự án công nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh với tổng số vốn đăng ký là 3398,958 tỷ đồng, trung bình mỗi dự án có giá trị khoảng 37,776 tỷ đồng. Năm 2007, 2008 là bước đột phá trong công tác thu hút vốn từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình, lượng vốn thu hút được trong năm 2007 là 700,2 tỷ đồng tăng hơn so với năm trước là 76,86 tỷ đồng, năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 105,9 tỷ đồng gần bằng lượng vốn đầu tư cả năm 2000. Và theo đà phát triển, dự kiến năm 2009 sẽ thu hút được 932,6 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng chiếm đa số. Năm 2000, từ chỗ toàn tỉnh chỉ mới có khoảng 5 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thì đến nay toàn tỉnh có 108 dự án đầu tư vào lĩnh vực này. Các dự án chủ yếu là đầu tư xây dựng sản xuất nhà máy gạch và chế biến nông lâm sản. Hiện trên địa bàn tỉnh có 8 nhà máy gạch đang hoạt động trên địa bàn, đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng trong tỉnh, và các tỉnh lân cận. Những dự án sử dụng công nghệ cao như Ximăng lò đứng đang ở bước hoàn thành. Biểu đồ 1.4: Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp qua các năm Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hoà Bình Sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào lĩnh vực công nghiệp đã phát huy những kết quả rất tích cực trong những năm qua. Từ một tỉnh Giai đoạn trước năm 2000, tỷ trọng công nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 17%, rất thấp so với mặt bằng chung lúc bấy giờ. Nhưng nhờ có sự tập trung đầu tư vào những ngành công nghiệp thế mạnh nên trong năm 2007, công nghiệp của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt bình quân 15.7%/năm, cơ cấu trong GDP tăng lên 21,6%. Phân ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất là công nghiệp khai thác, bình quân đạt 41.9%/năm do trong giai đoạn 1996-2000 đã xây dựng một số nhà máy sản xuất xi măng, đá xây dựng, gạch ngói… đến giai đoạn 2001- 2005, bên cạnh việc khai thác nâng cao công suất sản xuất của các cơ sở trên, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh và kêu gọi các dự án đầu tư từ bên ngoài tiếp tục. Bảng 1.9: Một số chỉ tiêu tăng trưởng công nghiệp tỉnh Hoà Bình Chỉ tiêu 1996 2000 2002 2005 2007 I. Phân theo ngành GTTT công nghiệp 121.6 145,8 217.2 302,5 415,1 1. Công nghiệp khai thác 9.2 12,9 35.6 73,8 90,2 2. Công nghiệp chế biến 95.1 106,2 158.3 226,5 320,3 3.Công nghiệp SX và phân phối điện, ga, nước 17.3 26,7 23.3 22,2 24,6 II. Theo thành phần KT GTTT công nghiệp 121.6 145,8 217.2 302,5 415,1 1. Nhà nước 95.3 92,0 106.6 123,9 74,8 Trung ương quản lý 54.1 55,5 70.8 90,4 66,5 Địa phương quản lý 41.2 36,4 35.8 33,5 8,3 2. Ngoài quốc doanh 24.6 46,2 90.5 148,0 286,1 3. Đầu tư nước ngoài 1.7 7,6 20.1 30,6 54,2 Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 2005-2010 Như ta thấy, trong lượng giá trị gia tăng của công nghiệp thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càng lớn: từ chỗ chiếm 20% năm 1996 đến nay thành phần kinh tế này đã tăng lên và chiếm 68.9% giá trị gia tăng công nghiệp trong năm 2007 với giá trị là 286.1 tỷ đồng. Một con số đáng kể so với nền công nghiệp chưa phát triển mạnh của tỉnh Hoà Bình. Lượng giá trị mà các doanh nghiệp trong nước tạo ra chiếm 94.8 % tổng giá trị tạo ra trong ngành công nghiệp của tỉnh. Hiện trên địa bàn tỉnh có 7 cụm công nghiệp và 2 khu công nghiệp đang đi vào hoạt động. Việc quy hoạch các cụm công nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh. Đầu tư vào cụm công nghiệp, nhà đầu tư được nhanh chóng chấp thuận chủ trương, hỗ trợ giải phóng mặt bằng… có thể nhanh chóng triển khai dự án và đưa dự án đi vào hoạt động. Ngày 31 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã ký văn bản số 2350/TTg-KTN về việc điều chỉn và bổ sung các khi công nghiệp của tỉnh Hoà Bình vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. Danh mục các khu công nghiệp thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020: Mở rộng khu công nghiệp Lương Sơn, diện tích từ 72 ha lên 230ha; - Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà diện tích 86 ha; - Khu công nghiệp Yên Quang diện tích 200ha; - Khu công nghiệp Thanh Hà, diện tích 300ha; - Khu công nghiệp Mông Hoá. diện tích 200ha; - Khu công nghiệp Nam Lương Sơn, diện tích 200ha; - Khu công nghiệp Nhuận Trạch, diện tích 200ha; - Khu công nghiệp Lạc Thanh, diện tích 200ha; Đây là một trong những tiền đề để Hoà Bình có thể thu hút nhiều hơn nữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào địa bàn. Nhìn chung, tổng giá trị của công nghiệp Hoà Bình đã có một bước phát triển mới nhưng trong mặt bằng tăng trưởng chung của kinh tế Hoà Bình thì sự tăng trưởng của công nghiệp còn đứng sau sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ. Công nghiệp Hoà Bình đang cần có sự liên kết với các ngành công ngiệp trong và ngoài nước, khẩn trương thực hiện mở cửa, tạo mọi điều kiện cần thiết và thuận lợi cho sự quảng bá đầu tư vào kêu gọi đầu tư vốn từ trong và ngoài nước. Thực hiện tốt sự liên kết trên thì Hoà Bình sẽ giải quyết được khó khăn trong công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá. 3.3.2. Trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp. Lượng vốn đầu tư cho nông lâm nghiệp tăng dần qua các năm 2000 - 2003, nhưng đến năm 2004 thì lượng vốn đầu tư lại có sự sụt giảm so với các năm trước, và bắt đầu tăng từ năm 2005 có sự sụt giảm này là do những thiên tai xảy ra làm giảm mức đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Bắt đầu từ năm 2005, lượng vốn đầu tư cho ngành bắt đầu gia tăng ổn định. Nhìn chung thì lượng vốn đầu tư tăng đều, năm 2007 lượng vốn đầu tư tăng thêm là 47.44 tỷ đồng, đến năm 2008 thì giá trị tăng thêm của vốn là nhiều nhất, cao hơn năm 2007 là 92.7 tỷ đồng. Trong ba ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp thì ngành lâm nghiệp được tập trung phát triển nhất. Hiện toàn tỉnh có 21 dự án đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp chủ yếu tập trung vào trồng và khai thác sản phẩm từ rừng như trồng rừng nguyên liệu giấy, trồng cây dược liệu… Tổng số vốn đăng ký đầu tư từ trước đến nay trong lĩnh vực trồng rừng là 1.232,713 tỷ đồng, các dự án đang trong giai đoạn hoàn thành . Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Hoà Bình khá lớn, đất không có mục đích sử dụng cũng rất nhiều, tận dụng được điều này, các nhà đầu tư đã tiến hành rất nhiều dự án đầu tư trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái, và du lịch văn hoá. Những dự án này rất được tỉnh ủng hộ, không gây ô nhiễm môi trường, không phá hoại cảnh quan xung quanh, tạo việc làm cho những lao động không có trình độ, giải quyết khó khăn cho tỉnh. Như dự án trồng rừng, bảo vệ thực vật và du lịch sinh thái của công ty TNHH trồng rừng và du lịch sinh thái thác Liên Sơn được cấp phép đầu tư năm 2003, với tổng số vốn đăng ký là 130 tỷ đồng đã đi vào hoạt động vào năm 2007, thu hút mỗi năm một lượng lớn khách du lịch đến huyện Lương Sơn, tăng nguồn thu cho ngân sách. Hay như dự án trồng rừng, du lịch sinh thái và văn hoá dân tộc với tổng số vốn đầu tư là 300 tỷ đồng đang từng bước triển khai để dự án sớm đi vào hoạt động. Ngành nông nghiệp hiện có 13 dự án với tổng số vốn đăng ký là 310 tỷ đồng, số vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp nhỏ hơn rất nhiều so với ngành lâm nghiệp. Chủ yếu là dự án trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lĩnh vực này không thu hút được nhiều vốn đầu tư do khả năng đầu ra hạn chế, thị trường không ổn định. Vùng cao ở Hoà Bình có khí hậu khắc nghiệt, chủ yếu là đất đồi khó có thể trồng cây đạt năng suất cao trừ cam và mía. Về ngư nghiệp thì có ít dự án đầu tư, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước hay hộ gia đình nuôi thả cá trên lòng hồ Sông Đà. Chưa có dự án nào lớn đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Biểu đồ 1.5: Vốn đầu tư vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp qua các năm Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thuỷ sản đạt khá cao, bình quân 5.9%/năm; trong đó tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản đạt cao nhất, bình quân 12.3%/năm. Tuy nhiên do tỷ trọng của ngành thuỷ sản nhỏ nên tác động đến tăng trưởng sản xuất khu vực nông lâm thuỷ sản của tỉnh không lớn. Trong các năm 2006-2007, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thuỷ sản giảm so với giai đoạn trước, đạt bình quân 5.5%/năm. Bảng 1.10: Tăng trưởng GTTT nông lâm thuỷ sản Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Tốc độ tăng trưởng (%) 2001-2005 2006-2007 GTTT NLTS 818,1 1.090,2 1.214,4 5,9 5,5 Nông nghiệp 653,2 856,8 963,7 5,6 6,1 Lâm nghiệp 154,7 215,2 228,3 6,8 3,0 Thuỷ sản 10,2 18,2 22,4 12,3 10,9 Nhìn vào bảng trên ta thấy tuy lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực nông – lâm - thuỷ sản tăng mạnh. Giá trị nông nghiệp gia tăng nhanh chóng qua các năm là do có nhiều doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng những khu chăn nuôi tập trung, với mục đích chăn nuôi một lượng lớn gia súc, gia cầm với những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có sẵn, ổn định đầu ra. Nghề nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh có sự tăng trưởng khá nhanh. Các chỉ tiêu về diện tích nuôi, sản lượng, giá trị của ngành, thuỷ sản năm sau luôn tăng hơn năm trước, tốc độ tăng sản lượng nuôi cao hơn nhiều, do nuôi trồng thuỷ sản được các nhà đầu tư chú trọng, xu thế được đầu tư cao dần, áp dụng công nghệ ngày càng hiện đại. Giá trị đóng góp của các doanh nghiệp trong nông – lâm - thuỷ sản trung bình hàng năm khoảng 700 tỷ đồng vào GDP của tỉnh, đóng góp cho ngân sách khoảng 3 tỷ đồng mỗi năm. Giá trị tăng thêm của lĩnh cực này tăng dần qua các năm. Năm 2000 là năm tăng 1131.06 tỷ đồng, tăng dần vào các năm sau, mỗi năm tăng trung bình 100 tỷ đồng, điều này chứng tỏ lượng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình mang lại kết quả cao. Bảng 1.11. Giá trị tăng thêm của lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp. Năm Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 GTTT 1131.06 1188.05 1338.69 1439.06 1709 1808.8 1973.89 2120.55 2276.52 Nguồn : Tổng hợp qua các năm 3.3.3. Trong lĩnh vực thương mai dịch vụ. Biểu đồ 1.6: Vốn đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình. Lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực thương mại dịch vụ không lớn như ngành công nghiệp hay nông lâm ngư nghiệp. Năm 2000, lượng vốn đầu tư chỉ bằng 60% so với các ngành khác. Nhưng giá trị mang lại từ ngành thương mại dịch vụ lại ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong GDP Về thương mại, trong giai đoạn 1996-2007, các hoạt động dịch vụ phát triển khá sôi động, đặc biệt là trong các năm 2006-2007. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2007 đạt mức 2.400 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 bình quân 15.7/năm và đạt khá cao là 26.4%/năm giai đoạn 2006-2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2007 đạt 23.2 triệu USD; Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm các mặt hàng nông sản chế biến (dưa chuột, gừng, ớt muối), hàng mây tre đan. Những doanh nghiệp có nhiều sản phẩm xuất khẩu như công ty TNHH Tùng Lâm sản xuất chè theo kiểu Nhật Bản để xuất khẩu Các doanh nghiệp trong nước đã tạo ra được giá trị xuất khẩu lớn, năm 2002 giá trị xuất khẩu của tỉnh chỉ đạt 6.355 nghìn USD, đến năm 2005 đã tăng lên gần 3 lần đạt giá trị 16.129 nghìn USD, và năm 2007 đạt 23.231, 1 nghìn USD. Biểu đồ 1.7: Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh Hoà Bình Nguồn: Sở công thương tỉnh Hoà Bình Hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp có mục tiêu đầu tư nông sản xuất khẩu đang trong quá trình triển khai. Hy vọng, trong thời gian tới thì giá trị xuất khẩu của tỉnh Hoà Bình sẽ tăng lên. Về du lịch, trong giai đoạn phát triển vừa qua, số lượng các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch đã tăng nhanh. Từ chỗ chỉ có 7 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch vào năm 1996, đến nay toàn tỉnh Hoà Bình đã có 144 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch hiện tập trung trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và vận chuyển là chủ yếu. Doanh nghiệp lữ hành không nhiều. Các doanh nghiệp này còn giúp Hoà Bình tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn người lao động thuờng xuyên lẫn theo vụ mùa. Du lịch Hoà Bình đã bước đầu khai thác các thế mạnh về văn hoá, đặc biệt là các truyền thống văn hoá các dân tộc thiểu số sinh sống nơi đây như người Thái, người Mông, người Mường… Một số dự án du lịch sinh thái đã và đang triển khai triển khai trên địa bàn tỉnh như Khu du lịch Kim Bôi, Khu du lịch lòng hồ Sông Đà… 3.4. Tình hình phát triển các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 31/12/2008, tỉnh Hoà Bình có 1180 doanh nghiệp chia ra thành 4 loại hình doanh nghiệp: - Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước địa phương quản lý: 12DN - Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trung ương quản lý: 03 DN - Đơn vị trực thuộc DN 100% vốn nhà nước TW quản lý: 53 DN - Doanh nghiệp dân doanh 1.112 DN Trong đó: + Doanh nghiệp tư nhân: 134 DN + Doanh nghiệp TNHH: 606 DN + Công ty cổ phần: 275 DN + Chi nhánh VPĐD: 97 DN Bảng 1.12: Tình hình phát triển của các loại hình doanh nghiệp trong nước Loại hình 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số DN Tổng số 38 71 108 122 164 121 210 283 279 1.112 DN tư nhân 15 14 26 21 19 18 29 24 19 134 Cty TNHH 20 45 65 64 82 45 93 126 157 606 Cty cổ phần 0 3 6 14 25 32 40 91 85 275 Chi nhánh VPĐD 3 9 11 23 38 26 48 42 18 97 Vốn điều lệ, vốn đầu tư (trđ) 28.222 85.651 130.423 175.500 239.898 195.590 443.453 1.215.756 2.374.884 5.834.160 Trong những năm gần đây, tuy có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, lạm phát tăng cao, nhưng khu vực kinh tế dân doanh trên địa bàn tỉnh Hoà Bình vẫn phát triển nhanh cả về số lượng và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Hoạt động sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đang được tích cực triển khai tại khu vực DNNN thuộc tỉnh quản lý, năm 2008 thực hiện sắp xếp 09 doanh nghiệp, đến nay cơ bản đã hoàn thành 02 doanh nghiệp ( trong đó có 01 doanh nghiệp cổ phần hoá, 01 doanh nghiệp chuyển thành công ty TNHH một thành viên). Tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn đến 31/9/2008 đạt 5.272 tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp đạt gần 5 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký cao hơn so với năm 2007, biến động từ khoảng 30-40%. Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Năm 2006 tổng doanh thu thực hiện đạt 2153,44 tỷ đồng, năm 2007 doanh thu đạt 250.25 tỷ. Trong đó các doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách 64.312 triệu đồng vào năm 2006 và 75.451 triệu đồng năm 2007. Doanh thu và lượng đóng góp cho ngân sách cho tỉnh của các doanh nghiệp có xu hướng ngày càng tăng, dần trở thành một nguồn lực quan trọng trong đầu tư phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn hoạt động còn mang tính tự phát, quy mô còn nhỏ, vốn ít, tài sản cố định không lớn, công nghệ lạc hậu, năng suất lap động thấp, sức cạnh tranh còn hạn chế. Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công tác xây lắp các công trình và buôn bán, dịch vụ tập trung vào các lĩnh vực, ngành nghề có vốn đầu tư ít và thời gian thu hồi vốn nhanh. Việc đầu tư vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, gia công, chế biến nông, lâm sản, mây tre đan, sản xuất vật liệu, xây dựng ngành nghề truyền thống để khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương còn hạn chế. 4. Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình. 4.1. Những kết quả đạt được. 4.1.1. Cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư Nhìn chung, cơ chế chính sách của tỉnh đã phần nào phát huy tác dụng trong công cuộc thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước. Ngoài việc thực hiện luật đầu tư trong nước theo đúng quy định của Chính phủ. Tỉnh Hoà Bình đã đưa vào áp dụng một số chính sách khuyến khích đầu tư đã và đang được các nhà đầu tư ghi nhận; những ưu đãi về việc miễn thuế đất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chủ đầu tư đã có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đầu tư vào địa bàn tỉnh. Những cải cách về thủ tục hành chính như cơ chế một cửa, cải tiến quy trình tiếp nhận dự án, nhanh chóng gỉải quyết những vướng mắc về dự án cho nhà đầu tư để dự án nhanh chóng đi vào hoạt động.. Tỉnh đã đẩy nhanh thời gian cấp phép, chỉ trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là dự án có thể được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Từ năm 2003, tỉnh đẩy mạnh cải tiến thủ tục hành chính trong lĩnh vực liên quan đến đầu tư; áp dụng, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết các thủ tục hành chính; thành lập bộ phận làm công tác xúc tiến đầu tư. Sở Kế hoạch và đầu tư làm đầu mối trong công tác thu hút đầu tư và theo dõi đầu tư trên địa bàn, là cơ quan đầu mối trong lĩnh vực cấp phép đầu tư, tạo điều kiện cho nhà đầu tư với thời gian nhanh nhất có thể triển khai dự án, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các Sở Tài nguyên và môi trường, Xây dựng, Văn hoá thể thao và du lịch… áp dụng, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết các thủ tục hồ sơ đất đai, xây dựng và đã cử cán bộ chuyên trách theo dõi, xem xét và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư. Tại các huyện, thành phố thông qua bộ phận giao dịch một cửa, Phòng Tài chính kế hoạch và phòng Tài nguyên và môi trường để giải quyết các công việc liên quan đến dự án. Về chính sách ưu đãi đầu tư, các nhà đầu tư được cung cấp thông tin đầy đủ về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường đầu tư, các chính sách đầu tư… trước khi tiến hành đầu tư vào địa bàn tỉnh. Điều đó đã tạo được tâm lý an tâm cho nhà đầu tư khi ra quyết định đầu tư. Không những thế những ưu đãi về đầu tư như miễn thuế đất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế nhập khẩu, trợ cấp tín dụng, hỗ trợ tiền đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân công cho những dự án đáp ứng yêu cầu của tỉnh đề ra đã góp phần định hướng đầu tư cho các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Những chính sách ưu đãi đầu tư chính là công cụ hữu hiệu để thu hút đầu tư và định hướng đầu tư theo những mục tiêu phát triển nhất định. 4.1.2. Quy mô thu hút 4.1.2.1. So sánh với tổng vốn đầu tư của tỉnh Bảng 1.13: Cơ cấu nguồn vốn qua các giai đoạn GĐ 1996-2000 GĐ 2001-2005 GĐ 2006-2008 Tổng Cơ cấu (%) Tổng Cơ cấu %) Tổng Cơ cấu (%) Tổng 2.080 100 7.182 100 16.635 100 1- Vốn NSNN 1.227,2 59 3.744 52.1 7.490 45 2- Vốn tín dụng Nhà nước 118,56 5.7 249 3.5 886 5.3 3- Vốn đầu tư của DNNN 33,28 1.6 254 3.5 179 1.1 4- Vốn dân cư và tư nhân 478,4 23 3.770 38.5 6.420 38.6 5- Vốn ĐT trực tiếp nước ngoài 222,56 10.7 163 2.3 1.660 10 Nguồn : Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm Nhìn vào bảng số liệu thống kê thì nguồn vốn trong nước vẫn chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đặc biệt là nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nước (bao gồm vốn của Doanh nghiệp nhà nước và vốn của các doanh nghiệp ngoài nhà nước) có cơ cấu ngày càng tăng trong tổng vốn đầu tư của tỉnh. Trong giai đoạn 1996-2000, nguồn vốn trong nước chiếm đến 98.3% tổng vốn đầu tư, và vốn từ các doanh nghiệp trong nước chiếm 33.6%. Đến giai đoạn 2000 – 2005 thì cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong nước tăng đến 42%, và trong giai đoạn 2006 - 2008 thì con số này giảm xuống còn 39.7%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này, nhưng có hai nguyên nhân chủ yếu: nguyên nhân thứ nhất là do các doanh nghiệp nhà nước đang có xu hướng cổ phần hoá doanh nghiệp, thành công ty cổ phần, các doanh nghiệp thường dùng nguồn vốn tự có của mình để đầu tư chứ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn ngân sách của nhà nước, chỉ còn một số ít doanh nghiệp giữ kiểu tổ chức doanh nghiệp cũ (những doanh nghiệp kinh doanh ngành, lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc gia), và nguyên nhân thứ hai là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có xu hướng tăng lên mạnh, với chính sách cởi mở, cơ chế thông thoáng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài coi Hoà Bình là điểm đến tiềm năng của họ trong giai đoạn tới. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong nước là một nguồn lực quan trọng để Hoà Bình có thể phát triển kinh tế xã hội theo mục tiêu đặt ra. Biểu đồ 1.8 Cơ cấu nguồn vốn của Tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 - 2008 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008 41.2.2. So sánh với nguồn FDI. Ở nước ta, từ lâu nguồn vốn FDI đã trở dần quan trọng nên quan trọng, chiếm phần lớn trong tổng đầu tư toàn xã hội, giai đoạn 1994 - 1995, tỷ trọng vốn FDI trong đầu tư xã hội lên tới 30 – 31%, nhưng tỷ lệ này đã giảm dần và năm 2005 FDI thực hiện ước chiếm 16.3% tổng đầu tư xã hội. Càng ngày vốn FDI càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong việc đóng góp tỷ trọng lớn vào GDP, tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Tuy nhiên, hiện nay do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên tổng vốn nên số lượng vốn FDI có khả năng sẽ giảm mạnh, không ổn định, vốn thưc hiện so với vốn đăng ký chỉ khoảng 12% . Một thực tế khác, tuy lượng vốn đầu tư trực tiếp liên tục tăng nhưng tỷ trọng đầu tư FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại có xu hướng giảm dân do tăng trưởng thấp hơn mức tăng vốn đầu tư trong nước Nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào tỉnh có tính ổn định hơn, quy mô tăng dần qua các năm từ 551.68 tỷ đồng trong giai đoạn 1996-2000, đã tăng lên 3024 tỷ đồng trong giai đoạn 2001-2005, gấp khoảng 5 lần so với giai đoạn trước, và giai đoạn 2006-2008 thì con số này đã tăng lên 6.599, gấp 2 lần giai đoạn 2001-2005, và gấp 11 lần giai đoạn 1996-2000. So với nguồn vốn FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh thì vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước có tỷ trọng lớn hơn rất nhiều. Tuy quy mô của các dự án mà doanh nghiệp trong nước đầu tư chỉ khoảng trên dưới 1.5 triệu USD/dự án nhưng tỷ trong chung của nguồn vốn doanh nghiệp trong nước so với nguồn vốn FDI trung bình là lớn hơn 4 lần. Hơn nữa, nguồn vốn FDI không ổn định, lúc tăng lúc giảm do chịu nhiều tác động của nền kinh tế thế giới. Các dự án FDI trên địa bản tỉnh có quy mô nhỏ chỉ từ 1 – 2 triệu USD, thường là các dự án mới đi vào sản xuất kinh doanh nên doanh thu chưa ổn định, đóng góp cho ngân sách địa phương còn hạn chế. 4.1.2.3. So sánh với tiềm năng của các doanh nghiệp trong nước. Từ khi luật doanh nghiệp ra đời năm 1999 đến nay, cả nước đã có trên 190.000 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 432 ngàn tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21.44% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước. Các doanh nghiệp trong nước có số vốn hoạt động lớn so với có thời gian hoạt động chưa lâu, trừ các doanh nghiệp nhà nước. Quy mô các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ nhưng có đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động. Ở nước ta, thành phần kinh tế dân doanh, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Chiếm trên 96% số doanh nghiệp đăng ký hoạt động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển và có ý nghĩa then chốt trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển đồng đều giữa các khu vực… Với trên 190 ngàn doanh nghiệp và 432 ngàn tỷ đồng vốn đăng ký cho đến nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp trên 27% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, khoảng 8% thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 25% lao động cả nước. Tính từ trước đến nay, có 1.447 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh Hoà Bình với tổng số vốn là 4.944.320 triệu đồng, so với số lượng và tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nước thì đây là một con số này còn rất nhỏ. Số lượng doanh nghiệp chưa đấy 1% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. 4.1.3. Tác động tích cực của nguồn vốn từ các doanh nghiệp nhà nước đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hoà Bình. * Đóng góp vào GDP. Bảng 1.14: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thời kỳ 1991-2005 Đơn vi tính: % Chỉ tiêu Hoà Bình Cả nước 1995 2000 2002 2005 2007 1995 2000 2002 2005 2007 1. Tổng GDP 100 100 100 100 100 100 10 100 100 100 2.Kinh tế nhà nước 30.7 30.2 28.7 28.3 28.6 40.2 38.5 38.4 - Kinh tế nhà nước Trung Ương 12.5 13.2 12.6 - - - - - - Kinh tế nhà nước địa phương 18.2 17 16.1 - - - - - 3.Kinh tế ngoài nhà nước 69.3 69.8 71.3 71.7 71.4 59.8 61.5 61.6 - Tập thể 0.2 0.3 0.3 1.1 1.1 10.1 8.6 8 - Tư nhân - cá thể 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA5522.DOC
Tài liệu liên quan