Chuyên đề Tình hình thực tế về kế toán tài sản cổ định ở Công ty giầy Thụy Khuê

Ở công ty Giầy Thuỵ Khuê, phòng kế toán tài vụ là một trong những phòng quan trọng nhất. Với chức năng quản lý về tài chính, phòng Tài vụ đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch SX hàng năm của Công ty. Có thể nó phòng kế toán - Tài vụ là người trợ lý đắc lực cho giám đốc và lãnh đạo công ty để đưa ra các quyết định đúng đắn, hiệu quả trong điều hành quản lý quá trình SXKD, vừa là những người ghi chép, thu thập tổng hợp các thông tin về tình hình kinh tế, tài chính và hoạt động của công ty một cách chính xác, kịp thời đầy đủ.

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức SX, tổ chức quản lý của công ty để phù hợp với đặc điểm của DN, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, đứng đầu là kế toán trưởng, phòng kế toán - tài vụ chịu sự lãnh đạo chung của Giám đốc

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình thực tế về kế toán tài sản cổ định ở Công ty giầy Thụy Khuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh, mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc nhiều kỳ sau. Kết cấu: Bên nợ: - Các chi phí phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả . - Chi phí phải trả lớn hơn chi phí thức tế được hạch toán giảm chi phí kinh doanh. Bên có: Chi phí phải trả được tính trước đã ghi nhận và hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Số dư bên có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực chất chưa phát sinh. Ngoài ra còn sử dụng một tài khoản khác như các tài khoản 627,641,642,241,111,112,331... 2.) Trình tự kế toán. Trình tự kế toán sửa chữa TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 111,112,152,334 TK 627,641,642 1 Tự làm TK 214.3 TK 142 2 3 4 5 TK 331 TK 335 6 7 8 Thuê ngoài 1. Chi phí sửa chữa thường xuyên . 2. Tập hợp chi phí sửa chữa lớn thường làm. 3. Kết chuyển giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch. 4. Phân bố dần chi phí sửa chữa lớn. 5. Chi phí sửa chữa nhỏ , lặt vặt , bên ngoài. 6. Tập hợp chi phí sửa chữa lớn thuê ngoài. 7. Kết chuyể giá thành sửa chữa trong kế hoạch. 8. Tính trước chi phí sửa chữa lớn trong kế hoạch và chi phí sản xuất kinh doanh. IX./ Kế hoạch TSCĐ thuê ngoài và cho thuê. Khi xét thấy việc mua sắm ( hoặc sử dụng ) TSCĐ không hiệu quả bằng việc đi thuê ( hoặc cho thuê) hoặc không đủ vốn đầu tư, doanh nghiệp có thể đi thuê (hoặc cho thuê) được phân thành thuê (cho thuê) tài chính và thuê (cho thuê hoạt động) 1.) Kế toán hoạt động thuê( cho thuê) tài chính. Theo quy định hiện hành, TSCĐ được coi là thuê tài chính (hay thuê vốn) khi hợp đồng thuê phải thoả mãn 1 trong 4 tiêu chuẩn đã trình bầy ở phần phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành.. 1.1 Tại đơn vị đi thuê. 1.1.1 Tài khoản sử dụng Để theo dõi tình hình thuê TSCĐ dài hạn. kế toán sử dụng tài khoản 212: "Tài sản cố định đi thuê". Nội dung: Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động toàn bộ TSCĐ đi thuê tài chính của đơn vị. Kết cấu : Bên nợ: Nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính tăng. Bên có: Nguyên giá của TSCĐ đi thuê giảm do chuyển trả lại cho bên thuê khi hết hạn hợp đồng thuê lại hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp. Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có. Tài khoản 212 mở chi tiết theo từng TSCĐ đi thuê. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng tài khoản 001 "Tài sản thuê ngoài". Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của tất cả tài sản (bao gồm cả TSCĐ và công cụ, dụng cụ) mà đơn vị thuê của đơn vị khác. Kết cấu: Bên nợ: Giá trị tài sản thuê ngoài. Bên có : Giá trị tài sản bên ngoài đã hoàn trả. Số dư bên nợ: Giá trị tài sản hiện còn thuê ngoài. 1.1.2 trình tự kế toán. Trình tự kế toán TSCĐ thuê dài hạn. TK111.112.431 TK 342 TK 212 TK 211.213 2 1 1a 5a TK 111. 112 . 331 5c TK214.2 6 TK214.1,214.3 TK 142.1 5b 1b TK 627,641,642 3 4 Chú thích: 1.Tổng nợ phải trả về thuê TSCĐ dài hạn. 1a. Nguyê giá trịá hoặc giá trị hiện tại của TSCĐ .. 1b. lãi phải trả. 2. Định kỳ trả tiền thuê TSCĐ . 3. Phân bổ lãi phải trả. 4. Trich khấu hao TSCĐ thuê . 5a. Kết chuyển giá trị TSCĐ thuê thành TSCĐ của doanh nghiệp. 6. Trả lại TSCĐ thuê tài chính khi hết hạn hợp đồng. 1.2 Tại đơn vị cho thuê. 1.2.1 Tài khoản sử dụng: Để theo dõi tình hình cho thuê TSCĐ tài chính, kế toán và sử dụng tài khoản 228 " đầu Tưdài hạn khác". Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại đầu Tư tài chính dài hạn khác ngoài các khoản đầu Tư chứng khoán, góp vốn liên doanh như : đầu Tư kinh doanh bất động sản, cho vay vốn, cho thuê TSCĐ theo phương thức thuê tài chính ... mà thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm. Kết cấu: Bên nợ: Già trị của các khoản đầu tư dai hạn khác tăng. Bên có: Giá trị của các khoản đầu tư dài hạn khác giảm.. Số dư bên nợ: Giá trị các khoản đầu tư dài hạn hiện có. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như: 811,711,211,112,111... 1.1.2 Trình tự kế toán: Trình tự kế toán cho thuê TSCĐ tài chính được thể hiện qua sơ đồ sau TK211 TK228 TK811 TK711 TK111,112 1 3 2 TK214 4 Chú thích: 1.) Giá trị đầu Tư cho thuê tài chính bao gồm cả giá trị hao mòn(nếu có) 2.) Số tiền thuê được về cho thuê TSCĐ tài chính hoặc số tiền thua về nhượng bán TSCĐ cho thuê trước khi kết thúc thời hạn hợo đồng cho thuê. 3.) Số khấu hao của TSCĐ đầu Tưcho thuê tyính vào tri phí hoặc giá trị TSCĐ cho thuê chưa thu hồi khi chuyển quyền sở hữu cho bên đi thêu. 4.) Phần giá trị còn lại của TSCĐ khi nhận lại lúc hết hạn hợp đồng cho thuê TSCĐ tài chính . 2.) kế toán thuê (cho thuê) TSCĐ hoạt động. TSCĐ thuê hoạt động là TSCĐ thuê không thoả mãn một trong bôn tiêu chuẩn về thuê tài chính, khi thue xong, TSCĐ được giao trả lại cho bên thuê. 2.1 Tại đơn vị đi thuê: 2.1.1 Tài khoản sử dụng:. Kế toán đi thuê TSCĐ hoạt động sử dụng các tài khoản 001,627,641,642,331,111,112... 2.1.2 Trình tư kế toán: Trình tư kế toán đi thuê hoạt động được thể hiện qua sơ đồ sau: TK111,112 TK331,338 TK627,641,642 5 1 TK342 2 TK142 3 4 Chú thích: 1. Số tiền thuê TSCĐ phải trả cho đơn vị đi thuê. 2. Thuê trong thời gian dài. 3. Kết chuyển chi phí phải trả với số lượng lớn. 4 Phân bổ dần chi phí được thuê vào chi phí sản xuất kinh doanh. 5. Khi trả tiền cho đơn vị cho thuê 2.2 Tại đơn vị đi thuê: 2.2.1 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng các tài khoản 811,711,333,111,112,BL 3.2.1Trình tự kế toán Trình tự kế toán TSCĐ cho thuê hoạt động được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 214 TK821 1 TK721 TK 111, 112, 1522, 331 2 Chú thích: 1. Chi phí hoạt động cho thuê gôm khấu hao TSCĐ và chi phí khác 2. Tiền thu về cho thuê TSCĐ hoạt động.. X./ Kế toán luân chuyển TSCĐ trong nội bộ. 1. Hạch toán luân chuyển TSCĐ giữa các đơn vị sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ có thể di chuyển giữa các phân xưởng, các đội các, công trường ... do yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp TSCĐ luân chuyển giữa các đơn vị sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp có lệnh của giám đốc và phải lập biên bản giao nhận TSCĐ giữa các đơn vị sử dụng TSCĐ . Căn cứ vào biên bản giao, nhận TSCĐ, kế toán ghi tăng giảm TSCĐ ở sổ chi tiết TSCĐ mở cho các bộ phận riêng, đồng thời chuyển thể TSCĐ để tiện cho việc theo dõi chi tiết TSCĐ. 2. Kế toán luân chuyển TSCĐ giữa đơn vị chính và đơn vị phụ thuộc phải có quyết định của giám đốc doanh nghiệp và phải tiến hành làm các thủ tục cần thiết, như biên bản giao nhận tài sản cố định. 2.1 Tài khoản sử dụng: Đê theo dõi tình hình luân chuyển TSCĐ giữa đơn vị sản xuất chính và đơn vị phụ thuộc, kế toán sử dụng tài khoản 136 " phải thu nội bộ ". Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ và tình haình thanh toán các khoản nợ phải thu của đơn vị với cấp trên, hoặc các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc hoặc các đơn vị khác trong một doanh nghiệp độc lập, một tổng công ty về các khoản đã chi hộ, trả hộ, thu hồi, các khoản mà đơn vị cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới. Bên nợ: - Các khoản đã chi hộ, trả hộ các đơn vị khác - Số tiền cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp. - Số tiền cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải cấp xuống . - Số vôn kinh doanh đã cấp cho đơn vị cấp dưới (Bao gồm vốn cấp trực tiếp và cấp bằng phương pháp khác). - Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ. - Bù trừ phải thu với trả trong nội bộ của cùng một đối tượng. - Thu hồi vốn, quỹ đơn vị thành viên quyết toán với vị thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp, để sử dụng: Số dư bên nợ: Số còn phải thu ở các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp Tái khoản 136 có 2 tài khoản cấp 2 Tài khoản 1361 : Vốn kinh doanh ở đơn vị cấp mục trực thuộc: Tài khoản này chỉ mở ở đơn vị cấp trên ( doanh nghiệp độc lập, Tổng công ty ) để phản ánh số vốn kinh doanh hiện có ở các đơn vị trực thuộc do cấp trên trực tiếp hoặc hình thành bằng các phương thức khác. Tài khoản 1368: Phải thu khác: Phản ánh tất cả các khoản phải thu giữa các đơn vị nội bộ doan nghiệp. Phần thứ hai tình hình thực tế về kế toán ở công ty giầy Thuỵ Khuê I. Đặc điểm tình hình chung và phát triển của Công ty 1. Qua trình hình thành và phát triển Công ty Công ty Giầy Thuỵ Khuê Hà Nội ( trước đó là xí nghiệp Giầy Thuỵ Khuê) được thành lập tháng 4 năm 1989. Trước khi thành lập, nơi đây chỉ là một phân xưởng giầy của Xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình. Nhưng chính nơi đây cũng là một cơ sở SX giầy vải tiền thân của xí nghiệp giầy vải Hà Nội. Như vậy tuy tuổi đời chưa cao, nhưng bề dày lịch sử của Công ty đã nghi nhiều thành tích cho nền công nghiệp Hà Nội. - Năm 1956, từ chỗ là một PX sản xuất tràn cục của Tổng cục Hậu cần quân đội được thành lập với tên gọi là Xí nghiệp giầy vải Hà Nội trực thuộc Cục Công nghiệp Hà Nội ( nay là cơ sở Công nghiệp Hà Nội). Năm 1978 sát nhập với xí nghiệp giầy vải Thượng Đình mang tên Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình. - Ngày 1 - 4 - 1989 được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 93 QĐUB tách ra thành lập riêng mang tên Xí nghiệp Giầy vải Thụy Khuê và đến tháng 8 - 1993 được UBND thành phố Hà Nôi ra quyết định 2558 cho phép đổi thành Công ty giầy Thuỵ Khuê Hà Nội. - Khi được UBND thành phố quyết định thành lập tháng 4 - 1989, Công ty giầy Thuỵ Khuê chỉ có 458 CBCNV và 2 PXXS, một số dẫy nhà xưởng hầu hết là nhà cấp bốn cũ nát, thiêt bị máy móc cũ kỹ, già cỗi, lạc hậu, SX chủ yếu bằng phương pháp thủ công, sản lượng mỗi năm đạt trên 400.000 sản phẩm, phần lớn là sản phẩm cấp thấp. Sau khi được thành lập, Công ty đã đầu tư nhiều cho phát triển SX, cụ thể như sau: - Xây dựng trên 200.000 m2 nhà xưởng cao ráo, thoáng mát, nhập dây chuyền sản xuất của Đài Loan, công suất mỗi năm đạt từ 2.000.000 đôi giầy dép các loại trở lên. Sản phẩm của Công ty hầu hết giầy dép nữ trang, phục vụ xuất khẩu gồm giầy vải thể thao, giầy da nam, giầy dép nữ thời trang, đảm bảo mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 1994 : SX 1.235.000 đôi, trong đó có 1.000.500 đôi xuất khẩu Năm 1995 : SX 1.255.000 đôi, trong đó có 1.022.000 đôi xuất khẩu Năm 1996 : SX 1.429.657 đôi, trong đó có 1.109117 đôi xuất khẩu. Năm 1997 : SX 2.000.000 đôi, trong đó có 1.800.000 đôi xuất khẩu - Về lao động, năm 1990, số CBCNV của Công tylà 450 người, năm 1992 là 480 người, năm 1992 là 720 người, năm 1993 là 810 người, năm 1994 là 1140 người, năm 1995 là 1250 người, năm 1996 là 1036 CBCNV trong đó có 95 cán bộ quản lý ( thì 35 tốt nghiệp đại học, cao đẳng). - Ngoài kế hoạch của Công ty la trong năm 1997 sẽ thành lập một Công ty cổ phần xây dựng khách sạn tại khu vực 152 Thuỵ Khuê để đưa vào kinh doanh dịch vụ, du lịch. - Tính đến đầu năm 1997, một số chỉ tiêu kinh tế tại DN như sau: Nguyên giá TSCĐ khấu hao: 14.606.647.683 đồng Tài sản lưu động : 22.822.486.901 đồng Đầu tư cho XDCB: 5.117.258.175 đồng Tổng tài sản : 39.069.396.542 đồng Tổng doanh thu năm 1996 : 41.982.192.530 đồng Trong đó doanh thu xuất khẩu : 39.641.442.846 đồng Nộp ngân sách nhà nước: Kế hoạch 1997, Công ty hy vọng sản xuất được khoảng 2.000.000 đôi giầy dép các loại. Ngoài ra Công ty cũng chú trọng đến việc liên doanh, hợp tác với nứơc ngoài. Tự bản thân Công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ SX, cải thiện điều kiện cho công nhân lao động trên 11 tỷ đồng. không kể đâu tư cho xây dựng, cũng như cải tạo nhà xưởng SX. Nhờ vậy Công ty có tiền đề vững chắc để tham gia các hợp đồng liên doanh với Công ty nước ngoài. Năm 1992: Liên doanh hợp tác với Công ty Hai Thal - Thái lan. Năm 1992: Liên doanh với Công ty Chaiming - Đài Loan Năm 1992 : Liên doanh Công ty ASE - Hàn Quốc. Vừa qua tiếp tục hợp tác với hãng Yenkee - Đài Loan. Do chú trọng về công tác này, cộng với Công ty thường xuyên mạnh công tác kỹ thuật, áp dụg tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất. Sản phẩm của Công ty ngày càng khẳng định chổ đứng của mình trên thi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trong và ngoài nước ưu chuộng và tiêu thụ nhanh trên thị trường. Với đà phát triển này chắc chắn Công ty sẽ phát triển và có thêm nhiều bạn hàng mới. 2. Quy trình công nghệ sản xuất giầy Nguyên liệu chính để sản xuất giày là vải bạt, vải phin để mau mũi giầy và cao su làm đế giầy. Hoá chất sử dụng bao gồm : Paraphin, cacbonat, kẽm , bột màu ... và các hoá chất khác đóng vai trò chất trộn, chất xúc tác làm dẻo cao su, tăng độ bền và chống lão hoá. Khuôn kim loại dùng để dập ô-zê. Cụ thể quá trình snả xuất giầy diển ra như sau: Cao su được cất nhỏ, nghiền sơ bột, trộn với các hoá chất rồi đưa vào máy cán. Công đoạn đúc để có tác dụng làm mềm cao su và cán thành những tấm mỏng, những tấm cao su đó được cắt thành đế giầy và đưa qua bộ phận ép đế với cao su mỏng dán trên mặt đế. Phần thân giầy gồm hai loại vải đã được bồi ở công đoạn đồi sẽ được cắt thành mũi giầy. Những mũi giầy đã hoàn thành ở công đoạn này được đưa sang bộ phận gò sau đó được đưa tiếp sang bộ phận dập ô-zê Sản phẩm này sau khi hoàn thành được đưa sang bộ phận OTK để kiểm tra chất lượng, những sản phẩm có đóng dấu OTK mới được nhập vào kho thành phẩm. Sơ đồ quy trình công nghệ Nguyên liệu Vải bạt,vải phin, cao su, hoá chất Công đoạn bồi Bồi dán bạt và phin lại với nhau sau đó cắt thành mũi giầy Công đoạn đúc đế Đúc, dập ra đế giầy cao su hoặc nhựa tổng hợp Công đoạn gò Lồng mũ giầy vào fom giầy quét keo vào đế và chân mũ giầy, ráp đế vào mũ giầy rồi đưa gò dán cao su làm nhãn giầy và dán đường trang trí,lưu hoá trong lò 60 phút Công đoạn may May hoàn chỉnh thanh các mũi giầy Hoàn thiện Dập ô-zê luồn dây giầy kiểm nghiệm chất lượng và đóng gói a. Đặc điểm tổ chức sản xuất: Hiện nay, công ty Giầy Thuỵ Khuê có 2 địa điểm: - Bộ máy hành chính ty :152- Thuỵ Khê - Hà Nội - Các PXSX đặt tại Phú DIễn - Từ Liêm - Hà Nội Công ty có 3 PXSX: - PX Yenkee liên doanh với Đài Loan - PX Chaiminhs liên doanh với Đài Loan Cả hai PX này đều may giầy các loại cho phía Đài Loan - Phân xưởng ASE do công ty trực tiếp quản lý và điều hành SX, chuyên may và sản xuất các loại giầy (Trong đó có cả giầy vải bata phục vụ cả tiêu dùng trong nước). Cơ cấu mỗi PX gồm: PX may và PX gò. Trong 2 phân xưởng liên doanh có thêm bộ phận đúc đế giầy, còn PX ASE thì sử dụng đế giầy mua ngoài. Ngoài ra còn có bộ phận bồi vải và PX cơ điện phục vụ trực tiếp cho 3 PXSX. b. Đặc điểm tổ chức quản lý Để quản lý sản xuất và điều hành mọi hoạt động SXKD, các doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ máy quản lý tuỳ thuộc vào qui mô, loại hình Doanh nghiệp, đặc điểm và điều kiện SX cụ thể mà Doanh nghiệp thành lập ra các bộ phận quản lý thích hợp được gọi là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Công ty giầy Thuỵ Khê là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy quản lý của công ty đượ tổ chức thành các phòng, ban, thực hiện các chức năng quản lý nhất định. Bao gồm: *Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc điều hành - Giám đốc là chủ DN đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, ngoài việc uỷ quyền trách nhiệm cho các phó giám đốc điều hành, giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua trưởng phòng của các phòng. - Phó giám đốc điều hành: Có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo các bộ phận được phân công uỷ quyền và giúp việc cho giám đốc * Các phòng ban chức năng: Được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý SXKD, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho Ban giám đốc, đảm bảo lãnh đạo hoạt động SXKD thông suốt trong toàn công ty. Cụ thể là hệ thống các phòng ban trong công ty bao gồm: -Phòng tổ chức -Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu - Phòng tài vụ - Phòng cung tiêu -Phòng kỹ thuật -Phòng Hành chính Nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban là: - Chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách của nhà nước cũng như của công ty, các chỉ thị, mệnh lệnh của giám đốc. - Tham gia đề xuất với Ban Giám đốc công ty những chủ trương biện pháp tăng cường công tác quản lý SXKD và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công ty theo quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng. Với phương pháp quản lý thống nhất từ trên xuống dưới, đồng thời có sự liên quan phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các bộ phận nên công việc điều hành, quản lý SX tại DN luôn có hiệu quả. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty giầy Thuỵ Khuê Giám đốc công ty Phó giám đốc Phụ trách kỹ thuật Phó giám đốc Phụ trách SXKD Phòng kỹ thuật Phòng Hành chính Phòng cung tiêu Phòng Tổ chức Phòng Tài Vụ Phòng KD xuất nhập khẩu Phân xưởng Chaimings Phân xưởng cơ điện Phân xưởng ASE Phân xưởng YENKEE Bộ phận bối vải Xưởng may Xưởng gò Xưởng gò Xưởng may Xưởng may Xưởng gò 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán * Hình thức tổ chức bộ máy kế toán: ở công ty Giầy Thuỵ Khuê, phòng kế toán tài vụ là một trong những phòng quan trọng nhất. Với chức năng quản lý về tài chính, phòng Tài vụ đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch SX hàng năm của Công ty. Có thể nó phòng kế toán - Tài vụ là người trợ lý đắc lực cho giám đốc và lãnh đạo công ty để đưa ra các quyết định đúng đắn, hiệu quả trong điều hành quản lý quá trình SXKD, vừa là những người ghi chép, thu thập tổng hợp các thông tin về tình hình kinh tế, tài chính và hoạt động của công ty một cách chính xác, kịp thời đầy đủ. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức SX, tổ chức quản lý của công ty để phù hợp với đặc điểm của DN, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, đứng đầu là kế toán trưởng, phòng kế toán - tài vụ chịu sự lãnh đạo chung của Giám đốc Theo hình thức tổ chức kế toán tập trung, ở công ty toàn bộ công tác kế toán - Tài chính được thực hiện trên phòng kế toán - tài vụ của Công ty từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán.. ở các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán kinh tế làm nhiệm vụ chuyên thanh toán lương, BHXH cho công nhân ở PX mình, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng và thành phẩm hoàn thành nhập kho. Về mặt nhân sự, các nhân viên hạch toán kinh tế chịu sự quản lý của giám đốc công ty, phòng kế toán - tài vụ chỉ hướng dẫn, kiểm tra họ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Hình thức tổ chức này theo tôi là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên hạch toán kinh tế với các phân xưởng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên hạch toán kinh tế hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo chính xác khách quan của số liệu. *Hình thức kế toán Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý kinh tế tài chính, hiện nay công ty áp dụng hình thức sổ kế toán NK-CT với hệ thống các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, báo cáo kế toán tương đối đầy đủ. *Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Trong công ty, phòng kế toán- tài vụ là trung tâm cung cấp những thông tin về sự vận động của tài sản, cung cấp chính xác và cụ thể những con số thống kê hàng tháng là căn cứ cho ban lãnh đạo của công ty tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất, trực tiếp của kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hoá lao động của cán bộ kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, yêu cầu và trình độ quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: 01 kế toán trưởng (Kiêm kế toán tổng hợp): điều hành công việc chung trong phòng và kế toán tổng hợp. 01 phó phòng (kiêm kế toán bán hàng, thu nhập và phân phối kết quả): Phụ trách công tác tài chính -kế toán trong phòng và thay thế kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng. - Bộ phận kế toán TSCĐ kiêm kế toán bộ bằng tiền - Bộ phận kế toán hàng tồn kho (vật liệu, CCDC) - Bộ phận kế toán tiền công, BHXH kiêm kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành sản phẩm. - Bộ phận kế toán thanh toán kiêm thủ quĩ - Bộ phận kế toán thống kê theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch SX ở mỗi PX còn có các nhân viên kinh tế chuyên thanh toán lương BHXH cho công nhân, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng và nhập kho thành phẩm Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được thể hiện theo sơ đồ sau Kế toán trưởng (Kiêm kế toán tổng hợp) Phó phòng kế toán - kế toán bán hàng, thu nhậpvà phân phối kết quả Bộ phận kế toán TSCĐ kiêm kế toán vốn bằng tiền Bộ phận kế toán thanh toán kiêm thủ quĩ Bộ phận kế toán hàng tồn kho (VL,CCDC) Bộ phận kế toán tiền công, BHXH kiêm kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành SP Bộ phận kế toán thống kê theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất Nhân viên kinh tế ở các phân xưởng chuyên thanh toán lương, BHXH cho công nhân, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng t và thành phẩm nhập kho II.Tình hình tổ chức kế toán TSCĐ ở công ty Giầy Thuỵ Khê. 1.Tình trạng trang bị kỹ thuật và đặc điểm TSCĐ của công ty. Lực lượng máy móc thiết bị của công ty khá lớn và phong phú. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 1997 tổng nguyên gía TSCĐ của toàn công ty là 19.789.500.789đ.. Những máy móc thiết bị hình thành từ những năm trước chủ yếu là của Trung Quốc, Liên Xô vì vậy phần lớn những máy móc đó ngày càng trở nên cũ kĩ lạc hậu. Nhưng 3 năm gần đây công ty đã mua sắm các máy móc thiết bị chủ yếu là của Hàn Quốc, Đài Loan. Công ty đặc biệt chú ý đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất giầy dép nữ thời trang cụ thể: Cuối năm 1994 đầu tư được 2 dây chuyền sản xuất. Đến giữa năm 1995 đầu tư được thêm 2 dây chuyền sản xuất. Cuối năm 1996 Công ty đầu tư thêm 2 dây truyền. Như vậy công ty đã không ngừng trang bị máy móc thiết bị và cho đến 30 tháng 9 năm 1997 công ty đã có tất cả 8 dây chuyền sản xuất. Hiện nay tổng số tài sản cố định tăng thêm của công ty chủ yếu là nguồn ngân sách cấp, và 1/4 nguồn vốn bổ xung và đi vay. 2. Phân loại tài sản cố định: Hiện nay việc phân loại tài sản cố định ở công ty giày Thuỵ Khê được tiến hành theo 3 cách. - Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng, đặc trưng kỹ thuật. 2.1. Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành. Tài sản cố định hiện có của công ty được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó phần lớn là từ nguồn ngân sách cấp. Vì vậy để tăng cường quản lý tài sản cố định theo nguồn hình thành công ty tiến hành phân loại tài sản cố định theo các nguồn như sau. - Tài sản cố định bằng nguồn vốn ngân sách cấp: 18.500.000.000 - Tài sản cố định đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ xung: 2.380.057.500 - Tài sản đầu tư bằng nguồn vốn vay tín dụng : 12.750.000.000 2.2. Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng. Cách phân loại này cho ta thấy được tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có phương hướng đầu tư tài sản cố định được đúng đắn. Theo cách phân loại này tài sản cố định của công ty được chia làm ba loại như sau: (Số liệu lấy đến 31 tháng 12 năm 1997) - Tài sản cố định đang dùng : 16.732.157.500 Trong đó: Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: 16.281.407.500 Tài sản cố định dùng cho phúc lợi công cộng : 450.750.000. - Tài sản cố định chưa cần dùng: 218.900.000 - Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý 679.000.000 2.3. Phân loại tài sản cố định theo đặc trưng kỹ thuật. Cách phân loại này cho biết kết cấu tài sản cố định theo đặc trưng kỹ thuật. Công ty có những tài sản cố định nào, tỷ trọng của từng loại trong tổng số là bao nhiêu, theo cách phân loại này TSCĐ của công ty được chia làm 6 loại : - Máy móc thiết bị : 8.495.000.000 - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn : 968.057.500. - Nhà cửa và kiến trúc : 3.541.000.000 - Thiết bị dụng cụ quản lý: 498.000.000 - Máy móc thiết bị công tác: 4.100.000.000 - Tài sản cố định khác : 28.000.000 3. Đánh giá tài sản cố định: Để tiến hành hạch toán, tính khấu hao tài sản cố định và phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định cần thiết phải tiến hành đánh giá tài sản cố định. ở Công ty giầy Thuỵ Khuê tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. 3.1.Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá. Nguyên giá TSCĐ theo từng nguồn hình thành được xác định như sau: * Nguyên giá TSCĐ giá trị công trình hoàn thành được duyệt xây dựng mới bằng bàn giao và đưa vào sử dụng. Ví dụ: Căn cứ vào biên bản nghiệm thu TSCĐ số 125 là trạm điện số 2 tại khu vực xã Phú Diễn vừa mới xây dựng xong và bàn giao đưa vào sử dụng ngày 20/9/97 với tổng dự toán là 57.420.300 kế toán ghi sổ theo nguyên giá của trạm điện là 57.420.300 * Nguyên giá tài sản cố định mua sắm = giá mua + chi phí vận chuyển (không phân biệt cũ hay mới) lắp đặt chạy thử. Ví dụ: Ngày 11/9/97 công ty mua một máy đúc đế giầy theo hợp đồng số 195 với giá mua trên hoá đơn là 19.700.000 chi phí lắp đặt chạy thử 2.100.000 kế toán xác định đơn giá máy đúc đế bằng: 19.700.000 + 2.100.000 = 21.800.000 3.2 Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại. Giá trị còn lại của TSCĐ = Giá trị còn lại nguyên = giá TSCĐ - giá trị đã hao mòn của TSCĐ Trường hợp quyết định đánh giá lại TSCĐ thì giá trị còn lại của TSCĐ được xác định như sau: Bộ phận kỹ thuật xác định giá trị còn lại của TSCĐ tại thời điểm đánh giá theo tỷ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20538.DOC
Tài liệu liên quan