MỤC LỤC
PHẦN I - GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ 3
PHẦN II - QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN 5
I. Khái quát chung về quá trình tìm hiểu thu thập thông tin. 5
II. Phương pháp thu thập thông tin và nguồn thu thập thông tin. 6
1. Phương pháp thu thập thông tin. 6
2. Nguồn thu thập thông tin. 6
3. Kết quả thu thập thông tin 7
3.1. Đặc điểm tình hình Vĩnh Phúc. 7
3.2. Khảo sát nguồn lực lao động tỉnh Vĩnh Phúc 7
PHẦN III - TÌNH HÌNH, THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 14
I. Quá trình triển khai xây dựng chương trình giải quyết việc làm 14
II. Kết quả các nội dung hoạt động của chương trình việc làm 15
1. Kết quả chung 15
2. Kết quả cụ thể 16
2.1. Giải quyết việc làm trong nông nghiệp nông thôn 16
2.2. Giải quyết việc làm trong Công nghiệp xây dựng 16
2.3. Giải quyết việc làm trong Thương mại du lịch – dịch vụ 17
2.4. Cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm 17
2.5. Công tác xuất khẩu lao động 17
2.6. Công tác đào tạo nghề 18
2.7. Tổ chức hội chợ việc làm 19
PHẦN IV - TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GQVL CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 20
I. Đánh giá chung 20
1. Những ưu điểm 20
2. Những hạn chế, nguyên nhân 21
II. Giải pháp 22
KẾT LUẬN 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3780 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình, thực trạng giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì công việc đầu tiên là tiếp xúc với sổ sách, các báo cáo về tình hình lao động trong tỉnh. Việc tìm hiểu, nghiên cứu sổ sách đòi hỏi phải cẩn thận, xem xét hết mọi góc độ, mọi khía cạnh để đưa ra những nhận định, ý kiến xác đáng khách quan phù hợp với thực tế.
Công việc tìm hiểu, nghiên cứu sổ sách, báo cáo bước đầu đã cho em được cái nhìn tương đối khách quan về tình hình lao động trong tỉnh. Tuy nhiên đó mới chỉ là cái khung cơ bản, còn thiếu những yếu tố thực tiễn để cho việc nhìn nhận đánh giá được toàn diện hơn. Để đạt được điêu này thì việc trực tiếp tham gia đi đến các khu công nghiệp, các trung tâm giới thiệu việc làm… là điều rất cần thiết.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho việc viết chuyên đề thực tập của mình thì việc tìm hiểu thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo, qua
internet… cũng được chú trọng đến.
Phương pháp thu thập thông tin và nguồn thu thập thông tin.
Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp thu thập thông tin là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin. Lựa chọn những phương pháp đúng đắn, khoa học, thích hợp với từng hoạt động cụ thể sẽ giúp cho những thông tin thu được có tính khách quan và hiệu quả. Ngược lại nếu sử dụng những phương pháp sai lầm sẽ dẫn đến việc những thông tin thu thập được không phản ánh đúng bản chất của sự việc mà chúng ta xem xét.
Trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, em đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong mỗi hoạt động thực tiễn của mình.
Các phương pháp được sử dụng như: Phương pháp thống kê tổng hợp và so sánh sử dụng khi xử lí số liệu trong sổ sách báo cáo. Ngoài ra phương pháp quan sát kết hợp với phân tích được sử dụng khi đi thực tế.
Nguồn thu thập thông tin.
Trong quá trình thực tập đã tạo cơ hội cho em tiếp xúc với rất nhiều nguồn nhưng để phục vụ cho việc viết chuyên đề em đã sử dụng những nguồn sau :
Các báo cáo về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm của Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Các báo cáo về thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo
Các hồ sơ tài liệu về nguồn lao động của tỉnh
Kết quả thu thập thông tin
Sau một thời gian làm việc với tinh thần nghiêm túc em đã thu được các kết quả sau:
Đặc điểm tình hình Vĩnh Phúc.
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở trung tâm của miền Bắc nước ta, phía Bắc giáp Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Nam giáp Hà Tây và thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp với Phú Thọ, phía Đông giáp với hai huyện ngoại thành của Hà Nội là Sóc Sơn và Đông Anh. Với dân số là 1.127.500 người chiếm 1,41 % tổng số dân cả nước (theo Niên giám thống kê năm 2004), trên diện tích 1371km2. Là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong những năm gần đây Vĩnh Phúc đã có những bước tiến nhảy vọt về kinh tế với tốc độ tăng trưởng là 12,46%.
Khảo sát nguồn lực lao động tỉnh Vĩnh Phúc
Về số lượng lao động
Tính đến ngày 31/12/2006, số lượng lao động của Vĩnh Phúc là 872.044 người, bằng 73,51% dân số toàn tỉnh (cao hơn nhiều so với tỷ lệ lao động trung bình trên tổng số dân trung bình cả nước). Trong đó, số người ngoài tuổi lao động vẫn tham gia lao động trong các ngành kinh tế quốc dân là 29.650 người (chiếm 3,4% lực lượng lao động của tỉnh). Trung bình mỗi năm nguồn lao động Vĩnh Phúc được bổ sung thêm hơn 20 ngàn người. Từ năm 2000 đến nay, trung bình lao động Vĩnh Phúc đã tăng thêm 75.850 lao động (bằng 11,28%).
Về cơ cấu lao động
Về cơ cấu tuổi
Tính đến năm 2006, lao động trong độ tuổi (nam từ 15-59 tuổi, nữ từ 15-54 tuổi) tham gia lao động là 739.999 người (chiếm 84,63% tổng số lao động toàn tỉnh). Chia ra khu vực thành thị có tổng số lao động là 84.341 người tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên, lao động trong độ tuổi là 79.093 người, chiếm 93,77%; lực lượng này tập trung chủ yếu tại các vùng nông thôn (chiếm 85% tổng số lao động của tỉnh) với tổng số 741.237 người, lao động trong độ tuổi là 623.046 người, chiếm 84,05%; chỉ tính riêng vùng dành đất phát triển công nghiệp dịch vụ và đô thị của tỉnh, Vĩnh Phúc có 47.450 người trong độ tuổi lao động chiếm 5,63% lực lượng lao động trong độ tuổi của tỉnh, trong đó:
Lao động có độ tuổi từ 15-17 có 4220 người, chiếm 8,9% ;
Lao động có độ tuổi từ 18-25 có 12760 người , chiếm 26,9%;
Lao động có độ tuổi từ 26-35 có 11060 người , chiếm 23,3%;
Lao động có độ tuổi từ 36-45 có 10100 người, chiếm 21,3%;
Lao động có độ tuổi từ 46 trở lên có 9310 người, chiếm 19,6%
Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
Năm
Cơ cấu lao động
1997
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1. Phân theo thành phần kinh tế
100
100
100
100
100
100
100
100
+ Kinh tế nhà nước
2,42
1,95
2,34
2,29
2,04
2,01
1,99
1,70
+ Kinh tế tập thể
73,65
39,12
38,92
21,01
19,87
19,74
19,69
19,48
+ Kinh tế cá thể
23,61
55,58
55,26
72,74
73,53
73,16
72,69
72,05
+ Kinh tế tư nhân
0,20
2,98
2,98
2,98
3,08
3,29
3,50
3,65
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
0,12
0,37
0,5
0,98
1,48
1,80
2,19
3,12
2. Phân theo ngành kinh tế
100
100
100
100
100
100
100
100
+ Nông lâm nghiệp, thủy sản
90,04
89,79
89,09
84,61
83,27
80,66
78,03
75,26
+ Công nghiệp xây dựng
6,16
6,56
6,56
8,97
9,87
9,97
10,06
11,02
+ Thương mại dịch vụ
3,8
3,65
3,65
6,42
6,86
9,37
11,91
13,72
(Bảng 1 : Cơ cấu lao động Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế)
Cơ cấu trình độ, chuyên môn kĩ thuật của nguồn lao động:
Trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, nhất là trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ đòi hỏi người lao động phải có tác phong công nghiệp, tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ trong lao động và sản xuất. Tính đến nay, cơ cấu trình độ, chuyên môn kĩ thuật của nguồn lao động tỉnh Vĩnh Phúc chia theo 3 khu vực chính (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ) được thể hiện như sau:
Nội dung
Trình độ
Tổng số
Chia ra
Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp, xây dựng
Thương mại, dịch vụ
Không có bằng cấp
610.080
459.146
67.231
83.703
Đã qua đào tạo nghề
144.940
109.082
15.972
19.886
Trung học chuyên nghiệp
65.294
49.140
7.196
8.958
Cao đẳng
20.718
15.592
2.283
2.843
Đại học trên đại học
31.012
23.340
3.416
4.255
Tổng số:
872.044
656.300
96.099
119.645
(Bảng 2 : Cơ cấu trình độ chuyên môn, kỹ thuật lao động Vĩnh Phúc năm 2006)
Về chất lượng lao động
Tầm vóc, thể lực của người lao động Vĩnh Phúc đang được cải thiện về chiều cao và cân nặng. Chiều cao trung bình của người lao động đã tăng từ 1,55m năm 1997 lên 1,58m năm 2000 và 1,66m năm 2005; cân nặng trung bình của người lao động cũng tăng tương ứng từ 48kg năm 1997 lên 49,5kg năm 2000 và 51,2kg năm 2005… Các nhân tố tác động trực tiếp tới thể lực người lao động cũng được cải thiện không ngừng. Công tác y tế luôn được đảm bảo để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Tuổi thọ trung bình của người dân Vĩnh Phúc tăng từ 68,5 tuổi năm 1997 lên 70,5 tuổi năm 2000 và 73 tuổi năm 2006. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 33,1% năm 2000 xuống 22,2% năm 2005 và 21,5% năm 2006. Mức thu nhập bình quân đầu người, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe của người lao động được nâng lên một bước… tất cả những điều này cho thấy chất lượng dân số nói chung và chất lượng lao động nói riêng về mặt thể lực, sức khỏe và điều kiện làm việc của người lao động Vĩnh Phúc hiện nay đã tăng lên rất nhiều so với những năm mới tái lập tỉnh.
Mặt khác, trí tuệ của người lao động là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của nguồn lao động. Trình độ văn hóa của người lao động Vĩnh Phúc hiện nay là khá cao so với cả nước. Năm 2002 Vĩnh Phúc được công nhận phổ cập THCS, trình độ lao động của người lao động Vĩnh Phúc năm 1997, 2000, 2005, và 2006 tương ứng là 12%; 18%; 29,7% và 30,4%. Trong đó, lao động qua đào tạo nghề cũng tăng tương ứng từ 8,1% năm 1997 lên 10,6% năm 2000; 12,4% năm 2005 và 24,5% năm 2006.
Nhìn chung người lao động Vĩnh Phúc có tư chất thông minh, sáng tạo, có khả năng vận dụng, thích ứng nhanh và theo kịp với tốc độ phát triển của công nghiệp hiện đại. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lý, người lao động Vĩnh Phúc có khả năng làm chủ được các loại hình công nghệ từ đơn giản đến hiện đại.
Một số tồn tại và hạn chế:
Một là, số lượng lao động và tốc độ tăng nguồn lao động bổ sung hàng năm là cao hơn so với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, do đó vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn. Nhiều người lâm vào tình trạng thất nghiệp. Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của tỉnh Vĩnh Phúc là 2,05% tổng số lao động toàn tỉnh; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn chỉ đạt 85%; tỷ lệ thất nghiệp theo mùa vụ của lao động nông thôn còn ở mức khá cao, nhiều lao động phải đi tìm việc làm ở vùng thành thị hoặc ở các tỉnh ngoài.
Hai là, so với chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỷ trọng đạt được của GDP của tỉnh đặt ra đến năm 2010 (nông – lâm – ngư nghiệp: 15 ÷ 16%; công nghiệp – xây dựng: 43 ÷ 44%; thương mại – dịch vụ 40 ÷ 41%) thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động còn quá chậm dẫn đến khoảng cách khá xa giữa cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế. Cơ cấu lao động được đào tạo giữa các ngành các khu vực sản xuất, các vùng, các dạng lao động và giữa các ngành, các khu vực sản xuất, các vùng, các dạng lao động và giữa các cấp trình độ còn chưa hợp lý.
Ba là, sự cải thiện chất lượng lao động của Vĩnh Phúc diễn ra chậm chạp. Trong vòng 9 năm (1997 - 2006), tức là sau 3 đến 4 khóa đào tạo nghề hệ chính quy, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ tăng được 17,6%. Số sinh viên của tỉnh sau khi tốt nghiệp đại học quay trở về làm việc tại tỉnh chiếm một phần nhỏ tổng số sinh viên là người Vĩnh Phúc ra trường. Do đó Vĩnh Phúc không có lợi thế so sánh với nhiều tỉnh khác. Thể lực của người lao động Vĩnh Phúc còn thấp về sức bền, sức nhanh và chiều cao cân nặng; năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề, khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của kinh tế – xã hội Vĩnh Phúc, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những tồn tại, hạn chế trên đây có nhiều nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan khác nhau:
Một là, nhận thức của một số cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở chưa thật rõ ràng và sâu sắc về vị trí, vai trò của yếu tố con người nói chung và nguồn lao động nói riêng đối với sự phát triển; chưa thực sự gắn chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương với chiến lược phát triển nguồn lao động trên địa bàn.
Hai là, việc thực hiện chiến lược giáo dục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động còn nhiều hạn chế, đặc biệt là lao động nông thôn và lao động vùng dành đất phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ.
Ba là, hệ số chính sách tiền lương, tiền công cho người lao động còn nhiều hạn chế, điều kiện sinh hoạt và môi trường là việc cho người lao động chưa được tốt … do đó tính cạnh tranh của thị trường lao động Vĩnh Phúc còn thấp so với các vùng và khu vực lân cận trong việc thu hút nguồn lao động có trình độ cao vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đạng hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Từ thực trạng trên, trong những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc luôn coi việc giải quyết việc làm tạo chỗ làm việc mới và việc làm thêm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đề ra nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động trong các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm của tỉnh.
TÌNH HÌNH, THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
Quá trình triển khai xây dựng chương trình giải quyết việc làm
Căn cứ quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt chương chình mục tiêu XĐGN và Việc làm giai đoạn 2001-2005, quyết định số 177/2001/QĐ-TTg ngày 9/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn 2001-2005 và nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng đề án thực hiện mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2005 trình HĐND tỉnh thông qua ra quyết định số 04/2002/NQ-HĐ ngày 28/01/2002 với các gịải pháp phát triển kinh tế tạo mở việc làm nhằm thu hút lao động với các chỉ tiêu chủ yếu.
Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho 17 ÷ 18 ngàn người;
Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 75,15% năm 2000 lên 80% năm 2005;
Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 3,95% năm 2000 xuống 3,2% vào năm 2005;
Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 16,16% năm 2001 lên 20 ÷ 25% năm 2005;
Chuyển dịch cơ cấu lao động đến năm 2005;
Chuyển dịch cơ cấu lao động đến năm 2005: lao động nông nghiệp đạt 65 ÷ 70% lao động trong công nghiệp thương mại dịch vụ đạt 30 ÷ 35%.
Giao cho các ngành các cấp tổ chức thực hiện những chỉ tiêu trên: căn cứ vào đề án trên của tỉnh từ tỉnh đến các ngành, huyện, thị xã kiện toàn BCĐ chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo-việc làm và xây dựng chương trình mục tiêu giải quyết việc làm của ngành, huyện, thị xã trình HĐND cùng cấp phê duyệt và tổ chức thực hiện. Đối với UBMTTQ, đoàn thể và các tổ chức xã hội căn cứ chức năng nhiệm vụ, vai trò, vị trí của mình phối hợp tích cực thường xuyên có hiệu quả với cơ quan thường trực chưong trình xây dựng kế hoạch, hướng dẫn vận động các tổ chức đơn vị thành viên và tầng lớp nhân dân thuộc phạm vi quyền hạn tham gia quản lý, chỉ đạo đôn đốc kiểm tra thực hiện chương trình.
Kết quả các nội dung hoạt động của chương trình việc làm
Kết quả chung
Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền sự nỗ lực của các ngành, đoàn thể và của người lao động trong 4 năm qua (2001-2004) toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới và việc làm thêm cho 76.750 người lao động. Trong đó xuất khẩu lao động được 4.554 người, đưa lao động đi ngoài tỉnh được (không kể số lao động đi tự do ra ngoài tỉnh làm việc) 2.300 người năm 2004, bình quân mỗi năm giảm 0,55%.
Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 75,78% năm 2001 lên 83,9% năm 2004, bình quân mỗi năm tăng 2,7%.
Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 18% năm 2001 lên 26,4% năm 2004, bình quân mỗi năm tăng 2,3%, trong đó lao động qua đào tạo nghề là 11% năm 2001 lên 18,8% năm 2004.
Chuyển dịch cơ cấu lao động trong lĩnh vực Công nghiệp xây dựng từ 6,9% năm 2001 lên 10,4% năm 2004; trong lĩnh vực Thương mại du lịch từ 6,9% năm 2001 lên 12,6% năm 2004; trong Nông nghiệp từ 85,6% năm 2001 xuống còn 77% năm 2004.
Kết quả cụ thể
Giải quyết việc làm trong nông nghiệp nông thôn
Đẩy mạnh việc thưc hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng 6 cây, 3 con đưa những giống cây con có giá trị kinh tế cao như rau sạch, hoa, bò sinh sản, bò sữa, lợn siêu nạc…vào sản xuất. Năng suất nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật về giống và phương thức chăn nuôi. Thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã hình thành nên các vùng chuyên canh như trồng hoa ở huyện Mê Linh, vùng cây ăn quả của huyện Lập Thạch, Tam Dương, vùng chăn nuôi bò ở huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc nhờ đó đã giải quyết việc làm cho 27.200 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết được 6.800 lao động.
Giải quyết việc làm trong Công nghiệp xây dựng
Thực hiện chính sách của tỉnh về thu hút đầu tư, tỉnh đã tạo môi trường thuận lợi như các chính sách về giá thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng đã thu hút được 348 doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, 817 doanh nghiệp tư nhân đi vào hoạt động. Đẩy mạnh việc sắp xếp cổ phần hóa 20 doanh nghiệp, các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa sản xuất ổn định, các cơ sở ngoài quốc doanh được chú trọng phát triển với các ngành nghề phong phú đa dạng như làng nghề đá Hải Lựu (Lập Thạch), gốm Hương Canh, Hiển Lễ, mộc ở Bích Chu, Thanh Lãng, rèn ở Lý Nhân…mở mang đường xá giao thông đặc biệt là giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đã thu hút 20.100 lao động bình quân mỗi năm 5000 lao động.
Giải quyết việc làm trong Thương mại du lịch – dịch vụ
Khu vực thương mại dịch vụ du lịch có sự phát triển nhanh về cơ sở vật chất, chất lượng và loại hình dịch vụ (kể cả các cơ sở tư nhân) củng cố các trung tâm thương mại quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất chế biến, triển khai các dự án, đầu tư thêm để nâng cao năng lực phục vụ cho các khu vui chơi giải trí khác, phát triển và mở rộng các chợ để tăng mức trao đổi hàng hóa nhằm kích thích sản xuất phát triển đã thu hút 10.450 lao động bình quân mỗi năm 2.600 lao động.
Cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm
Trong 4 năm tỉnh đã phê duyệt cho vay 131 dự án với tổn tiền vay là 24.455 triệu đồng các dự án vay đã sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả tập trung vào trồng cây ăn quả, chăn nuôi và phát triển tiểu thủ công nghiệp. Qua vay vốn đã hình thành nên các vùng cây ăn quả như ở Lập Thạch, Tam Dương, vùng chăn nuôi như Vĩnh Tường, Yên Lạc…đã thu hút 12.203 lao động.
Công tác xuất khẩu lao động
Tỉnh ủy đã có Thông chi tăng cường lãnh đạo thực hiện xuất khẩu lao động đến năm 2005, UBND tỉnh có kế hoạch xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 ÷ 2005 hiện tại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 26 đơn vị Bộ, Ngành, Trung ương và Địa phương có giấy phép hoạt động đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp. Tỉnh đã có những chính sách ưu đãi đối với người đi lao động xuất khẩu như vay vốn, hỗ trợ lãi suất cho người nghèo, hỗ trợ tiền học giáo dục định hướng. Trong 4 năm đã đưa được 4.903 người; các huyện có số lao động xuất cảnh nhiều: huyện Vĩnh Tường 1.098 người, Lập Thạch 893 người, Yên Lạc 845 người, Tam Dương 600 người và huyện Bình Xuyên 514 người. Đơn vị tuyển được nhiều lao động đưa đi xuất cảnh có: Công ty Du lịch khách sạn Vĩnh Phúc 480 người, Công ty hợp tác lao động nước ngoài LOD 263 người…Các xã có nhiều lao động đi xuất cảnh như: xã Tứ Trưng 191 người, xã Thượng trưng 159 người (huyện Vĩnh Tường); xã Hồng Châu 53 người, xã Đồng Cương 48 người (huyện Yên Lạc); xã Vân Hội 45 người, xã Đồng Tĩnh 61 người (huyện Tam Dương)…UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã phê duyệt kế hoạch đưa lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh giai đoạn 2003 – 2005 và hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh thông qua các tổ chức được phép tuyển lao động, mức hỗ trợ cho người lao động đi làm việc theo từng vùng. Kết quả đã đưa được 2.300 người đi làm việc tại các tỉnh ngoài như Bình Dương, Gia Lâm Hà Nội. Quảng Ninh…(không kể lao động đi tự do).
Công tác đào tạo nghề
Chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào Vĩnh Phúc do vậy nhu cầu về lao động kỹ thuật tăng đột biến nhất là nghề may. Để giải quyết việc làm cho người lao động Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh xây dựng đề án Đào tạo cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào Vĩnh Phúc năm 2002 – 2003 bằng nhiều hình thức đào tạo: Đào tạo dài hạn ở các trường lớp, đào tạo ngắn hạn ở các trung tâm, đào tạo tại doanh nghiệp trong 4 năm 2001 – 2004 đã có 76.800 lao động được đào tạo. Công tác đào tạo để chuyển nghề cho lao động ở khu vực dành đất cho xây dựng khu cụm công nghiệp và công trình công cộng cũng được quan tâm. Cùng với kết quả đào tạo, công tác quản lý nhà nước về dạy nghề được tăng cường, hệ thống các cơ sở dạy nghề được củng cố cả về chất lượng lẫn số lượng, tiến hành đăng ký lại đối với tất cả các cỏ sở dạy nghề đang hoạt động, hướng dẫn thành lập cơ sở dạy nghề mới của tư nhân và doanh nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 27 cơ sở dạy nghề bao gồm: 6 trường dạy nghề, 10 trung tâm dạy nghề, 8 trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, 3 trung tâm dịch vụ việc làm – trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp có dạy nghề (trong đó có 10 cơ sở dạy nghề do các Bộ, Ngành trung ương quản lý. 3 cơ sở dạy nghề tư nhân và 2 cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp) tham gia đào tạo.
Tổ chức hội chợ việc làm
Trong 4 năm tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức 2 hội chợ việc làm. Kết quả đã có trên 100 đơn vị doanh nghiệp tham gia với 142 gian hàng, có trên 6 vạn lượt người lao động đến dự hội chợ để tìm hiểu thông tin về thị trường lao động, các hội chợ được tổ chức với quy mô lớn. Ngay trong hội chợ đã có trên 1.000 lao động được các doanh nghiệp tuyển chọn vào làm việc.
TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GQVL CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
Đánh giá chung
Những ưu điểm
Nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua đã đạt được tăng trưởng khá và ổn định là cơ sở, điều kiện để thực hiện các mục tìêu phát triển kinh tế xã hội trong đó có lĩnh vực việc làm. Hầu hết các mục tiêu của chương trình đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Nhận thức của xã hội, của người lao động về việc làm – đào tạo nghề được nâng lên. Hội chợ việc làm năm 2002 và 2004 đã thành công. Lao động đến đăng ký tìm việc làm, học nghề tăng, đề án đào tạo cung ứng lao động đã được các ngành, đơn vị triển khai đạt kết quả về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp ở các cụm khu công nghiệp. Kế hoạch xuất khẩu lao động của tỉnh được triển khai, các cấp các ngành cùng nhau vào cuộc, các tổ chức xã hội tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, người lao động được tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách như vay vốn, hỗ trợ lãi xuất…cho nên có tác dụng khuyến khích người lao động tìm kiếm việc làm.
Đạt được kết quả trên do Vĩnh Phúc bước đầu đã tập trung được các nguồn lực để phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa việc làm thu hút được nhiều lao động, đặc biệt bước đầu đã cung cấp được lao động có kỹ thuật cho các khu công nghiệp tập trung, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác thông qua phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục phát triển làng mới và việc làm thêm cho người lao động. Phấn đấu để Vĩnh Phúc có cơ cấu công nghiệp - thương mại - dich vụ - nông nghiệp.
Những hạn chế, nguyên nhân
Tuy đạt được những kết quả to lớn song việc giải quyết việc làm vẫn còn những hạn chế đó là :
Các địa phương còn trông chờ vào hướng dẫn của Tỉnh chưa chủ động trong xây dựng chương trình giải quyết việc làm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương;
Nhận thức của một số cấp ủy Đảng chính quyền còn chưa đầy đủ, coi việc giải quyết việc làm là của nhà nước nên còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước chưa phát huy hết nội lực để vươn lên trong giải quyết việc làm;
Nguồn lực của nhà nước và của tỉnh đầu tư cho chương trình việc làm còn hạn chế, chưa tương xứng với nhiệm vụ. Ngân sách của cấp huyện, xã gặp khó khăn chưa đầu tư cho chương trình, chủ yếu trông chờ vào ngân sách nhà nước. Đối ứng và đóng góp cộng đồng còn ít;
Hầu hết cấp xã chưa xây dựng được chương trình giai đoạn và kế hoạch việc làm hàng năm, điều hành ở một số xã phường còn lúng túng;
Cơ sở vật chất điều kiện phục vụ cho công tác dịch vụ việc làm, đào tạo nghề như: trường, lớp, nhà xưởng, đội ngũ giáo viên còn khó khăn thiếu thốn chưa đáp ứng yêu cầu;
Việc nắm bắt khai thác sử dụng thông tin thị trường lao động nói chung về cung ứng lao động nói riêng còn yếu, chưa tổ chức nối mạng với các trung tâm dịch vụ việc làm trong cả nước;
Kết quả xuất khẩu lao động chưa cao, một phần do trình độ người lao động còn bất cập với yêu cầu, một phần do BCĐ cấp huyện mới thành lập chưa có kinh nghiệm nên trong công tác chỉ đạo còn lúng túng. Mặt khác trong những năm qua do nguy cơ của bệnh viêm đường hô hấp cấp cũng có ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu lao động.
Giải pháp
Tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện những giải pháp sau để đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm đó là:
Đẩy mạnh cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và cho vay ưu đãi hộ nghèo từ nguồn vốn của ngân hàng chính sách tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho vay hộ nghèo, người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, hỗ trợ cho người đi lao động ở tỉnh ngoài;
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp đưa giống cây con có giá trị kinh tế cao vào áp dụng rộng rãi tiến tới sản xuất hàng hóa;
Tiếp tục thực hiện sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đầu tư mở rộng sản xuất các doanh nghiệp, kích thích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, mở rộng làng nghề truyền thống theo dự án khôi phục và phát triển làng nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh, đẩy mạnh phong trào làm đường giao thông nông thôn, xây dựng công trình kết cấu hạ tầng cho khu công nghiệp để đón nhận các dự án vào đầu tư;
Đầu tư nâng cấp các khu du lịch, nghỉ mát đã có, nâng cấp mở rộng đền thờ Hai Bà Trưng để thu hút khách du lịch;
Hoàn thiện việc xây dựng trường lớp của trường dạy nghề Vĩnh Phúc, trung tâm dạy nghề Phúc Y
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình, thực trạng giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.doc