Để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn , công ty đã mở rộng phục vụ trên toàn quốc từ Bắc tới Nam, từ thành phố đến nông thôn công ty đều có mạng lưới chi nhánh kinh doanh của mình. Sau 9 năm kể từ chỗ ban đầu chỉ có10 cán bộ và một số phòng ban đầu tiên tại Hà Nội, đến nay PJICO đã có đội ngũ cán bộ gồm hơn 500 người với 92% có trình dội đại học. Đa số cán bộ còn rất trẻ năng động, được đào tào bài bản và có trình độ chuyên môn tốt đang làm việc tại 11phòng ban , 40 chi nhánh và 1000 văn phòng đại diện, tổng đại lý, đại lý trên toàn quốc.
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm pjico, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. F . và F .O .P để lập kế hoạch thu phí sát với thực tế.
Chuận hợp đồng để ký kết với khách hàng hàng năm
1.2. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.
- Từng quý có số liệu hàng nhập về của từng khách hàng để qua đó đối chiếu kim ngạch qua bảo hiểm để nắm được khối lượng hàng về thực tế nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch thu phí đầu năm đã xây dựng.
- Đôn đốc khách hàng mua bảo hiểm theo đúng thời hạn đã quy định và mua bảo hiểm hết phần kim ngạch hàng nhập về theo giá FOB và CF.
- Thường xuyên quan hệ với khách hàng để hkai những nguồn hàng nhập hoặc kế hoạch bổ xung hoặc ngoài kế hoạch nhằn tranh thủ bảo hiểm vcà chuẩn bị tài liệu và phí để chào.
- Phải đi sâu tìm hiểu rõ tính chất và quy cách đóng gói thích hợp của các mặt hàng xuất nhập khẩu để áp dụng các điều kiện bảo hiểm thích hợp theo tập quán và quy định.
- Nắm vững các mặt hàng có tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập qua đó phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đó với số phí thu.
- Thu nhập đầy đủ và nghiên cứu các thông tin và bảo hiểm như các quy tắc, tỷ lệ phí, điều khoản bảo hiểm của thị trường nước ngoài để khi cần có thể đề nghi điều chỉnh các văn banr của ta hoặc giải thích và sử dụng chính những điều khoản đó khi có yêu cầu của khách hàng.
- Kết hợp với bộ phận bồi thường để tính được kết quả bảo hiểm đối với từng khách hàng theo năm nghiệp vụ, để kịp thời đề xuất ý kiến điều chỉnh tỷ lệ phí cho thích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác kinh doanh và phù hợp với từng đối tượng bảo hiểm.
- Cuối năm chuẩn bị đầy đủ số liệu để họp khách hàng thông báo tình hình tham gia bảo hiểm, nêu những ưu, nhược điểm trong năm qua và những vấn đề cần khắc phục trong năm tới của từng khách hàng nhằm hạn chế được nhầm lẫn, sai sót và tổn thất cho hàng hoá qua đó giúp PJICO làm tốt công tác giám định, đề phòng và hạn chế tổn thất bồi thường đối với hàng hoá được bảo hiểm và đối với người thứ 3.
- Phối hợp chặt chẽ với các phòng liên quan như tài vụ, tái bảo hiểm, tổ chức giải quyết kịp thời các vướng mắc trong khâu thu phí bảo hiểm phân tán rủi ro liên quan đến nghiệp vụ gốc và điều chỉnh kế hoạch thu phí bảo hiểm trong năm đó, xây dựng văn bản, thể lệ giám định, khiếu lại và bồi thường tổn thất.
2. Cấp đơn bảo hiểm.
2.1. Đối với hàng nhập.
Bước 1: Kiểm tra chứng từ.
Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm (Giấy làm theo hình thức 1 đơn bảo hiểm) phải kiểm tra chứng từ đó xem có hợp lệ không? Một giấy yêu cầu được coi là hợp lệ phải có đủ yêu cầu sau:
+ Trên giấy yêu cầu bảo hiểm phải kê khai rõ tất cả những đề mục đã in sẵn trên đơn. Trường hợp khai thiếu những đề mục như: Số B/L ký mã hiệu, trọng lượng, số kiện (do chưa được thông báo đầy đủ) thì vẫn chấp nhận cấp đơn nhưng yêu cầu khách hàng phải bổ xung ngay sau khi nhận được thông báo.
+ Nếu khai thiếu một trong những đề mục cơ bản như: Số tiền bảo hiểm ( trị giá FOB và C&F), tên tàu vận chuyển, ngày khởi hành, cảng đi và điều kiện bảo hiểm và đơn bảo hiểm đó coi như chưa hợp lệ cần trả lại cho khách hàng đồng thời giải thích rõ yêu cầu của bảo hiểm để họ khai đủ mới cấp đơn.
+ Phải xem xét kỹ tính chất vầ phương thức xếp hàng của tưng mặt hàng có phù hợp với điều kiện bảo hiểm mà khách hàng lựa chọn khôpng để yêu cầu và giải thích khách hàng điều chỉnh lại cho thích hợp với mặt hàng đó.
+ Trên đơn bảo hiểm phải yêu cầu khách hàng trả lời được các nội dung yêu cầu của phòng kế toán – tài vụ quy định nhằm giúp phòng kế toán – tài vụ làm đủ các thủ tục thu phí nhanh chóng.
Lưu ý:
- Giấy yêu cầu bảo hiểm thì phải có đầy đủ tên, dấu và chữ ký của khách hàng. Giấy chứng nhận bảo hiểm phải đánh máy đủ 08 bản.
- Cần xem kỹ tên tàu vận chuyển (nếu là tầu chuyển) phải yêu cầu khách hàng kê khai rõ Quốc tịch tàu, năm đóng tàu để biết được tuổi tàu. Nếu là tầu già phải thu thêm phí như đã quy định trong biểu phí bảo hiêm.
- Trường hợp trị giá hàng bảo hiểm cao trên mức quy định phân cấp của công ty, trước khi cấp đơn cần thông báo và trao đổi ý kiến với phòng tái bảo hiểm để có kế hoạch phân tán rủi ro.
Bước 2: Vào sổ cấp đơn, lấy số đơn vầ xếp chuyến tầu.
+ Sau khi kểm tra đơn xong vào sổ cấp đơn theo từng danh mục ghi trong sổ.
+ Số đơn bảo hiểm lấy theo số thứ tự trong sổ cấp đơn.
+ Xếp chuyến tàu theo số thứ tự trong sổ đăng ký số chuyến tàu.
Lưu ý:
- Thông thường luồng châu á đi trong khoảng 20-30 ngày làm một chuyến.
- Luồng châu Âu đi trong khoảng 2-4 tháng làm một chuyến.
- Số đơn bảo hiểm và số chuyến tàu ghi rõ trrong đơn, số chuyến ghi trước và số đơn bảo hiểm ghi sau:
Thí dụ: Số đơn bảo hiểm là 100, số chuyến tàu là 8 thì ghi: 8/100.
Bước 3: Tính phí bảo hiểm, sửa đổi và huỷ đơn bảo hiểm.
a) Trước khi tính phí bảo hiểm phải xác định số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm được tính theo công thức:
Trong đó:
- C: là giá trị hàng (tức giá FBO).
- F: là cước phí vận tải.
- Trường hợp khách hàng nhập theo giá FOB, nếu họ khônbg xác định được phí vận tải thì bảo hiểm ước tính như sau:
+ Đối với luồng châu á cước phí vận tải F = 5% giá FOB.
+ Đối với luồng châu Âu cước phí vận tải F = 10%FOB.
- R là tổng tỷ lệ phí áp dụng cho từng mặt hàng tuỳ theo từng điều kiện bảo hiểm.
- R = R1 + R2. Trong đó R1 bao gồm tỷ lệ chính + tỷ lệ phí theo luồng. R2 là tỷ lệ phụ.
- Tỷ lệ phụ được cộng thêm khi khách hàng mua thêm các điều kiện bảo hiểm phụ như: Bảo hiểm chiến tranh, đình công, dấu nguyên kiện, hụt trọng lượng
Lưu ý:
- Mỗi mặt hàng có tỷ lệ phí bảo hiểm khác nhau tuỳ theo từng điều kiện bảo hiểm. Do đó khi tính phụ phí phải xem xét kỹ tính chất của từng mặt hàng, điều kiện bảo hiểm mà khách hàng lựa chọn có phù hợp với quy định của bảo hiểm đối mặt hàng đó không, trên cơ sở đó để xác định tỷ lệ phí cho chính xác.
Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm:
I = CIFxR
- Trường hợp tàu già khi tính phí bảo hiểm sẽ tính như sau:
(I = CIFxR)
(R = R1 + R2)
(R = R1 + R2 + R3)
R3 là tỷ lệ phí tàu già.
c) Trường hợp khách hàng xin điều chỉnh giá trị bảo hiểm như điều chỉnh giá FOB, CF, cước phí vận tải và điều kiện bảo hiểm thì phải tính lại giá CIF và phí bảo hiểm bằng hình thức cấp cho khách hàng 1 Giấy sửa đổi bủu sung và thu lệ phí sửa đôpỉ đơn.
- Phần chênh lệch tăng: Đề nghị khách hàng thanh toán thêm phí
- Phần chênh lệch giảm: Bảo hiểm sẽ hoàn phí cho khách hàng
- Trừ trường hợp điều chỉnh số B\L, trong lượng, số kiện thì không thu lệ phí và không cần giấy sửa đổi bổ sung và có thể điều chỉnh ngay trên đơn có đóng dấu bảo hiểm.
- Riêng điều chỉnh trên tàu vẫn đánh giấy sửa đổi bổ sung.
Lưu ý: Trước khi làm sửa đổi bổ sung phải yêu cầu khách hàng gửi lại toàn bộ đơn bảo hiểm đã cấp điều chỉnh. Sau khi làm xong giấy sửa phải ghi rõ trên đơn bảo hiểm, số giấy sửa đổi để bộ phận bồi thường tiện theo dõi khi xem xét bồi thường. Sau gửi trả lại đơn cảu khách hàng kèm theo giấy sửa đổi.
d) Nếu khách yêu cầu huỷ đơn phải xem xét dõ lý do, sau đó cấp cho khách hàng giấy sửa đổi: Huỷ đơn, hoàn lại cho khách toàn bộ phí để huỷ đi. đơn được huỷ phải huỷ ngay để tránh nhầm lẫn.
Giấy sửa đổi bổ xung: Đánh máy 06 bản (1 bản lưu kèm theo công văn yêu cầu sửa đổi của khách hàng, 1 bản gửi cho tái bảo hiểm, 1 bản trả khách hang). Trường hợp:
+ Yêu cầu khách hàng thanh toán thêm phí đưa tài vụ 3 bản.
+ Hoàn phí và huỷ đơn: Đưa tài vụ 2 bản.
+ Điều chỉnh tên tàu: Đưa tài vụ 1 bản.
f) Sau khi đánh máy, kiểm tra lại đơn và đóng dấu, “Thu phí bảo hiểm bằng ngoại tệ” hoặc “Thu phí bảo hiểm bằng tiền Việt Nam” lên đơn theo yêu cầu thanh toán phí của khách hàng.
Bước 4: Giao chứng từ cho các bộ phận liên quan.
Sau khi thực hiện 3 bước trên, đánh máy, trình ký và đóng dấu xong chứng từ được phân ra như sau: Bản gốc viết tay (bản đầu tiên) nghiệp vụ giữ, 3 bản gửi tài vụ, 1 bản gửi tái bảo hiểm nếu chi nhánh cấp đơn thì gửi 1 bản cho Công ty còn lại trả cho khách hàng.
2.2. Đối với hàng xuất.
Bước 1: Kiểm tra chứng từ.
- Tương tự hàng nhập.
Lưu ý:
- Đối với hàng xuất chỉ bảo hiểm bằng ngoại tệ không bảo hiểm bằng đồng Việt Nam.
- Đơn bảo hiểm hàng xuất và giấy sửa đổi bổ xung phải đánh máy bằng tiếng Anh hoặc Pháp.
- Phải chú ý đến “điều kiện bảo hiểm” do khách hàng đề nghị. Nếu theo tín dụng (L/C) thì phải làm đúng tín dụng thư đã mở nhưng nếu điều kiện đề nghị có những điểm bất hợp lý hoặc vượt quá phạm vi trách nhiệm thông thường của công ty thì phải sửa lại (nếu việc sửa lại đó không mâu thuẫn với thư tín dụng về cơ bản) hoặc hỏi lại người mua hàng ở nước ngoài.
- Đối với hàng xuất tư nhân của các đại sứ quán phải yêu cầu khách hàng cung cấp “bản kê chi tiết hàng hoá” và giá tiền của mỗi loại.
- Chỉ bảo hiểm theo điều kiện “mọi rủi ro” cho các loại hàng mới, đối với hàng cũ bảo hiểm theo điều kiện FPA hoặc điều kiện C.
- Trước khi chấp nhận bảo hiểm phải yêu cầu khách hàng cho xem cụ thể hàng hoá và bao bì để xác định giá hàng và điều kiện bảo hiểm.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ cần đánh máy 6 bản là đủ.
Bước 2: Vào sổ cấp đơn.
- Sau khi kiểm tra xong giấy yêu cầu bảo hiểm phải vào sổ cấp đơn theo từng danh mục ghi trong sổ.
- Số đơn bảo hiểm đã được in sẵn trên đơn chỉ cần đánh máy thêm chữ HX và năm cấp đơn đó. Đơn của địa phương nào thì ghi chú thêm ký hiệu của địa phương đó để nghiựp vụ tiện theo dõi.
Thí dụ: Đơn do chi nhánh TP Hồ Chí Minh cấp số đơn bảo hiểm là 1580 thì ghi như sau: 1580-HX/HCM/95.
Bước 3: Tính phí bảo hiểm, sửa đổi và huỷ đơn bảo hiểm.
- Số tiền bảo hiểm hàng xuất chính là giá trị CIF mà khách hàng kê khai trên giấy yêu cầu bảo hiểm + 10% trị giá CIF.
- Phí bảo hiểm được tính theo công thức: (CIF + 10% CIF)xR.
- R: Là tỷ lệ phí bảo hiểm được tính theo từng luồng, theo từng điều kiện bảo hiểm và mặt hàng.
Lưu ý:
- Đối với hàng xuất của đại sứ quán các nước đóng tại Việt Nam, số tiền bảo hiểm chính là chính là giá trị hàng mà khách kê khai không cộng thêm 10%.
- Trường hợp khách hàng xin điều chỉnh trị giá bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm thì phải tính lại giá CIF và phí bảo hiểm bằng hình thức cấp cho khách hàng 1 giấy sửa đổi bổ sung.
- Điều chỉnh số B/L, trọng lượng và huỷ đơn cách thức làm tương tự như hàng nhập (bước 3 mục c và d).
Bước 4: Giao chứng từ cho các bộ phận liên quan.
Sau khi thực hiện 3 bước trên xong, đánh máy, trình ký và không cần đóng dấu tròn. Chứng từ được phân ra như sau:
- 03 bản đầu giao cho khách hàng.
- 01 bản lưu nghiệp vụ.
- 03 bản giao cho tài vụ.
- 01 bản giao cho tái bảo hiểm.
Lưu ý:
- Đối với hàng xuất của đại sứ quán các nước đặt tại Việt Nam thì chứng từ đưa sang tài vụ chỉ cần 1 bản để theo dõi tiền về.
- Khi giao chứng từ cho các bộ phận liên quan phải ghi vào sổ giao chứng từ và có ký nhận.
- Đối với hàng xuất: 3 bản đầu giao cho khách hàng không được ghi tỷ lệ bảo hiểm và phí bảo hiểm chỉ cần ghi giá CIF là đủ.
- Đơn giao cho tái bảo hiểm đưa qua bộ phận thống kê của phòng vào sổ thống kê sau đó mới đưa sang tái bảo hiểm.
- Bản nghiệp vụ giữ lại để lưu theo từng chi nhánh và phân theo từng tàu.
Mỗi cán bộ nghiệp vụ cuối mỗi tháng/quý/năm phải nắm được số phí thu của từng khách hàng mà phụ trách và tổng kim ngạch hàng nhập và xuất qua bảo hiểm trong tháng đó của khách hàng để phân tích, đánh giá được tình hình kinh doanh.
Chương II : tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm pjico
I. giới thiệu vài nét về công ty cổ phần bảo hiểm pjico
1. Sự hình thành và phát triển của công ty bảo hiểm PJICO
1.1. Sự ra đời của công ty bảo hiểm PJICO
Công ty cổ phần bảo hiểm Potrolimex (gọi tắt là PJICO) là công ty cổ phần được thành lập bởi các tập đoàn kinh tế lớn như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam, Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Công ty Vật tư và thiết bị toàn bộ, Công ty Điện tử Hà Nội, Công đoàn Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, Công ty An toàn AT. Ngày 21 tháng 6 năm 1995 PJICO chính thức được thành lập trong sự chào đón nồng nhiệt của các khách hàng trong nước và bạn bè quốc tế.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 1995, trải qua 9 năm phát triển liên tục, công ty đã không ngừng lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ lúc đầu thành lập chỉ có 10 cán bộ và trang bị vật chất thô sơ, một phòng nhỏ để làm trụ sở. Đến nay PJICO đã trở thành một đơn vị kinh tế hùng mạnh với đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, năng động và tận tuỵ, đến nay PJICO đã phát triển về mọi mặt và thực sự trở thành một công ty bảo hiểm quốc gia với hệ thống phục vụ toàn quốc bao gồm 40 chi nhánh, gần 1000 văn phòng đại diện, tổng đại lý và đại lý khắp cả nước.
Sau khi nghị định 100/ CP ngày 18-12-1993 của chính phủ về bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi thành lập công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm. Sau gần một năm chuẩn bị tổng công ty xăng dầu Petrolimex cùng các cổ đông thống nhất thành lập công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimmex.
Ngày 27-5-1995 Công ty được UBND Thành Phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Ngày 1-6-1995 đại hội đồng đã họp và thông qua điều lệ , phương án kinh doanh, và bầu ra hội đồng quản trị .
Ngày 15-6-1995 Công ty đã được Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Ngày 21-6-1995 Công ty đã chính thức đi vào hoạt động.
Công ty cổ phần bảo hỉêm Petrolimex với tên tiếng anh là Petrolimex Joint-Stock Insurance Company(PJICO) được thành lập với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 55 tỷ VND trong đó vốn điều lệ là 53 tỷ VND và tiền Ký quỹ là 2 tỷ VND . Là một công ty cổ phần, PJICO được thành lập bởi 7 cổ đông lớn, Các cổ đông đã và đang có những đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh của PJICO. Dưới đây là các cổ đông sáng lập của công ty.
Biểu 1: Danh sách các cổ đông sáng lập của công ty PJICO
STT
Cổ đông
Vốn góp (Tỷ VND)
Tỷ trọng (%)
1
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
28.050
51
2
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
5.500
10
3
Công ty tái bảo hiểm quốc gia
4.400
8
4
Tổng công ty thép Việt Nam
3.300
6
5
Công ty vật tư thiết bị toàn bộ
1.650
3
6
Công ty điện tử Hà Nội
1.100
2
7
Công ty thiết bị an toàn
275
0,5
8
Cá nhân
10.725
19,5
Cộng
55.000
100
(Nguồn : Tổng công ty bảo hiểm dầu khí PJICO
2. Bộ máy tổ chức của công ty
2.1.về nhân sự
Để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn , công ty đã mở rộng phục vụ trên toàn quốc từ Bắc tới Nam, từ thành phố đến nông thôn công ty đều có mạng lưới chi nhánh kinh doanh của mình. Sau 9 năm kể từ chỗ ban đầu chỉ có10 cán bộ và một số phòng ban đầu tiên tại Hà Nội, đến nay PJICO đã có đội ngũ cán bộ gồm hơn 500 người với 92% có trình dội đại học. Đa số cán bộ còn rất trẻ năng động, được đào tào bài bản và có trình độ chuyên môn tốt đang làm việc tại 11phòng ban , 40 chi nhánh và 1000 văn phòng đại diện, tổng đại lý, đại lý trên toàn quốc.
2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Phòng Tài sản hoả hoạn
Phòng BH phi hàng hải
Văn phòng BH khu vực I
Văn phòng BH khu vực II
Văn phòng BH khu vực III
Văn phòng BH khu vực IV
Văn phòng BH khu vực V
Văn phòng BH khu vực VI
Văn phòng BH khu vực VII
Chi nhánh Quảng Ninh
Chi Nhánh Hải Phòng
Chi Nhánh Thanh Hoá
Chi Nhánh Nghệ An
Chi Nhánh Hà Tĩnh
Chi Nhánh Quảng Bình
Chi nhánh Hà Tây
Chi nhánh Lạng Sơn
Chi nhánh Ninh Bình
Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Chi Nhánh Đà Nẵng
Chi Nhánh Quảng Nam
Chi Nhánh Khánh Hoà
Chi Nhánh Sài Gòn
Chi Nhánh Cần Thơ
Chi nhánh Kiên Giang
Chi nhánh Cà Mau
Phòng Tổng hợp
Phòng quản lý nghiệp vụ
Phòng BH hàng hải
Phòng Tái bảo hiểm
Các Tổng đại lý, đại lý, cộng tác viên bảo hiểm
Phòng Kế toán
Phòng đầu tư tín dụng và TTCK
Phòng Giám định và bồi thường
Phòng Tổ chức cán bộ
Ban Thanh tra pháp chế
2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Theo mô hình trên, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, trong đó đứng đầu là hội đồng quản trị, sau đó là tổng giám đốc, hai phó tổng giám đốc và các phòng ban chức năng để điều hành hoạt động kinh doanh.
-Hội đồng quản trị :Là cơ quan quản lý, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty . Hôị đồng quản trị của công ty bao gồm có 9 thành viên là những người đại diện chocác cổ đông sáng lập nên công ty trong đó có một chủ tịch và một phó chủ tịch hội đồng quản trị.
-Tổng giám đốc: Là thành viên của hội đồng quản trị, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiệncác quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc trực tiếp quản lý và điều hành phòng đầu tư tín dụngvà thị trường chứng khoán, phòng giám định bồi thường và các tổng đại lý, đại lý, cộng tác viên bảo hiểm.
-Hai phó tổng giám đốc: Giúp tổng giám đốc điều hành công ty theo sự phân công hoặc uỷ quyền của tổng giám đốc.
-Phòng tổng hợp : Có chức năng tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ,báo cáo ban giám đốc, quản lý và giải quyết các công việc hàng ngày, tổ chức và phục vụ các hội nghị của cơ quan,...
-Phòng tổ chức cán bộ : Có chức năng quản lý công ty bao gồm công tác quả lý cán bộ, tổ chức tiền lương, phân phối phúc lợi khen thưởng và chế độ khoán chi phí quản lý, tổ chức năng cao trình độ cho cán bộ nhân viên trong công ty.
-Phòng kế toán: Có chức năng phản ánh tình hình thu chi tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty. Đảm bảo thanh quyết toán kịp thời cho khách hàng nhằm phục vụ tốt yêu cầu kinh doanh. Xây dựng hệ thống sổ sách chứng từ theo chế độ quản lý mới, tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu chi tài chính của chi nhánh,văn phòng đại diện một cách thường xuyên.
-Ban thanh tra pháp chế: Có nhiệm vụ nghiên cứu các văn bản pháp quy của nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kiểm tra tính chất pháp lý của các hợp đồng bảo hiểm cũng như hồ sơ bồi thường, kiểm tra các đơn vị trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm và thủ tục bồi thường, phát hiện các trường hợp trục lợi bảo hiểm,...
-Phòng giám định bồi thường: Có nhiệm vụ giám định các tổn thất phát sinh đồng thời giải quyết các tranh chấp về quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng, làm cho khách hàng hiểu rõ quyền lợi của họ được hưởng trong từng vụ tổn thất của từng loại hợp đồng bảo hiểm.
-Phòng đầu tư tín dụng và thị trường chứng khoán: Có nhiệm vụ xác định nguồn vốn đầu tư, phương thức đầu tư phù hợp với thị trường tài chính cũng như chiến lược kinh doanh của công ty, theo rõi sự biến động về giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán, xác định nguồn lợi thu được và phương pháp phân bổ nguồn lợi ...
-Phòng bảo hiểm hàng hải: Có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và trực tiếp kinh doanh ngiệp vụ hàng hải.
-Phòng bảo hiểm phi hàng hải: Có chức năng hướng dẫn triển khai thực hiện việc khai thác bảo hiểm , kết hợp với phòng tổ chức chỉ đạo kiểm tra các chi nhánh,văn phòng đại diện, đại lý của Công ty trong việc thực hiện khai thác nghiệp vụ.
-Phòng tái bảo hiểm: Căn cứ vào khả năng tài chính của công ty để tổ chức thực hiện nhượng ,nhận tái bảo hiểm đối với tất cả các loại hình bảo hiểm.
Các phòng ban nêu trên và một số các phòng ban khác ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, còn phải phối hợp với các chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý để hoàn thành kế hoạch sản phẩm một cách đồng, bộ chi tiết hơn.
3. Các nghiệp vụ bảo hiểm triển khai tại công ty bảo hiểm PJICO
3.1. Các nghiệp vụ bảo hiểm chính triển khai tại công ty
Với cơ chế năng động của một công ty cổ phần, với phương châm hoạt động tất cả vì khách hàng, vì chữ tín PJICO sau 9 năm hoạt động đã triển khai nhiều nghiệp vụ bảo hiểm, các nghiệp vụ này được đa dạng hoá và ngày càng hoàn thiện lên nhiều. điều này đã đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng lên không chỉ của mỗi cá nhân mà còn cả các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất nước Việt Nam. Hiện nay công ty đang triển khai trên 50 sản phẩm bảo hiểm và hiện đang chiếm lĩnh thị truờng trong các lĩnh vực như:Giao thông vận tải, xây dựng và lắp đặt công trình, xăng dầu, hàng hoá xuất nhập khẩu và bảo hiểm xe cơ giới.
Nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải:
Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sông, đường hàng không.
Bảo hiểm thân tàu.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
Bảo hiểm nhà tàu đóng tàu.
Bảo hiểm tàu sông, tàu cá.
Nghiệp vụ bảo hiểm Phi hàng hải:
Bảo hiểm xe cơ giới.
Bảo hiểm kết hợp con người.
Bảo hiểm học sinh, giáo viên.
Bảo hiểm bồi thướng cho người lao động.
Bảo hiểm khách du lịch.
Bảo hiểm hành khách.
Nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật và tài sản.
Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng lắp đặt.
Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đăcbiệt.
Bảo hiểm mội rủi ro công nghiệp.
Bảo hiểm máy móc.
Bảo hiểm trách nhiệm.
Bảo hiểm hỗn hợp tài sản cho thuê
Nghiệp vụ tái bảo hiểm:
Nhượng và nhận tái bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm.
3.2. Các hoạt động khác:
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất đại lý giám định, xét giải quyết bồi thườngvà đòi người thứ ba.
Hợp tác đầu tư, tín dụng liên doanh liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước.
II- tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty cổ phần bảo hiểm PJICO
1. Những thuận lợi và khó khăn mà PJICO gặp phải khi triển khai nghiệp vụ.
Mỗi quốc gia đều có lợi thế thương mại, để phát huy được lợi thế này họ đều có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và đây cũng chính là nhân tố quan trọng cho phát triển kinh tế của mỗi nước. Ngày nay, xu thế hội nhập và phát triển, quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ thì vai trò của hoạt động xuất nhập khâủ hàng hoá càng trở lên quan trọng.
Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước ta đã sớm có những cải biến quan trọng để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Cùng với các chính sách vĩ mô khá, Nghị định 64/NĐ - HĐBT ban hành ngày 10/6/1989 được xem như là một bước đột phá chuyển hoạt động xuất nhập khẩu từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường cơ sự định hướng xã hội chủ nghĩa, và tiếp theo là Nghị định 114/NĐ - HĐBT ngày 7/4/1992 cho phép mọi doanh nghiệp sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế, đều có quyền tham gia xuất khẩu, Nghị định 57/1998 ngày 31/7/1998 về xoá bỏ giấy phép xuất nhập khẩu…đã tạo ra một kết quả vô cùng sáng sủa cho hoạt động ngoại thương Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 1999 - 2003 tăng 18,85% trong đó xuất khẩu tăng 19,25%, nhập khẩu tăng 18,5%, tổng kim ngạch năm 2000 là 29,5 tỷ USD.
Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu việt nam (1999 - 2003)
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng giá trị xuất nhập khẩu
Tý USD
18,36
20,97
20,75
23,00
27,70
31,10
Tốc độ tăng giá trị xuất nhập khẩu
%
35,40
14,20
-0,01
10,90
29,10
4,72
Tổng giá trị nhập khẩu
Tỷ USD
11,10
11,70
11,40
11,50
15,20
16,00
Tốc độ tăng giá trị nhập khẩu
%
36,60
5,40
-3,00
0,10
31,00
2,30
Tổng giá trị nhập khẩu
TỷUSD
7,26
9,27
9,35
11,50
14,3
15,10
Tốc độ tăng giá trị nhập khẩu
%
33,20
27,80
0,90
23,00
24,20
4,50
Chính sự phát triển của hoạt động ngoại thương đã mở ra một cơ hội cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.
Trong vài năm trở lại đây, theo đà phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, thị trường bảo hiểm hàng hoá việt nam cũng có những bước tiến đáng kể. Tổng phí bảo hiểm hàng năm tăng khoảng 15% - 20%. Kim ngạch xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 1999 – 2003 tăng khoảng 58,84%. Năm 2003 so với năm 2002, kim ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm tăng 0,33 tỷ USD (tăng 78,57%). Kim ngạch nhập khẩu tham gia bảo hiểm tăng 3,13 tỷ USD (tăng 33,76%) năm 2004 so với năm 2003, kim ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm chỉ tăng 20% và giảm 5% với kim ngạch nhập khẩu song nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm tăng khoảng 6%.
Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tham gia bảo hiểm của Việt Nam (2000 - 2003).
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
Kim ngạch xuất khẩu
Tỷ USD
9,35
11,50
14,30
15,10
Kim ngạch xuất khẩu bảo hiểm
Tỷ USD
0,31
0,42
0,75
0,90
Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu bảo hiểm
%
3,31
3,65
5,24
5,91
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bảo hiểm
%
30,48
35,48
78,57
20,00
Kim ngạch nhập khẩu
Tỷ USD
11,40
11,50
15,20
16,00
Kim ngạch nhập khẩu bảo hiểm
Tỷ USD
2,28
2,34
5,47
5,20
Tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu bảo hiểm
%
20,00
20,41
36,00
-5,00
Tôc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bảo hiểm
%
20,70
21,63
33,76
32,48
(Nguông tổng hợp thông tị thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm số1/2003)
Có thể nói thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nước ta đầy tiềm năng. Đúng vậy, thực tế cho thấy, hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm nước ta chỉ bảo hiểm được khoảng 3,2% kim ngạch xuất khẩu và 20% kim ngạch nhập khẩu. Còn lại 96,8%kim ngạch xuất khẩu và 80% kim ngạch nhập khẩu rơi vào tay của các công ty bảo hiểm ở thị trường nước ngoài. Đồng nghĩa với việc này là hàng năm, hàng triệu USD chẩy ra nước ngoài từ các Công ty xuất nhập khẩu nước ta và Nhà nước ta thất thu một khoản thuế lớn.
Nguyên nhân của tì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1245.Doc