Chuyên đề Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại Bảo Việt Nghệ An

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI 3

I. BẢO HIỂM CON NGƯỜI TRONG BHTM. 3

1. Sự cần thiết khách quan 3

2. Đối tượng bảo hiểm 4

3. Nguyên tắc của bảo hiểm con người trong BHTM .4

4. Các nghiệp vụ bảo hiểm con người trong BHTM 5

II. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM KHCN. 6

1. Tiền đề của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người 6

2. Mục đích của bảo hiểm kết hợp con người 14

3. Tác dụng của bảo hiểm kết hợp con người 15

3.1. Tác dụng đối với cá nhân 15

3.2. Tác dụng đối với doanh nghiệp 16

3.3. Tác dụng đối với xã hội 16

III. NỘI DUNG CỦA BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI. 17

1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 17

1.1. Về đối tượng bảo hiểm 17

1.2. Về phạm vi bảo hiểm 18

2. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 19

2.1. Về số tiền bảo hiểm 19

2.2. Về phí bảo hiểm 20

3. Hợp đồng bảo hiểm và hiệu lực bảo hiểm 22

3.1. Về hợp đồng bảo hiểm 22

3.2. Về hiệu lực bảo hiểm 22

4. Quyền lợi và trách nhiệm của người được bảo hiểm 23

4.1. Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm 23

4.2. Trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm 23

5. Thủ tục trả tiền bảo hiểm 24

5.1. Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm 24

5.2. Chi trả tiền bảo hiểm 24

6. Giải quyết tranh chấp 25

7. Bảo hiểm KHCN và chế độ trợ cấp tai nạn lao động BNN . 25

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI TẠI BẢO VIỆT NGHỆ AN 28

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO VIỆT NGHỆ AN 28

1. Sự hình thành và phát triển của Bảo Việt Nghệ An 28

2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Bảo Việt Nghệ An 29

3. Kết quả hoạt động của BVNA (Giai đoạn 2000-2004) 32

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI TẠI BẢO VIỆT NGHỆ AN. 36

1. Phương thức tiến hành 37

2. Công tác khai thác 39

3. Công tác đề phòng và hạn chế rủi ro tổn thất 43

4. Công tác giám định và bồi thường 46

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI TẠI BẢO VIỆT NGHỆ AN 47

1. Những thành tựu đã đạt được 47

2. Thuận lợi và khó khăn 53

2.1. Thuận lợi 53

2.2. Khó khăn 55

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI TẠI BẢO VIỆT NGHỆ AN 58

I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA BẢO VIỆT NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN TỚI 58

1. Mục tiêu cụ thể: 58

2. Nhiệm vụ trọng tâm: 58

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI TẠI BẢO VIỆT NGHỆ AN 59

1. Định hướng chiến lược phát triển thị trường 59

2. Định hướng phát triển hoạt động đại lý khai thác 59

3. Hoàn thiện công tác xác minh và cách thức chi trả bảo hiểm 60

4. Tổ chức bộ máy và phát triển nhân lực 61

KẾT LUẬN 64

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại Bảo Việt Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công an nơi người được bảo hiểm bị tai nạn (trường hợp người được bảo hiểm bị tai nạn) - Trường hợp bị tai nạn giao thông là các biên bản tai nạn do cảnh sát giao thông lập (bản sao) - Nếu bị tai nạn trong khi điều khiển xe mô tô cần cung cấp thêm bản sao giấy phép lái xe (nếu có), giấy đăng ký xe mô tô - Các chứng từ y tế liên quan đến việc điều trị: Giấy ra viện, phiếu điều trị, phiếu mổ, phim chụp X quang, đơn thuốc… - Giấy chứng tử và giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp người được bảo hiểm chết) 5.2. Chi trả tiền bảo hiểm Công ty bao hiểm có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thanh toán tiền bảo hiểm trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ Số tiền bảo hiểm được trả cho người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp hoặc người được uỷ quyền. Trong trường hợp người được bảo hiểm, người được uỷ quyền hoặc người thừa kế hợp pháp không trung thực trong việc thực hiện các quy định trên, Công ty bảo hiểm có quyền từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm tuỳ theo mức độ vi phạm. 6. Giải quyết tranh chấp Thời hạn yêu cầu thanh toán và khiếu nại Bảo Việt về việc giải quyết trả tiền bảo hiểm là 3 tháng kể từ ngày người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp nhận tiền bảo hiểm hoặc nhận được thông báo kết quả giải quyết của Bảo Việt. Quá thời hạn trên mọi khiếu nại đều không có giá trị. Mọi tranh chấp có liên quan đến điều khoản BHCN nếu các bên không giải quyết được bằng thương lượng, một trong hai bên có quyền đưa ra giải quyết tại Toà án theo pháp luật hiện hành. 7. Bảo hiểm kết hợp con người và chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp Điều lệ BHXH quy định rõ trách nhiệm chi trả các khoản chi phí điều trị, tiền lương…của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động từ khi sơ cứu, cấp cứu đến điều trị thương tật ổn định. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động chết hoặc mất sức lao động 81% trở lên. Sau khi thương tật ổn định, được đi giám định y khoa để hưởng trợ cấp một lần nếu tỷ lệ thương tật từ 5% đến 30% hoặc trợ cấp hàng tháng nếu tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Mối tương quan giữa 2 loại hình bảo hiểm: - Về đối tượng bảo hiểm và hình thức triển khai Đối tượng của chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp là người lao động làm công ăn lương ở các xí nghiệp, doanh nghiệp…có thuê mướn lao động, hẹp hơn rất nhiều so với bảo hiểm kết hợp con người bởi đối tượng của loại hình này bao gồm mọi công dân Việt Nam, người nước ngoài đang công tác, học tập tại Việt Nam từ 16 tuổi đến 60 tuổi… Chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp được triển khai dưới hình thức bắt buộc đối với chủ sử dụng lao động còn bảo hiểm kết hợp con người lại được triển khai dưới hình thức tự nguyện cho tất cả đối tượng tham gia bảo hiểm. Nguồn quỹ của chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp được hình thành chủ yếu từ ba nguồn: Người sử dụng lao động đóng, người lao động và từ ngân sách Nhà Nước còn quỹ bảo hiểm kết hợp con người được hình thành từ phí bảo hiểm do người tham gia đóng để đổi lấy trách nhiệm của nhà bảo hiểm. - Mục đích triển khai + ổn định cuộc sống cho người lao động hoặc người được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp gặp rủi ro + Góp phần thực hiện công công bằng xã hội, đảm bảo an toàn xã hội + Bảo hiểm kết hợp con người góp phần bổ sung cho những hạn chế của chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp - Những ưu điểm và hạn chế của chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp: + Chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp đã đảm bảo ổn định cuộc sống người lao động và gia đình trong trường hợp gặp tai nạn thông qua việc điều tiết chia sẻ rủi ro giữa những người cùng tham gia BHXH. Nhờ có chế độ này mà hàng ngàn người lao động bị tai nạn lao động không còn khả năng làm việc nhưng vẫn có nguồn sống ổn định thông qua trợ cấp của quỹ BHXH. Việc quy định người sử dụng lao động phải chịu mọi chi phí từ khi bị tai nạn lao động đến khi điều trị ổn định, đã nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đầu tư trang thiết bị an toàn lao động, trong việc phổ biến, tuyên truyền về an toàn lao động cho người lao động, qua đó phần nào hạn chế được tai nạn lao động xẩy ra. Ngoài trợ cấp tai nạn lao động người bị tai nạn lao động vẫn hưởng chế độ hưu trí, tử tuất (nếu đủ điều kiện) đã bảo đảm ổn định cuộc sống người lao động, giảm bớt khó khăn do tai nạn rủi ro. + Tuy việc quy định người sử dụng lao động phải chịu mọi chi phí từ khi bị tai nạn lao động đến khi điều trị ổn định có mặt tích cực như trên nhưng cũng làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn mỗi khi xẩy ra tai nạn lao động vì phải chi phí nhiều nhưng không có sự cộng đồng chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp. Trong việc quy định như vậy là chưa phù hợp với nguyên tắc cơ bản của BHXH là “chia sẻ rủi ro”. Việc chia nhóm suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp chưa hợp lý. Hiện nay chia thành 10 nhóm, mỗi nhóm cách nhau 10% là quá rộng, làm cho người lao động ở cận trên của nhóm dưới thiệt thòi nhiều so với người cận dưới của nhóm trên. Việc quy định mức trợ cấp tính trên nền tiền lương đóng BHXH mà trong mức lương đó đã thể hiện mức độ cống hiến của người lao động theo trình độ năng lực, nghề nghiệp, thời gian họ đóng góp vào quỹ BHXH. Việc quy định đối tượng được hưởng trợ cấp tai nạn lao động kể cả trong trường hợp bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi đến cơ quan và trở về đang có sự trùng lặp và chưa rõ ràng giữa BHXH và bảo hiểm tai nạn giao thông. Chương II: tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại Bảo Việt Nghệ An I. Giới thiệu chung về Bảo Việt Nghệ An 1. Sự hình thành và phát triển của Bảo Việt Nghệ An Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn và nhằm mục đích bảo vệ tài sản Nhà nước, bổ sung phúc lợi của nhân dân lao động, tăng thu và tiếc kiệm, tích luỹ vốn góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Ngày 18/04/1981 UBND Tỉnh Nghệ An ra quyết định thành lập Phòng Bảo hiểm nằm trong Sở Tài Chính. Năm 1987, Bộ Tài Chính ra quyết định chuyển Phòng Bảo hiểm thành Chi nhánh Bảo hiểm. Năm 1991, Tỉnh Nghệ Tĩnh tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh bởi vậy đây là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt của Công ty bảo hiểm Nghệ An (Gọi tắt là Bảo Việt Nghệ An) trực thuộc Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam. Bảo Việt Nghệ An ra đời trong điều kiện kinh tế - xã hội đất nước nói chung và kinh tế Nghệ An nói riêng còn nhiều khó khăn và bất cập, cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, tạo thói quen thụ động, lệ thuộc. Khi có tổn thất xảy ra, Nhà nước cấp bù chi phí khắc phục thiệt hại. Bên cạnh đó, nhận thức về bảo hiểm của nhân dân còn rất hạn chế thậm chí gần như mới mẻ hoàn toàn. Những chặng đường vất vả và gian nan ấy đã tôi luyện nên một đội ngũ cán bộ, tư vấn bảo hiểm có trình độ quản lý và chuyên môn giỏi, yêu nghề, tận tụy với công việc. Gần 25 năm xây dựng trưởng thành và phát triển, từ chỗ một phòng với 4 cán bộ triển khai một vài nghiệp vụ bảo hiểm đơn lẻ ở Thành phố Vinh – Nghệ An cho đến nay Công ty đã có đội ngũ cán bộ gần 52 người, trong đó trên 80% cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng. Hơn 40 đại lý chuyên nghiệp và hơn 1000 đại lý, cộng tác viên trên toàn Tỉnh. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của Công ty ngày càng được củng cố và hoàn thiện từ trên xuống dưới. Với đội ngũ cán bộ, tư vấn viên có trình độ chuyên môn giỏi Bảo Việt Nghệ An đã sẵn sàng phục vụ và đáp ứng mọi nhu cầu về bảo hiểm của khách hàng. Chức năng của Bảo Việt Nghệ An Bảo Việt Nghệ An là một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam. Bảo Việt Nghệ An tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm, đầu tư vốn, bảo toàn và phát triển vốn. Tổ chức quản lý bộ máy và tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ của Tổng Công ty và sự ràng buộc về quyền lợi cũng như nghĩa vụ đối với Tổng Công ty. Quan hệ với các Công ty bảo hiểm khác, Công ty môi giới hoặc các văn phòng đại diện của nước ngoài để khai thác các dịch vụ bảo hiểm theo phân cấp của Tổng Công ty. Tổ chức và quản lý các nguồn lực nhằm phát triển kinh doanh… Nhiệm vụ của Bảo Việt Nghệ An Công ty có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh các dịch bảo hiểm đầu tư vốn trên địa bàn Nghệ An theo luật kinh doanh bảo hiểm, các qui tắc, điều khoản của Bộ tài chính, của Tổng Công ty và luật khác có liên quan. Trực tiếp ký kết các hợp đồng bảo hiểm mở rộng qui mô kinh doanh của Công ty đồng thời phải thực hiện các trách nhiệm tài chính phát sinh cho các cam kết của mình. Xây dựng và đăng ký chiến lược phát triển kế hoạch kinh doanh, kế hoạch lao động hàng năm và nhu cầu thị trường cho Tổng công ty. Đổi mới công nghệ và phương thức quản lý. Thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro tổn thất. Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Luật lao động bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý Công ty và thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, an ninh quốc phòng. Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ và bồi thường theo quy định và yêu cầu của Tổng công ty. 2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Bảo Việt Nghệ An Ban Giám đốc Phòng tổng hợp - pháp chế Phòng tài chính - kế toán Phòng bh hàng hải và kỹ thuật Phòng bh phi hàng hải 1 (bh xe cơ giới) Phòng bh phi hàng hải 2 (bh con người) Phòng bh khu vực 4 TT. Cầu Giát Quỳnh Lưu Phòng bh khu vực 5 TT. Thái Hoà Nghĩa Đàn Phòng bh khu vực 2 TT. D Châu Phòng bh khu vực 3 Xã Yên Sơn Đô lương 8 văn phòng giao dịch đặt tại các huyện, thị trong tỉnh Phòng bh khu vực 6 TT. Anh sơn Sơ đồ tổ chức Chức năng của từng bộ phận: 1. Ban giám đốc: Gồm 1 Giám Đốc và 1 Phó Giám Đốc + Giám Đốc: Trực tiếp quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động kinh doanh của Công ty. Hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty cũng như của Tổng Công ty giao phó. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Công ty. + Phó Giám Đốc: Thực hiện các nhiện vụ do Giám Đốc giao phó, tham gia điều hành và quản lý Công ty. Thay mặt Giám Đốc kí kết các văn bản hướng dẫn thực thi công việc... 2. Phòng Tổng hợp: Gồm 5 cán bộ thực hiện các chức năng như tổ chức, kế hoạch, hành chính quản trị, pháp chế, kiểm tra nội bộ, thẩm định các hồ sơ do các phòng các phòng giải quyết và đệ trình ban giám đốc. 3. Phòng Tài chính - Kế toán: Có 5 cán bộ thực hiện các chức năng - Chi trả tiền bảo hiểm, kế toán trong toàn Công ty, điều hành các hoạt động đầu tư, tổ chức hạch toán theo các chế độ kế toán của Nhà nước quy định. - Thống kê báo cáo tình hình tài chính của Công ty, phối hợp hoạt động, tham mưu về quản lý và kinh doanh. 4. Phòng BH hàng hải và Kỹ thuật: Có 5 cán bộ với 2 chức năng: - Quản lý các nghiệp vụ thuộc nhóm hàng hải và kỹ thuật như: Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa vận chuyển nội địa các nghiệp vụ bảo hiểm mang tính kỹ thuật như: Bảo hiểm xây dựng, lắp đặt, cháy và rủi ro đặc biệt, thiết bị điện tử… - Trực tiếp kinh doanh các nghiệp vụ thuộc các nhóm hàng hải và kỹ thuật. - Kiểm tra, giám sát toàn bộ đơn bảo hiểm hàng hải do tất cả các phòng cấp, gửi, lưu và báo cáo Công ty theo quy định. - Tham mưu cho Giám đốc về các chính sách và biện pháp quản lý các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. 5. Phòng nghiệp vụ BH phi hàng hải : có 2 chức năng: - Tham mưu quản lý các nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải toàn Công ty: Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới, bảo hiểm kết hợp con người, bảo hiểm khách du lịch, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe người thực hiện đình sản và các nghiệp vụ theo phân cấp và phân công của Ban giám đốc. - Trực tiếp kinh doanh các nghiệp bảo hiểm phi hàng hải ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện ven thành phố Vinh: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Nghi Lộc 6. Phòng BH khu vực 2: Tổ chức kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm tại 2 huyện : Diễn Châu, Yên Thành. 7. Phòng BH khu vực 3: Tổ chức kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm tại 2 Huyện: Đô Lương và Tân kỳ 8. Phòng BH khu vực 4: Tổ chức kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. 9. Phòng BH khu vực 5: Tổ chức kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm trên địa bàn 4 huyện: Nghĩa đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong. 10.Phòng BH khu vực 6: Tổ chức kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm trên địa bàn 4 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn. 11. Các văn phòng giao dịch: Thực hiện các chức năng giao dịch, kinh doanh, tư vấn, chi trả…Bảo hiểm. 3. Kết quả hoạt động của Bảo Việt Nghệ An (Giai đoạn 2000-2004) Từ năm 1996 đến giữa năm 1999 chỉ có Bảo Việt Nghệ An trên địa bàn thì bây giờ đã có sự tham gia của trên 3 doanh nghiệp bảo hiểm (Kinh doanh về lĩnh vực phi nhân thọ) cùng hoạt động kinh doanh. Như vậy thị trường bảo hiểm Nghệ An đã bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn sôi động cạnh tranh gay gắt và toàn diện với tốc độ cao - cạnh tranh diễn ra trên tất cả các mặt các phương diện. Trong tình hình đó Bảo Việt Nghệ An cần phải có những chiến lược, chính sách phù hợp với tình hình mới. Có thể nhận thấy được một số kết quả chung đã đạt được qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Một số kết quả đã đạt được của Bảo Việt Nghệ An giai đoan 2000 - 2004 TT Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1 Doanh thu phí bảo hiểm (Tr.đ) 16.937 18.971 22.386 30.439 38.198 2 Tốc độ phát triển doanh thu (%) - 112 118 136 125 3 Tỷ lệ bồi thường (%) 42,53 52,94 67,02 73,52 75,28 4 Chi quản lý (Tr.đ) 1.188 1.541 1.898 2.145 2.512 5 Hiệu quả kinh doanh (Tr.đ) 3.577 1.913 1.476 2.038 2.245 6 Doanh thu phí bình quân một Cán bộ 434 499 546 485 566 7 Thu nhập bình quân một Cán bộ một tháng (Tr.đ/người) 1,43 1,47 1,67 1,87 2.06 (Nguồn: Chiến lược kinh doanh của BVNA năm 2000-2005) a. Về sản phẩm Đến năm 2004 trong cả 3 nhóm nghiệp vụ, Bảo Việt Nghệ An đã triển khai gần 40 nghiệp vụ, cụ thể một số nghiệp vụ như sau: - Bảo hiểm hàng nhập: Triển khai cả 3 nghiệp vụ hàng nhập, hàng xuất và hàng vận chuyển nội địa. Doanh thu năm 2004 là 1,46 tỷ đồng chỉ đạt 85,3% so với năm 2003. - Bảo hiểm tàu biển, pha sông biển: Vẫn giữ được ổn định với những khách hàng truyền thống. Doanh thu năm 2004 đạt 0,917 tỷ đồng tăng trưởng 57% so với năm 2003. - Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt: triển khai tương đối tốt. Doanh thu năm 2004 đạt 2,44 tỷ đồng tăng trưởng 153% so với năm 2003 - Bảo hiểm cháy: Chưa mở rộng diện được, mới chỉ tập trung ở một số ít đơn vị khách hàng. Doanh thu năm 2004 đạt 2,41 tỷ đồng giảm 6,69% so với năm 2003 - Bảo hiểm kỹ thuật: Doanh thu năm 2004 đạt 3,02 tỷ đồng tăng trưởng 10% so với năm 2003 - Bảo hiểm xe cơ giới: Triển khai tương đối tốt. Doanh thu năm 2004 đạt 6,82 tỷ đồng tăng trưởng 136% so với năm 2003 - Bảo hiểm xe Mô tô: Tỷ trọng còn thấp, đặc biệt là Bảo hiểm vật chất xe môtô. Doanh thu năm 2004 đạt 0,95 tỷ đồng giảm 42,4% so với năm 2003 - Bảo hiểm trách nhiệm: Doanh thu năm 2004 đạt 0,57 tỷ đồng tăng trưởng 5% so với năm 2003 - Bảo hiểm học sinh: Chiếm tỷ trọng khoảng 35% học sinh thực tế. Doanh thu năm 2004 đạt 4,45 tỷ đồng tăng 1,10% so với năm 2003. Nghiệp vụ này còn nhiều tiềm năng nhưng cũng chứa đựng nhiều bất ổn trong cạnh tranh. - Bảo hiểm kết hợp con người: Chủ yếu mới bảo hiểm trong khối cán bộ hưởng lương, hưu trí…(Doanh thu năm 2004 đạt 4,155 tỷ đồng). Nghiệp vụ này còn nhiều tiềm năng khai thác ở địa bàn dân cư, các tổ chức… - Một số nghiệp vụ có tiềm năng nhưng kết quả khai thác còn rất thấp như: BH tàu thuyền đánh cá, BH khách du lịch, Bảo hiểm nông nghiệp. Đánh giá chung: - Nhóm bảo hiểm kết hợp ô tô, xe máy, nhóm bảo hiểm con người, bảo hiểm học sinh có tỷ trọng doanh thu lớn nhất, có hiệu quả và tính ổn định tương đối cao. Đồng thời tạo được nhiều công ăn việc làm, góp phần giải quyết được vấn đề lao động, có ý nghĩa kinh tế - xã hội. Đây là nhóm nghiệp vụ quan trọng nhất. Tuy nhiên cần chú trọng hơn nữa trong khâu giám định và giải quyết bồi thường nhằm nâng cao hiệu quả trong khâu khai thác, chống trục lợi bảo hiểm vì đây là nhóm nghiệp vụ dễ dẫn tới tình trạng móc ngoặc giữa nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm hay của cán bộ làm bảo hiểm để chiếm dụng tiền của Công ty. - Nhóm bảo hiểm Cháy, xây - lắp có tỷ trọng doanh thu tương đối khá từ 10 đến 15% và có tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh qua các năm đều và ổn định. Trong điều kiện kinh tế đang phát triển, đang được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì đây là nhóm nghiệp vụ cần được đầu tư phát triển. Song cần phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro tổn thất nhằm giảm thiểu chi bồi thường, tăng hiệu quả trong khâu khai thác. - Nhóm bảo hiểm hàng hoá có hiệu quả khá và có xu hướng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cần tập trung đẩy mạnh phát triển. Song cần chú trọng hơn về một số nghiệp vụ cụ thể như: Bảo hiểm hàng hoá XNK và vận chuyển nội địa...Tổng doanh thu tương đối ổn định. Tỷ trọng doanh thu còn ở mức 6 - 8% nhưng kết quả đạt được trên 12%. - Bảo hiểm tàu biển kết quả kinh doanh xấu (Doanh thu tăng không đáng kể nhưng tỷ lệ bồi thường thì quá cao do có tổn thất lớn xẩy ra) và ít có xu hướng phát triển cần nghiên cứu phát triển bảo hiểm tàu cá với các loại hình phù hợp hơn. - Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm điện tử, trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm vật chất tiền gửi...Tuy tỷ trọng doanh thu không cao từ 0,94 đến 1,45%, song hiệu quả kinh doanh đạt mức cao (Số tuyệt đối), ít có tổn thất. Bảng 5: Biểu đồ doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Việt NghệAn giai đoạn 2000-2004 (Nguồn: Bảo Việt Nghệ An) II. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại Bảo Việt Nghệ An. Sau nghị định 100/CP của Chính phủ, nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt nam thông qua các hình thức như: Liên doanh với công ty nước ngoài, mở chi nhánh hay 100% vốn nước ngoài. Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày một sôi động, cạnh tranh ngày một sâu sắc và toàn diện. Với mạng lưới kinh doanh phủ kín toàn quốc, lực lượng cán bộ, đại lý, nhân viên tư vấn ngày càng đông đảo. Mô hình tổ chức và quản lý, các quy trình nghiệp vụ ngày một hoàn thiện, chất lượng khai thác bảo hiểm từng bước được nâng cao. Sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn. Từ đó khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính cũng như hiểu biết về các Công ty bảo hiểm khác nhau. Như vậy, có thể nhận định rằng bảo hiểm đồng nghĩa với việc phát triển. Một nền kinh tế càng phát triển thì nhận thức của con người về bảo hiểm ngày càng sâu sắc và đúng đắn hơn. Đặc biệt là khi đời sống con người được nâng cao thì nhu cầu bảo đảm an toàn trong lao động, trong xản xuất kinh doanh cũng tăng theo cấp bậc đó. Điều này thể hiện qua sự tham gia bảo hiểm ngày càng đông của dân chúng và sự tăng trưởng vượt bậc của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người nói riêng. Theo đánh giá của các chuyên gia bảo hiểm thì Việt Nam là một trong những thị trường bảo hiểm giàu tiềm năng còn chưa được khai thác. 1. Phương thức tiến hành Hoạt độnh kinh doanh bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm con người nói riêng mang tính thụ động cao hơn các ngành dịch vụ tài chính khác. Do đó, khi tiến hành triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người, các Công ty bảo hiểm đều phải thực hiện theo quy trình sau. Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người Lập kế hoạch khai thác Xây dựng các biện pháp khai thác Tổ chức khai thác Kiểm tra giám sát quá trình khai thác Đề ra các biện pháp hỗ trợ khai thác Lập kế hoạch khai thác bảo hiểm Lập kế hoạch khai thác có nghĩa là Công ty bảo hiểm dựa trên cơ sở số liệu thống kê kết quả năm trước, nhận định xu hướng phát triển thị trường nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người trong tương lai và sự giao phó của Tông Công ty đưa ra một kế hoạch cụ thể về các chỉ tiêu sẽ thực hiện như: doanh thu hay số người tham gia, mức phí tham gia…phải đạt được. Để hoàn thành kế hoạch Công ty cần phải nắm chắc nhu cầu thị trường hay những đoạn thị trường tiềm năng trên địa bàn. Điểm mạnh, điểm yếu của Công ty cũng như về sản phẩm của mình so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Xây dựng các biện pháp khai thác Từ mức kế hoạch đưa ra và thông qua việc thống kê các đơn vị tham gia bảo hiểm, phân tích các nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch, từ đó các phòng nghiệp vụ phải vạch ra những biện pháp cụ thể, phù hợp để thực hiện mục tiêu đề ra như: khai thác bằng kênh nào, bán trực tiếp hay qua trung gian, nên tập trung vào nhóm khách nào (khách hàng tiềm năng hay khách hàng truyền thống)…Tuy nhiên để xây dựng được các biện pháp phù hợp cần phải có tầm nhìn sâu rộng. Có thể trong thời gian đầu của kế hoạch, chi phí bỏ ra để thâm nhập và chiếm lĩnh một đoạn thị trường tiềm năng nào đó quá lớn nhưng trong tương lai hứa hẹn sẽ mang lại cho Công ty một khoản lợi nhuận lớn hơn nhiều so với chi phí bỏ ra thì đó cũng là một biện pháp hữu hiệu và nên duy trì. Đề ra các biện pháp hỗ trợ khai thác Các biện pháp hỗ trợ khai thác có một vai trò hết sức to lớn là hỗ trợ cho công tác khai thác được tiền hành thuận lợi hơn, kết quả khai thác khả quan hơn. Những biện pháp thường được sử dụng để hỗ trợ là các hình thức quảng cáo, tuyên truyền, đặt các biểu tưởng áp phích, logo…song phải tuỳ vào từng nghiệp vụ vụ bảo hiểm cụ thể mà lựa chọn hình thức sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Tổ chức khai thác Bao gồm một số công việc sau: Tìm kiếm khách hàng -> tiếp cận khách hàng -> kí kết hợp đồng -> thống kê báo cáo. Sau khi đã xác định được nhu cầu của khách hàng. Cán bộ bảo hiểm, cộng tác viên sẽ tiếp xúc với khách hàng giải thích cho họ quyền lợi, trách nhiệm của người tham gia cũng như của doanh nghiệp bảo hiểm, giới thiệu những sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng tài chính của họ. Sau khi khách hàng đã lựa chính sản phẩm cho mình, cán bộ khai thác hay cộng tác viên hướng dẫn kê khai đầy đủ và trung thực vào giấy yêu cầu và chấp nhận bảo hiểm có sẵn. Đây là những căn cứ để tiến hàng cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng. Sau khi đã kí kết hợp đồng yêu cầu người bán bảo hiểm phải báo cáo bằng văn bản tình hình bán bảo hiểm, số khách hàng, số phí thu được về văn phòng trực tiếp quản lý mình để báo cáo phòng tài chính kế toán. Kiểm tra giám sát quá trình khai thác bảo hiểm Sau khi đề ra kế hoạch cùng với việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ khai thác thì vấn đề tiếp theo hết sức quan trọng là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động triển khai. Qua đó, thông báo và phản ánh kịp thời những điểm phát sinh, những cái đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế tối đa những khó khăn trong suốt quá trình triển khai nghiệp vụ. Như vậy, đây là giai đoạn có tính chất hai chiều là kiểm tra, giám sát và có thông tin phản hồi. 2. Công tác khai thác Khai thác bảo hiểm là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm để Công ty hoàn thành kế hoạch đặt ra, bởi vậy các Công ty bảo hiểm luôn luôn chú trọng và phát triển. Hơn nữa việc đẩy mạnh khai thác khách hàng tiềm năng, khách hàng của đối thủ cạnh tranh, tăng cường bảo hiểm trọn gói cho khách hàng và luôn quan tâm tới khách hàng truyền thống sẽ là cơ sở, tiền đề cho sự thành công của Công ty bảo hiểm bởi hoạt động kinh doanh bảo hiểm mang tính thụ động và có sức ỳ cao. Cũng như các hoạt động kinh doanh khác. Kinh doanh bảo hiểm có mục đích là lợi nhuận, mà hoạt động khai thác bảo hiểm chính là mang lại doanh thu cho Công ty bảo hiểm điều đó cũng đồng nghĩa với sự thành bại của Công ty bảo hiểm nói chung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng. Hơn nữa hoạt động kinh doanh bảo hiểm dựa trên nguyên tắc bất di bất dịch là “số đông bù số ít” nên khâu thác có thực hiện tốt thì mới có nguồn thu từ phí bảo hiểm mà khách hàng đã đóng để tạo lập quỹ bảo hiểm và quỹ dự phòng nghiệp vụ. Quỹ này được sử dụng chủ yếu vào mục đích chi trả bảo hiểm, chi bồi thường và chi đề phòng và hạn chế tổn thất. Mục đích của công tác khai thác bảo hiểm là tìm kiếm được càng nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm thì càng tốt. Thực chất của công tác này là phải vận động, khuyến khích được số đông các ngành, các cơ quan, các đơn vị...tham gia bảo hiểm kết hợp con người. Muốn làm được điều đó trước hết phải làm rõ nhận thức về mục đích, ý nghĩa cũng như tác dụng của bảo hiểm kết hợp con người mang lại cho từng cá nhân, tập thể và xã hội. Trong những năm qua nghiệp vụ này đã phát triển và trở thành chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của toàn Công ty. Mở rộng quy mô và triển khai nghiệp vụ này vào khu vực có tiềm năng rất lớn như các cơ quan xí nghiệp, các khu vực hành chính sự nghiệp. Song cũng cần chú trọng tới những khu dân cư hay những vùng nông thôn có mặt bằng đời sống tương đối khá bằng cách tăng cường, củng cố hệ thống đại lý chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp thì mới có thể bao phủ được toàn thị trường. Tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ với các ngành: Công an giao thông, Chi cục thuế, Ngân hàng, Trường học, các Cơ quan, Xí nghiệp có lực lượng tham gia lao động lớn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34065.doc
Tài liệu liên quan