Chuyên đề Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Kiến trúc sư và Kỹ sư tư vấn tại Bảo Việt Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 01

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP CHO KIẾN TRÚC SƯ VÀ KỸ SƯ TƯ VẤN 03

1.1. Sự cần thiết và tác dụng của BH TNNN của KTS&KSTV .03

1.1.1/ Sự cần thiết của BH TNNN của KTS&KSTV 03

1.1.2/ Tác dụng của BH TNNN cho KTS&KSTV .04

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của BH TNNN cho KTS&KSTV .06

1.3. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm THNN cho KTS và KSTV 07

1.3.1/ Một số khái niệm liên quan .07

1.3.2/ Đối tượng bảo hiểm và đối tượng tham gia bảo hiểm .10

1.3.2.1/ Đối tượng bảo hiểm 10

1.3.2.2/ Đối tượng tham gia Bảo hiểm .11

1.3.3/ Phạm vi bảo hiểm .11

1.3.3.1/ Phạm vi được bảo hiểm 11

1.3.3.2/ Các điểm loại trừ 12

1.3.4/ Giới hạn trách nhiệm bồi thường và phí bảo hiểm .15

1.3.4.1/ Giới hạn trách nhiệm bồi thường 15

1.3.4.2/ Phí bảo hiểm 16

1.3.5/ Thời hạn bảo hiểm 22

 1.3.6/ Giám định tổn thất và giải quyết bồi thường .25

 1.3.6.1/ Giám định tổn thất 25

 1.3.6.2/ Giải quyết bồi thường .26

 

Chương 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ VÀ KSTV TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI . .28

2.1. Khái quát chung về Bảo Việt Hà Nội: .28

2.2. Tình hình triển khai Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp KTS và KSTV tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2002 – 2007: 30

2.1.1/ Công tác khai thác: 30

2.1.1.1/ Vai trò của công tác khai thác 30

2.2.1.2/ Quy trình khai thác: 31

2.2.1.3/ Kết quả khai thác: 34

2.2.1.4/ Chi phí khai thác: 36

2.2.1.5/ Đánh giá chung về công tác khai thác: .37

2.2.2/ Công tác đề phòng hạn chế tổn thất: .39

2.2.3/ Công tác giám định và giải quyết bồi thường: 40

2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ BH TNNN cho KTS&KSTV: .42

Chương 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNNN KTS & KSTV TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI .45

3.1. Kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ BH TNNN cho KTS&KSTV .45

3.2. Giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ BH TNNN cho KTS&KSTV .48

KẾT LUẬN .50

Danh mục Tài liệu tham khảo .52

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Kiến trúc sư và Kỹ sư tư vấn tại Bảo Việt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNNN KTS và KSTV theo dự án Phí bảo hiểm cơ bản của BHTNNN KTS ….. theo dự án được tính theo tỷ lệ dựa vào phí dịch vụ mà người được bảo hiểm được hưởng từ dự án đó khi thực hiện các công việc thuộc phạm vi bảo hiểm theo Đơn bảo hiểm. Tỷ lệ phí bảo hiểm cơ bản cũng khác nhau đối với các công trình có độ phức tạp khác nhau mà người được bảo hiểm thực hiện cụ thể như sau Áp dụng tỷ lệ phí cơ bản 4% tính trên phí dịch vụ khách hàng được hưởng từ dự án không thuộc dự án được liệt kê dưới đây. Áp dụng tỷ lệ phí cơ bản 5% tính trên phí dịch vụ đối với các loại công trình sau: - Cầu, đường, hầm. - Đê, đập, cảng, cầu tàu, đê chắn sóng. - Hầm mỏ, các công trình ngầm và công trình dưới nước. - Sân bay. - Hệ thống cống rãnh thoát nước, hệ thống cung cấp nước. - Kết cấu nền đường sắt - Nhà cao từ 20 tầng trở lên. * BHTNNN KTS và KSTV theo năm: Phí bảo hiểm cơ bản bao gồm phí tính trên cơ sở số lượng chuyên môn kỹ thuật của người được bảo hiểm và doanh thu năm của người được bảo hiểm. Phí bảo hiểm này cũng khác nhau dựa trên các loại công trình thuộc phạm vi hoat động của người được bảo hiểm. Bảng 1: Phí cơ bản tính trên số lượng cán bộ quản lý và chuyên gia kỹ thuật của người được bảo hiểm Số lượng CBQL, các chuyên gia KT (KTS,KSTV) (Người) Phí tính theo đầu người (đồng/người) 1- 10 1.000.000 10 - 20 800.000 20 – 40 700.000 > 40 Xin ý kiến của cấp trên Nguồn: Bảo Việt Hà Nội Bảng 2: Phí cơ bản bổ sung tính trên doanh thu năm của người được BH Tổng doanh thu phí tư vấn, thiết kế (đồng) Tỷ lệ phí bảo hiểm (%) Loại 1 Loại 2 Tới 1 tỷ 1.45 1.10 Tới 2 tỷ 1.17 0.90 Tới 4 tỷ 0.98 0.75 Tới 10 tỷ 0.85 0.65 Trên 10 tỷ Xin ý kiến cấp trên Nguồn: Bảo Việt Hà Nội Cần lưu ý rằng: - Tính phí theo loại 1 trong những trường hợp 30% doanh thu phí năm của khách hang thu được từ hoạt động thiết kế, tư vấn, giám sát một trong số các công trình sau: Sân bay, đê, đập, cầu, đường hầm, cầu tàu, đê chắn song, hệ thống rãnh thoát nước, hệ thống cung cấp nước, nhà cao từ 20 tầng trở lên. - Áp dụng mức phí loại 2 đối với những công trình khác không phải là công trình loại 1. Những trường hợp tăng, giảm phí bảo hiểm: Phí Bảo hiểm có thể tăng hoặc giảm theo những tỷ lệ nhất định so với phí Bảo hiểm cơ bản bởi những lý do sau đây: - Phần trách nhiệm của người được bảo hiểm đối với dự án mà họ thực hiện hoặc thể hiện ở hoạt động chủ yếu của họ tăng hoặc giảm. - Áp dụng những điều khoàn sửa đổi bổ sung. - Hạn mức trách nhiệm thay đổi. Bảng 3: Tăng, giảm phí BH TNNN KTS và KSTV theo năm Yếu tố tăng, giảm phí Tăng (%) Giảm (%) 1. Trách nhiệm của người được bảo hiểm - Hơn 50% DT phí hang năm thu được từ các dự án chìa khóa trao tay. - Chỉ làm công việc thiết kế - Chỉ làm công việc tư vấn. 25,0 - - - 20,0 20,0 2. Điều khoản sửa đổi bổ sung - Thiếu trung thực của nhân viên - Mất tài liệu - Mở rộng bảo hiểm chuyên gia - Trách nhiệm đối với bên thứ 3 7,5 7,5 7,5 10,0 - - - - 3. Giới hạn trách nhiệm mỗi khiếu nại/ tổng cộng cho cả thời gian bảo hiểm - 5 tỷ đồng/10 tỷ đồng - 7 tỷ đồng/15 tỷ đồng - 10 tỷ đồng/20 tỷ đồng 15,0 25,0 40,0 - - - Nguồn: Bảo việt Hà Nội Cũng có những trường hợp khách hàng muốn mua BH TNNN KTS và KSTV ngắn hạn (chưa đến 1 năm) thì sau khi đã tính toán phi bảo hiểm căn cứ vào phí cơ bản và các yếu tố tăng, giảm phí. lấy kết quả đó nhân với tỷ lệ tương ứng theo biểu phí ngắn hạn sau. Bảng 04: Tỷ lệ phí ngắn hạn Thời hạn bảo hiểm Tỷ lệ phí so với phí cả năm (%) Đến 3 tháng 40 Từ hơn 3 tháng đến 6 tháng 60 Từ hơn 6 tháng đến 9 tháng 80 Từ hơn 9 tháng trở lên 100 Nguồn: Bảo Việt Hà nội Giả sử rằng, Công ty Thiết kế và Tư vấn Giám sát ABC nhận Công việc Tư vấn, giám sát cho Công trình Cao ốc văn phòng 20 tầng. Tổng số vốn của dự án là 30 tỷ đồng. Doanh thu của Công ty ABC được hưởng là 2,13% x 40 tỷ = 852 triệu đồng. Công ty ABC muốn mua BHTN NN với thời hạn 4 năm. Có 2 phương án tính phí được nêu ra như sau: Phương án A: 2 tỷ đồng/ một và mọi khiếu nại Phương án B: 4 tỷ đồng/ một và mọi khiếu nại, khách hàng lựa chọn mua thêm thiếu trung thực của nhân viên. Mức khấu trừ: 10 triệu đồng Từ các thông tin nêu trên, theo từng phương án phí bảo hiểm được xác định như sau: Phương án A: 852 triệu đồng x 4% = 34.080.000 đ Phương án B: Ngoài mức phí cơ bản là 34.080.000 đ Công ty BH tính thêm phần phí tăng thêm do tăng hạn mức trách nhiệm, phần tăng thêm đó bằng 34.080.000 đ x 15% = 5.112.000 đ. Sửa đổi bổ sung thêm điều khoản thiếu trung thực của nhân viên: 34.080.000 x 15% = 2.556.000 đ Như vậy, nếu tính phí theo phương án B, số tiền mà Công ty ABC phải nộp cho Công ty BH là: 34.080.000 + 5.112.000 + 2.566.000 = 41.748.000 đ 1.3.5/ Thời hạn bảo hiểm: Thời hạn bảo hiểm có thể lựa chọn trên cơ sở năm hoặc trên cơ sở từng dự án: + Cơ sở dự án: Người được bảo hiểm có thể tham gia từng dự án cụ thể với thời hạn bảo hiểm chính là thời hạn của dự án (thời hạn từ khi bắt đầu thực hiện công việc của dự án đến khi kết thúc và cộng thời gian bảo hành). + Cơ sở năm: Người được bảo hiểm cũng có thể tham gia cho tất cả các dự án được thực hiện trong năm, khi thời hạn bảo hiểm thường là 12 tháng tính từ ngày được yêu cầu. Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp KTS và KSTV không quy định thời hạn cụ thể cho từng hợp đồng bảo hiểm mà do thoả thuận giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm. Đối với BHTNNN KTS và KSTV theo năm thì theo nhu cầu của khách hàng, người bảo hiểm có thể cấp đơn bảo hiểm một năm hoặc một số tháng (khi đó sẽ áp dụng biếu phí ngắn hạn để tính phí), thời hạn bảo hiểm theo dự án ở Việt Nam quy định tối đa là 5 năm. Còn nếu BH trách nhiệm nghề nghiệp KTS và KSTV theo dự án thì còn tuỳ thuộc vào thời gian thi công của dự án, thời hạn công việc được bảo hiểm và thời hạn bảo hành phù hợp để quyết định. Khách hàng có thể tham gia bảo hiểm bất kì lúc nào trong thời gian thực hiện dự án, chứ không nhất thiết phải tham gia bảo hiểm toàn bộ thời gian thực hiện dự án. Vì những lý do trên mà cách tham gia BH trách nhiệm nghề nghiệp KTS và KSTV theo dự án rất linh hoạt. Bảo hiểm trách nhiệm có 2 hình thức bảo hiểm, đó là BHTN dựa trên thời điểm khiếu nại và BHTN trên cơ sở “sự cố”. Bảo hiểm trách nhiệm trên cơ sở “sự cố” nghĩa là tổn thất hoặc thiệt hại là căn cứ cho khiếu nại phải xảy ra trong thời hạn bảo hiểm. tất cả các sự cố phát sinh từ những sự cố nói trên đều được xem xét giải quyết. Còn Bảo hiểm trách nhiệm dựa trên cơ sở khiếu nại thì khác, khiếu nại chống lại người được bảo hiểm phải được tiến hành trong thời hạn bảo hiểm và được thông báo trong thời hạn bảo hiểm hoặc trong vòng một thời gian nhất định (thường là 30 ngày), sau khi hết hạn hợp đồng bảo hiểm. So với BHTN trên cơ sở sự cố thì bảo hiểm trách nhiệm theo hình thức này có tác dụng làm giảm đáng kể số lượng khiếu nại vì các khiếu nại cần giải quyết chỉ nằm trong những khiếu nại đã được thông báo tính đến hết thời hạn thông báo sau khi hết hạn hợp đồng bảo hiểm. Đối với Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp KTS và KSTV, trên thế giới hiện nay thường áp dụng bảo hiểm trên cơ sở khiếu nại độc lập. Theo đó, người được bảo hiểm phải lập tức thông báo bằng văn bản cho người bảo hiểm bằng sự cố có thể dẫn đến khiếu nại đòi bồi thường thuộc phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm. Thời hạn để gửi thông báo được mở rộng tới 30 ngày khi hết hạn bảo hiểm. Nếu thông báo được gửi trong thời hạn như vậy thì bất kì khiếu nại nào phát sinh từ sự cố đã đề cập trong thông báo mà được lập trong vòng một thời gian nhất định kể từ ngày chấm dứt thời hạn bảo hiểm (quy định của thị trường bảo hiểm Việt Nam là 36 tháng) thì khiếu nại đó sẽ được xem xét giải quyết. Mặc dù BHTN trên cơ sở sự cố, trách nhiệm trong “tương lai” của Công ty bảo hiểm khi áp dụng bảo hiểm trên cơ sở khiếu nại đã được hạn chế nhưng các công ty bảo hiểm lại có thể mở rộng phạm vi gặp rủi ro nếu họ nhận rủi ro bị khiếu nại đối với hành vi bất cẩn xảy ra trước khi rủi ro bảo hiểm được chấp nhận. trong trường hợp này các công ty bảo hiểm giới hạn mức độ bảo hiểm trong “quá khứ” bằng ngày hồi tố. Như vậy, ngày hồi tố là điểm mốc quy định rằng nếu những tổn thất với bên thứ ba xảy ra trước ngày này thì khiếu nại liên quan sẽ không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Sau đây, em xin nêu ra một minh hoạ về thời điểm và thời hạn của hợp đồng bảo hiểm trên cơ sở khiếu nại độc lập. Một khiếu nại được lập lần đầu tiên chỉ có thể được xem xét bồi thường theo đơn bảo hiểm với điều kiện là: - Tổn thất xảy ra đối với bên thứ 3 phải xảy ra sau ngày hồi tố (thời điểm 1 – ngày hồi tố 31/12/03) và trước ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm (thời hạn bảo hiểm: từ thời điểm 2 (31/12/04) đến thời điểm 3 (31/12/05)). - Sự cố có thể dẫn đến khiếu nại phải được thông báo bằng văn bản cho Doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm - Khiếu nại đó phải được lập trong thời hạn bảo hiểm và được mở rộng đến 24 tháng tiếp theo kể từ ngày thông báo sự cố (thời hạn lập khiếu nại: từ thời điểm 2 (31/12/04)đến thời điểm 4 - thời điểm cuối cùng phải lập khiếu nại (31/12/07). Sơ đồ 1: Minh hoạ thời điểm và thời hạn của bảo hiểm trên cơ sở khiếu nại được lập: 31/12/03 31/12/04 31/12/05 31/12/07 (1) (2) (3) (4) thời hạn bảo hiểm thời hạn xảy ra tổn thất t.hạn t.báo t.thất thời hạn lập khiếu nại Nguồn: Bảo Việt Hà Nội 1.3.6/ Giám định tổn thất và giải quyết bồi thường: Nhìn chung, công tác giám định tổn thất và bồi thường của nghiệp vụ BHTNNN KTS và KSTV cũng giống như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, đều phải tuân thủ các nguyên tắc: Kịp thời, khách quan, chính xác và thoả đáng. 1.3.6.1 Giám định tổn thất: Sau khi nhận thấy sự cố xảy ra có thể dẫn đến khiếu nại đòi bồi thường hoặc trong trường hợp có bất kì vấn đề khác liên quan đến sự cố đó mà lý do để suy đoán rằng có thể phát sinh khiếu nại thì lập tức thông báo bằng văn bản cho Người bảo hiểm. Do tính chất phức tạp và đặc điểm đặc thù của các công việc được bảo hiểm trong BHTNNN KTS và KSTV và việc giám định cũng rất phức tạp. Chính vì yếu tố chuyên môn và đòi hỏi kỹ thuật cao, khi có sự cố xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm Người bảo hiểm và người được bảo hiểm thường thoả thuận trước việc chọn giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp thực hiện giám định. Tuy vậy, nếu những công ty bảo hiểm lớn có thể tự tiến hành giám định tổn thất với sự chứng kiến của người tham gia bảo hiểm (hoặc người đại diện hợp pháp của người được bảo hiểm). Nếu 2 bên không đi đến được thống nhất về kết quả giám định của Công ty bảo hiểm thì mới phải thuê giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp. Giám định viên tiến hành xem xét, chụp ảnh hiện trạng tổn thất hoặc dấu hiệu có thể gây ra tổn thất, thu nhập các số liệu xác định mức độ tổn thất, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tổn thất. Giám định viên đi thu thập chứng cứ cũng như tài liệu để đề phòng phát sinh khiếu nại thì người được bảo hiểm sẽ dùng những tài liệu này để bào chữa cho phần trách nhiệm phải chịu của người được bảo hiểm. Tóm lại, công tác giám định là một khâu có ý nghĩa vô cùng quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vì cơ sở của công tác giám định đưa ra sẽ giúp cho công ty bảo hiểm phân định trách nhiệm bảo hiểm và xác định số tiền bồi thường. 1.3.6.2/ Giải quyết bồi thường: Cơ sở của việc giải quyết bồi thường tổn thất của nghiệp vụ này là “khiếu nại độc lập”, giống như các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm khác. Vì thế không phải cứ có tổn thất xảy ra thuộc TNNN của người được bảo hiểm phải giải quyết bồi thường, vì nếu không có khiếu nại thì người bảo hiểm sẽ không phải thanh toán gì cả, tất nhiên kể cả chi phí tố tụng. trên cơ sở sự cố xảy ra gây tổn thất về vật chất hoặc mất lợi nhuận, khi có khiếu nại được lậph, người bảo hiểm sẽ thay mặt người được bảo hiểm bào chữa và giải quyết bất kì khiếu nại nào trước toà án (nếu có) theo luật pháp áp dụng đã được ghi trong đơn bảo hiểm. Dựa trên sự kết luận và phán xét của toà án, nếu người được bảo hiểm thừa nhận trách nhiệm thì người bảo hiểm sẽ phải bồi thường căn cứ vào trách nhiệm liên đới về pháp lý đối với các tổn thất về người, tài sản và mất lợi nhuận theo các chi phí chủ yếu như sau: Đối với thiệt hại về tài sản: Chi phí phục hồi lại tài sản bị hư hỏng có thể sửa chữa, chi phí mua lại hoặc làm lại tài sản bị hư hỏng hoàn toàn, chi phí bù đắp lợi nhuận bị mất của chủ đầu tư hoặc chủ thầu đối với việc sử dụng, khai thác các tài sản mà việc mất khả năng sử dụng này là do lỗi của Kiến trúc sư hoặc kỹ sư tư vấn gây ra trong phạm vi công việc được bảo hiểm, đồng thời còn phải tính đến những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản. Trường hợp thiệt hại về người, chúng ta đều biết tính mạng và sức khoẻ của con người là vô giá. Vì vậy việc xác định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là một công việc phức tạp, chúng ta chỉ có thể tính toán được dựa vào những hao phí vật chất để tạo điều kiện cho nạn nhân và gia đình họ khắc phục được hậu quả, ổn định đời sống. theo đó, để xác định thiệt hại về người một cách tương đối chính xác và hợp lý trong trường hợp có thiệt hại về người thuộc trách nhiệm bồi thường, người bảo hiểm sẽ bồi thường theo sự phán quyết của toà án dựa vào các khoản chi cơ bản sau đây: - Trường hợp nạn nhân bị thương: Các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ và chức năng, các chi phí bồi thường thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại. - Trường hợp nạn nhân bị chết: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc nạn nhân trước khi chết, chi phí mai táng, bồi thường hao hụt thu nhập hàng tháng của gia đình nạn nhân. Khi tính toán thiệt hại về người chỉ tính đến những chi phí thức tế, hợp lý. Thu nhập của nạn nhân làm căn cứ để tính toán thu nhập bị mất hoặc bị giảm phải là thu nhập chính đáng, có tính chất thường xuyên, ổn định bao gồm cả thu nhập chính và thu nhập phụ. Như vậy, toàn bộ chi phí giải quyết khiếu nại của người bảo hiểm sẽ bao gồm chi phí tổn thất về người, tài sản và chi phí tố tụng. Chương 2 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ VÀ KỸ SƯ TƯ VẤN TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI 2.1/ Khái quát chung về Bảo Việt Hà Nội: Bảo Việt Hà Nội là một thành viên của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt – Doanh nghiệp được Nhà nước xếp hạng đặc biệt. Điều đó cũng đã nói lên uy tín hàng đầu và vị trí đặc biệt quan trọng của Bảo việt trong nền kinh tế nói chung và trên thị trường bảo hiểm Việt Nam nói riêng. Bảo Việt Hà nội được thành lập theo quyết định số 1125/QĐ-TCCB ngày 25 tháng 11 năm 1980 của Bộ Tài Chính, ban đầu có tên là Chi nhánh Bảo hiểm Hà nội. Với nhiệm vụ là tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, ban đầu trụ sở đặt tại số 7 Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Năm 1989, khi đất nước có những bước chuyển mình mạnh mẽ, ngành bảo hiểm thương mại cũng phát triển lớn mạnh cùng các nền kinh tế khác của cả nước. Thị trường hàng hóa, thị trường vốn trở nên sôi động, để đáp ứng nhu cầu đó Chi nhánh Bảo hiểm Hà Nội đã được chuyển thành Công ty Bảo hiểm Hà Nội (gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội), có trụ sở đặt tại 15C Trần Khánh Dư – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Sau gần 30 năm thành lập, Bảo Việt Hà Nội không ngừng lớn mạnh và luôn là thành viên quan trọng trong hệ thống Công ty bảo hiểm phi nhân thọ trực thuộc Bảo Việt. Ban đầu chỉ với 10 cán bộ và 1 phòng nhỏ làm trụ sở, đến nay đã trở thành một đơn vị kinh tế vững mạnh, có trụ sở khang trang với gần 160 cán bộ và 16 văn phòng đại diện ở tất cả các quận huyện, cùng với một mạng lưới đại lý, cộng tác viên phủ kín các địa bàn dân cư trên thành phố Hà nội, sẵn sàng phục vụ đa dạng các nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các cá nhân và tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế khác… Với khoảng gần 60 nghiệp vụ Bảo hiểm và đã khẳng định được uy tín trong kinh doanh trên thị trường, Bảo Việt Hà nội luôn tăng trưởng với tốc độ khá ấn tượng, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Kết quả kinh doanh, được thể hiện ở Doanh thu phí các năm như sau: Bảng 5: Doanh thu phí của Bảo Việt Hà Nội qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu phí 119.346 131.214 145.654 167.143 181.232 202.963 Nguồn: Bảo Việt Hà Nội Đạt được kết quả như vậy, trước hết là Bảo Việt Hà nội thường xuyên nhận được sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo công ty, sự hợp tác thường xuyên của các phòng ban thuộc tổng công ty, các cơ quan ban ngành và chính quyền thành phố. Bên cạnh đó, là sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên đã đổi mới hoạt động, sáng tạo, nhạy bén với tình hình, chủ động đề ra những biện pháp có hiệu quả để khắc phục những khó khăn, duy trì và mở rộng thị trường. Với những thuận lợi và khó khăn thách thức khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO, Bảo Việt Hà nội cũng gặp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường bảo hiểm, nhưng với bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh, uy tín của thương hiệu Bảo Việt đã được khẳng định, Bảo Việt Hà Nội sẽ vững bước phát triển trong tình hình mới, đóng góp chung vào sự phát triển của Bảo Việt – Doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. 2.2/ Tình hình triển khai Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp KTS và KSTV tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2002 – 2007: 2.1.1/ Công tác khai thác: 2.1.1.1/ Vai trò của công tác khai thác trong quá trình triển khai nghiệp vụ: Để triển khai có hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm mới mẻ và đầy tiềm năng này Bảo Việt Hà nội quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình triển khai sản phẩm. Như tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm khác, quy trình triển khai sản phẩm Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Kiến trúc sư và KSTV bao gồm các khâu cơ bản sau: - Khai thác - Đề phòng và hạn chế tổn thất - Giám định và giải quyết bồi thường. Ba khâu này không phải độc lập hoàn toàn với nhau mà chúng có mối liên hệ tác động qua lại, mỗi khâu có vị trí và vai trò độc lập nhưng chúng đều góp phần đem lại kết quả cho hoạt động kinh doanh nghiệp vụ. Nếu một khâu thực hiện tốt thì nó sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện các khâu còn lại có hiệu quả và ngược lại. Trong 3 khâu trên, thì khâu khai thác đóng một vai trò hết sức quan trọng, nếu làm tốt khai thác thì sẽ đem lại doanh thu phí bảo hiểm cao, mở rộng được số đối tượng tham gia bảo hiểm, từ đó có cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, dẫn đến giảm mức độ rủi ro có thể gây ra tổn thất phải bồi thường. Khai thác là khâu đầu tiên của quy trình triển khai một sản phẩm bảo hiểm, đóng vai trò tiền đề và là cơ sở cho toàn bộ quá trình kinh doanh sản phẩm bảo hiểm đó. Giải quyết nguyên tắc cơ bản nhất trong bảo hiểm, đó là “Nguyên tắc số đông bù số ít”. Khai thác có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của toàn bộ công ty nói chung và từng nghiệp vụ nói riêng vì chỉ có khai thác được một số lượng lớn hợp dồng cùng với số phí bảo hiểm lớn thì mới tạo lập được quỹ tài chính tập trung đủ lớn để bồi thường hoặc chi trả kho có thiệt hại phát sinh, ngoài ra còn trang trải được các chi phí hoạt dộng và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.2.1.2. Quy trình khai thác: Do đặc điểm riêng của nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp KTS và KSTV, Bảo Việt Hà nội được phép ký kết các hợp đồng có giá trị không quá lớn. Nếu các hợp đồng có giá trị quá lớn muốn tham gia bảo hiểm tại Bảo việt Hà nội thì Bảo Việt Hà nội phải tiến hành khai thác theo quy trình khai thác trên phân cấp. Đối với những hợp đồng bảo hiểm trong phân cấp tại Bảo Việt Hà nội được thực hiện theo các bước sau đây: Đây chính là quy trình khai thác Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp KTS và KSTV theo tiêu chuẩn ISO đã được Bảo Việt thông qua. Bước 1: Nhận thông tin từ khách hàng - Khai thác viên có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, gửi hoặc trao đổi các thông tin về bảo hiểm nhăm giới thiệu nghiệp vụ bảo hiểm và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. - Khai thác viên chủ động khai thác nguồn tin từ khách hàng. - Kiểm tra các thông tin do khách hàng trả lời trong bản câu hỏi. Bước 2: Phân tích,tìm hiểu và đánh giá rủi ro. - Thông qua các số liệu thống kê về khách hàng để tư vấn cho lãnh đạo về chính sách khách hàng, công tác quản lý rủi ro. - Căn cứ vào các thông tin được cung cấp, khai thác viên tự đánh giá rủi ro để có thể đưa ra một mức chào phí bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm. - Đề xuất cho lãnh đạo phòng nghiệp vụ hoặc lãnh đạo đơn vị khi thấy cần thiết có sự tham gia của giám định viên đánh giá rủi ro từ các cơ quan chuyên môn khác hoặc tổ chức nước ngoài. Bước 3: Xem xét đề nghị bảo hiểm - Trên cơ sở các thông tin nhận được từ khách hàng kết hợp với báo cáo đánh giá rủi ro và các số liệu thống kê cũng như các chính sách khách hàng, khai thác viên phải đề xuất và lập phương án bảo hiểm hoặc tờ trình từ chối nhận bảo hiểm để lãnh đạo phòng nghiệp vụ hoặc lãnh đạo Công ty duyệt cấp đơn bảo hiểm. - Trong trường hợp không thuộc phân cấp khai thác của Công ty, các bước sẽ được tiến hành khai thác theo cách trên phân cấp. Bước 4: Chào phí Bước 5: Tiến hành kí kết hợp đồng Bước 6: Cấp đơn bảo hiểm Bước 7: Theo dõi thu phí và giải quyết sự vụ mới - Phòng khai thác lưu đơn và theo dõi các phát sinh mới - Phòng kế toán lưu đơn để theo dõi thu phí - Chuyển đơn về Tổng công ty để thống kê và Tái bảo hiểm - Hồ sơ thuê giám định viên đánh giá rủi ro bên ngoài (nếu có). - Thông báo tái bảo hiểm. Như đã nói ở trên, Bảo Việt Hà Nội chỉ thực hiện các hợp đồng trong phân cấp, còn đối với những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn hoặc phức tạp như đã đề cập ở trên thì Công ty có thể chuyển lên trên để khai thác theo quy trình xử lý khai thác trên phân cấp theo các quy trình sau đây: Sơ đồ 2: Quy trình khai thác trên phân cấp đối với nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Kiến trúc sư và KSTV. Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc - Khai thác viên I Nhận thông tin từ đơn vị cơ sở - Ghi sổ theo dõi cá nhân - Khai thác viên - Lãnh đạo phòng nghiệp vụ Xem xét đề xuất của đơn vị - Tình hình thị trường, thống kê tổn thất của đối tượng bảo hiểm - Khai thác viên - Lãnh đạo phòng nghiệp vụ Xem xét Chào phí - Phân cấp khai thác - Hồ sơ, số liệu của khách hàng - Các bộ phận liên quan Ý kiến các bộ phận liên quan - Lãnh đạo Tổng công ty Chấp nhận BH - Khai thác viên phòng nghiệp vụ Thông báo cho đơn vị - Khai thác viên - Lãnh đạo đơn vị II Nguồn: Quy trình ISO, Bảo việt (+) Chấp nhận, (-) Từ chối Dựa vào sơ đồ này, quy trình thực hiện công tác khai thác trên phân cấp thực hiện lần lượt như sau: - Trường hợp trên phân cấp, Công ty phải có công văn thông báo về văn phòng Tổng công ty xin ý kiến chỉ đạo. - Nội dung của công văn do lãnh đạo Công ty ký, gồm những điểm chính về: Số liệu khách hàng, ý kiến phân tích, đề xuất hướng giải quyết nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Khai thác viên nghiên cứu, đề xuất phương án giải quyết. Lãnh đạo Phòng quản lý nghiệp vụ xem xét, nếu thuộc phân cấp của Lãnh đạo phòng, có thể có ý kiến thông báo cho địa phương ngay. - Trường hợp vượt mức được phân cấp của lãnh đạo phòng thì phòng nghiệp vụ tiếp tục làm tờ trình phương án giải quyết gửi các Phòng có liên quan (tái bảo hiểm…) và báo cáo lãnh đạo Tổng công ty xin ý kiến chỉ đạo. Nếu cần có thể tiến hành đàm phán với lãnh đạo đơn vị khách hàng - Lãnh đạo Tổng công ty đồng ý với phương án của Phòng nghiệp vụ, Phòng nghiệp vụ thông báo cho Công ty để tiến hành cấp đơn bảo hiểm. - Trường hợp không chấp nhận bảo hiểm, gửi thông báo cho Công ty và kết thúc vụ việc. 2.2.1.3/ Kết quả khai thác: Tình hình triển khai khai thác nghiệp vụ BHTNNN KTS và KSTV đã có sự tăng trưởng doanh thu qua các năm, các đơn khai thác được năm sau nhiều hơn năm trước, tuy nhiên vẫn chưa cao so với tiềm năng to lớn của thị trường thì vẫn chưa đang kể và doanh thu phí của nghiệp vụ này cũng đang còn ít nếu so sánh với các nghiệp vụ khác đang được triển khai tại Công ty Bảo Việt Hà Nội. Bảng 6: Kết quả khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp KTS và KSTV tại Bảo việt Hà nội từ năm 2005 – 2007 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng cộng Số đơn BH Đơn 12 29 30 56 60 103 219 Doanh thu phí Triệu 528 890 1.005 1.934 2.989 5.400 10.323 Phí Bảo hiểm bình quân/đơn Triệu/đơn 44 30,69 33.5 34.53 49.81 52.42 47.14 Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh các năm 2002 – 2007 của Bảo Việt Hà Nội Qua bảng số liệu trên cho thấy, về số lượng đơn bảo hiểm khai thác được và doanh thu phí không ngừng tăng lên trong các năm, điều đó phản ánh một điều là nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp KTS và KSTV là một nghiệp vụ rất có tiềm năng trên thị trường. Bảo Việt Hà nội cần đẩy mạnh hơn nữa công tác khai thác để thu được những kết quả cao hơn trong những năm tới. Năm 2005 mới chỉ có 56 đơn bảo hiểm khai thác được, với số phí hơn 1 tỷ, thì chỉ sau 2 năm số đơn khai thác được đã gần gấp đôi và phí bảo hiểm tăng lên gấp 2,8 lần. Đặc biệt năm 2007, là năm mà Bảo việt Hà nội đã có sự phát triển ấn tượng về doanh thu phí trong nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệm KTS và KSTV. Nghiệp vụ này chỉ sau 6 năm triển khai, đã đạt được những kết quả rất cao mà không p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33299.doc
Tài liệu liên quan