Tổng doanh thu phí nhận tái của VINARE trong 10 năm hoạt động đã đạt được trên 5.088 tỉ VNĐ trong đó chỉ riêng giai đoạn 2000-2004 doanh thu tăng mạnh đạt được là 2.542 tỉ đồng.
Theo bảng cơ cấu phí,cơ cấu phí nhận có sự thay đổi giữa phí tự nguyện và phí bắt buộc, phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện của công ty có tỷ trọng tăng dần trung bình chiếm 49,35% phí nhận tái bảo hiểm giai đoạn 2000-2006. Kết quả đó đạt được là do những nỗ lực của công ty trong việc thu xếp các điều kiện, điều khoản phí, giá phí trong hợp đồng tái tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời sự hỗ trợ của công ty cho các khách hàng (Công ty bảo hiểm gốc và khách hàng tham gia bảo hiểm) trong các lĩnh vực khai thác, định giá, giải quyết bồi thường, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ. được tiến hành một cách chuyên nghiệp, qua đó tạo được lòng tin, tín nhiệm của khách hàng.
Bên cạnh việc nhận tái từ thị trường trong nước, ngay từ những năm 1996, công ty đã thực hiện kinh doanh nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài với mục đích hỗ trợ nhau trong việc thu xếp tái bảo hiểm, thu hút dịch vụ nước ngoài quảng bá thương hiệu. Trong điều kiện mới thành lập, vốn ít và còn những hạn chế nhất định về thông tin, trình độ nghiệp vụ nên việc nhận dịch vụ của công ty được tiến hành một cách thận trọng trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả.
85 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam VINARE 2000-2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty nhận tái bảo hiểm nước ngoài yêu cầu. Từ đó dẫn đến việc tỷ lệ phí trung bình liên tục giảm qua các năm. Chính vì vậy tổng phí bảo hiểm toàn thị trường không tăng tương xứng với tốc độ tăng số tiền bảo hiểm. Một mặt do một số tàu tham gia bảo hiểm ngắn hạn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này vẫn là do tỷ lệ phí áp dụng ở một số tàu đặc biệt thấp. Tàu ngày càng già nhưng tỷ lệ phí không tăng hoặc có tăng nhưng rất ít, do đó phí bảo hiểm không tương xứng với rủi ro.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh bảo hiểm của các công ty bảo hiểm Việt Nam:
Đơn vị: 1000 $
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng phí
3.596
3.766
4.540
5.435
6.447
9.175
9.731
11.200
Bồi thường
2.028
3.029
6.431
2.926
12.026
14.881
14.330
Tỷ lệ bồi thường (%)
56,4
80,43
141,66
53,82
186,54
162,19
147,25
Trong thời gian qua ngành công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh mẽ kéo theo cơ hội phát triển cho ngành bảo hiểm. Do giá trị các con tàu được đóng mới là rất lớn nên nếu không may rủi ro, thiệt hại cũng rất lớn. Giá trị được bảo hiểm cho một con tàu lớn nhất có thể lên đến 1 tỷ $. Để đảm bảo an toàn Bảo Việt đang mời chào các công ty đóng tàu tham gia một loại hình bảo hiểm rất mới ở Việt Nam: Bảo hiểm rủi ro đóng tàu. Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã cùng với Công ty Tái bảo hiểm Thụy Sỹ (Swiss Re) và Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) bàn cách xúc tiến các hợp đồng bảo hiểm đóng tàu lớn trong thời gian tới tại Việt Nam. Bảo hiểm rủi ro đóng tàu là là một loại hình bảo hiểm mới ở Việt Nam nhưng nó đã có rất lâu trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên Bảo Việt đang muốn kí kết với các công ty đóng tàu thành viên của Vinashin những hợp đồng mới, đặc biệt là những hợp đồng lớn. Để chuẩn bị cho việc ký kết thực hiện những dự án đóng tàu lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam trong thời gian tới, 3 đơn vị trên đã cùng định rõ trách nhiệm và quyền lợi bảo hiểm của các xưởng đóng tàu đối với các công ty đóng tàu, các công ty của Bảo Việt và môi giới bảo hiểm. Trước đó, Bảo Việt cũng đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm rủi ro đóng tàu lớn với Hyundai-Vinashin (một công ty thành viên của Vinashin). Trong đó, trách nhiệm đối với một rủi ro lên tới 500.000 $.
Với đội tàu biển Việt Nam hiện nay và khả năng đóng tàu mới cũng như sửa chữa và đóng tàu, nếu như chúng ta bảo hiểm với mức phí hợp lý, tính toán đến nhiều yếu tố trong đó quan trọng hơn cả là mức độ rủi ro mà các nhà bảo hiểm phải gánh chịu thì kết quả kinh doanh của loại hình bảo hiểm này chắc chắn sẽ được cải thiện nhiều so với những gì đã diễn ra trong những năm vừa qua.
3.3. Tình hình tổn thất và bồi thường
Tình hình tổn thất trong 6 năm trở lại đây có chiều hướng xấu đi. Đặc biệt xấu ở các năm 2002 (141,66%), năm 2004 (186,54%), năm 2005 (162,19%) và năm 2006 (147,25%). Tỷ lệ bồi thường >100% trong nhiều năm liền: bình quân từ năm 2000 đến 2006 là 143%, các công ty bảo hiểm đã chịu lỗ ngay cả khi chưa tính đến chi phí quản lý, chi phí khai thác. Các vụ tổn thất lớn liên tục xảy ra do mắc cạn, chìm, đắm, đâm va, hỏng máy, hỏng neo và chân vịt.
BẢNG 2: NGUYÊN NHÂN TỔN THẤT THÂN TÀU
Đơn vị: %
Nguyên nhân
Năm
Mắc cạn
Chìm đắm
Đâm va
Hỏng máy
Hỏng neo và chân vịt
Khác
2004
46.0
4.9
5.9
7.1
4.0
32.2
2005
7.1
25.3
24.2
18.2
2.0
23.2
2006
0.1
81.0
0.3
1.3
5.3
11.7
2007
0
58.6
21.9
5.5
0.1
13.9
( Nguồn: Phòng tái bảo hiểm Hàng hải – VINARE )
BẢNG 3: DANH SÁCH TỔN THẤT LỚN – THÂN TÀU
Tên tàu
Ngày
Nguyên nhân
Đã trả
( $ )
Ước
( $ )
Tràng An
07.08.00
Đâm va và chìm tại Nam Trung Quốc
1.200.000
Lục Nam
07.10.01
Chìm tại Haldia,Ấn Độ
1.024.207
Phú Xuân
13.09.02
Cháy buồng máy chính tại Malaysia
2.997.943
Văn Phong
09.12.03
C/w với 4 tàu cá tại Hàn Quốc
879.839
Vihan 05
30.08.04
Mắc cạn tại Nhật Bản
2.606.144
Hà Tiên
29.12.04
C/w “Nature of Princees”
577.709
Sea Bee
01.05.05
Chìm tại Thượng Hải
1.700.000
300.000
Mỹ Đình
20.12.04
Mắc cạn tại Quảng Ninh
4.712.414
Mimosa
12.05.05
C/w “Trinity” và chìm
2.004.650
Long Xuyên
06.09.05
Mắc cạn tại Hàn Quốc
639.028
Florence
07.04.06
Sự cố khi hạ thủy
2.000.000
2.750.000
F. Dock
14.07.06
Chìm tàu do bão Billis
8.400.000
Hoàng Đạt 36
15.05.07
Đâm va và chìm tại cảng Lotus
1.200.000
Hoàng Anh star
04.09.07
Chìm tại Vũng Tàu ( số tiền bảo hiểm )
22tỷ VND
Hoàng Đạt 126
03.10.07
Chìm tàu do bão số 5 ở Quảng Bình
1.200.000
( Nguồn: Phòng tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE )
Như vậy chỉ tính riêng những tổn thất lớn đã được thông báo rộng rãi trên thị trường bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm cũng đã phải bồi thường trên 20 triệu $. Ngoài ra còn nhiều tổn thất bộ phận vẫn đang trong quá trình giải quyết.
Thị trường bảo hiểm quốc tế đang có xu hướng xem xét kỹ lưỡng hơn khi nhận tái bảo hiểm các dịch vụ bảo hiểm hàng hải Việt Nam, trong đó có bảo hiểm thân tàu do kết quả kinh doanh không tốt. Nếu việc giảm phí vẫn tiếp tục diễn ra và tình hình tổn thất không được cải thiện thêm ở một vài năm tới, khi đó các công ty bảo hiếm sẽ khó có thể mua tái bảo hiểm bảo vệ ở thị trường tiềm năng có uy tín.
Trước tình hình trên, đòi hỏi các doanh nghiệp khai thác bảo hiểm gốc cần bắt tay với nhau nhiều hơn để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi kết quả kinh doanh nghiệp vụ này đã quá xấu trong nhiều năm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE ( 2000-2006 )
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VINARE
1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VINARE
Ra đời ngay sau nghị định 100/CP, Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên được thành lập theo quyết định số 920TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài Chính và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/01/1995.
Sau hơn 10 năm hoạt động với những thành tích xuất sắc đáng tự hào và vinh dự được nhận huy chương lao động hàng nhì, công ty đã hoàn thành hoạt động dưới mô hình công ty nhà nước và chính thức chuyển đổi hoạt động theo mô hình cổ phần hóa với tên gọi mới tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mới của công ty trong giai đoạn mới.
Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam được chuyển đổi theo quyết định số 2288/QD-BTC, 2299/QD-BTC và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01-01-2005 với mức vốn điều lệ là 500 tỷ trong đó nhà nước giữ vai trò chi phối cùng với sự tham gia góp vốn chủ yếu từ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc đang có mặt trên thị trường.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
2.1. Sơ đò bộ máy tổ chức tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
2.2. Chức năng: Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam được thành lập với những chức năng,nhiệm vụ chính sau:
- Kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm thị trường trong và ngoài nước.
- Điều tiết thị trường bảo hiểm trong nước, hạn chế chuyển dịch vụ và ngoại tệ ra nước ngoài.
- Đầu mối cung cấp thông tin thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài.
- Tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng tham gia bảo hiểm.
- Đầu tư vốn nhàn rỗi.
2.3. Quyền hạn của VINARE
- Quan hệ với các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực tái bảo hiểm.
- Kí kết và thực hiện các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm với khách hàng trong và ngoài nước.
- Được liên doanh,liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của nhà nước.
- Được phép vay vốn bằng tiển Việt Nam hoặc ngoại tệ của các ngân hàng và huy động vốn của các tổ chức khác theo quy định của nhà nước khi cần thiết để phục vụ hoạt động kinh doanh.
- Được phép đầu tư vốn theo quy định của nhà nước.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn,chỉ đạo các hoạt động nghiệp vụ,lệ phí dịch vụ,hoa hồng dịch vụ thuộc phạm vi hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam.
- Yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp tài liệu liên quan đến việc thu xếp tái bảo hiểm cho các dịch vụ bảo hiểm,tiến hành giám định và đánh giá về giá trị bảo hiểm,tổn thất về tài sản được bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thu xếp tái bảo hiểm và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp bảo hiểm.
- Khởi kiện các tranh chấp trong quan hệ với khách hàng trước cơ quan tòa án kinh tế.
2.4. Nghĩa vụ của VINARE
- Thực hiện kinh doanh nhận tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.
- Thực hiện kinh doanh tái bảo hiểm phần vượt quá khả năng tài chính của mình trên nguyên tắc sử dụng có hiệu quả khả năng nhận tái của thị trường bảo hiểm trong nước tới mức tối đa.
- Giúp đỡ và tư vấn việc thu xếp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
- Tổ chức việc tiếp nhận và cung cấp thông tin về thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm thế giới ( quy tắc,hợp đồng, điều khoản,tỷ lệ phí bảo hiểm,hoa hồng tái bảo hiểm...) cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
- Nghiên cứu và tiến hành các nghiệp vụ,tăng cường khả năng tài chính cho công ty để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và khách hàng, đồng thời bảo toàn vốn theo các quy định hiện hành.
- Thông tin và tuyên truyền mở rộng và phát triển hoạt động tái bảo hiểm.
3. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA VINARE
Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường tại Vinare
(13-14%)
Tái trong nước
(6-7%)
Bảo hiểm gốc (80%)
20% cố định
phải tái qua VINARE.
Cơ chế hoạt động của Vinare được miêu tả ở hình vẽ trên : Tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm của các công ty bảo hiểm gốc trên thị trường đều phải tái bảo hiểm qua VINARE với tỷ lệ bắt buộc cố định 20%, chỉ được giữ lại 80% của bảo hiểm gốc. 20% VINARE nhận được sẽ ưu tiên phân tán rủi ro cho các công ty bảo hiểm trong nước đến mức tối đa, thường là với tỷ lệ 6-7% trong 20% đã nhận. Số còn lại VINARE sẽ áp dụng phương pháp tái bảo hiểm vượt mức bồi thường, mức giữ lại khoảng 30% của số còn lại đó, số còn lại sẽ được tái ra nước ngoài. Như vậy với những rủi ro không vượt quá mức giữ lại đó, VINARE sẽ phải bồi thường toàn bộ đối với hợp đồng nhận tái của mình. Qua đây chúng ta thấy được vai trò của VINARE đối với thị trường là chia sẻ dịch vụ để tăng mức giữ lại trong nước, giúp các công ty nhận được dịch vụ mà mình không trực tiếp khai thác được và đặc biệt là phân tán rủi ro cho các công ty khi có tổn thất xảy ra.
4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINARE (2000-2006)
4.1. Hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểm
4.1.1. Hoạt động nhận tái bảo hiểm
Có thể nói với đặc thù là công ty chuyển nhượng tái do vậy mà những thuận lợi và khó khăn chung của thị trường bảo hiểm trong nước và nước ngoài luôn là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên với sự cố gắng,nỗ lực,phấn đấu của công ty sau hơn 10 năm hoạt động,kết quả đạt được là con số không nhỏ. Sau đây là bảng kết quả kinh doanh nhận tái của công ty:
Bảng 4: Doanh thu phí nhận tái của VINARE giai đoạn 2000-2006
(đơn vi: Triệu đồng)
Năm
Phí nhận tái bảo hiểm bắt buộc
Phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện
Tổng phí nhận tái bảo hiểm
Tổng phí giữ lại
2000
138.259
124.881
263.140
70.500
2001
195.718
222.275
417.993
75.094
2002
253.537
277.348
530.885
86.373
2003
303.536
313.722
617.258
992.96
2004
349.470
363.735
713.205
112.000
2005
399.900
425.800
825.700
143.000
2006
458.594
324.250
782.844
157.000
Tổng
2.098.814
2.052.212
4.151.026
743.663
( Nguồn VINARE )
( Nguồn VINARE )
Biểu đồ cột thể hiện tỉ lệ phí giữ lại so với phí nhận của VINARE giai đoạn 2000-2006
Nhìn vào biểu đồ cho thấy doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của VINARE tăng đểu và ổn định qua các năm ( trừ năm 2006 giảm 5,19% ) với mức tăng trưởng bình quân năm đạt 21,37% , trong đó cao nhất là gần 60% năm 2001.
Tổng doanh thu phí nhận tái của VINARE trong 10 năm hoạt động đã đạt được trên 5.088 tỉ VNĐ trong đó chỉ riêng giai đoạn 2000-2004 doanh thu tăng mạnh đạt được là 2.542 tỉ đồng.
Theo bảng cơ cấu phí,cơ cấu phí nhận có sự thay đổi giữa phí tự nguyện và phí bắt buộc, phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện của công ty có tỷ trọng tăng dần trung bình chiếm 49,35% phí nhận tái bảo hiểm giai đoạn 2000-2006. Kết quả đó đạt được là do những nỗ lực của công ty trong việc thu xếp các điều kiện, điều khoản phí, giá phí trong hợp đồng tái tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời sự hỗ trợ của công ty cho các khách hàng (Công ty bảo hiểm gốc và khách hàng tham gia bảo hiểm) trong các lĩnh vực khai thác, định giá, giải quyết bồi thường, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ... được tiến hành một cách chuyên nghiệp, qua đó tạo được lòng tin, tín nhiệm của khách hàng.
Bên cạnh việc nhận tái từ thị trường trong nước, ngay từ những năm 1996, công ty đã thực hiện kinh doanh nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài với mục đích hỗ trợ nhau trong việc thu xếp tái bảo hiểm, thu hút dịch vụ nước ngoài quảng bá thương hiệu... Trong điều kiện mới thành lập, vốn ít và còn những hạn chế nhất định về thông tin, trình độ nghiệp vụ nên việc nhận dịch vụ của công ty được tiến hành một cách thận trọng trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả.
Cũng trên biểu đồ trên cho thấy: tỷ lệ phí giữ lại của công ty tăng đều qua các năm. Cho đến hết năm 2006 tổng phí giữ lại của VINARE đã lên tới hơn 743 tỷ VNĐ trong đó phí giữ lại năm 2006 gấp 7,5 lần phí giữ lại của năm 1995 (20,7 tỷ) tức là 157 tỷ VNĐ. Việc tăng đều đặn của doanh thu phí giữ lại tại VINARE qua các năm là do bản thân công ty đã chủ động tăng mức giữ lại cho từng nghiệp vụ.
4.1.2.Hoạt động nhượng tái bảo hiểm
Do khả năng tài chính còn hạn chế,với số vốn nhỏ cho nên phần lớn các hợp đồng tái được chuyển nhượng. Sau đây là bảng cơ cấu phí chuyển nhượng tái của VINARE:
Bảng 5: Tình hình chuyển nhượng phí tái bảo hiểm của VINARE
( Đơn vị: Triệu đồng )
Năm
Phí nhượng tái bảo hiểm trong nước
Phí nhượng tái bảo hiểm nước ngoài
Tổng phí nhượng tái bảo hiểm
2000
36.600
153.130
189.730
2001
57.310
285.480
342.790
2002
70.460
374.300
444.780
2003
97.630
420.330
517.960
2004
129.240
473.880
603.120
2005
152.900
529.800
682.700
2006
198.800
427.044
625.844
Tổng
742.940
2.663.964
3.406.904
( Nguồn VINARE )
Với chức năng ban đầu được giao khi mới thành lập là thực hiện vai trò điều tiết thị trường bảo hiểm,nâng cao phần dịch vụ giữ lại cho thị trường,hạn chế tái bảo hiểm bằng ngoại tệ ra thị trường nước ngoài,do vậy ngay từ khi bắt đầu thành lập, công ty đã cố gắng bằng mọi cách,cải tiến thu xếp các hợp đồng chuyển nhượng tái cho thị trường trong nước với các điều kiện, điều khoản ưu đãi hơn chuyển nhượng dịch vụ ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước chia sẻ dịch vụ.
Bảng số liệu trên cho thấy tổng phí chuyển nhượng cho thị trường trong nước từ VINARE giai đoạn 2000-2006 đạt 742,94 tỷ đồng chiếm trung bình 21,8% tổng phí nhượng tái. Bên cạnh đó ta có thể thấy sự thay đổi trong cơ cấu chuyển nhượng tái giữa nhượng tái trong nước và nhượng tái nước ngoài: tỷ trọng phí nhượng tái trong nước có xu hướng tăng lên đồng nghĩa với việc giảm tỷ trọng của phí nhượng tái ra nước ngoài. Nếu như năm 1995-1998 tỷ lệ phí nhượng ra nước ngoài chiếm tỷ trọng cao khoảng 90% phí nhận tái thì cho đến giai đoạn 2000-2006 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 78,2%. Đây là điều đáng mừng cho thị trường bảo hiểm Việt Nam bởi việc giảm phí chuyển nhượng tái ra nước ngoài đồng nghĩa với việc nâng mức giữ lại của thị trường trong nước.
4.2 Các hoạt động khác
4.2.1 Hoạt động đầu mối cung cấp thông tin bảo hiểm và tái bảo hiểm cho thị trường trong nước và nước ngoài
Do thực hiện việc nhận tái bắt buộc do đó công ty có điều kiện tổng hợp phân tích những vấn đề chung của thị trường, đồng thời thông qua sự hợp tác quốc tế VINARE có điều kiện cập nhật nhiều nguồn thông tin từ thị trường nước ngoài. Do vậy ngay từ những năm đầu hoạt động với mục tiêu cung cấp thông tin cho thị trường trong nước và nước ngoài,công ty đã xuất bản cuốn “ Thông tin thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam “ một năm 6 số trong đó 4 số tiếng Việt ra hàng quý và 2 số tiếng Anh. Đến năm 2003 công ty được Bộ Văn Hóa thông tin cấp giấy phép xuất bản thành “ tạp chí thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam “. Với nội dung thông tin từ thị trường đã được các doanh nghiệp đánh giá cao bởi nó không chỉ giúp các doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn mà còn giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm tăng cường giám sát thị trường, đảm bảo hoạt động hiệu quả và lành mạnh.
4.2.2 Hoạt động tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm
Bằng uy tín và quan hệ quốc tế VINARE đã tư vấn nhiều loại hình mang tính chất quốc tế như bảo hiểm hàng hóa,hàng không, dầu khí về các điều kiện, điều khoản tỷ lệ phí...nhằm bảo đảm lợi ích của người tham gia bảo hiểm.
Đối với các công ty bảo hiểm mới hình thành chưa có kinh nghiệm và uy tín gặp nhiều khó khăn trong việc thu xếp tái bảo hiểm, VINARE đã chủ động giúp đỡ nhằm giúp các công ty này thực hiện thu xếp tái với chi phí thấp nhất,mang lại hiệu quả cho công ty.
Trong hoạt động tư vấn khâu giám định, giải quyết bồi thường, VINARE kết hợp chặt chẽ với các công ty bảo hiểm gốc giải quyết nhanh chóng,khắc phục sự cố đảm bảo sự ổn định kinh doanh cho khách hàng.
Ngoài ra công ty còn tổ chức các cuộc hội thảo,phối hợp với các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước đào tạo các cán bộ bảo hiểm và tái bảo hiểm cho thị trường.
4.2.3 Hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi
Với mục tiêu sử dụng vốn an toàn đạt hiệu quả cao đến nay các hoạt động đầu tư của công ty mang lai hiệu quả cao, cụ thể:
- Hoạt động góp vốn cổ phần: Hiện nay công ty đã góp vốn vào 6 công ty cổ phần trong đó có 5 công ty bảo hiểm là công ty cổ phần bảo hiêm PJICO với tỷ lệ góp vốn 8,84%, công ty cổ phần bưu điện PTI 7,47% tương đương với số vốn 5,6 tỷ VNĐ, công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu GIC 10%, công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Tín BTA 10%, công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ( Bảo Nông ) 10% và công ty cổ phần khách sạn du lịch Sài Gòn-Hạ Long 6% tương đương với số vốn 6 tỷ VNĐ.
- Hoạt động liên doanh: công ty bảo hiểm liên doanh Samsung-vina được thành lập năm 2002 với vốn góp 50% - 50% tương đương 2,5 triệu USD đến nay đã đi vào ổn định.
- Hoạt động cho thuê bất động sản mang lại nguồn thu không nhỏ cho công ty khoảng 5,8 tỷ VNĐ/năm.
Sau hơn 10 năm trưởng thành và hoạt động công ty đã được Chính phủ trao tặng Huân Chương Lao Động hạng Nhì, có thể nói đạt được những kết quả nói trên phải khẳng định vai trò của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên không ngừng cố gắng, nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp và quan trọng nhất là có hướng đi đúng đắn phù hợp với sự thay đổi của thị trường trong và ngoài nước.
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006)
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU VÀ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU Ở VIỆT NAM
2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006)
2.1. Hợp đồng thực hiện nhận và nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
2.1.1 Hợp đồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu
a. Hợp đồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu của VINARE trên lý thuyết được thực hiện theo hai loại hợp đồng: Hợp đồng cố định và hợp đồng tạm thời. Nhưng trên thực tế loại hợp đồng tạm thời có số lượng không ổn định, biến động qua các năm bởi những dịch vụ từ hợp đồng này thường là những dịch vụ nằm ngoài phạm vi của các hợp đồng cố định hay là các dịch vụ của những công ty mới thành lập chưa có hợp đồng cố định, do đó giờ hầu như không có.
Hợp đồng tái bảo hiểm cố định là loại hợp đồng nhận tái được thực hiện chủ yếu tại VINARE. Với đặc thù riêng của thị trường Việt Nam là thực hiện tái bắt buộc qua VINARE 20% lượng dịch vụ chuyển nhượng do đó hợp đồng tái bảo hiểm cố định có khối lượng rất lớn và tương đối ổn định.
Như đã trình bày ở phần lý luận chung đây là hợp đồng có hiệu lực trong một năm, việc thu xếp nhận hợp đồng cố định được thực hiện bằng thương lượng trực tiếp mà không cần các công ty gốc gửi bản chào tái. Đa phần các hợp đồng được thực hiện trước một năm, chậm nhất đến tháng 11. Và sau một năm đến kỳ tái tục tiếp theo, hợp đồng này có thể bổ sung sửa đổi thêm điều kiện, điều khoản cho phù hợp thực tế nếu các bên đồng ý.
Để đánh giá dịch vụ được chào tái, cán bộ nghiệp vụ cần đánh giá xem xét các yếu tố sau:
+ Khả năng tài chính, uy tín, đội ngũ nhân lực của công ty nhượng;
+ Xem xét các yếu tố liên quan đến dịch vụ chuyển nhượng (Số tiền bảo hiểm, đặc trưng của đối tượng bảo hiểm (tàu mới hay tàu già, lộ trình di chuyển của con tàu, ...), điều kiện, điều khoản của đơn bảo hiểm gốc áp dụng, các quy định về loại trừ, tỷ lệ phí áp dụng, các điều khoản bảo hiểm phụ, tỷ lệ hoa hồng đề nghị, mức giữ lại...
Trên cơ sở đánh giá các thông tin trên các bộ nghiệp vụ của phòng sẽ quyết định nhận hay không.
b. Phương pháp tái: Đối với các hợp đồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu VINARE áp dụng 3 phương pháp tái cơ bản là:
+ Tái bảo hiểm số thành: Áp dụng đối với các công ty bảo hiểm trong nước;
+ Tái bảo hiểm mức dôi: Đối với các công ty bảo hiểm mới thành lập;
+ Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường: Đối với một số công ty bảo hiểm trên thị trường.
c. Hoa hồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu
Hoa hồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu được trả bởi VINARE gồm hai loại: hoa hồng cố định và hoa hồng theo lãi.
Với nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu, hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc được chuyển nhượng sẽ được hưởng 20% phí nhượng tái, còn đối với hợp đồng tự nguyện, hoa hồng sẽ được hưởng theo sự thỏa thuận của hai bên.
2.1.2. Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu
Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu của VINARE cũng được thực hiện dưới hai loại hợp đồng: Hợp đồng cố định và hợp đồng tạm thời nhưng thực tế được thực hiện dưới hình thức cố định là chủ yếu. Về tính chất, nội dung, cách thức ký kết hợp đồng này về cơ bản giống như hợp đồng nhận tái. Điểm khác biệt duy nhất của hai loại hợp đồng này là ở phương pháp tái áp dụng. Đối với hợp đồng nhượng tái bảo hiểm, VINARE sử dụng dưới hai hình thức tái: tái mức dôi và tái vượt mức bồi thường.
+ Hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi: Trên cơ sở phân tích khả năng tài chính của công ty và đặc điểm riêng của nghiệp vụ, VINARE đã đưa ra mức giữ lại cho nghiệp vụ tái vật chất thân tàu cụ thể như sau:
Bảng 6: Mức giữ lại của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Năm
Mức giữ lại ($)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
146.000
153.000
184.000
220.000
262.000
372.000
550.000
Tổng
1.887.000
Hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm được thực hiện cho cả nhà nhận tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài với nguyên tắc ưu tiên nhượng tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước tới mức tối đa có thể nhận được và thu xếp tái ra nước ngoài theo phương thức hiệu quả nhất. Đối với tái bảo hiểm vật chất thân tàu mức dôi 1 được ưu tiên cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với mức hoa hồng 22% (từ năm 2001 trở về trước) và 20% (từ năm 2002 trở lại đây). Khi thị trường trong nước đã nhận hết khả năng công ty sẽ chuyển nhượng ra nước ngoài với mức hoa hồng nhận được 24,5% (từ năm 2001 trở về trước) và 22,5% (từ năm 2002 trở lại đây). Để đảm bảo rủi ro được phân tán, trong một mức dôi công ty có thể tiến hành nhiều hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm cho nhiều nhà nhận tái khác nhau.
+ Hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường: Bên cạnh việc thực hiện các hợp đồng mức dôi, công ty còn thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường nhằm mục đích bảo vệ cho mức giữ lại của mình khỏi các rủi ro có thể xảy ra.
2.2. Tình hình nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu ( 2000-2006 )
Có thể nói đối với các công ty tái bảo hiểm, quá trình nhận tái có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi cũng như trong nghiệp vụ bảo hiểm gốc, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh nghiệp vụ. Do vậy nâng cao doanh thu phí nhận tái bảo hiểm luôn là mục tiêu hàng đầu của các công ty.
Bảng số liệu sau cho ta biết cụ thể tình hình nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ thân tàu tại VINARE (2000-2006):
Bảng 7: Tình hình nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu từ thị trường trong nước của VINARE (2000-2006)
Năm
Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường ($)
Doanh thu phí nhận tái tại VINARE ($)
Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí ( % )
Thủ tục phí
Giá trị ($)
Tỷ lệ so với DT phí nhận (%)
2000
3.596.350
719.270
-
143.850
20
2001
3.765.780
753.156
4,71
165.690
22
2002
4.539.780
907.956
20,55
213.370
23,5
2003
5.435.480
1.087.096
19,73
260.900
24
2004
6.446.910
1.289.382
18,6
225.640
17
2005
9.175.060
1.835.012
42,32
321.130
17,5
2006
9.731.050
1.946.210
6,06
330.855
17
Tổng
42.690.410
8.538.082
TB: 18,66
1.661.435
TB: 20,14
( Nguồn: Phòng tái bảo hiểm hàng hải – VINARE )
Doanh thu phí nhận tái: Để đánh giá về tình hình nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE ta có biểu đồ sau:
Đơn vị: 1000$
Biểu đồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000-2006).docx