Là doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín từ cắt, may, là, đóng gói bằng các máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại chuyên dùng với số lượng sản phẩm tương đối lớn. Nguyên vật liệu chính để sản xuất là vải và một số nguyên phụ liệu như khoá, cúc, khuy, Tính chất sản xuất của các mặt hàng trong Công ty là kiểu sản xuất phức tạp kiểu liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt, số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Điều này ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty.
Xí nghiệp may được được chia thành các bp đảm nhận mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất, gồm: bp cắt, bp may, bp hoàn thiện, bộ phận giám sát, bp khác.
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty TNHH may mặc Việt - Pacific, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng
được chấp nhận
Đối với đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Trình tự kế toán theo phương thức gửi hàng
Sơ đồ:
TK 157 TK 632
(1)
(2)
(1): Đầu kỳ kết chuyển số dư TK 157.
(2): Cuối kỳ phản ánh Ztt, giá vốn thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã gửi bán chưa xác định tiêu thụ đén cuối kỳ.
b. Với phương thức giao hàng trực tiếp:
Tài khoản kế toán sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 632- Giá vôn hàng bán, TK này phản ánh trị giá vốn hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán và kết chuyển trị giá vốn hàng bán sang TK911- Xác định kết quả kinh doanh.
Kế toán sử dụng một số tài khoản khác: TK155, 156, 154, 911,...
Phương pháp hạch toán:
Đối với đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Sơ đồ :
TK 154 TK 632 TK 911
(1) (7)
TK155(156)
Nhập kho (2)
TK133
TK331
(3)
(4)
TK159
(5)
(6)
(1): Ztt của sản phẩm xuất xưởng bán trực tiếp.
(2): Ztt, giá vốn thực tế của sản phẩm, hàng hoá xuất kho bán trực tiếp.
(3): Giá vốn thực tế của hàng hoá đã mua xuất bán thẳng.
(4): Ztt, giá vốn thực tế của sản phẩm, hàng hoá đã bán bị người mua trả lại nhập kho.
(5): Cuối kỳ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho kỳ sau.
(6): Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
(7): Cuối kỳ kết chuyển giá vốn thực tế của hàng hoá đã xuất kho bán.
Đối với các đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Sơ đồ:
TK 155 TK 632
(1a) (3)
TK 911
TK 157
(4)
(1b)
TK 631
(2)
(1a): Đầu kỳ kết chuyển số dư TK 155
(1b): Đầu kỳ kết chuyển số dư TK 157
(2): Ztt của sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ
(3): Cuối kỳ kiểm kê phản ánh Ztt của sản phẩm tồn kho, Ztt của sản phẩm gửi bán chưa xác định là tiêu thụ.
(4): Cuối kỳ kết chuyển giá vốn thực tế của hàng đã xuất bán.
1.2.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.3.1. Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động bán hàng. Chi phí bán hàng bao gồm:
Chi phí nhân viên: là các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói bảo quản, vận chuyển, … bao gồm tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ.
Chi phí vật liệu bao bì: Các chi phí về vật liệu bao bì bao gói sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng cho vận chuyển hàng hóa, vật liệu dùng sửa chữa bảo quản tài sản cố định.
Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Chi phí về công cụ, để phục vụ cho quá trình bán hàng như: dụng cụ đo lường, tính toán, phương tiện làm việc, …
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Chi phí khấu hao các tài sản cố định dùng trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như: nhà cửa, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán …
Chi phí bảo hành hàng hóa.`
Chi phí dịnh vụ mua ngoài bán hàng như: chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển, hoa hồng trả lại cho đại lý bán hàng, …
Chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hóa, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, …
Để hạch toán chi phí bán hàng, kế toán sử dụng Tk 641 – chi phí bán hàng. Tài khoản này dùng để phản ánh, tập hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bao gồm các khoản chi phí như đã nêu:
Tk 641: không có số dư cuối kỳ và có 7 tài khoản cấp hai:
Tk 6411: chi phí nhân viên
Tk 6412: chi phí vật liệu bao bì
Tk 6413: chi phí dụng cụ đồ dùng
Tk 6414: chi phí khấu hao tài sản cố định
Tk 6415: chi phí bảo hành
Tk 6417: chi phí dịch vụ mua ngoài
Tk 6418: chi phí bằng tiền khác
Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
TK 334,338 TK641 TK111,112
Chi phí nhân viên Khoản giảm trừ
TK152(611)
Chi phí vật liệu TK911
TK153,142
Chi phí dụng cụ, đồ dùng Cuối kỳ, kết chuyển
CPBH để XĐKQ
TK214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK111,112,352...
Chi phí bảo hành sản phẩm
Chi phí khác bằng tiền
TK133
TK352
Trích lập dự phòng ptrả
về CPBHSP
Hoàn nhập dự phòng
1.2.3.2. Kế toán chí phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí chi cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản cụ thể có nội dung, công dụng khác nhau. Kế toán sử dụng TK 642, TK này có các tiểu khoản sau:
Tk 6421 - Chi phí nhân viên quản lý, gồm: chi phí về tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT của nhân viên quản lý doanh nghiệp.
Tk 6422 – Chi phí vật liệu quản lý: giá trị vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho công tác quản lý, cho sửa chữa TSCĐ, công cụ dụng cụ.
Tk 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng: giá trị công cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.
Tk 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ: khấu hao những TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như nhà văn phòng, vật kiến trúc, kho tàng, phương tiện truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng cho văn phòng.
Tk 6425 – Thuế, phí và lệ phí: chi về thuế như thuế môn bài, thuế nhà đất … và các khoản phí, lệ phí khác.
Tk 6426 – Chi phí dự phòng: các khoản trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi.
Tk 6427 – Chi phí dich vụ mua ngoài: chi phí về điện nước, điện thoại, thuê nhà, thuê sửa chữa TSCĐ, … dùng chung cho toàn doanh nghiệp.
Tk 6428 – Chi phí bằng tiền khác: các khoản chi bằng tiền khác phát sinh cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp ngoài các khoản chi phí đã kể trên như chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí, …
Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp được biểu hiện qua sơ đồ sau:
TK 334,338 TK642 TK111,112,..
Chi phí nhân viên QL Khoản giảm ghi
giảm chi phí QL
TK152(611)
Chi phí vật liệu QL TK911
Cuối kỳ, kết chuyển
CPQLDN để XĐKQ
TK153,142
Chi phí dụng cụ, đồ dùng QL
TK214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK335,142
Chi phí trả trước, chi phí chờ
Phân bổ TK 139,352
TK139,352
Chi phí dự phòng Hoàn nhập dự phòng
TK111,112,141,..
Chi phí bằng tiền khác
TK133
TK 333
Thuế môn bài, thuế đất
Phải nộp NSNN
1.2.4. Kế toán xác định kết quả bán hàng:
Kết quả bán hàng (Lợi nhuận bán hàng) là số chênh lệch giữa DTBH với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN. Chênh lệch này có thể là dương(+) (lãi), hoặc âm(-) (lỗ).
Lãi ( lỗ )
=
Lợi nhuận gộp từ bán hàng
-
CPBH và CPQLDN phân bổ cho hàng đã bán
Lợi nhuận gộp từ bán hàng
=
Doanh thu thuần từ bán hàng
-
Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần từ bán hàng
=
Doanh thu bán hàng
-
Các khoản giảm trừ doanh thu
-
Chi phí thuế
TNDN
- Tài khoản sử dụng:
TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Sơđồ:
TK632 TK911 TK511
K/C giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ K/C doanh thu thuần
TK641,642
K/C CPBH và CPQLDN
TK8211 TK421
K/C thuế TNDN hiện hành K/C lỗ về hoạt động KD
K/C lãi về hoạt động KD
1.2.5 Hệ thống sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Tùy theo hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp được phản ánh trên các sổ kế toán phù hợp.
Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, kế toán sử dụng sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản (TK632, TK 511, TK911, TK641, TK642,..)
Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ thì kế toán sử dụng: Chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản liên quan, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết các tài khoản 511, 512, 911, 641, 642,…
Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chừng từ, kế toán sử dụng các bảng kê ( BK 8, BK 11…), các nhật ký chứng từ để tổ chức mở sổ chi tiết, Có thể mở sổ chi tiết cho các tài khoản: TK 632, TK 911, TK511, TK131,…
1.2.6. Sự cần thiết của việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán.
Lịch sử phát triển của việc thiết lập hệ thống thông tin và kiểm tra, kiểm soát về tài sản và sự vận động tài sản, toàn bộ các mối quan hệ kinh tế pháp lý, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã chứng minh sự ứng dụng phần mềm kế toán vào doanh nghiệp la tất yếu. Điều đó thể hiện:
Sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế thị trường càng phát triển thi quy mô hoạt động của doanh nghiệp càng phát triển, mối quan hệ kinh tế pháp lý mở rộng, tính chất hoạt động ngày càng nâng cao, làm cho nhu cầu thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin ngày càng khó khăn, phức tạp.
Yêu cầu quản lý, kiểm soát của bản thân đơn vị đòi hỏi hệ thống thông tin hiện đại phải có sử dụng công nghệ tin học dưới quyền chủ động của con người. Hệ thống thông tin kế toán còn thể hiện vai trò chủ đạo trong quá trình kiểm soát bên trong tổ chức, kiểm soát nội bộ tốt là chìa khóa để quản trị có hiệu lực và hiệu quả của doanh nghiệp.
Yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin kế toán ngày càng nhiều, mục đích sử dụng thông tin của các đối tượng khác nhau, đòi hỏi cung cấp thông tin kế toán hữu ích với chất lượng. Khối lượng, nội dung, kết cấu, thời điểm thông tin theo nhiều mục đich khác nhau, tạo ra cuộc cách mạng về nhận thức của người tạo ra và sử dụng thông tin kế toán, quản trị doanh nghiệp trên máy vi tính.
Việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán có ý nghĩa lớn:
Giúp cho việc thu nhận , tính toán, xử lý và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các đối tượng sử dụng thông tin.
Giúp cho công tác lưu trữ , bảo quản dữ liệu, thông tin kế toán thuận lợi và an toàn.
Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp.
Các phần mềm kế toán hiện nay nhìn chung tốc độ cao, đa dạng và chuẩn xác. Việc ứng dụng phần mềm sẽ tạo dược sự tin cậy nhất định và tạo nên sự khác biệt trong lợi thế kinh doanh.
Tuy nhiên, việc thực hiện tổ chức kế toán trên máy, phải đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực và nguyên tắc đã được xây dựng về tài chính kế toán, đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động, quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, cần phải đảm bảo sự đồng bộ giữa cơ sở vật chất kỹ thuật với trình độ của các bộ kế toán, đảm bảo tính tự động hóa, tính an toàn đồng thời tiết kiệm và có hiệu quả.
Chương II:
Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific.
Đặc điểm chung của Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific.
Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế tại Việt Nam, buôn bán giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đang ngày càng không ngừng gia tăng và mở rộng.Quan hệ buôn bán giữa hai nước đặc biệt đã được cải thiện sau khi hai nước bình thường quan hệ ngoại giao.
Trong khi đó Công ty TNHH Pan – Pacific của Hàn Quốc dự định sẽ thành lập một nhà máy sản xuất hàng nhồi lông vịt và may mặc tại tỉnh Hà Tây do 100% vốn đầu tư của nước ngoài với số tiền 1.200.000 USD trong giai đoạn đầu, với mục đích xuất khẩu 100% sang Nhật, EEC, Hàn Quốc, Mỹ với sản lượng hàng năm là 300.000 chiếc, trị giá 4.500.000 USD nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng và số lượng từ các thị trường nước ngoài.
Thứ hai, Công ty có kế hoạch sẽ lập một dây chuyền chế biến lông vịt tại cùng một địa điểm thông qua việc tăng vốn. Các sản phẩm này có thể làm nguyên liệu nhồi, giúp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như áo khoác, chăn ,gối nhồi,vv…
Mục tiêu của dự án đầu tư này là nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, trên cơ sở kết hợp giữa khả năng thực tế với tiềm năng của Việt Nam và Hàn Quốc nhằm phục vụ lợi ích của cả hai bên. Trên cơ sở đó Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific ra đời.
Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép đầu tư số 728/GP ngày 26 tháng 11 năm 1993 và các Giấy phép đầu tư sửa đổi do Uỷ ban Nhà Nước về Hợp tác và đầu tư (nay là Bộ kế hoạch và đầu tư) cấp. Thời hạn hoạt động của Công ty là 20 năm kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tiên.
Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific có trụ sở tại số 10 Mỗ Lao, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Tổng số vốn đầu tư đăng ký của Doanh nghiệp là 2.300.000 USD.
Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu của Công ty là sản xuất và kinh doanh hàng may mặc. Toàn bộ sản phẩm lông vũ được xuất khẩu.
* Kết quả hoạt động của công ty trong một số năm gần đây ( từ năm 2005 – 2007 ):
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1.Tổng giá trị tài sản
- Tài sản ngắn hạn
- Tài sản dài hạn
2. Nguồn vốn chủ sở hữu
3. Doanh thu
4. Doanh thu thuần
5. Lợi nhuận ròng
50.135.109.661
30.274.002.486
19.861.107.175
39.844.464.832
76.647.086.924
76.606.006.934
308.982.631
49.147.198.312
30.301.344.745
18.845.853.567
41.247.252.641
108.692.702.951
108.692.702.951
1.402.787.809
50.891.696.659
35.014.551.551
15.877.145.108
41.323.673.446
72.040.691.218
72.040.691.218
76.420.805
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH may mặc Việt – Pacific
2.1.2.1. Đặc điểm về thị trường yếu tố đầu vào và thị trường yếu tố đầu ra:
* Thị trường đầu vào:
Các loại nguyên liệu, phụ liệu … sử dụng trong quá trình sản xuất của xí nghiệp sẽ được đảm bảo chủ yếu từ hai nguồn sau:
- Thị trường nước ngoài:
Đối với nguyên vật liệu chính và phụ liệu, phụ tùng và thiết bị không có săn tại thị trường Việt Nam, hoặc có thể được cung cấp nhưng không đáp ứng yêu cầu chất lượng, Công ty sẽ đảm bảo nguồn cung cấp đầy đủ và liên tục bằng cách nhập khẩu từ nước ngoài với sự giúp đỡ của Công ty TNHH Pan – Pacific.
- Thị trường trong nước:
Công ty sẽ mua tại Việt Nam các nguyên liệu chính và còn lại đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng mà Công ty cần thông qua các hợp đồng ký kết với các đơn vị sản xuất – kinh doanh của Việt Nam.
Đối với nguyên vật liệu phụ để đóng gói và các nguyên vật liệu yêu cầu còn lại, các nguyên vật liệu đó sẽ hoàn toàn mua từ các nguồn sẵn có tại thị trường Việt Nam khi cần thiết chúng sẽ được đặt mua từ nước ngoài.
Số lượng và nguồn cung cấp nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu chính
Nguồn
Số lượng
Vải bọc (vỏ ngoài),( bông, P.C, nilon, nilon và polyester, nilon và bông,vv…)
Vải lót (làm nền) (nilon, polyester, bông,vv…)
Khoá kéo các loại
Polyfill (cỡ 40z)
Lông mao/ lông vũ
Không dệt
Dệt
Cúc nhựa
Mác,nhãn
Vật liệu đóng gói
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Việt Nam
750.000 yards
7000.000 yards
224 km
350.000 yards
50 tấn
600.000 yards
120.000 yards
2.000.000 bộ
1.200.000 cái
160 tấn
* Thị trường tiêu thụ:
Đối với sản phẩm may mặc được xuất khẩu sang các nước đã ký hợp đồng với Công ty mẹ bên Hàn Quốc như: EEC, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật…
2.1.2.2. Đặc điểm quy trình kinh doanh:
Là công ty con của Công ty TNHH Pan – Pacific công việc sản xuất chủ yếu của Công ty là thực hiện một số hợp đồng cho Công ty mẹ bên Hàn Quốc.Nguyên vật liệu từ bên Hàn Quốc được nhập khẩu sang, sau khi hoàn thành việc gia công và đóng gói sản phẩm may mặc được xuất khẩu sang các thị trường theo hợp đồng đã được kí kết với công ty mẹ.
Ngoài ra, Công ty cũng tự nhập các loại nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu theo các hợp đồng ký với các khách hàng.
* Quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng may mặc được thực hiện qua các giai đoạn sau:
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là sản xuất kiểu phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Các mặt hàng mà Công ty sản xuất có vô số kiểu cách, chủng loại khác nhau. Song tất cả đều phải trải qua các giai đoạn như cắt, may, là, đóng gói…Quy trình công nghệ sản xuất được thực hiện qua các bước sau:
- Đưa( tập kết) nguyên vật liệu vào kho
- Giám định chất lượng nguyên liệu
- Tạo mẫu bằng giấy theo hướng dẫn
- Cắt các lớp vỏ ngoài, vải lót, các vật liệu lót v.v… và các thứ khác
- May chần nền…
- Giám sát và sàng lọc
- May
- Nhồi lông vịt vào vải bằng máy
- Giám định
- Hoàn chỉnh
- Giám định lần cuối
- Đóng gói
- Đưa vào kho
2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín từ cắt, may, là, đóng gói … bằng các máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại chuyên dùng với số lượng sản phẩm tương đối lớn. Nguyên vật liệu chính để sản xuất là vải và một số nguyên phụ liệu như khoá, cúc, khuy,…Tính chất sản xuất của các mặt hàng trong Công ty là kiểu sản xuất phức tạp kiểu liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt, số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Điều này ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty.
Xí nghiệp may được được chia thành các bp đảm nhận mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất, gồm: bp cắt, bp may, bp hoàn thiện, bộ phận giám sát, bp khác.
2. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty:
Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Việt – Pacific:
TGĐ
Phó TGĐ
Phòng
TCHC
P.Kỹ thuật
P.Kinh doanh
G.đốc nhà mmáy
P.qlý ch.lượng
Phòng Kế toán
Phòng XNK
Nhà máy lông vũ
Nhà máy may
BP H.thiên
BP. Giám sát
BP
khác
BP may
BP
cắt
*) Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý.
Tổng giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty, là đại diện pháp nhân của công ty quản lý điều hành công ty theo định hướng và mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty điều hành công tác lao động, tiền lương, các chế độ về tiền lương, tuyển dụng lao động...
Phó tổng giám đốc công ty: Nhận nhiệm vụ từ giám đốc công ty, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao phó. Phụ trách công việc chung của phòng kinh doanh và phòng kế toán, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của phòng kinh doanh và phòng kế toán. Thay mặt giảm đốc giải quyết các công việc nội vụ, đôn đốc thực hiện công việc của các phòng ban trong Công ty, có trách nhiệm báo cáo thường xuyên tới Giám đốc về các công việc được giao.
Giám đốc nhà máy: Tiếp nhận và triển khai thực hiện kế các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn của công ty. Điều hành, giám sát, đôn đốc toàn bộ các hoạt động sản xuất của nhà máy, đảm bảo cho việc thực hiện tốt các mục tiêu về kế hoạch, sản lượng, chất lượng, vệ sinh công nghiệp, về sinh lao động, an toàn, kỷ luật. Chỉ đạo các phòng ban chức năng của nhà máy và các phân xưởng thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách có hiệu quả chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của nhà máy.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu và khai thác thị trường mở rộng thị phần, tìm hiểu nhu cầu của thị trường quảng bá sản phẩm ...xem xét ký kết hợp đồng bán hàng giao dịch, liên hệ với khách hàng, lệnh cho thủ kho xuất hàng theo yêu cầu đã đạt được xem xét và trao đổi với khách hàng. Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi, tổ chức việc thực hiện kế hoạch sản xuất của nhà máy .
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp những thông tin tài chính cho ban giám đốc một cách chính xác, kịp thời trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng kế toán là thu thập số liệu .
Phòng vật tư- xuất nhập khẩu: Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn vật tư đám ứng nhu cầu vật tư cho sản xuất. Lập kế hoạch mua hàng đối với các loại nguyên vật liệu, các loại vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế, sữa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và các thiết bị khác. Giao dịch đàm phán với các nhà cung ứng, các đối tác nhằm lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất.
Phòng tổ chức đào tạo : Quản lý bộ phận nhân lực của công ty nhằm theo dõi và cập nhật sự biến đổi nhân sự một cách đầy đủ, chính xác. Căn cứ vào nhu cầu nhân lực của công ty để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo mới trình ban giám đốc phê duyệt
Phòng kỹ thuật: Quản lý hồ sơ, lý lịch của thiết bị trong toàn nhà máy, đề xuất các phương án nhằm hoàn thiện, cải tiến, nâng cấp thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chỉ đạo kỹ thuật cho việc gia công, chế tạo và sửa chữa thiết bị đáp ứng kịp thời cho sản xuất.
Phòng quản lý chất lượng: Quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng theo các quy trình thuộc hệ thống của công ty; đảm bảo cả hệ thống duy trì, hoạt động và có hiệu quả. Phối hợp với các trưởng bộ phận liên quan để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
2.1.4. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific.
2.1.4.1. Đặc điểm bộ máy kế toán và các phần hành kế toán của công ty.
Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific đã dựa trên cơ sở chế độ ghi chép ban đầu của Nhà Nước và hoạt động kinh tế của mình mà xây dựng bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung và tiến hành công tác kế toán theo hình thức Nhật ký chung, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Sơ đồ bộ máy kế toán công ty được thể hiện như sau:
Kế toán trưởng
KT vốn bằng tiền
Kế toán vật tư
Kế toán thuế
Kế toán tiền lương
Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán viên trong bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng công ty: Là người kiểm soát điều hành chung công việc kế toán của toàn công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hoạt động của phòng kế toán, thường xuyên báo cáo trực tiếp cho ban giám đốc.
Làm các báo cáo theo yêu cầu của hội đồng quản trị và báo cáo tài chính cuối tháng, quý và năm.
Lập kế hoạch tài chính và theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính hàng ngày
Kế toán vốn bằng tiền: Thu tiền và chi tiền hàng ngày, đi ngân hàng nộp và rút tiền. Vào phiếu nhập, phiếu xuất kho, lập phiếu thu tiền hàng ngày. Vào sổ tiền gửi, đi ngân hàng cắt UNC. Làm các thủ tục thanh toán mở L/C, theo dõi tín dụng, L/C của các ngân hàng .
Kế toán thuế: Vào hoá đơn bán hàng, nhập kho thành phẩm. Theo dõi công nợ phải thu, đối chiếu kho với nhà máy, đối chiếu BHXH. Làm báo cáo thuế (kê khai thuế đầu vào, đầu ra, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu).
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Kiểm tra các bảng chấm công mà các bộ phận gửi lên và lập bảng tổng hợp tiền lương, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
2.1.4.2. ứng dụng tin học vào kế toán tại công ty.
Hiện nay, Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Fast của Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp Fast. Fast được thiết kế theo hệ thống mở cho phép người dùng lựa chọn, khai báo tham số phù hợp điều kiện đặc thù của từng doanh nghiệp, hệ thống sổ sách báo cáo kế toán phong phú, đa dạng. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc như: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, ...kế toán tiến hành kiểm tra, phân loại, hạch toán trên phiếu kế toán. Chứng từ thuộc phần hành nào thì được phản ánh tại phần hành đó và được bảo quản, lưu trữ. Máy tính sẽ xử lý thông tin và lên các loại sổ sách như các sổ kế toán chi tiết, sổ cái các tài khoản. Cuối kỳ, máy tính sẽ lập các bảng biểu kế toán và các báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ trên máy vi tính được thể hiện qua sơ đồ sau:
các chứng từ
gốc
xử lý chứng từ
Nhập dữ liệu:
+ Ctừ đã được xử lý.
+ Bút toán k/c, điều chỉnh
+ Các tiêu thức phân bổ
Máy thực hiện
+ Lên sổ sách
+ Lập :bảng biẻu, BCTC
In các thông tin theo yêu cấu
Việc trang bị vi tính tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán, giảm nhẹ bớt được những phần việc đơn giản.
2.2. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific.
2.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng và công tác quản lý bán hàng ở Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific.
Hàng đem bán ở Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific chủ yếu là thành phẩm ở giai đoạn cuối, sau khi trải qua quá trình sản xuất và gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng. Bao gồm sản phẩm may mặc và lông vũ đã được chế biến.
Do đặc điểm của công ty chủ yếu là nhận gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Nên công ty sử dụng phương thức bán hàng trả chậm, trong vòng 30 ngày kể từ ngày xuất hàng khách hàng sẽ thanh toán tiền bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
Tiền bán hàng thu được chủ yếu là ngoại tệ (USD), việc hạch toán ngoại tệ tuân theo nguyên tắc sau:
Các nghiệp vụ phát sinh trong năm bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang VNĐ theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụ này được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tỷ giá ngoại tệ dùng để hạch toán trong tháng được lấy theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày cuối tháng trước. Ví dụ: tỷ giá ngoại tệ dùng để hạch toán trong tháng 01/2008 được lấy theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 31/12/2007 là 16.114 VNĐ/USD.
Số dư các tài sản và công nợ có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12/2008. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các khoản này được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các khoản lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản tài sản và công nợ tại ngày kết thúc niên độ kế toán không được coi là thu nhập để phân phối cho các chủ sở hữu.
Về công tác quản lý doanh thu bán hàng, công ty luôn chú ý đúng mức một số điểm như sau:
*Về quy cách phẩm chất sản phẩm:
Trước khi nhập kho, thành phẩm đã được bộ phận giám sát ở nhà máy kiểm tra và sau đó được phòng quản lý chất lượng của công ty k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A9019.DOC