Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Đông Nam Á

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3

I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG 3

1. Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả bán hàng 3

2. Ý nghĩ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 3

3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 4

II. CÁC PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG VÀ HÌNH THỨC THANH TOÁN 4

1. Các phương thức bán hàng 4

2. Các phương thức thanh toán 5

III. NỘI DUNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG 5

1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 5

1.1 Khái niệm về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 5

1.2 Thời điểm ghi nhận doanh thu. 6

1.3. Chứng từ kế toán sử dụng. 6

1.4. Tài khoản sử dụng: 6

2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu 9

IV. KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN 12

1. Phương pháp tính giá vốn hàng bán 12

1.1. Phương pháp binh quân gia quyền 12

1.2. Phương pháp nhập trước - xuất trước: 13

1.3. Phương pháp nhập sau - xuất trước: 13

1.4. Phương pháp đích danh: 13

2. Trình tự kế toán giá vốn bán hàng 14

2.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên: 14

2.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 15

V. KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG 15

VI. KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 16

VII. KẾ TOÁN KẾT QUẢ BÁN HÀNG 17

CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CPSX & XNK ĐÔNG NAM Á 20

I –TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CPSX & XNK ĐÔNG NAM Á: 20

1. Quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của công ty 20

1.1. Khái quát lịch sử thành lập công ty. 20

1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Cty CPSX & XNK Đông Nam Á.

trong hai năm qua

1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 21

1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Cty CPSX & XNK Đông Nam Á.

. 21

1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại Cty CPSX & XNK Đông Nam Á.

. 23

1.6. Đặc điểm tổ chức vận dụng chính sách, chế độ kế toán của công ty 24

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CPSX & XNK ĐÔNG NAM Á 26

1. Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty 26

1.1. Phương thức bán hàng 26

1.2 Phương thức thanh toán 26

2. - Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty 27

2.1. Tài khoản kế toán sử dụng 27

2.2. Sổ sách kế toán sử dụng 27

2.3. Phương pháp xác định giá thực tế của hàng xuất bán tại Công ty. 27

3. Kế toán doanh thu 30

3.1- Chứng từ Kế toán sử dụng 30

3.2. Tài khoản kế toán sử dụng. 30

3.3-Phương pháp hạch toán và trình tự ghi sổ 30

4. Kế toán chi phí bán hàng 35

4.1- Tài khoản sử dụng: 35

4.2- Trình tự hạch toán: 35

5- Kế toán quản lý doanh nghiệp 36

5.1-Nội dung 36

5.2- Tài khoản kế toán sử dụng 37

5.3- Trình tự hạch toán 37

6- Kế toán xác định kết quả bán hàng 37

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CPSX & XNK ĐÔNG NAM Á 39

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐINH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CPSX & XNK ĐÔNG NAM Á 39

1.Ưu điểm 39

2. Những mặt còn tồn tại 40

II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CPSX & XNK ĐÔNG NAM Á. 41

1. Thứ nhất: Phương thức bán hàng. 41

2. Thứ hai: Các khoản giảm trừ doanh thu 42

3. Thứ ba:Về trích lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi 43

III, ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.44

1. Đối với nhà nước.44

2. Đối với công ty.44

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh trị giá mua của hàng gửi bán, ký gửi, đại lý chưa chấp nhận. 2.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ Tài khoản sử dụng: -TK 611- Mua hàng, phản ánh nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, mua hàng hoá trong kỳ.TK 611 gồm các tài khoản chi tiết sau: TK 6111: Mua nguyên, vật liệu. TK 6112: Mua hàng hoá. Tài khoản 156 - Hàng hoá, dùng để theo dõi giá vốn hàng hoá tồn kho (đầu kỳ hoặc cuối kỳ). Tài khoản 157 - Hàng gửi bán, dùng để theo dõi giá vốn hàng gửi bán, ký gửi, đại lý chưa bán được tại thời điểm kiểm kê. Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán, sử dụng để xác định giá vốn hàng bán. V. KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ. Chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng: Là các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá và các khoản trích BHXH,BHYT, KPCĐ trên tiền lương quy định. Chi phí vật liệu bao bì: Là các chi phí dùng để đóng gói sản phẩm, hàng hoá, bảo quản hàng hoá, nhiên liệu để vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ, phụ tùng thay thế dùng cho sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ của bộ phận bán hàng. Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng như các dụng cụ đô lường, bàn ghế, máy tính cầm tay,… Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản hàng hoá, bộ phận bán hàng như: khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển. Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá: Là các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hoá trong thời gian quy định. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng như: Chi phí thuê TSCĐ, thuê kho, thuê bãi, thuê bốc vác vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ, hoa hồng phải trả cho các đại lý và các đơn vụ nhận uỷ thác xuất khẩu. Chi phí bằng tiền khác: là chi phí phát sinh trong khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ngoài các chi phí đã kể trên như: chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm,.. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng để phản ánh và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng. TK 641 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí kể trên, bao gồm 7 TK cấp 2: -TK 6411: Chi phí nhân viên -TK 6412: Chi phí vật liệu bao bì. -TK 6423: Chi phí dụng cụ đồ dùng. -TK 6414: Chi phí khấu hao tài khoản cố định -TK 6415: Chi phí bảo hàng. -TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài. -TK 6418: Chi phí bằng tiền khác. VI. KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP - Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý chung khác có liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp bao gồm: - Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp: gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn ca phải trả cho ban giám đốc, nhân viên ở các phòng ban và các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT. - Chi phí vật liệu dùng cho hoạt động quản lý doanh nghiệp. - Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho toàn doanh nghiệp: văn phòng làm việc, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn… - Thuế, phí và lệ phí: gồm các khoản như thuế nhà, đất, thuế môn bài… và các khoản phí, lệ phí giao thông, cầu phà… - Chi phí dự phòng: gồm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi. - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như: tiền điện, nước, điện thoại, fax, thuê nhà làm văn phòng, thuê sửa chữa TSCĐ dùng chung của doanh nghiệp. - Chi phí bằng tiền khác đã chi ra để phục vụ cho điều hành chung của toàn doanh nghiệp như: Chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí, chi phí kiểm toán. Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. - TK 642 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí kể trên, bao gồm 8 TK cấp 2: - TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý. - TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý. - TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng. - TK 6424: Chi phí khấu hao tài khoản cố định. - TK 6425: Thuế, phí và lệ phí. - TK 6426: Chi phí dự phòng. - TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài. - TK 6428: Chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành hàng, từng doanh nghiệp. Tài khoản có thể được mở thêm một số tiểu khoản khác để theo dõi nội dung, yếu tố chi phí thuộc phạm vi quản lý doanh nghiệp. - Trình tự hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp được thể hiện trong VII. KẾ TOÁN KẾT QUẢ BÁN HÀNG - Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh sau một thời kỳ nhất định. Kết quả đó được thể hiện qua công thức sau: Kết quả bán hàng = Tổng số doanh thu thuần về bán hàng - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý DN - Kết quả tiêu thụ hàng hoá được xác định qua các bước: Bước 1: Xác định doanh thu thuần: Doanh thu thuần = Tổng doanh thu theo hoá đơn - CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại - Thuế TTĐB, thuế XK, thuế VAT (PP trực tiếp) - Với doanh thu theo hoá đơn: Là số tiền ghi trên hóa đơn bán hàng hay các chứng từ có liên quan đến bán hàng hoặc thoả thuận giữa người mua và người bán Bước 2: Xác định lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ được xác định như sau: Trị giá vốn Trị giá mua Chi phí mua hàng của hàng = của hàng + phân bổ cho hàng xuất kho xuất kho xuất kho - Trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại, chi phí mua hàng được tập hợp vào bên nợ tài khoản 156.2, cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ cho hàng bán ra và hàng còn lại cuối kỳ theo trị giá mua. Bước 3: Xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận từ HĐKD = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính + Chi phí tài chính + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý DN - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được kêt chuyển để đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Kế toán sử dụng TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh để phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. TK này cuối kỳ không có số dư. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối. Trình tự hạch toán xác định kết quả bán hàng qua SƠ ĐỒ: XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TK632 TK 911 TK511,512 K/c DTT về tiêu thụ, DT nội bộ K/c giá vốn hàng đã tiêu thụ trong kỳ TK 641,642 K/c CPBH và chi phí QLDN TK 1422 TK 421 K/c Lỗ về tiêu thụ Kết chuyển Chờ kết chuyển K/c lãi về tiêu thụ CHƯƠNG II THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT & XUẤT NHẬP KHẨU ĐÔNG NAM Á I –TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CPSX & XNK ĐÔNG NAM Á: 1. Quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của công ty 1.1. Khái quát lịch sử thành lập công ty. Công ty Đông Nam Á được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 010200702 ngày 31/01/2005 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu, mang tên là Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Đông Nam á, với số vốn điều lệ là 12 tỷ đồng Việt Nam. Do nhu cầu phát triển của công ty cùng với sự hình hành nhà máy trong tương lai gần, Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Đông Nam Á chuyển đổi thành là Cổ phần Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Đông Nam Á, theo giấy phép kinh doanh số 0103017492 do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 28/05/2007. Công ty Cổ phần Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Đông Nam Á, được thành lập với đầy đủ tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam Tên công ty : Công ty Cổ phần Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Đông Nam Á Tên giao dịch: Dong Nam A Im/Export Production Joint Stock Company. Địa chỉ trụ sở chính: Số 1 Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: (04)6648151/52/53 Fax: 04.6648150 Nghành, nghề kinh doanh: Buôn bán thép không gỉ và kim loại màu, kim loại đen và các sản phẩm cơ khí (Trừ các loại nhà nước cấm) Sản xuất, sửa chữa gia công các mặt hàng cơ khí Buôn bán vật tư ngành nhựa Buôn bán vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất Sản xuất, buôn bán máy móc, thiết bi công, nông ngư nghiệp và các loại vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành công nông ngư nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật) Sản xuất kết cấu thép, thiết bị hàn công nghệ cao và phụ thung ôtô, xe máy Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản các loại (trừ các loại nhà nước cấm) Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ, đường thủy Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi... Kinh doanh các mặt hàng Công ty sản xuất được... 1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Công ty luôn sẵn sàng cung cấp đây đủ các mặt hàng tới tận tay người tiêu dùng nếu khách hàng yêu cầu và đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, tạo điều kiện thuận lợi để họ phát triển năng lực và làm việc đạt kết quả cao nhất. Đó là việc cần làm và cần sự nỗ lực và cố gắng của mọi thành viên để công ty có thể khẳng định mình trên thương đầy khốc liệt này. Qua chức năng như trên, ta thấy đây là loại hình doanh nghiệp thương mại nên công việc chủ yếu là mua vào - bán ra nên công tác tổ chức kinh doanh là quy trình tổ chức luân chuyển hàng hoá chứ không phải là công nghệ sản xuất như ở đơn vị sản xuất 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Cty CPSX & XNK Đông Nam Á. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc tổ chức bộ máy quản lý của công ty cũng là một yếu tố mang tính quyết định đến sự thành bại của công ty bởi nó liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất dinh doanh của công ty. Tổ chức bộ máy có chặt chẽ, gọn gàng thì công việc kinh doanh mới đạt hiệu quả cao. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của hệ thống tổ chức hoạt động. Công ty An phú đã quan tâm một cách đúng mực tới công tác tổ chức quản lý đảm bảo quản lý chặt chẽ tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty CP Sản Xuất và XNK Đông Nam á như sau: Phòng kinh doanh Phòng TCKT Phòng nhập khẩu Phòng kinh doanh xúc TIẾN BÁN HÀNG Phòng nghiên cứu thị trường Kế toán trưởng Kế toán viên Giám đốc Phòng nhập khẩu 2 Phòng nhập khẩu 1 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Bộ máy quản lý công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu đề xuất, khi có lệnh của thủ trưởng sẽ được truyền xuống dưới theo tuyến đã quyết định. - Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Công ty trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Trực tiếp chỉ đạo các khâu: Tài chính, kế hoạch kinh doanh, tổ chức lao động, khen thưởng, kỷ luật, xác định quyền của phòng ban. - Phòng kinh doanh: Giao dịch với khách hàng, chịu trách nhiệm về tiêu thụ hàng hoá. Nghiên cứu phát triển thị trường, xây dựng và thực hiện các chiến lược đối với hàng hoá của Công ty. - Phòng kế toán: Theo dõi tình hình công nợ, vốn, vật tư, tài sản của công ty dưới hình thức giá trị, đồng thời hạch toán chi phí, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để báo cáo với ban lãnh đạo và hội đồng quản trị. Quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty (công tác giám sát đồng tiền) Chịu sự chỉ đạo của giám đốc, chịu trách nhiệm hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng pháp lệnh kế toán thông kê của nhà nước. Hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra các bộ phận, Lập báo cáo kế toán theo định kỳ, phân tích các hoạt động tài chính của Công ty như giá thành, hiệu quả, lợi nhuận... Kịp thời báo cáo cho giám đốc, phòng kinh doanh để hoạt động của Công ty ngày một phát triển lớn mạnh. - Phòng Xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm trong việc xử lý đơn đặt hàng của phòng Kinh doanh đưa lên, liên lạc và mặc cả giá với đối tác bên nước ngoài và nhập hàng về cho công ty theo đúng yêu cầu đã đề ra. Xúc tiến kết hợp với bộ phận kế toán để thanh toán cho bên nước ngoài... 1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại Cty CPSX & XNK Đông Nam Á. Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng toán trưởng Kế toán công nợ Kế toán bán hàng Thủ quỹ Để hoàn thành tốt công việc được giao, giữ vững và nâng cao chất lượng trong cơ cấu bộ máy kế toán, đồng thời giữ vững và phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty, đội ngũ kế toán đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ theo đúng chức trách và quyền hạn của mình, cụ thể là: Tự hạch toán chi phí, định kỳ lập báo cáo tài chính để tổng hợp lập báo cáo và nộp thuế cho Nhà nước. - Tiến hành công tác theo đúng quy định của Nhà nước. - Lập báo cáo kế toán theo quy định và kiểm tra sự chính xác các báo cáo do các phòng ban khác lập. - Giúp giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế, hạch toán, phân tích hoạt động kinh tế quyết toán với các cấp có thẩm quyền. - Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu đó cho các bộ phận liên quan. Chức năng, nhiệm vụ của các kế toán viên trong Công ty - Kế toán trưởng: Chỉ đạo, tổ chức và điều tra công tác kế toán của Công ty, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán, kiểm tra tình hình biến đổi của các loại hàng hoá. Kế toán trưởng duyệt lại toàn bộ sổ sách, phân tích, đánh giá, thuyết minh tình hình tài chính của công ty, theo dõi các khoản thu nhập, trình giám đốc gửi lên Bộ Tài Chính và các ngành liên quan. - Kế toán công nợ Tk 131- phải thu khách hàng, để theo dõi tình hình thanh toán với người mua chi tiết theo từng khách hàng, theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả cho người cung cấp, người bán hàng, kế toán sử dụng Tk 331 “phải trả người bán” TK này sử dụng chi tiết theo từng đối tượng thanh toán. Đồng thời lập các phiếu thu, chi, trên cơ sở đó mở các sổ theo dõi thu chi phát sinh hàng ngày tại công ty. Báo cáo về công nợ cho giám đốc công ty hàng tuần. - Kế toán bán hàng: Kiểm tra chi phí thu mua tính giá trị hàng hoá Nhập – Xuất - Tồn, phản ánh chính xác kịp thời tình hình biến động của từng loại hàng hoá lập hoá đơn bán hàng, bảng kê hàng hoá tiêu thụ và giao dịch với khách hàng. Thực hiện kế toán thu mua và dự trữ. Cuối tháng lập báo cáo tổng hợp bán hàng. -Thủ quỹ: Quản lý việc xuất, tồn, tiền mặt, thực hiện thu chi, lập báo cáo quỹ, thực hiện đầy đủ các nội quy, quy định và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng. Thực hiện tổng hợp tiếp nhận, thanh, quyết toán chi lương, thưởng và các khoản chi khác trong Công ty. 1.6. Đặc điểm tổ chức vận dụng chính sách, chế độ kế toán của công ty Hình thức ghi sổ kế toán: Cty CPSX & XNK Đông Nam Á áp dụng hình thức Nhật ký chung. Đặc điểm của hình thức này là các hoạt động kinh tế phát sinh đã được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại. Cuối mỗi tháng, nhân viên phòng kế toán tổng hợp số liệu trên nhật ký chung để vào sổ chi tiết các tài khoản. Ngoài ra, công ty còn sử dụng phần mềm kế toán SAOVIET với phông chữ tiếng việt theo tiêu chuẩn quốc gia đã giúp cho việc ghi nhận, tính toán, xử lý và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, giúp cho công tác lưu trữ, bảo quản dữ liệu, thông tin kế toán thuận lợi và an toàn, tạo điều kiện nâng cao công tác quản lý, kiểm soát nội bộ công ty. - Cơ sở lập báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính được trình bày bằng đồng Việt Nam (VNĐ) theo nguyên tắc giá gốc phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam. - Kỳ kế toán năm bắt đầu từ 01/01, kết thúc ngày 31/12 dương lịch hàng năm. - Kỳ lập báo cáo theo từng quý - Đơn vị tiền tệ công ty áp dụng Việt Nam đồng - Công ty áp dụng Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền - Hệ thống báo cáo của Công ty: + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả kinh doanh. + Thuyết minh báo cáo tài chính + Hình thức kế toán áp dụng: Nhật Ký Chung Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức ghi sổ Nhật Ký Chung HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG CHỨNG TỪ GỐC SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CỎI Bảng cân đối số phát sinh BỎO CỎO TàI CHỚNH BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT Sổ Nhật ký đặc biệt THẺ KẾ SỔ, TOỎN CHI TIẾT GHI CHỲ: GHI HàNG NGàY: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu: II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CPSX & XNK ĐÔNG NAM Á 1. Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty 1.1. Phương thức bán hàng Hiện nay công ty đang áp dụng hai phương thức bán hàng. Theo phương thức bán buôn: Là hình thức bán nhưng chưa đến tay người tiêu dùng, có thể là qua đại lý hoặc bán buôn. Theo phương thức bán lẻ: Là bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc bán cho các tổ chức kinh tế, đơn vị kinh tế, tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ sử dụng vào các công việc chi sản xuất 1.2 Phương thức thanh toán Thanh toán bằng tiền mặt Thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng - Đối với hình thức bán buôn + Bán hàng thu tiền ngay: Là hình thức bán hàng mà khách hàng đồng ý, ký hợp đồng thanh toán ngay + Khách hàng trả chậm: Là hình thức giao hàng cho khách và phản ánh vào doanh thu kế toán ghi bên Nợ TK511 đồng thời ghi Có TK 131 để theo dõi công nợ của từng khách hàng - Đối với hình thức bán lẻ Thu tiền trực tiếp: Là phương thức nhân viên bán hàng thu tiền trực tiếp thu và giao hàng cho khách, cuối ngày hoặc cuối ca người bán hàng lập báo cáo và giấy nộp tiền để làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán Cho khách hàng trả chậm: Là cho khách hàng thanh toán chậm hoặc bán chịu thu tiền sau một tuần hoặc một thời hạn nhất định theo sự thoả thuận của 2 bên 2. Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty 2.1. Tài khoản kế toán sử dụng Để hạch toán giá vốn hàng bán kế toán sử dụng tài khoản 632 “giá vốn hàng bán” Ngoài ra,Công ty còn mở tài khoản liên quan khác như:TK 154,156,157,911… 2.2. Sổ sách kế toán sử dụng Kế toán sử dụng sổ cái tài khoản 632 để hạch toán giá vốn hàng bán. 2.3. Phương pháp xác định giá thực tế của hàng xuất bán tại Công ty. Tại Công ty giá thực tế của hàng nhập kho được tính theo giá mua thực tế của hàng hoá mà chưa có chi phí mua, khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí bán hàng. Chứng từ mà kế toán sử dụng để phản ánh số vốn hàng bán là phiếu nhập kho. Để xác định giá vốn hàng xuất bán Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cho từng loại hàng hoá. Khi áp dụng phương pháp này, kế toán phải tính giá bình quân của từng loại hàng hoá luân chuyển trong kỳ theo công thức. Đơn giá mua bình quân của hàng hoá luận chuyển trong kỳ = Trị giá hàng hoá tồn đầu kỳ + Trị giá hàng hoá nhập trong kỳ Sốlượng hàng hoá tồn đầu kỳ + Số lượng hàng hoá nhập trong kỳ Giá thực tế hàng = Số lượng hàng x Đơn giá bình hoá xuất kho hoá xuất kho quân Ví dụ: Ngày 18/10/2007 Công ty nhập một lô hàng 10.5 MT /3 Tấm nhôm A5052- H32 với giá ghi trên hoá đơn 55.700.250VNĐ/MT (gồm cả thuế nhập khẩu). Số lượng hàng tồn kho tính đến cuối tháng 09/2007 là 1,2MT tại kho Công ty với giá xuất kho là 53.818.500VNĐ/MT. Ngày 20/10/2007 Công ty xuất bán cho Công ty TNHH Coldtech Vietnam 10.8 MT với giá xuất kho được tính như trên. - Vậy giá xuất kho được tính như sau: 55.700.250 x 10.5 + 1.2 x 53.818.500 Đơn giá bình quân = = 55.507.250 10.5 + 1.2 - Vậy trị giá hàng xuất kho: = 10.8 x 55.507.250 = 599.478.300 đồng Trình tự hạch toán hàng tồn kho: Nợ TK 632 : 599.478.300 Có TK 156 : 599.478.300 - Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán đã tiêu thụ để xác định kết quả kinh doanh - Căn cứ vào phiếu xuất kho và hoá đơn GTGT, Kế toán lập sổ nhật ký chung nhu sau: SỔ NHẬT KÝ CHUNG Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái STT dòng Số hiệu tài khoản đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có ……… ………. …. …….. …… …… ……. ………. …………. 18/10/2007 18/10/2007 PN 1B Nhập hàng mua ngoài - Giá mua hàng hoá - Phải trả người bán 1561 331 55.700.250 55.700.250 20/10/2007 20/10/2007 HD 1023 Bán cho Công ty TNHH Coldtech - Phải thu khách hàng - Doanh thu BH - Giá mua hàng hoá - Giá vốn hàng bán - Phải thu KH - Thuế GTGT pải nộp 1311 5111 1561 632 1311 33311 620.000.000 599.478.300 31.000.000 620.000.000 599.478.300 31.000.000 ……… ………. …. …….. …… …… ……. ………. …………. 3. Kế toán doanh thu 3.1- Chứng từ Kế toán sử dụng Để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tình hình bán hàng, tuỳ thuộc vào các phương thức thanh toán, kế toán sử dụng các chứng từ gốc sau: - Hoá đơn GTGT. - Phiếu thu. - Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho - Hoá đơn bán lẻ - Các chứng từ khác có liên quan. 3.2. Tài khoản kế toán sử dụng. Để phục vụ hạch toán quá trình bán hàng, kế toán Công ty sử dụng một số tài khoản sau: + TK 156: Hàng hoá + TK 333:Thuế và các khoản phải nộp + TK 131: PhảI thu của khách hàng + TK 511: Doanh thu bán hàng. + TK 632: Giá vốn hàng bán + TK 641: Chi phí bán hàng + TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. + T K 911: Xác định kết quả kinh doanh. Ngoài ra còn một số tài khoản liên quan khác như: TK 111, 112,... 3.3-Phương pháp hạch toán và trình tự ghi sổ -Tại kho: Căn cứ vào phiếu xuất kho do bộ phận kế toán bán hàng viết để giao cho khách hàng theo đúng như số lượng hàng ghi trên phiếu xuất kho sau đó kiểm tra chứng từ theo từng loại hàng rồi ghi vào số lượng nhập - xuất - tồn vào từng thẻ kho tương ứng mỗi mặt hàng được mở một thẻ kho để làm căn cứ đối chiếu bán hàng. -Tại phòng kế toán: Kế toán tiến hành theo dõi hàng hoá dựa trên chứng từ ban đầu là phiếu nhập, phiếu xuất. Kế toán bán hàng theo dõi lượng hàng hoá nhập, xuất ở kho Công ty, Bảng tổng hợp Nhập - xuất - tồn hàng hoá để theo dõi lượng hàng còn tồn ở kho. Kế toán mở cho mỗi loại hàng hoá một mã riêng nên khi xuất hoá đơn GTGT, kế toán tiến hành nhập số lượng hàng vào máy tính theo đúng mã của nó. Hoá đơn GTGT gồm 3 liên: + Liên 1:Lưu lại quyển hoá đơn gốc. + Liên 2:Giao cho khách hàng. + Liên 3: Lưu tại phòng kế toán, * Đối với hình thức bán buôn: Phương pháp hạch toán cụ thể như sau: - Trường hợp bán hàng thu tiền trực tiếp Ví dụ 1: Ngày 11/11/2007 Công ty bán cho Công ty TNHH An Khang mặt hàng nhôm. Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 1237đã xuất: Hoá đơn giá trị gia tăng Liên 3: Lưu nội bộ Ngày 11 tháng 11 năm 2007 STT Quy cách hàng hóa Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Hàng nhôm A 5052 kg 500 250,000 125,000,000 Cộng tiền hàng 125,000,000 Thuế GTGT 5% 6,250,000 Tổng tiền thanh toán 131,250,000 Bằng chữ: Một trăm ba mốt triệu, hai trăm năm mươi nghìn đồng chẵn Kế toán Công ty Sử dụng hóa đơn GTGT và phiếu thu tiến hành tính toán và định khoản: Nợ TK 111 (1111) : 131.250.000 Có TK 511 (5111) : 125.000.000 Có TK 333 (3331) : 6.250.000 Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng bán: Biết giá vốn xuất kho của mặt hàng nhôm A 5052 trên là 200.000 đ /kg Nợ TK 632 : 100.000.000 ( 500 * 200.000) Có TK 156 : 100.000.000 ( 500 * 200.000) Từ hoá đơn kế toán GTGT số 1237, phiếu xuất kho, phiếu thu tiền, kế toán ghi vào sổ theo dõi hoá đơn, sổ nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết liên quan. Theo nghiệp vụ trên, kế toán tiến hành ghi vào sổ nhật ký chung như sau: SỔ NHẬT KÝ CHUNG Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái STT dòng Số hiệu tài khoản đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có ……… ………. …. …….. …… …… ……. ………. …………. 11/11/2007 11/11/2007 HD 1237 Xuất bán hàng nhôm cho công ty TNHH An Khang - Thu tiền mặt - Doanh thu Bh - Giá mua hàng hoá - Giá vốn hàng bán - PhảI thu Kh Ngắn hạn - Thuế GTGT đầu ra phảI nộp 1111 5111 156 632 1111 33311 125,000,000 100,000000 6,250,000 125,000,000 100,000000 6,250,000 ……… ………. …. …….. …… …… ……. ………. …………. Kế toán tiến hành mở sổ cái như sau: SỔ CÁI Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đơn vị tính: Đồng ChỨng tỪ DiỄn giẢi TKĐƯ SỐ phát sinh Ngày Số PS Nợ PS Có ……. ……. …………………….. …… …. …… 11/11/2007 HD 1237 Xuất bán cho công ty An khang 111 125,000,000 11/11/2007 HD 1237 TiỀn thuẾ XK phẢi nỘp 33311 6,250,000 …… ……. …………………….. ……. …. …… 30/11 PKT K/C SANG TK 911 911 NGàY THỎNG năm 2007 Kế toán trưởng Người ghi sổ ( KÝ, HỌ TỜN) ( KÝ, HỌ TỜN) -Trường hợp khách hàng trả chậm: Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng khi thực hiện việc giao hàng cho khách hàng vào bên có TK 511 và đồng thời ghi Nợ 131. Để theo dõi công nợ, kế toán mở sổ chi tiết theo dõi công nợ cho từng khách hàng và hạch toán vào cuối tháng. Ví dụ 2: * Ngày 17/11/2007 Công ty bán cho Công ty TNHH Cơ khí chính xác Hải Vân 8000kg thép cuộn (giá 40.000 đ/kg). Giá chưa có thuế GTGT, thuế VAT 05 %, chưa thu tiền. Kế toán định khoản: Nợ TK 131 : 336.000.000 Có TK 511(5111) : 320.000.000 Có TK 333(3331) : 16.0000.000 Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng bán: Biết giá vốn xuất kho hàng thép cuộn trên là 30.000 đ/kg Nợ TK 632 : 240.000.000 ( 8000 * 30.000) Có TK 156 : 240.000.000 ( 8000 * 30.000) Từ phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT, kế toán ghi vào sổ chi tiết liên quan như sổ TK 131 – Phải thu của khách hàng, TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NN, TK 632 – Giá vốn hàng bán, TK 156 – Hàng hoá và kế toán ghi vào sỏ nhật ký chung, sổ cái....

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổ chức công tác kế toán bán hàng và xác đinh kết quả bán hàng tại công ty CPSX & xuất nhập khẩu Đông Nam Á.doc
Tài liệu liên quan