MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
1.1. Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 3
1.1.1. Vai trò của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : 3
1.1.2. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất: 4
1.1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất: 4
1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất: 5
1.1.3. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm: 8
1.1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm: 8
1.1.3.2. Phân loại giá thành sản phẩm: 9
1.1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 10
1.1.5. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 11
1.2. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. 12
1.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX: 12
1.2.2. Đối tượng tính giá thành: 13
1.2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: 13
1.3. Nội dung phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 14
1.3.1. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: 14
1.3.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: 14
1.4. Chứng từ và Tài khoản kế toán sử dụng: 15
1.4.1. Chứng từ kế toán sử dụng: 15
1.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng: 16
1.5. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 17
1.5.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên: 17
1.5.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 17
1.5.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 18
1.5.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung: 19
1.5.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 21
1.5.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 30
1.6. Sổ kế toán sử dụng : 30
1.6.1. Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái : 30
1.6.3. Hình thức kế toán Nhật ký chung : 31
1.6.4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ : 31
1.7. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy : 31
1.7.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán: 31
1.7.2. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán: 32
1.7.3. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 34
1.7.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 34
1.7.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp và kế toán chi phí sản xuất chung: 35
1.7.3.3. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ: 36
1.7.3.4. Kế toán giá thành sản phẩm: 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ QUANG TRUNG 37
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung: 37
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung: 37
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty cơ khí Quang Trung: 39
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cơ khí Quang Trung: 41
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cơ khí Quang Trung: 44
2.2. Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung: 49
2.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: 49
2.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 50
2.2.2.1.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 50
2.2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: 63
2.2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: 72
2.2.2.4.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: 85
2.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 91
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ QUANG TRUNG 97
3.1. Một số ý kiến nhận xét về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung: 97
3.1.1. Những ưu điểm: 97
3.1.2. Những nhược điểm: 99
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung: 101
KẾT LUẬN 106
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm chín mươi nghìn đồng chẵn)
Trụ sở hoạt dộng:
Địa chỉ : Số 360, Đường Giải Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
Điện thoại : (84-4) 3864 225/3864 1932
Fax : (84-4) 3864 7255
Mã số thuế : 0 1 0 0 1 0 2 0 8 3
Loại hình doanh nghiệp :100% vốn nhà nước
Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung là một doanh nghiệp nhà nước. Nhiệm vụ chính của công ty hiện nay là chuyên sản xuất các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp nhẹ nước nhà (sản phẩm chính là các loại máy móc, thiết bị công nghiệp) có chất lượng cao, đã và đang chiếm được uy tín trên thị trường, thu hút ngày một đông hơn các mặt hàng thép và cung cấp dịch vụ.
Sản phẩm của công ty đã đáp ứng và góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp nhẹ nước nhà. Các sản phẩm và ngành nghề kinh doanh chủ yếu hiện nay của công ty gồm:
* Thiết kế, chế tạo, sửa chữa, lắp đặt, chuyển giao công nghệ dây chuyền bột và giấy có công suất đến 5000 tấn/năm; Các loại nồi hơi có công suất đến 20 tấn/giờ, áp suất đến 30 kg/cm2; Các loại bình chịu áp lực có dung tích đến 250 m3, áp suất đến 60kg/cm2.
* Chế tạo các kết cấu thép, nhà xưởng, kết cấu phi tiêu chuẩn, chế tạo lắp đặt cầu trục, cổng trục, các thiết bị đồng bộ, phụ tùng phục vụ ngành công nghiệp.
* Kiểm tra siêu âm X quang các thiết bị chịu áp lực.
* Sản xuất các loại giấy bao bì các tông, ống thép hàn, thép xây dựng.
* Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị vật tư, máy móc, phụ tùng cơ khí.
* Dịch vụ kinh doanh kho bãi văn phòng.
* Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị điện, điện tử công nghiệp và dân dụng.
Công tác đời sống của cán bộ công nhân viên toàn công ty ngày một tăng lên, điều này thật đáng khích lệ, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay việc quan tâm, tổ chức tốt nhà ăn cho cán bộ công nhân viên đã góp phần đảm bảo sức khoẻ cho mọi người và ổn định sản xuất.
* Sự phát triển:
Năm 1962 tập đoàn cơ khí Tây Đô và nhà máy cơ khí 3/2 được sáp nhập với nhau gọi tắt là nhà máy cơ khí Quang Trung. Nhiêm vụ chính của doanh nghiệp lúc này là phục vụ cho ngành công nghiệp giấy sản phẩm chính là máy seo giấy, nồi hơi.
Đến năm 1993 theo quyết định số 454 BCNN/TCLĐ ngày 7/5/1993, nhà máy cơ khí Quang Trung sáp nhập với trung tâm đăng kiểm thuộc bộ công nghiệp được lấy tên là công ty cơ nhiệt thuộc bộ công nghiệp nhẹ. Sản phẩm chính của công ty lúc này là nồi hơi, gia công cơ khí.
Đến năm 1997, Công ty cơ nhiệt được đổi tên thành Công ty cơ khí Quang Trung trực thuộc Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp theo quyết định số 1313/QĐTCCB ngày 22/8/1997.
Đến tháng 10/2004 theo cơ chế chuyển đổi doanh nghiệp của nhà nước công ty được đổi tên thành Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung.
Từ năm 1997 đến nay công ty sản xuất các mặt hàng phục vụ cho nhiều nghành như : Ngành giấy, ngành xây dựng, ngành thủy điện, ngành than, ngành mía đường, ngành xi măng,…
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty cơ khí Quang Trung:
Các sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại và được sản xuất theo đơn đặt hàng. Việc thực hiện sản xuất được bố trí cho các phân xưởng có chức năng sản xuất riêng biệt.
- Xưởng cơ khí: Là xưởng sản xuất chính, chuyên gia công các chi tiết lẻ rồi lắp ráp thành máy móc và các phụ tùng theo máy.
Sơ đồ công nghệ sản xuất
Sắt, thép
Phôi, gang, đồng
Cưa
Tiện, phay, doa
Bào, mài, khoan, hàn
Lắp ráp thiết bị
Chi tiết lẻ
Kho
Gang, thép,đồng vụn,dung dịch nguội, dầu mỡ
Kho
- Xưởng thiết bị áp lực: Chuyên gia công sản phẩm áp lực
Sơ dồ công nghệ sản xuất
Kho
Cắt, uốn, gò nguội, hàn điện, hàn hơi, doa lốc
Sắt ,thép tấm, than que hàn, đất đèn, ôxi
Sản phẩm
Thử lạnh, X quang siêu âm
Xỉ than, khối hàn, khí hàn
-Xưởng thiết bị công nghiệp: Chuyên gia công tạo hình cho sắt, thép, đồng, gang từ phôi, sau đó hàn lại thành sản phẩm kết cấu.
Sơ đồ công nghệ sản xuất
Phôi sắt, thép gang, đồng
Hàn điện, hàn hơi
Kho
Sắt, thép, gang đồng vụn
Bào, mài, giũa tiện, gò
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cơ khí Quang Trung:
Để đáp ứng yêu cầu chuyên môn hóa sản xuất, thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế thì toàn bộ cơ cấu quản lý và sản xuất của công ty được sắp xếp như sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
( Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung tháng 8 năm 2008)
Phân xưởng cơ khí
Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc công ty
Phó Tổng giám đốc nội chính
Phó Tổng giám đốc cổ phần thép Quang Trung
Phó
Tổng giám đốc kế hoạch kỹ thuật sản xuất
Phó Tổng giám đốc kinh doanh vật tư
Phòng kế hoạch kỹ thuật sản xuất
Phòng vật tư
Phòng bảo vệ quân sự
Văn phòng tổ chức lao động
Phòng tài chính kế toán
Phân xưởng thiết bị áp lực
Phân xưởng thiết bị công nghiệp
Chi nhánh Công ty tại TP. Hồ Chí Minh
Công ty cổ phần thép Quang Trung
Xí nghiệp KD/XNK tổng hợp
Giữa các phòng ban, phân xưởng trong công ty có mối quan hệ mật thiết với nhau được thể hiện:
+ Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc công ty: Là người chỉ huy cao nhất trong doanh nghiệp là người điều hành và chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc công ty là người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp.
+ Các phó tổng giám đốc: Giúp tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và uỷ quyền của tổng giám đốc.
- Phó Tổng giám đốc kế hoạch kỹ thuật sản xuất: Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác kỹ thuật sản xuất trong doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn các kế hoạch tác nghiệp sản xuất, tổ chức công tác tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp vật tư, thiết bị nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó Tổng giám đốc nội chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đề khác của doanh nghiệp như tổ chức lao động, bảo vệ quân sự.
- Phó Tổng giám đốc cổ phần thép Quang Trung: Thay mặt công ty quản lý phần vốn góp của công ty tại Công ty cổ phần thép Quang Trung có trách nhiệm xây dựng kế hoạch điều hành sản xuất trong năm, quý, tháng của công ty cổ phần thép Quang Trung. Tổ chức công tác sản xuất theo kế hoạch được giao.
- Phó Tổng giám đốc kinh doanh vật tư: Có trách nhiệm xây dựng, tổ chức công tác kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, sản phẩm, thiết bị theo kế hoạch được giao. Khai thác thị trường trong và ngoài nước để đáp ứng kịp thời cho công việc kinh dopanh của công ty.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật sản xuất : Điều hành sản xuất theo chất lượng, tiến độ yêu cầu, lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa thiết bị phục vụ sản xuất.
- Phòng vật tư: Kiểm tra, đánh giá chất lượng vật tư và hàng hóa của công ty và các phân xưởng mua về phục vụ cho sản xuất nhằm đảm bảo tất các vật tư đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng.
- Phòng bảo vệ quân sự: Có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trong toàn bộ doanh nghiệp.
- Văn phòng tổ chức lao động: Có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực quản lý nhân sự, sắp xếp cải tiến bộ máy quản lý.
- Phòng tài chính-kế toán: Có chức năng tham mưu giúp cho tổng giám đốc về công tác tài chính-kế toán, đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cơ khí Quang Trung:
* Đặc diểm tổ chức bộ máy kế toán:
Để phát huy vai trò trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí Quang Trung. Công ty còn phải tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý, đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường, công ty đã sắp xếp bộ máy kế toán hết sức gọn nhẹ, hợp lý, hoạt động có hiệu quả, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.
* Sơ đồ bộ máy kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính kế toán
`Phó phòng tài chính kế toán kiêm kế toán tài sản cố định
Kế toán quỹ kiêm kế toán tạm ứng
Kế toán thanh toán kiêm kế toán vật liệu
Kế toán tiêu thụ kiêm kế toán công nợ phải thu
Chú giải:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ tác nghiệp
* Chức năng của bộ máy kế toán:
Hiên nay, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Tức là hàng tháng thống kê đội có nhiệm vụ tập hợp xử lý ban đầu các chứng từ gửi về văn phòng tài vụ, bộ phận kế toán công ty có nhiệm vụ thu thập , ghi chép và theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh rồi tổng hợp số liệu báo cáo chung toàn công ty. Bộ phận kế toán là bộ phận quản lý rất quan trọng của công ty:
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra công tác hạch toán kế toán của toàn công ty. Đồng thời tham mưu cho giám đốc về công tác chuyên môn, nghiệp vụ kế toán để có thể đưa ra các quyết định hợp lý.
Phó phòng tài chính kế toán kiêm kế toán tài sản cố định: Có chức năng và nhiệm vụ tổng hợp các thành phần kế toán tại công ty như: Tình hình tăng giảm tài sản cố định, lương phải trả cho cán bộ cộng nhân viên, theo dõi công nợ phải trả của công ty và cuối tháng tổng hợp để lập các báo cáo kế toán.
Kế toán quỹ kiêm kế toán tạm ứng: Chịu trách nhiệm lưu giữ, quản lý số lượng tiền mặt hiện có tại doanh nghiệp theo số chi và số thu hàng tháng.
Kế toán thanh toán kiêm kế toán vật liệu: Chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm soát, thông báo tình hình thu chi, liên hệ với các bộ phận có nhu cầu sử dụng tiền mặt đảm bảo chế độ thanh toán và theo dõi tình hình vật liệu về số lượng và giá cả định mức, tiêu hao định mức nguyên vật liệu, liên hệ vói các bộ phận thu mua.
Kế toán tiêu thụ kiêm kế toán công nợ phải thu có trách nhiệm hạch toán chi tiết và tổng hợp thành phẩm, lương, và theo dõi tình hình công nợ phải thu của công ty.
*Hình thức sổ kế toán:
Tổ chức hệ thống sổ kế toán là một công cụ hết sức quan trọng trong hoạt động của bộ máy kế toán. Tổ chức sổ kế toán hợp lý sẽ giúp bộ máy kế toán hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả và theo đúng chế độ kế toán. Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung là một đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô lớn nên sản xuất kinh doanh đa dạng, lao động thủ công, khối lượng công tác kế toán lớn nên có nhu cầu phân công lao động kế toán. Với những đặc điểm trên trong nhiều năm nay Công ty đã lựa chọn hình thức Chứng từ ghi sổ để thực hiện công tác kế toán của mình.
Trình tự ghi Sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Chứng từ gốc,
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ, kế toán phân loại tổng hợp số liệu các chứng từ có cùng nội dung kinh tế lập chứng từ ghi sổ.
- Riêng những chứng từ liên quan đến tiền mặt, hàng ngày thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, sau đó chuyển cho kế toán để lập chứng từ ghi sổ.
- Kế toán căn cứ chứng từ ghi sổ đã được lập ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào Sổ cái tài khoản.
- Những chúng từ nào liên quan đến các đối tượng kế toán cần hạch toán chi tiết, thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết liên quan.
- Cuối tháng căn cứ các sổ chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết, căn cứ các sổ cái, các tài khoản lập Bảng cân đối số phát sinh.
- Cuối tháng kế toán đối chiếu số liệu giữa Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản với sổ quỹ, sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và Bảng tổng hợp chi tiết liên quan.
- Sau khi đối chiếu, kiểm tra số liệu, căn cứ vào Bảng cân đối số phát sinh và Bảng tổng hợp chi tiết để lập Báo cáo tài chính.
+ Hiện nay Công ty sử dụng các mẫu bảng biểu do bộ tài chính quy định.
+ Các Báo cáo tài chính được lập và gửi tới: Cơ quan thuế, cơ quan thống kê.
+ Việc lập ra Báo cáo tài chính do phòng kế toán chịu trách nhiệm lập đúng thời gian quy định.
* Các loại Sổ kế toán chính theo hình thức Chứng từ ghi sổ được công ty sử dụng hiện nay phục vụ cho việc hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là:
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Chứng từ ghi sổ số 10, 11, 15, 18, 19.
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ cái TK 154, TK 621, TK 622, TK 627.
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154, TK 621, TK 622, TK 627.
* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà công ty đang áp dụng:
Hiện nay Công ty đang hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên phản ánh một cách thường xuyên liên tục, cập nhật tình hình biến động tăng, giảm, hiện có của từng loại hàng tồn kho vào các tài khoản tương ứng.
* Niên độ kế toán Công ty đang áp dụng:
Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
* Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
Là đồng Việt Nam “ VNĐ”.
2.2. Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung:
2.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Ở công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có nghĩa quan trọng đúng mức. Vì thế để cho công việc hạch toán chi phí được chính xác, kế toán công ty đã căn cứ vào đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất của công ty để xác định đối tượng phù hợp.
Do đó, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty được tiến hành theo đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành là hai loại sản phẩm mà công ty đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
2.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
2.2.2.1.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
* Nội dung và phương pháp tập hợp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Nội dung của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng đối với sản xuất sản phẩm, nó là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Chính vì vậy, công tác quản lý nguyên vật liệu luôn được Công ty coi trọng. Khoản mục Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty bao gồm: Nguyên vật liệu chính dùng trực tiếp sản xuất, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng cho sản xuất và phụ tùng thay thế các loại.
Trong đó:
+ Nguyên vật liệu chính gồm: Các loại thép, tôn, gang,…Đây là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Chất lượng các loại nguyên vật liệu chính đưa vào sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.
+ Vật liệu phụ: Có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, nó làm cho sản phẩm bền đẹp hơn cả về chất lượng lẫn hình thức, phục vụ cho nhu cầu công nghệ kỹ thuật như: Mỡ bôi trơn, dầu nhờn, sơn…
+ Nhiên liệu: Là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất như: Dầu điezen,…
+ Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa những máy móc thiết bị như: Động cơ điện,…
Trong một đơn vị sản phẩm thì Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất so với Chi phí nhân công trực tiếp và Chi phí sản xuất chung. Chỉ cần có một sự thay đổi nhỏ về giá mua, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm. Do đó, việc kế toán chính xác và đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng lớn trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất và đảm bảo tính chính xác của sản phẩm.
Ở Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung không sử dụng giá hạch toán mà Công ty áp dụng giá thực tế để phản ánh giá về nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn kho ghi theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
Đối với nguyên vật liệu mua ngoài, giá mua ngoài thực tế bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn của người bán ( kể cả các khoản thuế nộp hộ người bán nếu có) và các chi phí thu mua thực tế ( Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nhân viên thu mua,…)
Phương pháp tập hợp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
+ Chứng từ kế toán sử dụng :
Để tập hợp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sử dụng các chứng từ kế toán như: Phiếu xuất vật tư theo hạn mức, Phiếu xuất kho, ….
Đơn vị: Công ty Cơ khí Quang Trung
Mẫu số: 01- VT
Địa chỉ: 360 Đường Giải Phóng – Thanh Xuân - HN
Theo QĐ:15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 05 tháng 12 năm 2008
Số: 3169
Nợ: 621 Có: 152
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Quốc Hùng
Lý do xuất kho: Sản xuất Thùng chứa ben 31m3 ( Đơn đặt hàng số 1)
Xuất tại kho: 01
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Tôn tấm CT3x6
Kg
17.000
17.000
14.500
246.500.000
2
Động cơ điện 3 pha
15 KWx380
Cái
12
12
4.000.000
48.000.000
3
Dầu điezen
Lít
450
450
26.000
11.700.000
4
Sơn chống rỉ
Kg
1.800
1.800
14.000
25.200.000
Cộng
331.400.000
Tổng số tiền ( Viết bằng chữ): Ba trăm ba mươi mốt triệu, bốn trăm nghìn đồng chẵn.
Ngày 05 tháng 12 năm2008
Người lập phiếu
Người nhận hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
Đơn vị: Công ty Cơ khí Quang Trung
Mẫu số: 01- VT
Địa chỉ: 360 Đường Giải Phóng – Thanh Xuân - HN
Theo QĐ:15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 08 tháng 12 năm 2008
Số: 3170
Nợ: 621 Có: 152
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Minh
Lý do xuất kho: Sản xuất Máy trộn ben ( Đơn dặt hàng số 2)
Xuất tại kho: 01
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Thép U120x5m
Kg
21.000
21.000
15.000
315.000.000
2
Trục quấy bi + bi 2 vòng + ổ đỡ + mặt bích
Bộ
30
30
1.800.000
54.000.000
3
Dầu điezen
Lít
580
580
26.000
15.080.000
4
Mỡ bôi trơn
Kg
1.500
1.500
21.500
32.250.000
Cộng
416.330.000
Tổng số tiền ( Viết bằng chữ): Bốn trăm mười sáu triệu, ba trăm ba mươi nghìn đồng chẵn.
Ngày 08 tháng 12 năm 2008
Người lập phiếu
Người nhận hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
+ Tài khoản kế toán sử dụng:
Để tập hợp Chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), trong đó chi tiết cho từng đối tượng sản phẩm cụ thể:
. Tài khoản 621 ( Thùng chứa ben 31m3 )
. Tài khoản 621 ( Máy trộn ben )
+ Phương pháp kế toán các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Căn cứ vào số liệu tập hợp được của bộ phận kế toán vật tư chi tiết chuyển sang, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lập “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ”.
Đơn vị: Công ty cơ khí Quang Trung
Địa chỉ: 360 Đường Giải Phóng – Thanh Xuân - HN
Mẫu số 10 - LĐTL
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ/BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
Tháng 12 năm 2008
Đơn vị tính: Đồng
STT
Ghi Có TK
Đối tượng sử dụng
TK 152
TK 153
TK 152.1
Nguyên vật liệu
chính
TK 152.2
Vật liệu phụ
TK 152.3
Nhiên liệu
TK 152.6
Phụ tùng thay thế
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
* TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.203.375.000
94.580.000
39.300.000
153.100.000
- Thùng chứa ben 31m3
549.270.000
43.360.000
18.085.000
66.365.000
- Máy trộn ben
654.105.000
51.220.000
21.215.000
86.735.000
2
* TK 627- Chi phí sản xuất chung
9.367.000
24.560.000
10.058.000
- Thùng chứa ben 31m3
3.969.175
10.407.059
4.261.979
- Máy trộn ben
5.397.825
14.152.941
5.796.021
Cộng
1.203.375.000
94.580.000
48.667.000
177.660.000
10.058.000
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập bảng
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
Chi phí nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất:
Căn cứ vào số liệu trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán ghi:
Nợ TK 621 : 1.203.375.000
TK 621 ( Thùng chứa ben 31m3 ): 549.270.000
TK 621 ( Máy trộn ben ) : 654.105.000
Có TK 152.1: 1.203.375.000
Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 154 của từng đối tượng tập hợp theo định khoản:
Nợ TK 154 : 1.203.375.000
TK 154 ( Thùng chứa ben 31m3): 549.270.000
TK 154 ( Máy trộn ben ) : 654.105.000
Có TK 621: 1.203.375.000
Trên cơ sở số liệu đã tính toán ở Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ, sổ chi tiết nguyên vật liệu, kế toán tổng hợp lập Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 theo từng đối tượng sản phẩm và Sổ cái TK 621.
Chi phí vật liệu phụ dùng vào sản xuất:
Vật liệu phụ là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất có tác dụng làm tăng thêm chất lượng sản phẩm hoặc góp phần tạo điều kiện cho sản xuất tiến hành bình thường.
Tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung, việc tập hợp Chi phí vật liệu phụ được tiến hành như đối với hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính và việc xác định giá tri nguyên vật liệu phụ xuất dùng thực tế cũng được thực hiện trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán ghi:
Nợ TK 621 : 94.580.000
TK 621 ( Thùng chứa ben 31m3): 43.360.000
TK 621 ( Máy trộn ben ) : 51.220.000
Có TK 152.2 : 94.580.000
Đến cuối tháng kết chuyển vào TK 154 của từng đối tượng theo định khoản:
Nợ TK 154 : 94.580.000
TK 154 ( Thùng chứa ben 31m3): 43.360.000
TK 154 (Máy trộn ben ) : 51.220.000
Có TK 621: 94.580.000
Chi phí vật liệu phụ cũng được theo dõi trên Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 theo từng đối tượng sản phẩm và lập chứng từ ghi sổ, sau đó vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và cuối cùng vào Sổ cái TK 621.
Chi phí nhiên liệu và phụ tùng thay thế dùng vào sản xuất:
Các loại chi phí nhiên liệu và một số phụ tùng thay thế sử dụng trong quá trình sản xuất được kế toán hạch toán tương tự như đối với chi phí nguyên vật liệu chính và cũng được theo dõi trên Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 và Sổ cái TK 621. Các khoản chi phí này cũng cũng được phân bổ chi tiết cho từng đối tượng sản phẩm trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán ghi:
Nợ TK 621 : 192.400.000
TK 621 ( Thùng chứa ben 31m3)): 84.450.000
TK 621 ( Máy trộn ben ) : 107.950.000
Có TK 152.3 : 39.300.000
Có TK 152.6 : 153.100.000
Cuối kỳ, toàn bộ chi phí nhiên liệu và phụ tùng thay thế được kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm theo bút toán:
Nợ TK 154 : 192.400.000
TK 154 (Thùng chứa ben 31m3) : 84.450.000
TK 154 ( Máy trộn ben ) : 107.950.000
Có TK 621: 192.400.000
Kết chuyển toàn bộ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng sản phẩm từ các Sổ chi tiết vật liệu được tập hợp ở trên để tính giá thành sản phẩm.
Nợ TK 154 : 1.490.355.000
TK 154 ( Thùng chứa ben 31m3): 677.080.000
TK 154 ( Máy trộn ben ) : 813.275.000
Có TK 621: 1.490.355.000
Đơn vị: Công ty cơ khí Quang Trung
Địa chỉ: 360 Đường Giải Phóng – Thanh Xuân - HN
Mẫu số S36-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
- Tài khoản: 621
- Tên sản phẩm: Thùng chứa ben 31m3
Đơn vị tính: Đồng
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Ghi Nợ Tài khoản 621
Số hiệu
Ngày, tháng
Tổng
số tiền
Chia ra
Nguyên vật liệu chính
Vật liệu phụ
Nhiên liệu
Phụ tùng thay thế
A
B
C
D
E
1
2
3
4
5
- Số dư đầu tháng
x
06/12//08
3169
05/12/08
Xuất nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm
152
331.400.000
246.500.000
25.200.000
11.700.000
48.000.000
…………..
………….
………..
………………………………
……………….
………………….……..
………………………
………………….....
……………………
…………..
…………..
………..
………………………………
...……………..
..……………………….
………………………
…………………….
……………………
- Cộng số phát sinh
trong tháng
677.080.000
549.270.000
43.360.000
18.085.000
66.365.000
- Ghi Có TK:
154
677.080.000
- Số dư cuối tháng
x
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...
- Ngày mở sổ: ...
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Đơn vị: Công ty cơ khí Quang Trung
Địa chỉ: 360 Đường Giải Phóng – Thanh Xuân - HN
Mẫu số S36-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
- Tài khoản: 621
- Tên sản phẩm: Máy trộn ben
Đơn vị tính: Đồng
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Ghi Nợ Tài khoản 621
Số hiệu
Ngày, tháng
Tổng
số tiền
Chia ra
Nguyên vật liệu chính
Vật liệu phụ
Nhiên liệu
Phụ tùng thay thế
A
B
C
D
E
1
2
3
4
5
- Số dư đầu tháng
x
09/12/08
3170
08/12/08
Xuất nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm
152
416.330.000
315.000.000
32.250.000
15.080.000
54.000.00
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32070.doc