Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại xí nghiệp giầy Barotex

Do nguyên vật liệu có nhiều chủng loại, quy cách, kích cỡ nên nguyên vật liệu được chia thành nhiều loại khác nhau. Việc phân chia dựa trên nội ding kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu đối với dây chuyền sản xuất kinh doanh.

- Nguyên vật liệu chính : Là đối tượng lao động chủ yếu nhập từ nước ngoài,

là cơ sở chủ yếu để cấu thành nên thực thể sản phẩm, ví dụ như da lộn cà phê, da bò đen, da thật trắng, vải 16 phông trắng.

- Nguyên vật liệu phụ : chủ yếu mua trong nước, chia làm 2 loại

+ Loại phục vụ cho sản xuất như dây giầy, dây chun, keo.

+ Loại phục vụ cho sửa chữa như sơn, sắt, thép, que hàn.

- Nhiên liệu : Xăng dầu đảm bảo cho máy hoạt động liên tục

- Phế liệu thu hồi : gồm kim chân vịt, chao máy.

Việc phân loại này giúp cho xí nghiệp trong việc quản lý, theo dõi vật tư

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại xí nghiệp giầy Barotex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nợ tài khoản 138 (1381) Có tài khoản 152, 153 Kiểm kê đánh giá lại giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Nợ tài khoản 412 Có tài khoản 152, 153 (8)Trường hợp mua hàng không đủ tiêu chuẩn và xuất trả lại khách hàng Nợ tài khoản 111, 112, 331 Có tài khoản 152, 153 Có tài khoản 1331 (9)Trường hợp xuất công cụ dụng cụ có giá trị lớn phân bổ nhiều kỳ Khi xuất Nợ tài khoản 142 (1421) – chi phí trả trước Có tài khoản 153 Khi phân bổ Chi phí phân bổ CCDC Tổng chi phí CCDC cần phân bổ cho 1 kỳ Số kỳ sử dụng b. Nợ tài khoản 627, 641, 642 Có tài khoản 142 (1421) Sơ đồ hạch toán Tài khoản 152,153 Tài khoản 621,627,641,642 xxx (1) (2) Xuất NVL-CCDC phục vụ cho sản xuất (9b) Tài khoản 154 xxx (3) Xuất NVL-CCDC phục vụ GCCB xxx Tài khoản 128,222 xxx (9b) (4) Phân Xuất NVL-CCDC góp vốn liên doanh bổ xxx CCDC Tài khoản 1381,1388 xxx (5) (6) Cho vay mượn, phát hiện thiếu xxx Tài khoản 111,112,331 xxx Tài khoản 133 (8) xxx Xuất trả lại Tài khoản 412 (7) xxx Đánh giá lại xxx Tài khoản 142 (9) Xuất CCDC (9b) Khi phân bổ CCDC 2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ ở phương pháp này việc nhập kho và xuất kho vật tư hàng hóa được phản ánh trên tài khoản 611. Cuối kỳ kiểm kê và đánh giá rồi tính trị giá vật tư hàng hoá xuất kho theo phương pháp cân đối Công thức tính như sau : Trị giá vật tư Trị giá vật tư Trị giá vật tư Trị giá vật tư hàng hoá = hàng hóa + hàng hoá hàng hoá xuất kho tồn đầu kỳ nhập trong kỳ cuối kỳ Phương pháp này sử dụng tài khoản 611 – mua hàng Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2 : Tài khoản 6111 – mua nguyên liệu vật liệu Tài khoản 6112 – mua hàng hoá Trình tự hạch toán Căn cứ vào phiếu nhập kho ghi giá trị giá vốn hàng nhập Nợ tài khoản 611 Nợ tài khoản 1331 Có tài khoản 111, 112, 331... (2) Trường hợp tăng vật tư do nhận góp vốn liên doanh Nợ tài khoản 611 Có tài khoản 411 Trường hợp tự gia công chế biến Nợ tài khoản 611 Có tài khoản 154 Cuối kỳ xác định tổng giá trị vật tư còn cuối kỳ theo phương pháp cân đối và kết chuyển sang tài khoản 152, 153 Nợ tài khoản 152, 153 Có tài khoản 611 Đầu kỳ kết chuyển số dư từ tài khoản 152, 153 sang tài khoản 611 Nợ tài khoản 611 Có tài khoản 152, 153 Xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Nợ tài khoản 621, 627, 641, 642 Có tài khoản 611 Xuất vật tư góp vốn liên doanh Nợ tài khoản 128, 222 Có tài khoản 611 (8)Cuối kỳ tình giá trị vật tư tồn kết chuyển sang tài khoản 152, 153 Nợ tài khoản 152, 153 Có tài khoản 611 sơ đồ hạch toán Tài khoản 152,153 Tài khoản 611 Tài khoản 621,627,641,642 xxx Kết chuyển hàng tồn Vật tư xuất dùng cho đầu kỳ sản xuất kinh doanh xxx Tài khoản 111,112 Tài khoản 157, 632 xxx Nhập kho vật tư hàng hoá Vật tư hàng hóa bán ra (cuối kỳ) xxx Cuối kỳ kết chuyển hàng tồn cuối kỳ Phần II: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại xí nghiệp giầy thể thao Xuất khẩu- Kiêu Kỵ I. Đặc điểm chung của xí nghiệp * Khái quát về xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ- Gia Lâm-Hà Nội - Tên giao dịch: Xí nghiệp xuất khẩu Kiêu Kỵ – Gia Lâm – Hà Nội - Trụ sở : Xã Kiêu Kỵ – Gia Lâm – Hà Nội Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm giầy Tổng diện tích : 22000 m Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu XN giầy thể thao xuất khẩu là đơn vị sản xuất kinh doanh còn rất non trẻ trực thuộc công ty xuất khẩu mây tre Việt Nam. Sau khi được bộ thương mại phê duyệt dự án đầu tư xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ số 162/PM-KH-ĐT ngày 13/03/1995 và quyết định số 122/ TM-TCCB ngày 20/07/1995 cho phép công ty xuất nhập khẩu Mây Tre Việt Nam được phép thành lập xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu. Ngày 22/07/1995 xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ – Gia Lâm- Hà Nội chính thức được thành lập với quyết định số 296/ TM-TCCB. Xí nghiệp có trụ sở giao dịch tại địa bàn xã Kiêu Kỵ – Gia Lâm – Hà Nội với giấy phép kin doanh số 301031 cấp ngày 09/09/1995. Có thể nói quá trình hình thành của xí nghiệp là một bức tranh phản ánh rõ nét bước chuyển mình của doanh nghiệp nhà nước. Từ việc kinh doanh thương mại đơn thuần tới việc kết hợp giữa sản xuất với kinh doanh. Để hiểu rõ bước chuyển mình này trước hết ta phải nói đến công ty xuất nhập khẩu Mây Tre là bối cảnh hình thành xí nghiệpp giầy thể thao xuất khẩu Công ty xuất nhập khẩu Mây Tre là một công ty chuyên kinh doanh xuất khẩu mây tre và hàng thủ công mỹ nghệ. Tính đến năm 1993 công ty đã gần 23 năm hoạt động xuất nhập khẩu, đã mang lại cho nhà nước hàng tỷ rúp và đô la, tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn người lao động trong phạm vi nhà nước. Tuy nhiên tới năm 1993 đầu năm 1994 toàn công ty đã phải đương đầu với những thử thách to lớn do sự sụp đổ thị trường xuất khẩu Đông Âu và Liên Xô cũ . Bên cạnh đó công ty còn phải đương đầu với những thử thách to lớn trong cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Công ty đã nghiên cứu phương án chuyển đổi sang cơ cấu sản xuất kinh doanh để mở rộng mặt hàng xuất khẩu chiếm kĩnh thị trường . Do đó xí nghiệp giầy được thành lập tại Kiêu Kỵ – Gia Lâm – Hà Nội. Ban đầu đối tượng của xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu là công ty TranWorld System INC, một trong những công ty có nhiều năm hoạt độngvà kinh doanh có uy tín trên thị trường giầy thể thao quốc tế. Xí nghiệp sản xuất dựa trên nguồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do TranWorld System INC cung cấp. Nhưng cho đến cuối năm 2000, xí nghiệp đã ký hợp đồng hợp tác gia công cho tập đoàn TMC (Đài Loan) trong vòng 5 năm. Đây là một trong những tập đoàn phát triển khá ổn định , có thị trường ở các nước châu Âu và châu á. Tập đoàn có nhiều khách hàng như Styloplc (Anh), Heinrich Deichman Schuhe (Bỉ)... Xí nghiệp sản xuất gia công nguyên vật liệu phụ mà xí nghiệp mua trong nước, bổ sung vào nguyên vật liẹu mà TMC cung cấp. Quá trình sản xuất dựa trên toàn bộ số sản phẩm giầy gia công được ký theo kế hoạch sản xuất từng tháng giữa xí nghiệp với tập đoàn TMC Toàn bộ máy móc thiết bị đồng bộ do hai dây chuyền sản xuất được nhập mới và hiện đại, nó có thể sử dụng với số lượng công nhân khoảng 800 người. Việc đầu tư cơ sở vật chất do công ty xuất nhập khẩu Mây Tre đứng ra lo liệu dựa trên một phần vốn tự có, một phần vốn đi vay. Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp khoảng 15.200.000.000 VNĐ. Trong đó : Vốn cố định : 11.800.000.000 VNĐ Vốn lưu động :1.600.000.000 VNĐ Vốn khác : 1.800.000.000 VNĐ + Da cứng : 40-50 tấn/ năm + Da mềm : 600 bia/năm + Keo da công nghiệp : 40 tấn/ năm + Giầy da, giầy vải : 3000.000 đôi / năm Kết quả kinh doanh của xí nghiệp Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1. Doanh thu tiêu thụ 24.283.226.714 29.139.782.056 40.795.820.879 2. Giá trị sản lượng 17.000.000.000 20.400.000.000 22.440.000.000 3. Số phải nộp ngân sách 1.592.806.532 1.750.000.000 1.950.000.000 4.Số đã nộp 779.701.464 1.250.000.000 1.400.630.000 Lương bình quân 550.000 600.000 650.000 Ngày 01/01/2005, theo quyết định số 13/MT-TCCB của Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Mây tre Việt Nam về việc chuyển xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Kiêu Kị thành xí nghiệp Giầy Barotex thuộc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam. 2. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 2.1. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp được thực hiện theo kiểu trực tuyến. Chức năng của cơ cấu này vừa đảm bảo việc thực hiện chế độ một lãnh đạo vừa phát huy được quyền dân chủ sáng tạo độc lập tương đối của các phòng ban trong tổ chức. Sơ đồ bộ MáY QUảN Lý của xí nghiệp giầy Giám đốc Phó giám đốc phụ trách vật tư Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phó giám đốc phụ trách SX Phòng xuất nhập khẩu Phòng kế hoạch vật tư Phòng giao nhận Phòng cơ điện Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng kỹ thuật KCS Phân xưởng gò ráp Phân xưởng may Phân xưởng đế Phân xưởng cắt Chức năng của từng bộ phận Ban giám đốc: Gồm 4 người + Giám đốc : Là người chịu trách nhiệm chung về tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước công ty và trước nhà nước về kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp + Phó giám đốc phụ trách sản xuất : Là người phụ trách sản xuất, được giám đốc uỷ quyền và chỉ đạo vấn đề sản xuất,chất lượng sản phẩm. + Phó giám đốc phụ trách thị trường nước ngoài : Là người được giám đốc uỷ quyền chỉ đạo việc tìm kiếm đối tác kinh doanh cho xí nghiệp, được ký kết hợp đồng kinh doanh với đối tác nước ngoài . + Phó giám đốc phụ trách vật tư : Phục vụ sản xuất từng tháng của xí nghiệp, là người được xem xét giải quyết số vật tư cần thiết ở dưới xưởng đề nghị lên để lập tờ trình dự trù xin mua Các phòng ban : + Phòng tổ chức hành chính: là bộ phận được tập hợp từ các ban tổ chức lao động tiền lương, hành chính quản trị. Nhiệm vụ của bộ phận này là bố trí, sắp xếp lao động trong xí nghiệp về số lượng, trình độ tay nghề từng phòng từng phân xưởng, xây dựng những nội dung quy chế, hướng dẫn thực hiện các quy định theo đúng chế độ chính sách của nhà nước. + Phòng kế toán tài vụ: Làm công việc quản lý trong xí nghiệp, giúp giám đốc thực hiện tốt các chế độ hạch toán kinh tế, thống kê tài chính, thông tin kinh tế cho xí nghiệp. Ngoài ra phòng này còn có nhiệm vu lập và thực hiện tốt các kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính theo quy định. + Phòng xuất nhập khẩu : Có nhiệm vụ lập chứng từ nhập xuất hàng, nghiệp vụ xuất nhập khẩu theo kế hoạch xuất hàng giâỳ mà đối tác đã ký, lập bảng thanh toán tiền gia công với đối tác theo từng tháng để phía đối tác xem xét và trả tiền gia công cho xí nghiệp. + Phòng kế hoạch vật tư : Dựa trên kế hoạch sản xuất tháng từ phía đối tác giao cho, lập kế hoạch dự trù mua vật tư, cấp phát vật tư sau khi đã kiểm tra lại các định mức. + Phòng kỹ thuật KCS : có nhiệm vụ giám sát các định mức, tiêu chuẩn về kỹ thuật ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát minh, sáng kiến cho cải tiến sản phẩm, chịu trách nhiệm về kỹ thuật ,an toàn trong sản xuất.Ngoài ra còn có nhiệm vụ là kiểm tra chất lượng sản phẩm theo từng giai đoạn sản xuất. + Phòng cơ điện : Phục vụ an toàn điện , nước cho toàn xí nghiệp, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thường xuyên và định kỳ, ngoài ra còn tham mưu chế tạo mẫu cho sản xuất. + Phòng giao nhận : Đảm boả công tác giao nhận hàng hoá, sắp xếp chuẩn bị kho tàng tốt để phục vụ luôn giữ hàng hoá khi vận chuyển Ngoài các bộ phận chức năng trên, có 4 phân xưởng: cắt , may, gò , đế. Nhiệm vụ chính của 4 phân xưởng này là những phân xưởng sản xuất chính để tạo ra sản phẩm. Tóm lại xí nghiệp có 7 phòng ban và 4 phân xưởng . 7 phòng gồm : + Phòng tổ chức hành chính + Phòng kế hoạch vật tư + Phòng xuất nhập khẩu + Phòng kế toán tài vụ + Phòng kỹ thuật KCS + Phòng cơ điện + Phòng giao nhận 4 phân xưởng gồm : + Phân xưởng cắt + Phân xưởng may + Phân xưởng gò ráp + Phân xưởng đế 2.2. Tình hình chung về công tác kế toán Sơ đồ bộ máy kế toán tại xí nghiệp Kế toán trưởng Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Kế toán tổng hợp Thủ kho, nhân viên thống kê ở các phân xưởng Kế toán tài sản cố định Kế toán tiền gửi ngân hàng Kế toán giá thành và tiêu thụ thành phẩm Kế toán thanh toán Ghi chú : : quan hệ chỉ đạo : quan hệ phối hợp b. Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiẹm vụ, nội dung công tác kế toán trong xí nghiệp có hiệu quả là điều quan trọng để thông tin một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ các đối tượng sử dụng thông tin. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế, cơ cấu bộ máy kế toán của xí nghiệp được tổ chức theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Từ đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý, quy mô hoạt động của công ty, hình thức kế toán hiện nay của xí nghiệp là hình thức “chứng từ ghi sổ”. Phòng tài vụ là nơi phản ánh, ghi chép, kiểm tra, tính toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất . Từ đó phân loại, xử lý, tổng hợp số liệu thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo để lựa chọn định hướng và chỉ đạo hoạt động sản xuất nhằm đem lại hiệu quả cao. Phòng kế toán tài vụ bao gồm : Đứng đầu là trưởng phòng chuyên kế toán tổng hợp giá thành ( kế toán trưởng ) và những nhân viên còn lại phụ trách các phần kế toán như sau: Kế toán thanh toán : kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ : Theo dõi tình hình nhập xuất tồn để ghi vào chứng từ sổ sách có liên quan, hướng dẫn kiểm tra đối chiếu với thủ kho về tình hình nhập xuất tồn kho vật tư, là một trong những thành viên của đoàn kiểm kê định kỳ. Kế toán tài sản cố định : Là người theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương : Trên cơ sở bảng chấm công từ phòng tổ chức hành chính đã kiểm duyệt, kế toán tính toán chính xác đầy đủ kịp thời tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ nhân viên theo chế độ nhà nước ban hành dựa vào đơn giá lương và hệ số lương. Thủ quỹ : Căn cứ và phiếu thu chi tiền mặt đã có đầy đủ chữ ký cuă những người có trách nhiệm thẩm quyền để thực hiện việc thu chi tiền. Theo dõi, cập nhật chính xác đồng thời phải luôn luôn nắm được số tiền hiện có tại quỹ cung cấp số liệu cho phòng tài chính kế toán để có thể nắm bắt kịp thời tình hình thanh toán của xí nghiệp. Các nhân viên kế toán chịu sự bao quát của kế toán trưởng. Kế toán trưởng theo dõi đôn đốc kế toán viên hoàn thành công việc của mình kịp tiến độ chung, tổ chức công tác kế toán sao cho hợp lý, mang lại hiệu quả cao. .c. Quy trình công nghệ sản xuất giầy của xí nghiệp Đế giầy Nguyên vật liệu KSC đóng gói nhập kho Gò mũ + đế giầy In thuê các chi tiết Cắt các chi tiết Cán sấy Da vải, mút xốp Kéo may, chỉ Ghi chú : : quan hệ trực tiếp Sơ đồ hạch toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ” Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng kê tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chung từ gốc Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ Sổ quỹ Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra II. Thực trạng công tác nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại xí nghiệp Do sản phẩm giầy da của xí nghiệp rất đa dạng về chủng loại và kích cỡ, phong phú về màu sắc nên nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cũng rất đa dạng và phong phú. Nguyên vật liệu của xí nghiệp hầu như được nhập từ nước ngoài, bao gồm các loại da, giả da...Các loại nguyên vật liệu phụ như dây, keo...thì mua trong nước. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở xí nghiệp giầy. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ a.1. Phân loại nguyên vật liệu Do nguyên vật liệu có nhiều chủng loại, quy cách, kích cỡ nên nguyên vật liệu được chia thành nhiều loại khác nhau. Việc phân chia dựa trên nội ding kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu đối với dây chuyền sản xuất kinh doanh. Nguyên vật liệu chính : Là đối tượng lao động chủ yếu nhập từ nước ngoài, là cơ sở chủ yếu để cấu thành nên thực thể sản phẩm, ví dụ như da lộn cà phê, da bò đen, da thật trắng, vải 16 phông trắng... Nguyên vật liệu phụ : chủ yếu mua trong nước, chia làm 2 loại + Loại phục vụ cho sản xuất như dây giầy, dây chun, keo... + Loại phục vụ cho sửa chữa như sơn, sắt, thép, que hàn... Nhiên liệu : Xăng dầu đảm bảo cho máy hoạt động liên tục Phế liệu thu hồi : gồm kim chân vịt, chao máy... Việc phân loại này giúp cho xí nghiệp trong việc quản lý, theo dõi vật tư được dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó theo dõi số lượng chất lượng của nguyên vật liệu, từ đó đề ra các biện pháp quản lý, bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu tốt hơn. a.2. Phân loại công cụ dụng cụ * Theo nội dung kinh tế và chức năng của công cụ dụng cụ : công cụ dụng cụ bao gồm : Các loại bao bì để chứa đựng nguyên vật liệu trong quá trình thu mua bảo quản như sọt, bát men... Những dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh , sành sứ, quần áo giầy dép chuyên dùng để làm việc như mũ giầy, phom, dao chặt, gang tay... Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tại xí nghiệp các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ diễn ra không thường xuyên nhưng số lượng và giá trị phát sinh lớn, ngược lại nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu thì lại diễn ra thường xuyên liên tục và giá trị xuất ra nhỏ, chính vì thế xí nghiệp đã lấy giá thực tế để đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ . b.1. Giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập trong kỳ Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập khẩu : Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết với nước ngoài, hoá đơn thương mại nhập khẩu, các hoá đơn cước phí vận chuyển, lưu kho bãi và các chi phí khác có liên quan đến nhập khẩu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán tính giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập khẩu theo công thức : Giá thực tế NVL-CCDC Giá CIF Chi phí vận chuyển Vận tải nhập khẩu lưu kho bãi nội địa Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua trong nước Giá thực tế NVL-CCDC Giá mua ghi trên hóa đơn Chi phí thu mua mua trong nước (chưa có thuế GTGT) liên quan (nếu có) Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ luân chuyển trong nội bộ giữa các xí nghiệp trong vùng : Giá nhập kho là giá thực tế xuất kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở các xí nghiệp khác chuyển sang. Cuối kỳ thanh toán bù trừ lẫn nhau. Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhận gia công theo đơn đặt hàng của nước ngoài : Giá thực tế nhập kho là giá thoả thuận của hai bên Đối với phế liệu thu hồi : Giá thực tế nhập kho là giá ước tính có thể sử dụng được. b.2. Giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất trong kỳ Vật tư của xí nghiệp xuất kho chủ yếu là dùng cho sản xuất sản phẩm. Hiện nay xí nghiệp tính giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho theo giá thực tế đích danh. Theo phương pháp này căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho của từng lô hàng xuất kho để tính giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất trong kỳ. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở xí nghiệp Giầy thể thao xuất khẩu Kiểm tra số lượng, chất lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và phân công quản lý Trước khi vật tư đưa vào nhập kho đều phải qua sự kiểm tra tỉ mỉ và chính xác của ban kiểm tra vật tư. Vật tư của xí nghiệp sau khi kiểm tra xong đều được lập biên bản kiểm nghiệm về số lượng và sự thừa thiếu hư hỏng. Để quản lý vật tư có hiệu quả toàn bộ vật tư của xí nghiệp được chia như sau : Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất : Do phòng vật tư quản lý Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ hành chính : Do phòng tổ chức hành chính quản lý. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để bảo dưỡng sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị nhiên liệu điện nước: Do bộ phận cơ điện quản lý. Thủ tục nhập - xuất – tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tất cả các hoạt động kinh tế xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp liên quan đến việc nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đều phải được lập các chứng từ kế toán đầy đủ, kịp thời chính xác theo đúng chế độ ban hành của nhà nước đồng thời phải đảm bảo những thủ tục nhất định. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập khẩu Căn cứ vào hợp đồng thương mại, bảng kê chi tiết hàng hoá nhập kho, biên bản kiển tra vật tư , phòng kế hoạch vật tư tiến hành làm thủ tục nhập kho. Phiếu nhập kho viết làm 4 liên: Một liên do phòng kế hoạch vật tư giữ và lưu lại Một liên chuyển cho kế toán thanh toán Một liên chuyển cho kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Một liên thủ kho giữ Trong phiếu nhập kho căn cứ vào số lượng thực nhập để ghi vào cột số lượng rồi căn cứ giá trên hoá đơn để ghi vào cột giá đơn vị và thành tiền. Phiếu nhập kho phải được thủ kho – người viết phiếu phụ trách cung tiêu vật tư, thủ trưởng đơn vị ký. Thủ tục nhập kho mua trong nước : chia làm 2 loại - Loại phục vụ cho sản xuất và vật liệu phụ thay thế : số lượng nhỏ, không ổn định thì không ký kết hợp đồng kinh tế mà phải lấy dự trù mua. Để làm thủ tục nhập kho cần có hoá đơn, có dấu của đơn vị bán, biên bản kiểm nghiệm vật tư, dự trù mua vật tư. Sau khi có đầy đủ các yếu tố cần thiết, phòng kế hoạch vật tư tiến hành làm thủ tục nhập kho. Phiếu nhập kho viết làm 4 liên : + Một liên lưu lại phòng kế hoạch vật tư + Một liên do người đi mua, người cung cấp giữ cùng hoá đơn tài chính để làm thủ tục thanh toán + Một liên giao cho phòng kế hoạch nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ + Một liên giao cho thủ kho Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kho của xí nghiệp chủ yếu dùng cho sản xuất sản phẩm, cho quản lý xí nghiệp, ngoài ra còn trao đổi với đơn vị khác. Khi có nhu cầu về vật tư bộ phận lãnh phiếu, lập phiếu riêng cho từng thứ hoặc từng nhóm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cùng loại đưa lên phòng kế hoạch vật tư xem xét và ký duyệt. Sau đó đưa lên phòng vật tư lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho ghi thành 4 liên: + Một liên lưu phòng kế hoạch vật tư + Một liên giao cho người lĩnh vật tư + Một liên giao cho thủ kho + Một liên giao cho phòng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Để kế toán tổng hợp có những số liệu thông tin chính xác, kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở xí nghiệp tiến hành trên cơ sở các chứng từ, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và hoá đơn kiêm xuất kho để lập các sổ thẻ kế toán chi tiết. Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở xí nghiệp Giầy được tiến hành đồng thời tại bộ phận kho và phòng kế toán. Phương pháp hạch toán chi tiết được sử dụng là phương pháp ghi thẻ song song. Tại kho Thủ kho và các nhân viên của kho phải đảm bảo các yêu cầu bảo quản vật tư tốt về mặt số lượng cũng như về mặt chất lượng của vật tư. Để phục vụ cho sản xuất sản phẩm, kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được tiến hành trên thẻ kho. Hàng ngày sau khi đã đối chiếu khớp giữa phiếu nhập kho, phiếu xuất kho với số lượng thực nhập, thực xuất, thủ kho ghi vài thẻ kho và chỉ ghi chỉ tiêu số lượng. Đến cuối tháng tính số lượng tồn kho theo công thức : Số tồn Số tồn Số nhập Số xuất cuối tháng đầu tháng trong tháng trong tháng Tại phòng kế toán Kế toán theo dõi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và thành tiền. Sau khi xem xét, xác nhận vào thẻ kho, kế toán dựa vào phiếu nhập, xuất kho mà thủ kho gửi lên để ghi vào sổ chi tiết tài khoản 1522, tài khoản 1521, tài khoản 153... Đến cuối tháng trên cơ sở sổ chi tiết, bảng chi tiết, thẻ kho, kế toán lập bảng tổng hợp nhập - xuất – tồn. Mỗi trang sổ được ghi cho một loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cả về số lượng và giá trị nhập – xuất – tồn kho. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Xí nghiệp xuất khâủ Giầy thể thao sử dụng phương pháp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hình thức kế toán là hình thức chứng từ ghi sổ. Các tài khoản sử dụng : + Tài khoản 152 : nguyên liệu vật liệu ( tài khoản 1521, tài khoản 1522) + Tài khoản 153 : công cụ dụng cụ + Tài khoản 154 : chi phí sản xuất dở dang + Tài khoản 621, 627, 641, 642. + Một số tài khoản có liên quan như tài khoản 111,112, 141,131,136, 138, 331, 338 Xí nghiệp hiện nay là đối tác của tập đoàn TMC (Đài Loan). Xí nghiệp nhận gia công giầy cho tập đoàn TMC. Thực tế xí nghiệp hạch toán nguyên vật liệu phụ cho các đơn hàng của đối tác, vật liệu chính do TMC quản lý và cung cấp. Xí nghiêph chỉ làm thủ tục nhận hàng về mà không quản lý hạch toán vật liệu đó. Số vật liệu chính này do người quản lý của TMC quản lý và đưa ra định mức chi phí sẵn để sản xuất ra đôi giầy. Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tạ xí nghiệp là những nguyên nhiên phụ liệu do xí nghịp tự mua trong nước để bổ sung vào quá trình sản xuất. Ví dụ : Quá trình hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở xí nghiệp Giầy thể thao xuất khẩu Biểu số 01 Hoá đơn giá trị gia tăng Mẫu số 01GTGT Liên 2 ( giao cho khách hàng ) Ngày 16/04/2004 Đơn vị bán hàng : Chị Lê Thị Hải Địa chỉ : Kiêu Kỵ – Gia Lâm – Hà Nội MST : 0100541588- 4 Họ tên người mua : Phạm Văn Thuyết Đơn vị : Xí nghiệp Giầy thể thao xuất khẩu Địa chỉ : Xã Kiêu Kỵ – Gia Lâm – Hà Nội Hình thức thanh toán : tiền mặt MST : 0100107194- 006- 1 STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 1 Dao lạng da Chiếc 15 240.000 3.600.000 2 Súng phun sơn Chiếc 5 180.000 900.000 3 Đá mài dao Viên 20 18.000 360.000 4 Kim máy Chiếc 6000 1.150 6.900.000 5 Chun buộc Kg 55 27.000 1.485.000 6 Dây kuloa Chiếc 20 20.000 400.000 Cộng tiền hàng 13.645.000 Thuế suất, thuế GTGT 10% 1.364.500 Tổng giá thanh toán 15.009.500 Số tiền viết bằng chữ: Mười năm triệu không trăm linh chín nghìn năm trăm đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Biểu số 02 Biên bản kiểm nghiệm vật tư Ngày 16 tháng 04 năm 2004 Căn cứ vào HĐ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc745.doc
Tài liệu liên quan