Ở công ty Giầy Thuỵ Khuê, phòng kế toán tài vụ là một trong những phòng quan trọng nhất. Với chức năng quản lý về tài chính, phòng Tài vụ đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch SX hàng năm của Công ty. Có thể nó phòng kế toán - Tài vụ là người trợ lý đắc lực cho giám đốc và lãnh đạo công ty để đưa ra các quyết định đúng đắn, hiệu quả trong điều hành quản lý quá trình SXKD, vừa là những người ghi chép, thu thập tổng hợp các thông tin về tình hình kinh tế, tài chính và hoạt động của công ty một cách chính xác, kịp thời đầy đủ.
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty giầy Thụy Khuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm ở giai đoạn cuối.
Tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp này thể hiện qua sơ đồ sau:
CPSX giai đoạn I
CPSX giai đoạn II
CPSX giai đoạn n
CPSX giai đoạn I
Trong thành phẩm
CPSX gđ II trong thành phẩm
CPSX gđ n trong thành phẩm
Giá thành
FX1 FX2 FXn
...
2.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Đây là phương pháp thích hợp cho sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục và song song tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc hàng loạt vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất và từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là thành phần của từng đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp chu kỳ sản xuất. Khi nào sản xuất hoàn thành đơn đặt hàng thì kế toán mới tính giá thành cho các thành phẩm theo đơn đặt hàng.
Khi một đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng mới đưa vào sản xuất kế toán phải mở ngay cho mỗi đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng đó một bảng tính giá thành, cuối mỗi tháng căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp ở từng phân xưởng, đội sản xuất theo từng đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng trong sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất để ghi sang các bảng tính giá thành có liên quan khi nhận được chứng từ xác nhận đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng đã được sản xuất hoàn thành (phiếu nhập kho, phiếu giao nhận sản phẩm.v.v....) kế toán ghi tiếp chi phí sản xuất trong tháng của đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng còn đang sản xuất dở dang thì chi phí đã ghi trong các bảng tính giá thành đều là chi phí của sản phẩm dở dang.
2.4. Phương pháp tính loại trừ chi phí
Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp:
- Cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.
- Kết quả sản xuất ngoài thành phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định còn có sản phẩm hỏng, hỏng không sửa chữa được không tính cho sản phẩm hoàn thành chịu.
- Các phân xưởng sản xuất có cung cấp sản phẩm, lao vụ lẫn nhau cần loại trừ khỏi giá thành sản phẩm, lao vụ phục vụ cho sản xuất chính.
Đối tượng kế toán là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, sản phẩm hoàn thành và sản phẩm lao vụ phục vụ cho các bộ phận không phải là sản xuất phụ:
Công thức tính:
Z = C + Dđk - Dck - Clt
Z: Tổng giá thành thành phẩm.
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp.
Dđk và Dck: Chi phí sản xuất sản phẩm dở đầu kỳ và cuối kỳ.
Clt: Chi phí cần loại trừ khỏi tổng chi phí đã tập hợp.
2.5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng loại nguyên liệu, vật liệu, kết quả sản xuất đồng thời thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất đã hoàn thành:
Công thức tính:
Tổng sản lượng thực tế quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn là:
Trong đó:
Si: Sản lượng thực tế loại sản phẩm i
Hi: Hệ số quy định cho sản phẩm loại i.
2.6. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng 1 quy tình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất là một nhóm sản phẩm với chủng loại, phẩm cấp quy cách khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.
Công thức tính:
=
Tỷ lệ giá thành Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm
từng khoản mục Tiêu chuẩn phân bổ
Tổng giá thành Tiêu chuẩn phân bổ Tỷ lệ tính
thực tế từng = có trong từng quy x giá thành
quy cách cách (theo khoản mục)
2.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này thích hợp khi đơn vị có đủ điều kiện:
- Quy trình công nghệ đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định .
- Các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức đã được kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên.
- Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối vững vàng, đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu có nền nếp chặt chẽ. Đặc điểm của phương pháp này là thực hiện được sự kiểm tra kịp thời tình hình và kết quả thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phát hiện kịp thời, chuẩn xác những khoản chi phí vượt định mức ngay từ trước và trong khi xảy ra, đề ra các biện pháp khắc phục phấn đấu hạ thấp giá thành.
Công thức tính:
GTTT
Của SP
=
GT định mức
của sản phẩm
±
Chênh lệch do
thay đổi
định mức
±
Chênh lệch
do thoát ly
định mức
Tập hợp chi phí cuối tháng, cuối quý.
Nợ TK 154.
Có TK 621, 622, 627.
Phần thứ hai
Tình hình thực tế về công tác kế toán
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm ở Công ty giầy thụy khuê - Hà Nội
I. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức công tác kế toán tại công ty giầy thụy khuê
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
I Đặc điểm tình hình chung và phát triển của Công ty
1. Qua trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty Giầy Thuỵ Khuê Hà Nội ( trước đó là xí nghiệp Giầy Thuỵ Khuê) được thành lập tháng 4 năm 1989. Trước khi thành lập, nơi đây chỉ là một phân xưởng giầy của Xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình. Nhưng chính nơi đây cũng là một cơ sở SX giầy vải tiền thân của xí nghiệp giầy vải Hà Nội. Như vậy tuy tuổi đời chưa cao, nhưng bề dày lịch sử của Công ty đã nghi nhiều thành tích cho nền công nghiệp Hà Nội.
- Năm 1956, từ chỗ là một PX sản xuất tràn cục của Tổng cục Hậu cần quân đội được thành lập với tên gọi là Xí nghiệp giầy vải Hà Nội trực thuộc Cục Công nghiệp Hà Nội ( nay là cơ sở Công nghiệp Hà Nội). Năm 1978 sát nhập với xí nghiệp giầy vải Thượng Đình mang tên Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình.
- Ngày 1 - 4 - 1989 được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 93 QĐUB tách ra thành lập riêng mang tên Xí nghiệp Giầy vải Thụy Khuê và đến tháng 8 - 1993 được UBND thành phố Hà Nôi ra quyết định 2558 cho phép đổi thành Công ty giầy Thuỵ Khuê Hà Nội.
- Khi được UBND thành phố quyết định thành lập tháng 4 - 1989, Công ty giầy Thuỵ Khuê chỉ có 458 CBCNV và 2 PXXS, một số dẫy nhà xưởng hầu hết là nhà cấp bốn cũ nát, thiêt bị máy móc cũ kỹ, già cỗi, lạc hậu, SX chủ yếu bằng phương pháp thủ công, sản lượng mỗi năm đạt trên 400.000 sản phẩm, phần lớn là sản phẩm cấp thấp.
Sau khi được thành lập, Công ty đã đầu tư nhiều cho phát triển SX, cụ thể như sau:
Năm 1994, do quy hoạch của thành phố, công ty đã chuyển toàn bộ cơ sở sản xuất vào khu A2 - xã phú diễn - Từ liêm - Hà Nội. Cơ sở mới gồm 3 xưởng sản xuất chính, khối phòng ban, đơn vị phụ trợ, kho tàng, nhà ăn với gần 20.000m2.
Song song với nhiệm vụ xây dựng và di chuyển tới dịa điểm mới, các chỉ tiêu kinh tế xã hội hàng năm được thực hiện tốt liên tục sản xuất năm sau cao hơn năm trước. Nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, quy mô hoạt động của công ty tiến dần từng bước tới hiện đại, các giải pháp về sản xuất liên kết, hợp tác, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất là biện pháp hàng đầu.
Năm 1992-1993, công ty hợp tác với công ty P.D.G thái lan, mở thêm dây truyền sản xuất giầy dép nữ thời trang xuất khẩu và tuyển thêm 250 lao động ngoài xã hội vào làm việc. Từ 7 tỷ đồng doanh thu năm 1992 đã tăng gấp đôi đạt 14 tỷ đồng. Năm 1993 chính phủ tặng bằng khen cho tập thể cán bộ công nhân viên.
Năm 1994 công ty ký hợp đồng hợp tác sản xuất với công ty CHIARMINGS Đài loan để mở thêm dây truyền thứ 3 sản xuất giầy cao cấp xuất khẩu được.
Năm 1994 doanh thu đạt 20 tỷ đồng, bằng 135% cùng kỳ năm 1993. Do nhu cầu của thị trường và phát triển kinh doanh, năm 1995 công ty tiếp tục thành lập một xưởng hợp tác với công ty ASE Hàn Quốc, với giá trị đầu tư 7 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, đầu tư thiết bị để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Năm 1996 công ty mở rộng hợp tác với công ty YENKE Đài Loan để đầu tư dây truyền sản xuất giầy nữ thời trang xuất khẩu với số vốn 6,7 tỷ đồng.
Năm 1998 công ty đảm bảo cho 2.100 cán bộ công nhân viên đủ việc làm, tài sản và tiền vốn có trên 40 tỷ đồng (gấp 8 lần so với năm 1989) cải tạo và xây dựng 20.000m2 nhà xưởng trên mặt bằng 30.000m2 đất, đầu tư 7 dây truyền sản xuất giầy hoàn chỉnh khép kín bằng thiết bị tiến tiến của nước ngoài và trong nước với sản lượng 3,45 - 4 triệu đôi giầy mỗi năm. Sản phẩm của công ty xuất khẩu sang trên 20 nước trên thế giới, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 70% - 80% doanh thu hàng năm.
Đến cuối năm 2000 doanh thu của doanh nghiệp đạt trên 98 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 2.350 lao động. Ước tính năm 2005 doanh thu của doanh nghiệp đạt trên 130 tỷ đồng. Và công ty sẽ tiếp thị phát triển để nâng cao hơn uy tín trên thị trường.
*Nguồn nhân lực
Trong những năm qua ,lực lượng lao động của công ty không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng .
Công ty đã đảm bảo được cho gần 2.100 người cán bộ công nhân viên có việc làm ổn định thu nhập bình quân đầu người gần 700.000 đồng/tháng/ 1người.
Tổng số lao động hiện nay của công ty là 2092 người trong đó 87% lực lượng của công ty là những người trẻ , khoẻ có kiến thức văn hoá ,tiếp thu tốt công nghệ sản xuất tiên tiến là 1925 người chiếm 92% tổng số lao động . Hầu hết công nhân của công ty đã được qua lớp đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn của ngành .Số công nhân có trình độ tay nghề bậc 6/7 là 106 công nhân chiếm 5,06%, trình độ bậc 5/7 là 129 công nhân chiếm 6,17%, trình độ tay nghề bậc 3/7 là 413 người chiếm 19,75%. Số còn lại là lao động thủ công đã qua lớp đào tạo tay nghề từ 3 đến 6 tháng , do công ty tổ chức . Số lao động gián tiếp là 167 người chiếm 8% tổng số lao động toàn công ty trong đó 107 người đã tốt nghiệp đại hoc , 54người đã tốt nghiệp trung cấp hoặc sơ cấp.
2. Quy trình công nghệ sản xuất giầy
Nguyên liệu chính để sản xuất giày là vải bạt, vải phin để mau mũi giầy và cao su làm đế giầy. Hoá chất sử dụng bao gồm : Paraphin, cacbonat, kẽm , bột màu ... và các hoá chất khác đóng vai trò chất trộn, chất xúc tác làm dẻo cao su, tăng độ bền và chống lão hoá. Khuôn kim loại dùng để dập ô-zê.
Cụ thể quá trình snả xuất giầy diển ra như sau:
Cao su được cất nhỏ, nghiền sơ bột, trộn với các hoá chất rồi đưa vào máy cán. Công đoạn đúc để có tác dụng làm mềm cao su và cán thành những tấm mỏng, những tấm cao su đó được cắt thành đế giầy và đưa qua bộ phận ép đế với cao su mỏng dán trên mặt đế. Phần thân giầy gồm hai loại vải đã được bồi ở công đoạn đồi sẽ được cắt thành mũi giầy. Những mũi giầy đã hoàn thành ở công đoạn này được đưa sang bộ phận gò sau đó được đưa tiếp sang bộ phận dập ô-zê
Sản phẩm này sau khi hoàn thành được đưa sang bộ phận OTK để kiểm tra chất lượng, những sản phẩm có đóng dấu OTK mới được nhập vào kho thành phẩm.
Nguyên liệu
Vải bạt,vải phin, cao su, hoá chất
Sơ đồ quy trình công nghệ sau :
Công đoạn bồi
Bồi dán bạt và phin
lại với nhau sau đó cắt thành mũi giầy
Công đoạn đúc đế
Đúc, dập ra đế giầy cao su hoặc nhựa tổng hợp
Công đoạn gò
Lồng mũ giầy vào fom giầy quét keo vào đế và chân mũ giầy, ráp đế vào mũ giầy rồi đưa gò dán cao su làm nhãn giầy và dán đường trang trí,lưu hoá trong lò 60 phút
Công đoạn may
May hoàn chỉnh thanh các mũi giầy
Hoàn thiện
Dập ô-zê luồn dây giầy kiểm nghiệm chất lượng và đóng gói
a. Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Hiện nay, công ty Giầy Thuỵ Khuê có 2 địa điểm:
- Bộ máy hành chính của công ty :152- Thuỵ Khê - Hà Nội
- Các PXSX đặt tại Phú DIễn - Từ Liêm - Hà Nội
Công ty có 3 PXSX:
- PX Yenkee liên doanh với Đài Loan
- PX Chaiminhs liên doanh với Đài Loan
Cả hai PX này đều may giầy các loại cho phía Đài Loan
- Phân xưởng ASE do công ty trực tiếp quản lý và điều hành SX, chuyên may và sản xuất các loại giầy (Trong đó có cả giầy vải bata phục vụ cả tiêu dùng trong nước).
Cơ cấu mỗi PX gồm: PX may và PX gò. Trong 2 phân xưởng liên doanh có thêm bộ phận đúc đế giầy, còn PX ASE thì sử dụng đế giầy mua ngoài.
Ngoài ra còn có bộ phận bồi vải và PX cơ điện phục vụ trực tiếp cho 3 PXSX.
b. Đặc điểm tổ chức quản lý
Để quản lý sản xuất và điều hành mọi hoạt động SXKD, các doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ máy quản lý tuỳ thuộc vào qui mô, loại hình Doanh nghiệp, đặc điểm và điều kiện SX cụ thể mà Doanh nghiệp thành lập ra các bộ phận quản lý thích hợp được gọi là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty giầy Thuỵ Khê là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy quản lý của công ty đượ tổ chức thành các phòng, ban, thực hiện các chức năng quản lý nhất định. Bao gồm:
*Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc điều hành
- Giám đốc là chủ DN đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, ngoài việc uỷ quyền trách nhiệm cho các phó giám đốc điều hành, giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua trưởng phòng của các phòng.
- Phó giám đốc điều hành: Có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo các bộ phận được phân công uỷ quyền và giúp việc cho giám đốc
* Các phòng ban chức năng: Được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý SXKD, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho Ban giám đốc, đảm bảo lãnh đạo hoạt động SXKD thông suốt trong toàn công ty. Cụ thể là hệ thống các phòng ban trong công ty bao gồm:
-Phòng tổ chức
-Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
- Phòng tài vụ
- Phòng cung tiêu
-Phòng kỹ thuật
-Phòng Hành chính
Nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban là:
- Chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách của nhà nước cũng như của công ty, các chỉ thị, mệnh lệnh của giám đốc.
- Tham gia đề xuất với Ban Giám đốc công ty những chủ trương biện pháp tăng cường công tác quản lý SXKD và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công ty theo quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng.
Với phương pháp quản lý thống nhất từ trên xuống dưới, đồng thời có sự liên quan phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các bộ phận nên công việc điều hành, quản lý SX tại DN luôn có hiệu quả.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty giầy Thuỵ Khuê
Giám đốc công ty
Phó giám đốc
Phụ trách kỹ thuật
Phó giám đốc
Phụ trách SXKD
Phòng kỹ thuật
Phòng Hành chính
Phòng cung tiêu
Phòng Tổ chức
Phòng Tài Vụ
Phòng KD xuất nhập khẩu
Phân xưởng Chaimings
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng
ASE
Phân xưởng YENKEE
Bộ phận bối vải
Xưởng may
Xưởng gò
Xưởng gò
Xưởng may
Xưởng may
Xưởng gò
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
* Hình thức tổ chức bộ máy kế toán:
ở công ty Giầy Thuỵ Khuê, phòng kế toán tài vụ là một trong những phòng quan trọng nhất. Với chức năng quản lý về tài chính, phòng Tài vụ đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch SX hàng năm của Công ty. Có thể nó phòng kế toán - Tài vụ là người trợ lý đắc lực cho giám đốc và lãnh đạo công ty để đưa ra các quyết định đúng đắn, hiệu quả trong điều hành quản lý quá trình SXKD, vừa là những người ghi chép, thu thập tổng hợp các thông tin về tình hình kinh tế, tài chính và hoạt động của công ty một cách chính xác, kịp thời đầy đủ.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức SX, tổ chức quản lý của công ty để phù hợp với đặc điểm của DN, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, đứng đầu là kế toán trưởng, phòng kế toán - tài vụ chịu sự lãnh đạo chung của Giám đốc
Theo hình thức tổ chức kế toán tập trung, ở công ty toàn bộ công tác kế toán - Tài chính được thực hiện trên phòng kế toán - tài vụ của Công ty từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán.. ở các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán kinh tế làm nhiệm vụ chuyên thanh toán lương, BHXH cho công nhân ở PX mình, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng và thành phẩm hoàn thành nhập kho. Về mặt nhân sự, các nhân viên hạch toán kinh tế chịu sự quản lý của giám đốc công ty, phòng kế toán - tài vụ chỉ hướng dẫn, kiểm tra họ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ.
Hình thức tổ chức này theo tôi là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên hạch toán kinh tế với các phân xưởng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên hạch toán kinh tế hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo chính xác khách quan của số liệu.
*Hình thức kế toán
Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý kinh tế tài chính, hiện nay công ty áp dụng hình thức sổ kế toán NK-CT với hệ thống các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, báo cáo kế toán tương đối đầy đủ.
- Hệ thống sổ kế toán trong Công ty gồm có:
+ Nhật ký chứng từ số 1: ghi có TK 111 và bảng kê số 1: ghi Nợ TK111
+ Nhật ký chứng từ số 2: ghi có TK 112 và bảng kê số 2: ghi Nợ TK 112
+ Nhật ký chứng từ số 4: ghi có TK 311, 315, 341, 342.
+ Nhật ký chứng từ số 5: ghi Nợ , Có TK 331.
+ Nhật ký chứng từ số 7: ghi Có TK 142, 152, 153, 154, 241, 241, 334, 335, 338, 621, 627.
+ Nhật ký chứng từ số 8: ghi Có TK 155, 131, 511, 521, 531, 532, 632, 642, 721, 821, 911.
+ Nhật ký chứng từ số 9: ghi Có TK 211.
+ Nhật ký chứng từ số 10: ghi Có các TK còn lại.
+ Bảng kê số 4: tập hợp chi phí sản xuất các phân xưởng.
+ Bảng kê số 5: tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.
Ngoài ra còn có các bảng như bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ nguyên vật liệu, doanh thu, tài sản cố định, chi phí giá thành các sổ chi tít, theo dõi cho các khoản phần thanh toán lớn và bản các tài khoản doanh thu, tài sản cố đ.
Kế toán hàng tồn kho ở công ty giầy Thụy khuê được áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Bên cạnh hình thức kế toán nhật ký chứng từ, trong điều kiện tin học đang phát triển, công ty đã đưa vào áp dụng chương trình kế toán máy để kiểm tra đối chiếu cũng như in ấn các báo cáo một cách phù hợp, nhanh chóng và hiệu quả.
Quy trình hạch toán kế toán trên máy vi tính ở công ty giầy Thụy khuê:
- Nhập dữ liệu: các chứng từ thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu, các chứng từ nhập xuất hàng hoá.
- In báo cáo: báo cáo tiền mặt, tiền gửi ngân hàng các tài khoản khác như: quản lý vật tư, quản lý hàng hoá và báo cáo tổng hợp.
- Bổ trợ: sửa tên đối tượng, vụ việc, sản phẩm
cập nhật số dư đầu năm
lưu số liệu ra đĩa, lấy số liệu từ đĩa
báo cáo trương trình tỷ giá đô la.
- Hệ thống: trở về hệ điều hành
trở về cửa sổ lệnh-khai báo vật tư hàng hoá-khai báo nhóm vật tư hàng hoá-kết thúc năm.
Sổ quỹ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Sơ đồ hình thức nhật ký chứng từ Của công ty giầy thuỵ khuê
Sổ cái
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tàI chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
*Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
Trong công ty, phòng kế toán- tài vụ là trung tâm cung cấp những thông tin về sự vận động của tài sản, cung cấp chính xác và cụ thể những con số thống kê hàng tháng là căn cứ cho ban lãnh đạo của công ty tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính.
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất, trực tiếp của kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hoá lao động của cán bộ kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, yêu cầu và trình độ quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:
01 kế toán trưởng (Kiêm kế toán tổng hợp): điều hành công việc chung trong phòng và kế toán tổng hợp.
01 phó phòng (kiêm kế toán bán hàng, thu nhập và phân phối kết quả): Phụ trách công tác tài chính -kế toán trong phòng và thay thế kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng.
- Bộ phận kế toán TSCĐ kiêm kế toán bộ bằng tiền
- Bộ phận kế toán hàng tồn kho (vật liệu, CCDC)
- Bộ phận kế toán tiền công, BHXH kiêm kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành sản phẩm.
- Bộ phận kế toán thanh toán kiêm thủ quĩ
- Bộ phận kế toán thống kê theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch SX
ở mỗi PX còn có các nhân viên kinh tế chuyên thanh toán lương BHXH cho công nhân, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng và nhập kho thành phẩm
Kế toán trưởng
(Kiêm kế toán tổng hợp)
Phó phòng kế toán - kế toán bán hàng, thu nhậpvà phân phối kết quả
Bộ phận kế toán TSCĐ kiêm kế toán vốn bằng tiền
Bộ phận kế toán thanh toán kiêm thủ quĩ
Bộ phận
kế toán hàng
tồn kho (VL,CCDC)
Bộ phận kế toán tiền công, BHXH kiêm kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành SP
Bộ phận kế toán thống kê theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất
Nhân viên kinh tế ở các phân xưởng chuyên thanh toán lương, BHXH cho công nhân, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng t và thành phẩm nhập kho
Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được thể hiện theo sơ đồ sau
- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán: xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty, để phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập hợp, đứng đầu là kế toán trưởng; Phòng Tài vụ chịu sự chỉ đạo chung của Tổng giám đốc.
Theo hình thức tổ chức kế toán tập trung ở Công ty mọi công tác kế toán tài chính như khâu tổng hợp số liệu, ghi rõ, tính toán, lập báo cáo, phân tích báo cáo và kiểm tra công tác, công tác kế toán đều tập trung ở Phòng tài vụ của Công ty.
Các Xí nghiệp thành viên, hiện nay, không tổ chức hạch toán đôc lập mà chỉ có các nhân viên kinh tế theo dõi ghi chép, hạch toán ban đầu về lao động, tiền lương, nguyên vật liệu , công vụ xuất dùng và thành phẩm xuất ở xưởng, sau đó, định kỳ chuyển chứng từ tài liệu lên Phòng tài vụ. Các nhân viên kinh tế chịu sự quản lý của Giám đốc, Phòng kế toán tài chính chỉ kiểm tra, hướng dẫn họ về mặt chuyên môn nghiệp vụ.
Hình thức tổ chức này hợp lý, đảm bảo tính thống nhất trong toàn Công ty về mặt số liệu, gắn quyền lợi trách nhiệm các nhân viên hạch toán kinh tế phân xưởng. Phòng tài vụ vừa có thể thực hiện chức năng theo dõi, ghi chép sự vận động cảu tài sản vừa có thể thực hiện việc kiểm tra Giám đốc mọi hoạt động sản xuất của Công ty.
4. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho - Niên độ - Kỳ kế toán
Công ty giầy Thuỵ Khuê hiện nay đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, các tài khoản được áp dụng:
- TK154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- TK 155: Thành phẩm.
+ Tài khoản 155 có 3 tài khoản cấp 2:
* TK155 : Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 1 (XN1)
* TK155: Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 2 (XN2)
* TK155: Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 3 (XN3)
- TK 632: Giá vốn hàng bán
- TK 157: Hàng gửi đi bán.
Niên độ kế toán Công ty đang áp dụng là năm và kỳ kế toán là tháng. Như vậy, kỳ tính giá thành của Công ty là tháng “vào thời điểm cuối tháng”, và khi đó thành phẩm nhập kho theo tháng để thanh toán lương.
II. Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thuỵ Khuê.
1. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất ở Công ty giầy Thuỵ Khuê
Chu kỳ sản xuất ở Công ty tương đối ngắn, vốn lưu động quay vòng nhanh, sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng, do vậy cơ cấu chi phí sản xuất để sản xuất chế tạo sản phẩm ở Công ty tương đối ổn định, ít có đột biến.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty
Hiện nay, ở Công ty giầy Thuỵ Khuê, chi phí sản xuất gồm rất nhiều loại, tuy vậy, xét về mục đích công dụng của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì ở Công ty có những khoản mục chi phí như sau:
1.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu chính. Thực tế nguyên vật liệu chính sử dụng vào sản xuất của Công ty bao gồm: vải bạt, vải phin, chỉ may, cao su, hoá chất... là vật liệu chủ yếu của công đoạn cắt, may mũ giầy.
Đặc điểm nguyên vật liệu chính ở Công ty rất phong phú về thể loại bao gồm nhiều thứ, nhiều loại, mang tính năng tái dụng khác nhau.
Chi phí vật liệu: Bao gồm nhiều loại như: dây giầy, ôzê, chun, xăng. Những loại này có tác dụng giúp cho việc hoàn thiện sản phẩm.
Chi phí nhiên liệu: Dùng than để chạy lò hơi.
Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng dùng cho máy khâu, như chao máy, ổ máy, suốt máy, dây cua-roa và chi tiết của máy gò giầy, băng truyền giầy.
ở Công ty giầy Thuỵ Khuê, chi phí nguyên vật liệu chính và các nguyên vật liệu khác chiếm 65% - 70% trong chi phí sản xuất, do vậy chỉ cần biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm thay đổi giá thành sản phẩm. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt thì việc tiết kiệm nguyên vật liệu để hạ giá thành sản phẩm, để tạo chỗ dứng và mở rộng thị phần là hết sức cần thiết.
Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của Công ty hầu hết là mua ngoài. Ví dụ như: chỉ mua của Công ty Phong Phú, vải bạt mua của Công ty dệt 19-5, hoá chất mua của Công ty hoá chất.
Việc phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất dùng được thực hiện trên bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, chi phí này được theo dõi chi tiết tài khoản 621.
1.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp
ở Công ty giầy Thuỵ Khuê, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp làm thêm giờ, làm đêm, bảo hiểm xã hội trẻ thay lương cho công nhân sản xuất (việc phân loại được thực hiện trên bảng phân bổ số 1).
(Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ở biểu số 19).
1.2.3. Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung ở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chi phi chuyen de.doc