Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Chỉ tiêu này luôn được các nhà quản lý quan tâm vì chung gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính chính xác giá thành sản phẩm giúp cho người quản lý biết dược thực chất chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản xuất sản phẩm và so sánh với chi phí mà xã hội chấp nhận. Từ đó có quyết định dúng đắn chiến lược sản xuất sản phẩm, định giá bán sản phẩm.

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất kho, hoá đơn thuế GTGT, tuân thủ theo đúng mẫu biểu và phương pháp lập do nhà nước quy định. Ngoài ra Xí nghiệp còn sử dụng chứng từ hướng dẫn như một số loại thẻ kho, phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảng quyết toán chi phí nguyên vật liệu… Xí nghiệp áp dụng hình thức luân chuyển chứng từ khá hợp lý, đảm bảo khả năng cung cấp chứng từ chủ yếu cho phòng kế toán, phòng kế hoạch – kinh doanh, kho, phòng kế toán có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, cuối tháng Xí nghiệp tiến hành đối chiếu số liệu giữa các phòng giúp cho việc tổ chức hạch toán kế toán được chính xác, đảm bảo tính đúng đăn phù hợp về số liệu trong hoạt động tài chính của Xí nghiệp. 2.1.4.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Căn cứ vào tính chất hoạt động của Xí nghiệp cũng như khối lượng các nghiệp vụ phát sinh và yêu cầu quản lý cụ thể, Xí nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán của Nhà nước. Tuy nhiên do hoạt động chủ yếu là sản xuất (không tiến hành một số loại hoạt động như: đầu tư chứng khoán, thuê tài chính, cho thuê tài chính) Xí nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên không sử dụng những tài khoản: 121, 128, 129, 161, 212, 221, 228, 229, 244, 611. Ngoài ra Xí nghiệp còn mở các tài khoản cấp 2, cấp 3 theo hướng dẫn của nhà nước để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình biến động của tài sản cũng như nguồn vốn của Xí nghiệp. 2.1.4.3. Bộ máy kế toán và hình thức kế toán. Bộ máy kế toán: Xí nghiệp tổ chức công tác kế toán tập trung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày được tổ chức hạch toán tại phòng kế toán của Xí nghiệp. Bộ máy kế toán của Xí nghiệp có chức năng và nhiệm vụ làm tham mưu, giúp việc cho GĐ quản lý và sử dụng tiền vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đạt kết quả cao, tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của Xí nghiệp, giúp lãnh đạo của Xí nghiệp nắm bắt các thông tin kinh tế – hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. *Phòng kế toán gồm 5 thành viên, mỗi nhân viên phụ trách một khâu kế toán như sau: -Trưởng phòng kế toán (kế toán trưởng) là người trực tiếp chỉ đạo chung về công tác quản lý kế toán, xác định kết quả kinh doanh của Xí nghiệp và lập báo cáo tài chính theo từng kỳ hạch toán. -Kế toán tổng hợp, kiêm kế toán thanh toán: tổng hợp tất cả các số liệu do các kế toán viên chi tiết cung cấp, theo dõi công nợ của Xí nghiệp… -Kế toán nguyên vật liệu, kiêm kế toán tiền lương: có nhiệm vụ theo dõi nhập xuất tồn vật liệu, tính toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu, tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương. -Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kiêm kế toán thành phẩm và bán hàng có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất, kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm. -Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của Xí nghiệp, tiến hành thanh toán lương cho CBCNV của Xí nghiệp. Ngoài ra phòng kế toán còn có chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ ghi chép ban đầu của các nhân viên thống kê tại các phân xưởng. Thống kê phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi từ khâu nhập nguyên vật liệu, qua sản xuất và trả hàng cho khách hàng. -Thủ kho: theo dõi và báo cáo tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu. Thống kê phân xưởng cắt. Thống kê tại hai phân xưởng may. Thống kê kho thành phẩm và cửa hàng. (Sơ đồ.2.3) Hình thức kế toán. Xí nghiệp X19 áp dụng hình thức sổ kế toán “nhật ký chung” việc áp dụng hình thức kế toán này là hoàn toàn phù hợp, vì Xí nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh với quy mô không lớn, khối lượng công việc kế toán không quá phức tạp Xí nghiệp có đội ngũ kế toán được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn thành thạo. Với hình thức “nhật ký chung” Xí nghiệp đã sử dụng một số loại sổ như sau: - Sổ nhật ký chung. - Sổ cái. - Sổ nhật ký chuyên dùng. - Các bảng phân bổ. - Các sổ chi tiết. - Sơ đồ. Lưu chuyển tiền tệ, do phương pháp lập đòi hỏi nhiều thời gian mà không đáp ứng nhu cầu cần thiết trong công tác kế toán nên Xí nghiệp không tiến hành lập báo cáo này. 2.2. Thực tế công tác kế toán của Xí nghiệp X19 – Cty 247. 2.2.1. Nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất ở Xí nghiệp may X19 – Cty 247. Chi phí sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp may X19 – Cty 247 như: chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, khấu hao tài sản cố định, tiền lương và các khoản trích nộp theo quy định của nhà nước, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác được hạch toán theo quy định nhà nước đã ban hành tại thông tư 63/1999 các khoản chi được ban GĐ lập định mức kế hoạch thu chi cụ thể như sau: Về chi phí nguyên vật liệu, ban lãnh đạo Xí nghiệp xây dựng định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm và quản lý chặt chẽ chi phí nguyên vật liệu xuất dùng theo định mức bằng cách kiểm tra chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt trước khi nhập kho thành phẩm giao định mức cho các phân xưởng. Xí nghiệp chỉ tính chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm theo định mức đã lập. Đối với chi phí nhân công Xí nghiệp trả theo lương khoán sản phẩm cho đến từng công nhân, trích 17% lương cơ bản và 2% lương thực tế vào chi phí sản xuất. Xí nghiệp thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng. Hàng tháng chi phí khấu hao tài sản cố định đựơc tính đều đặn vào giá thành sản phẩm theo kế hoạch do phòng kế toán lập từ cuối mỗi năm trước được GĐ Xí nghiệp thông qua. Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước tính theo định mức đã lập, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định chi theo kế hoạch sửa chữa lớn. Chi phí tiền ăn giữa ca trung bình 90000đ/người/tháng. Do các khoản dự phòn giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi và giảm giá đầu tư ngắn hạn không phát sinh nên Xí nghiệp không tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Chi phí bằng tiền khác cũng được lập định mức chi không vượt quá 5% doanh thu trong tháng. Còn các khoản không được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ như chi phí nguyên vật liệu Xí nghiệp sử dụng vượt định mức, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi ủng hộ đồng bào lũ lụt… 2.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất . Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp X19 là từng loại sản phẩm sản xuất ra trong tháng. Chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh ở nhiều phẫn xưởng, liên quan tới việc sản xuất , chế tạo sản phẩm theo đó cần theo dõi một cách chặt chẽ chi phí phát sinh ở địa điểm nào được sử dụng vào mục đích gì, có tiết kiệm và hiệu quả hay không… Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm phù hợp với đối tượng tính giá thành bởi vì ban lãnh đạo Xí nghiệp dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm , trình độ quản lý và yêu cầu hạch toán kinh doanh… Như ở đầu chương đã đề cập, đặc điểm cơ cấu quản lý tổ chưcsx kinh doanh lên kế toán trực tiếp theo dõi, nghi chép các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày. Hơn nữa Xí nghiệp X19 với phương châm quản lý sản xuất tiiết kiệm để hạ giá thành sản phẩm . đây là yêu cầu tất yếu đặt ra với mọi doanh nghiệp trong lền kinh tế thị trường.Để đáp ứng yêu cầu quản lý tiết kiệm nhất Xí nghiệp đã có nhiều biện pháp như lập định mức chi phí nguyên vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài..Sau khi tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất phải phân bổ cho các đối tượng chịu (từng loại sản phẩm ) do vậy dựa vào những đặc điểm trên Xí nghiệp đã lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm . 2.2.3 Phân loại chi phí sản xuất. Để tiến hành công tác tập hợp chi phí sxản xuất thì toàn bộ chi phí sản xuất ở Xí nghiệp may X19 được phân loại như sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp A,Tại Xí nghiệp X19 công ty 247 chi phí nguyên vật liệu trực tiệp bao gồm các nguyên vật liệu chủ yếu được dùng chủ yếu vào sản xuất sản phẩm đó; -Vải các loại để may quần áo. -Cúc, khoá, khuy, chỉcác loại. -Các loại hoá chất tẩy vải… Tất cả các loại nguyên liệu công ty đều coi là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và hạch toán vào TK621 “CPNVLTT” B, Chi phí nhân công trực tiiếp Là toàn bộ các khoản chi phí về tiền lương, các khoản thưởng có tính chất lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, của công nhân trực tiếp tham gia vào sản xuất của Xí nghiệp . C, Chi phí sản xuất chung Là những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm của công ty đó là chi phí về lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất, chi phí vật liệu công cụ dụng cụ dùng chung cho cả phân xưởng và các chi phí bằng tiền khác. 2.2.4 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Xí nghiệp X19 chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số chi phí sản xuất. Nguyên vật liệu sản xuất ở Xí nghiệp được chia thành hai loại. Nguyên vật liệu chính bao gồm các loại vải đã được nhập kho như vải ca simia, vải bay ghi, vải tropicol, vải len kim tuyến… Vật liệu phụ : Là loại vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất bao gồm các loại cúc, chỉ, phấn may, kháo ,móc, nhãn mác… Những vật liệu này không cấu thành lên thực thể chính của sản phẩm nhưng không thể thiếu chúng, chúnh làm tăng thêm giá trị của sản phẩm . Các loại vật liệu chính vật liệu phụ này do Xí nghiệp không tự sản xuất được mà phải mua ngoài. Việc xuất dùng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm được quản lý chặt chẽ và tuân theo nguyên tắc tất cả cacs nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất cụ thể là kế hoạch sản xuất sản phẩm . Xí nghiệp quy định: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch lập và định mức vật tư tiêu hao do phòng kỹ thuật lập phòng kế hoạch viết phiếu xuất kho gửi xuống kho vật tư. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của phiếu xuất kho, thủ kho xuất vật liệu theo chủng loại, số lượng vật tư cụ thể ghi trên phiếu xuất kho cho các phân xưởng sử dụng. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên. Liên1: Phòng kế hoạch giữ Liên 2 lưu ở phòng kế toán Liên 3 giao cho thủ kho để căn cứ vào đó xuất vật tư. Giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo giá nhập kho thực tế đích danh. Khi xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá thực tế của lô hàng đó nhập kho. Trong tháng 01 năm 2002 công an hà nội đặt may tại Xí nghiệp may đo X19 số lượng 315 chiếc áo bay chiết gấu tay ngắn. Xí nghiệp sử dụng loại vải bay cổ úa (khổ 1,14) để cắt may. Căn cứ vào định mức vật tư phân xưởng cắt, kế toán nguyên vật liệu tính ra số lượng vải theo định mức cần là: 160 x 315 = 504 m Số lượng vải bay cỏ úa được xuất theo lô hàng nhập với giá là 22 000đ / m khi đó khi xuất thì đơn giá của lô vải này được tính là 22 000đ / m. Giá trị lượng vải xuất dùng là: 22 000 x 504 = 11 088 000đồng Do đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ qui trình sản xuất lên trên phiếu xuất kho thường ghi nhiều loaị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất không cụ thể theo từng hợp đồng ( Đơn đặt hàng). ở Xí nghiệp may đo X19, kế toán nguyên vật liệu chỉ thực hiện ghi một lần nguyên vật liệu đã xuất ra trong ngày và một phiếu xuất kho mở cho từng phân xưởng. Căn cứ vào phiếu xuất kho và kế hoạch sản xuất sản phẩm , kế toán nguyên vật liệu tiến hành tập hợp và phân loại phiếu xuất kho theo từng chủng loại nguyên vật liệu để ghi vào cột xuất trên sổ chi tiết nguyên vật liệu theo từng chủng loại nguyên vật liệu (Biểu số 02) Vào cuối tháng kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào các sổ chi tiết lập bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu (Biểu số 03). Nguyên vật liệu trực tiếp được tổng hợp theo nguyên vật liệu cho sản xuất : Nguyên vật liệu chính cho sản xuất Nguyên vật liệu phụ cho sản xuất Sau khi xác định dược giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng, kế toán tiến hành phân bổ cho các đối tượng sử dụng, căn cứ để xuất dùng nguyên vật liệu là mục đích sử dụng nguyên vật liệu ghi trên phiếu xuất kho. Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Biểu số 04) ta thấy tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng 01 / 2002 là 1 062 105 132đồng. Trong đó chi phí nguyên vật liệu chính là 846 178 857đồng, chi phí vật liệu phụ là 215 917 275đồng. Số liệu này được phản ánh vào sổ nhật ký chung theo định khoản (Biểu số 05) Nợ TK 621 1 062 105 132 Có TK 152 1 062 105 132 Từ sổ nhật ký chung, kế toán phản ánh vào TK 621 (Biểu số 06) và TK 152 (Biểu số 07) 2.2.5 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất . Hiện nay tại Xí nghiệp đang áp dụng hình thức trả lương cho công nhân sản xuất trực tiếp theo lương sản phẩm có thưởng luỹ tiến. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất ngoài việc trả lương theo sản phẩm trong quy định, Xí nghiệp còn tiến hành tính thưởng luỹ tiến cho công nhân sản xuất làm vượt mức năng xuất sản xuất sản phẩm . Cách tính luỹ tiến được tính cho từng công đoạn sản xuất sản phẩm . Để thuận tiện cho việc tính lương cho công nhân sản xuất sản phẩm , Xí nghiệp đã xây dựng bảng hệ số quy đổi sản phẩm chuẩn trong đó sản phẩm chuẩn là áo chít gấu được áp dụng trong toàn Xí nghiệp (Biểu số 08). Dựa vào bảng này có thể tính ra số sản phẩm của công nhân sản xuất được trong tháng. Đồng thời Xí nghiệp cũng quy định đơn giá cho từng bộ phận thực hiện các công đoạn khác nhau để taọ lên sản phẩm . Bộ phận cắt : 426đ/ 1 sản phẩm cắt (áo chít gấu). Bộ phận vắt sổ : 135đ / 1 sản phẩm vắt sổ (áo chít gấu). Bộ phận may : 2600đ / 1 sản phẩm may (áo chít gấu). Bộ phận hoàn thiện : 150đ / 1 sản phẩm hoàn thiện (áo chít gấu). Với cách xây dựng như trên có thể tính ra tiền công của công nhân sản xuất chả cho từng bộ phận sản xuất theo công thức sau : Số tiền lương sản phải trả cho công nhân sản xuất = Khối lượng sản phẩm hoàn thành x đơn giá tiền công Khi công nhân sản xuất sản phẩm vượt định mức sản xuất thì sẽ được tính thêm một khoản tiền thưởng luỹ tiến. Cách tính luỹ tiến như sau: Trước hết, căn cứ vào bảng tổng hợp sản phẩm và bảng tổng hợp ngày công trong tháng tính năng suất bình quân một ngày: NSBQ ngày = Tổng sản phẩm sản xuất trong tháng Số ngày công trong tháng Xí nghiệp quy định tiền thưởng luỹ tiến như sau (đối với sản phẩm cắt) - Nếu đạt NSBQ ngày từ 30 đến 39 áo chít gấu được hưởng 2000đ/ngày. - Nếu đạt NSBQ ngày từ 40 đến 49 áo chít gấu được hưởng 3000đ/ngày. - Nếu đạt NSBQ ngày từ 50 đến 59 áo chít gấu được hưởng 5000đ/ngày. - Nếu đạt NSBQ ngày từ 60 đến 69 áo chít gấu được hưởng 6000đ/ngày. Nếu đạt NSBQ ngày từ 70 áo chít gấu trở lên được hưởng 8000đ/ngày. Số tiền thưởng luỹ tiến trong tháng = Mức thưởng X Số ngày công trong tháng Ví dụ: trong tháng 01 năm 2002, Anh Đào Xuân Quyết có số sản phẩm cắt được là: 936,5 sản phẩm, số ngày công là 26. NSBQ một ngày anh Quyết đạt được là: 396,5 : 26 = 36,01 sản phẩm Suy ra số tiền thưởng luỹ tiến trong tháng anh Quyết được hưởng là: 2000đ x 26 = 52000đ Ngoài ra Xí nghiệp còn tính các khoản phụ cấp làm thêm, lễ, phép cho công nhân trực tiếp sản xuất theo chế độ quy định. Đối với các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cũng được tập hợp trên tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Việc trích các khoản bảo hiểm được Xí nghiệp thực hiện như sau: Tổng BHXH, BHYT, KPCĐ cần trích nộp là 25% theo lương cơ bản (lương theo cấp bậc thợ) và hạch toán từng khoản như sau: -BHXH cần trích là 20% được tính theo lương cơ bản, trong đó 15% được hạch toán vào giá thành và 5% trừ vào thu nhập của người lao động theo cấp bậc thợ. -BHYT cần trích là 3% theo lương cơ bản trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất còn 1% thu từ người lao động. -KPCĐ cần trích là 2% trên lương cơ bản và tính cả vào chi phí sản xuất. Như vậy có 19% tiền trích BH được tính vào giá thành, còn 6% thu từ người lao động theo cấp bậc thợ. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công và bảng tổng hợp sản phẩm, thống kê phân xưởng tổng hợp vào bảng tổng hợp ngày công – năng suất gửi lên phòng kế toán, kế toán tiền lương căn cứ vào đó để tính lương. Trên bảng tổng hợp ngày công năng suất ghi rõ tên của từng công nhân trong phân xưởng, bậc thợ, số ngày công trong tháng, số sản phẩm sản xuất trong tháng, số giờ làm thêm… kế toán căn cứ vào đó để tính toán tổng hợp riêng cho từng công nhân theo từng phân xưởng và được phản ánh vào bảng thanh toán lương (Biểu số 09). Từ bảng thanh toán lương, kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả trong tháng cho từng đối tượng sử dụng qua bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Biểu số 10). Trong tháng 1 năm 2002, tiền lương của công nhân sản xuất tập hợp trên TK 622 là: 343269941đ. Các khoản trích theo lương là: 52871288đ. Số liệu này được phản ánh vào sổ nhật ký chung theo định khoản (Biểu số 11). - Nợ TK 622 343.269.941 Có TK 334 343.269.941 - Nợ TK 622 52.871.288 Có TK 338 52.871.288 (Chi tiết: 338.2 5.565.399 41.740.490 5.565.399) Từ số liệu trên sổ Nhật ký chung kế toán ghi vào sổ cái TK622 (Biểu số 12) 2.2.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí có liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi cacs phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí về tiền lương và các khoản phải trả khác cho nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý ở các phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài… Chi phí nhân viên phân xưởng Đây là khoản chi phí về tiền lương mà công ty phải trả cho nhân viên quản lý ở các phân xưởng và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định. Đối với khoản tiền lương trả cho nhân viên phân xưởng, tiền lương của nhân viên phân xưởng được tính trên cơ sở lương thời gian theo cấp bậc thợ… Ngoài ra, nhân viên phân xưởng còn được hưởng các khoản phụ cấp theo quy định của Xí nghiệp . Việc tính toán lương được căn cứ vào bảng chấm công từ phân xưởng sản xuất gửi lên, kế toán dựa vào đó lam cơ sở tính lương và tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. Các khoản trích theo lương được kế toán làm đúnh theo quy định của nhà nước là 19% lương cơ bản. Tiền lương của nhân viên phân xưởng toàn Xí nghiệp tập hợp được trong tháng 01/ 2002 là: 47 383 026đồng. Các khoản trích theo lương là: 7 517 995đồng. Số liệu này được kế toán tổng hợp phản ánh và phân bổ trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 10). Căn cứ vào số liệu trên, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản (Biểu số 13): - Nợ TK 627 47 383 026 Có TK 334 47 383 026 - Nợ TK 627 7 517 995 Có TK 338 7 517 995 * Chi phí về vật liệu phục vụ sản xuất Chi phí vật liệu xuất dùnh cho sản xuất chung ở Xí nghiệp bao gồm các loại dầu mỡ bôi trơn máy móc, các loại vật liệu tự xuất dùng để tự sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ… Chi phí vật liệu xuátt dùng cho sản xuất chung được tập hợp trong tháng 01/ 2002 là: 6 319 104đồng . Số liệu này được phản ánh ở bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Biểu số 04). Từ số liệu trên, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản (Biểu số 13): - Nợ TK 627 6 319 104 Có TK 152 6 319 104 * Chi phí công cụ dụng cụ Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung bao gồm: thứoc đo kéo cắt vải… khi phát sinh kế toán tiến hành tập hợp ghi vào bảng phân bổ CCDC, căn cứ vào số liệu đó kế toán phản ánh vào sổ nhật ký chung theo định khoản; Nợ TK 627 Có TK 153 Thực tế trong tháng 01/ 2002 tại Xí nghiệp may đo X19 không phát sinh chi phí này. *Chi phí khấu hao TSCĐ Khoản mục này được tập hợp vào chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ TSCĐ đang được sử dụng trực tiêps sản xuất tại các phân xưởng như nhà xưởng, máy ma, dàn là, máy ép, máy vắt sổ… Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và số năm sử dụng theo quy định kỹ thuật, hàng tháng kế toán tính số tiền khấu hao cơ bản của từng TSCĐ và lập bảng tính khấu hao TSCĐ của toàn Xí nghiệp . Nguyên giá Mức trích khấu hao TSCĐ một năm= Năm sử dụng Công thức: Mức trích khấu hao năm Mức trích khấu hao TSCĐ một tháng= 12 Trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ chỉ thể hiện số khấu hao đã trích tháng trước và số khấu hao trích tháng này, không phản ánh số khấu hao tăng giảm trong tháng và chỉ thực hiện phân bổ cho tổng chi phí sản xuất chung (Không phân bổ cho từng phân xưởng sản xuất ) và chi phí quản lý doanh ngiệp. Căn cứ vào số liệu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Biểu số 14) kế toán ghi sổ nhật ký chung. Số khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng sản xuất tháng 01/ 2002 là: 34 152 128đồng trong đó số khấu hao nhà cửa vật kiến trúc là: 14 297 329đồng, số khấu hao máy móc thiết bị là: 39 854 799đồng - Nợ TK 627 54 152 128 Có TK 214 54 152 128 * Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài ở Xí nghiệp trong tháng 01/ 2002 là: 28 000 000đồng (chi phí về tiền điện dùng cho sản xuất ) Do Xí nghiệp mua lại điện của quân chủng phòng không nên không có hoá đơn giá trị gia tăng được khấu trừ. Số chi phí về tiền điện mua ngoài dùng cho sản xuất được phản ánh vào sổ nhật ký chung thêo định khoản: - Nợ TK 627 28 000 000 Có TK 331 28 000 000 * Chi phí khác bằng tiền Chi phí khác bằng tiền là những khoản chi phí bằng tiền ngoài những khoản trên phục vụ cho sản xuất chung như chi phí về tiếp khách, chi phí sửa chữa máy may. Chi phí khác bằng tiền trong tháng 01/ 2002 được tập hợp là: 6 720 000đồng. Kế toán ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản; - Nợ TK 627 6 720 000 Có TK 111 6 720 000 Cuối tháng căn cứ vào sổ nhật ký chung, các dòng và các cột có liên quan đến CPSXC kế toán tiến hành ghi vào sổ cái TK 627 (Biểu số 15) đồng thời phản ánh vào sổ cái TK có liên quan. 2.2.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm . Sau khi tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục cuối tháng Xí nghiệp tiến hành kết chuyển các khoản mụcvào bên nợ của TK 154 để tập hợp chi phí toàn Xí nghiệp . - Kết chuyển chi phí NVLTT Nợ TK 154 1 062 105 132 Có TK 621 1 062 105 132 - Kết chuyển chi phí NCTT Nợ TK 154 396 141 229 Có TK 622 396 141 229 - Kết chuyển chi phí SXC Nợ TK 154 150 092 253 Có TK 627 150 092 253 -Nhập kho thành phẩm Nợ TK 155 1 608 338 614 Có TK 154 1608 338 614 Các bút toán trên được ghi vào sổ nhật ký chung (Biểu số 16) sau đó ghi vào sổ cái TK 154 (Biểu số 17) và các sổ cái có liên quan. 2.2.7 Công tác tính gái thành sản phẩm tại xí nghiệp X19 – công ty 247. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Chỉ tiêu này luôn được các nhà quản lý quan tâm vì chung gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính chính xác giá thành sản phẩm giúp cho người quản lý biết dược thực chất chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản xuất sản phẩm và so sánh với chi phí mà xã hội chấp nhận. Từ đó có quyết định dúng đắn chiến lược sản xuất sản phẩm, định giá bán sản phẩm. 2.2.7.1 Công tác quản lý giá thành tại xí nghiệp may đo X19. Mỗi khi ký kết hợp đồng sản xuất, gia công sản phẩm bao gồm nhiều chủng loại sản phẩm nào đó với khách hàng. Xí nghiệp cùng với khách hàng cùng nhau tiến hành nghiên cứu mẫu mã sản phẩm sẽ sản xuất và trên cơ sở kết quả nnghiên cứu thu dược, sẽ tính toán thoả thuận định mức số nguyên vật liệu và đơn giá gia công đối với từng loại cụ thể. Trong đơn giá gia công đã tính tới mức độ phức tạp hay giản đơn của sản phẩm. Xí nghiệp đưa gia một bảng báo giá cụ thể cho từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó nếu khách hàng chấp nhận sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế. 2.2.7.2 Đối tượng tính giá thành ở xí nghiệp may đo X19. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại xí nghiệp may X19 bao gồm các giá đoạn: cắt, may, hoàn thiện. Chải qua các giai đoạn công nghệ đó mới cấu thành lên sản phẩm. Kết thúc giai đoạn đầu tạo ra bán thành phẩm không có giá trị sử dụng hoàn chỉnh trong lền kinh tế, do đó không thể tiêu thụ bán thành phẩm dược . Vì vậy xí nghiệp không xác định bán thành phẩm là đối tượng tính giá thành. Trên thực tế xí nghiệp chỉ tính tổng giá thành cho toàn bộ số thành phẩm sản xuất ra, không tính giá thành đơn vị, mặc dù trong cùng một kỳ hạch toán xí nghiệp tiến hành sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm quần aó. 2.2.7.3 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. Xí nghiệp may đo X19 tiến hành sản xuất chủ yếu là theo đơn đặt hàng, thường quy định dõ khoảng thời gian xác định phải hoàn thành. Điều đó là sản phẩm hoàn thành giao ngay cho khách hàng. Do đó, xí nghiệp không được phếp có sản phẩm làm dở trong thời gian dài. Vì vậy kế toán không tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở cuối tháng. 2.2.7.4 Phương pháp tính giá thành. Để tính giá thành sản phẩm xí nghiệp sử dụng phương phấp tính giá thành giản đơn. Mặt khác, đối tượng tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp được xác định là toàn bộ quy trình sản xuất. Do vậy công tác tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp chỉ là công tác tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định tổng giá thành dược căn cứ trên sổ cái tài khoản 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” (Biểu số 17) Trong tháng 01/ 2002: Tổng số chi phí sản xuất của xí nghiệp: 1 608 338 614 Trong đó: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.062.105 132 Chi phí nhân công trực tiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100182.doc
Tài liệu liên quan