Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hiển Vinh

 MỤC LỤC

Phần thứ nhất:Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 3

I. Sự cần thiết của tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 3

1)Chi phí sản xuất & phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 4

1.1) Chi phí sản xuất 4

1.2) Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. 5

1.2.1) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kế toán của các chi phí. 5

1.2.2) Phân tích chi phí sản xuất theo mục đích công dụng kinh tế của chi phí 6

1.2.3) Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản xuất, công việc, lao vụ dịch vụ trong kỳ. 6

1.2.4) Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ đối tượng chi phí 6

1.2.5) Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành chi phí. 7

2)Giá thành sản phẩm và các loại giá thành 7

2.1) Giá thành sản phẩm 7

2.2) Phân loại giá thành 7

2.2.2) Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở dữ liệu tính giá thành 7

2.2.2) Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán 8

3) Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9

4) Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 10

II) Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất 11

1) Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 11

2)Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 11

2.1)Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX 11

2.1.1) Tài khoản sử dụng 11

2.1.2) Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 12

2.1.3) Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 14

2.1.4) Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. 15

2.1.5) Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. 17

2.2) Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK 18

3) Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 20

3.1) Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu trực tiếp. 20

3.2) Đánh giá thành sản phẩm dở dang theo khối lượng sản xuất hoàn thành tương đương. 20

3.3) Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. 21

4) Các phương pháp tính giá thành 22

4.2.1) Phương pháp tính giá thành giản đơn 22

4.2.2) Phương pháp tính giá thành theo hệ số 22

4.2.3) Phương pháp tính giá thành phân bước. 23

5) Hệ thống sổ kế toán áp dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 24

Phần thứ hai:Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh hiển vinh 32

I) quá trình hình thành và phát triển của công ty tnhh Hiển Vinh. 32

1) Quá trình hình thành. 32

2) Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 34

3) Tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty 35

3.1) Nhiệm vụ sản xuất 35

3.2) Quy trình công nghệ sản xuất của công ty 35

3.2.1) Quy trình công nghệ 35

3.2.2) Cơ cấu mạng lưới sản xuất của công ty 36

4) Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Hiển Vinh 36

4.1) Bộ máy quản lý 37

4.2)Chức năng nhiệm vụ phòng ban 37

5) Tổ chức bộ máy kế toán và công tác tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Hiển Vinh. 38

5.1) Công tác thống kê và hạch toán kinh tế 38

5.2)H ình thức sổ kế toán 38

II) thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh hiển vinh 40

1) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hiển Vinh. 40

1.1) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Hiển Vinh. 40

1.2) Các bước tập hợp chi phí sản xuất 41

1.3) Đối tượng tính giá thành của Công ty TNHH Hiển Vinh. 41

2) Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của Công ty TNHH Hiển Vinh 41

2.1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 42

2.2) Chi phí nhân công trực tiếp 43

2.3) Chi phí sản xuất chung 45

2.4) Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 46

3) Phương pháp tính giá thành 47

3.1) Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 47

3.2) Phương pháp tính giá thành 47

4)Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hiển Vinh 48

4.1) Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 49

4.2) Kê toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 59

4.3) Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 64

4.4)Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 70

4.5) Kế toán tính giá thành sản phẩm 72

4.6) Kế toán tập hợp chi phí kinh doanh toàn cầu Công ty 75

Phần thứ ba :Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh hiển vinh 76

1) Ưu điểm 76

2) Nhược điểm 77

3) Kiến nghị 77

Kết luận 79

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hiển Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chi phí phát sinh trong kỳ không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà tập chung cho cả quá trình sản xuất. Kế toán sẽ căn cứ vào hệ số quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, sau đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm để tập hợp tính giá thành. 4.2.3) Phương pháp tính giá thành phân bước. Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục sản phẩm, phải trải nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp theo một quy trình nhật định, tổ chức sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Đối tượng tập hợp chi phí là quy trình công nghệ sản xuất từng giai đoạn và đối tượng đánh giá giá thành là thành phẩm hoặc nửa thành phẩm. Kỳ tính giá thành là kỳ hàng tháng. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Công thức tính: Trong đó: : Tổng giá thành thành phẩm giai đoạn cuối : Tổng giá thành sản phẩm giai đoạn trước đó : Tổng chi phí sản xuất tập hợp ở giai đoạn n &: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ giai đoạn n : Sản lượng nửa thành phẩm giai đoạn n * Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm. Công thức tính: Trong đó: : Chi phí sản xuất i trong thành phẩm : Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn i đầu kỳ : Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn i : Số lượng sản phẩm ở giai đoạn i : Sản lượng thành phẩm ở giai đoạn cuối Chi phí sản xuất ở từng giai đoạn trong thành phần phảI kết chuyển song song từng khoản để tính giá thành phẩm theo công thức sau: Ngoài các phương pháp tính giá thành sản phẩm trên còn có các phương pháp tính giá thành như: Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ, phương pháp tính giá thành theo phương pháp loại trừ chi phí va phương pháp tính giá thành theo định mức. 5) Hệ thống sổ kế toán áp dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tùy thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà sử dụng những mẫu sổ kế toán thuộc hình thức đó để cung cấp những thông tin kế toán kịp thời đầy đủ và chính xác. Trong tổ chức hệ thống sổ kế toán có 4 hình thức ghi sổ kế toán: Tổ chức hệ thống kế toán theo hình thức Nhật ký chung Tổ chức hệ thống kế toán theo hình thức Nhật ký sổ cái Tổ chức hệ thống kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ Tổ chức hệ thống kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ * Hình thức kế toán nhật ký chung Đặc trưng cơ bản: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phảI được ghi sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh. Biểu số 01 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng CĐ số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Hình thức kế toán nhật ký – sổ cái Đặc trưng cơ bản: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian, nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển, sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký sổ cái. Căn cứ để ghi vào nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc hoặc các bảng tổng hợp chứng từ gốc. Biểu số 02 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ quỹ Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ KT cùng loại Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu *Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Ghi theo nội dung kinh tế phát sinh trên sổ cái Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ gốc được đánh số liệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và các chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Biểu số 03 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ KT cùng loại Sổ thẻ KT chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Hình thức nhật ký chứng từ. +Tập hợp có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo các tài khoản đối ứng nợ. + Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản) + Kết hợp rộng rãi việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. + Sử dụng các mẫu in giữa các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập các báo cáo tài chính. Chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng nó gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định đúng đắn nội dung chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tác dụng tích cực trong việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. Hiểu được nội dung và yêu cầu quản lý sản xuất, xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch trong công tác tập hợp chi phí sản xuất được dễ dàng chính xác, đầy đủ. Biểu số 04 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ KT và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ KT chi tiết Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Trong hình thức này, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sử dụng các sổ kế toán sau: + Sổ kế toán tổng hợp + Sổ nhật ký chứng từ: NKCT số 1, NKCT số 2, NKCT số 3, NKCT số 4, NKCT số 5, NKCT số 6, NKCT số 7, NKCT số 8, NKCT số 9, NKCT số 10. + Các bảng kê: Bảng kê giá thành, bảng kê nhập nguyên liệu. + Sổ chi tiết: Dùng để theo dõi chi tiết các đối tượng hạch toán. + Số tài khoản: 111, 112, 211, 331, 152, 153, 621, 627… + Bảng phân bổ: Số 1 (bảng phân bổ tiền lương và BHXH), số 2 (bảng phân bổ nguyên vật liệu), số 3 (bảng phân bổ KHTSCĐ) Trên cơ sở lý luận chung các doanh nghiệp muốn vận dụng nó vào thực tiễn hiệu quả không phải là một vấn đề đơn giản. Đòi hỏi người vận dụng nó phải luôn sáng tạo, linh hoạt mọi hoạt động kinh tế đang luôn luôn vận động hàng ngày, hàng giờ. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự sôi động của cơ chế thị trường các doanh nghiệp không những phải bươn trải, tự vươn lên tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc, ổn định có ưu thế mà còn cần phải có những giải pháp, những bước đi đúng đắn, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, phát triển được khoảng trống thị trường và lấp đầy khoảng trống đó mới có thể tồn tại và đứng vững được. Song song với nó là việc vận dụng và tuân thủ các yêu cầu các quy luật kinh tế có hiệu quả cũng sẽ góp phần không nhỏ trong quá trìng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì nắm vững quy luật này giúp các doanh nghiệp biết mình cần phải làm gì hay nói cách khác là luôn đạt cho mình câu hỏi: cần phải sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Mà các doanh nghiệp là người trực tiếp tìm cách giảI quyết câu hỏi đấy. Để trả lời câu hỏi đó thì không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tự thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị trường. Trong sản xuất kinh doanh thì mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, đó cũng là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Muốn đạt được mục tiêu đó trước tiên doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm bằng cách: nâng cao năng suất lao động, đầu tư kỹ thuật, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.Qua đó sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển hoặc có thể hợp lý hoá sản xuất, cải tiến cơ chế quản lý,… Qua nghiên cứu lý luận chung về chi phí sản xuất giữ vai trò cô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó chiếm một tỷ trọng khá lởntong giá thành sản phẩm. Việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là mục tiêu hữu hiệu nhất để hấp dẫn lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng giúp cho các nhà quản lý hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý một cách phù hợp nhất và có hiệu quả đặc biệt là khâu quản lý chi phi sản xuất. Còn việc vận dụng cơ sở lý luận đó vào thực tiễn như thế nào tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của doanh nghiệp đó. Vì mỗi doanh nghiệp có quá trình sản xuất riêng, cách tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý riêng biệt cho nên không thể vận dụng nó theo khuôn mẫu nào cả mà phảI luôn sáng tạo, tìm tòi và nhạy bén để nó luoon phù hợp với cơ chế thị trường mà không bị lỗi thời, tụt hậu. Đó là cả một quá trình nghiên cứu lâu dài của các doanh nghiệp và bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phảI đương đầu với những khó khăn thử thách đó. Nhưng điều quan trọng ở đây là các doanh nghiêp phải nắm bắt được tình hình thức tế của doanh nghiệp, dự đoán trước điều gì sẽ sảy ra hoặc có thể sảy ra hạn chế rủi ro kinh doanh không đáng có. Từ những lý luận trên cho they việc vận dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đây là sự khởi đầu, là tiền đề của việc hình thành kinh nghiệm thực tế trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói riêng. Phần thứ hai Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh hiển vinh I) quá trình hình thành và phát triển của công ty tnhh Hiển Vinh. 1) Quá trình hình thành. Công ty TNHH Hiển Vinh được thành lập từ năm 2005 dưới hình thức chuyển từ DNTN thành công ty TNHH, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp do nước CHXHCN Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/1999. Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Hiển Vinh Tên công ty viết bằng tiếng nớc ngoài: Hien Vinh Companylimitted Tên viết tắt Hien Vinh Co., Ltd Trụ sở chính Thị trấn Như Quỳnh – Văn Lâm – Hưng Yên Số tài khoản: 42110100320062 Mã số thuế: 0900235244. Ngân hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn huyện Văn Lâm ,tỉnh Hưng Yên Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất nhựa PE, PP, HD, ABS, tái chế nhựa, gỗ, sắt, đồng, nhôm và các loại bao bì, giấy … Mua bán các loại máy móc công nghiệp, thu mua các loại phế liệu Xử lý các chất thải công nghiệp Nhận cẩu hàng, nâng hàng từ 3T – 10T Cho thuê xe du lịch từ 4 – 16 chỗ Tổng số công nhân viên là 100 người. Trong đó: Bộ phận quản lý hành chính 20 người Bộ phận trực tiếp sản xuất 80 người Công ty TNHH Hiển Vinh hoạt động công ích vì mục tiêu lợi nhuận, sản xuất và cung ứng các sản phẩm nhựa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người tiêu dùng. Công ty TNHH Hiển Vinh chuyên thu gom các loại rác thảI công nghiệp làm sạch và bảo vệ môi trường. Hàng ngày công ty sản xuất ra hàng triệu kg nhựa đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Công ty TNHH Hiển Vinh có tổng số vốn điều lệ là 3 tỷ đồng. Trong đó có các nghành viện góp vốn sau: STT Tên thành viên Nơi đăng ký HKTT Giá trị vốn góp(triệu đông) Phần vốn góp 1 Đỗ Thế Vinh Thôn Minh Khai–TT Như Quỳnh-Văn Lâm-Hưng Yên 2073,8 69 2 Đỗ Văn Tứ Thôn Minh Khai–TT Như Quỳnh-Văn Lâm-Hưng Yên 926,2 31 Ngời đại diện: Ông Đỗ Thế Vinh Chức vụ: Giám đốc 2) Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, công ty TNHH Hiển Vinh tiếp tục ổn định và phát triển, đứng vững trong cơ chế thị trường. Có định hướng đúng đắn đổi mới công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm là vấn đề sống còn của công ty. Hai năm gần đây công ty đã mở rộng nhà xưởng. Ngoài việc sản xuất nhựa công ty còn đầu tư lắp đặt dây truyền sản xuất túi ni lông với kỹ thuật hiện đại, sản phẩm đặt chất lượng cao, giá trị hàng hóa bán ra và lợi nhuận tăng lên. Số lượng tiêu thụ năm sau với năm trước là 101,2%, doanh thu năm sau với năm trước là 103,7%, thu nhập năm sau so với năm trước la 107%. Các chỉ tiêu trên đạt được là do sắp xếp lại tổ chức trên cơ sở hợp lý từ phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất, đầu tư thêm máy móc hiện đại, nhóm sản phẩm nhóm người lao động trả lương theo kết quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức khen thưởng kịp thời ra những văn bản quản lý cụ thể chăt chẽ, phù hợp với điều kiện thực tế cơ bản ở đơn vị, trên cơ sở đó kích thích người lao động hăng say nhiệt tình trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện tốt các quy chế của công ty. Với việc nâng cao kỹ thuật công nghệ và thay dổi cơ cấu bộ máy tổ chức. Năm 2007 Công ty TNHH Hiển Vinh đạt được kết quả như sau: Chỉ tiêu Năm 2007 - Tổng sản lượng sản xuất - Tổng sản lượng tiêu thụ - Tổng doanh thu - Nộp ngân sách Nhà nước - Lợi nhuận - Thu nhập bình quân lao động Tấn Tấn Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Nghìn đồng/ tháng 45.500 45.000 52.300 96 7.300 1.650.000 3) Tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty 3.1) Nhiệm vụ sản xuất - Sản xuất nhựa PE, PP … tái chế nhựa, gỗ, sắt, đồng, nhôm. - Xử lý các chất thải công nghiệp - Nhận cẩu hàng nâng hàng 3 – 10 tấn Trong quá trình sản xuất phải đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thống nhất từ trên xuống. 3.2) Quy trình công nghệ sản xuất của công ty Công ty TNHH Hiển Vinh là công ty hoạt động độc lập có tư cách pháp nhân có ưu đãi riêng, độc lập về tài sản, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình công ty tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam 3.2.1) Quy trình công nghệ Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất nhựa: Phế liệu nhựa, túi ni lông, xóp Nghiền vỡ phế liệu Tạo hạt nhựa Đổ khuôn sản phẩm Đóng thùng hộp Nhập kho Các phế liệu bỏ như: nhựa vụn, các loại túi ni lông rách được nghiền vỡ đưa vào phân xưởng tại phân xưởng nhờ kỹ thuật, công nghệ, máy móc hiện đại các hạt nhựa được tạo thành dung dịch đặc rồi được đổ vào khuôn mẫu có sẵn. Xong công đoạn sản xuất các sản phẩm được đóng thùng rồi nhập kho chờ tiêu thụ. 3.2.2) Cơ cấu mạng lưới sản xuất của công ty Kế hoạch sản xuất Phòng quản lý Phòng kế toán Phân xưởng sản xuất nhựa Thu mua phế liệu Tổ chức sản xuất Kho nguyên liệu chính Kho nguyên liệu phụ Tổ sản xuất hạt nhựa Kho thành phẩm. 4) Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Hiển Vinh 4.1) Bộ máy quản lý Giám đốc Phó giám đốc Phòng nghiệp vụ kinh doanh Phòng kế toán nghiệp vụ 4.2)Chức năng nhiệm vụ phòng ban Giám đốc: là người đại diện của công ty trong mọi giao dịch, là người có quyền quyết định cao nhất về quản lý điều hành công ty theo chế độ thủ trưởng chịu trách nhiệm quản lý điều hành công ty. Quản lý cán bộ chủ chốt gồm: Phó giám đốc, quản đốc phân xưởng… là đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh của công ty theo luật định. Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc là cánh tay đắc lực của công ty và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật phần công việc do mình đảm nhận Phòng nghiệp vụ kinh doanh: tham mưu cho giám đốc và phó giám đốc về chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn phù hợp với nền kinh tế thị trường, thực hiện công tác điều phối kinh doanh thu thập thông tin và giá cả thị trường, nguyên vật liệu đầu vào thị trường, đầu ra cho sản phẩm chuẩn bị các hợp đồng kinh tế trình giám đốc, phó giám đốc quản lý. Phòng kế toán nghiệp vụ: Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán và hạch toán kinh tế. Tổ chức thực hiện pháp lệnh kế toán và điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 5) Tổ chức bộ máy kế toán và công tác tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Hiển Vinh. 5.1) Công tác thống kê và hạch toán kinh tế Tổ chức công tác thống kê kinh tế phù hợp với việc tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Sau đây là sơ đồ bộ máy kế toán của công ty: Kế toán phụ trách chính sách công nợ Thủ quỹ Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán Kế toán phụ trách tổng hợp theo dõi Kế toán theo dõi hàng nhập kho & bán hàng Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ của phòng kế toán chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật công tác thống kê và điều lệ kế toán của công ty. Kiểm tra đôn đốc và hướng dẫn các bộ phận theo chế độ hiện hành đồng thời tổng hợp thông tin một cách chính xác kịp thời đầy đủ nhằm giúp cho ban lãnh đạo công ty đưa ra quyết định đúng đắn và có lợi cho công ty. Nhân viên kế toán: được trưởng phòng phân công công việc và trực tiếp giúp trưởng phòng về các lãnh vực được giao. Có nhiệm vụ theo dõi kho hàng theo giá thành sản phẩm, tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thủ quỹ: là người thực hiện các nghiệp vụ thu chi và quản lý tiền theo chế độ hiện hành chị trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật khi bị hao hụt về quỹ. 5.2)H ình thức sổ kế toán Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký - chứng từ.Công tác kế toán được thực hiện theo chế độ Kế toán Việt nam ban hành tại quyết định 15/2006/QD- BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính.Luật và các chuẩn mực kế toán của Bộ Tài Chính . Bộ sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất gồm: -Bảng kê số 4( TK154,TK 621, TK 622,TK 627) -Bảng kê số 5(TK 642) -NKCT số 7 -Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dùng cho các tài khoản. -Sổ cái các tài khoản chi phí - Chứng từ tài sản: Bảng kê vật liệu - Chứng từ vật tư: Bảng kê vật liệu sản xuất, hoá đơn nguyên vật liệu sản xuất. - Chứng từ lương: Bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công. Đồng thời, Công ty quy định cách ghi chứng từ, luân chuyển chứng từ theo đúng yêu cầu quy định của chế độ kế toán hiện hành. */Trình tự ghi sổ: Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ,hợp pháp của chứng từ ,tiến hành phân loại, lập định khoản kế toán,ghi vào các nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các chứng từ gốc phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính liên quan đến chi phí sản xuất cần tính toán ,phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc tiến hành tập hợp, phân loại, tính toán ghi vào các bảng phân bổ. Cuối tháng sử dụng số liệu ở các bảng phân bổ ghi vào Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê phù hợp. Cuối quý số liệu ở các bảng kê, nhật ký chứng từ , sổ cái các tài khoản va các bảng chi tiết số phát sinh lập bảng cân đối kế toán và các Báo cáo tài chính. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt nam.Ngoại tệ được quy đổi ra Đồng Việ Nam theo tỷ giá của liên Ngân hàng tại thời điểm thanh toán,chênh lệch tỷ giá được hạch toán vào tài khoản 413- chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. *Niên độ kế toán Tại công ty TNHH Hiển Vinh niên độ kế toán được áp dụng theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12. *Kỳ kế toán Tại công ty các bảng kê , nhật ký chứng từ được lập định kỳ hàng tháng ,Báo cáo Tài chính được lập hàng quý hàng năm. II) thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh hiển vinh 1) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hiển Vinh. 1.1) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Hiển Vinh. Chi phí sản xuất trong Công ty TNHH Hiển Vinh là toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động vật hoá và các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành lên giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất của Công ty được phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Do Công ty có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, khối lượng sản phẩm và sản xuất lớn, đa dạng nên đối tượng tập hợp chi phí của Công ty là sản phẩm: hạt nhựa 1.2) Các bước tập hợp chi phí sản xuất Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các nghành sản xuất kinh doanh cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ và giá thành lao vụ, dịch vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm liên quan. Bước 4: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ ra tổng giá thành và giá thành đơn vị. 1.3) Đối tượng tính giá thành của Công ty TNHH Hiển Vinh. Như đã nói ở trên, do cơ cấu sản xuất của Công ty nhỏ, quy trình công nghệ đơn giản, sản phẩm sản xuất đa dạng nên đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm mà đối tượng của tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tập hợp để tính giá thành. Do vậy, đối tượng tính giá thành của Công ty là sản phẩm:hạt nhựa . 2) Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của Công ty TNHH Hiển Vinh Chi phí của Công ty TNHH Hiển Vinh được tập hợp theo các khoản mục sau: Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khoản mục chi phí nhân công trực tiệp Khoản mục chi phí sản xuất chung + Tiền lương nhân viên quản lý (tổ, đội) phân xưởng sản xuất + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí công cụ, dụng cụ, vật dụng + Chi phí khấu hao tài sản cố định + Chi phí khác 2.1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu ding để sản xuất sản phẩm trong kỳ. Trong kỳ, những nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp đến phân xưởng sản xuất nào đó thì được hạch toán trực tiếp cho sản phẩm đó. Chi phí phát sinh trong kỳ được kế toán Công ty tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp cho các đối tượng có liên quan đến sản phẩm đó. Công thức phân bổ: Trong đó: : Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng n : Tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng n H : Hệ số phân bổ Hệ số phân bổ: Trong đó: C: Tổng chỉ tiêu phân bổ T: Tổng các tiêu chuẩn dùng để phân bổ Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Nó phản ánh các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ của công ty. Do địa bàn cung cấp nguyên vật liệu sản xuất của Công ty phần lớn cách xa, tình hình thời tiết không ổn định, nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu lớn nên căn cứ vào tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại các phân xưởng và kế hoạch sản xuất của công ty, cán bộ phòng nghiệp vụ kinh doanh đã tìm mua nguyên vật liệu để đảm bảo sản xuất đúng tiến độ mà không bị ứ đọng vốn trong khâu dự trữ nguyên vật liệu, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Sau khi nguyên vật liệu mua về nhập kho, thủ kho ghi: Nợ TK 152: … Nợ TK 133: … Có TK 111, 112, 331: … Khi xuất kho để sản xuất sản phẩm, thủ kho ghi: Nợ TK 331: … Có TK 152: … (chi tiết cho từng đội sản xuất) Sau đó, toàn bộ các hoá đơn chứng từ do thủ kho nộp lên kế toán làm căn cứ để thanh toán, ghi sổ và hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất trực tiếp. Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng không sử dụng hết nhập lại kho, kế toán ghi: Nợ TK 152: … Có TK 621: … 2.2) Chi phí nhân công trực tiếp Là chi phí lớn thứ 2 sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí lao động trực tiếp bao gồm các khoản phảI trả cho người lao động thuộc quản lý của công ty. Hiện nay, ở Công ty TNHH Hiển Vinh số lao động hợp đồng chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Phần tích lương do cán bộ kế toán tiền lương và BHXH tính toán. Công ty thực hiện cả 2 hình thức trả lương cho đội ngũ lao động trong công ty là lương thời gian và lương sản phẩm. - Lương thời gian được áp dụng đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên làm việc tại văn phòng công ty. Hình thức này được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật, bậc lương, thang lương của người lao động. Cách tính sau: Lương cơ bản = 450.000 x hệ số lương - Lương sản phẩm áp dụng với đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành. Cách tính như sau: Lương sản phẩm = Khối lượng sản X Đơn giá tiền lương phải trả phẩm hoàn thành sản phẩm Ngoài ra, người lao động còn được trả lương làm thêm giờ, lương thuê ngoài, lương vào ngày nghỉ, ngày lễ tết, … Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp của công ty, kế toán sử dụng tài khoản 622 – “Chi phí công nhân trực tiếp” tài khoản này dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện cung ứng lao vụ, dịch vụ. Căn cứ vào bảng chấm công do các phân xưởng gửi lên, kế toán tiền lương và BHXH tính toán vào bảng tính lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí công nhân trực tiếp Có TK 334: phải trả công nhân viên Khi tính BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí công nhân trực tiếp Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3388) Cuối kỳ, kế toán phân bổ và kết chuyển chi phí công nhân trực tiếp vào các khoản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12815.doc
Tài liệu liên quan