Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trung

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ S ẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

1.1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 3

1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. 3

1.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 5

1.1.3. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 6

1.1.4. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 7

1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 8

1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất. 8

1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 12

1.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 13

1.3.1.Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất. 13

1.3.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất , phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. 14

1.3.3.Tài khoản kế toán sử dụng. 15

1.3.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất. 22

1.4. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm. 24

1.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm. 24

1.4.2 Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 24

1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 26

1.5. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy 31

CHUƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRUNG 34

2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Minh Trung 34

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty 34

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 37

2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 38

2.2. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kÕ to¸n chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung 41

2.2.1. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty. 41

2.2.1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty. 42

2.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 43

2.2.1.4. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 43

2.2.2. Công tác tính gi¸ thành sản phẩm tại Công ty. 59

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRUNG 61

3.1. Những nhận xét chung, đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung 61

3.1.1. Những ưu điểm: 61

3.1.2. Nhũng hạn chế cần khắc phục: 63

3.2. Những biện pháp và phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị phụ tùng hoà Phát. 64

3.2.1. Ý kiến thứ nhất: Về công tác tổ chức tập hợp chứng từ ban đầu 64

3.2.2. Ý kiến thứ hai: Về hệ thống sổ sách kế toán: 64

3.2.3. Ý kiến thứ 3: Về việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 64

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 

docx72 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất. - Báo cáo giá thành sản phẩm Chứng từ, tài liệu phản ánh CPSX phát sinh Sổ chi tiết CPSX theo đối tượng kế toán tập hợp CPSX - Bảng tổng hợp CPSX - Tính giá thành sản phẩm Sổ chi tiết CPSX Tài liệu hạch toán khối lượng sản phẩm sản xuất CP SX Phân bổ chi phí : Ghi hàng ngày : Đối chiếu, kiểm tra : Ghi định kỳ, cuối kỳ 1.4. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm. 1.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện, cần tính toán được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán thì công việc cần thiết và phải làm trước tiên là xác định đối tượng tính giá thành. Các doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm, tình hình của mình mà xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Để xác định đối tượng tính giá thành chính xác và hợp lý thì bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào các yếu tố như: đặc điểm tổ chức sản xuất, cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý…. Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian quy định mà các số liệu, thông tin kinh tế về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải hoàn thành và báo cáo. Tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp mà áp dụng kỳ tính giá thành cho phù hợp, kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, năm 1.4.2 Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Các thông tin về sản phẩm dở dang không những ảnh hưởng đến trị giá hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả khi thành phẩm xuất bán trong kỳ. Vì vậy đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng đối với kế toán doanh nghiệp. Mức độ chính xác của chỉ tiêu chi phí sản xuất dở dnag phụ thuộc vào 2 vấn đề cơ bản: - Việc kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ và đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở. - Mức độ hợp lý và khoa học của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà doanh nghiệp áp dụng. 1.4.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), còn các chi phí gia công chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cho cả giá thành thành phẩm. Công thức tính: Dck = x Sd (1) Trong đó: Dck và Dđk: Chi phí sản xuất dở dnag cuối kỳ và đầu kỳ Cvl: Chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) phát sinh trong kỳ. Ssp: Số lượng sản phẩm hoàn thành Sd: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp chế biến liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang. 1.4.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Rồi tính toán, xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc. - Đối với những chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (chi phí về vật liệu chính trực tiếp hoặc nguyên vật liệu trực tiếp…) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức (1). - Đối với chi phí phân bổ dần vào quy trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung… thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Dck = x S'd (2) Trong đó: C: Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ. S’d: Là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành(%HT) S’d = Sd x %H 1.4.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp đã xây dựng được cho mình một cách chính xác hệ thống các định mức chi phí cho từng khoản mục chi phí theo từng khâu, từng giai đoạn công việc cụ thể. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức cho khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. Công thức tính: Dck = S (Sd x % HT x Cđmi) Trong đó: Cđmi: Chi phí định mức của khoản mục i. 1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho giá thành sản phẩm. 1.4.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn. Trên cơ sỏ số liệu chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ và chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ, kế toán tiến hành tính tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ theo công thức: = + - Sau đó tính giá thành đơn vị theo công thức: Zđvsp = Trong đó: Zđvsp: giá thành đơn vị sản phẩm S : Khối lượng sảnphẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ. Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn. 1.4.3.2. Phương pháp tính giá thành phân bước. * Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm ( Phương pháp kết chuyển chi phí). Để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm ở giai đoạn sản xuất cuối cùng, kế toán giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, tính giá thành nửa thành phẩm của từng giai đoạn, kết chuyển giá thành nửa thành phảm của giai đoạn trước sang giai đoạn sau một cách tuần tự cho đén giai đoạn cuối cùng. Sơ đồ 8: Quy trình trên có thể biểu hiện qua sơ đồ sau: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 2 Chi phí NVL chính (bỏ vào một lần từ đầu) Giá thành nửa thành phẩm (NTP) giai đoạn 1 chuyển sang Giá thành NTP giai đoạn n-1 chuyển sang Chi phí sản xuất khác của giai đoạn 1 Chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2 Chi phí sản xuất khác của giai đoạn n Giá thành NTP giai đoạn 1 Giá thành NTP giai đoạn 2 Tổng giá thành thành phẩm + + + Trình tự kế toán: - Căn cứ vào tài liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của giai đoạn 1 và các tài liệu khác có liên quan để tính giá thành của nửa thành phẩm thao công thức: Z1 = Cđk1 + Ctk1 - Cck1 Zđvsp1 = Trong đó: Zđvsp1: giá thành đơn vị nửa thành phẩm giai đoạn 1 - Căn cứ vào giá thành thực tế giai đoạn 1 đã chuyển sang giai đoạn 2 và các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2 để tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn 2: Z2 = Z1 + Cđk2 + Ctk2 - Cck2 Zđvsp2 = - Cứ như thế cho đến giai đoạn n (giai đoạn cuối). Zn (Ztp) = Zn-1 + Cđkn + Ctkn - Cckn Ztp = Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm và thành phẩm. *Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm ( phương pháp kết chuyển chi phí song song ). Đầu tiên kế toán phải căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn sản xuất, tính toán phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn đó nằm trong giá thành của thành phẩm. Tiếp đến kết chuyển song song từng khoản mục chi phí để tập hợp chi phí tính tông giá thành và giá thành đơn vị. Sơ đồ 9: Sơ đồ kết chuyển chi phí song song Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 1 Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 2 Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn n Chi phí sản xuất của giai đoạn 1 trong thành phẩm Chi phí sản xuất của giai đoạn 2 trong thành phẩm Chi phí sản xuất của giai đoạn n trong thành phẩm Giá thành sản xuất của thành phẩm Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n * Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. Phương pháp này vận dụng cho các doanh nghiệp trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu chính mà kết quả sản xuất thu được nhóm sản phẩm cùng loại có kích cỡ, quy cách khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí: Tập hợp theo toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất ra nhóm sản phẩm cùng loại. Theo phưong pháp này, căn cứ vào đặc điểm sản phẩm và các tài liệu định mức chi phí, dự toán chi phí để xác định tiêu chuẩn, tính tỷ lệ phân bổ giá thành (tiêu chuẩn có thể sử dụng là giá thành định mức, gía thành kế hoạch…) Căn cứ tài liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được cho cả nhóm sản phẩm cùng loại và tiêu chuẩn tính tỷ lệ phân bổ giá thành hàng tháng, ké toán xác định tỷ lệ phân bổ giá thành theo từng koản mục chi phí. T% = x 100 Trong đó: T% : Là tỷ lệ phân bổ giá thành Ti: tỷ lệ phân bổ theo lhoản mục i Căn cứ vào tỷ lệ phân bổ giá thành và tiêu chuẩn của từng quy cách kích thước, từng thứ sản phẩm để tính giá thành của từng loại sản phẩm trong nhóm theo công thức: Za = x (Qa x ha) Zđvspa = Trong đó: Za : Tổng giá thành của sản phẩm A Qi: Số lượng thực hiện của loại sản phẩm i. Hi; Hệ số giá thành quy \ước của sản phẩm i. N: Số loại san phẩm thu được của quy trình cong nghệ đó. Zđvspa: Giá thành đơn vị sản phẩm a. Ngoài các phương pháp trên còn có thể sử dụng các phương pháp khác như: Tính giá thành theo đơn dặt hàng, phương pháp trừ chi phí…. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy a) Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động. - Tổ chức vân dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để lựa chọn danh mục hệ thống tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Danh mục tài khoản kế toán được sử dụng làm cơ sở để mã hoá, cài dặt chương trình phần mềmkế toán. - Tổ chức tập hợp kết chuyển, hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng trình tự thời gian đã xác định. - Tổ chức xac định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem in và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng, xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học hợp lý để xác định giá thành và hạch toángiá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. b) Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phầm mềm kế toán. - Việc tập hợp chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu với các đối tượng chịu chi phí. - Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy. - Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn. - Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết. Trình tự xử lý có thể khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đô 10: Trình tự xử lý trên máy của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Bước chuẩn bị Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết sản phẩm dở dang, số lượng,.. Phần mềm kế toán sử dụng. Dữ liệu đầu vào Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển chi phí. Lựa chọn phương pháp tính giá vật tư hàng hoá, phân tích tiêu thức phân bổ chi phí, khấu hao. - Các tài liệu khấu hao khác Máy tính xử lý Thông tin và đưa ra sản phẩm Thông tin đầu ra - Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm, sổ cái,… CHUƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRUNG 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Minh Trung 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty * Giới thiệu chung: Tên gọi : Công ty TNHH Minh Trung Trụ sở chính : 685 Tân Mai - Đa Mai - Bắc Giang Mã số thuế : 2400329730 Vốn điều lệ : 40.000.000.000 VNĐ (bốn mươi tỷ đồng) Tel : 0240.856.583 Mobile : 0903.425.922 Email : minhtrungvphanoi@vnn.vn Giấy đăng ký kinh doanh số 200200290 ngày 06/08/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp. Chi nhánh của Công ty: - Chi nhánh Đắc Lắc (xưởng chế biến hàng nông sản sau thu hoạch (sản phẩm từ tươi sang khô, dự trữ bán thành phẩm trên diện tích 1 ha - Khu vực Miền Trung Tây Nguyên). Địa chỉ: Km35 xã Hòa An, thị trấn Phước An, huyện Krông Pak, tỉnh Đắc Lắc. Điện thoại: 050.520.823 Fax: 050.520.823 - Chi nhánh Minh Trung Hòa Bình: xưởng chế biến hàng nông lâm sản sau thu hoạch (sản phẩm từ tươi sang khô, dự trữ bán thành phẩm trên diện tích 10.000 ha - khu vực Tây Bắc). Địa chỉ: Khu CN Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Điện thoại: 0903.425.922 - Các trạm trại tập trung thu mua nguyên liệu để sản xuất: + Trạm thu mua Nha Trang + Trạm thu mua Quy Nhơn + Trạm thu mua Sơn La Công ty đang thực hiện mở rộng: 1) Mở rộng đầu tư dự án xây dựng Nhà máy chế biến thực phẩm tại khu CN Hòa Bình. 2) Đầu tư xây dựng trung tâm giao dịch thương mại, văn phòng làm việc tại Km2, đường 398 - xã Song Mai - TP Bắc Giang. * Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Minh Trung: - Mua bán lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm, rượu bia nước giải khát. - Dịch vụ vận tải hàng hoá bằng ô tô và kinh doanh kho bãi, bốc xếp hàng hoá. - Mua bán nông lâm sản, vật liệu xây dựng, điện nước, hàng nội thất, mua bán chế biến thức ăn gia súc. - San lấp mặt bằng, thi công xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi dân dụng. - Xuất nhập khẩu, ủy thác xuất nhập khẩu hàng nông sản. Do nguồn hàng công ty khai thác và tiêu thụ hầu hết ở các tỉnh trong cả nước. Do vậy diện tích hoạt động trải dài từ Nam ra Bắc, nhiệm vụ chính là thu mua hàng nông sản như ngô, sắn, gạo, tấm, cám, các sản phẩm phụ của ngành nông nghiệp… của đồng bào miền Trung Tây Nguyên đưa vào sấy khô ra thành phẩm tiêu thụ cho các ngành chăn nuôi, nước giải khát, mì chính, thực phẩm, bánh kẹo. * Quá trình hình thành và phát triển Hơn 3 năm thành lập với sự phát triển của Công ty TNHH Minh Trung là cả một chặng đường dài không ngừng phấn đấu để khẳng định và đứng vững trên thương trường. Có được thành tích như hôm nay do nhờ Ban lãnh đạo và tập thể của Công ty đã phấn đấu vượt qua khó khăn về tài chính và nguồn nhân lực, đưa công ty từ một công ty nhỏ trở thành đơn vị kinh doanh hiệu quả. Năm 2006, Công ty đã cung cấp hầu hết nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất chế biến thức ăn gia súc các tỉnh phía Bắc, các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn như: Công ty thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ, Nhà máy SXTACN Proconco, Guyomarch, ANT, PG, CP (rượu bia, nước giải khát…). Có thể đánh giá sự phát triển của Công ty qua việc thực hiện một số chỉ tiêu sau: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2004 đến 2006 ĐVT: Tr.đ TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng vốn 6,670 6,670 6,670 2 Doanh thu 56,233 (tỷ đồng) 127,847 (tỷ đồng) 183,585 (tỷ đồng) 3 Lợi nhuận trước thuế 21 68,2 68,2 4 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%) 0,037 0,041 0,037 5 Đóng góp NS (Thuế) 250 1,090 1.311,9 6 Số lượng cán bộ CNV (người) 18 52 62 7 Bình quân thu nhập người/tháng/tr.đ 1,5 2 2,5 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Sơ đồ 11: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty. Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Tài chính- kế toán Xưởng sản xuất Phòng Nhân sự Phòng Kinh Doanh Giám đốc xưởng Phòng Marketing Các phân xưởng sản xuất Các kho Vật tư Bộ phận kỹ thuật Bộ phận tài vụ Phòng vật tư xét duyệt * Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lý - Giám đốc : Gồm Giám đốc và Phó Giám đốc là những người toàn quyền điều hành các công việc sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch và định hướng của Hội Đồng quản trị. Giám đốc do Chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. - Phó giám đốc: Giúp giám đốc tổ chức thực hiện các kế hoạch cụ thể đã đề ra. - Các bộ phận yểm trợ : là các phòng ban chức năng như Kinh doanh, Phòng Tài vụ, Phòng nhân sự…có chức năng đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất, tạo lợi nhuận tối ưu nhất cho toàn Công ty. Ngoài ra công ty có thể tổ chức một số bộ phận thích hợp với quá trình phát triển sản xuất kinh doanh và hoàn cảnh cụ thể đặt ra. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán. * Chức năng nhiệm vụ từng phần hành kế toán: - Kế toán trưởng : Là người đứng đầu phòng kế toán của đơn vị, chịu trách nhiệm toàn bộ công việc kế toán, có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công việc kế toán cho phù hợp với loại hình sản xuất của công ty. - Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu do các kế toán khác chuyển đến từ đó đưa ra các thông tin trên cơ sở số liệu, xem xét tất cả các chỉ tiêu kế toán, lập báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính của toàn công ty trên báo cáo tài chính. - Kế toán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm. - Kế toán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm : Là bộ phận phụ trách khâu tính giá thành cho những sản phẩm mà công ty sản xuất ra. - Kế toán công nợ : Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu phải trả trong Công ty và giữa Công ty với khách hàng, với ngân hàng, với nhà cung cấp…. - Kế toán nguyên vật liệu và CCDC: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, CCDC trong quá trình sản xuất. Cuối tháng, tập hợp số liệu báo cáo vật liệu tồn kho. Khi có yêu cầu bộ phận kế toán nguyên vật liệu cùng các bộ phận khác tiến hành kiểm kê tại kho vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán. - Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm nguyên giá TSCĐ. Hàng tháng tính số tiền khấu hao TSCĐ, ghi vào sổ khấu hao, lập báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ. - Kế toán vốn bằng tiền, tiền lương: Chịu trách nhiệm về các Tài khoản kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính. Lập bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương của các phân xưởng và toàn doanh nghiệp. Sơ đồ 13: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp KT vốn bằng tiền, t.lương KT Công nợ KT tập hợp chi phí và giá thành KT thành phẩm và tiêu thụ Thủ quỹ Nhân viên kinh tế KT TSCĐ 2.1.3.2. Tổ chức công tác kế toán của Công ty: - Hình thức kế toán áp dụng tại công ty : Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Quy trình hạch toán, xử lý chứng từ, cung cấp thông tin kế toán của Công ty đều được thực hiện sổ sách. - Sau khi lựa chọn các tài khoản cần sử dụng, Công ty quy định mỗi loại chứng từ ghi sổ ghi Nợ một tài khoản đối ứng với có các tài khoản khác. - Niên độ kế toán quy định: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm. - Kỳ kế toán áp dụng: Theo tháng. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Hệ thống tài khoản kế toán: Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty sử dụng các TK 621, 622, 627, 154, và các TK khác như TK 141, 331, 152,111, 334,338,153… Các TK đều được mã hoá cho từng phân xưởng, từng sản phẩm. - Hệ thống sổ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức Chứng từ ghi sổ. Hệ thống sổ kế toán Công ty sử dụng là: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; Sổ cái; Sổ, thẻ kế toán chi tiết; Bảng tổng hợp sổ chi tiết; Bảng cân đối số phát sinh; Báo cáo tài chính. Sơ đồ14: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Minh Trung Chứng từ gốc và bảng tập hợp chứng từ cùng loại Chứng từ mã hoá nhập dữ liệu vào máy Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái tài khoản Bảng cân đối số phát sinh Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu : 2.2. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung 2.2.1. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty. 2.2.1.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý và phân loại chi phí sản xuất ở Công ty. Là một doanh nghiệp sản xuất nên cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí sản xuất của Công ty là những chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó, đặc điểm, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất tại mỗi doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của quá trình sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp đó. Tại Công ty TNHH Minh Trung tổ chức sản xuất rất nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm lại có một quy trình sản xuất riêng biệt, do vậy Công ty tổ chức sản xuất các sản phẩm tại các phân xưởng sản xuất khác nhau. Vì vậy, chi phí sản xuất của Công ty phát sinh tại các phân xưởng khác nhau đòi hỏi Công ty phải tổ chức tập hợp chi phí tại từng phân xưởng. Mặt khác, do đặc điểm sản phẩm của Công ty là mỗi loại sản phẩm có nhiều kích cỡ khác nhau với cùng một loại nguyên vật liệu, do đó để quản lý chính xác đối tượng chịu chi phí còn phải phân bổ từng loại chi phí sản xuất cho các đối tượng đó. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí sản xuất của Công ty cũng bao gồm 3 khoản mục chi phí, đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Công ty dựa vào các khoản mục chi phí này để tập hợp chi phí sản xuất. Ngoài ra để phục vụ cho việc lập báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh, Công ty còn phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thành các loại sau đây căn cứ vào nội dung, tính chất kinh te ácủa chi phí (hay còn gọi là phân loại chi phí theo yếu tố), gồm các yếu tố chi phí sau: Chi phí nguyên liệu và vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. 2.2.1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng, chi phối toàn bộ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đặc điểm riêng của từng ngành, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý của từng đơn vị. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm sản phẩm và yêu cầu quản lý của Công ty TNHH Minh Trung, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định là từng phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng sản xuất đều được mở sổ chi tiết theo dõi riêng và tập hợp chi phí theo từng khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 2.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Công ty hiện đang vận dụng là phương pháp trực tiếp theo từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất phát sinh sử dụng cho phân xưởng nào được hạch toán trực tiếp cho phân xưởng đó. 2.2.1.4. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty TNHH Minh Trung là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm của Công ty. Do vậy việc hạch toán chính xác chi phí vật liệu có ý nghĩa quan trọng đặc biệt để xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất cũng như tính chính xác và hợp lý của giá thành sản phẩm của Công ty. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty là toàn bộ trị giá nguyên liệu vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm của Công ty, bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu chính: ngô tươi (từ 160- 300), sắn… - Chi phí nguyên vật liệu phụ: bao, dây khâu… - Nhiên liệu : Xăng dầu, than,... cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất tại các phân xưởng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được phản ánh trên TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TK này đã được mã hoá cho từng phân xưởng, sản phẩm của phân xưởng: +

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trung.docx
Tài liệu liên quan