Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT6 3

I/ KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 3

1.1. Khái niệm 3

1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3

II/ YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 6

2.1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6

2.2. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 6

III/ CÁC CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 7

IV/ TỔ CHỨC TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI DOANH NGHIỆP 8

4.1. Đối tượng của kế toán chi phí sản xuất và dối tượng tính giá thành 8

4.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 8

4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp 9

4.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 12

4.5. Phương pháp tính giá thành 14

PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ - TKV 18

A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ - TKV 18

I/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty 18

II/ Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 19

1. Đặc điểm kinh doanh 19

2. Đặc điểm sản phẩm sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 19

III/ Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 20

B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ - TKV 24

I/ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 24

1.1. Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty 24

1.2. Hình thức sổ kế toán mà công ty đang sử dụng 25

1.3. Danh mục tài khoản và sổ sách Công ty đang áp dụng 28

1.4. Các phương pháp hạch toán, niên độ kế toán Công ty đang áp dụng 28

II/ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ - TKV 29

2.1. Tổ chức công tác chi phí sản xuất tại Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV 29

2.2. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm 56

III/ Đánh giá công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV 57

3.1. So sánh giữa lý luận và thực tế tại Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV 57

3.2. Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV 58

PHẦN III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẢM PHẢ - TKV 61

I/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TAI CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ - TKV 61

II/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ - TKV 61

KẾT LUẬN 65

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu thụ than tại Cảng chính và các bến thủy nội địa thuộc Tập đoàn tại Quảng Ninh. Phân xưởng phục vụ đời sống: Tổ chức thực hiện các công tác chăm lo đời sống vật chất cho CBCNV Công ty. Tham mưu cho Giám đốc Công ty về các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ và cải thiện đời sống vật chất cho CBCNV. Đội tàu: Phục vụ cho Công tác điều hành tiêu thụ than, an ninh trật tự vùng nước Cảng Cẩm Phả và dịch vụ du lịch, phục vụ cho công tác báo động an toàn Hàng hải, đưa đón CBCNV đi làm nhiệm vụ chuyển tải than, điều hành sản xuất. Đội xe ô tô: Quản lý, triển khai thực hiện kế hoạch của Công ty về bảo dưỡng, sửa chữa lớn, kế hoạch tiêu hao nhiên liệu vật tư phụ tùng. Phân xưởng vận tải và xếp dỡ: Quản lý, sử dụng đúng quy định, có hiệu quả thiết bị, tài sản được bàn giao. Xí nghiệp Cảng Cẩm Phả: Tổ chức, quản lý và khai thác tuyến luồng vào Cảng Cẩm Phả. Đảm bảo cho các báo hiệu hàng hải dọc tuyến luồng từ Phao số 0 đến cảng chính luôn hoạt động trong mọi thời tiết. Phối hợp với Trung tâm chỉ huy sản xuất, Đội tàu Công ty trong công tác điều động, lai dắt tàu khi có lệnh sản xuất. B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ - TKV I/ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 1.1. Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty 1.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng Phó phòng Kế toán Phó phòng Kế toán Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán tiền lương Kế toán tiền gửi Kế toán giá thành doanh thu Kế toán thanh toán Kế toán các khoản thu khác Thủ quỹ Kế toán Phân xưởng Nguồn: phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính Hình 2.3 – Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phòng Kế toán – Tài chính Kế toán trưởng – Trưởng phòng tài chính kế toán: Là người chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, tổ chức, giám sát mọi hoạt động trong phòng Tài chính kế toán của Công ty. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm với các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty. Tiến hành việc phân công công việc cho các kế toán viên, đảm bảo công tác kế toán trong Công ty được thuận lợi và trôi chảy. Kế toán trưởng có trách nhiệm tư vấn cho Ban Giám đốc Công ty tất cả các nghiệp vụ kế toán tài chính. Ngoài việc tuân thủ theo quy định trong điều lệ, Kế toán trưởng Công ty còn phải nghiêm túc chấp hành các quy định của Pháp lệnh Kế toán – Thống kê của Nhà nước, các quy định khác của Tập Đoàn. Kế toán tổng hợp – Phó phòng Kế toán tài chính: Là người thay mặt Kế toán trưởng điều hành các công việc của Công ty phòng khi Kế toán trưởng vắng mặt, là người trực tiếp thực hiện công việc theo sự phân công của Kế toán trưởng. Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ hạch toán các chi phí quản lý, tính và phân bổ tiền lương, theo dõi và thanh toán các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ của Công ty. Kế toán tiền gửi ngân hàng: Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình biến động tiền gửi ngân hàng của Công ty. Kế toán giá thành doanh thu và tổng hợp: Ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế tài chính trong Công ty theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản vào sổ chừng từ, theo dõi doanh thu, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh của Công ty và có trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo định kỳ đối với Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam và các cấp quản lý của Nhà nước theo quy định. Kế toán tiền mặt thanh toán: Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có, tình hình biến động tiền mặt và theo dõi các khoản phải trả của Công ty đối với khách hàng. Kế toán các khoản phải thu khác (Kế toán công nợ): Theo dõi toàn bộ các khoản công nợ, phải thu của khách hàng, ứng trước cho người bán, tạm ứng, phải thu khác, công nợ nội bộ Công ty, các khoản phải trả cho người bán. Kế toán vật tư TSCĐ, đầu tư XDCB: Chịu trách nhiệm theo dõi phản ánh kịp thời nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định hiện có và tình hình tăng giảm, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định, tính đúng, đủ số khấu hao và giá trị thực tế của từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ theo số lượng, chất lượng. Lập báo cáo chi tiết theo nhiệm vụ được phân công. Thủ quỹ: Là người bảo quản giữ gìn tiền mặt, là người duy nhất trong Công ty được quản lý chìa khóa két và mở két khi cần thiết. Thủ quỹ phải thực hiện kiểm kê, đối chiếu hàng ngày giữa số tồn quỹ theo sổ kế toán và sổ tồn thực tế trong ngày. Kế toán của các xí nghiệp: Thu thập, ghi chép mọi hoạt động kinh tế phát sinh ban đầu, định kỳ gửi báo cáo về phòng Kế toán tài chính của Công ty để phân bổ và tính giá thành. 1.2. Hình thức sổ kế toán mà công ty đang sử dụng Do quy mô sản xuất của Công ty lớn, việc tổ chức sản xuất theo kế hoạch hàng kỳ, với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng và đặc thù quản lý của ngành than Công ty chọn hình thức Nhật ký chứng từ để theo dõi, quản lý hệ thống sổ sách kế toán và ghi chép hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày cho từng tài khoản. Đây là một hình thức kế toán được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết. Đảm bảo việc kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên, đảm bảo, chính xác, kịp thời, phục vụ nhạy bén nhu cầu quản lý và được quy định áp dụng trong toàn TCT Kho vận và cảng Cảm Phả - TKV. Trình tự ghi sổ nhật ký chứng từ được tóm tắt theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc Sổ (thẻ) chi tiết Bảng phân bố Sổ quỹ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ cái Bảng tổng hợp số liệu Bảng cáo tài chính Hình 2.4 - Sơ đồ kế toán nhật ký chứng từ Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra hàng ngày Đố chiếu, kiểm tra cuối tháng Trình tự hạch toán của nhật ký chứng từ như sau: Theo dõi hàng ngày Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, các thông tin do các thống kê phân xưởng cung cấp kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chứng từ theo thứ tự thời gian cập nhật, hoặc các bảng kê, bảng phân bổ liên quan. Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa phản ánh trong các bảng kê, nhật ký chứng từ thì đồng thời ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết. Chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt, tiền gửi được ghi vào sổ quỹ, sổ theo dõi số dư tiền gửi ngân hàng sau đó ghi vào các bảng kê, nhật ký chứng từ có liên quan. Theo dõi hàng tháng Cuối tháng căn cứ vào số liệu từ các bảng phân bổ để ghi vào các bảng kê, nhật ký chứng từ liên quan. Kế toán tổng hợp làm cơ sở ghi sổ cái cho từng tài khoản. Cuối tháng căn cứ vào các sổ (thẻ) kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp số liệu chi tiết. Cuối tháng kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các nhật ký chứng từ với nhau, giữa các nhật ký chứng từ với các bảng kê, giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu chi tiết. Từ đó làm cơ sở để lập báo cáo tài chính. Để thuận lợi hoá cho việc ghi chép sổ sách, lưu trữ thông tin dữ liệu và chủ động trong công tác cập nhật các thông tin kinh tế, Công ty đã chủ động tiếp quản và lắp đặt công nghệ phần mềm tin học vào mạng quản lý công tác kế toán. Qúa trình cập nhật trên máy hàng ngày cũng như các thao tác cộng sổ sách, lập các bảng kê, bảng tổng hợp, cộng sổ cái, lập bảng tổng hợp cân đối phát sinh và các tài khoản chi tiết đều tự động hoá trên chương trình phần mềm đã định sẵn của máy. Để đáp ứng nhu cầu chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của lãnh đạo Công ty, cung cấp những thông tin về tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn, kết quả phục vụ sản xuất của Công ty với cấp trên và cơ quan quản lý doanh nghiệp. Đầu kỳ Công ty lập báo cáo và gửi theo quy định. Báo cáo tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Thuyết minh tài chính Báo cáo nội bộ bao gồm các biểu mẫu như báo cáo quý kèm theo các biểu mẫu chi tiết: - Bảng cân đối số phát sinh - Báo cáo thu, chi - Báo cáo tài khoản phải thu nội bộ - Báo cáo các khoản công nợ, phải thu, phải trả - Kết dư các khoản phải thu, phải trả ngường bán Về mặt chứng từ kế toán gồm: - Chứng từ thu, chi tiền mặt tiền gửi Ngân hàng - Chứng từ mua bán xuất, nhập vật tư - Chứng từ về tăng, giảm, trích khấu hao tài sản cố định - Chứng từ về lao động tiền lương - Chứng từ tập hợp về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, sử chữa công trình máy móc. - Chứng từ về TP, tiêu thụ, xác định kết quả và phân phối lợi nhuận. - Chứng từ về nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. 1.3. Danh mục tài khoản và sổ sách Công ty đang áp dụng Danh mục tài khoản Công ty đang áp dụng: Hiện nay Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản của Bộ tài chính và quyết định số 552/QĐ-HĐQT ngày 28/4/2004 của TCT than Việt Nam quy định về nội dung sửa đổi và bổ sung chế độ kế toán áp dụng thống nhất trong Tập đoàn TKV. Danh mục sổ sách Công ty đang áp dụng: Các loại sổ sách theo dõi đơn vị đang mở. Sổ sách kế toán tổng hợp: Các nhật ký chứng từ; Sổ cái các tài khoản; Các bảng kê. Sổ kế toán chi tiết: Tiền mặt, TGNH, phải thu nội bộ, phải thu khác, tạm ứng, NVL, CCDC, CFSX kinh doanh dở dang, TSCĐ, phải trả ngường bán, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ… Ngoài các sổ kế toán chi tiết được mở để theo dõi chi tiết cho tuèng tài khoản và theo dõi các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong kỳ. Kế toán còn sử dụng các bảng phân bổ để tổng hợp và phân bổ chi phí theo từng bước công đoạn. 1.4. Các phương pháp hạch toán, niên độ kế toán Công ty đang áp dụng Là đơn vị hạch toán phụ thuộc TCT Kho vận và càng Cẩm Phả - TKV vì vậy mà các chế độ báo cáo cũng như phương pháp hạch toán của Công ty đều theo sự chỉ đạo của TCT Kho vạn và cảng Cảm Phả - TKV. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng (Quyết định số 206/2003 QĐ – BTC ngày 12/12/2003) Kỳ quyết toán áp dụng trong toàn TCT Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV và Tập đoàn TKV là quý Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm Thời hạn nộp báo cáo quyết toán quý vào ngày 15 của tháng sau hàng quý, báo cáo quyết toán năm vào ngày 30 tháng sau kể từ ngày kết thúc năm tài chính. II/ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ - TKV 2.1. Tổ chức công tác chi phí sản xuất tại Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV 2.1.1. Chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất tại Công ty kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV nói riêng, việc tổ chức hạch toán chính xác, hợp lý chi phí sản xuất và tính giá thành, tạo cơ sở để đưa ra các biện pháp hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để phục vụ tốt việc xác định nội dung chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, chi phí được phân thành các bước sau. Theo khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính tham gia vào quy trình sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ chi phí tiền lương các khoản phụ cấp về chế độ tính theo lương trả cho lực lượng công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ chi phí phát sinh phục vụ chung cho quá trình sản xuất gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí vật tư nhiên liệu Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền. Theo yếu tố chi phí: Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Là các loại than nguyên khai nhập mỏ, các loại vật tư phụ tùng sửa chữa, các loại dầu nhờn bôi trơn các loại vật liệu và thiết bị xây dựng dùng để sửa chữa nhà kho bến cảng… Nhiên liệu: Là các loại xăng, dầu tiêu hao trong quá trình vận hành băng tải và công nghệ sàng tuyển. Tiền lương và các khoản trích theo lương: Là toàn bộ tiền lương công nhân viên và các chế độ tính theo lương. Khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ giá trị hao mòn nhà xưởng, máy móc thiết bị vận hành sàng tuyển trong khâu sang tuyển, vận chuyển và các thiết bị phục vụ qủn lý phân xưởng. Chi phí dịch vụ thuê ngoài: Là toàn bộ giá trị thuê ngoài trung đại tu máy móc thiết bị, thuê chuyên gia thợ bậc cao và nhân công sàng tuyển chế biến thủ công, giám định mẫu sản phẩm hàng hoá. Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các khoản chi phí bằng tiền bỏ ra mua sắm trang trải như tiền thuê đất, thuế môn bài, thuế tài nguyên, các khoản lệ phí, các khoản chi đào tạo, chi phí sách báo văn phòng phẩm… 2.1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX có liên quan trực tiếp đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, là cơ sở tiền đề cho việc thu nhập thông tin và xác định phương pháp kế toán phù hợp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của thông tin kế toán về chi phí sản xuất của Công ty. Công nghệ sàng tuyển chế biến than của Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV được chia thành các bước công đoạn sau đây: Công đoạn sang tuyển chế biến than cục Công đoạn sàng tuyển chế biến than cám Mỗi công đoạn được thực hiện trên một dây truyền công nghệ khép kín và tạo ra sản phẩm cuối cùng của mình, quá trình tổ chức sản xuất được theo mô hình bốn phân xưởng gồm hai phân xưởng sản xuất chính và hai phân xưởng làm công tác phục vụ phụ trợ đó là: Phân xưởng STCB than cục số 1 Phân xưởng STCB than cục số 2 Phân xưởng vận tải Phân xưởng cơ điện, sửa chữa Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mình mỗi phân xưởng đảm nhiệm từng bước công việc, chính vì vậy mỗi một phân xưởng sẽ là một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Tại Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV việc tổ chức sản xuất diễn ra thường xuyên với quy mô lớn, chủ yếu theo kế hoạch cấp trên giao vì vậy mà công tác tập hợp chi phí cũng được xác định theo từng quý. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại than cục, việc tập hợp chi phí sản xuất và quy trình công nghệ của phân xưởng STCB cũng rất phức tạp, vì vậy trong khuôn khổ đề tài em xin trình bầy đại diện công tác tổ chức tập hợp chi phí của phân xưởng STCB than cục số 1 trích dẫn cụ thể phương pháp tính giá thành sản phẩm cho một loại thành phẩm “Than cục 5a” trong quý IV/2008. 2.1.3. Phương pháp và quy trình kế toán các khoản mục chi phí sản xuất Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của Công ty, việc tổ chức công tác kế toán phục vụ cho quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất được tiến hành theo quy trình hạch toán sau: Bảng phân bổ số I – II - III Các chứng từ liên quan NKCT số I - II Bảng kê số 4 Bảng kê số 5 NKCT số 7 Bảng tính giá thành sản phẩm Hình 2.5 - Sơ đồ hạch toán quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Theo sơ đồ hạch toán trên; hàng tháng kế toán tổng hợp giá thành của Công ty tiến hành tập hợp chi phí chung của toàn Công ty. Căn cứ vào số liệu đã tổng hợp trên các bảng phân bổ số 1-2-3, các NKCT số 1-2, để phản ánh vào các Bảng kê số 4, Bảng kê số 5 để tổng hợp số liệu chi phí vào NKCT số 7, từ đó làm căn cứ cơ sở để lập Bảng tính giá thành sản phẩm. 2.1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do đặc thù của Công ty nối chung và các phân xưởng STCB than nói riêng thì nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất (85-90%) trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm, trong đó nguyên vật liệu chính đầu vào là các loại than nguyên khai chiếm (95-97%) trong tổng chi phí nguyên liệu vật liệu, vì vậy mà việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng trong việc xác định giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng theo giá thực tế của từng loại nguyên vật liệu đó. Hiện nay, Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV tính giá thực tế NVL, CCDC xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO). Công ty Kho vận và cảng Mã số: 01 - VT Cẩm Phả - TKV (QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT) Ngày 1 – 11 - 1995 của BTC BẢNG 2.1 - PHIẾU XUẤT KHO Ngày 03 tháng 11 năm 2008 Họ tên người nhận hàng: Trần Văn Tài Địa chỉ: PX STCB than cục số 1 Nợ TK 621: 2.110.830.000 Lý do xuất kho: Phục vụ chế biến than Có TK 152: 2.110.830.000 Xuất tại kho: Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV TT Tên nhãn hiệu, quy các h Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Than nguyên khai cục số 1 Tấn 7.304 7.304 289. 000 2.110.830.000 Cộng tiền hàng 7.304 7.304 289.000 2.110.830.000 Bằng chữ: ( Hai tỷ, một trăm mười triệu, tám trăm ba mươi nghìn đồng chẵn ) T.trưởng đơn vị P.T cung tiêu K.T trưởng Thủ kho Người giao (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Trình tự tập hợp chi phí NVL trực tiếp tại Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV: Hàng ngày, kế toán vật liệu xuống kho nhận chứng từ như phiếu xuất kho và các chứng từ khác có liên quan, đồng thời kiểm tra việc ghi chép của các thủ kho và ký xác nhận với thủ kho. Phiếu xuất kho được kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, hoàn chỉnh số liệu sau đó kế toán ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu, hàng tháng và cuối quý lập các bảng kê tổng hợp nhập, bảng kê tổng hợp xuất, bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu và báo cáo nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu để làm cơ sở cung cấp cho kế toán tổng hợp cập nhật vào sổ cái tài khoản 621 “Chi phí NVL trực tiếp” để tính giá thành sản phẩm. Kế toán tổng hợp căn cứ vào phiếu xuất kho và nội dung chi phí của bảng kê tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu lập bảng kế số 3 tính giá xuất kho nguyên vật liệu làm cơ sở cập nhật vào sổ chi phí nguyên vật liệu, bảng phân bổ số 2 phân bổ chi phí nguyên vật liệu. Bảng phân bổ số 2: Bảng phân bổ số 2 được lập hàng quý để phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng đối tượng sử dụng trong quý. Căn cứ vào nội dung trên phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để phân loại cho từng đối tượng sử dụng, làm cơ sở ghi bảng kê tổng hợp xuất hàng tháng. Cuối quý kế toán căn cứ vào bảng kê tổng hợp xuất của từng loại vật liệu, chi tiết cho từng đối tượng để vào bảng phân bổ số 2 theo từng dòng cột tương ứng. Bảng kê số 3: Bảng kê số 3 thực chất là dùng để tính giá thành thực tế của NVL, công cụ dụng cụ trên cơ sở xác định chính xác chi phí về nguyên vật liệu để tập hợp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sản xuất và sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Do Công ty áo dụng phương pháp đánh giá vật liệu xuất kho theo hình thức “nhập trước xuất trước (FIFO)” không phải xác định hệ số xuất kho vì vậy mà bảng kê số 3 mang tính chất như bảng tổng hợp nhập xuất tồn. Phương pháp lập: Số dư đầu kỳ: Căn cứ vào bảng kê số 3 tháng trước lấy phần giá trị tồn kho cuối tháng trước để ghi vào phân dòng số dư đầu tháng này. Nhập kho trong kỳ: Căn cứ vào các NKCT I.II.IV.V phần liên quan đến nhập kho vật liệu để ghi vào phần số phát sinh trong tháng theo từng dòng cột phù hợp. Xuất kho trong kỳ: Căn cứ vào bảng phân bổ số 2 cùng tháng để lấy số liệu ghi vào phấn số phát sinh trong tháng theo từng dòng cột phù hợp. Tồn kho cuối kỳ: Căn cứ vào nội dung phát sinh trên bảng để tính ra số dư cuối tháng. Theo công thức sau Số tồn kho cuối tháng = Số dư đầu tháng + Số nhập trong tháng - Số xuất trong tháng BẢNG 2.2 - Bảng kê tổng hợp xuất vật tư - TK 152 Quý IV Năm 2008 Mã vthh Tên vthh Đvt Số lượng Tiền vốn …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… 005a Than nguyên khai cục số 5a tấn 3,500.00 2,175,000,000 …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… Tổng cộng - 119,770,491,443 Ngày tháng năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc BẢNG 2.3 - BẢNG PHÂN BỔ SỐ 2 Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ Quý IV năm 2008 ĐVT: VNĐ TT Ghi có TK TK 152 TK 153 Công cụ, dụng cụ Tổng cộng Đối tượng sử dụng (Ghi nợ các TK) TK 1521 Nguyên vật liệu TK 1522 Nhiên liệu TK 1523 Phụ tùng TK 1524 VLXD TK 1528 Vật liệu khác Cộng có TK 1528 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 I TK 621 - CP nguyên vật liệu trực tiếp 116,353,000,000 - - - - 116,353,000,000 - 116,353,000,000 1 Phân xưởng ST - TT 116,242,000,000 116,242,000,000 116,242,000,000 - Than NK Cục 5a 2,175,000,000 2,175,000,000 2,175,000,000 - Than NK Cám 3a 3,596,105,000 3,596,105,000 3,596,105,000 ………… - - ………… - - 2 Phân xưởng vận tải 57,500,000 57,500,000 57,500,000 3 Phân xưởng phục vụ 53,500,000 53,500,000 53,500,000 II TK 627 CP sản xuất chung - 1,521,629,801 967,571,918 270,999,646 525,749,078 3,285,950,443 17,391,894 3,303,342,337 1 Phân xưởng ST - TT 1,151,959,801 930,567,418 270,999,646 516,056,878 2,869,583,743 13,720,494 2,883,304,237 2 Phân xưởng vận tải 350,000,000 15,350,000 1,236,000 366,586,000 691,400 367,277,400 3 Phân xưởng phục vụ 19,670,000 21,654,500 8,456,200 49,780,700 2,980,000 52,760,700 III TK 641 Chi phí bán hàng 98,756,000 98,756,000 98,756,000 IV TK 642 Chi phí quản lý 32,785,000 32,785,000 32,785,000 Cộng 116,353,000,000 1,521,629,801 1,099,112,918 270,999,646 525,749,078 119,770,491,443 17,391,894 119,787,883,337 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Sổ cái theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu xuất ra trong tháng nào thì kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho để ghi vào phần xuất kho của sổ chi tiết trong tháng đó. Cuối quý căn cứ vào các sổ chi tiết, kế toán tổng hợp trị giá, lập bảng tổng hợp vật liệu xuất kho trong quý để vào sổ cái tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” . Mục đích vào sổ cái TK 621 là để theo dõi trị giá NVL trực tiếp xuất dùng trong cả quý phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. Yêu cầu số liệu trong sổ cái phải ghi đúng trị giá NVL xuất dùng từng tháng, trong quý phải khớp số liệu các bảng kê, bảng phân bổ. Đơn vị: Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả - TKV SỔ CÁI QUÝ IV – 2008 Tên tài khoản: Chi phí NVL trực tiếp Số hiệu: TK 621 – Phân xưởng STCB than Cục số 1 Đơn vị tính: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số Ngày Tháng Nợ Có 31/12 120  03/11 Than nguyên khai 152 2.110.830.000 … 31/12 BKKC  03/11 K/c Chi phí NVL TT 154 2.110.830.000 … … Cộng số PS xxx 26.373.273.000 26.373.273.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu) Quá trình tổng hợp hạch toán: Hàng tháng căn cứ vào bảng tổng hợp Nhập Xuất Tồn, Bảng kê số 3 và bảng phân bổ số 2 của kế toán vật liệu báo cáo. Kế toán tổng hợp tập hợp chi phí tiến hành lập bảng kê số 4, bảng kê số 5 và nhật ký chứng từ số 7 chi tiết cho từng phân xưởng và đối tượng chi phí để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm. Kế toán định khoản: (Trích số liệu PX STCB than cục số 1) Ghi nợ TK 6211 = 26.373.272.000 Ghi có TK 1521 = 26.373.272.000 2.1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Trong quá trình tổ chức lao động tai Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả, hình thức lao động trong Công ty được phân làm hai bộ phận. Bộ phận lao động trực tiếp. Bộ phận lao động gián tiếp. Việc tính và chia lương cho người lao động trong Công ty cũng được áp dụng dựa trên hai hình thức lao động. Tiền lương thời gian trả cho bộ phận lao động gián tiếp: Là tiền lương trả cho lực lượng cán bộ CNV thuộc khối quản lý văn phòng, khối cán bộ quản lý nhân viên thống kê kinh tế tại các phân xưởng, các chuyên gia và kỹ thuật phân xưởng Tiền lương sản phẩm trả cho bộ phận lao động trực tiếp: Là tiền lương trả cho lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào dây truyền công nghệ sản xuất để tạo ra sản phẩm. Quy trình tính lương trong Công ty cũng được tổ chức rất chặt chẽ từ khâu tổ đội trong phân xưởng sane xuất đến các phòng ban chức năng trong toàn Công ty. Ngoài các khoản lương chính người lao động còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp tính theo lương theo chế độ quy định như BHXH, phụ cấp ca 3, thêm giờ…. Ví dụ: Phương pháp tính lương gián tiếp và các khoản phụ cấp. Tiền lương cơ bản của Công nhân Lê Minh Khuê, Chức vụ Tổ trưởng tổ sang tuyển số 1, Tay nghề 7/7, Hệ số lương cơ bản 7,5. Trong tháng làm đủ 26 ngày công. + Lương cơ bản = 7,5 x 450.000 = 3.375.000 / 26 x 26 = 3.375.000đ + Phu cấp trách nhiệm = 3.375.000 x 15% = 506.250đ Phương pháp tính lương sản phẩm: Tính lương sản phẩm trong Quý 4 năm 2008. Tổng lương sản phẩm hoàn thành của tổ sáng tuyển than cục số 1 là: 23.300.000đ. Tổng tiền lương cơ bản của tổ trong tháng là: 20.300.000đ. Tính lương sản phẩm cho công nhân Lê Minh Khuê. Hệ số quy đổi =23.300.000 / 20.500.962 = 1,136 Tiền lương SP trong tháng là: 3.375 x 1,136 = 3.834.000đ Tiền ăn ca: 390.000đ Tổng thu nhập trong tháng là: 3.834.000+506.250+390.000 = 4.730.250đ Tiền lương và các khoản phụ cấp của các công nhân khác trong tổ cũng được tính tương tự như trên. Trình tự tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ như giấy báo nghỉ ốm, trông con ốm, họp, học,… tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi số lượng lao động và tiến hành ghi đầy đủ vào bảng chấm công, bảng chấm công là cơ sở để tổng hợp, đánh giá tình hình sử dụng thời gian lao động và làm căn c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21195.doc
Tài liệu liên quan