Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Xây lắp và Thương mại COMA25

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Phần I: Những vấn đề chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở doanh nghiệp xây lắp. 2

1- Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp - Yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp ở doanh nghiệp xây lắp. 2

1.1- Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp. 2

1.2- Yêu cầu của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp. 3

1.3- Nhiệm vụ của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp trong các đơn vị xây lắp. 4

2- Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp. 6

3- Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp. 6

3.1- Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 6

3.1.1- Chi phí sản xuất. 6

3.1.2- Phân loại chi phí sản xuất. 7

3.2- Giá thành sản phẩm xây lắp. 10

3.2.1- Giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng. 10

3.2.2- Phân biệt khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. 11

2.2.3- Các loại giá thành sản phẩm công tác xây lắp. 12

3.3- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây dựng. 14

3.3.1- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng. 14

3.3.2- Đối tượng tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 15

3.3.3- Phân biệt đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. 16

3.4- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm làm dở và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng. 16

3.4.1- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng. 16

3.4.2- Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây lắp. 26

3.4.3- Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. 28

4- Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán. 31

4.1- Tổ chức hệ thống chứng từ và hạch toán ban đầu đối với chi phí sản xuất. 31

4.2- Tổ chức hệ thống sổ kế toán để ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất. 32

4.3- Sơ đồ luân chuyển chi phí sản xuất,chi phí thời kì trong DN. 32

4.4- Tổ chức hệ thống sổ kế toán để tính giá thành sản phẩm xây lắp. 33

Phần II: Tình hình thực tế về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 . 34

1- Đặc điểm chung của Công ty. 34

1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 34

1.2- Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty . 35

1.2.1- Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh. 35

1.2.2- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Công ty. 36

1.3- Đặc điểm về tổ chức bộ máy và hình thức kế toán củaCông ty.

1.3.1- Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.

1.3.2- Hình thức kế toán Công ty áp dụng. 40

2- Thực trạng về tổ chức hạch toán kế toán ở Công ty. 41

2.1- Nguyên tắc hạch toán chi phí vào giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty 41

2.2- Chi phí sản xuất, đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty 41

2.2.2- Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp. 43

2.3 - Nội dung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 . 43

2.4- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty. 46

2.4.1- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 46

2.4.2- Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 53

2.4.3- Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. 68

2.4.4- Kế toán chi phí sản xuất chung. 76

2.4.5- Tổng hợp chi phí sản xuất cuối quý. 89

Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty 95

1- Đánh giá chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 . 95

1.1- Những ưu điểm trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty. 95

1.2- Một số tồn tại cần hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 . 96

2- Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 trong điều kiện hiện nay. 97

Kết luận 106

doc114 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Xây lắp và Thương mại COMA25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên quan đến tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển sổ quỹ kèm theo chứng từ thu chi tiền mặt cho kế toán, kế toán tổng hợp số liệu lập chứng từ ghi sổ. (4) Căn cứ các chứng từ ghi sổ đã lập, ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó vào sổ cái. (5) Cuối tháng, căn cứ vào các sổ chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết, căn cứ vào sổ cái cá tài khoản lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản. (6) Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu, giữa bảng cân đối số phát sinh các tài khoản và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. (7) Tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính. * Hệ thống sổ kế toán Công ty áp dụng + Sổ cái tổng hợp bao gồm: sổ cái các tài khoản. + Sổ kế toán chi tiết (tuỳ thuộc yêu cầu quản lý của doanh nghiệp) bao gồm sổ chi tiết các tài khoản: TK331, TK338, TK136, TK621, TK622, TK623, TK627, TK154... 2- Thực trạng về tổ chức hạch toán kế toán ở Công ty CP Xây lắp và thương mại Coma25 2.1- Nguyên tắc hạch toán chi phí vào giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty CP Xây lắp và thương mại Coma25 Để đảm bảo tính thống nhất của Công ty CP Xây lắp và thương mại Coma25 thực hiện hạch toán chi phí vào giá thành công tác xây lắp theo quy định của chế độ kế toán tài chính hiện hành. Công ty tính chi phí vào giá thành sản phẩm xây lắp theo 4 khoản mục đó là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Những chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu có) không hạch toán vào giá thành sản phẩm mà hạch toán vào TK642, TK642 cuối kỳ kết chuyển sang TK 911. Những khoản chi phí khác như chi phí đầu tư, chi phí hoạt động tài chính... không hạch toán vào chi phí sản xuất và không tính giá thành. Giá thành công tác xây lắp là những công trình, hạng mục công trình hoàn thành, công trình, hạng mục công trình có điểm dừng kỹ thuật theo yêu cầu. Việc hạch toán chi phí sản xuất vào giá thành công tác xây lắp có ý nghĩa lớn trong việc tính đủ, hợp lý cũng như nhất quán trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. 2.2- Chi phí sản xuất, đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Xây lắp và thương mại Coma25 . 2.2.1- Chi phí sản xuất, đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. * Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong Công ty CP Xây lắp và thương mại Coma25 là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định. * Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty CP Xây lắp và thương mại Coma25 chi phí sản xuất được phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí. Chi phí sản xuất được chia thành các khoản sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính (xi măng, sắt, thép...), vật liệu phụ... + Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp... phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng, tiền công thuê lao động hợp đồng thời vụ, tiền lương và các khoản phụ cấp của công nhân vận hành máy thi công. + Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí nhiên liệu cho máy chạy, chi phí khấu hao máy móc thiết bị thi công, chi phí dịch vụ thuê ngoài... + Chi phí sản xuất chung: bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý đội, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài... * Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là việc cần thiết, không thể thiếu được đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành ở Công ty. Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng và của sản phẩm xây dựng cơ bản, để đáp ứng nhu cầu quản lý, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty CP Xây lắp và Thương mại Coma25 được xác định là công trình, hạng mục công trình. Mỗi công trình từ khi khởi công xây dựng cho tới khi hoàn thành bàn giao đều được mở sổ, tờ kê chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình đó. * Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất trong Công ty CP Xây lắp và thương mại Coma25 được tập hợp theo những khoản mục sau đây: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sử dụng máy thi công + Chi phí sản xuất chung Công ty CP Xây lắp và thương mại Coma25 áp dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp. Tất cả các chi phí có liên quan trực tiếp đến công trình nào thì hạch toán ghi chép ban đầu và cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí vào công trình đó (trừ chi phí nhân viên quản lý đội) 2.2.2- Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp. * Đối tượng tính giá thành Sản phẩm xây dựng của Công ty được nền kinh tế thừa nhận theo từng công trình, hạng mục công trình. Mặt khác, do tính chất của Công ty có quy trình công nghệ phức tạp và liên tục việc tổ chức sản xuất của Công ty lại mang tính chất đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành công tác xây lắp ở Công ty được xác định là từng công trình, hạng mục công trình đó. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất lâu dài nên khi tính giá thành của Công ty được xác định theo quý. * Phương pháp tính giá thành Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp). Hàng ngày, mỗi chi phí phát sinh ở công trình nào thì hạch toán cho công trình đó. Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế khối lượng xây lắp phát sinh trong sinh Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = + - Công thức tính giá thành theo phương pháp trực tiếp như sau: 2.3 - Nội dung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Xây lắp và thương mại Coma25 Công ty CP Xây lắp và thương mại Coma25 áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Các tài khoản chủ yếu mà công ty sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 và TK 154. Các tài khoản này được mở chi tiết theo từng công trình. Do đặc trưng của ngành xây dựng cơ bản là chu kỳ sản xuất sản phẩm dài nên việc tính giá thành sản phẩm xây lắp được tiến hành theo quý. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp và có số liệu minh hoạ cụ thể, sau khi thống nhất các cô chú phòng tài chính, em xin số liệu quý III năm 2007 ở Xí nghiệp xây dụng số 7 với việc tập hợp chi phí và tính giá thành của công trình Nhà máy đóng tàu Bến Kiền. Cách quản lý chi phí của Công ty là tuỳ theo giá trị dự toán của công trình khi có nhu cầu chi trả như vật liệu, chi phí máy... thì nhân viên kinh tế ở đội viết giấy đề nghị tạm ứng gửi lên phòng kế toán của Công ty. Trong giấy đề nghị tạm ứng này phải có chữ ký của đội trưởng và người xin tạm ứng, sau đó là phải có chữ ký đồng ý xét duyệt của Giám đốc xí nghiệp và kế toán trưởng. Cty CP Xây lắp và tmại Coma25 Mẫu số 03 - TT Xn xây dựng số 7 Theo QĐ: 1864/1998/QĐ-BTC Giấy đề nghị tạm ứng Số: ... Ngày 12 tháng 8 năm 2007 Kính gửi: Đồng chí giám đốc và đồng chí kế toán trưởng Công ty CP Xây lắp và thương mại Coma25 Tên tôi là: Hoàng Văn Hải Địa chỉ: Xí nghiệp xây dựng sô7 Đề nghị tạm ứng số tiền: 72.000.000 (Viết bằng chữ) Bảy mươi hai triệu đồng chẵn. Lí do tạm ứng: Vay vốn mua đá, gạch, cát, xi măng thi công công trình Nhà máy đóng tàu Bến Kiền. Thời hạn thanh toán: Xin vay 03 tháng và thanh toán theo quy định của đơn vị. Giám đốc xí nghiệp Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người lập phiếu Cty CP Xây lắp và tmại Coma25 Mẫu số 02 - TT Xn xây dựng số7 Theo QĐ: 1864/1998/QĐ-BTC Phiếu chi Số: 56 Ngày 15 tháng 8 năm 2007 Họ tên người nhận tiền: Hoàng Văn Hải Địa chỉ: Xí nghiệp Xây dựng số 7 Lí do chi: Vay vốn mua gạch, đá, xi măng, cát thi công công trình Nhà máy đóng tàu Bến Kiền Số tiền: 72.000.000. Bằng chữ: bảy mươi hai triệu đồng chẵn Kèm theo 01 chứng từ gốc. Giám đốc xí nghiệp Kế toán trưởng Người lập phiếu Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): bảy mươi hai triệu đồng chẵn Nhận, ngày 15 tháng 8 năm 2007. Thủ quỹ Người nhận Phiếu chi này được lập thành 03 liên: liên 1 lưu, liên 2 người xin tạm ứng giữ, liên 3 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ sau đó chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán. Kế toán mở sổ tạm ứng ghi cho từng công trình. Hàng tháng hay định kỳ, nhân viên kinh tế tổng hợp chứng từ phát sinh gửi lên phòng kế toán Công ty. Trên Công ty tạm ứng số tiền cho từng công trình theo nguyên tắc số tiền tạm ứng bao giờ cũng không vượt quá giá thành dự toán công trình đó. 2.4- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty CP Xây lắp và Thương mại Coma25 2.4.1- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Nội dung Chi phí nguyên vật liệu là một khoản mục chi phí trực tiếp, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng. Vì vậy, việc hạch toán chính xác đầy đủ nguyên vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công, đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng. Vì vậy, đòi hỏi công tác hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải hạch toán trực tiếp các chi phí nguyên vật liệu và từng đối tượng sử dụng (các công trình, hạng mục công trình) theo giá thực tế phát sinh của từng loại vật liệu đó. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong giá thành công trình xây dựng của Công ty CP Xây lắp và thương mại Coma25 bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính (gạch, đá, sỏi, xi măng, sắt, thép...) vật liệu phụ... * Chứng từ: Khi nhập vật tư, kế toán sử dụng: + Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 - VT) + Hoá đơn (GTGT) Khi xuất vật tư, kế toán sử dụng: + Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT) Hiện nay, Công ty áp dụng phương pháp nhập trước, xuất trước để xác định giá thành nguyên vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này, số hàng nào nhập trước thì xuất trước, sau đó số hàng nào nhập sau thì xuất theo thứ tự thời gian. * Tài khoản sử dụng Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". TK621 phản ánh toàn bộ hao phí về nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng tài khoản: TK154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuất, thực hiện kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành; TK152 "Nguyên vật liệu"; TK141 "Tạm ứng"... Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và đặc điểm của sản phẩm xây lắp là địa điểm phát sinh chi phí ở nhiều nơi khác nhau, để thuận tiện cho việc xây dựng công trình, tránh vận chuyển tốn kém nên Công ty tiến hành tổ chức kho vật liệu ngay tại chân công trình và việc nhập, xuất vật tư diễn ra ngay tại đó. Đội xây dựng chủ động mua vật tư đồng thời có biện pháp để tiết kiệm vật tư. Vật tư mua đến đâu xuất dùng đến đó nên tránh ứ đọng vật tư. Căn cứ vào dự toán được lập và kế hoạch tiến độ thi công, công trình, cán bộ cung ứng vật tư ở đội sẽ mua vật tư về nhập kho công trình. Nhân viên kế toán đội, thủ kho công trình, kỹ thuật xây dựng kiểm nghiệm chất lượng vật tư. Thủ kho tiến hành kiểm tra số lượng vật tư và lập phiếu nhập kho (mẫu 2.1). Phiếu nhập kho được lập làm hai liên. Một liên thủ kho giữ làm căn cứ ghi vào thẻ kho, còn một liên gửi cho phòng kế toán cùng với hoá đơn kiêm phiếu nhập kho để thanh toán tiền mua vật tư. Phiếu xuất kho (mẫu 2.2) được kỹ thuật công trình lập căn cứ theo yêu cầu, tiến độ thi công,công trình. Phiếu xuất kho được đội trưởng công trình kiểm tra, ký và thủ kho tiến hành xuất vật tư, cân đong đo đếm đúng số lượng, chủng loại. Phiếu xuất kho được lập làm 2 liên. Một liên gửi cho phòng kế toán giữ để ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, một liên thủ kho giữ để vào thẻ kho. Cuối tháng, đối chiếu giữa thủ kho với kế toán về số lượng xuất thống nhất giữa hai bên, thủ kho kí xác nhận vào phiếu xuất kho và nộp lại cho kế toán. Nhân viên kinh tế đội tiến hành kiểm tra từng phiếu nhập, phiếu xuất xem có hợp lý không sau đó lắp đơn giá thực tế của loại vật tư đó. Vì ở công trình nào thì công trình đó mua nguyên vật liệu nên giá cả thực tế nguyên vật liệu được nhân viên kinh tế đội nắm rất vững và có thể lắp giá một cách chính xác vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho. Cuối quý, căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, kế toán lập bảng kê nhập, xuất nguyên vật liệu chi tiết cho từng công trình (mẫu 2.3), (mẫu 2.4). Mẫu 2.1: Cty CP Xây lắp và tmại Coma25 Mẫu 01:VT Xn xây dựng sô 7 Theo QĐ: 1864/1998/QĐ-BTC Phiếu nhập kho Ngày 12 tháng 9 năm 2007 Nợ TK 152 Số: 134 Có TK 331 Họ tên người giao hàng: Ông Hiền - Thống kê vật tư Theo: Hoá đơn số 086521 ngày 10 tháng 9 năm 2007 Nhập tại kho: Công trình Nhà máy đóng tàu Bến Kiền STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chât vật tư Mã số Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập 1 Xi măng Hoàng Thạch Kg 85.000 85.000 800 68.000.000 2 Thép f16 CT3 Kg 10.200 10.200 7.500 76.500.000 3 Thép f22 CT3 Kg 10.550 10.550 7.500 80.750.000 4 Thép f10 CT3 Kg 6.200 6.200 7.500 46.500.000 5 Thép f1 Kg 170 170 9.600 1.632.000 Cộng 273.382.000 Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Hai trăm bẩy mươi ba triệu,ba trăm tám mươi hai nghìn đồng chẵn. Nhập ngày 12 tháng 9 năm 2007 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc XN Mẫu 2.2: Cty CP Xây lắp và t.mại Coma25 Mẫu 02:VT XN xây dựng số 7 Theo QĐ: 1864/1998/QĐ-BTC Phiếu xuất kho Ngày 15 tháng 9 năm 2007 Số: 105 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Quang Minh Lý do xuất: Phục vụ thi công Xuất tại kho: Nhà máy đóng tàu Bến Kiền STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chât vật tư Mã số Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Xi măng Hoàng Thạch kg 85.000 85.000 800 68.000.000 2 Thép f16 CT3 kg 10.200 10.200 7.500 76.500.000 3 Thép f22 CT3 kg 10.550 10.550 7.500 80.750.000 4 Thép f10 CT3 kg 6.200 6.200 7.500 46.500.000 5 Thép f1 kg 170 170 9.600 1.632.000 Cộng 273.382.000 Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Hai trăm bẩy mươi ba triệu, ba trăm tám mươi hai nghìn đồng chẵn Xuất ngày 15 tháng 9 năm 2007 Giám đốc xí nghiệp Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Mẫu 2.3: Cty CP Xây lắp và T.mại Coma 25 Xn Xây dựng số 7 Bảng kê nhập vật liệu Công trình: Nhà máy đóng tàu Bến Kiền Quý III năm 2007 STT Chứng từ Trích yếu Số tiền Số Ngày Chưa VAT Thuế VAT Tổng cộng 98 1/7 Nhập kho thép các loại 30.749.000 1.537.450 32.286.450 104 8/7 Nhập kho xi măng 24.320.000 1.216.000 25.532.000 104 8/7 Nhập kho cát, đá hộc 8.538.000 426.900 8.964.900 ... ... ..... ............ .......... .......... ............ 134 13/9 Nhập kho xi măng Hoàng Thạch 68.000.000 3.400.000 71.400.000 134 13/9 Nhập kho thép các loại 205.382.000 10.269.100 215.651.100 ... ... ..... ............ .......... .......... ............ Cộng 1.260.922.000 63.046.100 1.263.968.100 Ngày 30/9/2007 Kế toán trưởng Kế toán theo dõi Đội trưởng Nhân viên kinh tế Mẫu 2.4: Cty CP Xây lắp và Tmại Coma 25 XN xây dựng số 7 Bảng kê Xuất vật liệu Công trình: Nhà máy đóng tàu Bến Kiền Quý III năm 2007 STT Chứng từ Trích yếu Số tiền Số Ngày 81 4/7 Xuất kho thép các loại 30.749.550 83 14/7 Xuất xi măng, cát, đá hộc 32.858.450 ... ... ..... ............ ...... .......... 105 15/9 Xuất xi măng, thép các loại 273.382.000 106 23/9 Xuất kho đá hộc, đá 1x2, cát, xi măng 125.250.700 ... ... ..... ............ ...... .......... Cộng 1.202.756.100 Ngày 30/9/2007 Kế toán trưởng Kế toán theo dõi Đội trưởng Nhân viên kinh tế Từ bảng kê xuất nguyên vật liệu, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Đối với công trình Nhà máy đóng tàu Bến Kiền, kế toán lập chứng từ ghi sổ sau: C.ty CP Xây lắp và T.mại Coma 25 XN xây dựng số 7 Số: 591 Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Chi nguyên vật liệu thi công công trình Nhà máy đóng tàu Bến Kiền quý III năm 2005 621 152 1.202.756.100 1.202.756.100 Cộng 1.202.756.100 1.202.756.100 Kèm theo ..... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Cuối quý kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và lập chứng từ ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 154 Có TK 621 Cty CP Xây lắp và Tmại Coma 25 XN xây dựng số7 Số: 546 Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành công NM đóng tàu Bến Kiền quý III năm 2005 154 621 1.202.756.100 1.202.756.100 Cộng 1.202.756.100 1.202.756.100 Kèm theo .... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Cuối quý, căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán Công ty tiến hành mở sổ chi tiết TK621 cho từng công trình (mẫu 2.5). Sổ chi tiết TK621 ở công trình Nhà máy đóng tàu Bến Kiền phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình này đã chi ra trong quý. Số liệu ở sổ này kế toán làm căn cứ để lập sổ chi tiết TK154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Từ các chứng từ ghi sổ theo từng công trình, cuối quý kế toán tổng hợp vào sổ cái TK621 cho tất cả các công trình (mẫu 2.6). Mẫu 2.5: Cty CP Xây lắp và Tmại Coma 25 XN xây dựng số 7 Sổ chi tiết tài khoản 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công trình: Nhà máy đóng tàu Bến Kiền Quý III năm 2007 Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 372 30/9 Chi nguyên vật liệu thi công 152 1.202.756.100 377 30/9 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành công trình 154 1.202.756.100 Cộng 1.202.756.100 1.202.756.100 Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc xí nghiệp Mẫu số 2.6 C.ty CP Xây lắp và T.mại Coma 25 Xn xây dựng số 7 Sổ cái tài khoản 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Quý III năm 2007 Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 345 30/9 Xuất nguyên vật liệu thi công công trình NM đóng tàu sông Cấm 152 3.347.573.000 351 30/9 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành công trình NM đóng tàu sông Cấm 154 3.347.573.000 369 30/9 Xuất nguyên vật liệu thi công công trình NM đóng tàu Bến Thuỷ 152 738.264.800 374 30/9 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành công trình NM đóng tầu Bến Thuỷ 154 738.264.800 382 30/9 Chi nguyên vật liệu thi công công trình NM đóng tàu Bến Kiền 152 1.202.756.100 387 30/9 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành công trình NM đóng tàu Bến Kiền. 154 1.202.756.100 ....... ............. ................. .......... ............. ......... Cộng 8.564.722.600 8.564.722.600 Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc XN 2.4.2- Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. * Nội dung Trong điều kiện máy thi công còn hạn chế, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của Công ty CP Xây lắp và Thương mại Coma 25 thường chiếm tỷ trọng lớn sau khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành công trình xây lắp. Do đó việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán, thanh toán tiền lương, tiền công thoả đáng, kịp thời cho người lao động. Mặt khác, việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công còn giúp cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng đối tượng được chính xác, cung cấp thông tin thiết thực cho người lãnh đạo. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm: + Tiền lương và các khoản phụ cấp ... phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng. + Tiền công thuê lao động hợp đồng thời vụ. + Tiền lương và các khoản phụ cấp của công nhân vận hành máy thi công. Riêng các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được hạch toán vào TK627 "Chi phí sản xuất chung". Lương sản phẩm "lương khoán" và lương thời gian là hai hình thức trả lương mà Công ty áp dụng. Lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý chỉ đạo thi công (được hạch toán vào TK627 "Chi phí sản xuất chung"). Lương khoán được áp dụng cho các bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình theo khối lượng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc. Công ty giao khoán đơn vị thi công và quản lý cả công trình cho đội xây dựng nên đội xây dựng chủ động trong quản lý lao động. Hiện nay, lao động của Công ty bao gồm hai loại: Lao động trong danh sách (Nhân viên chính thức, hợp đồng dài hạn) và lao động ngoài danh sách (hợp đồng ngắn hạn hay hợp đồng thời vụ). Đối với lao động ngoài danh sách tuỳ theo tiến độ thi công của từng công trình mà đội xây dựng chủ động thuê, đưa về Công ty ký hợp đồng lao động và an toàn lao động. Đối với công nhân trong danh sách, Công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ (theo chế độ quy định của Nhà nước). Một phần tính vào chi phí sản xuất (15% trên tổng quỹ lương cơ bản đối với BHXH, 2% đối với BHYT, 2% đối với KPCĐ), Công ty trả hộ người lao động, một phần công nhân viên phải nộp hoặc khấu trừ vào thu nhập của họ (5% đối với BHXH và 1% đối với BHYT). Đối với lao động thuê ngoài theo hợp đồng thời vụ Công ty không tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho họ mà tính toán hợp lý trong đơn giá nhân công trực tiếp trả cho người lao động. Tuỳ thuộc vào nhu cầu về công nhân của từng công trình từng thời kỳ mà đội tiến hành điều động lượng nhân công hợp lý. ở mỗi công trình lại được tiến hành phân thành các tổ sản xuất, mỗi tổ chịu trách nhiệm về các phần việc cụ thể phục vụ cho yêu cầu thi công. Mỗi tổ sản xuất do một tổ trưởng phụ trách, tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý lao động trong tổ, chịu trách nhiệm trước đội công trình về các công việc của mình thực hiện. * Chứng từ Chứng từ dùng để thanh toán lương cho người lao động được Công ty CP Xây lắp và Thương mại Coma 25 sử dụng là: Bảng chấm công được lập cho từng tổ sản xuất trong đó ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ việc của lao động, căn cứ vào hợp đồng làm khoán của công nhân, căn cứ vào bảng thanh toán lương... * Tài khoản kế toán Để sử dụng và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK622 "Chi phí nhân công trực tiếp" để phán ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào công trình hoạt động xây lắp bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng TK154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để tập hợp chi phí sản xuất, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm xây lắp; TK334 "Phải trả công nhân viên"... Hình thức trả công cho người lao động trực tiếp mà Công ty áp dụng là giao khoán theo từng khối lượng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc. Dựa vào khối lượng công việc được giao khoán cho từng tổ (mẫu 2.7), tổ trưởng sản xuất đôn đốc lao động trong tổ thực hiện thi công phần việc được giao bảo đảm đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật, đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ (làm căn cứ cho việc thanh toán tiền công sau này) trên bảng chấm công (mẫu2.8). Cuối tháng, phó giám đốc phụ trách thi công hay đội trưởng sản xuất kỹ thuật viên công trình tiến hành nghiệm thu khối lượng xây lắp trong tháng, sau đó xem xét tài liệu, bản vẽ hồ sơ và kiểm tra xác minh tại hiện trường. Qua hợp đồng giao khoán đã được lập lấy xác nhận của phòng kỹ thuật về khối lượng công việc như vậy có đạt hay không. Khi họ đã hoàn thành khối lượng công việc giao khoán đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu như đã ghi trong hợp đồng đã ký, kế toán lấy bảng hợp đồng giao khoán để tính lương chia cho từng người theo số công mà họ đạt được. Mẫu 2.7: C.ty CP Xây lắp và t. mại Coma 25 Mẫu: 08 - LĐTL XN xây dựng số 7 Theo QĐ: 1864/1998/QĐ-BTC Hợp đồng giao khoán Ngày 1 tháng 7 năm 2007 Tôi tên: Phạm Đăng Kiên Chức vụ: Đội trưởng đại diện XN xây dựng sô7 - bên giao khoán. Tôi tên: Nguyễn Quang Minh Chức vụ: Tổ trưởng đại điện cho tổ sản xuất 1 - bên nhận khoán. A- Cùng ký kết hợp đồng giao khoán như sau: + Phương thức giao khoán: khoán gọn nhân công tính theo khối lượng x đơn giá. + Điều kiện thực hiện hợp đồng. + Thời gian thực hiện hợp đồng: Từ ngày 1/7/2007 đến ngày 30/9/2007. I. Nội dung các công việc giao khoán. Thi công đổ móng Nhà máy đóng tàu Bến Kiền II. Trách nhiệm và quyền lợi của bên nhận khoán. + Thi công theo đúng đúng bản vẽ thiết kế công trình. + Đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, an toàn lao động thi công. III. Trách nhiệm và quyền lợi của bên giao khoán. + Cung cấp đầy đủ vật tư trong quá trình thi công. + Thường xuyên theo dõi kiểm tra trong thi công. Đại diện bên nhân khoán Đại diện bên giao khoán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) B- Phần theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng. I. Bên nhận khoán II. Bên giao kho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5114.doc
Tài liệu liên quan