Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán hàng tồn kho căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để giá trị vốn thực tế của hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị thành phẩm hàng hoá xuất ra trong kỳ theo công thức cân đối trị giá thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ = ( TGTTTP tồn đầu kỳ + TGTTTP nhập trong kỳ - TGTTTP tồn kho cuối kỳ )
Công tác kiểm kê hàng hoá thành phẩm được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vốn thực tế của thành phẩm tồn kho thực tế nhằm ghi sổ kế toán của các tài khoản hàng tồn kho, đồng thời căn cứ vào giá trị vốn thực tế của thành phẩm tồn kho để xác định trị giá vốn thực tế của thầnh phẩm xuất kho trong kỳ là căn cứ để ghi sổ kế toán tài khoản 632.
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứng từ nhập, chứng từ xuất kho theo từng nhóm thành phẩm và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào các phiếu giao nhận chứng từ này ghi số tiền vào bảng luỹ kế nhập, xuất tồn kho thành phẩm. Bảng này được mở cho từng kho, cơ sở để ghi vào bảng này ở phần nhập là các phiếu giao nhận chứng từ nhập, luỹ kế ở phần xuất là các phiếu giao nhận chứng từ xuất. Cuối tháng tính ra số tồn kho bằng tiền trên bảng luỹ kế nhập xuất tồn kho. Số liệu này dùng để đối chiếu với sổ số dư và đối chiếu với kế toán tổng hợp theo từng nhóm thành phẩm.
- Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép hàng ngày
+ Nhược điểm: Nếu có sai sót thì khó kiểm tra
- Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp sổ số dư:
Thẻ kho
Phiếu nhập kho
Số số dư
Phiếu giao nhận
chứng từ nhập
Bảng tổng hợp nhập xuất
tồn kho thành phẩm
Phiếu giao nhận
chứng từ xuất
Phiếu xuất kho
Ghi chú:
: ghi hàng ngày hoặc định kỳ
: ghi cuối tháng
: đối chiếu, kiểm tra
4.3. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nghiệp vụ nhập xuất kho không thường xuyên, không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết thành phẩm nên không có điều kiện theo dõi tình hình thành phẩm hàng ngày.
- Nội dung phương pháp này như sau:
+ Tại kho, hạch toán giống như hai phương pháp trên
+ Tại phòng kế toán mở sổ " đối chiếu luân chuyển " để hạch toán số lượng và số tiền theo từng kho, từng danh điểm thành phẩm. Sổ này chỉ ghi một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất kho phát sinh trong tháng của từng danh điểm thành phẩm; mỗi danh điểm ghi một dòng. Cuối tháng, đối chiếu số lượng thành phẩm trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp.
- Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu kiểm tra
+ Nhược điểm: Còn trùng lặp về số lượng giữa kế toán với thủ kho
. Công việc ghi chép, tính toán kiểm tra dồn về cuối tháng
do vậy số liệu cung cấp chưa kịp thời
-Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
Phiếu nhập kho
Bảng kê nhập
Thẻ kho
Sổ đối chiếu
luân chuyển
Kế toán
tổng hợp
Phiếu xuất kho
Bảng kê xuất
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
5. Tổ chức kế toán tổng hợp thành phẩm:
Kế toán tổng hợp thành phẩm phản ánh, giám đốc tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm theo trị giá vốn thực tế. Để tiến hành hạch toán thành phẩm, tuỳ theo từng doanh nghiệp kế toán có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau:
5.1.Phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm liên tục, có hệ thống. Giá trị của thành phẩm tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán nhờ phương pháp tính giá. Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế thành phẩm, so sánh, đối chiếu với số liệu thành phẩm tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc, số tồn kho thực tế luôn phải phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán, nếu có chênh lệch thì phải tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời:
Để hạch toán tổng hợp thành phẩm kế toán sử dụng các tài khoản sau:
+TK 155 " Thành phẩm ": dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp.
Kết cấu nội dung:
Bên nợ: - Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho
- Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ ( trường
hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ ).
Bên có: - Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho
- Trị giá thực tế của thành phẩm thiếu hụt
- Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ ( trường
hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ ).
Số dư nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho
+ TK 632 "giá vốn hàng bán ": dùng để phản ánh trị giá vốn thực tế của thành phẩm, lao vụ dịch vụ xuất bán trong kỳ.
Kết cấu nội dung:
Bên nợ: - Trị giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã cung cấp theo từng hoá đơn.
Bên có: - Kết chuyển giá vốn thành phẩm dịch vụ sang tài khoản 911
Tài khoàn này không có số dư cuối kỳ.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản như: TK 154 " chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ", TK 157 " hàng gửi đi bán ", TK 641 " chi phí bán hàng ", TK 642 " chi phí quản lý doanh nghiệp ", TK 412 " chênh lệch đánh giá lại tài sản ",...
Trình tự hạch toán tổng hợp thành phẩm có thể khái quát theo sơ đồ số 7:
Sơ đồ 7:Sơ đồ hạch toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 154 TK 155 TK 632
SP hoàn thành nhập kho Thành phẩm xuất bán
TK 157,632 TK 157
SP gửi bán,ký gửi, gửi đại lý Thành phẩm đi bán
hoặc hàng đã bán bị trả lại
TK 642,3381 TK 1381
TP phát hiện thừa khi kiểm kê TP phát hiện thiếu khi kiểm kê
TK 412 TK 128, 222
Đánh giá tăng góp vốn liên doanh
* Ưu điểm của phương pháp này là theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho theo các chứng từ kế toán từ đó nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những quyết định kịp thời hợp lý về tình hình tổ chức sản xuất nói chung và về tình hình quản lý và tiêu thụ thành phẩm nói riêng. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những mặt hạn chế nhất định. Chẳng hạn, đối với một số mặt hàng cồng kềnh, điều kiện đong, đo, đếm khi xuất nhập kho không chính xácthì trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất khẩu nhiều khi xa rời với thực tế. Phương pháp này áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta.
5.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán hàng tồn kho căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để giá trị vốn thực tế của hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị thành phẩm hàng hoá xuất ra trong kỳ theo công thức cân đối trị giá thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ = ( TGTTTP tồn đầu kỳ + TGTTTP nhập trong kỳ - TGTTTP tồn kho cuối kỳ )
Công tác kiểm kê hàng hoá thành phẩm được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vốn thực tế của thành phẩm tồn kho thực tế nhằm ghi sổ kế toán của các tài khoản hàng tồn kho, đồng thời căn cứ vào giá trị vốn thực tế của thành phẩm tồn kho để xác định trị giá vốn thực tế của thầnh phẩm xuất kho trong kỳ là căn cứ để ghi sổ kế toán tài khoản 632.
Tài khoản sử dụng:
+ TK 631 " giá thành sản xuất " dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính Zsp hoàn thành.
Kêt cấu nội dung:
Bên nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang định kỳ ( kết chuyển từ TK 154 sang ).
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ ( kết chuyển các TK 621, 622,627 )
Bên có: - Các khoản làm giảm chi phí ( gia trị sản phẩm hỏng bắt bồi thường, phế liệu sản phẩm thu hồi )
- Kết chuyển sản xuất dở dang cuối kỳ ( sang TK 157 )
- giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
+ TK 632 " giá vốn hàng bán " dùng để phán ánh giá vốn của thành phẩm, hàng hoá
Bên nợ: - Trị giá vốn thành phẩm tồn kho đầu kỳ
- Trị giá vốn thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn thành
Bên có: - Kết chuyển trị giá vốn vào bên nợ TK 155
- Kết chuyển trị giá vốn sang TK 911
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK 155 " TP", TK 157 " hàng gửi đi bán ", TK 154 " chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ", TK 911 " xác định kết quả kinh doanh ", ...
Trình tự hạch toán thành phẩm có thể khái quát theo sơ đồ số 8:
Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
TK 155,157 TK 632 TK 155,157
Kết chuyển giá TP tồn đầu kỳ Kết chuyển trị giá Tp tồn kho ck
TK 631 TK 911
Sản hoàn thành nhập kho Giá trị dịch vụ tiêu thụ
Ưu điểm của phương pháp này là việc ghi chép kế toán đơn giản gọn nhẹ do đó giảm được số lao động và chi phí hạch toán số liệu trên sổ kế toán luôn khớp với thực tế. Tuy nhiên, trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho sẽ không chính xác nếu không hạch toán riêng được thành phẩm hư hao mất mát, ...
Mặt khác nếu doanh nghiệp không tổ chức công tác quản lý thành phẩm tại kho nhân viên quản lý kho thành phẩm thiếu tinh thần trách nhiệm sẽ làm hạn chế rất nhiều đến hiệu quả quản lý của phương pháp này. Vì vậy, phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với doanh nghiệp có sản phẩm cồng kềnh công tác quản lý kho chặt chẽ, ý thức trách nhiệm của nhân viên quản lý kho cao.
6. Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm:
Tiêu thụ thành phẩm hay bán hàng nói chung là quá trình giao hàng cho khách hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng.
Tài khoản sử dụng: TK 511 " doanh thu bán hàng "; TK 512 " doanh thu bán hàng nội bộ "; TK 811 " chi phí hoạt động tài chính "; TK 531 "hàng bán bị trả lại "; TK 532 " giảm giá hàng bán "; TK 3331 " Thuế giá trị gia tăng ".
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản có liên quan khác .
Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai phương pháp hạch toán tiêu thụ thành phẩm sau:
6.1. Phương pháp kê khai thường xuyên
Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ có thể khái quát trình tự hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo sơ đồ 10.
Ghi chú: ( Sơ đồ kế toán tiêu thụ thành phẩm đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ).
(1) Bán hàng theo phương thức thu tiền ngay; (2) Bán hàng theo phương thức ký gửi, đại lý; (2a) Khi thu được tiền; (2b) Tiền hoa hồng đại lý được khấu trừ vào khoản phải thu; (2c) Tiền hoa hồng đại lý được trả bằng tiền; Bán hàng trả góp; (4a) Thuế VAT đầu ra được khấu trừ của sản phẩm đem biếu tặng; (5) Bán hàng theo phương thức đổi hàng; (6) Dùng thành phẩm đem biếu, tặng, trả lương, thưởng công nhân viên; (7) Doanh thu bị khấu trừ vào khoản phải thu do HBBTL, GGHB; (8) Trả tiền cho khách hàng do HBBTL, GGHB; (9) Nộp tiền thuế tiêu thụ; (10), (11) Kết chuyển doanh thu HBBTL, GGHB, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu để xác định DTT cuối kỳ; (12) Kết chuyển DDT cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh;(13) Trong trương hợp hàng bán bị trả lại vào kỳ hạch toán sau:
- Nếu có doanh số không lớn thì kế toán phản ánh các bút toán:
+ Trị giá vốn thực tế HBBTL doanh nghiệp nhập kho: Nợ TK 155/ có TK911
+ Chi phí phát sinh liên quan đến HBBTL: Nợ TK 641/ có TK 111, 112,331
+ Thanh toán với người mua về số HBBTL: Nợ TK 531/ có TK 111, 112,131
+ Kết chuyển cuối kỳ doanh số HBBTL: Nợ TK 511/ có TK 531
- Nếu có doanh số lớn thì kế toán phản ánh các bút toán sau:
+ Trị giá vốn thực tế HBBTL nhập kho: Nợ TK 155/ có TK721
+ Thanh toán với người mua về HBBTL: Nợ TK 531, 33311/ có TK 111, 112,131
+ Chi phí phát sinh liên quan đến HBBTL: Nợ TK111, 112,131/ có TK 821
+ Cuối kỳ, kết chuyển doanh số HBBTL: Nợ TK821/ có TK531
(14) Trưòng hợp doanh nghiệp thực hiện chiết khấu bán hàng ( chiết khấu thanh toán ), kế toán ghi bút toán sau: Nợ TK811/ Có TK 131,111,112
(15) Khi cung cấp thành phẩm giữa các đơn vị thành viên trong một công ty, tổng công ty,... kế toán ghi các bút toán ( BT) sau:
+ BT1: phản ánh giá vốn: Nợ TK632/ có TK 155,154
+ BT2: phản ánh doanh thu nội bộ: Nợ TK 111,112 ( TK136(1368))/ có TK152, Tk3331( 33311)
+ Các bút toán còn lại hạch toán như tiêu thụ ra bên ngoài
(16) Trường hợp doanh nghiệp nhận gia công vật tư, thành phẩm, hàng hoá cho khách hàng, kế toán phản ánh bút toán sau:
+ Khi nhận vật tư của người đặt hàng để gia công: Nợ TK 002
+ Khi sản phẩm đã gia công xong, chuyển hàng giao cho khách hàng nếu chờ kiểm nhận, kế toán phản ánh chi phí gia công, chế biến: Nợ TK157/ có TK154,155
+ Khi người nhận hàng chấp nhận, kế toán ghi giá trị vốn thực tế ( giá thành chế biến thực tế) của sốhàng bàn giao đó: Nợ TK632/ có TK 157 ( nếu kiểm nhận tại sân ga,bến cảng ... ), coa TK154,155 ( néu người nhận hàng kiểm nhận trực tiếp tại kho của doanh nghiệp )
+ Số thu về hàng gia công: Nợ TK111, 112,13, ... / có TK 511, TK 3331
+ Trị giá vật tư nằm trong số hàng gia công do người đặt hàng đã ban giao tính theo định mức: có TK002
+ Các bút toán còn lại phản ánh như trường hợp tiêu thụ ra bên ngoài
(17) Cuối kỳ, kế toán tính và xác định số thuế VAT được khấu trừ, số phải nộp trong kỳ theo phương pháp khấu trừ:
Số VAT phải nộp = Số VAT đầu ra - Số VAT đầu vào
Kế toán ghi theo bút toán: Nợ TK3331(33311)/ có TK 133 (1331), có TK111,112
(18) Trường hợp doanh nghiệp được giẩm thuế VAT, kế toán ghi bút toán:
Nợ TK3331(33311), TK111,112/ có TK721
* Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng nộp VAT thì các bút toán hạch toán tiêu thụ thành phẩm cũng giống như trên chỉ khác là doanh thu bán hàng là giá thanh toán bao gồm cả VAT đầu ra hoặc thuế TTĐB, thuế xuất khẩu ( nếu có), TK811(phần triết khấu thanh toán ), TK 521, 531 cũng bao gồm cả thuế tiêu thụ trong đó. Cuối kỳ, số VAT phải nộp được ghi nhận vào TK 642(6425), thuế TTĐB, thuế xuất khẩu được khấu trừ vào doanh thu bán hàng để tính doanh thu thuần.
Cuối kỳ tính và xác định số VAT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
SốVAT phải nộp = GTGT * Tỷ lệ % VAT phải nộp.
Trong đó GTGT = Doanh số đầu ra – Doanh số đầu vào
Kế toán phản ánh bút toán sau:
+ BT 1: Số VAT đã nộp vào NSNN: Nộ TK 3331(33311)/ Có TK 111, 112.
+ BT 2: SốVAT phải nộp trong kỳ tính vào chi phí QLDN Nộ TK 642(6425)/ Cố TK 3331(33311)
6.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ.
Đầu kỳ, kết chuyển giá trị vốn thực tết hành phẩm còn lại chưa tiêu thụ : Nợ TK 632 / Cố TK 155, 157.
Trong kỳ, nếu xuất bán trả lương bằng thành phẩm kế toán phản ánh doanh thu thuế VAT chiết khấu bán hàng doanh thu hàng bán bị trả lại giảm giá hàng bán(thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu nếu có) như phương pháp KKĐK.
Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê cũng như việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành kế toán ghi các bước toán sau:
+ BT1:Kết chuyển giá thành sản phẩm lao vụ dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ: Nợ TK 632/ Có TK 631.
+ BT2: Kết chuyển giá vố thực tế còn lại của thành phẩm còn lại tiêu thụ cuối kỳ: Nợ TK 155, 157/Có TK 632.
+ BT3: Kết chuyển giá trị vốn của hàng đã tiêu thụ: Nợ TK 911/ Có TK 632.
+ BT4: Xác định doanh thu thuần và tiến hành kết chuyển:
Nợ TK 511/ Có TK 532, 531, 333 (3332, 3333).
Nợ TK 511/ Có TK 911.
TK 131
TK 531, 532
TK 511
TK 33311
TK 111,112
TK 333(3332,3333)
TK 911
TK 3311
TK 711
TK 111,112
TK 331
TK 1331
TK 431,334
TK 641
TK 152,153
TK 642
1
2
3
5
6
2a
2b
2c
4a
4b
12
11
9
8
10
7
7. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
7.1. Kế toán chi phí bán hàng:
* Kế toán chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
* Tài khoản sử dụng: Tk 641 " chi phí bán hàng " dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ
Kết cấu nội dung:
Bên nợ: - Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: - Các khoản giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào bên nợ TK 911 hoặc bên nợ TK 142 (2).
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 641 có bảy tài khoản cấp hai :
TK 6411: Chi phí nghiệp vụ bán hàng
TK 6412: Chi phí vật liệu bao bì TK 6413: Chi phí dụng cụ đồ dùng
TK 6414: Chi phí khấu hao tài sản cố định
TK 6415: Chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá
TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6418: Chi phí bằng tiền khác.
7.2.Kế toán chi phí QLDN:
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí chi cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp.
- Tài khoản sử dụng: Tk 642 " Chi phí quản lý doanh nghiệp " dùng để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của cả doanh nghiệp.
Kết cấu nội dung:
Bên nợ: - Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: - Các khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
- Số chi phí kết chuyển vào tài khoản 911 hoặc tài khoản 142
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp hai:
6421: Chi phí nghiệp vụ quản lý
6422: Chi phí vật liệu quản lý
6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
6424: Chi phí khấu hao tài sản cố định
6425: Thuế, phí và lệ phí
6426: Chi phí dự phòng
6427: Chi phí dich vụ mua ngoài
6428: Chi phí bằng tiền khác
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được khái quát theo sơ đồ số 10:
Sơ đồ số 10. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp:
TK 334,338 TK 641,642 TK 111,152,1338
CPTL, BHXH, BHYT,... của NVBH Các khoản ghi giảm chi phí BH,
NV QLDN chí phí QLDN
TK 152,153 TK 911
xuất NVL, CCDC cho bộ phận Cuối kỳ kết chuyển chi phí BH,
BH,QLDN chi phí QLDN sang TK 911
TK 214
Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 1422
TK 335,1421 Đơn vị có chu kỳ kết chuyển
sxkd dài, trong khi có
Phân bổ hoặc trích trước chi
phí sửa chữa tài sản cố định kỳ không có tiêu thụ
TK 111,112,113 tiêu thụ sp sản phẩm
Chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí khác
TK 333
Thuế, phí,lệ phí phải nộp tính
vào chi phí QLDN
TK 139,159
Trích lập dự phòng phải thu khó
đòi và dự phòng giảm giá HTK
tính vào chi phí QLDN
8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
- Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xluất kinh doanh và hoạt động khác cuả doanh nghiệp, sau một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
- Để hạch toán kết quả kinh doanh kế toán sử dụng tài khoản 911 " xác định kết quả kinh doanh "
Tài khoản này dùng để xcá dịnh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.
Kết cấu nội dung:
Bên nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ
- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Lợi nhuận trước thuế của hoạt động kinh doanh
Bên có: - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, lao vụ tiêu thụ trong kỳ
- Thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập hoạt động bất thường
- Số lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ.
- Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ các nghiệp vụ chủ yếu có thể khái quát theo sơ đồ số 11:
Kết chuyển giá vốn hàng bán
TK 1422
Kết chuyểnCPBH,CPQLDN
TK 641, 642
TK 632
TK 911
TK 511, 512
TK421
Kết chuyển DTT
Kết chuyển lãi
Kết chuyển lỗ
Kết chuyển
Chờ K/c
Sơ đồ 11: Sơ đồ kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh:
B. Tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả SXKD ở Công ty bánh kẹo Hải Hà:
1. Đặc điểm về thành phẩm và tình hình quản lý:
Hiện nay, công ty chuyên sản xuất các loại bánh kẹo với mẫu mã đa dạng, có tính chất lý, hoá học phức tạp và mang tính đặc thù, dễ bị vi sinh vật phá huỷ như đường, bơ, sữa,..nên thời gian bảo quản và sử dụng ngắn, thường được bảo quản cẩn thận trong môi trường khô thoáng tránh ẩm mốc làm bánh kẹo chảy nước, mất chất. Do vậy, công tác tiêu thụ sản phẩm cần đựơc xúc tiến nhanh tránh HTK quá lâu hoăc quá lớn.
Mặt khác, dây truyền sản xuất bánh kẹo ngắn liên tục, các khâu trong quá trình sản xuất chủ yếu là tự động hoá, quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty không có nửa thành phẩm nên sản phẩm được nhập kho thường xuyên, việc tiêu thụ cũng diễn ra liên tục nên biến động trong ngày lớn, đòi hỏi việc theo dõi thành phẩm được thực hiện hàng ngày.
Hơn nữa, bánh kẹo không phải là mặt hàng thiết yếu mà nhu cầu chỉ tăng nhiều vào dịp lễ tết, lễ hội,... và giảm vào mùa hè do người tiêu dùng tìm những hàng hoá thay thế thích hợp hơn như hoa qủa, đồ uống, …..nên thành phẩm sản xuất mang tính thời vụ.
Các sản phẩm sau khi được chế biến phải qua bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm mới được đưa vào nhập kho. Công ty đã tiến hành quản lý chặt chẽ thành phẩm về mặt số lượng, chất lượng và giá trị ở ba bộ phận chủ yếu là Phòng tài vụ (kế toán), Phòng kinh doanh và kho thành phẩm.
2. Đặc điểm tình hình tiêu thụ thành phẩm:
Xuất phát từ đặc điểm thành phẩm của Công ty, đòi hỏi thành phẩm sản xuất ra phải được tiêu thụ nhanh. Vì vậy, công tác tiêu thụ thành phẩm luôn đựơc xúc tến khẩn trương, kịp thời và hiệu quả. Tiêu thụ phải gắn liền với sản xuất và thị trường thông qua kế hoạch quản lý chăt chẽ. Để tạo điều kiện cho người TD biết đến sản phẩm của công ty, công ty luôn tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm thông qua việc tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia vào các hội chợ triển lãm, xây dựng các panô, áp phích.
Trong công tác tiêu thụ Công ty luôn coi trọng chữ “Tín” và luôn coi “Khách hàng là thượng đế” qua đó đẩy nhanh được khối lượng hàng bán
3. Tổ chức chứng từ ban đầu:
Tại Công ty, việc hạch toán ban đầu về thành phẩm sử dụng các chứng từ sau: Phiếu xuất kho, nhập kho, hoá đơn GTGT.
3.1.Phiếu nhập kho: (mẫu số 01): được lập khi thành phẩm hoàn thành có nhu cầu nhập kho hoặc thành phẩm đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại mà Công ty chấp nhận nhập trở lại kho:
- Trường hợp nhập kho thành phẩm hoàn thành (Mẫu số 1A):
Phiếu nhập kho thành phẩm được lập thành bốn liên:
Liên 1: Phòng kinh doanh giữ để theo dõi tình hình nhập kho
Liên 2: Thủ kho giữ
Liên 3: Lưu ở phòng tài vụ
Liên 4: Bộ phận sản xuất giữ để đối chiếu
- Trường hợp nhập kho thành phẩm do khách hàng trả lại (Mẫu số 1B):
Phòng kinh doanh lập 3 liên:
Liên 1: Phòng kinh doanh giữ
Liên 2: Thủ kho giữ
Liên 3: Lưu ở phòng tài vụ
3.2. Hoá đơn GTGT (mẫu số 2A):
- Trường hợp khách hàng thanh toán ngay ( mẫu số 2A): thì Phòng kinh doanh sẽ lập hoá đơn (GTGT), căn cứ vào số lượng thành phẩm trong kho.
- Trường hợp khách hàng thanh toán chậm (Mẫu số 2B): Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên:
Liên đen Phòng kinh doanh giữ
Liên xanh lưu ở Phòng tài vụ
Liên đỏ giao cho khách hàng
3.3. Phiếu xuất kho (Mẫu số 3): được Phòng kinh doanh lập thành bốn liên
Liên 1: Phòng kinh doanh giữ
Liên 2: Thủ kho giữ
Liên 3: Lưu ở Phòng tài vụ
Liên 4: Giao cho người nhận giữ
* Trình tự ghi sổ quá trình hạch toán thành phẩm, tiêu thụ và XĐKDSXKD (kết quả tiêu thụ) có thể khái quát theo sơ đồ số 11:
Sơ đồ số 11: Trình tự quá trình ghi sổ kế toán thành phẩm, tiêu thụ và XĐ KQSXKD
Chứng từ gốc phản ánh quá trình nhập kho và xuất kho TP
Sổ chi tiết bán hàng
Sổ chi tiết TP
Sổ chi tiết nhập lại, tái xuất
Sổ chi tiết công nợ
Sổ theo dõi công nợ
Bảng kê số 5
Báo cáo N - X - T kho TP
Báo cáo doanh thu bán hàng
bảng theo dõi số dư của khách hàng
Báo cáo tài chính
Sổ cái
NKCT số 8
Ghi chú: ghi hàng ngày
ghi cuối tháng, quý, năm
4. Đánh giá thành phẩm:
Đối với các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho thành phẩm kế toán đều phải ghi theo trị giá vốn thực tế. Công ty áp dụng phương pháp đánh giá thành phẩm theo giá thế, Công ty không thể hạch toán và theo dõi hàng ngày tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm theo chỉ tiêu giá trị mà chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng. Vì thế giá trị vốn thế của thành phẩm được tính vào cuối tháng, được phản ánh trên “BC N - X - T kho thành phẩm) (Mẫu số 10)
4.1. Đối với thành phẩm nhập kho:
Căn cứ vào bảng tính giá thành sản phẩm, thường sau một tháng do kế toán giá thành cung cấp. Kế toán thành phẩm căn cứ vào đó lấy giá thành đơn vị từng loại nhân với số lượng nhập kho sẽ xác định được tổng giá thành thực tế thành phẩm nhập kho. Trường hợp thành phẩm nhập kho chưa được tính giá thành đã có nhu cầu tiêu thụ thì thành phẩm đó cứ xuất bán theo giá thị trường( lúc này giá thành klhông còn là căn cứ của giá bán). Sau đó sẽ hạch toán sau khi có bảng tính giá thành thực tế của thành phẩm. Tuy nhiên, ở Công ty việc tính giá thành không sử dụng mẫu bảng kê 9 của Bộ tài chính mà căn cứ trên bảng kê 4.
Chẳng hạn, trích bảng tính giá thành thực tế sản phẩm kẹo tháng 5/2002 như sau:(mẫu số 4).
Ví dụ: Ngày 16/5/2002 nhập kho 1500kg kẹo hoa quả theo ( theo phiếu nhập số 315- mẫu sổ 1A). Căn cứ vào giá đơn vị thực tế nhập kho theo bảng tính giá thành là 9126đ/kg.
Vậy tổng giá thành thực tế nhập kho kẹo hoa quả ngày 16/5/2002 là:
1500 * 9126 = 9126000(đ)
4.2.Đối với thành phẩm xuất kho:
Để tính giá vốn thực tế thành phẩm xuất kho trong tháng, Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền tính cho từng loại thành phẩm.
VD: Căn cứ vào sổ chi tiết thành phẩm: kẹo hoa quả ( mẫu số 8) và bảng tính giá thành sản phẩm ( mẫu số 4) vào tháng 5/2002 có tài liệu:
Số lượng Thành tiền
Dư đầu tháng 5436,25 49469875
Nhập trong tháng 37316,25 340958767,5
Xuất trong tháng 40810,4
Đơn giá bình quân = 49469875 + 340859767,5 = 9132,3(đ)
5436,25 +37316,25
Trị giá thực tế thành phẩm xuát kho trong tháng là:
40810,4 x 9132,3 = 372692815,9(đ)
Đối với các sản phẩm bị hư hỏng, được xuất kho để tái chế thì trị giá vốn thực tế thành phẩm xuất kho được xác định theo giá trị thực và số lượng thành phẩm tồn kho đầu kỳ :
Giá TTTP xuất tái chế =
Trị giá vốn TTTP xuất tái chế = số lượng thành phẩm tồn kho đầu kỳ x giá TTTP xuất tái chế .
VD: căn cứ vào sổ chi tiết thành phẩm nhập lại, tái xuất ( mẫu số 9) ta có số thành phẩm kẹo hoa quả xuất tái chế trong tháng là 43469875 = = 9100đ/kg
Trị giá TTTP xuất tái chế là: 9100 x 10 =91000(đ)
5. Kế toán chi tiết thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29951.doc