tập chung và tiến hành công tác hạch toán kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Xí nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Xí nghiệp áp dụng niên độ kế toán một năm bắt đầu từ ngày 1tháng 1 đến ngày 31 tháng 12. Xí nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trọn vẹn tại phòng kế toán tài chính của xí nghiệp từ tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi tổng hợp, lập báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ.
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp in 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(hoặc CPNVL chính ) chiếm tỷ trọng lớn thông thường là hơn 70%.
Đặc điểm của phương pháp này là chỉ tính cho sản phẩm làm dở khoản CPNVLTT (hoặc CPNVL chính) còn chi phí chế biến đựơc tính hết cho sản phẩm trong kỳ. Đồng thời coi mức chi phí NVLTT (hoặc CPNVL chính) dùng cho đn vị sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau.
Công thức tính:
Số lượng sản
x phẩm dở
dang cuối kỳ
Chi phí sản Chi phí NVLTT
Chi phí sản xuấtdở dang + (hoặc CPNVL chính)
xuất tính cho đầu kỳ thực tế sử dụng trong kỳ
sản phẩm dở =
dang cuối kỳ Số lượng sản Số lượng sản
phẩm hoàn + phẩm dở
thành trong kỳ dang cuối kỳ
1.3.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Phương pháp này vận dụng phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp nhưng phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Đặc điểm của phương pháp này biểu hiện ở các mặt:
- Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí trong cấu thành của chi phí sản xuất.
- Nếu mức độ tiêu hao của các khoản mục chi phí tương ứng với tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang thì chỉ cần quy đổi số lượng sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành nói chung để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Công thức tính:
Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ quy
x đổi thành sản phẩm hoàn thành
Chi phí sản Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất dở dang + phát sinh
xuất tính cho đầu kỳ trong kỳ
sản phẩm dở =
dang cuối kỳ Số lượng sản Số lượng sản phẩm
phẩm hoàn + dở dang cuối kỳ quy đổi
thành trong kỳ thành sản phẩm hoàn thành
1.3.3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Phương pháp này vận dụng phù hợp với các doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức.
Đặc điểm của phương pháp này là chi phí NVLTT, CPNCTT và CPSXC của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã thực hiện được và tỷ lệ hoàn thành. Nếu sản phẩm dở dang được chế tạo không phải qua các công đoạn có định mức tiêu hao được xác lập riêng biệt thì các khoản mục chi phí của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm hàon thành.
Ngoài giá thành định mức như trên, chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cũng có thể được xác định theo giá thành kế hoạch (trường hợp doanh nghiệp không xây dựng giá thành định mức).
Việc đáng giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực hợp lý của giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc tính toán, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một công việc rất phức tạp, khó có thể thực hiện được một cách chính xác tuyệt đối. Kế toán phải tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, về tính chất cấu thành cuả chi phí và yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho thích hợp.
1.4. Các phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu
1. 4.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn
Đặc điểm của các doanh nghiệp này là có quy trình sản xuất giản đơn, chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là các doanh nghiệp khai thác, sản xuất động lực…
Do số lượng mặt hàng ít nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một sổ (thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp (giản đơn)
Trên cơ sở số liệu chi phí đã tập hợp trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục chi phí theo công thức:
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Các khoản làm giảm chi phí
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
=
-
-
+
Giá thành
đơn vị
sản phẩm
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
=
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất sản phẩm nên trong phương pháp giản đơn còn phải thực hiện một số biện pháp kỹ thuật tính toán để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cụ thể. Những biện pháp kỹ thuật này chỉ là những phương pháp tính toán gắn liền với những quy ước nhất định.
Phương pháp loại trừ
Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ
CPSX dở dang đầu kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
CPSX sản phẩm phụ
CPSX dở dang cuối kỳ
=
+
-
-
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu). Do vậy để tính được giá thành của sản phẩm cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí.
Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính và tất nhiên không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sản phẩm. Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn.
Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp cũng được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như đã nêu ở phương pháp hệ số nhưng giữa các loại sản phẩm lại không xác lập một hệ số quy đổi. Để xác định tỷ lệ người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau: giá kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm, …Thông thường có thể sử dụng giá kế hoạch (hoặc giá định mức).
Tỷ lệ phân bổ giá thực tế cho từng loại sản phẩm
Tổng giá thực tế của các loại sản phẩm
Tổng giá kế hoạch của các loại sản phẩm
=
x 100
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại
x
Tỷ lệ phân bổ
* Phương pháp liên hợp
Phương pháp này được áp dụng trong điều kiện trong cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra nhiều loại sản phẩm chính và có cả sản phẩm phụ nên phải kết hợp phương pháp hệ số hoặc tỷ lệ với phương pháp loại trừ mới xác định được giá của từng loại sản phẩm chính.
1.4. 2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
Đối tượng hạch toán chi phí tại doanh nghiệp theo đơn đặt hàng là từng đơn đặt hàng cụ thể. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đặc điểm của việc hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán vào từng đơn đặt hàng có liên quan. Còn chi phí phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng do liên quan đến nhiều đơn đặt hàng nên tổ chức theo dõi theo phân xưởng và cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp.
Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng đúng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật được thoả thuận trong hợp đồng sản xuất.
Nếu có đơn đặt hàng nào đó mà cuối tháng vẫn chưa thực hiện xong thì việc tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối tháng đó chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng (sử dụng tài khoản 154 - chi tiết theo từng đơn đặt hàng). Sơ đồ 1.7 sau đây thể hiện trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Sơ đồ 1.7
TK621,622,627
TK154(chi tiết theo đơn ĐH)
CPSX theo đơn đặt hàng
Giá thành của đơn đặt hàng
TK155,157,632
1.4.3. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục
Quy trình sản xuất của các doanh nghiệp này thường là phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, sản phẩm hoàn thành phải qua nhiều giai đoạn chế biến (nhiều bước). Phương pháp tính giá thành thường được áp dụng là phương pháp liên hợp, kết hợp giữa phương pháp tổng cộng chi phí và phương pháp trực tiếp, hoặc kết hợp phương pháp trực tiếp và phương pháp hệ số hay tỷ lệ…
Phương pháp phân bước không tính giá thành của bán thành phẩm
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ chế biến còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh. Như vậy trong từng giai đoạn công nghệ chỉ thực hiện việc tập hợp chi phí và sau đó tiến hành kết chuyển về bộ phận tổng hợp để xác định giá thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Phương pháp này chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào các giá thành thành phẩm một cách song song. Theo phương pháp này việc tính giá thành của thành phẩm được thực hiện theo trình tự các công việc sau:
- Trước hết kế toán giá thành phải căn cứ vào số liệu, chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn công nghệ sản xuất (từng phân xưởng, đội sản xuất ) tính toán phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn đó nằm trong giá thành của thành phẩm, theo từng khoản mục chi phí quy định.
- Chi phí sản xuất của từng giai đoạn công nghệ sản xuất nằm trong giá thành thành phẩm đã tính, được kết chuyển song song từng khoản mục để tổng hợp tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm. Cách kết chuyển chi phí để tính giá thành như trên nên phương pháp này còn được gọi là phương pháp kết chuyển song song.
Có thể khái quát trình tự tính giá thành theo phương pháp này theo sơ đồ 1.8 sau đây:
Sơ đồ 1.8: Kết chuyển chi phí song song để tính giá thành
Chi phí nguyên vật liệu chính tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước 1
tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước 2
tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước n
tính cho thành phẩm
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành (thành phẩm)
Phương pháp phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm
Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn công nghệ chế biến, còn đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm do từng giai đoạn chế biến ra và sản phẩm hoàn chỉnh.
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà bán thành phẩm ở các bước có thể bán được ra ngoài và doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao. Theo phương pháp này, kế toán tiến hành tính giá bán thành phẩm qua từng bước cho nên phương pháp này còn được gọi là kết chuyển tuần tự.
Trình tự tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối như sau:
- Trước hết căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được ở giai đoạn đầu tiên để tính giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm ở giai đoạn chế biến 1 đã sản xuất hoàn thành trong kỳ.
- Căn cứ vào giá thực tế của nửa thành phẩm tự chế ở giai đoạn 1 đã tính chuyển sang giai đoạn 2 và các chi phí sản xuất khác đã tập hợp được ở giai đoạn 2 để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị cho nửa thành phẩm tự chế do giai đoạn 2 đã sản xuất hoàn thành.
- Tiến hành tuần tự như vậy cho đến giai đoạn công nghệ cuối cùng (giai đoạn n). Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm tự chế ở giai đoạn n và các chi phí sản xuất khác đã tập hợp được ở giai đoạn cuối cùng (giai đoạn n) để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm do giai đoạn sản xuất cuối cùng đã hoàn thành trong kỳ.
Có thể khái quát quá trình này theo sơ đồ 1.9 sau đây:
Sơ đồ 1.9: Kết chuyển chi phí tuần tự để tính giá thành
Giai đoạn I
(PX 1)
Chi phí nguyên vật liệu chính (Bỏ một lần từ đầu)
Giai đoạn II
(PX 2)
Giai đoạn n
(PX n)
(PX 3)
Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn I chuyển sang
Chi phí chế biến ở giai đoạn II
Tổng giá thành nửa thành phẩm giai đoạn II…
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Chi phí chế biến ở giai đoạn n
Giá thành nửa thành phẩn giai đoạn n-1 chuyển sang
Tổng giá thành nửa thành phẩm giai đoạn I
Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn I
+
+
+
1.4.4. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ
Sản xuất phụ là ngành được tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ được sử dụng phục vụ cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh chính, phần còn lại có thể cung cấp cho bên ngoài.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm của sản xuất kinh doanh phụ tuỳ thuộc vào đặc điểm công nghệ và mối liên hệ giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp. Cụ thể :
- Trường hợp giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh không có sự phụ thuộc lẫn nhau (hoặc phần giá trị này không đáng kể): phương pháp tính giá thành áp dụng sẽ là phương pháp trực tiếp và chi phí phát sinh được phân bổ cho các đối tượng được phục vụ (các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính) theo các tiêu thức thích hợp.
- Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ, để tính giá thành, kế toán có thể áp dụng một số phương pháp như: phương pháp phân bổ một lần theo giá thành ban đầu, giá thành kế hoạch; phương pháp đại số…Trong đó bước đầu tiên là xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các phân xưởng, sau đó xác định giá trị phục vụ sản xuất kinh doanh chính.
1.4.5. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức
Giá thành thực tế sản phẩm
Giá thành sản phẩm định mức
Chênh lệch do thay đổi định mức
Chênh lệch so với định mức
=
+
+
Dựa vào hệ thống định mức, kế toán xác định giá thành đơn vị định mức sản phẩm, đồng thời cũng phải theo dõi chặt chẽ tình hình thay đổi định mức trong kỳ và tình hình chi tiêu cho sản xuất so với định mức. Giá thành sản phẩm sẽ được xác định như sau:
Trong đó chênh lệch do thay đổi định mức được xác định bằng định mức mới trừ định mức cũ. Sở dĩ có sự thay đổi định mức là do điều chỉnh định mức cho phù hợp với chi phí hiện hành. Còn chênh lệch so với định mức là số chênh lệch do tiết kiệm hoặc vượt chi so với định mức.
Phương pháp này áp dụng thích hợp với những đơn vị sản xuất có đủ các điều kiện sau:
- Quy trình công nghệ sản xuất đã định hình và sản xuất sản phẩm đã đi vào ổn định.
- Hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật đã tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức đã được xây dựng và đi vào nề nếp thường xuyên.
- Trình độ nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất, giá thành tương đối vững vàng.
1.5. các Hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán chi phí sản xuất
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán kế toán, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại mỗi doanh nghiệp phải được phản ánh đầy đủ trên một hệ thống sổ kế toán nhất định.
Theo chế độ kế toán hiện hành có tất cả 4 hình thức tổ chức sổ kế toán là: Nhật ký - Sổ cái, Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký - Chứng từ. Cụ thể như sau:
1.5. 1. Hình thức sổ Nhật ký - chứng từ
Đây là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên Nợ của các tài khoản đối ứng. Để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng các bảng kê: Bảng kê số 4 (tập hợp chi phí theo phân xưởng), Bảng kê 5 (tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí xây dựng cơ bản), Bảng kê số 6 (tập hợp chi phí trả trước, chi phí phải trả) và Nhật ký - Chứng từ số 7 (tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp). Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các sổ chi tiết, bảng phân bổ phục vụ cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.5.2. hình thức nhật ký-sổ cái
Hình thức tổ chức sổ này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp thuộc loại hình kinh doanh đơn giản, chỉ thực hiện một loại hoạt động, có quy mô nhỏ, trình độ quản lý và kế toán thấp, điều kiện lao động thủ công, không có nhu cầu phân công lao động kế toán.
Theo hình thức Nhật ký- Sổ cái, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trước hết được thực hiện trên các bảng phân bổ chi phí, sổ chi tiết và các tài khoản 621, 622, 627, 154 (631) và tiếp theo trên sổ tổng hợp Nhật ký-Sổ cái. Sau đó kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí sản xuất, biên bản kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và Nhật ký-Sổ cái để lập bảng tính giá thành sản phẩm.
Hình thức sổ này tuy đơn giản nhưng có nhược điểm là ghi sổ trùng lắp và không phù hợp nếu có nhiều nghiệp vụ phát sinh trong kỳ.
1.5.3. Hình thức nhật ký chung
Hình thức tổ chức loại sổ này thường được áp dụng trong điều kiện giống như với hình thức Nhật ký-Sổ cái, với lao động kế toán thủ công. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp áp dụng kế toán máy thì hình thức sổ này là phù hợp với mọi quy mô, mọi trình độ kế toán, đáp ứng được yêu cầu quản lý và có thể được áp dụng trong nhiều loại hình kinh doanh khác nhau.
Theo hình thức sổ này, mọi nghiệp vụ phát sinh đều được phản ánh vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và cuối kỳ lên Sổ cái. Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải mở một số Nhật ký đặc biệt. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên hệ thống các bảng phân bổ, sổ chi tiết tài khoản và trên hệ thống sổ tổng hợp như Nhật ký chung và Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154 (631). Dựa vào hệ thống sổ chi tiết, sổ cái và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành sản phẩm.
1.5.4. Hình thức chứng từ ghi sổ
Đây là hình thức kế toán kết hợp ghi sổ theo thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với ghi sổ theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Theo hình thức sổ này, các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có cùng nội dung sẽ được tập hợp để đưa lên Chứng từ - Ghi sổ và cuối kỳ lên Sổ cái trên cơ sở các chứng từ ghi sổ kèm theo các chứng từ gốc. Việc hạch toán chi phí sản xuất được thực hiện trên sổ kế toán chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí và sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154. Việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp trên sổ cái được căn cứ vào các Chứng từ - Ghi sổ.
Hình thức tổ chức sổ này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có mật độ nghiệp vụ phát sinh tương đối lớn và đã có sự phân công lao động kế toán. ưu điển của hình thức này là ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu nhưng cũng không tránh khỏi việc ghi chép trùng lắp.
Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, loại hình và quy mô doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và trình độ cán bộ kế toán mà các doanh nghiệp lựa chọn cho mình một hình thức tổ chức sổ kế toán cho phù hợp.
Chương 2
tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp in 15
2.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp có ảnh hưởng tới công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.1 Đặc điểm chung của xí nghiệp in 15
Xí nghiệp in 15 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc cục địa chất và khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp.
Hiện tại trụ sở chính của xí nghiệp đóng tại đường Nguyên Hồng, phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội. Hai cơ sở ở 54 Hai Bà Trưng và số 2 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội Điện thoại: 048357448 048267584
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp
Tiền thân xí nghiệp in 15 được thành lập theo quyết định số 358/ QĐ-TC ngày 2/10/1970 và được đổi tên thành xí nghiệp in 15 theo quyết định số 86/QĐ-TC ngày 5/5/1981 của Tổng cục địa chất cũ.
Vê tổ chức Xí nghiệp trải qua các hình thức sau:
-Từ năm 1970-1977 là xưởng in thuộc Tổng cục địa chất.
- Từ năm 1978-1982 xưởng in 15 thuộc lliên đoàn trắc địa.
- Từ năm 1983-1987 xí nghiệp thuộc Tổng cục địa chất.
- Từ năm 1988: Theo quyết định số 201/QĐ/TC ngày 27/7/1986 của Tổng cục mỏ địa chất, xí nghiệp in 15 được giao cho viện thông tin tư liệu địa chất trực tiếp quản lý để thực hiện các nhiệm vụ do Tổng cục địa chất giao.
Thực hiện nghị định số 338- HĐBT, ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trửởng ban hành qui chế thành lập lại và giải thể doanh nghiệp nhà nước. Bộ Công nghiệp nặng có quyết định số 434 QĐ/TCNSĐT ngày 29/7/1993 về việc thành lập Xí nghiệp in 15. Tên giao dịch quốc tế là GEOPRICO.
Những năm đầu xí nghiệp có nhiệm vụ in các loại bản đồ và tư liệu địa chất phục vụ cho ngành, đặc biệt là in các loại bản đồ địa chất (nhiều mầu), sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Xí nghiệp còn thực hiện một khối lượng in lớn các công việc in khác từ thị trường, tận dụng công suất thiết bị máy móc để sản xuất. Sản phẩm của xí nghiệp in 15 có uy tín trên thị trường. Xí nghiệp đã thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự cân đối tài chính, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Giá trị sản lượng doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đời sống công nhân viên chức ổn định và phát triển. Tài sản cố định và vốn lưu động được bảo tồn và tăng trưởng. Hàng năm xí nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất của Bộ công nghiệp, của cụ địa chất giao. Trong những năm gần đây, xí nghiệp đã chuyển sang cơ chế thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo địa chỉ của khách hàng, đảm bảo tiến bộ chất lượng và thời gian giao hàng cho khách hàng. Việc thanh toán tiến hành dứt điểm, rất ít nợ nần dây dưa, đảm bảo nghĩ vụ nộp ngân sách. Trong sản xuất kinh doanh xí nghiệp coi trọng hiệu quả kinh tế, lấy thu bù chi là chính và phấn đấu giảm chi phí để có lãi. Trong 3 năm từ 1999 - 1991 việc chuyển đồi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế tự chủ. Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 1992 đến nay, Xí nghiệp được giao quyền tự chủ trong quản lý sử dụng vốn kinh doanh với tổng số vốn lưu động là: 3 tỷ 950 triệu đồng.
Trong đó vốn do ngân sách Nhà nước cấp là: 3 tỷ 500 triệu đồng vốn tự bổ xung là: 450 triệu đồng, vốn cố định là 4 tỷ 700 triệu đồng.
Tại thời điểm này toàn bộ cán bộ công nhân viên của xí nghiệp là 135 người, trong đó trình độ đại học chiếm 23%, trình độ trung cấp chiếm 48% và công nhân chiếm 29%.
Sau đây là một số chỉ tiêu cụ thể qua báo cáo tổng kết các năm gần đây cho thấy triển vọng phát triển của xí nghiệp.
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
Giá trị tổng sản lượng
4.700.000
5.000.000
5.500.000
Nộp ngân sách Nhà nước
130.000
150.000
165.000
Lợi tức trước thuế
62.000
60.000
63.000
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:
- Hiện nay xí nghiệp vẫn thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của cục địa chất và khoáng sản Việt Nam giao hàng năm, ngoài ra xí nghiệp còn tự khai thác theo nhu cầu thị trường.
Cơ chế hạch toán - hạch toán theo dự toán: các nhiệm vụ in tài liệu địa chất do ngành giao theo kế hoạch được thực hiện theo cơ chế hạch toán dự toán, sản phẩm làm xong được nghiệm thu và quyết toán theo đơn giá được duyệt.
- Hạch toán kinh doanh: các công tác được in được khai thác từ thị trường được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế in và theo chế độ hạch toán kinh doanh.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
2.1.3.1. Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm.
Mỗi sản phẩm cho đến khi hoàn chỉnh được giao cho khách hàng đều phải thông qua các giai đoạn công nghệ sau:
- Giai đoạn bình bản:
Sau khi nhận bản thảo do khách hàng đưa đã được sửa chữa thì từng trang bản thảo được sắp xếp và dán trên tờ mi ca theo quy cách tờ 4 trang, 8 trang hay 16 trang tuỳ theo tài liệu được in trên máy in nào.
- Giai đoạn phơi bản:
Tại giai đoạn này các tờ bình mi ca được chế vào khuôn kẽm để tạo bản khuôn và đưa vào giai đoạn in.
- Giai đoạn gia công in:
Bộ phận in nhận vật tự in ở kho của xí nghiệp, nhận bản kẽm ở bộ phận bình bản đưa sang. Các khuôn kẽm này mắc lên máy in để chạy sẽ tạo ra các loại sản phẩm in theo mẫu khuôn kẽm.
- Giai đoạn hoàn thiện:
Bộ phận đóng xếp nhận các sản phẩm in từ giai đoạn in chuyển sang để bắt giây gấp giấy theo thứ tự từng trang sách, sau đó được đóng thành quyển. Phần việc tiếp theo là vào bìa xén gọt ba mặt của sách sao cho đẹp và cuối cùng là đóng gói sách để giao cho khách hàng.
Sơ đồ quy trình công nghệ
Đóng tài liệu
Gia công in
Giấy + Mực
Bình và phơi bản
Vật liệu khác
Đóng gói nhập kho
Xén tài liệu
Tương ứng với mỗi giai đoạn công nghệ, Xí nghiệp có bộ phận công nhân khác nhau để đảm nhiệm được xắp xếp tổ chức thành các tổ chức sản xuất.
2.1.3.2. Tổ chức sản xuất.
sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất
Phòng kế toán tài chính
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng hành chính tổ chức
Bộ phận sản xuất
Bộ phận quản lý
Phó giám đốc
Xưởng in
Tổ Bình bản
Tổ đóng xén thành phẩm
Giám đốc
Bộ máy của xí nghiệp gọn nhẹ theo theo cơ cấu tổ chức quản lý một cấp. Ban giám đốc của xí nghiệp bao gồm Giám đốc và Phó giám đốc.
- Giám đốc xí nghiệp: là người đứng đầu bộ máy quản lý, là đại diện pháp nhân của xí nghiệp trong các quan hệ đối tác và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cũng như thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Phó giám đốc: có nhiệm vụ giúp giám
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33541.doc