Công ty bánh kẹo Hải Hà hiện có 5 xí nghiệp thành viên:
• Xí nghiệp bánh: chuyên sản xuất các loại bánh quy và bánh cracker.
• Xí nghiệp kẹo: chuyên sản xuất 2 loại kẹo là kẹo cứng và kẹo mềm.
• Xí nghiệp phụ trợ: chuyên thực hiện sửa chữa lớn các máy móc thiết bị của công ty, xí nghiệp này còn có thêm bộ phận sản xuất phụ với nhiệm vụ cắt giấy nhãn gói kẹo, cắt bìa, in hộp, lót kẹo.
• Nhà máy thực phẩm Việt Trì: chuyên sản xuất kẹo, glucôza, bao bì in.
• Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định: chuyên sản xuất bánh kem xốp và bột dinh dưỡng.
Sản phẩm của công ty bao gồm nhiều loại bánh, kẹo. Mỗi loại có đặc trưng riêng do thành phần cấu thành riêng nên chúng không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên chúng có những đặc thù chung nên sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Hà có thể xếp thành 2 nhóm:
• Sản phẩm kẹo gồm kẹo cứng và kẹo mềm.
• Sản phẩm bánh gồm bánh bichquy, bánh kem xốp và bánh cracker. Hiện nay tại cơ sở chính chỉ sản xuất 2 loại bánh là bánh bichquy và bánh cracker.
Mỗi loại sản phẩm của công ty được sản xuất trên một dây chuyền tương ứng. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục, khép kín, sản xuất với mẻ lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá, một phần thủ công. Chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, đối tượng sản xuất là bánh kẹo nên khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành. Do đó đặc điểm sản xuất nổi bật của công ty là không có sản phẩm dở dang.
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức giá thành và phân tích giá thành tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm tiêu chuẩn này sau đó lấy sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại chia cho tổng sản phẩm tiêu chuẩn thì sẽ tính được hệ số tính giá thành của từng loại sản phẩm.
Hệ số này dùng chung cho tất cả các khoản mục chi phí. Căn cứ vào tổng giá thành liên sản phẩm và hệ số tính giá thành của từng loại sẽ tính được giá thành thực tế của từng loại sản phẩm.
1.2.5.6 Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ.
Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng thu được một loại sản phẩm với nhiều quy cách khác nhau như sản xuất giầy dép, quần áo, bàn ghế ... Trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm.
Nội dung phương pháp: Để tính giá thành thực tế ta căn cứ vào giá thành kế hoạch và sản lượng thực tế để tính ra giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế căn cứ vào tổng giá thành thực tế của các quy cách được tiến hành theo từng khoản mục bằng cách lấy giá thành thực tế chia cho giá thành kế hoạch để tính ra tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục rồi lại căn cứ vào giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế của từng quy cách nhân với tỉ lệ giá thành đã tính được sẽ tính được giá thành thực tế theo từng khoản mục.
1.2.5.7 Phương pháp tính giá thành theo định mức.
Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp đã xây dựng được nền móng định mức kinh tế - kỹ thuật khoa học hợp lý đồng thời tổ chức sản xuất đã đi vào nền nếp ổn định. Trách nhiệm và trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ tương đối cao.
Nội dung phương pháp: Căn cứ vào giá thành định mức, sự thoát ly định mức và thay đổi định mức giữa kỳ trước với kỳ này để tính ra giá thành thực tế của thành phẩm trong kỳ theo công thức:
ZTT = ZĐM mới ± Chênh lệch do thay đổi ĐM ± Chênh lệch do thoát ly ĐM.
Trong đó:
ZTT : Giá thành thực tế.
ZĐM mới : Giá thành định mức mới.
Qua đó ta có thể thấy tuỳ loại hình doanh nghiệp đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp và đảm bảo tính hiệu quả.
1.2.6 Hình thức tổ chức công tác kế toán giá thành.
1.2.6.1 Trường hợp doanh nghiệp tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên thì kế toán giá thành được tổ chức như sau:
Tài khoản sử dụng:
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Ngoài ra còn sử dụng các TK liên quan: 152, 155, 157, 621, 622, 627...
Phương pháp kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2.6.1: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành
(Phương pháp kê khai thường xuyên )
TK 621
TK 138,152,821
TK 622
TK 627
TK 632
TK 157
TK 155
TK 154
(1) Chi phí NVL trực tiếp
(2) Chi phí nhân công trực tiếp
(3) Chi phí sản xuất chung
(5) Trị giá sản phẩm hỏng
bắt bồi thường phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng
(4a) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho
(4b) Giá thành thực tế sản phẩm gửi bán không qua kho
(4c) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành bán ngay
1.2.6.2 Trường hợp doanh nghiệp tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Tài khoản sử dụng:
TK 631: Giá thành sản xuất ; TK 154: Chi phí SXKD DD
TK liên quan: 621, 622, 627
Phương pháp kế toán có thể được khái qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2.6.2: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
( Phương pháp kiểm kê định kỳ )
TK 632
TK 154
TK 611
TK 621
TK 631
(1) Kết chuyển chi phí
SXKD DD đầu kỳ
(2)Chi phí NVL trực tiếp
TK 622
(3) Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627
(4) Chi phí sản xuất chung
(6) Chi phí SXKD DD cuối kỳ
(5) Phế liệu sản phẩm
hỏng thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng bắt bồi thường, tính vào chi phí bất thường
(7) Giá thành thực tế thành phẩm trong kỳ
TK 611,138,821
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ làm tăng tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp. Để hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần biết nguồn gốc hình thành, nội dung cấu thành của giá thành để từ đó biết được những nhân tố cơ bản làm tăng giảm giá thành và trên cơ sở đó đề ra biện pháp cần thiết để hạn chế loại trừ các nhân tố tiêu cực, phát huy sự ảnh hưởng của nhân tố tích cực. Để thực hiện được điều đó, việc tiến hành phân tích giá thành là hết sức cần thiết.
Nội dung chủ yếu của việc phân tích giá thành sản phẩm bao gồm:
Phân tích đánh giá chung giá thành của toàn bộ sản phẩm.
Phân tích đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.
Phân tích đánh giá một số khoản mục giá thành chủ yếu.
Xác định xu hướng hợp lý của chi phí sản xuất trong mối tương quan với khối lượng sản phẩm sản xuất.
1.3.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá.
Phương pháp đánh giá:
So sánh tổng giá thành tính trên sản lượng thực tế, giá thành đơn vị thực tế với tổng giá thành tính trên sản lượng thực tế giá thành đơn vị kế hoạch để đánh giá doanh nghiệp có hoàn thành kế hoạch giá thành không.
So sánh tổng giá thành tính trên sản lượng thực tế, giá thành đơn vị thực tế với tổng giá thành tính trên sản lượng thực tế giá thành đơn vị kế hoạch của từng loại sản phẩm để kết luận việc thực hiện kế hoạch giá thành có toàn diện không đồng thời xác định trọng điểm cần đi sâu phân tích là gì. Trọng điểm cần đi sâu phân tích là những sản phẩm có sự biến động quá lớn.
1.3.2 Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.
Chỉ tiêu phân tích gồm:
Mức hạ giá thành : là số tuyệt đối phản ánh giá thành năm nay hạ được bao nhiêu so với giá thành năm trước. Nó phản ánh khả năng tích luỹ của doanh nghiệp .
Tỷ lệ hạ giá thành là số tương đối nói lên giá thành năm nay hạ được bao nhiêu phần trăm so với giá thành năm trước, nó phản ánh trình độ tổ chức quản lý và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chỉ được coi là hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được khi thực hiện được cả hai chỉ tiêu này.
Phương pháp phân tích:
- Xác định nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh
Gọi:
Mhk : mức hạ toàn bộ kế hoạch.
Mức hạ cá biệt
Giá thành đơn vị bình quân năm trước từng mặt hàng
Giá thành đơn vị bình quân kế hoạch từng mặt hàng
Slki : Sản lượng kế hoạch từng mặt hàng.
Tỷ lệ hạ
Tỷ lệ hạ cá biệt
- Xác định tình hình thực hiện nhiệm vụ:
- So sánh tình hình thực hiện với nhiệm vụ đặt ra
Mh1 - Mhk = DMh
Þ Chưa hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành
Nếu DMh < 0 và
DMh < 0 và
DMh > 0 và
Nếu cả hai chỉ tiêu DMh và DTh đều bằng 0 thì chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm.
đều lớn hơn 0 thì doanh nghiệp đã hoàn thành vượt chỉ tiêu.
Nếu DMh và
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Do sản lượng sản xuất thay đổi:
MhS = Mhk* Tc - Mhk
Tổ chức : tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất chung về sản lượng.
Do kết cấu mặt hàng sản xuất thay đổi
Do mức hạ cá biệt thay đổi( giá thành đơn vị thay đổi )
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng:
MhS + Mhk/c + Mhz = DMh
1.3.3 Phân tích một số khoản chi phí chủ yếu:
Phân tích khản chi nguyên vật liệu trong giá thành.
Phân tích chi phí nhân công trực tiếp.
Phân tích khoản chi phí chung.
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN GIÁ THÀNH VÀ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY
BÁNH KẸO HẢI HÀ.
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ.
- Tên công ty: Công ty Bánh kẹo Hải Hà.
- Tên giao dịch đối ngoại: Hai Ha Confectionery Company( HAIHACO ).
- Trụ sở chính: Số 25 - đường Trương Định - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Bánh kẹo Hải Hà.
Công ty Bánh kẹo Hải Hà( HAIHACO ) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp. Đến nay, công ty đã trải qua quá trình hình thành và phát triển suốt 40 năm với bao khó khăn thử thách và đi lên để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường như ngày nay.
Tiền thân của công ty là xí nghiệp miến Hoàng Mai được thành lập ngày 25-12-1960 bởi tổng công ty Nông thổ sản miền Bắc trực thuộc bộ Nội thương quản lý. Trong thời gian đầu, xí nghiệp miến Hoàng Mai chủ yếu sản xuất các sản phẩm như: miến, mari, tinh bột ngô, dầu đậu tương, bột dinh dưỡng trẻ em.
Năm 1966, xí nghiệp miến Hoàng Mai đổi tên thành " nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà ".
Đến tháng 6 năm 1970, nhà máy tiếp nhận một phân xưởng kẹo của nhà máy kẹo Hải Châu với công suất 900 tấn/ năm. Từ đây nhà máy đổi tên thành " xí nghiệp thực phẩm Hải Hà " với nhiệm vụ chính là sản xuất các loại kẹo, đường, nha và giấy tinh bột.
Trong khoảng thời gian từ năm 1971 đến 1985, nhà máy đã có sản phẩm xuất khẩu sang một số nước Đông Âu và được trang bị thêm một số dây chuyền công nghệ từ các nước Trung Quốc, Ba Lan, Cộng Hoà Dân Chủ Đức... Năm 1976, công suất của nhà máy đã lên tới 6000 tấn / năm.
Từ năm 1986 cho đến năm 1990, nhà máy gặp rất nhiều khó khăn. Nhà máy đã phải đóng cửa một phân xưởng kẹo cứng, cho gần 200 công nhân nghỉ việc. Nhà máy đã nợ ngân hàng trên 2 tỷ đồng, vốn bị chiếm dụng trên 500 triệu đồng. Đến đầu năm 1990, nhà máy vẫn chưa khắc phục được khó khăn bế tắc, để tồn kho trên 100 tấn kẹo.
Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo nhà máy đã kịp thời có những biện pháp để từng bước khắc phục, nắm bắt các cơ hội trong nền kinh tế thị trường, dần dần ổn định để đứng vững trên thị trường.
Ngày 24 tháng 3 năm 1993, theo quyết định số 216 CNN/ TCLĐ của Bộ trưởng bộ Công nghiệp nhẹ( nay là bộ Công nghiệp ), nhà máy đổi tên thành công ty Bánh kẹo Hải Hà với tên giao dịch là Hải Hà Confectionery Company( HAIHACO ).
Từ năm 1993 đến nay công ty phát triển không ngừng. Sản phẩm của công ty ngày một đa dạng, phong phú về chủng loại, nâng cao về chất lượng, dần chinh phục được khách hàng trong mọi tầng lớp dân cư. Đặc biệt năm 1999 vừa qua, sản phẩm của công ty được bầu chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.
Hiện nay tại trụ sở chính 25 Trương Định, công ty có 3 đơn vị trực thuộc là :
- Xí nghiệp bánh.
- Xí nghiệp kẹo.
- Xí nghiệp cơ khí( xí nghiệp phụ trợ ).
và 2 đơn vị thành viên:
- Nhà máy thực phẩm Việt Trì.
- Nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định.
Ngoài ra, công ty còn liên doanh với Nhật Bản và Hàn Quốc, thành lập 3 công ty liên doanh là :
- Công ty liên doanh MiWon - Hải Hà.
- Công ty liên doanh Hải Hà - Kotobuki.
- Công ty liên doanh Hải Hà - Kameda( nay đã giải thể ).
Như vậy quá trình 40 năm hình thành, hoạt động và phát triển, đến nay công ty đã đạt được nhiều thành công đáng tự hào sau khi trải qua những thời kỳ vô cùng khó khăn do chuyển đổi cơ chế. Trong khi đó không ít các cơ sở xí nghiệp khác không trụ được đã bị giải thể khi xoá bỏ chế độ bao cấp. Ngược lại, công ty bánh kẹo Hải Hà lại thực sự bước vào quyền làm chủ, đã tìm được những biện pháp hữu hiệu vượt qua biết bao khó khăn về vốn, về thị trường và những cơn lốc cạnh tranh của hàng ngoại nhập, công ty vẫn không ngừng hoạt động và phát triển.
Tình hình hoạt động của công ty có thể được thể hiện ở một số chỉ tiêu trong bảng dưới đây:
Chỉ tiêu
ĐVT
1995
1996
1997
1998
Tổng số vốn
1000 đ
42.712.291
50.921.306
57.984.209
62.537.464
Tổng sản lượng
tấn
10.000
10.500
10.550
11.000
Tổng doanh thu
1000 đ
173.842.160
148.921.342
155.892.312
162.709.905
Nộp ngân sách
1000 đ
9.162.703
10.100.500
11.320.420
11.987.296
Lợi nhuận
1000 đ
741.234
965.398
2.369.419
2.725.034
Thu nhập bình quân
1000 đ
587
621
687
739
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty bánh kẹo Hải Hà.
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước, do nhà nước thành lập và giao nhiệm vụ.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư. Vì vậy sản phẩm của công ty rất đa dạng gồm sản phẩm cao cấp và sản phẩm phục vụ mọi tầng lớp dân thường.
Ngoài ra công ty còn sản xuất sản phẩm xuất khẩu để tăng thêm thu nhập cho người lao động đồng thời tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà.
Công ty bánh kẹo Hải Hà hiện có 5 xí nghiệp thành viên:
Xí nghiệp bánh: chuyên sản xuất các loại bánh quy và bánh cracker.
Xí nghiệp kẹo: chuyên sản xuất 2 loại kẹo là kẹo cứng và kẹo mềm.
Xí nghiệp phụ trợ: chuyên thực hiện sửa chữa lớn các máy móc thiết bị của công ty, xí nghiệp này còn có thêm bộ phận sản xuất phụ với nhiệm vụ cắt giấy nhãn gói kẹo, cắt bìa, in hộp, lót kẹo...
Nhà máy thực phẩm Việt Trì: chuyên sản xuất kẹo, glucôza, bao bì in...
Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định: chuyên sản xuất bánh kem xốp và bột dinh dưỡng.
Sản phẩm của công ty bao gồm nhiều loại bánh, kẹo. Mỗi loại có đặc trưng riêng do thành phần cấu thành riêng nên chúng không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên chúng có những đặc thù chung nên sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Hà có thể xếp thành 2 nhóm:
Sản phẩm kẹo gồm kẹo cứng và kẹo mềm.
Sản phẩm bánh gồm bánh bichquy, bánh kem xốp và bánh cracker. Hiện nay tại cơ sở chính chỉ sản xuất 2 loại bánh là bánh bichquy và bánh cracker.
Mỗi loại sản phẩm của công ty được sản xuất trên một dây chuyền tương ứng. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục, khép kín, sản xuất với mẻ lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá, một phần thủ công. Chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, đối tượng sản xuất là bánh kẹo nên khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành. Do đó đặc điểm sản xuất nổi bật của công ty là không có sản phẩm dở dang.
Nguyên liệu và quy trình sản xuất sản phẩm của công ty.
Chất ngọt gồm 2 loại chính là đường kính và tinh bột.
Chất béo gồm : Bơ nhật lấy từ sữa bò( nhập từ Úc ).
Shortening lấy từ dầu cọ.
Magarin.
Sữa gồm: Sữa đặc.
Sữa bột béo làm từ sữa tươi đem sấy khô.
Sữa bột gầy làm từ sữa tươi đem sấy khô tách bơ.
Bột mì: riêng bánh cracker nguyên liệu bột mì phải nhập từ Đan Mạch.
Các loại bột, hạt, quả( vừng, lạc, càphê, cacao )
Trên đây là các nguyên liệu chính để sản xuất các loại bánh kẹo của công ty. Ngoài ra công ty còn sử dụng các phụ gia để đa dạng hoá các sản phẩm về hình thức mẫu mã hoặc hương vị... Các phụ gia gồm
Chất tạo hương.
Chất tạo màu: nhập từ Thụy Sỹ.
Chất tạo vị: Vị chua, cay, mặn.
Phụ gia thực phẩm: chất tạo keo.
Dây chuyền sản xuất sản phẩm
Dây chuyền sản xuất kẹo mềm.
- Quy trình sản xuất có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:
Hoà đường( Đường + Mật tính bột + nước )
Lọc bỏ tạp chất
Nấu
Làm nguội
Tạo hình
Bao gói
Thành phẩm
Giai đoạn tạo hình hoặc bao gói có thể được tiến hành bằng máy hoặc thủ công
Dây chuyền sản xuất sản phẩm kẹo cứng có nhân :
Hoà đường( Đường + Mật tính bột + nước )
Lọc bỏ tạp chất
Nấu( 150oc )
Làm nguội
Tạo hình
Bao gói
Thành phẩm
Mật tính bột + nước
Nấu nhân
Bơm nhân
Giai đoạn tạo hình và bao gói có thể là công nghiệp hoặc thủ công.
Dây chuyền sản xuất sản phẩm bánh:
Xử lý nguyên liệu(xay đường, rây bột, đun lỏng chất béo )
Đánh trộn nguyên liệu( khối bột nhào )
Nướng
Làm nguội
Tạo hình
Cùng một dây chuyền liên tục
Đóng thành phẩm
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý chung của công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là một cơ cấu quản lý hiện đại, tiên tiến và hiệu quả trong điều kiện hiện nay. Theo cơ cấu tổ chức này ta có thể khái quát bộ máy quản lý của công ty qua sơ đồ 1 :
Các xí nghiệp ở Việt Trì và Nam Định có bộ máy quản lý tổ chức riêng.
Như vậy Ban lãnh đạo của công ty gồm 4 người.
- Tổng giám đốc: là người có quyền quyết định cao nhất trong công ty. Tổng giám đốc có quyền quyết định, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trước công ty, Bộ công nghiệp và Nhà nước.
- Ba phó tổng giám đốc trợ giúp cho tổng giám đốc trong việc ra quyết định chỉ đạo mọi hoạt động của công ty:
Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh.
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất.
Phó tổng giám đốc quản lý tài chính của công ty.
Các phòng ban chức năng
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nghiên cứu thị trường để ra các chiến lược kinh doanh, đề ra biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh ổn định.
- Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về quy trình công nghệ, tính toán đề ra các định mức và tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu vật liệu, nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất.
- Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra các định mức tiêu chuẩn và đánh giá chất lưọng sản phẩm.
- Phòng tài vụ: Phòng tài vụ có nhiệm vụ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo dõi các hoạt động kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị từ đó hạch toán đúng đủ chi phí, kết quả đầu ra và đánh giá đúng kết quả lao động của cán bộ công nhân viên. Phòng tài vụ có nhiệm vụ phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng tháng, quý, năm đồng thời phân phối nguồn thu nhập. Đồng thời phòng tài vụ còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin kinh tế tài chính cho tổng giám đốc nhằm góp phần giúp tổng giám đốc quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng hành chính tổ chức: có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, định ra đường lối sắp xếp phân phối lao động một cách hợp lý có hiệu quả. Đồng thời phòng hành chính tổ chức có nhiệm vụ xây dựng chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội...
- Phòng bảo vệ: làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho sản xuất và trật tự an ninh trong công ty.
Ngoài ra ở các xí nghiệp đều có một giám đốc xí nghiệp và hai phó giám đốc xí nghiệp.
Tổng số nhân viên của công ty khoảng từ 1700 người đến 1800 người. Trong đó số lượng nhân viên văn phòng là 150 người, trong đó:
- Nhân viên làm công tác quản lý: 23 nhân viên.
- Nhân viên lao vụ tạp vụ : 5 người.
- Lái xe : 7 người.
- Bảo vệ : 23 người.
- Công đoàn : 4 người.
- Thủ kho : 10 người.
- Còn lại là các cán bộ nghiệp vụ và cán bộ kỹ thuật.
2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty.
Bộ máy hạch toán của công ty.
Bộ máy hạch toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung tại phòng kế toán, ở các xí nghiệp trực thuộc không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ và định kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán tập trung ở công ty.
Bộ máy kế toán của công ty có thể khái quát theo sơ đồ dưới đây:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán vật tư
Kế toán TGNH
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp và TSCĐ
Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, XDCB, tiền lương, bảo hiểm
Kế toán tiền mặt
Kế toán tiêu thụ
Nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp trực thuộc
Như vậy phòng kế toán của công ty gồm 7 nhân viên, mỗi nhân viên phụ trách một nội dung của công tác kế toán .
- Kế toán trưởng kiêm phó tổng giám đốc tài chính chịu trách nhiệm về công tác quản lý hạch toán, chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán thống kê, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế trong công ty.
- Một phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp và kế toán tài sản cố định, lập sổ cái, làm báo cáo kế hoạch, phân tích kế toán, bảo quản lưu trữ hồ sơ chứng từ.
- Một phó phòng kế toán kiêm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, làm nhiệm vụ kế toán tiền lương, kế toán xây dựng cơ bản.
- Một kế toán nguyên vật liệu: làm công tác kế toán chi tiết vật liệu cũng như tình hình nhập-xuất-tồn từng loại nguyên vật liệu.
-Một kế toán tiền mặt: tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình thu chi và tồn tiền mặt ở quỹ. Tổng hợp tình hình thanh toán nội bộ và bên ngoài của công ty bằng tiền mặt
- Một kế toán tiền gửi ngân hàng: tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình thanh toán qua ngân hàng.
- Một kế toán tiêu thụ thành phẩm: tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp sản phẩm hoàn thành nhập kho, tiêu thụ, xác định doanh thu kết quả tiêu thụ, theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng, tổ chức ghi sổ chi tiết.
Ngoài ta để đảm bảo cho công tác kế toán được chính xác, sát với thực tế, thuận lợi cho việc tập hợp số liệu ghi sổ kế toán cũng như kiểm tra đối chiếu ở mỗi xí nghiệp để phân công các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ theo dõi tình hình sử dụng lao động vật tư dưới hình thức ghi sổ thống kê. Hàng tháng các nhân viên này gửi số liệu thống kê lên phòng kế toán của công ty.
2.2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY.
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc nâng cao chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là vấn đề được công ty cân nhắc hết sức kỹ lưỡng.
Kế toán với chức năng cung cấp thông tin trung thực đã trở thành công cụ đắc lực cho quản lý trong đó bao gồm kế toán giá thành. Thông qua số liệu do bộ phận kế toán này mà nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Do phạm vi có hạn nên nội dung chuyên đề này chỉ đề cập đến công tác kế toán giá thành sản phẩm ở 3 xí nghiệp trực thuộc tại trụ sở chính của công ty là xí nghiệp bánh, xí nghiệp kẹo và xí nghiệp cơ khí.
2.2.1 Khái quát tình hình tập hợp chi phí - cơ sở tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm, từng loại bánh, từng loại kẹo.
Công ty thực hiện tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo phương pháp này ba khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp để tính giá thành như sau:
TK 621
TK 138,152,821
TK 622
TK 627
TK 632
TK 157
TK 155
TK 154
(1) Chi phí NVL trực tiếp
(2) Chi phí nhân công trực tiếp
(3) Chi phí sản xuất chung
(5) Trị giá sản phẩm hỏng
bắt bồi thường phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng
(4a) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho
(4b) Giá thành thực tế sản phẩm gửi bán không qua kho
(4c) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành bán ngay
- Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được kế toán thực hiện trên bảng phẩn bổ tiền lương và các khoản tính theo lương: BHYT, BHXH, KPCĐ.
- Đối với chi phí sản xuất chung, kế toán công ty tập hợp theo từng phân xưởng và thực hiện trong bảng kê 4 phần 1: chi tiết nợ TK 627.
Sau khi tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm liên quan, kế toán bắt đầu thực hiện tính giá thành sản phẩm.
2.2.2 Kế toán giá thành sản phẩm tại công ty.
2.2.2.1 Đối tượng tính giá thành tại công ty.
Đặc điểm sản xuất của công ty là trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, có sự tách biệt về thời gian, quy trình sản xuất khép kín và không có sản phẩm dở dang. Do đó đối tượng của kế toán giá thành phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm.
2.2.2.2 Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành.
Cuối tháng sau khi đã tập hợp đầy đủ chi phí có liên quan đến sản phẩm, kế toán tiến hành tính giá thành. Đơn vị tính giá thành là đồng/kg.
2.2.2.3 Phương pháp tính giá thành tại công ty.
Giá thành sản xuất trong công ty được tính theo khoản mục như quy định:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Để khuyến khích việc sử dụng vật tư hợp lý tiết kiệm công ty đã giao khoán vật tư cho xí nghiệp sản xuất chính. Công ty đã xây dựng hệ thống định mức đối với từng loại vật tư phù hợp với đặc điểm của từng loại sản phẩm. Theo hình thức này các xí nghiệp sẽ phấn đấu tiết kiệm vật tư một cách hợp lý mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Nếu xí nghiệp sử dụng tiết kiệm vật tư mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm thì xí nghiệp sẽ được hưởng phần vật tư tiết kiệm đó, ngược lại xí nghiệp sẽ phải chịu bù đắp phần vượt định mức.
Hai khoản mục còn lại công ty áp dụng phương pháp tính trực tiếp; nghĩa là thực tế tập hợp được bao nhiêu thì tính vào giá thành sản phẩm bấy nhiêu.
Về bảng tính giá thành, công ty đã sử dụng ngay bảng kê 4 làm bảng tập hợp chi phí đồng thời là bảng tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên ở bảng kê 4 công ty đã thiết kế thêm một số cột để phục vụ cho việc tính giá thành được thuận lợi.
Có thêm cột sản lượng thực tế cạnh cột tên sản phẩm để có thể tính ngay được giá thành đơn vị sản phẩm.
Cột trừ 627: thể hiện phần chi phí vượt định mức nếu có( do phòng kỹ thuật tính toán và cung cấp trên cơ sở số liệu ở " Báo cáo vật tư " của các xí nghiệp gửi lên;
Trong quá trình sản xuất, có nguyên liệu thu hồi... được gom lại bán gọi là phế liệu thu hồi, được phản ánh trên cột " trừ 154 ". Khi kế toán nhận các phiếu thu từ việc bán phế liệu, kế toán sẽ ghi vào cột " trừ 154 ", tức là giảm trừ khỏi chi phí sản xuất.
Cũng do đặc điểm sản xuất của công ty và đối tượng tính giá thành trùng với đối tượng tập hợp chi phí là các loại bánh kẹo, nên phương pháp tính giá thành được áp dụng tại công ty là phương pháp giản đơn. Theo phương pháp này:
Zi = DĐKi + Ci - DCKi
Trong đó:
Zi : tổng giá thành sản phẩm i.
DĐKi : chi phí dở dang đầu kỳ sản phẩm i.
DCKi : chi phí dở d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức giá thành và phân tích giá tại công ty hàng tiêu dùng.doc