Chuyên đề Tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong kỳ tại Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp Hà Đông

Công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính của Công ty đều do phòng tài vụ đảm nhiệm. Phòng có 10 cán bộ, nhân viên được sắp xếp phân công thực hiện các phần hành kế toán theo chức năng, nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn. Ngoài ra ở mỗi phân xưởng đều có nhân viên thống kê, theo dõi từ khi lĩnh vực tư đến sản xuất sản phẩm.

Thì hạch toán của Công ty được tiến hành theo tháng. Trong kỳ, khi có các chứng từ gốc, kế toán ghi vào các sổ chi tiết có liên quan và sổ qũy tiền mặt nếu cần. Cuối kỳ tập hợp các sổ chi tiết ghi vào Nhật Ký Chung mở cho từng tài khoản, từ Nhật Ký Chung lập bảng cân đối rồi vào Sổ Cái các tài khoản và lập Báo Cáo Tài Chính (tuy gọi là hình thức Nhạt Ký Chung nhưng về kỹ thuật ghi chép gần giống hình thức Nhật ký – Chứng Từ và có sử dụng một số sổ chi tiết, bảng kê, Bảng phân bổ của hình thức này, cũng như các sổ chi tiết khác lập theo yêu cầu hạch toán và quản lý.)

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong kỳ tại Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sơ đồ 11 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức bán hàng trả góp TK155,154 TK632 TK911 TK511 TK111,112,131 Trị giá vốn K/c giá vốn K/c doanh thu doanh thu bán hàng bán hàng bán tiêu thụ hàng không thuế TK 331 Thuế GTGT đầu ra phải nộp TK 711 K/c thu nhập Tiền lãi mà người mua Hoạt động TC phải trả Các trường hợp khác được tính là tiêu thụ. Ngoài các phương thức tiêu thụ chủ yếu ở trên, các doanh nghiệp còn sử dụng vật tư, hàng hoá, sản phẩm để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên chức, sử dụng sản phẩm của mình làm quà tặng, trả thu nhập liên doanh. Các phương thức thanh toán. Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt: Tiền mặt trong doanh nghiệp có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ hay vàng bạc đá quý. Trong trường hợp này, việc giao hàng và thanh toán phải được thực hiện đồng thời ngay tại xí nghiệp. Thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua Ngân hàng với điều kiện người mua đã chấp nhận thanh toán. Trong trường hợp này, việc tiêu thụ thành phẩm coi như đã thực hiện, chỉ cần theo dõi sự thực hiện của người mua. Hạch toán kết quả tiêu thụ sản phẩm. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá, lao vụ và được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ về tiêu thụ. Do đó với bất kỳ một doanh nghiệp nào, sau một kỳ hạch toán, kế toán phải tiến hành xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán sử dụng TK 911- Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. TK 911 được mở chi tiết cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường và từng loại hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ... Kết cấu của tài khoản như sau: Bên nợ: Trị giá vốn cuả sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. Chi phí hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Số lợi nhuận trước thuế về hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Bên có: Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản thu bất thường. Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ. TK 911 không có số dư trong kỳ. Sơ đồ 12 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm TK 421 TK 632 TK 911 TK 511,512 K/c giá vốn hàng đã bán trong kỳ K/c doanh thu thuần TK 641 K/c chi phí bán hàng trong kỳ TK 642 K/c chi phí QLDN trong kỳ TK 142(2) CPBH & CPQLDN kỳ trước Lỗ kinh doanh TK 421 Lãi kinh doanh K/c cho kỳ này Các hình thức tổ chức sổ kết toán áp dụng trong hạch toán tiêu thụ sản phẩm. Chúng ta biết công tác kế toán trong một đơn vị, đặc biệt là trong các doanh nghiệp thường nhiều và phức tạp không chỉ thể hiện ở số lượng các thành phần mà còn ở phần hành kế toán cần thực hiện. Do vậy đơn vị hạch toán cần thiết phải sử dụng nhiều loại sổ sách khác nhau nhằm chi tiết về loại, về kết câú nội dung cũng như phương pháp hạch toán để tạo thành một hệ thống sổ sách. Trong đó các loại sổ được liên hệ với nhau một cách chặt chẽ theo trình tự hạch toán dựa trên cơ sở của chứng từ gốc. Do vậy, mỗi hệ thống sổ kế toán được xây dựng là một hình thức tổ chức sổ nhất định mà doanh nghiệp cần phải có để thực hiện công tác kế toán. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khác nhau về loại hình, quy mô và điều kiện, kế toán sẽ hình thành cho mình một hình thức tổ chức sổ kế toán khác nhau. Có 4 hình thức sổ kế toán cơ bản để doanh nghiệp có thể lựa chọn và vận dụng, đó là: Hình thức nhật ký chung. Hình thức sổ nhật ký – sổ cái. Hình thức sổ chứng từ ghi sổ. Hình thức nhật ký- chứng từ. Do công ty máy kéo và máy nông nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung nên em xin đi sâu tìm hiêủ về hình thức sổ nhật ký này. Hình thức sổ nhật ký chung. Nhật ký chung là hình thức kế toán đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị hạch toán, đặc biệt có nhiều thuận lợi khi ứng dụng máy tính trong xử lý thông tin kế toán trên sổ. ở hình thức này người ta sử dụng 3 loại sổ đólà: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái và các sổ, thẻ chi tiết. Sổ nhật ký chung. Sổ nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản để phục vụ việc ghi sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ Cái. Kết cấu sổ nhật ký chung được qui định thống nhất theo mẫu ban hành như sau: Nhật ký chung Năm 200N Ngày tháng vào sổ Chứng từ Nội dung Đã vào sổ cái TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Cộng Về nguyên tắc, tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký chung. Tuy nhiên trong trường hợp một hoặc một sốđối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi sổ Cái, đơn vị có thể mở các sổ nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các đối tường kế toán đó. Các sổ nhật ký đặc biệt là một phần của sổ nhật ký chung nên phương pháp ghi chép tương tự như sổ nhật ký chung. Song để tránh sự trùng lặp, các nghiệp vụ đã ghi trên các sổ nhật ký đặc biệt thì không ghi vào sổ nhật ký chung. Trong trường hợp này căn cứ để ghi sổ cái là sổ nhật ký chung và sổ nhật ký đặc biệt. Thông thường Nhật ký đặc biệt có kết cấu không giống nhau vì yêu cầu nội dung hạch toán của mỗi đối tượng khác nhau. Ví dụ: Nhật ký thu (chi) tiền có kết cấu khác với Nhật ký mua (bán) hàng... Đơn vị... Địa chỉ... Nhật ký thu (chi) tiền. Năm... Ngày tháng vào sổ Chứng từ Diễn giải Ghi nợ (Có) TK Ghi Nợ (Có)TK Số hiệu Ngày tháng TK... TK... TK khác Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Cộng Đơn vị... Địa chỉ... Nhật ký mua (bán) hàng Năm... Ngày tháng vào sổ Chứng từ Diễn giải Phải thu khách hàng (phải trả nhà cung cấp) Ghi có TK doanh thu (ghi nợ các TK) Số hiệu Ngày tháng TK... TK... TK khác Số hiệu Ngày tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Cộng Doanh nghiệp có thể mở một hay một số Nhật ký đặc biệt như đã nêu trên để ghi chép. Trường hợp cần mở thêm các sổ Nhật ký đặc biệt khác phải tuân theo các nguyên tắc mở sổ và ghi sổ đã quy định. Sổ Cái. Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán. Đặc trưng kết cấu nội dung ghi chép trên sổ Cái của hình thức Nhật ký chung là: Sổ Cái được ghi sau sổ Nhật ký xét trên góc độ thứ tự phản ánh các nghiệp vụ phát sinh đã được chứng từ hoá. Sổ Cái ghi theo từng đối tượng ứng với mỗi tài khoản cần mở. Ghi sổ Cái được thực hiện theo từng nghiệp vụ đã ghi trên Nhật ký. Cơ sở ghi sổ Cái là sổ Nhật ký chung. Cách ghi sổ Cái: Nhặt số liệu theo đối tượng trên sổ Nhật ký để ghi vào sổ Cái của đối tượng đó. Trên sổ Cái, tài khoản cần ghi chú trang nhật ký phản ánh số liệu đã ghi để tiện kiểm tra, đối chiếu ngày cuối kỳ. Mẫu sổ Cái của hình thức Nhật ký chung được thiết kế như sau: Đơn vị... Địa chỉ... Sổ Cái Tài khoản ... Số hiệu... Năm 200N Ngày tháng vào sổ Chứng từ Diễn giải Đối chiếu Nhật ký Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Trang dòng Nợ Có Số dư đầu kỳ Cộng: Số dư cuối kỳ Sổ Cái, thẻ kế toán chi tiết. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được. Trong hình thức kế toán Nhật ký chung, có thể mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết chủ yếu sau: Sổ tài sản cố định. Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá. Thẻ kho (ở kho vật liệu, sản phẩm, hàng hoá). Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh. Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả. Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay. Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua, với Ngân sách Nhà nước, thanh toán nội bộ. Sổ chi tiết các khoản đầu tư chứng khoán. Sổ chi tiết tiêu thụ. Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh. Kết cấu của từng loại sổ, thẻ kế toán chi tiết được thiết lập phụ thuộc vào tính chất của các đối tượng hạch toán và yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý và lập Báo cáo tài chính. Mỗi đối tượng kế toán có yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý khác nhau. Do đó nội dung kết cấu các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết được quy định mang tính hướng dẫn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, các doanh nghiệp có thể mở và lựa chọn các mẫu sổ kế toán chi tiết cần thiết và phù hợp: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan ở các cột phù hợp. Cuối tháng, cuối quí phải tổng hợp số liệu và khoá các sổ, thẻ kể toán chi tiết. Sau đó căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết lập báo cáo tổng hợp chi tiết. Số liệu trên các bàng tổng hợp chi tiết phải được kiểm tra đối chiếu với số phát sinh Nợ, Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ Cái. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện sai sót thì phải sửa chữa kịp thời theo đúng phương pháp đã được quy định. Các Bảng tổng hợp chi tiết sau khi được kiểm tra, đối chiếu và chỉnh lý số liệu được sử dụng để lập các báo cáo tài chính. Qui trình hạch toán trên hệ thống sổ kế toán đã mở theo hình thức Nhật ký chung thể hiện qua sơ đồ sau: Chứng từ gốc Sổ Nhật ký Sổ Nhật ký chung Sổ (thẻ) chi tiết đặc biệt đối tượng Sổ Cái Bảng tổng hợp Chi tiết TK Bảng cân đối TK Báo cáo kế toán Ghi chú: : Ghi thường xuyên trong kỳ. : Ghi ngày cuối kỳ. : Đối chiếu số liệu cuối kỳ. Chương II Thực trạng tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty máy kéo và máy nông nghiệp Hà Đông. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý, kế toán tại công ty. Đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất tại công ty. Công ty máy kéo, và máy nông nghiệp thuộc Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp - Bộ công nghiệp. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân và thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập. Tiền thân của công ty máy kéo và máy nông nghiệp là Nhà máy Nông cụ Hà Đông, thành lập từ ngày 22-10-1960. Trải qua hơn 40 năm xây dựng, phấn đấu và phát triển, lúc đầu chỉ có 36 thiết bị cũ của Pháp để lại với 131 công nhân viên chỉ chuyên sản xuất các phụ kiện phục vụ quốc phòng và máy kéo, công cụ phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp. Đến nay công ty đã sản xuất được cày treo 5 lưỡi, bừa đĩa, máy kéo MTZ 50, máy kéo tháng tám 50 cv, các loại bơm nước chống hạn 6K18, cuốc bàn, máy kéo 12, bình bơm thuốc trừ sâu, xe vận chuyển, xe cải tiến, máy kéo bông sen 20 cv, máy gặt đập liên hợp và cải tiến và đa dạng hoá nhiều loại sản phẩm. Sản lượng bình quân trong năm của công ty được 2000 máy kéo và 100000 bình bơm thuốc trừ sâu với tổng doan thu hàng năm đạt từ 20 đến 30 tỉ đồng. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở mọi miền đất nước từ đồng bằng sông Hồng , sông Cửu Long đến Tây Nguyên và Trung du miền núi được bà con nông dân tín nhiệm sử dụng. Để đạt được những kết quả đó là cả một quá trình phấn đấu bền bỉ và sáng tạo không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên công ty. Công ty đã thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuẫt cũng như quy mô quản lý công ty. Từ một nhà máy thuộc Bộ , chuyên sản xuất các mặt hàng phụ thuộc nông nghiệp, lượng sản xuất bao nhiêu là do Bộ và Nhà nước đặt ra, doanh nghiệp chỉ biết sản xuất theo đúng kế hoạch. Nhưng đứng trước sự đổi mới của nền kinh tế thị trường, tất cả các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh độc lập, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự thay đổi cơ chế, thay đổi phương thức quản lý, phương thức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công ty máy kéo và máy nông nghiệp cũng hoà nhịp chung cùng với sự đổi mới kinh tế toàn xã hội. Ban giám đốc của nhà máy đã áp dụng kiểu quản lý trực tuyến chức năng để tận dụng tối đa năng lực của đội ngũ cán bộ, kỹ sư. Đồng thời do đặc điểm sản xuất của công ty là làm việc theo dây chuyền. Nguyên vật liệu chủ yếu rất thô sơ, từ gang, thép nguyên khổ qua nhiều khâu chế biến , tôi luyện để trở thành những sản phẩm tinh. Công ty bố trí 7 phân xưởng và một ngành, mỗi phân xưởng đảm nhiệm một khâu trong quá trình chế biến sản phẩm. Các phân xưởng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên chi phí phát sinh ở giai đoạn nào thì được hạch toán ở giai đoạn đó. Phân xưởng đúc: Tạo phôi chi tiết bằng gang. Phân xưởng rèn, dập: Rèn dập gò hàn chi tiết sản phẩm. Phân xưởng cơ khí 1: Gia công trục hộp số bánh răng. Phân xưởng nhiệt mạ: Nhiệt luyện và mạ các chi tiết. Phân xưởng Lắp ráp: Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Phân cơ khí 3: Sản xuất bình bơm thuốc trừ sâu. Phân xưởng cơ dụng: Gia công cơ khí trang bị công nghệ gồm: tiện, nguội, phay, bào, đồ gá lắp, khuôn mẫu và đảm nhiệm chế thử sản phẩm của công ty. Sửa chữa các thiết bị của toàn nhà máy. Ngành sơn: Đảm nhiệm việc sơn các chi tiết vỏ của máy kéo, các chi tiết cần làm đẹp. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Giám đốc PGĐ kỹ thuật PGĐ sản xuất PGĐ thương mại PGĐ hành chính Phòng thiết kế Phòng kỹ thuật Phòng điện cơ Phòng KCS Phòng sản xuất Phòng TCLĐ Phòng kế toán tài vụ Phòng bảo vệ Phòng kế hoạch TM Các đại lý Phòng y tế Phòng XDCB Văn phòng GĐ Phân xưởng đúc Phân xưởng rèndập Phân xưởng cơ khí 1 Phân xưởng cơ khí 3 Phân xưởng nhiệt mạ Phân xưởng lắp ráp Phân xưởng cơ dụng Công ty tiến hành sản xuất theo quy trình công nghệ chế biến liên tục gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được tập hợp chi phí phát sinh riêng và được chi tiết theo từng thứ sản phẩm. Sản phẩm sản xuất của công ty là các máy móc, thiết bị phục vụ cho nông nghiệp như máy kéo bông sen 8CV , 12CV bình bơm thuốc trừ sâu... Nên đối tượng chế biến chủ yếu là gang, thép, kim loại. Từ những nguyên vật liệu thô sơ này trải qua những quy trình công nghệ trở thành những sản phẩm tinh như trục, bánh răng... Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty máy kéo và máy nông nghiệp được biểu diễn qua sơ đồ sau: Sơ đồ quá trình công nghệ sản phẩm MK 12CV. Phân xưởng Kho đúc Kho phôi NVL Phân xưởng PX cơ khí 1 Kho bán thành Vật tư cơ khí 3 phẩm nội bộ 1 PX nhiệt luyện, nhiệt mạ Kho BTP Mua ngoài Kho BTP nội bộ 2 PX lắp ráp Kho thương phẩm Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của công ty tuần tự theo các bước sau: Bước 1: Từ các kim loại màu như: Đồng, gang, nhôm được đưa vào phân xưởng đúc để tạo phôi. Còn các kim loại như sắt, thép được đưa vào phân xưởng rèn rập để tạo phôi. + Cắt đoạn sản phẩm, rèn sơ bộ trên máy búa 100-1000 tấn. + Dập trình sản xuất trên máy dập 40-400 cân. + ủ non phôi trên lò X75 sau đó làm sạch phôi và nhập kho phôi. Bước 2: Chuyển phôi từ kho phôi xuống các phân xưởng cơ khí, tiến hành khoan, tiện, phay, bào, mài. Sau khi gia công cơ khi xong chuyển vào kho bán thành phẩm nội bộ 1. Bước 3: Chuyển xuống phân xưởng nhiệt mạ tiến hành đánh bóng, mạ phủ bề mặt, nhuộm đen sản phẩm, tôi, ram, rồi nhập kho bán thành phẩm nội bộ 2. Bước 4: Chuyển sang phân xưởng lắp ráp tiến hành lắp hoàn chỉnh một sản phẩm . Tiếp theo chuyển sang bộ phận chạy rà trước khi xuất xưởng. Chạy rà xong chuyển sang bộ phận sơn trang trí và cuối cùng nhập lên kho thương phẩm. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là một quy trình phức tạp kiểu chế biến liên tục. Quy trình chế biến sản phẩm bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn có thể gián đoạn về mặt kỹ thuật, nhiều bộ phận có quy trình công nghệ riêng được chế tạo đồng thời và lắp ráp hoàn chỉnh. Do tính chất đặc điểm của các sản phẩm khác nhau nên có cấu trúc khác nhau nhưng nhìn chung tất cả các sản phẩm đều trải qua các giai đoạn công nghệ. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ chứng từ có liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty được tập trung về phòng tài vụ và ghi sổ theo hình thức Nhật ký Chung. Kế toán hàng tồn kho được tổ chức theo phương pháp kê khai thường xuyên. Bộ máykế toán của công ty có chức năng hạch toán các chi phí phát sinh, tập hợp và xác định sản lượng thực hiện giúp cho Ban Giám đốc quản lý được kết quả sản xuất kinh doanh, quản lý việc sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả. Đồng thời phối hợp với các bộ phận phòng ban, phân xưởng có liên quan để tổ chức tốt việc hạch toán ban đầu và thực hiện chế độ quản lý tài chính. Công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính của Công ty đều do phòng tài vụ đảm nhiệm. Phòng có 10 cán bộ, nhân viên được sắp xếp phân công thực hiện các phần hành kế toán theo chức năng, nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn. Ngoài ra ở mỗi phân xưởng đều có nhân viên thống kê, theo dõi từ khi lĩnh vực tư đến sản xuất sản phẩm. Thì hạch toán của Công ty được tiến hành theo tháng. Trong kỳ, khi có các chứng từ gốc, kế toán ghi vào các sổ chi tiết có liên quan và sổ qũy tiền mặt nếu cần. Cuối kỳ tập hợp các sổ chi tiết ghi vào Nhật Ký Chung mở cho từng tài khoản, từ Nhật Ký Chung lập bảng cân đối rồi vào Sổ Cái các tài khoản và lập Báo Cáo Tài Chính (tuy gọi là hình thức Nhạt Ký Chung nhưng về kỹ thuật ghi chép gần giống hình thức Nhật ký – Chứng Từ và có sử dụng một số sổ chi tiết, bảng kê, Bảng phân bổ của hình thức này, cũng như các sổ chi tiết khác lập theo yêu cầu hạch toán và quản lý.) Sơ đồ bộ máy kế toán. Ké Toán Trưởng (phụ trách chung) Kế toán tổng hợp Kế Toán vốn bằng Tiền và tiền lương Kế toán TSCĐ và thanh toán với người bán Kế toán NVLvà CCDC Kế toán chi phí sản xuất và thanh toán với người mua Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm Thủ quỹ Thống kê tổng hợp Tình hình hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty. Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp là 1 đơn vị kinh tế hạch toán độc lập và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Sản phẩm của công ty làm ra phục vụ cho ngành nông nghiệp, ngư nghiệp của đất nước. Trải qua bao khó khăn, công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp đã dần dần trưởng thành, khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường và làm ăn ngày càng có lãi. Công ty có đội ngũ kỹ sư giỏi, cán bộ quản lý có năng lực và công nhân lành nghề có trình độ tay nghề cao. Mặt khác đứng trước sự biến động của nền kinh tế thị trường đòi hỏi công ty phải năng động, sáng tạo tìm ra phương hướng kinh doanh cho phù hợp. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, Công ty phải luôn luôn hoàn thiện bộ máy quản lý nhằm thoả mãn đến mức tối đa nhất các mục đích kinh doanh . Để đạt được điều đó thì kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Ghi chép đầy đủ chính xác kịp thời thành phẩm nhập kho, xuất kho, giá bán và các khoản chi phí khác trong quá trình tiêu thụ sản phẩm . Theo dõi và ghi chép đầy đủ hàng hoá bị trả lại, hạch toán chính xác giảm giá hàng bán để cuối tháng tính ra được kết quả tiêu thụ. Qua ghi chép phản ánh quy trình kế toán , thường xuyên kiểm tra thực hiện các chế độ quản lý kinh tế tài chính của nhà nước. Thông qua việc theo dõi phản ánh các thông tin kế toán giúp cho ban lãnh đạo công ty đưa ra các quyết định quản lý , sản xuất nhanh chóng chính xác. 1. Tổ chức hạch toán giá vốn hàng bán Công ty MK&MNN là 1 doanh nghiệp sản xuất có khối kượng hàng tồn kho rất lớn, do đó Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi hàng hoá 1 cách liên tục có hệ thống. Đồng thời do đặc điểm Công ty là doanh nghiệp sản xuất nên giá vốn hàng bán được tính theo giá thành sản xuất thực tế (bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). Giá vốn hàng bán = Giá thành sản phẩm = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Cuối kỳ kết toán kết chuyển toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sản xuất vào TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, để tính giá thành thực tế (giá thành công xưởng). Tổng giá thành sản xuất thực tế = Giá thành sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá thành sản xuất thực tế = Căn cứ vào các bảng tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán lập bảng tính giá thành, bảng này được lập cho từng loại sản phẩm. VD. Lập bảng tính giá thành sản phẩm máy kéo bông sen 12. Biểu mẫu số 1 Bộ công nghiệp Công ty MK & MNN Bảng tính giá thành sản phẩm máy kéo BS12 Số lượng: 120 chiếc Tháng 3 năm 2002 Khoản mục Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản xuất thực tế Giá thành đơn vị sản phẩm Chi phí NVL TT 1.626.800 694.184.900 1.560.1698.500 760.907.200 6340893,3 Chi phí NCTT 333.932.500 159.507.100 306.132.000 187.307.600 1560896,6 Chi phí SXC 333.932.500 242.427.866 306.132.000 270.228.366 2251903,1 Tổng cộng 2.294.756.800 1.096.119.866 2.172.433.500 1.218.443.166 10153693,0 Nhìn vào bảng tính giá thành sản phẩm này, ta thấy tổng giá thành máy kéo BS12 hoàn thành nhập kho trong tháng 3 là 1.218.443.166 (đồng), giá thành 1 đơn vị sản phẩm máy kéo BS 12 là 10.153.692 (đồng). Như trên đã nói, do công ty là một doanh nghiệp sản xuất nên nhập kho giá nào thì khi xuất kho cũng xuất đúng giá đó. Đồng thời do sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú. Hàng hoá bán ra không chỉ là một chiếc máy kéo hay máy bơm hoàn chỉnh, mà bán cả những linh kiện, phụ tùng, chi tiết máy móc. Do đó để xác định giá thực tế thành phẩm xuất kho, công ty áp dụng hai phương pháp sau: - Phương pháp nhập trước xuất trước: áp dụng với những thành phẩm chi tiết như bánh lồng 12, bánh bám 12.v.v... - Phương pháp giá đơn vị bình quân: áp dụng với những thành phẩm lớn như máy kéo BS12, máy bừa, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp. VD. Trong tháng 3, giá thành một đơn vị sản phẩm máy kéo BS 12 nhập kho là 10.153.692 (đồng). Nhưng khi xuất kho, giá vốn hàng xuất bán ra được tính theo giá đơn vị bình quân là 10 triệu đồng (tính bình quân cả kỳ dự trữ). Cuối tháng, căn cứ vào phiếu nhập kho thủ kho chuyển lên, kế toán tập hợp giá vốn hàng bán cho từng sản phẩm trên cơ sở đó ghi sổ Nhật ký chung cho TK 155 - thành phẩm theo định khoản sau: Nợ TK 155: 1218.443.166 Có TK 154: 1218.443.166 Căn cứ vào phiếu xuất kho (xem biểu mẫu số 2) cũng do thủ kho chuyển lên, kế toán thành phẩm theo dõi trị giá vốn của thành phẩm giao bán trên "Bảng kê chi tiết tiêu thụ lỗ lãi" cột "Tiêu thụ trong kỳ". Số liệu của cột này dùng để ghi vào sổ Nhật ký Chung TK 632 - giá vốn hàng bán (xem biểu mẫu số 3) theo định khoản sau: Nợ TK 632:... Có 155:... Biểu mẫu số 2 Bộ tài chính số 429 Phiếu xuất kho Ngày 13/3/2002 Nợ:........... Có:........... Họ tên người nhận: A. Minh, Địa chỉ (bộ phận): Khách hàng thương mại. Lý do xuất kho: Cửa hàng sản phẩm Xuất tại kho: Thành phẩm khu A STT Tên nhãn hiệu, quy cách sản phẩm, vật tư (SP hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Rơ móc BS12 Cái 01 x 4.000.000 2 Rơ móc BS8 Cái 01 x 2.800.000 3 Bánh lồng BS8 Bộ 03 x 380.000 1.140.000 4 Bánh cày BS8 Bộ 05 x 340.000 1.700.000 5 Cày 1 lưỡi BS8 Cái 05 x 400.000 2.000.000 Cộng 11.640.000 Cộng thành tiền (bằng chữ): Mười một triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng. Xuất ngày 13/3/2002 Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Phụ trách cung tiêu (ký, họ tên) Người nhận (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Biểu mẫu số 3. Nhật ký chung TK 632 Tháng 3/2002 Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ghi chú SH NT N C N C Bán vật tư 632 154 250.000 Bán vật tư 632 154 37.000 Bán sản phẩm 632 155 271.823.266 Bán sản phẩm 632 157 30.315.374 Kết chuyển giá vốn 911 632 302.425.840 Cộng phát sinh 302.425.840 302.425.840 2. Tổ chức hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm. 2.1. Các phương thức tiêu thụ và trình tự tiến hành tiêu thụ tại Công ty. Công ty máy kéo và máy nông nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm, máy móc, công cụ, dụng cụ phục vụ cho nông nghiệp. Do đặc điểm mặt hàng sản xuất của công ty như vậy nên đối tượng khách hàng của công ty là những người nông dân, thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước từ miền Bắc, miền Trung, miền Nam cho đến các tỉnh vùng sâu, vùng xa, các tỉnh miền núi Tây Nguyên. Với thị trường tiêu thụ rộng lớn như vậy nên phương thức tiêu thụ của công ty cũng rất đa dạng như bán buôn, bán lẻ, gửi bán đại lý, bán theo các dự án của Nhà nước về công nghiệp hoá và phát triển nông thôn. Mỗi một phương thức tiêu thụ lại có một phương pháp hạch toán doanh thu tiêu thụ khác nhau. Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo Nhà nước về phát triển và công nghiệp hoá nông nghiệp, công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng sản xuất máy móc công cụ nông nghiệp cho các dự án phát triển nông thôn. Ngoài ra công ty còn ký hợp đồng với các hội như hội nông dân Quảng Bình, hội nông dân Phú Thọ, sản xuất các loại máy móc công cụ trợ giúp bà con nông dân để tăng năng suất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28249.doc
Tài liệu liên quan