MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ 4
1. Tự do hoá thương mại toàn cầu, những thời cơ và thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Việt Nam 4
2. Phân tích nội dung cơ bản của tổ chức hoạt động Marketing xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế 7
2.1. Khái niệm, bản chất và những đặc trưng cơ bản của Marketing xuất khẩu 7
2.2. Nghiên cứu Marketing xuất khẩu và phân tích khả năng xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế 10
2.3. Lựa chọn thị trường xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế 15
2.4. Lựa chọn các hình thức xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế 17
3. Xác lập triển khai Marketing sản phẩm xuất khẩu 19
3.1. Khái niệm và cấu trúc sản phẩm trên thị trường quốc tế 19
3.2. Nội dung quyết định sản phẩm xuất khẩu 20
II. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY 22
1. Quá trình hình thành và phát triển 22
1.1.Giới thiệu về tổng công ty rau quả Việt Nam 22
1.2. Quyết định thành lập 22
2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 24
2.1. Chức năng và nhiệm vụ. 24
2.2. Khả năng xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam 26
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Tổng công ty 27
3. Môi trường kinh doanh của Tổng công ty 31
3.1.Môi trường kinh doanh bên trong Tổng công ty 31
3.2. Môi trường vĩ mô 38
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty 40
4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung 40
4.2. Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 41
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 42
1. Quyết định Marketing sản phẩm 42
1.1. Quyết định về chủng loại sản phẩm. 42
1.2. Cấu trúc sản phẩm rau quả chế biến xuất khẩu sang thị trường Liên Bang Nga 45
1.3. Quyết định về sản phẩm mới 46
2. Quyết định gía sản phẩm 46
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giá. 46
2.2. Quy trình định giá. 47
2.3. Chiến lược giá. 47
3. Phân tích hệ thống phân phối 48
3.1. Kênh phân phối của Tổng công ty. 48
3.2. Đánh giá kênh phân phối của Tổng công ty 49
4. Phân tích xúc tiến thương mại của Tổng công ty Rau quả Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga 50
4.1. Quảng cáo 50
4.2. Xúc tiến bán hàng và quan hệ công chúng 50
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 51
1. Lợi thế 51
2. Khó khăn 52
V. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA 54
1. Quyết định về chủng loại sản phẩm xuất khẩu 55
2. Quyết định về cải tiến sản phẩm xuất khẩu 55
3. Quyết về hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu. 56
KẾT LUẬN 57
MỤC LỤC 58
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức hoạt động marketing sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch dịch vụ.
+ Sản phẩm theo sau gồm việc sử dụng nhưng không được uỷ quyền các hình dạng khác nhau của tài sản công nghiệp và trí tuệ như bằng sáng chế, thiết kế sản phẩm và nhãn hiệu thương mại. Để chống lại làm giả sản phẩm, công ty có thể quyết định phát triển sản phẩm, tức là thực hiện một bước trước những người giả mạo hoặc chiến lược cộng tác như liên doanh, cấp giấy phép.
Như vậy, sự bùng nổ kinh tế toàn cầu đã đòi hỏi các công ty kinh doanh của các quốc gia phải có sự phát triển để hướng tới xu hướng toàn cầu hoá. Chính vì vậy mà bất kỳ một công ty nào cũng muốn sản phẩm của công ty mình được bán trên khắp thế giới. Để làm được điều đó thì Marketing xuất khẩu đang trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng của các quốc gia, sản phẩm quốc tế đang có xu hướng là chu kỳ sống của nó ngày càng ngắn đi và toàn cầu hoá các sản phẩm này đang trở nên phổ biến. Bên cạnh đó thì chất lượng sản phẩm hàng hoá quốc tế đang được kiểm tratheo ISO do đó một công ty kinh doanh quốc tế muốn thành công trên thị trường thế giới thì bên cạnh chất lượng sản phẩm phải tốt, việc đánh giá phân phối và xúc tiến bán cũng vô cùng quan trọng.
Trong kinh doanh nội địa, do thị trường hạn chế và môi trường hoạt động quen thuộc cho nên công ty sẽ ít gặp khó khăn trong việc sử dụng phối thức Marketing, nhưng khi đã sử dụng Marketing xuất khẩu để bán sản phẩm sang thị trường nước ngoài rộng lớn, môi trường hoạt động chưa quen nên công ty sẽ vấp phải không ít khó khăn. Vì vậy, các công ty kinh doanh quốc tế phải làm sao cho sản phẩm của mình đứng vững được trên thị trường quốc tế và chiến thắng đối thủ cạnh tranh.
II. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.Giới thiệu về tổng công ty rau quả Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Vegetables and Fruit corporation.
Viết tắt là: Vegetexco Vietnam.
Trụ sở chính đặt tại số 2 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa – Hà Nội.
Cơ quan đaị diện đặt tại: Moscow –Cộng Hoà Liên Bang Nga.
Vốn ngân sách và vốn tự bổ xung đăng ký trong đơn xin thành lập liên doanh là 125.200.000VND.
Tổng công ty là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ mẫu và điều lệ cụ thể của Tổng công ty.
1.2. Quyết định thành lập
Tổng công ty rau quả Việt Nam (VEGETEXCO) ra đời ngày 11 tháng 2 năm 1988 theo Quyết định số 63NN-TCCB/QĐ của Bộ Công nghiệp và Nông nghiệp thực phẩm, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên cơ sở hợp nhất các đơn vị có quan hệ sản xuất chế biến và xuất khẩu rau quả của ba bộ: Nông nghiệp, Công nghiệp thực phẩm và Ngoại thương, đó là các đơn vị: Liên hiệp các xí nghiệp công nghiệp Phủ Quì, Tổng công ty rau quả Trung ương và Tổng công ty xuất nhập rau quả. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một chặng đường thăng trầm của ngành rau quả, trên đường vươn tới khẳng định mình với tư cách là một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với hơn 37000 cán bộ công nhân viên và 64 đơn vị trực thuộc.
Tháng 12 năm 1995 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quyết định thành lập lại Tổng công ty rau quả Việt Nam theo mô hình “TCT90”. Trải qua hơn 12 năm hoạt động, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Tổng công ty đã tích cực thực hiện việc xắp xếp và đổi mới hoạt động của mình.
. Quá trình phát triển
* Giai đoạn: 1988- 1990.
Thực hiện quyết định 217-HĐBT ngày 14 tháng 11 năm 1987 của Hội đồng Bộ Trưởng, Tổng công ty một mặt đã chuyển hoạt động của các đơn vị trực thuộc sang hạch toán kinh doanh Xã Hội Chủ Nghĩa, mặt khác chủ động xắp xếp lại tổ chức hoạt động của toàn bộ Tổng công ty.
Đây là thời kỳ mà các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế bao cấp. Về sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nằm trong quỹ đạo của chương trình hợp tác rau quả Việt Xô (1986 - 1990). Do vậy kinh ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty chiếm tỷ trọng lớn. Chẳng hạn như xuất nhập khẩu rau quả tươi và chế biến sang thị trường Liên Xô chiếm 97,7% kim ngạch xuất nhập khẩu và ngược lại 26,52% số vật tư thời kỳ này được nhập từ Liên Xô để phục vụ chương trình hợp tác Việt Xô.
* Giai đoạn 1991 – 1995.
Thực hiện Quyết định 315 –HĐBT ngày 01 tháng 09 năm 1990 và Nghị định 388 –HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đòng Bộ Trưởng,Tổng công ty đã tiến hành rà soát lại các đơn vị, làm thủ tục thành lập cho các đơn vị đủ điều kiện, bước đầu thực hiện liên doanh với nước ngoài. Thực hiện Quyết định 329 – TTg ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Thủ Tướng Chính Phủ, Tổng công ty đã nghiêm túc bàn giao các nông trường về cho địa phương quản lý, đồng thời xây dựng phương án thành lập lại Tổng công ty theo mô hình ‘‘TCT90’’.
Trong giai đoạn này cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mặc dù chương trình hợp tác Việt Xô không còn nữa nhưng Tổng công ty vẫn cố gắng duy trì sản xuất để tiếp tục phát triển. Nhưng do ảnh hưởng của tình hình chung nên tổng sản lượng của Tổng công ty giảm. Tuy vậy cũng phải thừa nhận rằng nhờ có sự thay đổi trong phương hướng hoạt động làm cho Tổng công ty đã đưa những vật tư thiết bị cần thiết chứ không nhập khẩu như trước kia. Đến cuối năm 199. khib bắt đầu đi vào hoạt động theo mô hình mới, Tổng công ty còn 26 đơn vị thành viên (gồm 24 doanh nghiệp và 2 đơn vị sự nghiệp), có 2 đơn vị liên doanh với nước ngoài.
* Giai đoạn 1996 –2000.
Thực hiện Nghị định 28 – CP ngày 07 tháng 05 năm 1996 của Chính Phủ về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và chỉ thị số 20/1998/CP – TTg ngày 21 tháng 04 năm 1998 của Thủ Tướng Chính Phủ về đẩy mạnh xắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty đã tiến hành xắp xếp lại các đơn vị thành viên theo hướng gắn sản xuất với kinh doanh, gắn nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu, tiến hành cổ phần hoá những đơn vị và bộ phận có điều kiện, đồng thời tập trung xây dựng định hướng phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2000 –2005.
* Trong 2năm 2001 và 2002.
Tổng công ty tiếp tục tiến hành xong việc cổ phần hoá 2 đơn vị có điều kiện và xúc tíên cổ phần hoá các đơn vị có triển vọng.
2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty
2.1. Chức năng và nhiệm vụ.
Theo quyết định 2104NN- KH/QĐ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kể từ năm 2000 trở đi, Tổng công ty rau qủa Việt Nam trở thành tổ chức tiêu thụ quan trọng về rau, hoa, quả tươi của các vùng chuyên canh trong cả nước. Bên cạnh đó nhiệm vụ của Tổng công ty còn là:
+ Đầu tư cho các cơ sở chế biến gắn với các vùng rau, hoa, quả…
+ Xây dựng một số cơ sở chuyên sản xuất bao bì nhằm bảo quản, vận chuyển rau, hoa, quả tươi và chế biến phục vụ cho xuất khẩu.
+ Tăng cường tham gia xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống sản xuất và cung cấp giống rau, quả tốt trong phạm vi toàn quốc.
+Tăng cường năng lực sản xuất cho một số trại và trung tâm nhân giống của Tổng công ty, gắn với mạng lưới khuyến nông để cung cấp giống có chất lượng cao cho sản xuất đại trà
Như vậy, trách nhiệm của Tổng công ty đối với ngành rau quả, nhất là về cây ăn quả, được xác định rõ như sau:
- Các cây ăn quả đa dạng sinh học : các địa phương trồng để ăn tại chỗ là chính.
- Các cây ăn quả hỗn hợp.
+ Tổ chức cung cấp giống tốt.
+ Khuyến cáo sản xuất thành các vùng chuyên canh.
+ Tổng công ty chịu trách nhiệm ký hợp đồng tiêu thụ .
- Cây ăn quả để chế biến :
+ Tổ chức cung cấp giống tốt.
+ Xây dựng thành các vùng nguyên liệu .
+ Tổng công ty đưa nhà máy đến chế biến tại chỗ.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
+ Sản xuất giống rau quả, các nông sản khác, chăn nuôi gia súc.
+ Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi và trồng rừng.
+ Chế biến rau quả, thịt, thuỷ sản, đồ uống (nước quả có hoặc không ga...)
+ Sản xuất bao bì
+ Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý giống rau quả, rau quả thực phẩm, đồ uống, máy móc thiết bị, phụ tùng chuyên dùng, nguyên nhiên vật liệu, hoá chất, hàng tiêu dùng
+ Dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển ngành rau hoa quả
+ Sản xuất chế tạo các sản phẩm cơ khí, thiết bị phụ tùng, máy móc phục vụ chuyên ngành rau quả và gia dụng
- Xuất khẩu trực tiếp: rau quả tươi, rau quả chế biến, hoa và cây cảnh, gia vị, giống rau quả, nông lâm hải sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hoá tiêu dùng.
- Nhập khẩu trực tiếp: rau hoá quả, giống rau hoa quả, thực phẩm, máy móc, vật tư, thiết bị phương tiện vận tải, nguyên nhiên vật liệu.
- Tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật
- Liên kết kinh doanh với đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh rau quả cao cấp với công nghệ sạch.
2.2. Khả năng xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam
+ Sản phẩm xuất khẩu: Tổng công ty đã có những tiến bộ vượt bậc, nỗ lực trong hoạt động đa dạng hoá sản phẩm chế biến sang thị trường thế giới. Bên cạnh đó là việc cải tiến mẫu mã, hình thức bao bì, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quy định của thị trường và Tổng công ty đã tìm được sự hài lòng của khách hàng.
+ Khả năng sản xuất: trên cơ sở thiết bị được đổi mới, Tổng công ty đã thúc đẩy được năng suất lao động tăng lê. Mặc dù vậy, việc áp dụng quy trình khoa học công nghệ vào sản xuất còn chưa được chú trọng, bên cạnh đó là các dây chuyền chế biến mới đầu tư xây dựng có nhiều khó khăn và hoạt động chưa hiệu quả đã hạn chế khả năng sản xuất của Tổng công ty, chưa đạt được chỉ tiêu đề ra.
+ Chi phí sản xuất: đây là một trong những vấn đề đang trở nên vô cùng quan trọng đối với Tổng công ty rau quả Việt Nam, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá sản phẩm xuất khẩu, quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Hiện nay Tổng công ty đang phải đối mặt với thực trạng là nguyên liệu đầu vào cao (giá một số vật tư, nguyên liệu, năng lượng tăng), trong khi đó vốn sản xuất kinh doanh thiếu, phải vay ngân hàng, điều đó đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Tổng công ty. Do vậy Tổng công ty đang nhanh chóng tìm hướng giải quyết giảm chi phí đầu vào một cách hữu hiệu nhất, từ đó giảm giá chào bán sản phẩm rau quả chế biến ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường nội địa.
+ Khả năng tài chính: tính đến hết năm 2001, nhìn chung các đơn vị thuộc Tổng công ty đã bảo toàn được vốn sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn có hiệu quả, Tổng công ty đã cân đối, điều hoà vốn giữa các đơn vị, xin cấp bổ sung vốn lưu động hơn 7,1 tỷ VND cho các đơn vị có đầu tư mới, đạt 13,4% so với nhu cầu vốn ngân sách cấp cho các doanh ngiệp.
+ Khả năng tham gia trên thị trường quốc tế: Tổng công ty rau quả Việt Nam là một tổ chức chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật trong lĩnh vực rau quả. Từ năm 1991, sau những biến động ở Liên Xô và Đông Âu, thị trường rau quả bị thu hẹp, đây cũng là thời điểm mà nền kinh tế nước ta xoá bỏ bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường. Tổng công ty đã tích cực mở rộng thị trường, kim ngạch xuất nhập khẩu với các thị trường khác ngoài Liên Xô (cũ) đã tăng lên đáng kể. Dự báo thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong thời gian tới như sau:
Khu vực Đông Bắc Á và Châu Á- Thái Bình Dương: Trung Quốc, Viễn Đông Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Austraylia, New Zealand…
Trung cận đông và một số nước Châu Phi.
Tây bắc Âu, Mỹ và một số nướcChâu Mỹ, Đông Âu.
+ Mối quan hệ khách hàng: Tổng công ty chưa có được những hợp đồng dài hạn với khối lượng lớn, khách hàng chưa ổn định. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất từ khâu nguyên liệu đến khau chế biến công nghiệp cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển của các đơn vị thành viên của toàn Tổng công ty.
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Tổng công ty
2.3.1. Hội đồng quản trị (5 người).
Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện chức năng quản lý, giám sát mọi hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ mà Nhà nước giao.
Thành phần:
- Chủ tịch.
- Một thành viên kiêm Tổng giám đốc.
- Một thành viên kiêm trưởng ban kiểm sát.
- Hai chuyên gia giỏi về lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty.
Hội đồng quản trị Tổng công ty làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ hàng quý, ngoài ra có thể có những cuộc họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Tổng công ty. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm.
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc Tổng công ty
Khối phòng ban kinh
doanh thuộc TCT
Khối phòng ban chức
năng thuộc TCT
5 đơn vị
sản xuất
14 đơn vị kinh doanh
XNK
1 viện nghiên cứu
3 đơn vị liên doanh nước ngoài
Ban kiểm soát
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty
2.3.2. Ban kiểm soát.
Thực hiện các công việc kiểm soát, giám sát các thành viên Tổng công ty thi hành các nghị quyết của Hội đồng quản trị và chấp hành pháp luất của Nhà nước.
2.3.3. Bộ máy điều hành.
Bộ máy điều hành gồm có:
Tổng giám đốc.
Giúp việc cho tổng giám đốc.
Hai Phó Tổng giám đốc.
Khối văn phòng Tổng công ty.
* Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, quản lý toàn bộ con người, phương tiện, tài sản và điều hành các hoạt động của Tổng công ty, tham gia lập kế hoạch và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, đại diện cho Tổng công ty ký kết các hợp đồng, có quyền huy động, điều chỉnh, điều động vốn và các tài sản của đơn vị thành viên.
Là người đại diện cao nhất cho quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công nhân viên trong Tổng công ty. Có quyền quyết định và tuyển dụng lao động, xử lý kỷ luật, sa thải lao động trong Tổng công ty khi vi phạm kỷ luật.
* Phó Tổng giám đốc (2 người)
Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo sự phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công thực hiện.
Phó Tổng giám đốc có trách nhiệm thường xuyên tham mưu, bàn bạc cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức, tài chính, sản xuất kinh doanh... tạo điều kiện cho Tổng Giám đốc nắm bắt, điều chỉnh kế hoạch và triển khai kế hoạch xuống các bộ phận.
* Phòng Tổ chức cơ bản (4 người)
Có chức năng giúp việc, tham mưu cho Tổng Giám đốc thực hiện công tác tổ chức nhân sự, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật... trong Tổng công ty, phụ trách công tác đời sống của cán bộ Tổng công ty, quan hệ đối ngoại, quản lý chế độ tiền lương, tiền thưởng, an toàn lao động và chế độ bảo hiểm xã hội theo chế độ, chính sách của Nhà nước, quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng cán bộ công nhân viên, hồ sơ lý lịch cán bộ, công nhân viên..., bố trí sắp xếp các vị trí công tác phù hợp với trình độ năng lực của người lao động.
* Phòng Kinh tế tài chính (12 người).
Có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi tài chính hàng năm dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, theo dõi tài sản cố định và tình hình sử dụng tài sản cố định của Tổng công ty, phối hợp với phòng sản xuất kinh doanh điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực trạng.
Quản lý các nguồn vốn, hoạch toán thu chi tài chính, thực hiện tính giá thành sản phẩm, tham mưu cho Tổng giám đốc sử dụng các loại nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm công tác chi lương và các chế độ lao động khác cho cán bộ nhân viên trong Văn phòng Tổng công ty. Thanh quyết toán thu chi tài chính kịp thời, thực hiện chế độ báo cáo tài chính giúp cho Ban giám đốc điều hành có lãi.
* Phòng quản lý sản xuất kinh doanh.
Là Phòng tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty, đôn đốc giám sát việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn để trình lên ban giám đốc. Làm nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu cho từng bộ phận sản xuất kinh doanh. Phối hợp với các phòng ban, các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh để tổng hợp hoàn thiện kế hoạch trình cấp trên phê duyệt. Nghiên cứu môi trường kinh doanh để kịp thời điều chỉnh kế hoạch, theo dõi thực hiện kế hoạch của các bộ phận sản xuất kinh doanh và lập báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
* Văn phòng
Có chức năng giúp việc cho Tổng Giám đốc như quản lý tài sản và các thiết bị văn phòng của Văn phòng Tổng công ty. Làm công tác tạp vụ, văn thư, bảo vệ nhà xưởng, đất đai, vệ sinh công nghiệp, điềutiết cung ứng vật tư, xe cộ. Thực hiện công tác tổ chức, thi đua, hội họp, quan hệ đối ngoại...
* Khối Phòng xuất nhập khẩu và kinh doanh
Cùng với các Công ty xuất nhập khẩu, các Phòng xuất nhập khẩu và kinh doanh chịu trách nhiệm kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép, xây dựng các phương án kinh doanh - xuất nhập khẩu trình cấp trên phê duyệt, thường xuyên theo dõi nắm bắt các thông tin kinh tế trong nước; nghiên cứu thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu đạt hiệu quả cao. Quan hệ tốt với khách hàng, đảm bảo uy tín cho Tổng công ty. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt chú trọng khâu thanh toán quốc tế.
Các phòng bình đẳng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, có nhiệm vụ phối hợp, hợp tác với nhau để giải quyết những việc có liên quan. Khi không thống nhất ý kiến thì kịp thời trình với lãnh đạo phụ trách công việc đó để giải quyết, không được gây cản trở và chậm trễ công việc khi cần thiết. Đối với việc có liên quan đến nhiều phòng, Tổng Giám đốc chỉ định phòng chủ trì, các phòng khác có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Các phòng kinh doanh được phân định thị trường như sau:
Phòng xuất nhập khẩu 1: tiến hành các nghiệp vụ xuất khẩu ở khu vực Châu Á trừ Tây Á, các nước Châu Á thuộc Liên Xô (cũ), Úc, cửa khẩu Lạng Sơn.
Phòng xuất nhập khẩu 2: tiến hành các nghiệp vụ xuất khẩu ở khu vực Châu Âu, Liên Xô (cũ).
Phòng xuất nhập khẩu 3: tiến hành các nghiệp vụ xuât khẩu ở khu vực Châu Mỹ, Phi, Âu (trừ Đông Âu), Tây Á.
Phòng kinh doanh 4,5,7: hoạt động kinh doanh trong thị trường nội địa, cửa khẩu Móng Cái.
Phòng kinh doanh dịch vụ tổng hợp: Tất cả các thị trường, cửa khẩu Lào Cai.
Việc phân định các thị trường chỉ mang tính tương đối, các Phòng khi có khách hàng ở thị trường khác thì có thể làm trực tiếp nhưng không được chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau.
3. Môi trường kinh doanh của Tổng công ty
3.1.Môi trường kinh doanh bên trong Tổng công ty
Tổng công ty với 24 đơn vị thành viên nằm rải rác trên 13 tỉnh, thành phố của cả nước
- Các nhà máy sản xuất tập trung khá nhiều ở miền Nam ( thành phố HCM: 4, Kiên Giang: 1, Đồng Nai:1) và đồng bằng Nam Bộ là một trong những vùng sản xuất rau quả lớn của nước ta, để nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu này, 4 nhà máy phía Bắc: Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình) đều là những vùng nguyên liệu truyền thống, 2 nhà máy ở miền trung đặt tại thành phố lớn nhất là Quảng Ngãi và Đà Nẵng. Các nhà máy đều đặt ở thành phố thuận lợi cho giao thông vận tải.
- Các công ty thương mại đặt tại 4 thành phố lớn nằm rải rác ở 3 miền đất nước tạo ra mạng lưới thu mua sản phẩm hợp lý.
- Nông trường đặt tại Miền Bắc: Ninh Bình, Hà Bắc, Sa Pa là một bất hợp lý sẽ gây ra khó khăn ở phía Nam trong việc cung cấp nguyên liệu.
- Viện nghiên cứu văn phòng Tổng công ty đặt tại Hà Nội, như vậy sẽ tận dụng được các nguồn nhân lực dồi dào có trình độ học vấn cao, bắt kịp với các biến động về chính sách đối với nhà nước và đưa ra những phương hướng hoạt động thích hợp.
Do Tổng công ty thành lập dưới sự sát nhập của các đơn vị thành viên đã có sẵn nên sự phân bổ của công ty chưa hợp lý:
+ Vùng khu IV cũ bỏ trống, đây là vùng cam, quýt, bưởi, ớt rất nhiều mà giá nhân công lại rẻ, giao thông thuận lợi.
* Đặc điểm về lao động, cơ cấu lao động Tổng công ty
Từ khi thành lập, tổng số lao động của Tổng công ty là 37463 người, đến năm 2000 chỉ còn 6865 người, như vậy đã giảm đi 30598 người (khoảng 79,02%) do nhiều nguyên nhân:
- Giảm do chuyển 30 đơn vị về địa phương : 11232 người
- Giảm do hưu trí, thôi việc : 11381 người
- Giảm do nguyên nhân khác : 7985 người
Tình hình cơ cấu lực lượng lao động hiện nay
( Tài liệu báo cáo tình hình lao động các năm của phòng tổ chức cán bộ)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
I
Tổng lao động
- Nông nghiệp
- Công nghiệp
- Khối công nghiệp
- Khối thương mại
- Khối liên doanh
- Văn phòng Tổng công ty
Người
%
---
5855
31
37
8
16
6
2
6865
22
51
7
13
5,2
1,8
iII
Chia theo giới tính
- Lao động nam
- Lao động nữ
---
41,5
58,5
42
58
iIII
Chia theo độ tuổi
- Dưới 30 tuổi
- Từ 31 tuổi đến 45 tuổi
- Trên 45 tuổi
---
12
58
30
14
57,5
28,5
IIV
Chia theo trình độ
- Trên đại học
- Đại học
- Trung học – Cao đẳng
- Lao động phổ thông
---
0,4
14
7,6
78
0,4
14,6
10
75
* Đặc điểm về tình hình tài chính của Công ty
Bảng báo cáo tình hình tài chính một số năm
(Số liệu của phòng xúc tiến thương mại)
STT
Năm
Tổng số vốn
Đơn vị tính
1
1988
49,034
Tỷ VND
2
1991
109,6
Tỷ VND
3
1997
163,6
Tỷ VND
4
2001
214,78
Tỷ VND
Năm 2001, tình hình tài chính của công ty như sau
Vốn kinh doanh 214,78 tỷ VND
Doanh thu 513,75 tỷ VND
Lợi nhuận 3,42 tỷ VND
Bảng báo cáo tình hình tài chính của Tổng công ty
( Tài liệu báo cáo tình hình tài chính của phòng xúc tiến thương mại )
Đơn vị tính: 1 tỷ VND
Tài sản
Nguồn vốn
Vốn lưu động
Vốn cố định
Tài sản cố định
Vốn XDCB
Vốn liên doanh
30,25
36,33
116,5
17,65
14,05
Ngân sách
Vốn tự bổ sung
Vốn vay
96,73
62,14
55,91
Tổng tài sản:
214,78
Tổng nguồn vốn
214,78
Tỷ số tài chính của Tổng công ty.
(Số liệu của phòng xúc tiến thương mại)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị
1
Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán hiện hành
%
63
2
Tỷ số về vốn
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Lần
5,7
- Vòng quay toàn bộ vốn
Vòng
3,3
3
Tỷ số về khả năng thanh toán
- Nợ phải trả trên tổng tài sản
%
27
- Tỷ trọng vốn bổ sung
%
30
- Tỷ trọng vốn lưu động
%
17
4
Tỷ số về khả năng sinh lời
- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
%
0.5
- Doanh lợi vốn tự có
%
5.7
- Tổng tài sản tương đối thấp (214,78 tỷ VNĐ, trung bình mỗi đơn vị thành viên chỉ có 8,949 tỷ VND) chủ yếu là tài sản cố định ( chiếm 54,26%), trong khi đó phần lớn tài sản cố định (máy móc thiết bị) đã lạc hậu rất khó phát huy tính chủ động sản xuất kinh doanh của tổng công ty.
- Khả năng thanh toán hiện hành của Tổng công ty là rất thấp (63%) trong khi tỷ số nợ trên tổng tài sản nhỏ (27%) thể hiện tình trạng vốn lưu động là rất nhỏ. Đây là khó khăn rất lớn đối với Tổng công ty. Do hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ, cần vốn lưu động rất lớn để mua nguyên liệu tập trung trong thời gian ngắn (vì mua của nông dân không được mua chịu).
- Tỷ trọng nguồn vốn của Tổng công ty chưa hợp lý, không tập trung phát triển mạnh vào khâu tiêu thụ sản phẩm nên công ty chưa tận dụng hết vốn có thể huy động được.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và vòng quay toàn bộ vốn của Tổng công ty tương đối cao, nhưng chỉ tập trung vào một vài nhà máy và các đơn vị thương mại. Các công ty xuất nhập khẩu đã chủ động mở rộng kinh doanh ra ngoài sản phẩm của Tổng công ty (năm 1996 - 2001 sản phẩm của Tổng công ty chỉ còn chiếm 52,2% kim ngạch xuất nhập khẩu). Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty.
Hiện nay tỷ số về khả năng sinh lời thấp, trong khi tỷ số về hoạt động khá cao thể hiện tình trạng hoạt động kém hiệu quả. Trong thực tế năm 2001 Tổng công ty có 7 doanh nghiệp thua lỗ (chiếm 29,16%), một số doanh nghiệp có doanh số cao nhưng chỉ bù đắp cho chi phí, các doanh nghiệp có lãi cao chủ yếu là các liên doanh nhưng phần hùn vốn của ta thường nhỏ (30%). Do tình hình như vậy nên việc đầu tư phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, không chủ động được trong kinh doanh.
* Đặc điểm thị trường kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tình hình lựa chọn thị trường xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam.
Tổng công ty tiến hành lựa chọn thị trường xuất khẩu khẩu dựa trên phương pháp đánh giá bằng điểm số: Tổng công ty tiến hành lập bảng, mỗi tiêu chuẩn đánh giá được cho điểm theo thang điểm 10. Sau đó, tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của từng tiêu chuẩn mà có hệ số tương quan thích hợp. Tính tổng số điểm để chọn thị trường phù hợp nhất. Đây chính là cách lựa chọn thị trường theo phương pháp chủ động (cụ thể hơn là phương pháp thu hẹp ).
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu vào thị trường Nga những năm đầu thập kỷ 90, nhưng Tổng công ty rau quả Việt Nam vẫn lựa chọn và khẳng định đây là một trong những thị trường chính, quan trọng và đầy tiềm năng cần có sự quan tâm thích đáng. Việc lựa chọn thị trường này dựa trên một số tiêu chuẩn mà Tổng công ty cho rằng cần thiết đối với thị trường Nga, trong mối tương quan nguồn lực đặc điểm của Tổng công ty.
Quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới: Việt Nam đã và đang thực hiện quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước trên thế giới. Quan hệ giữa Việt Nam và một số nước đã có những hoạt động hợp tác trên nhiều phương diện (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, công nghệ, khoa học kỹ thuật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1112.doc