Chuyên đề Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Sách và thiết bị trường học Hải phòng

Chi phí nhân công phân xưởng gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích khác theo lương như BHXH, BHYT, KTCĐ của quản đốc, đốc công, phụ tá, nhân viên thống kê tại phân xưởng. Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng là tiền lương trả theo thời gian, để tính lương kế toán căn cứ vào hệ số lương, thời gian làm việc, cấp bậc, trách nhiệm và hiệu quả của công việc. Các chứng từ kế toán sử dụng ở đây là: Bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ.

Hệ số lương đã được công ty xác định theo quy định của Nhà nước, được ghi vào QĐ số 08/2001- của công ty, là văn bản về định mức tiền lương, tiền công và tiêu hao nguyên liệu, vật liệu cho sản xuất.

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Sách và thiết bị trường học Hải phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16.681.915 Biểu số 1.2 Phiếu xuất kho số 67 Ngày 17 tháng 4 năm 2003 Họ và tên người nhận hàng: Bà Phạm Thị Dần. Nợ TK 621(PX xén kẻ) Địa chỉ (bộ phận): Phân xưởng xén kẻ giấy vở. Có TK 152 Lý do xuất kho: sản xuất vở 84 trang(KH45) Xuất tại kho: bà Tuyết. STT Tên nhãn hiệu quy cách vật tư, hàng hoá. Khuôn mẫu Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Giấy VP 58g/m2 84x61 389.4 10.505 4.090.910 2 Mực kẻ Việt Nam kg 3 3 11.150 334.650 3 Thép ghim kg 1 1 11.038 11.038 Cộng 4.436.598 Hàng ngày, khi xuất kho vật tư cho sản xuất, kế toán sẽ phản ánh vào sổ NKC. Sổ NKC là sổ kế toán tổng hợp, ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế tài chính trong công ty theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản. Căn cứ ghi sổ NKC là các chứng từ gốc, chính là các phiếu xuất kho đã qua kiểm tra tính toán đúng. Cách ghi như sau:Kế toán ghi ngày tháng ghi sổ vào NKC đối với từng nghiệp vụ. Căn cứ vào ngày tháng lập phiếu xuất kho để ghi sổ NKC theo trình tự thời gian. Đối với nghiệp vụ xuất kho vật tư cho sản xuất, kế toán ghi theo định khoản, mỗi tài khoản một dòng riêng và ghi số tiền phát sinh tương ứng. Nợ TK 621 :16.681.915 Có TK 152:16.681.915 Nợ Tk 621: 4.436.598 Có TK 152:4.436.598 Số liệu ghi trên sổ NKC là căn cứ để ghi sổ cái TK 621,TK 152. Cứ khoảng 5 ngày, kế toán viên sẽ thực hiện ghi chép các nghiệp vụ phát sinh vào sổ cái các tài khoản tương ứng. Công ty mở sổ cái TK 621 ứng với từng phân xưởng sản xuất. Sổ cái TK 621 sử dụng để theo dõi, tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất trong kỳ. Căn cứ vào các định khoản trên sổ nhật ký chung, số tiền phát sinh tương ứng và trình tự phát sinh nghiệp vụ để phản ánh vào sổ cái Tk 621. Vật tư xuất kho cho sản xuất sản phẩm nào thì ghi vào sổ cái TK 621 của phân xưởng đó. Đồng thời kế toán ghi vào sổ cái TK đối ứng(TK 152). Số liệu trên sổ cái tài khoản 621,152 là căn cứ để lập Bảng cân đối số phát sinh, số liệu trên các sổ chi tiết được sử dụng để lập Bảng tổng hợp chi tiết vào cuối tháng. Tại phân xưởng, sau khi nhận vật tư sẽ phân loại đưa vào sản xuất. Vật tư dùng để sản xuất sản phẩm nào thì đưa vào sản xuất sản phẩm đó vì theo yêu cầu cụ thể của từng loại hàng. Như vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí là từng loại sản phẩm sản xuất trong tháng 4 mà không phải phân bổ. Trong quá trình sản xuất, nhân viên thống kê của từng phân xưởng theo dõi, ghi chép, kiểm tra tình hình thực hiện định mức, lãng phí tiết kiệm ở từng khâu, xác định giá nguyên vật liệu xuất dùng chưa đưa vào sản xuất tại thời điểm cuối tháng, sau đó gửi lên phòng kế toán tại trụ sở công ty. Tại phòng kế toán, cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ gốc là các phiếu xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất và phiếu xuất kho cho dùng trong quản lý phân xưởng, tiến hành tổng hợp theo từng phân xưởng và từng loại nguyên vật liệu để lập Bảng kê nguyên vật liệu-công cụ, dụng cụ xuất kho(biểu số 2) Biểu số 2 Bảng kê nguyên vật liệu công cụ dụng cụ xuất kho. Phân xưởng in Tháng 4 năm 2003 Chứng từ loại vật liệu Có TK Số lượng Đơn giá Thành tiền Xuất cho sử dụng số ngày Nợ TK621 Nợ TK627 Nguyên vật liệu NVL chính 152 Giấy (kg) 152 216.507.207 216.507.207 56X 5 Việt trì 58 kg/m2 1.056,00 10.120 15.379.272 15.379.272 58X 10 Vĩnh phú 100kg/m2 1.840,00 419 770.960 770.960 55X 5 Bãi bằng 58kg/m2 4.067,80 10.325 42.000.000 42.000.000 ………….. ……. ….. ….. ……… …….. Mực(kg) 152 4.507.802 4.507.802 58X 10 Mực đen TQ 4,30 40.000 172.000 172.000 60X 10 Mực đen TQ 0,30 43.728 136.118 13.118 ……….. ….. ….. ……. ……. …….. Kẽm(bản) 152 4.507.802 4.507.802 61X 10 Kẽm máy 8 2,00 25.460 50.920 50.920 58X 10 Kẽm máy 16 5,00 52.727 263.635 263.635 …………. …… …… …….. …….. …….. NVL phụ 152 4.119.019 4.119.019 53X 3 Xuất NVL phụ 373.600 373.600 62X 12 Xuất NVL phụ 572.000 572.000 ………….. …….. …….. …….. ………. ……… Cộng có TK 152 228.091.662 228.091.662 CCDC 153 906.342 906.342 52X 3 Xuất giẻ lau 155.200 155.200 77X 24 Xuất đế phim 751.142 751.142 …………….. …….. ……. ………. ……… …….. Cộng có TK 153 906.342 906.342 Cách lập Bảng kê: Nếu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho sản xuất thì ghi vào cột Có TK 621 theo số tiền tương ứng. Còn Nếu sử dụng cho quản lý phân xưởng thì ghi vào cột Có TK 627. Bảng kê là căn cứ để kế toán lập " Bảng tổng hợp NVL sử dụng cho sản xuất sản phẩm."(Biểu số 3) Biểu số 3: Bảng tổng hợp NL-VL sử dụng cho sản xuất sản phẩm STT Tên sản phẩm Giấy Mực Kẽm In Bìa NVLphụ Tổng Phân xưởng In 216.507.207 4.507.802 2.008.467 949.167 4.119.019 228.091.662 1 Vở BT toán 5HP - - - - - - 2 Vở BT TV 5HP - - - - - - 3 Ôn tập toán 9HP 16.150.232 185.118 314.555 400.863 654.450 17.737.228 4 Ôn tập TV 9HP 15.827.907 205.858 289.095 358.794 629.841 16.952.701 5 Ôn tập Anh 9HP 3.558.843 48.373 183.641 85.961 132.142 3.952.999 ………………. …………. ……… ………… …….. ……….. ………….. Phân xưởng xén kẻ 73.788.278 334.650 106.222.549 1 Vở thếp ép nhũ 120 tr 13.538.844 - - - - 17.228.844 2 Vở bìa ĐB bóng 120 tr 6.137.609 - - - - 805.209 3 Vở 84 trang 4.090.910 334.650 - - - 4.497.410 ……………………. ………. ………. ………… ……… ………….. ………….. Cộng 260.295.485 4.842.452 2.008.467 949.167 4.119.019 334.314.211 "Bảng tổng hợp NVL sử dụng cho sản xuất sản phẩm "lập bằng cách kế toán phân loại vật tư theo từng loại sản phẩm và tổng hợp lại. Có những loại sản phẩm do yêu cầu trong kỳ phải xuất thêm NVL để sản xuất bổ xung thêm. Kế toán sẽ tổng hợp giá trị vật tư theo từng loại vật tư xuất cho sản xuất, từng loại cụ thể. Bảng này là căn cứ để lập " Bảng phân bổ NVL -CCDC"(Biểu số 4) "Bảng phân bổ NVL -CCDC" lập bằng cách: từ số liệu của biểu số 3 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp cho loại sản phẩm nào thì ghi cho loại sản phẩm đó ứng với cột TK 152. Từ số liệu của biểu số 2 chi phí sản xuất chung ghi theo từng phân xưởng ứng với cột TK 153. Bảng này là căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm ( biểu số 10.1 và 10.2) và để tính giá thành sản phẩm. Biểu số 4: Bảng phân bổ nguyên liệu- vật liệu, công cụ dụn g cụ. Tháng 4 năm 2003 STT Đơn vị sử dụng TK 152 TK 153 1 Chi phí NVL trực tiếp 334.314.211 In 228.091.662 Ôn tập Toán 9HP 17.737.228 Ôn tập Tiếng việt 9HP 16.952.701 Ôn tập Tiếng Anh 9HP 3.952.999 Xén kẻ 106.222.549 Vở thếp bìa ép nhũ 120 tr 17.228.844 Vở thếp bìa đại bàng 120 tr 8.055.209 Vở 84 trang 4.497.410 2 Chi phí sản xuất chung 989.400 In 906.342 Xén kẻ 83.058 3 Chi phí bán hàng 4 Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổng cộng 334.314.211 989.400 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp nằm trong chi phí sản xuất của Công ty sách và thiết bị trường học gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, phụ cấp, các khoản trích theo lương như BHXH,BHYT, KPCĐ… Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương là: Lương phải trả theo sản phẩm . Lương trả theo thời gian. Đối với lương trả theo sản phẩm: công ty áp dụng trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, căn cứ vào đơn giá tiền lương đã xây dựng(theo định mức lương QĐ số 08/2001-TH của công ty) và căn cứ vào khối lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành đã qua KCS của từng công đoạn sản xuất. Công ty có đinh mức giá lương cho từng công đoạn, từng khâu trong dây truyền sản xuất, ở mỗi khâu công ty lại ghi chi tiết thành nhiều mức nhỏ hơn. Ví dụ: Khâu cắt xén giấy(đ/ram) gồm: Cách thức cắt Khổ trước khi cắt số trang 1 cuốn sách Cắt pha giấy ram ( Ô nhê 4 mặt) Cắt pha giấy in rồi Cắt thành phẩm 835 x 600 600 x 420 420 x 300 300 x 210 246 176 97 66 231 168 88 80 Dưới 100 trang 100 trang đến 200 trang 200 trang đến 300 trang Trên 300 trang 2,31 2,63 3,02 3,92 Đối với lương thời gian: Công ty trả cho cán bộ quản lý PX như quản đốc, đốc công, nhân viên thống kê, phụ tá… Căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc và hiệu quả để tính lương phải trả theo thời gian. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất công ty cũng áp dụng lương thời gian trong một số trường hợp như: Công nhân thực hiện sửa chữa máy móc thiết bị, bảo dưỡng định kỳ 1 tuần 1 lần, mỗi lần 2h, rửa lô, thay màu mực, thay lưỡi dao, nấu hồ… Hiện công ty tiến hành trả lương công nhân theo hai kỳ trong tháng: Kỳ tạm ứng vào ngày 10 hàng tháng. Kỳ thanh toán vào ngày 25 hàng tháng. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp công ty tập hợp chi phí trực tiếp cho từng phân xưởng sản xuất là phân xưởng in và xén kẻ giấy vở. Sau đó kế toán sẽ tính toán và phân bổ cho từng loại sản phẩm dựa vào định mức đã xây dựng. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán công ty đã sử dụng các TK sau: TK 622- chi phí nhân công trực tiếp. TK 334- phải trả công nhân viên. TK 338- phải trả phải nộp khác. TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Các sổ kế toán sử dụng gồm TK 622, TK 154 mở theo từng phân xưởng. Sổ chi tiết TK 338 gồm: 3382, 3383, 3384…, sổ cái TK 334. Các chứng từ được kế toán sử dụng làm chứng từ gốc gồm: phiếu theo dõi sản lượng hàng ngày, phiếu theo dõi sản lượng tiến độ in offset… phiếu làm thêm ca, bảng chấm công do nhân viên thống kê phân xưởng nộp lên. Công việc tính lương cụ thể như sau: Hàng ngày, mỗi công nhân trực tiếp sản xuất sẽ thống kê khối lượng sản phẩm mà mình làm được, đã qua KCS kiểm tra đạt tiêu chuẩn. Các tổ trưởng sản xuất sẽ kiểm tra, ghi nhận và ghi vào phiếu theo dõi sản lượng hàng ngày(đối với phân xưởng xén kẻ giấy vở) và phiếu theo dõi sản lượng in offset(đối với phân xưởng in). Cuối tháng, nhân viên thống kê sẽ tổng hợp về sản phẩm làm được của mỗi cá nhân hoàn thành ở mỗi công đoạn sản xuất, lập phiếu thống kê sản phẩm. Đối với bộ phận quản lý của phân xưởng sẽ căn cứ vào bảng chấm công và hệ số lương để xác định tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương. Đơn giá lương cho một sản phẩm hoàn thành theo định mức Số lượng SP hoàn thành đạt tiêu chuẩn Nhân viên thống kê sẽ gửi những chứng từ trên lên phòng kế toán của công ty. Kế toán tiến hành tính lương phải trả cho mỗi công nhân trực tiếp sản xuất gồm: lương sản phẩm, lương khác… lập "Bảng thanh toán lương" cho từng phân xưởng.(Biểu số 5) Lương sản phẩm thực tế = x Lương khác gồm: lương phụ làm thêm giờ, phụ cấp, khoản lương ngừng việc do sửa chữa máy móc… các khoản này cũng được quy định rõ ràng trong định mức: Ví dụ: Phụ cấp tháng 4/2003 qui định 100.000đ/người. Nếu công nhân thực tế làm từ 1 đến 15 ngày: được hưởng 50% phụ cấp. Nếu công nhân thực tế làm từ 16 đến 25 ngày: được hưởng 100% phụ cấp. Các khoản lương khác này cũng được tính cho từng công nhân trực tiếp sản xuất sau đó tổng hợp cho từng phân xưởng, thể hiện trong bảng thanh toán lương. Căn cứ vào bảng thanh toán lương của nhân công trực tiếp sản xuất, kết hợp bảng thanh toán lương trả cho bộ phận quản lý phân xưởng, bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp, kế toán lập bảng "Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội" (Biểu số 6). Do công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất nên cơ sở lập bảng "Phân bổ tiền lương và BHXH" trong tháng như sau: Từ các bảng thanh toán tiền lương kể trên, theo từng đối tượng kế toán sẽ tính toán số tiền để ghi vào bảng phân bổ theo các dòng phù hợp ứng với cột ghi TK 334. Căn cứ vào tỷ lệ quy định về trích BHXH, BHYT, KPCĐ và tổng tiền lương phải trả cho từng đối tượng cụ thể để tính ra số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ để ghi vào dòng phù hợp với cột ghi có TK 338. Hiện nay, công ty quy định tỷ lệ trích như sau: Bảo hiểm xã hội 20% trong đó: +15% tính vào chi phí. +5% thu trực tiếp của công nhân. Bảo hiểm y tế 3% trong đó: + 2% tính vào chi phí. + 1% thu trực tiếp của công nhân. Kinh phí công đoàn: + 2% tính vào chi phí. Các khoản trích trên đều tính trên tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất. Ví dụ: Chị Vũ thị Tâm- công nhân PX in. Hệ số lương là 2,54. Tiền lương cơ bản= hệ số lương x 210.000đ = 2,54 x 210.000=533.400đ. Tỉ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ của chị Tâm như sau: BHXH 20% trong đó: 15%(=80.010đ) tính vào chi phí và 5%(=26.670đ) thu trực tiếp. BHYT 3% trong đó: 2%(=10.668đ ) tính vào chi phí và 1% (=5.334đ) thu trực tiếp. KPCĐ 2% (=10.688đ)tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Sau đó các nghiệp vụ kế toán về phản ánh tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, tiền bảo hiểm và kinh phí công đoàn được tính… kế toán ghi vào sổ nhật ký chung của tháng 4/2003. Từ các sổ nhật ký chung, kế toán sẽ ghi sang sổ cái TK 622 mở cho cả 2 phân xưởng, sổ cái TK 334 và TK 338 theo định khoản sau: Nợ TK 622 30.105.000 622-PX in offset 27.577.737 622- PX xén kẻ 2.527.263 Có TK 334 22.862.400 Có TK 338 7.242.600 TK3382 762.379 TK3383 5.717.842 TK3384 762.379 Do hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ, quí 1: hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra rất ít, mức độ nhỏ. Nhưng sang quí 2 : do phục vụ cho mùa thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh nên hoạt động sản xuất rất nhiều, mức độ lớn, công nhân tham gia sản xuất đầy đủ, tham gia làm thêm. Vì vậy sang tháng 4, công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho ba tháng quí 1 và tháng 4- quí 2. Sau đó, từ các số liệu của Bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm dựa trên cơ sở: đơn giá tiền lương từng loại sản phẩm sản xuất hoàn thành và sản lượng thực tế từng loại sản phẩm. Công thức như sau: Sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm đó tiền lương từng loại sản phẩm Đơn giá tiền lương từng loại sản phẩm Tiền lương tính cho từng loại sản phẩm = x Đối với các khoản trích theo lương, tính cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là tiền lương tính cho từng loại sản phẩm trên. Số liệu được phản ánh cụ thể ở "Bảng phân bổ chi phí công nhân trực tiếp cho từng loại sản phẩm".(Biểu số 7) Bảng này là căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm(Biểu số 10.1 và 10.2) và tính giá thành sản phẩm. 2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến quản lý và phục vụ sản xuất chung tại phân xưởng là: phân xưởng In và phân xưởng xén kẻ giấy vở, trừ các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung được công ty chia thành các khoản mục sau: Chi phí nhân viên phân xưởng. Chi phí vật liêu, công cụ, dụng cụ. Chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Chi phí sản xuất chung của công ty được tập hợp theo hai phân xưởng. Sau đó kế toán sẽ hạch toán phân bổ chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng cho từng loại sản phẩm phân xưởng đó sản xuất, thông qua lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp. Với phân xưởng in, tiêu thức được chọn là các trang in qui chuẩn. Còn với phân xưởng xén kẻ giấy vở, kế toán sẽ phân bổ chi phí sản xuất chung theo số giấy xuất kho cho sản xuất. Cụ thể, xét từng khoản mục chi phí sau: 2.1.3.1. Chi phí nhân công phân xưởng. Chi phí nhân công phân xưởng gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích khác theo lương như BHXH, BHYT, KTCĐ của quản đốc, đốc công, phụ tá, nhân viên thống kê…tại phân xưởng. Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng là tiền lương trả theo thời gian, để tính lương kế toán căn cứ vào hệ số lương, thời gian làm việc, cấp bậc, trách nhiệm và hiệu quả của công việc. Các chứng từ kế toán sử dụng ở đây là: Bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ. Hệ số lương đã được công ty xác định theo quy định của Nhà nước, được ghi vào QĐ số 08/2001- của công ty, là văn bản về định mức tiền lương, tiền công và tiêu hao nguyên liệu, vật liệu cho sản xuất. TK và sổ kế toán sử dụng: 334,338,627. TK 627 của công ty được mở để tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng (nhưng không mở các sổ chi tiết TK 627 theo từng khoản mục chi phí). Tiền lương phải trả cho nhân viên trong phân xưởng tính theo công thức sau Tiền làm thêm, phụ cấp trách nhiệm Tiền lương cơ bản = hệ số lương + 210.000đ Hệ số lương Số ngày hưởng lương thời gian 210.000 Hệ số lương Tiền lương thực tế 22 = x x + Ví dụ: Ông Lê Tiến Hùng là quản đốc phân xưởng phân xương in. Hệ số lương 2,26 Ngày làm việc thực tế: 22 ngày. Làm thêm tháng 4 năm 2003: 3 ngày (thứ 7, chủ nhật) tính bằng 2 ngày thường. Hệ số trách nhiệm 0,1 Hưởng phụ cấp tháng 4 là 100% phụ cấp cho người làm từ 15 ngày trở lên là 100.000đ. (22+3,2)+0,1x210.000 +100.000 Tiền lương thực tế 2,26 x 210.000 22 = = 604.036 + 21.000 + 100.000 = 725.036 đ Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định như phần chi phí nhân công trực tiếp. Việc tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng cũng tương tự tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: cuối kỳ kế toán thu nhập những chứng từ như bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ của từng phân xưởng, tính lương và làm bảng thanh toán lương cho nhân viên phân xưởng. Phản ánh tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng vào sổ NKC. Cuối tháng, các khoản chi phí nhân viên phân xưởng được thể hiện trong "Bảng phân bổ tiền lương và BHXH"(Biểu số 6). Từ tài liệu của sổ NKC, kế toán sẽ ghi sang sổ cái TK 627 cho từng phân xưởng, sổ cái TK 334 và TK 338 theo định khoản: Nợ TK 627 12.181.100 TK 627-PX in 11.158.518 TK 627-PX xén kẻ 1.022.582 Có TK 334 9.013.100 Có TK 338 3.168.000 TK 3382 333.174 TK 3383 2.501.052 TK 3384 333.474 2.1.3.2. Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ. Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung tại các phân xưởng được phòng kế hoạch vật tư lập dự toán cụ thể trên cơ sở kế hoạch sản xuất. Các loại vật liệu phục vụ sản xuất chung là: xăng, dầu mỡ các loại, giấy mực… công cụ, dụng cụ như: dao, kéo, dụng cụ thiết bị điện. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung dựa trên các chứng từ gốc là các phiếu xuất kho dùng cho quản lý phân xưởng. Để hạch toán, kế toán sử dụng tài khoản 627,152,153. Khi phát sinh nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu,công cụ, dụng cụ cho sản xuất chung kế toán sẽ xác định giá trị thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn như đối với nguyên vật liệu trực tiếp. Sau đó phản ánh vào sổ NKC theo trình tự nghiệp vụ phát sinh và định khoản từng nghiệp vụ cụ thể đó. Riêng đối với công cụ, dụng cụ theo dự toán cụ thể được lập căn cứ vào kế hoạch sản xuất, khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ theo kế hoạch mà tiến hành tập hợp hay phân bổ cho chi phí sản xuất trong kỳ. Cụ thể: Nếu công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn như: băng tải, bóng đèn máy phơi, cao su offset, đế phim… thì khi xuất dùng, kế toán theo dõi bằng TK 142(142.1)-chi phí trả trước. Cuối tháng phân bổ chi phí sản xuất chung từng kỳ theo tỷ lệ qui định. Căn cứ số liệu từ sổ NKC, khoảng 5 ngày/lần, kế toán sẽ ghi vào sổ cái các TK 627,152,153,142.1 theo từng trình tự nghiệp vụ kế toán phát sinh theo định khoản. Ví dụ: Nợ TK 627 989.400 TK 627-PX in 906.342 TK 627-PX xén kẻ 83.058 Có TK 153 989.400 ( hoặc có TK 1421) Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý, để thể hiện số liệu vào "Bảng phân bổ nguyên liệu- vật liệu, CCDC "(Biểu số 4) phục vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.1.3.3. Chi phí khấu hao TSCĐ. Theo QĐ 1062-14/11/1996 của Bộ Tài chính:"Mọi TSCĐ trong DNNN có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải được huy động sử dụng tối đa, phải trích khấu hao, phải thu hồi đầy đủ vốn trên cơ sở tính đúng, tính đủ nguyên giá theo quy định hiện hành". TSCĐ trong công ty được theo dõi cụ thể từng loại trên sổ TSCĐ mở vào đầu năm. Sổ này theo dõi nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao trung bình năm. Mức tính khấu hao bình quân hàng năm được tính trên cơ sở: Nguyên giá(hoặc giá trị còn lại) của TSCĐ và thời gian sử dụng(năm). Trong đó thời gian sử dụng được xác định đối với từng loại TSCĐ theo khung thời gian sử dụng(tối đa, tối thiểu).Nhà nước quy định, cách tính: Thời gian sử dụng TSCĐ(năm) Thời gian sử dụng tối thiểu+ Thời gian tối đa 2 = Từ đó công ty xác định được thời gian sử dụng của từng loại TSCĐ. Ví dụ: Máy ép nhựa thuỷ lực: 10 năm Máy cắt giấy: 10 năm Nhà xưởng: 25 năm. Trên cơ sở đó, kế toán sẽ xác định: Mức khấu hao trung bình hàng năm. Nguyên giá (hay giá trị còn lại) Mức khấu hao trung bình hàng năm Thời gian sử dụng( thời gian sử dụng còn lại) = Kế toán phân bổ mức tính khấu hao năm cho từng quý. Do hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ nên quý 2 và quý 3 công việc nhiều hơn và dồn dập để chuẩn bị cho thi học kỳ, thi tốt nghiệp và khai giảng năm học mới. Vì thế mức khấu hao phải tính phân bổ cho quý 2 và 3 chiếm 70% mức khấu hao trung bình năm. Còn quý 1 và 4 chiếm tỷ lệ 30% còn lại. Cụ thể tỷ lệ như sau: quý 1: 10%, quý 2: 30%, quý 3: 40%, quý 4: 20%. Công ty tiến hành lập "Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ" theo từng quý.(Biểu số 8) Trong bảng, việc phân bổ số khấu hao cho các đối tượng sử dụng ở công ty được tiến hành như sau: Số khấu hao máy móc thiết bị dùng trong sản xuất được hạch toán vào TK 627 cụ thể cho từng phân xưởng, số khấu hao cho quản lý và bán hàng được hạch toán vào TK 642,641. Để xác định mức khấu hao TSCĐ cho từng tháng trong quý, kế toán phải xem xét, phân bổ trên cơ sở cường độ hoạt động của máy móc, thiết bị, TSCĐ trong từng tháng trong quý. Điều này dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và các hoạt động có tính thời vụ. Ví dụ: Trong quý 2, tháng 4 là tháng bắt đầu khởi điểm cho thời vụ sản xuất của công ty. Nhưng mạnh nhất là tháng 5 và 6, vì vậy tỷ lệ khấu hao phân bổ cho tháng 4 là 25% mức khấu hao quý 2, 35% cho tháng 5 và tháng 6 là 40%. Tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động cụ thể để tiến hành xác định số khấu hao phù hợp cho từng tháng theo tỷ lệ thích hợp. Theo bảng phân bổ khấu hao TSCĐ cho năm 2003- Quý 2, ta có số khấu hao phải trích cho tháng 4/2003 như sau: Số khấu hao phải trích(4/2003)=25% x 121.240.837 30.000.000đ Phân xưởng In: 20.000.000đ Phân xưởng xén kẻ:10.000.000đ Số liệu tính toán trên sẽ được kế toán phản ánh vào sổ NKC và định khoản. Sau đó, kế toán sẽ ghi vào sổ cái các TK 627 và 214 theo định khoản trên. Nợ TK 627 30.000.000 TK 627-PX in 20.000.000 TK 627- PX xén kẻ 10.000.000 Có TK 214 30.000.000 2.1.3.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Chi phi dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền là các khoản chi như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh…, chi phí khác bằng tiền như: tiếp khách, văn phòng phẩm, chống mối mọt, photo tài liệu… dùng cho quản lý phân xưởng. Các khoản chi phí này có thể tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng vì: các chi phí như điện, nước, điện thoại mỗi phân xưởng đều có đồng hồ đo riêng và máy điện thoại riêng. Các khoản chi phí khác đều có chứng từ hoá đơn thanh toán, ví dụ: hoá đơn thanh toán tiền chi tiếp khách, tiền mua văn phòng phẩm.. Khi có nghiệp vụ phát sinh về những chi phí này, kế toán sẽ căn cứ vào các giấy tờ, hoá đơn, biên lai để phản ánh nghiệp vụ vào sổ NKC theo trình tự. Sau đó ghi sang sổ cái TK 627 của từng phân xưởng và sổ cái TK 111(Sổ cái TK 331 nếu chưa thanh toán) theo định khoản: Nợ TK 627 110.978.093 TK 627- PX in 88.011.471 TK 627- PX xén kẻ 22.966.622 Có TK 111 110.978.093 (Có TK 331 Nếu có) Toàn bộ các khoản chi phí kể trên bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL - CCDC , chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền đều được tập hợp trên tài khoản 627 theo từng phân xưởng, từng nghiệp vụ cụ thể và theo trình tự phát sinh. Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm in i Kích cỡ trang in thực tế của sản phẩm(i) Cuối tháng, toàn bộ chi phí sản xuất chung của phân xưởng in được phân bổ cho từng loại sản phẩm in theo từng trang in quy chuẩn(14,5 x 20,5) bằng cách xác định hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung. 14,5 x 20,5 = Số trang in thực tế của sản phẩm in(i) Hệ số phân bổ chi phí SXC cho sản phẩm(i) Chi phí SXC phân bổ cho sản phẩm(i) Chi phí SXC của PX in Tổng trang quy đổi = x x Ví dụ: sách ôn tập toán 9 HP có khối lượng in lớn trong tháng 4/2003. 14,5 x 20,5 Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung 14,5 x 20,5 = = 1 120.796.331 Chi phí SXC phân bổ cho sách Ôn tập Toán 9 26.382.560 = x 1 x 9.012.285 = 41.264.038 Số giấy sử dụng sản xuất sản phẩm(i) Tại phân xưởng xén kẻ giấy vở, tiêu thức phân bổ là: lượng giấy xuất cho xén kẻ trong kỳ: Chi phí SXC của PX xén kẻ Chi phí SXC phân bổ cho sản phẩm (i) Tổng lượng giấy xuất kho = x Ví dụ: 34.072.262 Chi phí SXC phân bổ cho vở 84 trang 43.788.278 = x 4.090.910 = 3.183.193 Số liệu về chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm ứng với từng phân xưởng được kế toán phản ánh trong "Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm"(Biểu số 9). Bảng này để tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm tại biểu số 10.1,10.2. Tổng hợp chi phí sản xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33628.doc
Tài liệu liên quan