Chuyên đề Tổ chức kế toán tài sản cố định ở công ty tư vấn xây dựng cảng đường thuỷ

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TSCĐ VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3

I. Lý luận chung về TSCĐ 3

1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ 3

2. Phân loại TSCĐ. 4

II. Tổ chức kế toán TSCĐ 6

1. Vai trò của TSCĐ 6

2. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ 7

3. Đánh giá TSCĐ 7

4. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ 9

5. Toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ 12

6. Kế toán khấu hao TSCĐ 20

7. Kế toán sửa chữa TSCĐ 22

PHẦN II : TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG CẢNG ĐƯỜNG THUỶ 27

I. Khái niệm về sự ra đời của Công ty tư vấn xây dựng cảng đường thuỷ 27

1. Quá trình hình thành và phát triển. 27

2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và hệ thống sản xuất kinh doanh của Công ty. 28

3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kinh tế Công ty. 33

4. Hình thức tổ chức kế toán của Công ty. 34

II. Thực tế công tác tổ chức kế toán tăng, giảm, khấu hao và sửa chữa TSCĐ tại Công ty tư vấn xây dựng Cảng Đường thuỷ. 37

1. Tình hình tài sản vả vốn của Công ty. 37

2. Tình hình chung về công tác quản lý TSCĐ ở Công ty. 38

4. Tổ chức Kế toán chi tiết TSCĐ tại Công ty tư vấn xây dựng Cảng Đường thuỷ, 40

5. Kế toán tổng hợp tăng, giảm, khấu hang và sửa chữa TSCĐ tại Công ty tư vấn xây dựng Cảng Đường thuỷ. 41

PHẦN III : HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TĂNG, GIẢM, KHẤU HAO VÀ SỬA CHỮA TSCĐ Ở CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG CẢNG ĐƯỜNG THUỶ. 65

I. Nhận xét về công tác kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ ở Công ty tư vấn xây dựng Cảng Đường thuỷ. 65

II. Những ưu điểm. 65

III. Những tồn tại cần khắc phục. 66

IV. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tăng, giảm, khấu hao và sửa chữa TSCĐ tại công ty tư vấn xây dựng Cảng Đường thuỷ. 68

KẾT LUẬN 71

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tổ chức kế toán tài sản cố định ở công ty tư vấn xây dựng cảng đường thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Việt Nam là đất nước có nhiều lợi thế để đẩy mạnh mạng lưới giao thông đường thuỷ và xây dựng các hải cảng vì địa hình nhiều sông ngòi, kênh rạch và đường bờ biển chạy dọc theo chiều dài đất nước. Hơn nữa, trong những năm gần đây ngày càng nhiều hơn và cần thiết hơn, dịch vụ giữa các vùng trong nước và quốc tế ngày càng nhiều hơn và cần thiết hơn. Cũng từ đó, công việc thiết kế và xây dựng cảng đường thuỷ ngày càng được quan tâm và phát triển. Để có thể tiến hành tốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì mọi doanh nghiệp cần hội tụ đủ các yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và người lao động... Trong đó, yếu tố tư liệu lao động mà chủ yếu là TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng. TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và là yếu tố quyết định để doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. TSCĐ thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều biện pháp để thực hiện mục tiêu này, một trong những biện pháp quan trọng là công tác kế toán TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp.. Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp em đã chọn đề tài: "Tổ chức kế toán TSCĐ ở công ty tư vấn xây dựng cảng đường thuỷ" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình với mục đích nâng cao những kiến thức về công tác kế toán TSCĐ tại doanh nghiệp. Với những kiến thức được trang bị tại trường và thời gian thực tế tại công ty cùng với sự giúp đỡ tận tình của Tiến Sĩ Nguyễn Võ Ngoạn cũng như các cán bộ kế toán trong công ty, em đã hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình.Song do năng lực có hạn nên trong bài viết của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các cán bộ kế toán của công ty để đề tài của em được hoành chỉnh hơn. Đề tài luận văn tốt nghiệp của em được bố trí như sau: Phần I: Những vấn đề lý luận chung về TSCĐ và tổ chức kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp. Phần II: Tình hình thực tế công tác tổ chức kế toán TSCĐ tại công ty tư vấn xây dựng cảng đường thuỷ. Phần III: Hoàn thiện công tác kế toán tăng, giảm, khấu hao và sửa chữa TSCĐ tại công ty tư vấn xây dựng cảng đường thuỷ. Phần I Những vấn đề lý luận chung về TSCĐ và tổ chức kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp I. Lý luận chung về TSCĐ 1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ Khái niệm: TSCĐ là những tư liệu lao động được biểu hiện dưới dạng hình thái vật chất hoặc chi phí vật chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc điểm của TSCĐ: để phân biệt TSCĐ với vật dụng, hàng hoá phải dựa vào mục đích mua sắm, đầu tư, giá trị và thời gian sử dụng của chúng. Tính hữu dụng của TSCĐ kéo dài trong nhiều kỳ kế toán và trong quá trình sử dụng chúng bị hao mòn dần, giá trị của chúng được phân bổ dần vào giá trị sản phẩm của các kỳ. Như vậy, ta có thể thấy được hai đặc điểm nổi bật của TSCĐ. - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn được hình thái vật chất ban đầu cho tới khi hư hỏng phải loại bỏ. - TSCĐ trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần và giá trị hao mòn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Theo quyết định 166/1999/QĐ-BTC của Bộ trưởng bộ tài chính quy định những tư liệu lao động thoả mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn sau được coi là TSCĐ: - Có giá trị ³ 5.0000.000VNĐ - Có thời gian sử dụng ³ 1 năm Xuất phát từ những đặc điểm trên của TSCĐ, đòi hỏi việc quản lý TSCĐ phải tuân thủ chặt chẽ cả về mặt hiện vật và giá trị. 2. Phân loại TSCĐ. Trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại TSCĐ với chức năng và công dụng khác nhau. Để có thể quản lý TSCĐ có hiệu quả cần phải phân loại TSCĐ theo một số tiêu thức sau: Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật: Căn cứ vào hình thái biểu hiện, TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành hai loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. - TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho thuê hoặc hoạt động hành chính sự nghiệp, phúc lợi phù hợp với tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng. - TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất, được sử dụng trong sản xuất hay cung cấp dịch vụ cho các đối tượng khác thuê hoặc dùng cho mục đích quản lý. ý nghĩa Cách phân loại này có tác dụng quan trọng trong quyết định điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có các biện pháp quản lý TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ một cách khoa học và hợp lý. Theo đặc trưng kỹ thuật thì TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình lại được chia thành các nhóm TSCĐ khác nhau. Cụ thể: - Đối với TSCĐ hữu hình bao gồm: + Nhà cửa vật kiến trúc: + Máy móc, thiết bị + Phương tiện vận tải, truyền dẫn; +Thiết bị, dụng cụ quản lý; + Cây lâu năm; + TSCĐ hữu hình khác - Đối với TSCĐ vô hình bao gồm: + Quyền sử dụng đất; + Chi phí thành lập doanh nghiệp; + Bằng phát minh sáng chế; + Chi phí nghiên cứu phát triển; +Chi phí về lợi thế thương mại; +TSCĐ vô hình khác. ý nghĩa: Cách phân loại này giúp cho việc hạch toán và quản lý được chi tiết, cụ thể theo từng nhóm, loại TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: Theo cách phân chia loại này TSCĐ được chia thành hai loại: -TSCĐ tự có: Bao gồm toàn bộ TSCĐ do công ty đầu tư mua sắm bằng vốn của doanh nghiệp, vốn liên doanh,vốn vay ngân hàng và các đối tượng khác. -TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ của doanh nghiệp hình thành do doanh nghiệp đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê TSCĐ. TSCĐ thuê ngoài được chia thành: + TSCĐ thuê tài chính +TSCĐ thuê hoạt động ý nghĩa: Cách phân loại này giúp cho việc kế toán TSCĐ chặt chẽ, chính xác, thúc đẩy việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành: -TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn do nhà nước cấp: - TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn tự có doanh nghiệp; - TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn vay - TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn góp liên doanh ý nghĩa: Giúp việc trích và sử dụng nguồn vốn khoa học, đúng mục đích. II. Tổ chức kế toán TSCĐ 1. Vai trò của TSCĐ TSCĐ là một trong ba yếu tố không thể thiếu và có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ quyết định đến quy mô sản xuất của doanh nghiệp, do đó quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giá thành và ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, có thể khẳng định TSCĐ là cơ sở vật chất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp nào sử dụng TSCĐ có hàm lượng khoa học kỹ thuật càng cao thì công nghệ càng hiện đại thì càng có điều kiện để thành công. 2. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ Kế toán TSCĐ luôn giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài chính của các doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ phục vụ cho yêu cầu quản lý, bảo vệ TSCĐ nhằm sử dụng có hiệu quả TSCĐ cần phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: *Ghi chép, phản ánh kịp thời,đầy đủ về số lượng, hiện trạng, giá trị TSCĐ hiện có và tình hình tăng, giảm di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp. *Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán phân bổ chính xác khấu hao và các khoản dự phòng vào chi phí sản xuất kinh doanh. *Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa, tính toán chính xác chi phí sửa chữa thực tế khi công việc sửa chữa hoàn thành. *Tham gia tổ chức kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ 3. Đánh giá TSCĐ Xuất phát từ đặc điểm yêu cầu quản lý TSCĐ, trong quá trình sử dụng, TSCĐ cần được đánh giá và giá trị còn lại. 3.1. Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí bình thường và hợp lý mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản đó vào sử dụng.Nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp được xác định như sau: * Trường hợp mua sắm TSCĐ Nguyên giá TSCĐ do mua sắm là toàn bộ chi phí mua, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử (nếu có) và các chi phí hợp lý, cần thiết khác trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng * Trường hợp tự xây dựng, chế tạo Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí liên quan đến sản xuất, xây dựng hay chế tạo tài sản đó hoặc giá trị quyết toán của TSCĐ được xây dựng, chế tạo và chi phí lắp đặt, chạy thử (nếu có). *Trường hợp TSCĐ của đơn vị khác góp vốn liên doanh Nguyên giá TSCĐ là giá trị thoả thuận của các bên liên doanh do hội đồng liên doanh xác định, cộng thêm các chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử (nếu có) * Trường hợp TSCĐ do cấp trên cấp Nguyên giá là giá ghi trong "biên bản bàn giao TSCĐ " của đơn vị cấp và chi phí lắp đặt, chạy thử (nếu có). * Trường hợp TSCĐ được biếu, tăng viện trợ không hoàn lại: Nguyên giá được tính trên cơ sở giá của những TSCĐ của những tài sản tương đương. * Đối với những tài sản đi thuê Nguyên giá được xác định tuỳ theo phương thức và nội dung trên hợp đồng thuê TSCĐ ý nghĩa Việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá cho phép đánh giá tổng quát năng lực sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất và quy mô của doanh nghiệp. Chỉ tiêu đánh giá còn là cơ sở tính khấu hao theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư ban đầu và xác định hiệu suất sử dụng TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ chỉ xác định một lần khi tăng, giảm TSCĐ và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại và TSCĐ ở doanh nghiệp trừ các trường hợp sau: - Đánh giá lại TSCĐ - Xây dựng, trang bị thêm TSCĐ - Cải tạo, nâng cấp làm tăng năng lực hoạt động và kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ. -Tháo dỡ bớt một số bộ phận làm giảm giá trị TSCĐ và thanh lý TSCĐ. 3.2. Giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ là phần chênh lệch giữa nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ. Đó là phần giá trị chưa thu hồi của TSCĐ. = - Nếu TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá mới thì giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại được xác định như sau: = x ý nghĩa Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại giúp doanh nghiệp xác định được số vốn chưa thu hồi của TSCĐ, biết được hiện trạng của TSCĐ là cũ hay mới để có phương hướng đầu tư và kế hoạch bổ sung thêm TSCĐ. 4. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ Để phục vụ cho nhu cầu thông tin một cách cụ thể, chi tiết đối với từng loại nhóm và đối tượng ghi TSCĐ cần thực hiện kế toán chi tiết TSCĐ cho địa điểm sử dụng và tại phòng kế toán của đơn vị. Việc ghi sổ kế toán chi tiết cần tiến hành theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Biểu 01 Sổ tài sản theo đơn vị sử dụng Năm 200....... Tên đơn vị (Phòng, ban hoặc người sử dụng)...... Đơn vị:.....

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33907.doc
Tài liệu liên quan