Chuyên đề Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hải Phòng

MỤC LỤC

 Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích của đề tài 2

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2

4. Kết cấu nội dung chính của đề tài 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP. 3

1.1. Sự cần thiết tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 3

1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3

1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 5

1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 7

1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8

1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất 8

1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 10

1.3. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 12

 1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 12

1.3.2. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng 13

1.3.3. Trình tự kế toán 16

1.4. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm 19

1.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 19

1.4.2. Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 20

1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 21

1.4.3.1. Theo quá trình sản xuất 21

1.4.3.2. Theo công việc 24

1.5. Tổ chức hệ thống thống sổ kế toán và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DA GIẦY HẢI PHÒNG 26

2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh 26

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 26

2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 28

2.1.3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty 32

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty 35

2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Da Giầy Hải Phòng 39

2.2.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất ở công ty 39

2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty 41

2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 41

2.2.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 46

2.2.5. Kế toán chi phí sản xuất chung 50

2.3. Công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty Da Giầy Hải Phòng 62

2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm 62

2.3.2. Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 62

2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty 63

CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DA GIẦY HẢI PHÒNG 66

3.1. Nhận xét đánh giá khái quát về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm ở công ty Da Giầy Hải Phòng 66

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm ở công ty Da Giầy Hải Phòng 68

Kết luận

Danh mục Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn cần thiết. Sau đó chuyển cho các xí nghiệp, phân xưởng liên quan (bộ phận trực tiếp nhận lệnh). * Cụ thể tới các phân xưởng. - Thứ nhất: Đối với phân xưởng chuẩn bị: Có nhiệm vụ chuẩn bị toàn bộ các bán thành phẩm ban đầu, tùy theo các loại mẫu giầy mà các bán thành phẩm có các chi tiết khác nhau. Phân xưởng chuẩn bị sản xuất ra các bán thành phẩm để phục vụ cho 2 phân xưởng tiếp theo đó là phân xưởng may và phân xưởng giầy. + Đối với phân xưởng may, phân xưởng chuẩn bị phải thực hiện các nhiệm vụ sau để phục vụ phân xưởng may: Căn cứ vào lệnh sản xuất và lệnh cấp phát vật tư để nhận nguyên vật liệu về chuẩn bị cho việc triển khai sản xuất. Tùy theo mã giầy mà phải tiến hành bồi vải hoặc hồ vải. Định vị theo cỡ số để tận dụng tối đa được mảnh vải. Sau đó tiến hành chặt theo đúng ni cỡ, đóng ni cỡ và đánh số ni cỡ để chuyển lên cho phân xưởng may. Ngoài việc chặt vải thì phân xưởng chuẩn bị phải chặt các chi tiết khác của giầy như nẹp, pho hậu, lót cổ… + Đối với phân xưởng giầy, phân xưởng chuẩn bị phải thực hiện các công việc sau để phục vụ phân xưởng giầy: Phục vụ các chi tiết phụ để lắp ráp giầy hoàn chỉnh như lấy vải bồi với xốp để tạo lót giầy. Chuyển vải đã bồi với xốp sang máy để chặt tiếp tục in những đế giầy đã được chặt rồi chuyển chúng cho bộ phận lắp ráp gót. Bộ phận lắp ráp gót tiến hành cắt sửa, sau đó giao cho phân xưởng giầy. Ngoài ra phân xưởng chuẩn bị còn chặt các chi tiết phụ khác. Máy móc thiết bị phục vụ cho phân xưởng chuẩn bị gồm máy chặt, máy cắt vải, máy dẫy, mày mài, máy bồi. Khi các bán thành phẩm ở phân xưởng chuẩn bị hoàn thành thì được nhập vào kho của phân xưởng chuẩn bị, sau đó được chuyển tiếp cho giai đoạn sau. - Thứ hai: Đối với phân xưởng may: Vì đặc điểm sản xuất sản phẩm là liên tục, theo dây chuyền do vậy phân xưởng may thực hiện việc may theo dây chuyền. Cụ thể tại phân xưởng may phải thực hiện các nhiệm vụ sau: + Căn cứ vào lệnh sản xuất, phân xưởng may tiến hành lĩnh bán thành phẩm tại kho của phân xưởng chuẩn bị về để may. + Tùy từng mã giầy mà phải định vị, may cổ. + Lắp ghép các chi tiết vào nhau, sau đó bán thành phẩm của phân xưởng may được nhập vào kho của phân xưởng may. Máy móc thiết bị phục vụ cho phân xưởng may gồm: máy may, máy cắt viền, máy tán ôdê… Bán thành phẩm của phân xưởng may được nhập vào kho của phân xưởng may, sau đó mới tiếp tục được chuyển sang phân xưởng giầy để hoàn chỉnh sản phẩm giầy. - Thứ ba Đối với phân xưởng giầy: Hiện nay tại phân xưởng giầy máy móc thiết bị gồm có máy bôi keo chân gò, máy gò mũi, gò hậu, gò mang, máy ép đứng, ép ngang, ép chữ thập, máy trải keo. ở kho có nhiệm vụ: Nhận mũ ở trên may, nhận tẩy và đế ở phân xưởng chuẩn bị, nhận đế cao su, nhận vật tư đóng gói như tem, mác, giấy. Phân xưởng giầy là phân xưởng cuối cùng hoàn thành, sản phẩm của phân xưởng là những chiếc giầy hoàn chỉnh. Phân xưởng này phải thực hiện các công việc để hoàn chỉnh sản phẩm giầy như: + Bôi keo mũ, bôi keo gò chân, bôi keo mặt tẩy. + Lấy phom, chuẩn bị phom, vào phom. + Gò mũi, gò mang, gò hậu. + Cắt chân gò, sắp đôi. + Định vị, bôi keo, dán bím, treo xích, thả xích để cho khô keo. + Chuẩn bị bím, bôi keo bím, cắt chân bím, lăn bím, bôi xăng, dán độn. + Chuẩn bị đế, bôi keo, dán đế, sửa đế sau đó dùng máy ép đứng để ép đế. + Định vị, dán bím phủ, bôi keo, dùng máy ép chữ thập để ép bím. + Kiểm tra, vệ sinh, treo xe hấp, hấp giầy. + Tháo phom, vệ sinh đóng thùng, sau đó nhập kho thành phẩm. Nhìn chung, 2 loại sản phẩm là giầy vải và thể thao cơ bản đều phải trải qua 3 giai đoạn biểu hiện ở 3 phân xưởng: Chuẩn bị, may, giầy. Trong quá trình sản xuất giầy thể thao, do yêu cầu về mẫu mã có một số chi tiết khác với giầy vải. Trong xí nghiệp giầy thể thao thì các bộ phận sản xuất cũng được tạo lập như đối với xí nghiệp giầy vải, chỉ có một số công việc là đôi chút khác nhau. Nhìn chung các công đoạn trong quá trình sản xuất giầy vải hay thể thao đều phải trải qua một quá trình như sau: Sơ đồ 2.2. PX giầy tiếp tục quá trình sản xuất SP giầy hoàn chỉnh nhập kho PX may tiếp tục quá trình sản xuất PX chuẩn bị Bán thành phẩm Pha cắt Mũ giầy hoàn chỉnh Cụ thể qui trình công nghệ sản xuất giầy vải như sau: NVL: Vải, giả da, cao su Bồi vải, tráng keo Pha cắt, chuẩn bị May SP mũ giầy Lắp ráp hoàn chỉnh giầy Lưu hóa Tháo phom Vệ sinh Kiểm tra Đóng gói Sơ đồ 2.3 2.1.3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay gồm: Ban Giám đốc, phòng ban, 4 đơn vị sản xuất. Cụ thể: - Ban Giám đốc: Điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như. + Phụ trách về kỹ thuật sản xuất. + Theo dõi kế hoạch vật tư, cung ứng vật tư + Theo dõi tình hình tiêu thụ, khách hàng. + Quản lý và quyết định mức vật tư cho từng loại sản phẩm. Gồm 01 Giám đốc, 02 phó giám đốc. - Các phòng ban liên quan: + Phòng tổ chức hành chính, bảo vệ: 40 người. Giúp việc Ban giám đốc công ty trong công tác quản lý, công tác cán bộ, lao động, tiền lương, chế độ chính sách, kỷ luật lao động, giải quyết khiếu tố theo qui định của pháp luật. Bộ phận bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ an toàn tài sản, trật tự an toàn và quản lý chấp hành kỷ luật giờ làm việc của công ty. + Phòng tài chính kế toán: 07 người. Giám đốc về mặt tài chính của công ty, thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, thực hiện công tác kế toán, thống kê theo nhiệm vụ được giao, lập báo cáo cần thiết theo yêu cầu của chế độ và theo yêu cầu quản trị, tiến hành phân tích kinh doanh, giúp ban giám đốc ra quyết định kinh tế. + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: 20 người. Giúp Ban giám đốc tìm kiếm khách hàng, ký kết các hợp đồng sản xuất, làm các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ công ty. + Phòng kỹ thuật: 22 người. Nghiên cứu xây dựng định mức vật tư trong quá trình sản xuất, sản xuất sản phẩm mẫu để chào hàng, theo dõi, kiểm tra, giám sát về mặt kỹ thuật trong quá trình sản xuất. + Phòng cơ điện: Sửa chữa máy móc thiết bị cho các phân xưởng, phòng ban của công ty. + Phòng kế hoạch: 15 người. Xây dựng kế hoạch tháng, quí, năm, điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Xây dựng kế hoạch giá thành, sản lượng. Đưa ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu, kế hoạch cung ứng vật tư. - Các xí nghiệp trực thuộc thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch của công ty giao, chịu sự quản lý, giám sát, hướng dẫn công nghệ, kiểm tra chất lượng và định mức kinh tế kỹ thuật theo quyết định của công ty. Bao gồm 4 xí nghiệp, mỗi xí nghiệp đều có giám đốc, phó giám đốc. Tại các xí nghiệp có các phân xưởng khác nhau: Có 4 xí nghiệp giầy: Khải Hoàn Môn, Hải Thất, Lê Lai 1, Lê Lai 2. Mỗi xí nghiệp có khoảng 750 cán bộ công nhân viên, với một giám đốc, 2 phó giám đốc cùng một số cán bộ làm công tác kỹ thuật, điều hành sản xuất. Tại các xí nghiệp này có các phân xưởng như phân xưởng chuẩn bị, phân xưởng may, phân xưởng giầy. Tại các phân xưởng thì được chia thành các tổ, đội sản xuất, có các quản đốc phân xưởng, phó quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, tổ nhóm quản lý, nhân viên thống kê, nhân viên kỹ thuật. Sơ đồ 2.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý ở công ty Giầy Da Hải Phòng. Ban giám đốc P. Kế toán Phòng KDXNK Phòng cơ điện Phòng kỹ thuật Xí nghiệp Hải Thất XN Khải Hoàn Môn Xí nghiệp Lê Lai 1 Xí nghiệp Lê Lai 2 PX chuẩn bị sản xuất Phân xưởng may Phân xưởng giầy P. Kế hoạch P. Tổ chức hành chính 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty. Công ty Da Giầy Hải Phòng là một doanh nghiệp có qui mô tương đối lớn, phạm vi hoạt động tương đối tập trung. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý, công ty vận dụng hình thức kế toán tập trung. a. Bộ máy kế toán. Sơ đồ 2.5 Kế toán trưởng KT. Tiền lương và các khoản trích theo lương KT. NVL CCDC KT. Chi phí giá thành và tiêu thụ sản phẩm KT TSCĐ Thủ quỹ Nhân viên kinh tế phân xưởng KT. Vốn bằng tiền, các khoản thu và ứng trước, thanh toán Quan hệ lãnh đạo Quan hệ cung cấp số liệu * Kế toán trưởng: Giúp Ban giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở công ty, đồng thời thực hiện kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp, cung cấp thông tin về tình hình tài chính của công ty để Ban giám đốc ra quyết định kinh doanh… * Kế toán Công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu: Ghi chép kế toán chi tiết, tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho, phân bổ CCDC, tính giá vốn vật liệu xuất kho, lập báo cáo kế toán nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ đang sử dụng ở các bộ phận trong công ty. * Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tính lương và các khoản trích theo lương cho người lao động, theo dõi thanh toán lương và bảo hiểm xã hội. * Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành và tiêu thụ: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phản ánh doanh thu bán hàng. * Kế toán vốn bằng tiền, phải thu, thanh toán: theo dõi vốn bằng tiền, phải thu, thanh toán. * Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tiền, tập hợp kiểm kê quĩ tiền mặt. * Nhân viên thống kê: Lập thống kê thời gian lao động, thống kê khối lượng sản phẩm của mỗi lao động để chuyển cho kế toán tiền lương và kế toán giá thành, thống kê vật tư xuất dùng giúp kế toán nguyên vật liệu tính được chi phí nguyên vật liệu và thống kê các số liệu cần thiết khác. b. Hình thức kế toán ở công ty. Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ. Hệ thống sổ kế toán trong công ty gồm có: Nhật ký chứng từ số 1: Ghi có TK 111 Nhật ký chứng từ số 2: Ghi có TK 112 Nhật ký chứng từ số 4: Ghi có TK 311, 342, 341 Nhật ký chứng từ số 5: Ghi có TK 331 Nhật ký chứng từ số 7: Ghi có TK 142, 152, 153, 154, 334, 338. Nhật ký chứng từ số 8: Ghi có TK 131, 155, 511, 632, 642, 911. NKCT số 9: Ghi có TK 211 NKCT số 10: Ghi có các TK còn lại. Bảng kê số 4: Tập hợp CPSX theo các đơn đặt hàng. Bảng kê số 5: Tập hợp CPBH, CPQLDN Ngoài ra còn có các bảng phân bổ số 1, 2, 3… Theo hình thức này từ phòng kế toán trung tâm của công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ việc thu nhận, lập chứng từ kế toán đến xử lý, kiểm tra, phân loại chứng từ vào máy, thực hiện hệ thống hóa thông tin kế toán trên máy. Các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán mà bố trí các nhân viên kinh tế thu nhận, tổng hợp chứng từ, định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm xử lý. Trong điều kiện tin học hóa phát triển, Công ty đã đưa vào áp dụng chương trình kế toán máy với phần mềm Standard bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên chứng từ, sau đó in ra các sổ sách và báo cáo kế toán. Phần mềm Standard ứng dụng ở công ty khai báo các danh mục như sau: * Danh mục hệ thống tài khoản: Có sẵn theo hệ thống tài khoản chuẩn do Bộ Tài chính quy định. Standard cho phép tạo lập các tài khoản chi tiết phù hợp với đặc điểm của công ty. Ví dụ theo yêu cầu quản lý, công ty khai báo các tài khoản cấp 2 của TK 152 – NVL như sau: 1521 – NVLC 1522 – NVLP Để vào danh mục hệ thống tài khoản, người sử dụng vào mục hệ thống, chọn khai báo danh mục hệ thống tài khoản. Màn hình thực hiện Khai báo danh mục hệ thống tài khoản F2 - Đăng ký thêm F3 – xóa F10 – kết thúc Số hiệu TK Tên TK 111 Tiền mặt 1111 Tiền Việt Nam 1112 Ngoại tệ … … 152 NL, VL 153 CC, DC … …. * Danh mục chứng từ: Gồm có: - Chứng từ nhập kho, chứng từ xuất kho. - Chứng từ thu tiền, chứng từ chi tiền. - Chứng từ tiền lương và BHXH. - Chứng từ TSCĐ - Chứng từ khác * Danh mục sổ và báo cáo kế toán gồm: - Sổ sách, báo cáo tiền và các loại khác: + Sổ quĩ tiền mặt, TGNH + NKCT số 1, 2. + Sổ cái …. - Sổ sách báo cáo vật tư, hàng hóa + Sổ chi tiết vật tư hàng hóa, thành phẩm + Thẻ kho, bảng kê v.v… - Sổ sách báo cáo công nợ - Sổ sách báo cáo khác - Sổ sách báo cáo về TSCĐ - Sổ sách báo cáo về lao động, tiền lương: +Bảng tổng hợp tính lương, BHXH, BHYT + Bảng lương tháng - Sổ sách, báo cáo thuế GTGT + Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào. + Tờ khai thuế GTGT - Sổ sách báo cáo về sản xuất + Tập hợp CPSX theo đơn đặt hàng. + Bảng tính giá thành sản phẩm theo khoản mục v.v… c. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. d. Niên độ kế toán: Năm dương lịch 01/01/N đến 31/12/N. e. Kỳ kế toán: tháng. 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Da Giầy Hải Phòng. 2.2.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất ở công ty. Các khoản mục chi phí sản xuất ở công ty gồm có: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại: + Chi phí nguyên vật liệu chính: Vải bạt, vải phin, cao su, đế giầy, hóa chất… kếp. + Chi phí nguyên vật liệu phụ: Bao bì, giấy gói, dung môi, túi nylon… + Nhiên liệu: than. + Công cụ dụng cụ: dao chặt, phom nhôm. + Phụ tùng thay thế: Các chi tiết phụ tùng dùng cho máy khâu như ổ máy, suốt máy, dây cua roa… Vải thì công ty thường nhập từ Công ty dệt 19/5, xí nghiệp may 2, các sản phẩm cao su thường nhập từ cơ sở sản xuất đế dép cao su và nhựa các loại. Hiện nay công ty đánh danh điểm cho từng loại, nhóm NVL như sau: 1521 NVLC 1524 PTTT 1522 NVLP …… 1523 NL Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các loại trên, mỗi loại lại bao gồm nhiều nhóm như NVLC gồm vải, hóa chất, đế cao su… Mỗi nhóm vật liệu lại gồm nhiều thứ: Vải gồm vải bạt, vải phin (NaVy, đen, Mộc…) Kếp gồm kếp loại 1, 2, 3… Danh điểm nguyên vật liệu được lập như sau: Ký hiệu của từng nhóm vật liệu là 5 số, từng thứ vật liệu là 6 số, nếu cùng một thứ vật liệu được bảo quản ở các kho khác nhau thì gắn chữ cái đầu tiên của tên thủ kho vào danh điểm vật liệu. 152 – NVL 1521 – NVLC (Ký hiệu cho loại nguyên vật liệu bằng tài khoản cấp 2) 1522 – NVLP 15211, 15212, 15213 ( là ký hiệu của nhóm vật liệu). Nhóm 1: Vải 3: Hóa chất … Nhóm 2: Kếp 4: Đế cao su 152111, 152112, 152113 là ký hiệu của thứ VL 1, 2, 3. Thứ VL 1: Vải bạt NaVy Thứ VL 2: Vải bạt đen Thứ VL 3: Vải bạt Mộc Thứ VL 4: Vải phin NaVy Đối với công cụ dụng cụ thì chủng loại là ít nên chữ số trong danh điểm là ít. 1531 CCDC 1532 Bao bì luân chuyển 1533 Đồ dùng cho thuê. Ví dụ: 15311 là danh điểm của thứ dao chặt thuộc nhóm 1 (CCDC cầm tay) trong loại 1 (CCDCSX). - Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp làm thêm giờ, làm đêm, bảo hiểm xã hội. - Chi phí sản xuất chung: + Chi phí nhân viên phân xưởng: Tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên phân xưởng, quản đốc… Thống kê… + Chi phí vật liệu: Vật liệu dùng cho sản xuất chung. + Chi phí công cụ dụng cụ: Dùng cho sản xuất chung ở phân xưởng sản xuất. + Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Khấu hao máy móc thiết bị phân xưởng sản xuất. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí điện, nước… phục vụ sản xuất chung ở phân xưởng sản xuất. + Chi phí bằng tiền khác. 2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Do qui trình sản xuất giầy là liên tục, sản phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau. Xuất phát từ đặc điểm đó, công ty đã tổ chức sản xuất theo các phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhận một số giai đoạn công nghệ của qui trình sản xuất. Vậy nên để phù hợp với qui trình công nghệ, đặc điểm sản xuất kinh doanh, công ty đã xác định: Đối tượng tập hợp CPSX là các đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng hoàn thành. Việc tập hợp CPSX cho từng đơn đặt hàng là tương đối đơn giản. Mỗi đơn đặt hàng được mở một phiếu tính giá thành để theo dõi và tập hợp CPSX cho từng đơn đặt hàng đó. Công ty thực hiện việc tập hợp CPSX như vậy là thuận lợi cho công tác tính giá thành, bởi CPSXC đến cuối mỗi tháng đều được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo mức độ hoàn thành. Hơn nữa phiếu tính giá thành của công ty có ghi chi tiết nên thuận tiện cho quản lý. Phiếu tính giá này được theo dõi cho từng đơn đặt hàng và từng lệnh sản xuất. 2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Nội dung: ở công ty CPNVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành (khoảng 70%). Do đó việc hạch toán chính xác, đầy đủ các loại chi phí này có tầm quan trọng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo độ chính xác khi tính giá thành sản phẩm. Để tiến hành sản xuất và hoàn thành một sản phẩm giầy thì NVLTT tạo nên sản phẩm gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu liệu phụ, Nhiên liệu (như trên trình bày). Để đưa vào sử dụng thì phân xưởng chuẩn bị xuống kho lĩnh vải về căn cứ vào lệnh cấp phát vật tư kèm theo lệnh sản xuất mà phân xưởng chuẩn bị phải thực hiện. Sau đó phân xưởng chuẩn bị tiến hành định vị theo cỡ số bao gồm định vị bản vải, sau đó để biết được số đôi. Mục đích của việc định vị là làm sao với một khổ vải như vậy tận dụng được một cách tối đa. Sau đó bộ phận chặt căn cứ vào số định vị để tiến hành chặt theo đúng ni cỡ số đôi đã định vị sẵn. Hiện nay, ở công ty, phế liệu thường là vải vụn sau khi phân xưởng chuẩn bị tiến hành cắt theo định vị nhưng chưa tận thu. Do việc sản xuất theo đơn đặt hàng nên tại công ty luôn có bộ phận kế hoạch vật tư, chịu trách nhiệm thu mua vật tư để đảm bảo cho quá trình sản xuất, lập kế hoạch thu mua, dự trữ vật tư. Khi nhận được đơn đặt hàng, ký hợp đồng sản xuất công ty mới lập lệnh cho tiến hành sản xuất. Tùy yêu cầu đơn đặt hàng, nếu vật tư có sẵn trong kho thì giá vật tư xuất dùng là đơn giá BQGQ (tính cho từng vật tư). Những vật tư không qua kho thì giá xuất vật tư là giá vốn. Với mỗi loại giầy thì phòng kỹ thuật đều xây dựng được một định mức vật tư, căn cứ vào định mức vật tư này để tính ra hạn mức vật tư cần dùng đối với mỗi một loại giầy, hạn mức cấp phát vật tư này được đính kèm lệnh sản xuất. - Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, chứng từ tiền mặt, TGNH. Hóa đơn mua hàng chứng từ kiểm kê vật tư. - Mã hóa chứng từ: chứng từ Tiền mặt: Phiếu chi -PC Phiếu xuất kho: - PX Chứng từ TGNH: - GBN - Tài khoản sử dụng: TK 621 - CPNVLTT. Được theo dõi chi tiết theo từng đơn đặt hàng. Để theo dõi kịp thời nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất thực tế với việc ghi chép, định kỳ kế toán tiến hành kiểm kê vật liệu tồn kho để đối chiếu và có sự điều chỉnh, cân đối phù hợp. Hàng ngày, kế toán vật liệu xuống kho nhận chứng từ kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, ký xác nhận với thủ kho. Cuối tháng máy tính sẽ tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp đơn giá BQGQ. Căn cứ vào kết quả tính giá nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất, kế toán tập hợp CPNVLTT cho từng ĐĐH và lệnh cho chương trình lập bảng phân bổ số 2 – Bảng phân bổ NVL, CCDC. * Qui trình nhập liệu. Căn cứ vào lệnh cấp vật tư mà thủ kho tiến hành xuất kho nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho lập 5 liên: 1 liên lưu tại cuống, 1 liên thủ kho giữ, 1 liên phòng kế toán giữ làm căn cứ hạch toán nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất, 2 liên được giữ bởi đơn vị lĩnh: 1 liên dùng để quyết toán vật tư còn 1 liên giữ tại đơn vị lĩnh. Tại phòng kế toán, sau khi nhận được Phiếu xuất kho, bộ phận kế toán nguyên vật liệu sẽ kiểm tra chứng từ rồi vào sổ chi tiết từng thứ vật tư và có nhiệm vụ đối chiếu với thủ kho. Sau đó từ sổ theo dõi riêng này nhập dữ liệu vào máy. Sau đó chuyển phiếu xuất kho cho bộ phận kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. Cuối tháng máy tính tính ra giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo chỉ tiêu giá trị theo phương pháp Bình quân gia quyền (BQGQ). Đơn giá VL xuất kho = Giá trị VL tồn đầu tháng + Giá trị VL nhập trong tháng Số lượng VL tồn đầu tháng + Số lượng VL nhập trong tháng Trị giá thực tế của VL xuất kho = Số lượng VL xuất kho x Đơn giá VL xuất kho Cụ thể như sau: Biểu 2.6 Vật liệu tồn kho đầu kỳ: Trích sổ đối chiếu luân chuyển. Tháng 11/2002 Stt Tên vật tư ĐVT Mã vật tư Số lượng Thành tiền 1 Bạt NaVy M 152111 500 6.000.000 2 Bạt đen M 152112 400 4.800.000 3 Bạt Mộc M 152113 510 4.590.000 4 ……. ……… ……… ……… Biểu 2.7 Vật liệu Nhập trong kỳ: Trích Bảng tổng hợp Nhập Stt Tên vật tư ĐVT Mã vật tư Số lượng Thành tiền 1 Bạt NaVy M 152111 500 6.100.000 2 Bạt đen M 152112 500 6.050.000 3 Bạt Mộc M 152113 500 4.600.000 4 ……. ……… ……… ……… Chương trình tự động tính giá xuất của từng vật tư theo đơn giá bình quân gia quyền (như trên). Cuối tháng kế toán vật tư chạy chắc năng tính giá xuất vật tư, chương trình tự động tính trị giá xuất từng thứ vật tư: Báo cáo\ Quản lý vật tư \ Tính giá xuất vật tư. Khi đó trị giá xuất vật tư được tính cụ thể như sau: + Bạt NaVy: xuất 800m. Giá thực tế xuất kho = 6.000.000 + 6.100.000 x 800 = 9.680.000 500 + 500 + Bạt đen: xuất 750m. Giá thực tế xuất kho = 4.800.000 + 6.050.000 x 750 = 9.041.667 400 + 500 + Bạt Mộc: Xuất 910 m. Giá thực tế xuất kho = 4.590.000 + 4.600.000 x 910 = 8.280.099 510 + 500 Giải thích các thông tin cập nhật. - Kho: Mã kho xuất vật tư: 1 ký tự, người sử dụng khai báo trường này cho vải bạt NaVy xuất tại kho Anh Bình trên phiếu xuất kho. - Ngày: Người sử dụng tự gõ theo phiếu xuất kho. - Chứng từ: Gõ PXC. - ĐK nợ: Người sử dụng gõ 6272 - TK nợ: Chương trình tự động đưa vào tên của TK khi mã TK nợ được đưa vào. - ĐK có: Người sử dụng tự gõ 1521 - TK có: Chương trình tự động đưa vào. - Diễn giải: Người sử dụng cập nhật. - Mã vật tư: Người sử dụng gõ theo đúng danh mục vật tư 152111B. - Tên vật tư: Chương trình tự động đưa vào tên vật tư tương ứng với mã vật tư được cập nhật. - Số lượng: Được gõ theo số lượng trên phiếu xuất kho: 200 - Đơn giá: Bỏ trống sau này chương trình sẽ tự động tính đơn giá cho vải bạt NaVy theo phương pháp BQGQ. - Số tiền: Chương trình tự nhân đơn giá với số lượng và cập nhật vào trường số tiền. - Vụ việc, sản phẩm. - Bộ phận phân xưởng. Cuối tháng, khi có lệnh chương trình tự động chạy và cho ra Bảng phân bổ số 2. (Sơ đồ 2.9) Từ kết quả của Bảng phân bổ số 2 – Bảng phân bổ NVL, CCDC chương trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào Bảng kê số 4 – phần nợ TK 621, đối ứng có TK 152, TK 153. Kế toán tiến hành phản ánh CPNVLTT trên TK 621 và theo dõi chi tiết cho từng đơn đặt hàng trên Bảng kê số 4. Nợ TK 621 6.466.790.114 (CT- TK 621 ĐH NoVy 5/5V 942.319.008 TK 621 ĐH Havte 7/7V 367.179.624 TK 621 ĐH Kai 8/80V 715.345.500) Có TK 152 5.863.986.434 Có TK 153 602.803.680 Cuối tháng kế toán vào mục hệ thống sau đó chọn mục kết chuyển, phân bổ, chương trình sẽ tự động kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK 154 và được thể hiện trên Bảng kê số 4: (Biểu 2.18) Nợ TK 154 6.466.790.114 (CT TK 154 ĐH NoVy 5/5V 942.319.008 TK 154 ĐH Havte 7/7V 367.179.624 TK 154 ĐH Kai 8/8V 715.345.500) Có TK 621 6.466.790.114 Cuối tháng kế toán lệnh cho chương trình in ra sổ cái TK 621 (Biểu2.10) 2.2.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT). Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao dịch vụ gồm Tiền lương chính, phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, KPCĐ theo số tiền lương công nhân sản xuất. Các chứng từ kế toán sử dụng: Là phiếu thống kê sản phẩm hoàn thành, bảng chấm công của nhân viên thống kê, phiếu báo làm thêm, bảng thanh toán lương và BHXH. Hiện nay khoản chi này chiếm khoảng gần 30% trong tổng giá thành sản xuất tại công ty. Khoản mục CPNCTT được theo dõi chi tiết theo từng đơn đặt hàng. Công ty đã áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương sản phẩm phải trả người lao động = Đơn giá lương sản phẩm x Số lượng sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng Phần mềm Standard đã xây dựng phương thức tính lương theo công thức trên. Hiện nay công ty đã xây dựng đơn giá tiền lương cho mỗi một kiểu giầy chứ không qui đổi ra thời gian định mức để làm căn cứ tính lương. Từ lệnh sản xuất nhận được, các phân xưởng thuộc các xí nghiệp trong công ty tiến hành sản xuất, tùy thuộc vào nhiệm vụ mà sản phẩm của phân xưởng có thể là bán thành phẩm hoặc thành phẩm. Tại mỗi phân xưởng để kiểm tra, thống kê được số thành phẩm hoặc bán thành phẩm nhập kho thì tại mỗi phân xưởng đều có kho của phân xưởng. Cuối tháng các nhân viên thống kê của các tổ, các phân xưởng thống kê sản phẩm hoặc bán thành phẩm nhập kho. Nếu như cuối tháng sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa nhập kho thì cũng được coi là chưa hoàn thành. Nhân viên thống kê tiến hành và ghi chép số sản phẩm hoàn thành của các cá nhân trong tổ, đồng thời các tổ trưởng nộp bảng chấm công theo dõi ngày làm việc của công nhân lên cho nhân viên thống kê phân xưởng. Sau đó từ các bảng chấm công và phiếu Nhập kho sản phẩm làm ra của phân xưởng, nhân viên thống kê phân xưởng nộp cho thống kê xí nghiệp, nhân viên thống kê xí nghiệp có nhiệm vụ nộp các bảng chấm công và phiếu thống kê sản phẩm hoàn thành của các phân xưởng trực tiếp cho kế toán tiền lương, kế toán tiền lương sẽ vào mục phương thức tính lương trên màn hình, chương trình sẽ tính ra tiền lương phải trả cho từng công nhân trên cơ sở đơn giá lương định mức có sẵn. Căn cứ vào đơn giá định mức này và mức độ hoàn thành của từng loại giầy, từ đó mà tính ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31163.doc
Tài liệu liên quan