LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP. 3
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ TSCĐ. 3
1. Khái niệm TSCĐ. 3
1.1. Khái niệm. 3
1.2. Vai trò của TSCĐ. 4
1.3. Đặc điểm của TSCĐ. 4
2. Phân loại đánh giá. 4
2.1. Phân loại TSCĐ. 4
2.1.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật và kết cấu TSCĐ. 5
2.1.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu. 6
2.1.3. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế và tính hình sử dụng. 6
2.1.4. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành. 7
2.2. Đánh giá TSCĐ. 7
2.2.1. Nguyên giá TSCĐ. 8
2.2.2. Giá trị hao mòn TSCĐ. 11
2.2.3. Giá trị còn lại của TSCĐ. 11
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ 12
1. Nguyên tắc chung trong kế toán TSCĐ. 12
2. Kế toán chi tiết TSCĐ. 13
2.1 Đánh số TSCĐ. 13
2.2. Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán và các địa điểm sử dụng. 13
3. Kế toán tổng hợp TSCĐ. 14
3.1. Kế toán TSCĐ hữu hình. 15
3.1.1. Hạch toán tình hình biến động tăng TSCĐ hữu hình. 15
3.1.2. Hạch toán tình hình biến động giảm TSCĐ hữu hình. 19
3.2. Kế toán TSCĐ vô hình. 24
3.3. Kế toán TSCĐ thuê tài chính. 25
3.4. Kế toán TSCĐ thuê hoạt động. 26
4. Kế toán khấu hao và hao mòn TSCĐ. 28
4.1. Khái niệm và phương pháp tính. 28
4.1.1. Khái niệm. 28
4.1.2. Phương pháp tính. 28
4.2. Hạch toán khấu hao TSCĐ. 30
5. Kế toán sửa chữa TSCĐ. 30
5.1. Trường hợp sửa chữa nhỏ, mang tính bảo dưỡng. 30
5.2. Trường hợp sửa chữa lớn, mang tính hồi phục hoặc nâng cấp. 31
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁT QUẢN LÝ NHẰM NÂNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ. 31
CHƯƠNG II: 33
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY DU LỊCH QUẢNG NINH 33
I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY DU LỊCH QUẢNG NINH: 33
1. Quá trình hình thành và phát triển: 33
2. Chức năng nhiệm vụ: 34
3. Tổ chức bộ máy quản lý, kế toán, công tác kế toán 34
3.1 Tổ chức bộ máy quản lý: 34
3.2 Tổ chức bộ bộ máy kế toán: 36
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY DU LỊCH QUẢNG NINH 38
1. Đặc điểm TSCĐ ở Công ty Du lịch Quảng Ninh: 38
2. Công tác hạch toán kế toán chi tiết TSCĐ ở công ty du lịch Quảng Ninh. 40
3. Công tác hạch toán kế toán tổng hợp TSCĐ ở Công ty Du lịch Quảng Ninh. 42
3.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ. 43
3.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình: 29
4. Kế toán khấu hao TSCĐ. 32
4.1. Hao mòn và phương pháp tính hao mòn TSCĐ: 32
4.2. Kế toán tổng hợp khấu hao TSCĐ: 33
5. Kế toán sửa chữa TSCĐ: 34
CHƯƠNG III: 36
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY DU LỊCH QUẢNG NINH 36
I. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY DU LỊCH QUẢNG NINH. 36
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY DU LỊCH QUẢNG NINH: 38
1. Về cách phân loại TSCĐ: 38
2. Về kế toán chi tiết TSCĐ: 39
3. Về kế toán chi tiết khấu hao TSCĐ: 39
4. Một số ý kiến khác: 41
KẾT LUẬN 42
64 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức quản lý và hạch toán kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Du lịch Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Có TK liên quan (111, 112, 331, 334,...)
c. Giảm do chuyển thành công cụ, dụng cụ nhỏ.
Trong trường hợp này, kế toán cần căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ để ghi các bút toán cho phù hợp.
- Nếu giá trị còn lại nhỏ, kế toán sẽ phân bổ hết vào chi phí kinh doanh.
Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn luỹ kế.
Nợ TK 627 (6273): Tính vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 641 (6413): Tính vào chi phí bán hàng.
Nợ TK 642 (6423): Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
- Nếu giá trị còn lại lớn sẽ đưa vào chi phí trả trước để phân bổ dần vào chi phí kinh doanh.
Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn luỹ kế.
Nợ TK 142 (1421): Giá trị còn lại.
Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ.
- Nếu TSCĐ còn mới, chưa sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 153 (1531): Nếu nhập kho.
Nợ TK 142 (1421): Nếu đem sử dụng.
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
d. Giảm do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ.
Những TSCĐ gửi đi tham gia liên doanh do không còn thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanh nghiệp nữa nên được coi như khấu hao hết giá trị một lần. Phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn sẽ được ghi vào bên nợ hoặc có TK 412.
Nợ TK 222: Giá trị vốn góp liên doanh dài hạn.
Nợ TK 128 : Giá trị vốn góp liên doanh ngắn hạn.
Nợ TK 214 (2141): Giá trị hao mòn.
Nợ (hoặc có) TK 412 : Phần chênh lệch.
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
e. Trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh.
Khi hết hạn hợp đồng liên doanh hoặc khi thừa vốn hay khi các bên tham gia liên doanh rút vốn, nếu doanh nghiệp trả lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ, ngoài việc ghi giảm vốn kinh doanh, kế toán còn phải xóa sổ TSCĐ giao trả. Cần chú ý rằng, khi giao trả, nếu phát sinh chênh lệch giữa giá trị còn lại theo sổ sách với giá đánh lại để giao trả, phần chênh lệch sẽ được kế toán phản ánh ở TK412.
BT1, Xoá sổ TSCĐ.
Nợ TK 411 (chi tiết vốn liên doanh): Giá trị còn lại.
Nợ TK 214 (2141): Giá trị hao mòn.
Nợ (hoặc có) TK 412: Phần chênh lệch (nếu có)
Có TK 211: Nguyên giá
BT2, Thanh toán nốt số vốn liên doanh còn lại
Nợ TK 411 (chi tiết vốn liên doanh)
Có TK liên quan (111, 112, 338): Phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại.
g. Thiếu phát hiện qua kiểm kê.
Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của giám đốc doanh nghiệp (hoặc cấp thẩm quyền), kế toán ghi:
Nợ TK 214 (2141): Giá trị hao mòn.
Nợ TK 1388, 334: Giá trị cá nhân phải bồi thường.
Nợ TK 1381: Giá trị thiếu chờ xử lý.
Nợ TK 411: Ghi giảm vốn.
Nợ TK 821: Tính vào chi phí bất thường.
Có TK 211: Nguyên giá.
Sơ đồ 1:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TSCĐ HỮU HÌNH.
Giá trị
hao mòn
Giá trị
còn lại
Trả tiền cho
người bán
TK 112, 341
Mua thanh toán ngay
TK 113
TK 311
Phải trả cho người bán
TK 113
TK 411
Đầu tư bằng các quỹ XN
và nguồn vốn XDCB
TK 414, 431, 441
TK 128, 222
Nhận lại vốn
Góp liên doanh
TK 241
Công trình XDCB
hoàn thành
TK 421
Đánh giá tăng TSCĐ
TK 3381
Phát hiện thừa TSCĐ
TK 153
Chuyển công cụ dụng
cụ thành TSCĐ
TK 411
Được cấp vốn bằng TSCĐ
được điều chuyển hoặc biếu tặng
TK 211
Xoá sổ TSCĐ khi
thanh lý, nhượng bán
TK 214
TK 821
TK 821
TK 821
Khoản thu về TL
TK 111,131..
Trả lại TSCĐ cho các
bên tham gia liên doanh
TK 241
TK 241
TK 414,341
Tham gia góp vốn liên
doanh bằng TSCĐ
TK 228,128
Đánh giá giảm TSCĐ
TK 412
Thiếu khi
kiểm kê
TK 214
TK 1381, 334, 411, 821
3.2. Kế toán TSCĐ vô hình.
* Kế toán tăng TSCĐ vô hình.
1. Hạch toán mua TSCĐ vô hình.
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình.
Có TK 111, 112, 141, 331.
2. Nhận vốn cổ phần, vốn liên doanh bằng TSCĐ vô hình.
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình.
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
3. TSCĐ vô hình tăng là chi phí về lợi thế thương mại. Nó thường gắn liền với TSCĐ hữu hình, kế toán ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình.
Có TK 111, 112, 331.
4. Giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí hình thành một trong quá trình như chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất ,...
- Tập hợp chi phí thực tế phát sinh kế toán ghi:
Nợ TK 241 - XDCB dở dang.
Có TK 111, 112
- Khi kết thúc quá trình đầu tư, kế toán phải tổng hợp, tính toán chính xác tổng chi phí phát sinh và ghi sổ:
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình.
Có TK 241 - XDCB dở dang.
* Kế toán giảm TSCĐ vô hình: Việc hạch toán, nhượng bán, thanh lý TSCĐ vô hình cũng giống như TSCĐ hữu hình.
3.3. Kế toán TSCĐ thuê tài chính.
* Kế toán đơn vị đi thuê TSCĐ:
Trình tự kế toán đơn vị đi thuê được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 111, 112
TK 342
TK 212
TK 214
TK 6274, 6414
(4)
TK 315
(1) (a)
TK 133
(b)
TK 142
(c)
(5)
(a)
(b)
TK 211
(3)
(2)
(1) Nợ thuê TSCĐ thuê tài chính.
(a) Giá trị TSCĐ thuê tài chính.
(b) Số thuế VAT được khấu trừ.
(c) Số lãi thuê phải trả hoặc số chênh lệch giữa tổng số vốn tiền thuê và nguyên giá TSCĐ.
(2) Trích khấu hao TSCĐ.
(3) Tính lãi phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh.
(4) Hàng tháng trả tiền thuê TSCĐ cho bên thuê.
(5) Khi kết thúc thời hạn thuê TSCĐ.
(a) Trả lại TSCĐ cho bên thuê.
(b) Đơn vị cho thuê chuyển giao quyền sở hữu cho đơn vị thuê.
* Kế toán tại đơn vị cho thuê TSCĐ.
TSCĐ cho thuê tài chính, về thực chất là một khoản vốn vay bằng hiện vật cho bên ngoài thuê, TSCĐ vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê. Bên cho thuê phải theo dõi TSCĐ đã cho thuê tài chính về mặt hiện vật và hạch toán trị giá TSCĐ cho thuê như một khoản đầu tư tài chính.
Trình tự kế toán tại đơn vị cho thuê được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3:
TK 211
TK 228
TK 811
(1)
(a)
(b)
TK 214
(4)
(3)
TK 711
(a)
(2)
TK 333(1)
(b)
TK 111,112
(1) Phản ánh giá trị TSCĐ cho thuê tài chính.
(a) Giá trị thực tế của TSCĐ cho thuê.
(b) Giá trị hao mòn. (nếu có).
(2) Tiền thuê TSCĐ (căn cứ vào hợp đồng kinh tế ghi số tiền phải thu hoặc căn cứ vào phiếu thu ghi số tiền thu được).
(a) Thu nhập từ việc cho thuê tài chính .
(b) Thuế VAT phải nộp.
(3) Giá trị TSCĐ cho thuê cần phải thu hồi trong quá trình đầu tư.
(4) Hết thời hạn nhận lại TSCĐ.
3.4. Kế toán TSCĐ thuê hoạt động.
TSCĐ thuê hoạt động là TSCĐ thuê không thoả mãn các tiêu chuẩn về thuê tài chính. Khi thuê xong TSCĐ được giao trả lại cho bên thuê.
* Kế toán tại đơn vị đi thuê.
Kế toán đi thuê TSCĐ hoạt động sử dụng các TK: TK 001, TK 627, TK 641, TK 642, TK 331, TK 111, TK112 ,...
1. Căn cứ vào hợp đồng thuê TSCĐ và các chi phí khác có liên quan đến việc thuê ngoài (vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt,...) kế toán ghi:
Nợ TK 627, 641, 642: Tiền thuê (không có VAT) và các chi phí liên quan khác
Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT được khấu trừ.
Có TK 338 (3388): Số tiền thuê phải trả.
Có TK 111, 112: Các chi phí khác.
2. Khi trả tiền cho đơn vị cho thuê.
Nợ TK 331 (3388)
Có TK 111, 112,...
Tại đơn vị đi thuê TSCĐ hoạt động, ngoài các bút toán trên kế toán còn phải theo dõi giá trị TSCĐ đi thuê hoạt động vào TK 001 “Tài sản thuê ngoài” chi tiết theo từng người cho thuê và từng loại TSCĐ thuê.
- Khi thuê:
Nợ TK 001
- Khi trả:
Có TK 001
* Kế toán tại đơn vị cho thuê.
TSCĐ cho thuê vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải trích khấu hao. Các chi phí liên quan đến việc cho thuê như khấu hao TSCĐ cho thuê, chi phí môi giới, giao dịch, vận chuyển,... kế toán ghi:
Nợ TK 811: Tập hợp chi phí cho thuê.
Có TK 214 (2141,2143): Khấu hao TSCĐ cho thuê.
Có TK liên quan (111, 112,...): Các chi phí khác.
Khoản thu về cho thuê, kế toán ghi:
Nợ TK liên quan (111, 112, 138,...) Tổng số thu.
Có TK 3331: Thuế VAT phải nộp.
Có TK 711: Số thu về cho thuê (trừ VAT).
4. Kế toán khấu hao và hao mòn TSCĐ.
4.1. Khái niệm và phương pháp tính.
4.1.1. Khái niệm.
Khấu hao TSCĐ là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã hao mòn, hao mòn TSCĐ là hiện tượng khách quan làm giải giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn mục đích trích khấu hao TSCĐ là biện pháp nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng.
Hao mòn TSCĐ có hai loại:
+ Hao mòn hữu hình.
+ Hao mòn vô hình.
Như vậy, hao mòn là một tất yếu khách quan, nhất thiết phải thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ tương ứng với giá trị hao mòn của nó để tạo ra nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ. Trong quản lý doanh nghiệp phải thực hiện cơ chế thu vốn đầu tư và TSCĐ gọi là khấu hao. Khấu hao là TSCĐ biểu hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn TSCĐ.
Hao mòn là khái niệm trìu tượng còn khấu hao mang tính chất chủ quan biểu hiện bằng một số tiền và là một khái niệm cụ thể. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, hao mòn là nội dung bên trong, khấu hao là hình thức biểu hiện ra bên ngoài. Mà nội dung quyết định hình thức do đó mức độ khấu hao phải trích phụ thuộc vào mức độ hao mòn của TSCĐ.
4.1.2. Phương pháp tính.
Việc khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao nào là tuỳ thuộc và quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài sản đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các phương pháp tính khấu hao sau đây:
a. Phương pháp khấu hao tuyến tính.
Theo phương pháp này việc tính khấu hao TSCĐ phải dựa trên nguyên giá TSCĐ và tỷ lệ khấu hao của TSCĐ đó để tính ra mức khấu hao năm.
Hiện nay theo quyết định số 351/TC/QĐ CĐKT ngày 22/5/1997 của Bộ trưởng Bộ tài chính, mức khấu hao hàng năm của doanh nghiệp được xác định theo công thức:
Mức khấu hao Nguyên giá của Tỷ lệ
hàng năm TSCĐ khấu hao
Từ đó tính được mức khấu hao hàng tháng là:
Mứckhấu hao hàng tháng = Mức khấu hao hàng năm / 12
Theo quy định hiện nay ở nước ta: TSCĐ tăng (giảm) trong kỳ này thì sang kỳ sau mới tính tăng (giảm) khấu hao TSCĐ. Do đó để đơn giản cho việc tính khấu hao, số khấu hao kỳ người được xác định theo công thức:
Số khấu hao Số khấu hao Số khấu Số khấu
kỳ này kỳ trước hao tăng hao giảm
b. Phương pháp khấu hao theo sản lượng.
Theo phương pháp này người ta lấy nguyên giá của TSCĐ trừ đi giá trị phế thải (tận dụng) sau đó chia cho sản lượng ước tính có thể sản xuất ra trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ.
c. Phương pháp khấu hao nhanh.
Áp dụng phương pháp khấu hao nhanh làm cho doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới được trang thiết bị, tạo ra năng lực sản xuất lớn hơn. Tuy nhiên nó chỉ được vận dụng ở những doanh nghiệp mà giá thành hoặc chi phí có khả năng chịu được (doanh nghiệp có lãi).
Có 2 phương pháp khấu hao nhanh:
+ Phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần.
+ Phương pháp tính khấu hao theo tổng số năm.
4.2. Hạch toán khấu hao TSCĐ.
Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng (giảm) khấu hao, kế toán sử dụng TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
Kế toán tổng hợp khấu hao TSCĐ của khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 5:
TK 211, 213
TK 214
TK 627, 641, 642
TK 241
TK 142, 355
(3) Giảm TSCĐ đã khấu hao
TK 821, 138
TK 222, 228
Trích khấu hao
(1) TSCĐ
TK 111, 112, 338
Khấu hao nộp cấp trên
(4)
TK 411
TK 211
TK 009
(1b)
Nguồn vốn khấu hao giảm
(4b)
Nguồn vốn khấu hao tăng
(2)
Nhận TSCĐ trong nội bộ đã khấu hao
5. Kế toán sửa chữa TSCĐ.
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa thay thế để khôi phục năng lựchoạt động. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch. Tuỳ theo quy mô tính chất của việc sửa chữa, kế toán sẽ phản ánh vào TK thích hợp.
5.1. Trường hợp sửa chữa nhỏ, mang tính bảo dưỡng.
Do khối lượng công việc sửa chữa không nhiều, quy mô sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh đến đó được thể hiện qua sơ đồ 6.
5.2. Trường hợp sửa chữa lớn, mang tính hồi phục hoặc nâng cấp.
Hoạt động sửa chữa lớn, do thời gian sửa chữa kéo dài các chi phí phát sinh cho một lần sửa chữa thường rất lớn nên không thể hoạch toán toàn bộ vào chi phí kinh doanh một kỳ được. Việc sửa chữa sẽ phục vụ cho nhiều kỳ sản xuất, đầu mỗi năm đơn vị lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ để lên dự toán chi phí sửa chữa. Các khoản chi phí này được phân bổ đều và được trích trước vào chi phí trong kỳ sản xuất. Được thể hiện qua sơ đồ 6.
Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán tổng quát sửa chữa TSCĐ.
TK 2413
Chi phí sửa chữa lắp đật
TK 111, 112, 152, 334
Tập hợp chi phí
sửa chữa lớn
Kết chuyển
giá thành sửa chữa
TK 1421
Ngoài khấu hao
Phân bổ
dần
TK 335
Trong khấu hao
Trích trước
TK 211
Nâng cấp
Tự làm
TK 331
Thuế VAT
Chi phí sửa chữa lắp đặt
TK 1331
TK 627, 641, 642
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁT QUẢN LÝ NHẰM NÂNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ để nâng cao được hiệu quả sử dụng của TSCĐ ta cần phải áp dụng một số biện pháp sau:
- Bố trí sắp xếp sử dụng TSCĐ phù hợp với đặc trưng kỹ thuật kết cấu TSCĐ.
- Tiến hành kiểm kê TSCĐ theo định kỳ để qua đó đánh giá được thực trạng TSCĐ để có kế hoạch sửa chữa lớn nhằm khôi phục khả năng hoạt động bình thường của TSCĐ.
- Tăng cường công tác bảo quản TSCĐ khi đưa vào sử dụng để TSCĐ đạt hiệu quả cao nhất.
- Đối với những TSCĐ cũ, lạc hâu, những TSCĐ không phát huy tác dụng cần được nhượng bán, thanh lý kịp thời để thu hồi vốn tạo nguồn tái đầu tư đổi mới kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong kinh doanh.
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY DU LỊCH QUẢNG NINH
I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY DU LỊCH QUẢNG NINH:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Du lịch Quảng ninh là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam. Công ty được thành lập ngày 7 tháng 9 năm 1960 với tên đối ngoại là Quảng Ninh Tourist. Từ năm 1978 đến năm 1989 cùng với sự phát triển chung của toàn ngành, Công ty Du lịch Quảng ninh đã xác định tập trung vào để khắc phục cách quản lý hành chính tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh.
Công ty du lịch Quảng ninh được thành lập lại theo quyết định số 87 QĐ/TCLD ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Tổng cục Du lịch. Kể từ ngày thành lập, Công ty đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về nhiều mặt, là một trong những công ty nhiều năm liên tục hoàn thành tốt các chỉ tiêu nghĩa vụ của nhà nước giao, là một trong những công ty xuất sắc của tỉnh Quảng Ninh và của ngành du lịch cả nước. Công ty du lịch Quảng Ninh đã không ngừng lớn mạnh, không ngừng đổi mới và nâng cao trình độ, hoàn thiện về cơ chế quản lý, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo để thu hút khách du lịch nên hàng năm không những các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước tăng cao mà đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng ổn định.
Cụ thể là:
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm1998
Năm 1999
Năm 2000
Doanh thu
VNĐ
18.743.456.325
20.377.802.246
21.311.000.000
Lợi nhuận sau thuế
VNĐ
15.760.000
25.500.000
17.629.000
Nộp ngân sách
VNĐ
2.067.994.058
2.020.600.000
1.511.198.000
Thu nhập bình quân
Người/tháng
612.000
627.000
950.000
- Tổng số vốn cố định tính đén ngày 31/12/2000: 23.346.642.189 đồng.
- Tổng số vốn lưu động tính đến ngày 31/12/2000: 20.266.378.532 đồng.
- Tổng số các cán bộ công nhân viên: 355 người
2. Chức năng nhiệm vụ:
Công ty Du lịch Quảng Ninh tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép kinh doanh số 104996 ngày 22/6/1993 do Trọng tài kinh tế tỉnh Quảng Ninh cấp với những ngành nghề kinh doanh chính là: Kinh doanh dịch vụ du lịch thương mại (Lữ hành, khách sạn, vận chuyển, ăn uống, hướng dẫn du lịch, phiên dịch, dịch vụ thông tin, vui chơi giải trí và các loại hình dịch vụ khác).
Với những ngành nghề được quy định như trên chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty là kinh doanh, phục vụ nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi, tham quan đối với các đối tượng khách trong nước và quốc tế. Ngoài ra Công ty còn có các chức năng về buôn bán thương mại trong nước và ngoài nước.
3. Tổ chức bộ máy quản lý, kế toán, công tác kế toán
3.1 Tổ chức bộ máy quản lý:
- Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc
+ Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi cán bộ công nhân viên chức của Công ty theo luật định. Giám đốc là người phụ trách chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua các phó giám đốc, các trưởng, phó phòng và trợ lý giúp việc.
+ Phó giám đốc thứ nhất: Kiêm Giám đốc Xí nghiệp lữ hành
+ Phó giám đốc thứ hai: Kiêm Chủ tịch Công đoàn công ty
- Các phòng ban: có 04 phòng
+ Phòng tổ chức hành chính (06 người): Có chức năng giúp giám đốc công ty quản lý và sử dụng vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm, hàng quý. Thực hiện và chỉ đạo các nhà hàng, khách sạn trực thuộc công ty hạch toán theo pháp lệch kế toán thống kê và văn bản pháp qui của nhà nước. Quản lý quĩ (tiền mặt...)
+ Phòng tổng hợp nghiệp vụ (03 người): Thực hiện các báo cáo tổng hợp về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty. Giám sát chất lượng chuyên môn phục vụ quản lý và thực hiện đào tạo nghiệp vụ du lịch.
+ Phòng kinh doanh lữ hành(06 người): Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Tổ chức điều hành đưa đón khách du lịch đường biển. Phối kết hợp với các văn phòng đại diện và chi nhánh của công ty để đưa đón khách du lịch quốc tế và nội địa.
- Các đơn vị trực tiếp sản xuất:
+ Hệ thống khách sạn: Gồm 07 khách sạn
+ Hệ thống nhà hàng, dịch vụ.
+ Hệ thông chi nhánh và văn phòng đại diện.
Các đơn vị trên đều trực thuộc sự quản lý và điều hành của công ty, tự tổ chức sản xuất kinh doanh và hạch toán tập trung về công ty.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH DOANH CÔNG TY DU LỊCH QUẢNG NINH
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC II
PHÓ GIÁM ĐỐC I
PHÒNG TCHC
PHÒNG KT
HỆ THỐNG KHÁCH SẠN
Hệ thống cửa hàng dịch vụ
Hệ thống chi nhánh văn phòng
HL
1
2
3
4
HL
BAY
Sơn Long
Hải Âu
Cửa hàng masage
Cửa hàng KD-TH tại Móng Cái
Các điểm KD dịch vụ
Chi nhánh tại Hà Nội
Trạm đại diện tại TP HCM
Chi nhánh tại Lạng Sơn
Vp đại diện Móng Cái
PHÒNG KD LỮ HÀNH
PHÒNG NV TỔNG HỢP
3.2 Tổ chức bộ bộ máy kế toán:
Hiện nay phòng kế toán công ty có 7 người. Công tác kế toán và bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung chịu sự chỉ tạo trực tiếp của kế toán trưởng.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DU LỊCH QUẢNG NINH
KẾ TOÁN TRƯỞNG
BỘ PHẬN TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH
BỘ PHẬN KẾ TOÁN VẬT TƯ HÀNG HOÁ
BỘ PHẬN VỐN KẾ TOÁN BẰNG TIỀN
BỘ PHẬN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM, THU NHẬP VÀ CÁC QUỸ XÍ NGHIỆP
BỘ PHẬN KẾ TOÁN KHÁC VÀ CÔNG TÁC XDCB
BỘ PHẬN KẾ TOÁN TỔNG HỢP
CÁC NHÂN VIÊN KINH TẾ Ở ĐƠN VỊ PHỤ THUỘC
Kế toán trưởng: Là người giúp giám đốc về việc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tại công ty. Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung về nghiệp vụ và quản lý tài chính, xây dựng kế hoạch chỉ tiêu về tài chính, thực hiện phân công giám sát, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện công việc của các cán bộ ở bôn phận kế toán.
+ Bộ phận tài chính kế hoạch: có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ tình hình kế hoạch kinh doanh, tài chính kế toán, công tác xây dựng cơ bản cho đến khâu khoán ở từng bộ phận.
+ Bộ phận kế toán vật tư hàng hoá và tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi và tập trung số liệu về vật tư, hàng hoá từ khâu mua nhập xuất kho, cuối tháng gửi sang bộ phận kế toán tổng hợp. Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản của công ty.
+ Bộ phận vốn kế toán bằng tiền, thanh toán giao dịch ngân hàng: Theo dõi tình hình luân chuyển tiền của công ty ở các ngân hàng, theo dõi các khoản phải thanh toán với ngân hàng, các khoản lãi vay và tinh hình nguồn vốn tăng giảm của công ty.
+ Bộ phận kế toán tiền lương và bảo hiểm: Theo dõi và tinh lương, tinh bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, KPCĐ cho cán bộ công nhân viên.
+ Bộ phận kế toán khác và công tác xây dựng cơ bản: Kế toán công nợ, kế toán bán hàng, kế toán ngân hàng ...
+ Bộ phận kế toán tổng hợp, chi phí, giá thành: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu sổ sách kế toán để lập báo cáo tài chính cuối kỳ tính giá thành sản phẩm...
- Hình thức sổ kế toán:
Tổ chức bộ sổ kế toán là hệ thống sổ kế toán sao cho dễ ghi chép, dễ hệ thống hoá và dễ tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Do vậy công ty đã chọn hình thức tổ chức sổ kế toán là: Chứng từ ghi sổ để phù hợp với yêu cầu quản lý công ty. (Theo chế độ sổ kế toán ban hành theo quyết định 1144/TC/CĐ ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính về việc mở ghi chép, quản lý, giữ gìn và bảo quản sổ kế toán).
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản
Bảng chi tiết số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY DU LỊCH QUẢNG NINH
1. Đặc điểm TSCĐ ở Công ty Du lịch Quảng Ninh:
Do là một doanh nghiệp kinh doanh du lịch nên tscđ của Công ty Du lịch Quảng Ninh chủ yếu là: Nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị dùng cho sinh hoạt, các loại thiết bị điện tử và các loại tài sản cố định khác.
Trong đó:
TSCĐ là nhà cửa chiếm 81,88% tổng nguyên giá.
Phương tiện vận tải chiếm 3,74% tổng nguyên giá.
Vật kiến trúc chiếm 0,8% tổng nguyên giá.
Máy móc thiết bị động lực chiếm 1,42% tổng nguyên giá.
Thiết bị dùng cho sinh hoạt chiếm 11,66% tổng nguyên giá.
Các loại tài sản cố định khác chiếm 0,5% tổng nguyên giá.
Do nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch cùng với những đòi hỏi về chất lượng nhà hàng, khách sạn công ty phải luôn luôn chú trọng đầu tư và đổi mới trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Cụ thể tình hình tăng TSCĐ trong những năm qua như sau:
Đơn vị: 1000đ
Năm
Giá trị tăng TSCĐ
1998
372.401.000
1999
8.399.357.214
2000
7.861.601.115
TSCĐ tăng trong các năm qua chủ yếu là do công ty mua sắm mới và xây dựng mới.
Ngoài ra ta có thể đánh giá tình hình trang thiết bị về TSCĐ của công ty qua bảng sau:
Đơn vị 1000đ
Năm
Nguyên giá
Giá trị hao mòn TSCĐ
Giá trị còn lại TSCĐ
1998
19.132.936.193
8.778.427.227
10.354.508.966
1999
26.956.207.738
11.921.307.853
15.034.899.885
2000
34.817.808.853
12.657.706.243
22.160.102.610
Qua bảng trên ta thấy tốc độ đầu tư và mở rộng cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty là rất lớn, tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, làm cho thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể.
a. Phân loại tài sản cố định ở Công ty Du lịch Quảng Ninh
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tài sản trong công ty có rất nhiều loại, mỗi loại đòi hỏi phải được quản lý riêng. Bởi vậy, căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành, căn cứ vào đặc điểm yêu cầu quản lý TSCĐ. Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo các chỉ tiêu sau:
PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO HÌNH THÁI BIỂU HIỆN
KẾT HỢP VỚI ĐẶC TRƯNG KỸ THUẬT VÀ KẾT CẤU TSCĐ
Đơn vị: 1000đ
STT
Phân loại theo tài sản
Nguyên giá
Giá trị còn lại
1
Nhà cửa
27.729.757.482
17.862.744.849
2
Vật kiến trúc
731.189.228
540.330.187
3
Phương tiện vận tải
1.997.152.400
1.211.700.893
4
Công cụ dụng cụ làm việc
91.618.000
45.905.897
5
Máy móc thiết bị động lực
510.892.840
210.101.469
6
Máy móc thiết bị truyền dẫn
1.430.437.948
823.171.600
7
Máy móc thiết bị làm việc
2.136.760.955
1.422.061.615
8
TSCĐ chờ thanh lý
196.000.000
44.136.100
Tổng cộng:
34.817.808.853
22.160.102.610
PHÂN LOẠI TSCĐ THEO NGUỒN HÌNH THÀNH:
Đơn vị: 1000đ
Nguồn hình thành
Nguyên giá TSCĐ
Hao mòn luỹ kế TSCĐ
Giá trị còn lại TSCĐ
Ngân sách cấp
18.356.578.257
7.111.013.679
11.245.564.578
Tự bổ sung
10.235.689.425
1.778.836.629
8.456.852.796
Nguồn vốn vay
6.225.514.171
3.767.855.629
2.457.685.236
Tổng cộng
34.817.808.853
12.657.706.243
22.160.102.610
Với cách phân loại tài sản cố định như trên giúp cho công ty quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý đúng đắn.
b. Đánh giá TSCĐ
Để biết năng lực của máy móc thiết bị, tính toán khấu hao TSCĐ, phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ thì cần thiết phải đánh giá TSCĐ. Tại Công ty Du lịch Quảng ninhTSCĐ tăng chủ yếu do mua sắm từ các đối tác bên ngoài và có sự giúp đỡ của Tổng cục Du lịch. Việc đánh giá TSCĐ được tuân theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán đã ban hành. Cụ thể căn cứ vào chứng từ có liên quan tới việc hình thành TSCĐ, Công ty thành lập ban kiểm nhận TSCĐ và lập biên bản giao nhận.
Trong biên bản xác nhận nguyên giá của TSCĐ tương ứng với trường hợp tăng TSCĐ: tăng do mua sắm TSCĐ:
Nguyên giá TSCĐ
Giá mua TSCĐ (chưa có thuế)
Thuế GTGT
Chi phí lắp đặt, chạy thử.
=
+
+
Ví dụ: Ngày 20/8/2000 Công ty mua một máy photocopy cho bộ phận văn phòng với giá mua trên hoá đơn (chưa có thuế VAT) là 10.000.000 đồng. Chi phí lắp đặt chạy thử là 500.000 đồng, thuế VAT 10%. Vậy nguyên giá của máy photocopy là:
10.000.000 +1.000.000 +500.000 = 11.500.000 đồng
Nguyên giá của những TSCĐ mua từ nước ngoài được xác định theo chế độ kế toán Việt nam là qui đổi theo nguyên tệ và tỷ giá hối đoái Việt nam.
2. Công tác hạch toán kế toán chi tiết TSCĐ ở công ty du lịch Quảng Ninh.
Yêu cầu quản lý TSCĐ trong công ty đòi hỏi phải kế toán chi tiết TSCĐ để thông qua đó kế toán sẽ cung cấp những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình phân bổ TSCĐ, số lượng và tình trạng chất lượng, tình hình huy động, sử dụng cũng như bảo quản sửa chữa TSCĐ ở công ty.
Kế t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8428.doc