MỤC LỤC
I.KHÁI QUÁT VỀ NGÀY CHÚA NHẬT. 1
1. Định nghĩa Ngày Chúa Nhật. 1
2. Nguồn gốc ngày Chúa nhật trong Kinh thánh. 1
2.1 Nguồn gốc ngày Chúa Nhật. 1
2.2 Ngày Chúa nhật đã thay thế ngày sa-bát thế nào ? 4
2.1.1 Nét độc đáo của ngày Chúa nhật. 4
2.1.2 Liên hệ giữa ngày sa-bát và Chúa nhật. 5
3. Lịch sử ngày Chúa nhật. 5
3.1 Ngày thứ nhất trong tuần trở thành ngày của Chúa : 5
3.1.1 Ngày Phục Sinh 6
3.1.2 Tám ngày sau 6
3.2 Ngày thứ nhất, ngày lễ hàng tuần 7
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CHÚA NHẬT. 9
1. Một số hoạt động trong ngày Chúa Nhật. 9
2. Thánh Lễ. 12
3. Ý nghĩa của thánh lễ. 28
4. Ý nghĩa ngày Chúa Nhật. 29
4.1 Đối với xã hội. 29
4.2 Ý nghĩa ngày chủ nhật đối với Công giáo: 30
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3442 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tôn giáo học- Ngày Chúa Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó là nhận xét của nhiều nhà chú giải Kinh thánh và sử học gần đây như Y.B.Trémel, M.E. Boismard, D.Mollat và A.Jaubert. Những nhận xét này củng cố thêm xác tín đã có từ lâu về nguồn gốc ngày Chúa nhật phát xuất từ thời các Tông đồ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CHÚA NHẬT.
Một số hoạt động trong ngày Chúa Nhật.
Ngày chủ nhật là ngày nghỉ ngơi, là ngày dành thời gian cho gia đình: khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến, trình độ lao động và sản xất ngày càng nâng cao thì đời sống con người cũng đươc nâng lên. Tuy nhiên để đời sống được nâng cao thì đòi con người cần phải có sự đầu tư rất nhiều mặt, cả về trí tuệ lẫn thời gian. Đặc biệt ở các nước phát triển thì vấn đề thời gian trong lào động lại càng quan trọng, họ hầu như không còn thời giờ để có thể làm những việc cho riêng mình vì quỹ thời gian không còn. Họ phải làm quá tám tiếng một ngày vì khối lượng công việc quá lớn. Đôi khi có những lúc công việc đòi buôc họ phải làm đêm để kịp tiến độ công việc yêu cầu. Hơn nữa trong xã hội ngày nay, không chỉ có nam giới tham gia vào công việc ngoài xã hội, mà còn có sự góp mặt của cả phái nữ. Phái nữ ngày càng khẳng định vị trí của mình trong vấn đề kinh tế xã hội. Chính vì thế thời gian giành cho gia đình và những người thân là rất ít. Thời gian gần đây chúng ta thấy có rất nhiều trường hợp con cái trong gia đình, vì thiếu tình cảm và sự quan tâm của cha mẹ nên đã gặp rất nhiều khó khăn. Có những trường hợp con cái vì thiếu sự chăm sóc và quản lý, thiếu tình cảm của cha mẹ, nên đã tìm đến với những tệ nạn xã hội để giải khuây. có những trường hợp cha mẹ vì công ăn việc làm đã để con cái lao vào cảnh bệnh tật về tâm lý chỉ vì chúng không được quan tâm. Trong các gia đình có cha mẹ già cũng thường hay có trường hợp cha mẹ phải tìm đến viện dưỡng lão, vì con cái trong gia đình không có thời giờ để chăm sóc cha mẹ.
Do đó, sau một tuần học tập, làm việc mệt mỏi cả gia đình có thể họp mặt lại cùng nhau đi chơi, về thăm ông bà, cha mẹ hay thăm hỏi bạn bè. “Gia đình là tế bào của xã hội” ( theo quan điểm, khái niệm của xã hội ), còn theo quan điểm tư tưởng của Giáo Hội thì gia đình là Hội Thánh thu nhỏ giữa lòng thế giới, chính vì vậy ngày Chúa nhật đối với người Công giáo lại càng quan trọng hơn. Ngày Chúa nhật, cả nhà xum họp vui vẻ bên nhau vừa để gắn kết gắn kết các thành viên trong gia đình hơn nữa, vừa có thời gian để cha mẹ quan tâm đến con cái nhiều hơn, nhất là việc giá dục Đức Tin cho con cái không những qua các giờ kinh hằng ngày mà còn qua việc học giáo lý ngày Chúa nhật nữa.
Ngày Chúa nhật cũng là ngày dành thời gian cho bạn bè, họ hàng thân cận. Đây là một một cơ hội để mọi người có cơ hội gắn kết với nhau hơn bằng nhiều cách như: đến chơi nhà nhau, ăn cùng với nhau 1 bữa cơm hay chỉ đơn giản là gặp nhau trên đường đi lễ hoặc sau khi Thánh Lễ kết thúc. Lúc đó họ có thể nán lại hàn huyên, trò chuyện đôi chút trước khi trở về với mái ấm gia đình của mình, chỉ thế thôi cũng làm cho tình bạn gắn bó hơn, những mối quạn hệ khăng khít bền vững hơn.
Việc vui chơi giải trí cũng là một việc không thể thiếu với mỗi gia đình vào ngày Chúa Nhật đối với mỗi người nói chung và người Công giáo nói riêng, bên cạnh việc dành chút thời gian cho bạn bè, họ hàng lân cận thì việc vui chơi giải trí cũng là một phần trong việc gia đình dành thời gian cho nhau để đi chơi công viên, đi dạo phố, mua sắm hay đi thăm ông bà, cha mẹ, cô bác, anh chị em…..hay chỉ đơn giản là cả nhà cùng nhau đi ăn cơm nhà hàng hoặc một bữa ăn thịnh soạn mà trong đó có công sức đóng góp của cả nhà. Vì bữa cơm gia đình đối với người Việt Nam là vô cùng quan trọng vì đó chính là những điều kiện để giữ gìn hạnh phúc. Tuy nhiên do điều kiện ngày nay, đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, vì thế rất nhiều gia đình không đảm bảo được những bữa cơm quan trọng ấy. Trong một tuần chỉ có ngày chủ nhật là cơ hội để gia đình có thể quây quần trong bàn ăn với nhau. Vì vậy ngày chủ nhật chính là tâm điểm mà các thành viên mong đợi, và cũng chính vì thế nó đóng góp một phần rất lớn trong việc bảo vệ hạnh phúc gia đình, như vậy ngày Chúa nhật là ngày nghỉ tuyệt vời với mọi gia đình.
Tuy nhiên đó chưa phải là điều tuyệt vời nhất, điều tuyệt vời nhất là Gia đình Công giáo dành ngày Chúa nhật cho Chúa thông qua việc tham gia học hỏi, sinh hoạt Giáo lý hay phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể( đối với các em thiếu nhi từ 6 tới 17 tuổi). Đây là hoạt động đòi buộc đối với các em vì quá trình học Giáo lý là quá trình củng cố và tôi luyện Đức Tin, giúp các em hiểu biết hơn về Giáo lý Hội Thánh và dần hình thành nhân cách của người KiTô hữu trong các em. “Nhân cách của người KiTô hữu” ở đây chính là những nhân đức, đức tính tốt cần thiết của con người nói chung và của người KiTô hữu nói riêng. Đó không chỉ là những đức tính tốt mà xã hội cần mà còn là những nhân đức mà Giáo hội cần như: sống ngoan hiền, lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị và mọi người xung quanh, chân thành, tốt bụng, quan tâm chia sẻ với mọi người, và đặc biệt là yêu Chúa, yêu tha nhân, chăm lo học hỏi Giáo lý, siêng năng tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận bí tích Thánh Thể. Ngày Chúa nhật cũng là dịp để các hội đoàn, đoàn thể trong Giáo xứ gặp gỡ, sinh hoạt với nhau như Hội Gia trưởng ( Hội những ông bố Công giáo ), Hội Hiền Mẫu (Hội những bà mẹ Công giáo), Hội Giới trẻ ( tầng lớp thanh niên nam, nữ ở độ tuổi từ 18t đến 35t )… đây là dịp để các Hội đoàn tụ họp nhau lại cùng nhau đọc kinh, cầu nguyện, chia sẻ với nhau về đời sống Đức Tin, đời sống Cầu nguyện cũng như đời sống hằng ngày, qua đó củng cố Đức Tin cũng như đời sống Đạo được nên hoàn thiện hơn.
Nói đến các hoạt động ngày Chúa nhật không thể không nói đến Thánh Lễ, vì Thánh Lễ là đỉnh cao của ngày Cháu nhật. Đối với người Công Giáo, Thánh Lễ là hoạt động tối quan trọng trong đời sống mỗi Tín hữu, bên cạnh đó đây cũng là hoạt động có tính bắt buộc theo luật của Hội Thánh, không chỉ có thế Thánh Lễ còn là một hoạt động có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm linh của người KiTô Hữu. Đó là lí do tại sao có những tín hữu ( người có lòng tin) tuy không mặn mà với đời sống Đạo nhưng vẫn cố gắng đi tham dự Thánh Lễ mỗi ngày Chúa nhật.
Thánh Lễ.
Thánh lễ là hoạt động thờ phượng Thiên Chúa. Thánh lễ được tiến hành (dâng lễ) bởi một hay nhiều linh mục hay giám mục với sự tham dự của các giáo dân. Thánh lễ tiến hành bởi nhiều linh mục/giám mục gọi là Thánh lễ đồng tế, trong đó có một vị là Chủ tế. Thông thường thánh lễ được tiến hành trong nhà thờ, nhưng cũng có thể tiến hành ở nơi khác như bệnh viện, trường học, nhà riêng...
Thánh lễ được cử hành khởi đầu bằng lời ca, tiếng hát trong niềm vui và hân hoan.
Ca hát là cách diễn tả thông thường của bất cứ lễ hội nào. Và việc gặp gỡ Thiên Chúa luôn luôn là một lễ hội. Bài hát nhập lễ nhằm xóa tan sự lạnh lùng của mỗi người chúng ta và kết hợp chúng ta thành một cộng đoàn tình thương và sống động.
Hát là dấu chỉ niềm hân hoan trong tâm hồn. Chúng ta hát để diễn tả sự hiệp nhất của cộng đoàn tham dự và để nói lên rằng chúng ta vui sướng được gặp lại nhau, như Thánh vịnh 132 đã biểu lộ :
"Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, Anh em được sống sum vầy bên nhau !"
Niềm vui này phải được diễn tả cụ thể trong nghi thức đầu tiên của thánh lễ là sự tập họp của đoàn dân Chúa. Chủ tế bước lên bàn thờ mang một phẩm phục tùy theo từng mùa trong năm phụng vụ và tùy từng ý nghĩa thiêng liêng của Thánh lễ ngày hôm đó.
Với nghi thức làm dấu Thánh giá mở đầu Thánh lễ: “Nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần”. Amen. Đã mang một ý nghĩa hết sức cao trọng: Giúp tất cả các Kitô hữu là những người có Chúa Kitô, nhận biết mình thuộc về Chúa Kitô, bày tỏ niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô đã chết trên thánh giá vì chúng ta, chúng ta nói lên lòng ước muốn đón nhận sự phong phú khôn lường của thánh giá và ước muốn liên kết đời sống chúng ta với đời sống của Chúa Kitô chết trên thánh giá. Vậy, thánh giá quả là dấu chỉ sự cứu độ, sự cứu chuộc và sự phục sinh. Dấu thánh giá còn nhắc chúng ta về bí tích Thánh Tẩy của mình, bởi chúng ta đã được rửa tội "nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần".
Dấu thánh giá là biểu thức của chính đức tin Kitô giáo, đó là sự hiện hữu của Thiên Chúa tình yêu được mạc khải bởi đời sống của Chúa Kitô. Do đó người ta hiểu tại sao các Kitô hữu thường làm dấu thánh giá và luôn luôn bắt đầu một nghi thức phụng vụ bằng dấu thánh giá. Trong tình yêu thương bao la của Thiên Chúa toàn năng, vị Chủ tế đại diện cho Chúa Giêsu Kitô ngõ lời chào toàn thể cộng đoàn dân Chúa khi tham dự Thánh lễ, theo các hình thức được ấn định:
Hình thức thứ nhất trích từ câu kết thư thứ hai của thánh Phaolô gửi tín hữu Cô-rin-tô 13,13: "Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em". Hình thức thứ hai phát xuất từ sách bà Rút 2,4: "Chúa ở cùng anh chị em". Hình thức thứ ba mượn lời thơ thánh Phaolô gửi tín hữu Ê-phê-xô 1,2: "Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh chị em được đầy ân sủng và bình an".
Sau khi khi làm dấu thánh giá cùng với nghi thức mở đầu thánh lễ theo quy định của Hội Thánh Công giáo trong sách lễ Rôma. Linh mục nói lên ý nghĩa của Thánh lễ ngày hôm đó và kêu gọi mọi người sám hối, nhìn lại thân phận tội lỗi con người của mình để xứng đáng cử hành thánh lễ. Tuy nhiên, Thánh lễ ngày Chúa Nhật sẽ khác với thánh lễ ngày thường vì có lời Kinh Vinh Danh mà ngày thường không có. Kinh Vinh Danh chỉ đọc trong Thánh lễ ngày Chúa Nhật hoặc trong các Thánh lễ trọng, theo quy định của Giáo Hội Công Giáo. Kinh Vinh Danh có một ý nghĩa rất quan trọng: Kinh Vinh Danh được sáng tác bằng tiếng Hy lạp dựa trên tư tưởng các thánh Vịnh. Người ta không biết ai là tác giả, nhưng Kinh Vinh Danh đã thấy xuất hiện trong Kinh buổi Sáng bên Đông phương vào thế kỷ thứ IV. Kinh Vinh danh thuộc trong những bài ca cổ kính nhất của Kitô giáo và cũng còn được gọi là "Ca vịnh Thiên Thần". Khởi đầu chính các Thiên Thần hát mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh. Kinh còn được mang tên "Lời đại tán tụng" phân biệt với lời tán tụng: Vinh danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần thường dùng kết thúc khi hát các bài Thánh Vịnh.
Giáo hội đoàn tụ trong Chúa Thánh Thần hát Kinh Vinh Danh tôn vinh Chúa Cha. và cầu khẩn với Chúa Con. Kinh Vinh Danh được hát hay đọc vào phần đầu thánh Lễ Chúa nhật (trừ mùa Vọng và mùa Chay), trong các lễ Trọng và lễ Kính.
Sau kinh Vinh Danh đó là phần công bố lời Chúa.
“ Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước là ánh sáng chỉ đường con đi” ( Tv 118,105)
Phần công bố lời Chúa được xem là một trong hai phần quan trọng nhất của Thánh lễ. Thật thế Lời Chúa chính là trong tâm và là nền tảng đời sống người Kitô hữu. “ Phúc thay ai biết lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa”. Khi xưa Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua các cha ông. Nhưng vào thời sau hết này, Người đã phán dạy chúng ta qua Thánh tử. Chính Chúa Giêsu Kitô đã giảng dạy và công bố tin mừng nước trời cho tất cả mọi người, để tất cả những ai nghe lời mà tin và sống theo lời Người thì được ơn cứu độ. Lời Chúa được các Thánh Tông Đồ ghi chép một cách chính xác, nhờ sự soi sáng, linh hứng của Chúa Thánh Thần và được thể hiện trong Kinh Thánh.
Vì thế khi nghe công bố Tin Mừng, giáo dân ngồi xuống nghe đọc các đoạn trích trong Kinh Thánh. Thông thường gồm 3 bài đọc:
Bài đọc 1: Trích từ Cựu ước do giáo dân đọc. Sau bài đọc 1 là Thánh Vịnh và Đáp ca, được đọc hoặc hát.
Bài đọc 2: Trích từ Tân ước (trừ các bài Tin Mừng). Sau đó cộng đoàn giáo dân đứng lên hát bài hoan ca ngắn Alleluilla, Mừng vui lên.
Bài Tin Mừng: do vị Chủ tế đọc (hoặc một trong các Linh mục đồng tế đọc) trích từ 1 trong 4 bài Tin mừng (của các Thánh Mathêu, Maccô, Gioan, Luca) nói về hoạt động và những lời giáo huấn của chính Chúa Giê Su.
Khi đọc đến bài Tin Mừng, toàn thể giáo dân đứng và nghe Tin Mừng. Các bài Tin Mừng chứa đựng chính lời của Chúa Giêsu. Khi linh mục đọc Tin Mừng trong thánh lễ, chính Chúa Kitô đang hiện diện và nói với chúng ta. Tin Mừng thuật lại các việc và hành động của Chúa Giêsu. Do đó, khi nghe công bố Tin Mừng, chúng ta đứng lên để tỏ lòng tôn kính Chúa Giêsu, tôn kính những giáo huấn của Người, cũng như mọi việc Người làm
Các bài đọc được sắp xếp theo lịch phụng vụ do Giáo hội công giáo ban hành. Như vậy mỗi ngày, tất cả các nhà thờ công giáo đều đọc cùng một số đoạn trích như nhau. Lịch các bài đọc phụng vụ được lập lại mỗi 3 năm (năm A, năm B, năm C). Bài Tin Mừng của vị Chủ tế là bài quan trong nhất, hai bài đọc chỉ là hai bài bổ trợ và chỉ để nói lên ý chính cốt yếu của bài Tin Mừng, cũng là điều mà Chúa Giêsu Kitô muốn dạy chúng ta sống trong tình yêu thương bao la của Ngài. Vậy nên, ba bài đọc này tuy khác nhau nhưng luôn luôn phù hợp với nhau theo sự sắp xếp của Giáo Hội và theo Thánh ý của Thiên Chúa.
Sau khi công bố lời Chúa, là những lời giảng giải của vị Chủ tế, lời giảng của vị Chủ tế là những lời giải thích, là những lời chú giải, là những ví dụ về ba bài đọc nói trên đặc biệt là bài Tin Mừng. Lời giảng lễ của vị Chủ tế là để toàn thể cộng đoàn dân Chúa có thể hiểu và sống đúng với những gì Chúa muốn nói, sống đúng tinh thần Kitô giáo. Vì vậy, phần giảng lễ của vị Chủ tế không phải là phần buộc trong Thánh lễ, trong những trường hợp đặc biệt vị Chủ tế có thể không giảng sau khi công bố Tin Mừng trong những Thánh lễ ngày thường. Nhưng trong Thánh lễ ngày Chúa Nhật thì Chủ tế bắt buộc phải giảng lễ. Phần giảng lễ trở nên sống động và trở nên ý nghĩa trong đời sống giáo dân, vì chính nhờ những lời khuyên, những lời giảng dạy của Chủ tế đã nói lên sự đồng hành của Linh mục, của những người mục tử luôn bên cạnh những con chiên của mình. Chăn dắt con chiên của mình, trong những lời khuyên răn dạy bảo đó, là những tâm tình chia sẻ trong sự hiệp nhất của tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa.
Trong các Thánh lễ Chúa Nhật và các Thánh lễ kính trọng thể thì đều có Kinh Tin Kính. Kinh Tin Kính được đọc như là sự chấp nhận và đáp lại Lời Chúa mà giáo dân đã nghe trong các bài đọc và bài giảng.Kinh Tin Kính tóm tắt tất cả các điều căn bản của đức tin Kitô giáo. Đọc kinh Tin Kính là dấu chỉ nhìn nhận đức tin của mọi Kitô hữu. Trong các Thánh lễ, Kinh Tin Kính thường đọc là kinh Tin Kính Nicea-Constantinopoli, tuy nhiên vẫn có thể thay thế bằng Kinh Tin Kính các Thánh Tông Đồ, đặc biệt trong mùa Chay và mùa Phục Sinh, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thường khuyến khích đọc Kinh Tin Kính các Thánh Tông Đồ. Sau lời Kinh Tin Kính là phần Lời nguyện tín hữu hay còn có tên gọi khác là lời nguyện giáo dân hoặc lời nguyện công đoàn với một ý nghĩa sâu xa trong đời sống Kitô hữu
Cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa những lời cầu xin, khẩn nguyện, kêu van và tạ ơn không những cho Giáo Hội, cho cộng đoàn và cho những người tham dự thánh lễ, mà còn cho tất cả mọi người, như lời khuyên của thánh Phaolô (1 Tm 2, 1). Trong lời nguyện tín hữu, chúng ta để con tim chúng ta cùng rung nhịp đập với mọi tạo vật, với mọi chiều kích của vũ trụ, biết thông cảm với những khổ đau, lao nhọc, với những niềm hy vọng của mọi người trên trái đất này. Lời nguyện tín hữu phải ôm trọn toàn thế giới trong vòng tay của mình và khẩn cầu Thiên Chúa đổ ơn dồi dào trên các tạo vật của Người.
Trong lúc đọc Kinh Tin Kính và đọc lời nguyện tín hữu, vào các Thánh lễ Trọng hay Thánh lễ Chúa Nhật có việc quyên tiền vào các giỏ của nhà thờ. Một số người không thích quyên tiền trong các thánh lễ Chúa nhật, vì việc ấy làm chia trí trong lúc cầu nguyện. Phải chăng đó là hành vi quá vật chất và trần tục trong khung cảnh hoàn toàn thiêng liêng ?Quyên tiền là một nghi thức rất cổ xưa và là sự tổng hợp của hai cách thực hành đã có từ buổi đầu của Kitô giáo :
° Một đàng, các tín hữu đem bánh và rượu đến để dâng thánh lễ. Các lễ vật này được rước kiệu lên bàn thờ, được chủ tế đón nhận để dâng lên Thiên Chúa. Đó là nguồn gốc của phần Dâng Lễ và lời nguyện tiến lễ (lời nguyện trên lễ vật). Từ thế kỷ thứ IX, vì việc nhận lễ vật bằng tiền mặt có vẻ tiện lợi hơn, nên việc rước kiệu lễ vật được thay thế bằng việc quyên tiền. Việc quyên tiền này trong thánh lễ là dấu chỉ sự tham dự tích cực của mọi tín hữu vào thánh lễ cũng như lễ vật của mỗi người. Nghi thức kiệu lễ vật trong thánh lễ, hiện vẫn còn được thực hiện tại một vài miền và vào các dịp lễ lớn, giữ lại dấu vết của tục lệ cổ xưa này.
° Đàng khác, tình liên đới giữa các phần tử trong cộng đoàn Kitô được cổ vũ ngay từ thời sơ khai để cung cấp cho những nhu cầu của Giáo Hội và của người nghèo.
Do đó việc quyên tiền trong thánh lễ là một trong những phương cách thể hiện lòng biết ơn đối với Thiên Chúa và tình liên đới với tha nhân.
Tiếp theo sau Phần đầu là Phụng vụ Lời Chúa thì đến đây Thánh lễ chuyển sang phần thứ hai: Phụng vụ Thánh Thể.
Phụng vụ Thánh Thể bắt đầu với lời ca Dâng Lễ và Chủ tế Dâng bánh không men, rượu và nước.
Trong Thánh lễ chỉ sử dụng loại bánh không men, mà không dùng bất kì loại bánh nào khác vì: Luật hiện hành của Giáo Hội buộc rằng thánh lễ phải được cử hành với bánh không men (Giáo Luật, số 926). Nhưng ngày xưa không hẳn như thế. Vào giữa thế kỷ thứ II, thánh Justinô cho biết là giáo dân đem bánh nướng tại nhà mình đến để dâng trên bàn thờ. Chắc chắn đó là bánh nướng được làm dậy bằng men. Cho tới thế kỷ thứ XI, người ta chấp nhận cả bánh có men lẫn bánh không men để cử hành thánh lễ. Vào giữa thế kỷ XI, Giáo Hội Tây Phương có thói quen chỉ dùng bánh không men. Tại sao bánh có men được thay dần dần bằng bánh không men ?
1. Trước tiên, vì theo gương Chúa Kitô. Theo các thánh sử Mát-thêu (26, 17), Mác-cô (14, 12) và Lu-ca (22, 7-8), bữa Tiệc Ly là tiệc lễ Vượt Qua, trong đó người ta dùng bánh nướng không men để tưởng nhớ ngày dân Do-thái, do phải vội vã lên đường trốn ra khỏi Ai-cập, họ không có đủ thời giờ để chờ bột dậy men rồi đem nướng. Dùng bánh không men là cách để nhắc nhở việc ấy.
2. Vào thế kỷ thứ XII, việc tôn kính Thánh Thể trở nên phổ biến và được thực hiện một cách tỉ mỉ. Người ta cố giữ làm sao không cho một mẩu vụn bánh nào rơi xuống đất. Bánh không men được xét là thích hợp hơn để dâng thánh lễ vì ít bở hơn và nhẹ hơn bánh có men. Vả lại, với bánh không men, người ta làm được dễ dàng những tấm bánh trắng và đẹp, dấu chỉ sự tinh tuyền của lễ vật chúng ta dâng. Hơn nữa, với bánh không men, người ta dễ làm các bánh nhỏ dành cho giáo dân.
3. Thánh lễ là dấu chỉ của sự hiệp nhất. Do Giáo Hội Đông Phương vẫn duy trì bánh không men, nên việc chúng ta cũng dùng bánh không men để biểu lộ sự hợp nhất với các Kitô hữu Đông Phương.
4. Thánh lễ không phải là bữa tiệc như những bữa tiệc khác. Dùng loại bánh đặc biệt nói lên tính chất đặc thù của bữa tiệc Thánh Thể.
Chủ tế dùng nước và rượu để dâng lễ, tuy nhiên trong Thánh lễ, vị Chủ tế chỉ đổ một ít nước vào trong rượu mà thôi, đó không phải là một việc làm không có mục đích nhưng tất cả các việc ấy đều có một ý nghĩa thiêng liêng. Ngày xưa, tại các xứ vùng biển Địa Trung Hải, người ta có thói quen pha một chút nước vào rượu, thường nặng và gắt. Vào bữa Tiệc Ly (bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ trước khi chịu tử nạn), phải chăng Chúa Giêsu đã pha chút nước vào rượu nho ? Có thể như vậy, tuy không có một tài liệu nào xác quyết việc này cả. Nhưng từ thế kỷ thứ II, người ta có thể xác định chắc chắn có việc pha nước vào rượu trong thánh lễ. Nghi thức này có ý nghĩa rất hay : đó là dấu chỉ mối liên quan chặt chẽ giữa thần tính và nhân tính trong Chúa Kitô ; đồng thời, là sự liên kết chặt chẽ của chúng ta (tượng trưng bởi nước) với Chúa Kitô (rượu nho) làm thành lễ vật dâng trong trong thánh lễ. Chúa Kitô không tự hiến tế một mình, nhưng liên kết với Giáo Hội mà chính Người là đầu. Ý nghĩa phong phú của các biểu tượng này được thể hiện trong lời cầu nguyện của vị chủ tế khi pha chút nước vào rượu nho : "Cũng như giọt nước này hòa chung với rượu, xin cho chúng con được thông phần bản tính Thiên Chúa của Đấng đã đoái thương chia sẻ thân phận làm người với chúng con".
Chủ tế dâng dâng bánh và rượu, để sau lời truyền phép của Chủ tế - trong thiên chức thiêng liêng mà chính Chúa Giêsu đã thiết lập qua bí tích truyền chức thánh. Bánh và rượu được trở nên MÌNH và MÁU cực Thánh của Chúa Giêsu Kitô, trong sự mầu nhiệm thiêng liêng của Thiên Chúa vì yêu thương con người.
Trong lời truyền phép, giây phút ấy là giây phút thiêng liêng và cực Thánh trong thánh lễ. Vị Chủ tế là hiện thân của chính Chúa Giêsu để lặp lại lờ nói của Chúa Giêsu Kitô trong bữa tiệc ly.
Người cầm lấy bánh, tạ ơn,bẻ ra và trao cho các môn đệ mà nói:
Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn:Vì này là Mình Thầy,sẽ bị nộp vì các con.
Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối,Người cầm lấy chén, cũng tạ ơn,trao cho các môn đệ mà nói:
Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống:Vì này là chén Máu Thầy,Máu giao ước mới và vĩnh cửu,sẽ đổ ra cho các convà nhiều người được tha tội.Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.
Nghi thức bẻ bánh lập lại cử chỉ của Chúa Kitô trong bữa Tiệc Ly : "Người cầm lấy bánh, bẻ ra và trao cho các môn đệ". Vào thời các Tông đồ, thánh lễ được gọi là việc "bẻ bánh". Thánh Phaolô giải thích : "Tấm bánh mà chúng ta bẻ ra chẳng phải là thông phần vào Mình Chúa đó sao ? Vì có một tấm bánh, nên chúng ta tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể, vì hết thảy chúng ta thông phần vào một tấm bánh" (1 Cor 10, 16-17). Cử chỉ bẻ bánh thể hiện rõ ràng giá trị và tầm quan trọng của dấu hiệu hiệp nhất của mọi người trong cùng một tấm bánh, và của dấu hiệu yêu thương trong việc mọi người cùng chia với nhau tấm bánh duy nhất.
Trước đó, kinh Tạ Ơn đã nhấn mạnh điều này khi bày tỏ lời nguyện sau : "Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô" (kinh Tạ Ơn II). Chúng ta không thể tăng triển trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô nếu chúng ta không cùng một lúc tăng triển trong sự hiệp nhất huynh đệ. Ngày xưa, nghi thức bẻ bánh chiếm nhiều thời gian vì phải chia sẻ bánh thánh cho tất cả cộng đoàn. Ngày nay, vì những lý do mục vụ (số người rước lễ đông chẳng hạn), người ta thường sử dụng những bánh lễ nhỏ cho giáo dân và một bánh lễ lớn cho linh mục. Ngài chỉ bẻ bánh lớn này mà thôi. Do đó nghi thức bẻ bánh có thể khó nhận ra được, nhưng vẫn luôn giữ được ý nghĩa sâu sắc của nó.
Sau đó vị Chủ tế tiếp tục dâng Thánh lễ theo những nghi thức thiêng liêng, để ca ngợi Thiên Chúa, để tôn vinh chính MÌNH và MÁU Thánh của Chúa Giêsu và để nâng con người lên với Thiên Chúa. Tiếp theo và phần trao ban chính MÌNH và MÁU Thánh của Chúa cho công đoàn, nhưng trước đó vị Chủ tế có làm nghi thức thức bẻ một phần MÌNH Thánh Chúa vào trong MÁU Thánh của Người. Sách lễ không giải thích nghi thức này, có lẽ do không thấy sự cần thiết hoặc do không chắc chắn về ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, Giáo Hội vẫn giữ lại nghi thức ấy vì muốn trung thành với truyền thống. Có hai cách giải thích :
1.Nghi thức này có thể liên quan đến thời gian đầu của Giáo Hội. Các mẫu bánh thánh trong thánh lễ của Đức Giáo Hoàng được phânchia cho các cha xứ tại các nhà thờ nội thành Rôma. Những vị này không thể đến dự lễ Đức Giáo Hoàng cử hành do phải dâng lễ cho giáo dân. Việc chia bánh thánh này muốn diễn tả sự hợp nhất của linh mục đoàn thành Rôma với vị giáo hoàng của mình.
2. Cũng có thể cho rằng đây là những bánh thánh được giữ lại để cho những người bệnh và những người hấp hối rước lễ. Người ta cathay thế lại mỗi khi bánh thánh trở nên khô cứng, bằng cách nhúng vào rượu thánh cho mềm bớt để chịu lễ cho dễ dàng hơn.
Ngày nay, mặc dù chưa có giải thích chính thức nào, người ta thường nói đến ý nghĩa tượng trưng của bánh thánh và rượu thánh. Giới thiệu mình và máu, như Chúa Giêsu đã làm ở bữa Tiệc Ly, theo não trạng của người Do-thái, là gợi lên sự chết, vì sự sống (tượng trưng bởi máu) không ở trong xác thịt nữa. Do đó, hòa lẫn Mình Thánh và Máu Thánh trong chén thánh để diễn tả rằng Chúa Kitô hằng sống, đó là chuyện tự nhiên. Vả lại, khi nhìn bánh và rượu trên bàn thờ, chúng ta nghĩ ngay đến bữa ăn, dấu chỉ của sự sống.
Khi bỏ một mẫu bánh thánh nhỏ vào trong chén thánh, chủ tế đọc nhỏ : "Xin Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô hòa lẫn với nhau mà chúng con sắp lãnh nhận cho chúng con được sống muôn đời".
Việc rước MÌNH và MÁU Thánh của Chúa Giêsu Kitô là việc cực trọng, vì thế chỉ những người trong đạo Công Giáo mới được rước lễ, trong điều kiện sạch tội trọng. Vì vậy, việc rước lễ không phải là nghi thức bắt buộc, nhưng trong mùa Phục Sinh thì Giáo Hội bắt buộc toàn thể Kitô hữu phải rước MÌNH và MÁU Thánh của Chúa Kitô ( điều này quy định rõ trong sáu điều răn Hội Thánh). Rước lễ còn được gọi là Hiệp lễ. Giáo dân rất ít có cơ hội được rước cả MÌNH và MÁU Thánh của Chúa, nhưng điều đó cũng có một lí do xác đáng. Giáo Hội khuyến khích việc chịu lễ Mình và Máu Thánh Chúa, vì hoàn toàn phù hợp với lời mời của Chúa Giêsu : "Hãy cầm lấy mà ăn", "Hãy cầm lấy mà uống".
Nhưng khi có nhiều người tham dự thánh lễ, việc cho rước lễ dưới hai hình bánh và rượu gặp nhiều khó khăn cụ thể. Đó là lý do giải thích tại sao hiếm khi bạn được rước lễ dưới hai hình thức. Mong rằng trong các dịp lễ trọng, và khi có nhiều thừa tác viên cho rước lễ, giáo dân được rước cả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyên đề tôn giáo học- Ngày Chúa Nhật.doc