Chuyên đề Tổng đài EWSD và ứng dụng triển khai tại viễn thông Hải Phòng

MỤC LỤC

Lời giới thiệu 2

Bảng thuật ngữ viết tắt 3

Danh mục hình 4

Danh mục bảng 4

Chương 1: Tổng quan về hệ thống tổng đài EWSD 5

1.1. Giới thiệu chung 5

1.2. Cấu trúc chức năng 5

1.2.1 Khối giao tiếp đường dây 6

1.2.2. Nhóm đường dây trung kế 6

1.2.3. Mạng chuyển mạch 6

1.2.4. Hệ thống báo hiệu 6

1.2.5. Hệ thống điều khiển bên trong tổng đài 6

1.3. Ứng dụng trong tổng đài EWSD 6

1.3.1. Dùng làm tổng đài nội hạt 7

1.3.2. Dùng làm tổng đài quá giang 7

1.3.3. Dùng làm tổng đài hỗn hợp 7

1.3.4. Dùng làm tổng đà điện thoại di động 7

1.3.5. Tổng đài cửa ngõ quốc tế 8

1.3.6. Tổng đài nông thôn 8

1.3.7. Dùng làm dịch vụ qua điện thoại viên 8

1.3.8. Dịch vụ giá trị gia tăng 8

1.3.9. Điều hành và bảo dưỡng tập trung 8

1.3.10. Đa dịch vụ ISDN 9

1.3.11. Báo hiệu kênh chung số 7 9

1.3.12. Đơn vị DLU 9

1.4. Kết luận 9

Chương 2: Phân hệ vệ tinh DLU – Tổng đài EWSD 10

2.1. Giới thiệu chung 11

2.2. Cấu trúc chức năng của phân hệ vệ tinh DLU 11

2.2.1. Sơ đồ khối DLU 11

2.2.2. Cấu trúc chức năng của từng bộ phận 12

2.3.Nhóm đường dây trung kế LTG 21

2.3.1. Chức năng của LTG 21

2.3.1.1. Xử lý cuộc gọi 21

2.3.1.2. Bảo an 22

2.3.1.3. Điều hành 22

2.3.2. Chức năng các Module trong LTG 22

2.3.2.1. LTU 23

2.3.2.2. SU 23

2.3.2.3. TOG 23

2.3.2.4. CR 24

2.3.2.5. GS 24

2.3.2.6. SPMX 24

2.3.2.7. LIU 24

2.3.2.8. GP 25

2.3.2.9. SMX 25

2.3.2.10. PU 25

2.3.2.11. DLC 26

2.3.2.12. GCG 27

2.3.2.13. WDU 27

2.3.2.14. SILCB 27

2.3.2.15. SPH 27

2.3.2.16. SIH 27

2.3.3. Phân loại LTG 28

2.3.3.1. LTGB 28

2.3.3.2. LTGC 28

2.3.3.3. LTGD 28

2.3.3.4. LTGF 29

2.3.2.6. LTGM 29

2.3.2.7. LTGN 29

2.4. Kết Luận 29

Chương 3: Ứng dụng triển khai tổng đài EWSD tại Hải Phòng 30

3.1. Điều kiện tự nhiên 30

3.2. Tổng quan mạng chuyển mạch viễn thông Hải Phòng 30

3.3. Ứng dụng triển khai EWSD tại Hải Phòng 31

3.4. Kết luận 33

Tài liệu tham khảo 35

Mục lục 36

 

 

 

 

 

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3132 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổng đài EWSD và ứng dụng triển khai tại viễn thông Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuê bao, 492 trung kế, 16 nhóm PCM 30 theo G.703. Lưu lượng: lưu lượng thoại 100 Erlang (3600 ccs/h) mỗi BSWU. Cuộc gọi 10.000 BHCA mỗi BSWU 8.000 BHCA mỗi ĐIUT trong ESWU 30.000 BHCA cho toàn bộ SDE. Định tuyến: 128 tuyến (ví dụ 64 tuyến gọi vào và 64 tuyến gọi ra). Có khả năng lựa chọn 2 tuyến cho mỗi tuyễn chính. Chương 2 : PHÂN HỆ VỆ TINH DLU - TỔNG ĐÀI EWSD Giới Thiệu chung: Trong hệ thống tổng đài EWSD, DLU là đơn vị đường dây số mà ở đó các đường dây thuê bao và PBX được nối đến. Với tính năng kết nối linh hoạt độ tin cậy cao và thiết kế theo khối nên DLU làm việc rất có hiệu quả. DLU có thể đặt tại đài ( local DLU ) hoặc ở đài vệ tinh ( remote DLU ). DLU vệ tinh phục vụ nhóm thuê bao trong một khu vực, có ưu điểm là rút ngắn đường dây thuê bao và dễ dàng tập trung lưu thoại đến tổng đài bằng đường truyền số sơ cấp PDC làm tăng hiệu quả kinh tế. Các đặc tính của DLU: Mỗi DLU có khả năng kết nối đến 952 đường dây thuê bao, con số này có thể thay đổi tùy theo loại đường dây thuê bao ( analog, ISDN ) và các khối liên quan khác. Đường dây thuê bao analog có thể dùng cho các thuê bao quay số bằng xung, ấn phím, có thể có bộ tính cước phí dùng xung xóa 16K hoặc 12K cho thuê bao công cộng. Những máy dùng đôi dây thường : điện thoại công cộng, tổng đài nội bộ PBX analog, tổng đài nội bộ cỡ nhỏ và trung bình. Đường dây thuê bao ISDN dùng đường truyền cơ sở. DLU nối đến LTGB, LTGF hoặc LTGG bằng 2 hoặc 4 đường truyền sơ cấp PCM30 ( PCM24 ), đối với DLU trong đài có thể kết nối đến LTGF, LTGG bằng 1 hoặc 2 đường 4Mbit/s. Báo hiệu giữa DLU và LTG là báo hiệu kênh chung. Khả năng lưu thọai tối đa 100Erlang. Thành phần thiết bị trong các DLU đều giống nhau. Có thể kết nối với các tổng đài PABX tương tự không quay số trực tiếp và các thuê bao ISDN dùng BA (Basic Access). Độ tin cậy cao vì mỗi DLU được kết nối tới 2 LTG, các Module có chức năng quan trọng đều được trang bị 2 bộ và họat động theo chế độ tải (Load Sharing ). Các RDLU-Remote DLU được lắp đặt ở xa tổng đài chính làm giảm chiều dài đường dây thuê bao và tập trung lưu lượng thoại trên đường truyền dẫn số để nối đến tổng đài chính. Đồng thời, nâng cao chất lượng truyền dẫn và giảm giá thành mạng. Sáu DLU ở cùng một vị trí có thể được tổ hợp lại thành một đơn vị điều khiển từ xa RCU-Remote Control Unit: Cấu trúc có nhiều ưu điểm, khi một trong số các đường nối đến tổng đài chính bị sự cố, các RDLU còn lại vẫn họat động bình thường nhờ RCU cung cấp dịch vụ khẩn cấp. Hình 2.1. Kết nối DLU 2.2 CẤU TRÚC CHỨC NĂNG CỦA PHÂN HỆ VỆ TINH DLU 2.2.1 Sơ đồ khối DLU: DLU dữ liệu thoại và báo hiệu SLMD TU SLMA DLUC DIUD DLUC DIUD Các đường thuê bao Đường dữ liệu điều khiển PDC0 PDC1 PDC2 PDC3 Hình 2.2: Sơ đồ khối DLU 2.2.2 Cấu trúc chức năng của từng bộ phận: Module đường dây thuê bao: SLMA: SLM Analog Module đường dây tương tự. Mỗi SLMA có 8 mạch đường dây thuê bao, được điều khiển bởi SLMCP(SLM Control Processor ) SLMA có các chức năng sau: Gởi tín hiệu chuông. Nhận xung quay số. Chuyển tín hiệu DTMF nhận từ thuê bao. Ngăn cách dòng DC với tín hiệu thoại. Mã hóa và giải mã tín hiệu thọai. Giao tiếp với luồng 4096 kbit/s. SLMA dùng để kết nối thuê bao analog. Mỗi SLMA có thể có 4, 6 hoặc 8 mạch đường dây thuê bao SLCA. Bộ điều khiển SLMCP sẽ điều khiển tất cả các mạng đường dây thuê bao. SLMA . . . . 8 đường dây thuê bao analog Đường đo thử SLMCP SLAC 7 SLCA 0 SLCA 0 SLCA 0 mạng 4Mbit/s 0 mạng 4Mbit/s 1 mạng ĐK 0 mạng ĐK 1 Hình 2.3 : Card thuê bao analog SLMA. Chức năng của SLMA: Phát hiện tình trạng thuê bao, rung chuông cấp xung tính cước. Bảo vệ chống quá áp. Cấp nguồn. Mã hóa/giải mã tín hiệu thoại, biến đổi 2 dây thành 4 dây, giao tiếp mạng điều khiển và mạng 4Mbit/s. Đo thử kết nối giữa đường dây thuê bao và mạch đường dây thuê bao. Mạch điện thuê bao có các chức năng bảo đảm các tiêu chuẩn - BORSCHT: Batery: Cung cấp dòng chuông cho thuê bao. Micro sử dụng cho thuê bao điện thoại chuẩn được cấp dòng điện ổn định từ nguồn trung tâm của tổng đài, dòng này thường có giá trị trong khoảng từ 20mA đến 100mA. Được cấp thông qua đôi dây thuê bao từ nguồn trung tâm có điện áp một chiều (-48V ) so với đất. Overvoltage Protection: Bảo vệ quá áp cao do sét, chạm điện lưới. Mọi hoạt động tổng đài đều cần bảo vệ chống điện áp (dòng điện) có thể xuất hiện trên đường dây thuê bao hoặc các mạch Trung kế. Sự bảo vệ này đảm bảo an toàn cho cả các thiết bị tổng đài và nhân công khi làm việc. Hai loại điện áp ngẫu nhiên cần chống là điện áp cao do sét và do hiệu ứng phân bố công suất điện gây ra. Ringing: Cung cấp dòng chuông cho thuê bao, một nguồn tín hiệu điện xoay chiều có điện áp khoảng 75V đến 80V, dòng điện 200mA, với tần số khoảng 25Hz cần được tổng đài đưa tới thuê bao với mục đích rung chuông cho các loại điện thoại thông thường. Signaling: Chuyển nhận các báo hiệu cho thuê bao. Coding: Chuyển đổi tương tự sang số, lọc. Biến đổi tín hiệu tương tự gửi đi từ thuê bao trên đường điện thoại thành tín hiệu số PCM để đưa sang bộ tập trung thuê bao. Nó đồng thời biến đổi tín hiệu số mang tín hiệu tương tự để hoàn nguyên tín hiệu ngoài gửi đến thuê bao. Hybrid 2/4 Wire: Chuyển đổi giữa mạch 2 dây thành 4 dây. Việc truyền và nhận tín hiệu trong tổng đài được thực hiện trên các đường tách biệt nhau: Hai dây dành cho truyền tín hiệu và hai dây dành cho nhận tín hiệu tạo thành 4 dây, tuy nhiên đường dây nối từ thuê bao và tổng đài thường là một đôi dây dùng chung cho việc truyền và nhận, vì thế cần có sự chuyển đôi dây dùng chung cho công việc này thường được thực hiện bằng biến áp lai hoặc hệ thống khuếch đại có ổn định trạng thái. Hai đặc tín cần thiết của các loại mạch này là sự ổn định của mạch 4 dây và triệt tiếng vọng. Testing: Đo thử theo hướng ra đường dây và trong tổng đài. Nguyên tắc cơ bản được áp dụng: Mỗi đường dây thuê bao đều phải cho phép đo thử, kiểm tra, đường dây thuê bao phải được mở rộng tới thiết bị kiểm tra trong quá trình kiểm tra. Đo thử kiểm tra có thể tiến hành theo chu kỳ hay theo yêu cầu khi cần thiết. Truy cập giữa SLTU và thiết bị kiểm tra co thể thực hiện thông qua Bus hoặc khối chuyển mạch tách rời loại nhỏ. Bộ điều khiển SLTU: Bộ điều khiển SLTU hoạt động như một giao diện giữa hệ thống điều khiển tổng đài và một nhóm các SLTU, điều này phụ thuộc vào cấu trúc tổng đài. SLM ( Subseriber Line Module Digital ): Module đường dây thuê bao số. SLMD dùng để kết nối đường dây số. Mỗi SLMD có 8 mạch thuê bao số và được điều khiển bởi một bộ xử lý. Thông qua NT ( Network Terminal ) mỗi SLCD cung cấ một Ba ( Basic Access ) cho các thiết bị đầu cuối ISDN. Dữ liệu truyền giữa NT và SLCD bằng cáp đối xứng có tốc độ 160 Kbit/s trong đó 144 Kbit/s là tin tức người dùng và 16 Kbit/s dùng cho đồng bộ, giám sát và chuẩn đoán. Các chức năng của SLMD: Triệt tiếng dội. Sắp xếp các thông tin đến từ thuê bao thông qua kênh B1 và B2 thành các khe thời gia cho luồng 4096 Kbit/s. Sắp xếp các thông tin nhận từ các khe thời gian của luồng 4096 Kbit/s cho các kênh B1 và B2 SLMD dùng để kết nối đến đường dây thuê bao số. Mỗi SLMD gồm 8 mạch đường dây thuê bao số SLCD ( subscriber line circuit digital ) được điều khiển bởi bộ xử lý. Mỗi mạch đường dây thuê bao được kết nối đến đầu cuối ISDN bằng đường truyền cơ sở 2B+D có tốc độ truyền 160Kbit/s ( trong đó 144Kbit/s cho thông tin và 16Kbit/s dành cho việc đồng bộ ). Kênh B dành cho thông tin về thoại, text, dữ liệu, hình ảnh còn kênh D dùng để truyền báo hiệu giữa tổng đài và thuê bao. Giao tiếp đường dây thuê bao ( nguồn nuôi mạch đường dây thuê bao là 60v, có thể mở rộng 93v hoặc 97v khi có yêu cầu đo thử, bộ đo thử sẽ đo việc kết nối giữa mạch đường dây thuê bao và đường dây thuê bao bằng ma trận đo thử ). Biến đổi 2 dây thành 4 dây. Biến đổi tất cả các mã thông tin khác thành mã nhị phân và ngược lại. Truyền báo hiệu trên kênh D. Đường đo thử SLMD Phần điều khiển - LCP ( line card processor ). - SAP ( system Adaptor processor ). 7 SLCD 0 Thuê bao mạng 4Mbit/s 0 mạng 4Mbit/s 1 control network 0 control network 1 Hình 2.4 : Card thuê bao số SLMD Chức năng của DLU: Tập trung lưu thoại của đường dây thuê bao: Là do 4 đường PDC kết nối giữa DLUC và LTG chỉ cho phép 120 thuê bao trong DLU nói chuyện trong cùng một lúc. Biến đổi tín hiệu trên đường dây thuê bao: Biến đổi từ Analog sang Digital. Bởi vì dạng tín hiệu đầu ra của DLU trên đường PDC là dạng số nên việc biến đổi trên được thực hiện trên DLU. Thích nghi được với mọi hình thức lưu thoại : Do cơ cấu của DLU có thể mở rộng theo Module: Hoặc là 2 đường PDC (60 kênh thoại). Hoặc là 3 đường PDC (90 kênh thoại). Hoặc là 4 đường PDC (120 kênh thoại). Đưa vào dễ dàng các dịch vụ ISDN : Có thể đưa vào dịch vụ ISDN vào khu vực, chỉ dùng tổng đài Analog, một cách dễ dàng bằng cách sử dụng DLU như một đài vệ tinh. Trong khu vực sử dụng tổng đài Analog , vẫn có thể đưa vào hoạt động thuê bao số, nhờ có DLU vệ tinh nối thẳng đến tổng đài EWSD . Dịch vụ khẩn cấp: Dịch vụ khẩn cấp là khi DLU bị mất đường truyền PDC , nhưng các thuê bao trong DLU vẫn hoạt động bình thường. Trong lúc khẩn cấp, việc kết nối cuộc gọi là do sự phối hợp giữ đơn vị EMSP và các Module có phần mềm đặc biệt. Các chức năng trong dịch vụ khẩn cấp : Lưu thọai chỉ giới hạn trong DLU. Không còn các dịch vụ thuê bao. Không ghi cước điện đàm được . Trong cùng một lúc chỉ cho phép 60 cuộc gọi. Thiết lập cuộc gọi trong DLU cho dịch vụ khẩn cấp: SLM của thuê bao A dò trạng thái thuê bao nhấc máy. DIUD gởi âm hiệu mời quay số. EMSP nhận và giải mã các tin tức quay số và gởi đến DLUC. DLUC yêu cầu DIUD gởi hồi âm chuông đến thuê bao A. SLM của thuê bao B phát tím hiệu rung chuông đến thuê bao B. Nếu thuê bao B trả lời thì tín hiệu rung chuông và hồi âm chuông được giải tỏa. Việc kết nối được thiết lập thông qua kênh thoại được giải tỏa. Việc kết nối được thiết lập thông qua kênh thoại được DLUC chọn. Dữ liệu cước không được ghi nhận. Bộ cung cấp nguồn DCC : Nguồn cung cấp cho DLU được phân chia trong nửa ngăn. Sự phân bố nguồn trên rất thuận tiện vì khi có sự cố trong DCC thì chỉ có nửa ngăn bị ảnh hưởng. DCC cung cấp điện áp cần thiết trong khung máy DLU. Các mức điện áp do DCC cung cấp đều được bảo vệ mức điện áp trên và điện áp dưới. Nếu có sự cố trong mỗi loại điện áp thì DCC tự động ngắt khỏi nguồn điện và cảnh báo xuất hiện. Ngõ ra của các DCC đều được bảo vệ ngắn mạch. PDC ( Primary Digital Carrier ): Có tất cả 4 đường PDC kết nối DLU đến LTGB. Mỗi PDC có 32 kênh dùng để phát và nhận các tin tức . Các kênh được sử dụng như sau : Kênh 1-15 và 17-31: dùng tải tin tức thoại và số liệu. Kênh 0 : bit đánh dấu khung . Kênh 16 : dùng cho báo hiệu. Hệ thống tuyến : Trong DLU, thông tin được truyền trên 2 hệ thống tuyến. Hệ thống DLU0 ( DLU system 0 ) sẽ trao đổi tin tức với phần ngoại vi trên Bus system 0 và DLU1 sẽ trao đổi tin tức với phần ngoại vi trên bus system 1. Nếu 1 trong 2 bus system bị hỏng thì bus system còn lại sẽ đảm nhận việc trao đổi thông tin cho cả 2 DLU system. Mạng điều khiển NC ( control network ) : - Mạng điều khiển 0 và 1 được nối đến các cổng giao tiếp của DLUC0, DLUC1 thông qua bộ phân tuyến BD, mạng điều khiển sẽ kết nối bộ phân tuyến BD đến các phần ngoại vi của DLU. - Mạng điều khiển chuyển tín hiệu điều khiển như : báo hiệu thuê bao, lệnh từ DLUC đến tất cả các khối đường dây thuê bao SLM và ngược lại. Mạng điều khiển có tốc độ 136Kbit/s. Nếu 1 trong 2 mạng điều khiển bị hư thì mạng kia làm nhiệm vụ của tất cả 2 mạng. Bảng 2.1 : Truyền thông tin trong DLU D C C 0 S LM 0 S LM 7 R G MG 0 BDC G 0 BDB 0 DLUC 0 DIU D 0 S LM 11 S LM 12 S LM 15 D C C 1 D C C 0 S LM 0 S LM 7 R G MG 0 BDC G 1 BDB 1 DLUC 1 DIU D 1 EMS P S LM 12 S LM 15 D C C 1 D C C 0 S LM 0 S LM 7 BDE 0 BDE 1 S LM 8 S LM 15 D C C 1 D C C 0 S LM 0 S LM 7 BDE 0 BDE 1 S LM 8 S LM D C C 0 S LM 0 S LM 7 Shelf 0 Bus System 0 R G MG 0 BDB 0 BDC G 0 DLUC 0 DIU D 0 S LM 11 S LM 12 S LM 15 D C C 1 D C C 0 S LM 0 S LM 7 R G MG 0 BDB 1 BDC G 1 DLUC 1 DIU D 1 EMS P S LM 12 S LM 15 D C C 1 Bus System 1 Shelf 1 Shelf 2 D C C 0 S LM 0 S LM 7 BDE 0 BDE 1 S LM 8 S LM 15 D C C 1 D C C 1 S LM 15 D C C 1 Bus System 1 Bus System 0 Shelf 0 Shelf 1 Shelf 2 Shelf 3…5 Shelf 7 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mạng 4096Kbit/s : Mạng 4096Kbit/ss 0 và 1 lần lượt được kết nối đến các cổng giao tiếp của DIUD0 và DIUD1 tương ứng. Mỗi mạng 4Mbit/s có 64 kênh, tốc độ mỗi kênh là 64Kbit/s và truyền 2 hướng. Nhiệm vụ của mỗi mạng là chuyển tin tức của thuê bao từ khối đường dây thuê bao SLM đến DIUD và ngược lại. Đường truyền dẫn sơ cấp PDC : Đường truyền dẫn sơ cấp PDC là đường truyền PCM trong đó có 32 kênh như sau : - Kênh 0: kênh đồng bộ khung. - Kênh 1®15 và 17®31: truyền dữ liệu thông tin. - Kênh 16 : kênh báo hiệu. Các tủ chứa DLU: * MODULE FRAME và SHELF ( khung và các ngăn ) - Trong DLU các khối chức năng được thiết kế độc lập nên việc sắp xếp theo từng ngăn ( shelf ) rất thuận tiện, việc bố trí các khối trong DLU như sau : Mỗi khối chức năng chiếm một hộc từ 0 – 15, 15 khối này tạo thành 1 shelf và 2 shelf tạo thành Module Frame ( có khi 1 shelf tạo thành 1 frame nhưng chỉ đối với Module loại C ) được mô phỏng dưới các hình: * MODULE của DLU phục vụ 256 thuê bao: b b c b c D C C 0-0 SLM 0 SLM 1 SLM 2 SLM 3 SLM 4 SLM 5 SLM 6 SLM 7 BDE 0 BDE 1 SLM 8 SLM 9 SLM 10 SLM 11 SLM 1 2 SLM 13 SLM 14 SLM 15 D C C 0-1 D C C 1-0 SLM 0 SLM 1 SLM 2 SLM 3 SLM 4 SLM 5 SLM 6 SLM 7 BDE 0 BDE 1 SLM 8 SLM 9 SLM 10 SLM 11 SLM 1 2 SLM 13 SLM 14 SLM 15 D C C 1-1 * MODULE của DLU phục vụ 128 đường dây thuê bao : D C C 0-0 SLM 0 SLM 1 SLM 2 SLM 3 SLM 4 SLM 5 SLM 6 SLM 7 BDE 0 BDE 1 SLM 8 SLM 9 SLM 10 SLM 11 SLM 12 SLM 13 SLM 14 SLM 15 D C C 0-1 * MODULE của DLU phục vụ 176 thuê bao: b b c b c a c D C C 0-0 SLM 0 SLM 1 SLM SASC 2 SLM 3 SLM 4 SLM 5 SLM 6 SLM 7 RGMG 0 BDE 0 BDCG0 8 DLUC0 9 DIUD0 10 FM TU 11 LCMM 1 2 SLM 13 SLM or EMSP 14 SLM or EMSP 15 D C C 0-1 D C C 0-0 SLM 0 SLM 1 SLM 2 SLM 3 SLM 4 SLM 5 SLM 6 SLM 7 RGMG 1 BDE 1 BDCG1 8 DLUC1 9 DIUD1 10 SLM or EMSP 11 SLM or EMSP 1 2 SLM or MTAM 13 LTBAM 14 SLM or LTBAM 15 D C C 0-1 Hình 2.8 : Module của DLU số lượng các thuê bao NHÓM ĐƯỜNG DÂY TRUNG KẾ LTG ( LINE TRUNK GROUP ) LTG là khối ngoại vi của CP làm trung gian đấu nối giữa DLU và SN đồng thời LTG cũng dùng để kết nối với tổng đài khác Đấu nối với một số trường hợp: Đấu nối với DLU nội đài bằng luồng PDC 4 Mbit/s Đấu nối DLU ở xa bằng luồng PDC 2 Mbit/s Đấu nối với SN bằng luồng SDC 8 Mbit/s 2.3.1 Chức năng của LTG: 2.3.1.1 Chức năng xử lý cuộc gọi: Nhận và đánh giá các thông tin từ trung kế và đường dây thuê bao . Gửi báo hiệu và âm hiệu. Nhận và gửi các bản tin đến CP và các bộ xử lý nhóm GP. Tạo điều kiện phù hợp với đường dây 8 Mbit/s của mạng chuyển mạch. 2.3.1.2 Chức năng bảo an : Dò tìm lỗi trong LTG. Dò tìm lỗi các đường giao tiếp bên trong tổng đài cho quá trình xử lý cuộc gọi. Thông báo lỗi và chọn đường cho các bản tin đến CP. Đánh giá tình trạng lỗi. 2.3.1.3 Chức năng điều hành : Thông báo dữ liệu và lưu thoại cho CP. Thiết lập và đo thử các kết nối . Hiển thị các trạng thái hoạt động cho các Module thông qua các LED . Tham gia vào việc ghi nhận cước cuộc gọi. Chức năng các Module trong LTG : LTG hay DLU được xem như là giao tiếp giữa môi trường xung quanh tổng đài ( gồm có môi trường tương tự hay số ) và trung tâm chuyển mạch số. Các LTG đảm đương trách nhiệm cho các công việc điều khiển có tính không tập trung. Vì vậy, nó làm giảm bớt gánh nặng về công việc địng tuyến của bộ xử lý phối hợp. Theo các LTG đã trình bày phía trước , sự phân chia các chức năng trong LTG được trình bày như sau : 2.3.2.1 LTU-Line Trunk Unit LTU có nhiệm vụ làm cho thích ứng các đường dây kết nối đến các giao tiếpbên trong của LTG. LTU được trang bị cho mạch đường dây thuê bao tương tự ( TC – Trunk Circuit ) cho các tổng đài PBX tương tự, hoặc với các đơn vị giao tiếpsố (DIU) cho PDC. Khi kết nối với các đường dây thuê bao tương tự, một LTU có thể kết nối 32 mạch thuê bao tương tự. Khi kết nối với các đường dây ghép kênh PCM30 thì DIU30 được dùng trong LTU. DIU30 làm thích ứng các khung PCM30 nhận từ bên ngoài với các khung PCM30 bên trong LTG và các giám sát việc truyền tin tức tác động lên mã HDB3 trên tuyến truyền dẫn. Hình 2.9 : Sơ đồ khối của LTG 2.3.2.2 SU-Signaling Unit SU bao gồm bộ phát âm hiệu ( TOG ) và các bộ thu mã CR (Code Receiver). 2.3.2.3 TOG-Tone Generator TOG cung cấp các âm hiệu xử lý cuộc gọi và các tần số cần thiết cho quay số DTMF hoặc báo hiệu mã đa tần. 2.3.2.4 CR-Code Receiver: Là bộ thu mã của thuê bao quay bằng máy ấn phím và báo hiệu đa tần của trung kế có phương pháp báo hiệu liên kết CAS. 2.3.2.5 GS-Group Switch: Có 16 đường truyền âm thoại ( 16 SPHO/I ), mỗi đường có 32 kênh để tạo thành. nhóm chuyển mạch ( 16x 32 kênh = 512 kênh ). 16 SPHO/I được phân chia như sau: 8 SPHO/I đến LTU dùng cho các đường thoại, 1 SPHO và 1 SPHI đến SU dùng để chuyển mạch âm hiệu, 1 SPHO/I đến bộ ghép tín hiệu dùng để kiểm tra chuyểnmạch nhóm và mạng chuyển mạch, 4 SPHO/I được ghép thành đường 8912 Kbit/s, SPHO/IL dùng để truyền dẫn tín hiệu thoại. Ngoài ra GS còn cung cấp các đường kết nối bên trong dùng cho dịch vụ điện thoại hội nghị. 2.3.2.6 SPMX-Speech Multiplexer: Khi LTG chỉ dùng để kết nối trung kế thì SPMX được thay thế cho GS.SPMX không có kết nối cho dịch vụ điện thoại hội nghị chỉ có 14 đường SPHO/I nên có khả năng tiếp thông đầy cho 448 kênh ( 14x32=448 ). SPMX không tập trung lưu thoại LTU và mạng chuyển thoại. 2.3.2.7 LIU-Link Interface Unit: LIU là giao tiếp giữa LTG và SN dùng để chuyển tiếp đường SPHO/IL 8192 Mbit/s từ GS/SPMX đến 2 đường song song đến 2 mạng SN. Nếu một SN đang làm việc bị sự cố thì LIU vẫn tiếp tục truyền tin tức thông qua SN còn lại. LIU đồng bộ tin tức lấy từ SN với xung đồng hồ từ LTG. Một tín hiệu dùng để đồng bộ với bộ phát xung đồng hồ lấy ra từ xung đồng hồ hệ thống đến SN trong LIU. LIU dùng chức năng COC ( Cross Office Check ) để kiểm tra kết nối sau mỗi lần thiết lập kết nối được thực hiện . LIU của phía thuê bao chủ gọi gởi đi 1 kiểm tra thứ tự bit và được LIU ở đích đến gửi trả lại. Nếu các thứ tự bit gởi đi hợp với thứ tự bit nhận thì cuộc gọi được kết nối đến thuê bao. 2.3.2.8 GP - Group Processor : GP có tác dụng như một đơn vị điều khiển ngoại vi độc lập giữa LTG và CP. Nhiệm vụ chính của GP là chuyển đổi các thông tin đến từ môi trường xung quanh tổng đài thành các thông tin bên trong theo định dạng của hệ thống . GP điều khiển tất cả các đơn vị chức năng trong LTG. GP trực tiếp điều khiển các bộ phận sau : Bộ ghép kênh thoại Bộ đệm tín hiệu Đơn vị bộ nhớ xử lý Điều khiển đường dữ liệu Bộ phát đồng hồ nhóm WDU-Watchdog Unit. Diều khiển đường báo hiệu SILC Đơn vị chức năng PU và SIB nằm trong Module PU/SIB. Đơn vị chức năng DLC, GCG và WDU nằm trong Module GCG:LTG. 2.3.2.9 SMX-Signaling Multiplexer: SMX cấu thành giao tiếp của GP đến các đơn vị chức năng LTG. SMX kết hợpcác tin tức đến từ LTU, SU, GS hoặc SPMX trên các đường tín hiệu SIH – Signal Hightways và SIBI – Signal Buffer Input 2048Kbit/s và truyền tin tức đến bộ đệm tín hiệu. SMX nhận tông tin của các đơn vị chức năng LTG qua đường SIBO – SIB output từ SIB. SMX phân phối các thông tin đã nhận đến LTU, SU, GS hoặc SPMXvà LIU thông qua đường tín hiệu SIHO – Signal Hightway Output. PU – Processing Unit: Trong đơn vị xử lý có thể trang bị 1 trong 2 loại phần cứng klhác nhau: PU/SIB – Processing Unit/Signal Buffer và MU – Memory Unit. PMU – Processor Memory Unit PU: bao gồm một vi xử lý 16 bit và phần mềm của nó dùng để xử lý dữ liệu trong LTG. PU sử dụng đơn vị bộ nhớ MU để lưu trữ các phương trình và dữ liệu. Chương trình khởi động được lưu trữ trong EPROM của PU để điều khiển nạp dữ liệu vào chương trình cho PU. PU: Nhận các tin tức tiền xử lý ( dạng song song ) từ SIB để xử lý và phát tin tức xử lý đến SIB thông qua SMX ( dạng nối tiếp ). SIB: Có một giao tiếp đến SMX thông qua đường ghép kênh 2048 Kbit/s. SIMO/I, và có một giao tiếp bit song song đến PU, SIB chuyển đổi dữ liệu từ nối tiếp ra song song và ngược lại khi truyền dữ liệu giữa SMX và PU. MU: Chứa các chương trình và dữ liệu của phần mềm LTG do CP nạp trong quá trình khôi phục lại hệ thống. Sức chứa của MU là 0.5 Mb, 1 Mb hay 2 Mb. PMU: được thay thế các chức năng của các Module PU/SIB và MU. PMU Được thiết kế chỉ trên một Module. PMU gồm đầy dủ phần cứng và phần mềm tương thích với công việc của tổ hợp Module PU/SIB, MU trong tất cả các loại LTGA, B, C, D. Một tổ hợp của các LTG với PU/SIB, MU và các LTG với PMU trong cùng hệ thống đều chấp nhận được. Khi tổ hợp Module PU/SIB và MU được thay thế bằng một Module PMU thì được lắp đặt voà vị trí của PU/SIB. PMU: Chứa một vi xử lý 32 bit. Vi xử lý này có vùng địa chỉ 4 Gbyte, có các ưu điểm sau: Bộ nhớ được tổ chức trên cùng một Module, xung đồng hồ cao, Bus dữ liệu 32 bit, xử lý công việc song song riêng biệt nó rất năng động, dung lượng bộ nhớ là 4 Mbyte hoặc 8 Mbyte. Hiển thị hoạt động phía trước Module cho biết chức năng nào đang hoạt động khi nạp dat và khi vận hành. DLC – Dat Link Control: DLC với truy nhập bộ nhớ trực tiếp ( DMA – Direct Memory Access ) điều khiển dữ liệu chuyển đổi giữa LTG và CP thông qua hai kênh điều khiển LIUO/I 64 Kbit/s. DMA điều khiển cho phép các thông tin tới CP phải được gửi tiếp từ bộ nhớ của GP và các lệnh từ CP phải được lưu trữ ngay lập tức. 2.3.2.12 GCG – Group Clock Generator: GCG cung cấp cho LTG các xung đồng hồ cần thiết. Bộ dao động tạo sóng vuông trong GCG được đồng bộ có nghĩa rằng tín hiệu SYNI có thể bị lệch đi trong LIU đến từ đồng hồ hệ thống. WDU – Watchdog Unit: WDU giám sát việc định thời cho các chương trình chạy trong PU. Nếu việc định thời Reset do một xung ngắt thì CP bắt đầu nạp lại các chương trình trong GP. Tất cả các đơn vị ngoại vi được quay trrở lại vị trí ban đầu bằng một tín hiệu Reset. SILCB – Signaling Link Contrrol, Module B: SILCB thực hiện các chức năng của một vi xử lý xuất/nhập. Về phía LTG SILCB đảm bảo chắc chắn thông điệp trao đổi giữa các đơn vị ngoại vi và GP. SILCB thường dùng cho kết nối một số kênh báo hiệu. Nó xử lý các hồ sơ kết nối DLU ( DLU Log ) hay kênh D của ISDN hay hồ sơ cho kết nối nội bộ ghép kênh sơ cấp ( PA Log ). Sự trao đổi nhận dạng xử lý cuộc gọi giữa DLU hay PA và LTG được thông qua một kênh báo hiệu 64 Kbit/s. SPH – Speech Hightway: Mỗi PCM30 có 32 kênh 8 bit. Truyền một khung mất 125µs, 8 bit của mỗi kênh truyền tín hiệu thoại đã số hoá. Các SPH hoạt động đồng bộ khung và song song/ mỗi SPH có hướng truyền, tin tức truyền từ LTU đến GS thông qua SPHI. Tin tức truyền từ GS đến LTU thông qua SPHO. SIH – Signaling Hightway: Trong một khung PCM30 gồm có 32 kênh với mỗi kênh 8 bit. Truyền một khung chiếm khoảng thời gian là 125µs, 32 khung tổ hợp thành một đa khung truyền trong 32*125µs = 4ms. Các đường được chỉ định là SIH được ghép lại thành SMX. SMX tập hợp các tin tức báo hiệu từ các đơn vị chức năng LTG thông qua các đường SIHI và phân phối tin tức báo hiệu đến các đơn vị chức năng LTG thông qua các đường SIHO. Phân Loại LTG: 2.3.3.1 LTGB: Kết nối giữa DLU và LTGB có tối đa là 4 luồng PDC. Khi kết nối DLU đến LTGB bằng một hay hai luồng PDC thì kênh báo hiệu là kênh 16 của PDC0 và PDC2. Khi kết nối DLU đến LTGB bằng 4 luồng PDC thì kênh báo hiệu là kênh 16 của PDC0 và PDC2, kênh 16 của PDC1 và PDC3 không dùng LTGC: LTGC cũng có 4 luồng PDC khi kết nối với DLU, các kết nối của LTGC: Các trung kế số: Hệ thống ghép kênh PCM30 với báo hiệu liên kết (CAS – Channel Associated Signaling), MFC : R2. Hệ thống ghép kênh PCM30 với báo hiệu kênh (CCS7 – Common Channel Signaling Number 7). Các module trong LTGC: Tối đa có 4 giao tiếp số là các Card giao tiếp số DIU – Digital Interface Unit. Bộ ghép kênh thoại SPMX – Speech Multiplexer. Đơn vị giao tiếp giữa LTG và SN là LIU – Link Interface Unit Bộ phát âm hiệu TOG – Tone Generator. Bộ thu mã của báo hiệu đa tần CR – Code Receiver. Bộ xử lý nhóm GP – Group Processor. LTGD: LTGD dùng để kết nối tổng đài quốc tế. Có 4 luồng PDC ( PCM30 ) có thể kết nối đến LTGD. Hệ thống ghép kênh PCM30 có phương pháp báo hiệu liên kết (CAS) Sử dụng báo hiệu mã đa tần ( MFC ) cho các trung kế số. Có bộ điều khiển nén tiếng dội. Các module trong LTGD: Có tối đa 4 DIU30 ( bao gồm 1 trong 2 Module ). Bộ ghép kênh thoại SPMX. Bộ ghép kênh sơ cấp 2 loại A( SDMA–Secondary Digital Multiplexer Module A ) Bộ phát âm hiệu TOG. Bộ thu mã dạng số (DCR – Digital C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổng đài EWSD và ứng dụng triển khai tại viễn thông Hải Phòng.doc