MỤC LỤC
- LỜI MỞ ĐẦU .
- LỜI CẢM ƠN .
- NỘI DUNG .Trang
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÂM MẶT TRỜI
I Tình hình chung của Công ty cổ phần đầu tư Tâm Mặt Trời .1
1.1 Quá trình hình thành và phát riển của Công ty 1
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời . .2
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . 3
1.4 Sản phẩm chính đang kinh doanh . . .4
1.5 Thị trường tiêu thụ . .4
1.6 Nguồn nhân lực .4
II Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời . 5
2.1 Công tác tổ chức quản lý của Công ty .6
2.3 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty . .9
2.3.1 Giới thiệu về các chuẩn mực kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời . .9
2.3.2 Tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời .10
2.3.3 Đặc điểm về việc sử dụng tài khoản kế toán. .13
2.3.4 Đặc điểm về chứng từ kế toán được sử dụng .14
2.3.5 Hình thức sổ kế toán áp dụng 14
CHƯƠNG II
CÁC VẤN ĐỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I. Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất Công nghiệp 16
II. Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phận loại chi phí sản xuất .16
2.1 Khái niệm chi phí sản xuất . 16
2.2 Các cách phân loại CPSX chủ yếu . 17
2.2.1 Phân loại CPSX theo tính chất kinh tế (yếu tố chi phí) 17
2.2.2 Phân loại CPSX theo công dụng kinh tế chi phí ( khoản mục chi phí) .18
2.2.3 Phân loại chi phí theo quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất .19
2.3 Ý nghĩa của công tác quản lý CPSX trong quá trình hoạt động SXKD.20
III. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm .20
3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm .20
3.2 Phân loại giá thành sản phẩm 21
3.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành .21
3.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán .21
3.4 Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm .22
IV. Kế toán tập hợp CPSX 23
4.1 Đối tượng tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành sản phẩm .23
4.1.1 Khái niệm CPSX .23
4.1.2 Các đối tượng tập hợp CPSX .24
4.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 24
4.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm .24
4.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm .25
4.2.3 Nhiệm vụ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm 25
4.3 Kế toán tập hợp CPSX 25
4.3.1 Tài khoản 621 – chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 25
4.3.2 Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp .28
4.3.3 Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung .30
4.3.4 Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang .34
V. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX trong Doanh nghiệp sản xuất .38
5.1 Tài khoản sử dụng .38
5.2 Phương pháp kế toán tập hợp CPSX và phân bổ CPNVLTT 39
5.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CPNCTT 40
5.4 Phương pháp tập hợp và phân bổ CPSXC .41
5.5 Kế toán tập hợp CPSX toàn Doanh nghiệp 42
VI. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang .43
6.1 Phương pháp đánh giá theo CPNVLTT (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính) .44
6.2 Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương .44
6.3 Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức (hoặc chi phí kế hoạch).45
VII. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình Doanh nghiệp chủ yếu .46
7.1 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm .46
7.1.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp) .46
7.1.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số .47
7.1.3 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ .48
7.1.4 Tính giá thành theo phương pháp loại trừ chi phí .49
7.1.5 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tổng cộng chi ph .í50
7.1.6 Phương pháp liên hợp .50
7.1.7 Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức chi phí 51
7.2 Ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình Doanh nghiệp chủ yếu 51
7.2.1 Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tập kiểu song song51
7.2.2 Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất kiểu liên tục .52
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÂM MẶT TRỜI
I. Tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời .56
1.1 Thực tế công tác kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời 56
1.1.1 Những điều kiện thực tế của Công ty ảnh hưởng đến việc xác định đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm .56
1.1.2 Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời .56
II. Kế toán tập hợp CPSX .57
2.1 TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 58
2.2 TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp 68
2.3 TK 627 – Chi phí sản xuất chung .71
2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất của toàn Công ty .74
VIII. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ .79
IX. Phương pháp tính giá thành sản phẩm .80
IX. Một số kiến nghị và đề xuất về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời .85
9.1 Ưu điểm 86
9.2 Những tồn tại .86
9.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời .87
LỜI KẾT .
TÀI LIỆU THAM KHẢO .
89 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư Tâm Mặt Trời, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu trực tiếp
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
4.3.2 Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
TK này dùng để phản ánh CPNCTT tham gia vào hoạt động SXKD trong các Doanh nghiệp trong các ngành khác nhau (Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn,…).
CPNCTT bao gồm tất cả các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của Doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ).
4.3.2.1 Hạch toán TK này cần phải tôn trọng một số quy định sau:
- Không hạch toán vào TK này những khoản phải trả về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp,…cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý nhân viên của Bộ máy quản lý Doanh nghiệp, nhân viên bán hàng.
- TK 622 phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp CPSX kinh doanh.
- Phần CPNCTT vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà kết chuyển ngay vào TK 632 – “Giá vốn hàng bán”.
4.3.2.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
- Bên Nợ:
CPNCTT tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định phát sinh trong kỳ.
- Bên Có:
+ Kết chuyển CPNCTT vào bên Nợ TK 154 – “CPSXKD dỡ dang”.
+ Kết chuyển CPNCTT vượt mức bình thường thì hạch toán vào TK 632.
- TK 622 không có số dư cuối kỳ.
4.3.2.3 Phương pháp hạch toán kế toán:
- Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 – Phải trả người lao động
- Tính, trích BHXH, BHYT, KPCD của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (Phần tính vào chi phí Doanh nghiệp phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).
- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả
- 4 Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của nhân công sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 – Phải trả người lao động
- Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển CPNCTT vào bên Nợ TK 154 theo đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dỡ dang, hoặc
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần CPNCTT vượt trên mức bình thường)
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
4.3.3 Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.
TK này dùng để phản ánh chi phí SXKDC phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường, ….phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm: lương và khoản trích BHXH, BHYT, KPCD được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất.
4.3.3.1 Hạch toán TK này cần tôn trọng một số quy định sau
- Tài khoản 627 chỉ sử dụng ở các Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông, bưu điện, du lịch, dịch vụ.
- Tài khoản 627 được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.
- CPSXC phản ánh trên TK 627 phải được hạch toán chi tiết theo 2 loại: CPSXC cố định và CPSXC biến đổi trong đó:
CPSXC cố định là những CPSX gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất.
+ CPSXC cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn bình thường thì CPSXC cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản CPSXC không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
CPSXC biến đổi là những CPSX gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất. CPSXC biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
- Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà CPSXC của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một
cách tách biệt, thì CPSXC được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.
- Cuối kỳ kế toán, tiến hành tính và phân bổ kết chuyển CPSXC vào bên Nợ TK 154 “Chi phí SXKD dỡ dang”.
- TK 627 không sử dụng cho hoạt động kinh doanh thương mại.
4.3.3.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Bên Nợ
Các CPSXC phát sinh trong kỳ
- Bên Có
+ Các khoản ghi giảm CPSXC
+ CPSXC cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức san phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường.
+ Kết chuyển CPSXC vào bên Nợ TK 154 “Chi phí SXKD dỡ dang”
- TK 627 không có số dư cuối kỳ
- TK 627 – CPSXC, có 6 TK cấp 2:
+ TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả, tiền ăn giữa ca; khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…
+ TK 6272 – Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, các chi phí tạm thời,…
+ TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất….
+ TK 6274 – Chi phí khấu hao máy thi công: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,..
+ TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như Chi phí sửa chữa, điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCD.
+ TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.
4.3.2.3 Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của phân xưởng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xuởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
- Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384)
- Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu xuất dùng cho phân xưởng (Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên):
- Khi xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng như sửa chữa, bảo dưỡng TSCD dùng cho quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6272)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
- Khi xuất CCDC sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
- Khi xuất CCDC sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất khi,ghi:
Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn, hoặc
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
- Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào CPSXC, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)
Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
- Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất,…thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
- Chi phí điện, nước, điện thoại,…thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6278)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuế GTGT)
Có TK 111, 112, 331,…
- Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn TSCD thuộc phân xưởng, tính vào CPSXC:
+ Khi trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)
Có các TK 335, 142, 242,…
+ Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111,112, 331,…
+ Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, ghi:
Nợ TK 142, 242, 335
Có TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ.
- Trường hợp Doanh nghiệp có TSCĐ cho thuê hoạt động, khi phát sinh chi phí liên quan đến TSCĐ cho thuê hoạt động, ghi:
+ Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho việc thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,…
+ Định kỳ, tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Hao mòn TSCĐ cho thuê hoạt động)
+ Định kỳ, phân bổ số chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến việc cho thuê hoạt động (Nếu phân bổ dần) phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn, hoặc
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
- Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ CPSXC để kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC vào các TK có liên quan cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ theo tiêu thức phù hợp:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dỡ dang
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
4.3.4 Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang
TK này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí SXKD phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm và giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang trong kỳ ở Doanh
nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng hóa tồn kho.
4.3.4.1 Hạch toán TK này cần tôn trọng một số quy định sau:
- TK 154 – “Chi phí SXKD dở dang” phản ánh CPSX kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ, CPSX kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của hoạt động SXKD và thuê ngoài gia công chế biến ở các đơn vị SXKD phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. TK 154 cũng phản ánh CPSX kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công, chế biến hoặc cung cấp các dịch vụ của các Doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.
- Chi phí SXKD hạch toán trên TK 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trường,…); theo loại nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm; theo từng loại dịch vụ hoặc theo từng công đoạn dịch vụ.
- Chi phí SXKD phản ánh trên TK 154 gồm những chi phí sau:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
- CPNVLTT, CPNCTT vượt mức bình thường không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
- Cuối kỳ, phân bổ CPSXC cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường ( Có TK 627, Nợ TK 154). Khoản CPSXC cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ (Có TK 627, Nợ TK 632).
- CPSXC biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
- Đối với hoạt động sản xuất sản phẩm khác TK 154 dùng để phản ánh tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ của các phân xưởng hoặc các bộ phận sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Đối với Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có hoạt động thuê ngoài, gia công, chế biến, cung cấp lao vụ, dịch vụ ra bên ngoài hoặc phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm thì những chi phí của hoạt động này cũng được tập hợp vào TK 154.
- Không hạch toán vào TK 154 những chi phí sau:
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý Doanh nghiệp
+ Chi phí tài chính
+ Chi phí khác
+ Chi phí thuế TNDN
+ Chi phí sự nghiệp, dự án.
+ Chi đầu tư XDCB
+ Các khoản chi được trang trải bằng nguồn khác.
4.3.4.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
- Bên Nợ
Các CPNVLTT, CPNCTT, chi phí sử dụng máy thi công, CPSXC phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ.
- Bên Có
+ Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc di chuyển đi bán.
+ Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng.
+ Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho.
- Số dư bên Nợ:
Chi phí SXKD còn dở dang cuối kỳ.
4.3.4.3 Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển CPNVLTT theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần chi phí trên mức bình thường)
Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển CPNCTT theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần chi phí trên mức bình thường)
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn hoặc bằng công suất bình thường thì cuối kỳ, kế toán thực hiện tính toán, phân bổ, kết chuyển toàn bộ CPSXC cho từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định CPSXC cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo công suất bình thường. Khoản CPSXC cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần chi phí cố định không được phân bổ)
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công nhập kho, ghi
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
- Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
- Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
- Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà chuyển thẳng cho người mua (sản phẩm điện, nước,…), ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
V. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX trong Doanh nghiệp sản xuất
Phương pháp kế toán tập hợp CPSX trong Doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình nhập – xuất – tồn kho các loại nguyên vật liệu, CCDC, thành phẩm, hàng hóa,..trên các TK và kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập xuất.
5.1 Tài khoản sử dụng:
- TK 621 – CPNVLTT : để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang TK tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. TK 621 cuối kỳ không có số dư và có thể được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí để phục vụ cho việc tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành.
- TK 622 – CPNVTT : để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất và kết chuyển vào TK 154. TK 622 cuối kỳ không có số dư và cũng có thể mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
- TK 627 – CPSXC : để tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phân xưởng, tổ đội sản xuất. TK này không có số dư cuối kỳ và cũng mở chi tiết theo từng đối tượng, phân xưởng. TK 627 được mở 6 bảng TK cấp 2: TK 6271, TK 6272, TK 6273, TK 6274, TK 6277, TK 6278.
- TK 154 – Chi phí SXKD dở dang: được sử dụng để tập hợp toàn bộ CPSX trong kỳ liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. TK 154 hạch toán chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CPSX (địa điểm phát sinh, nhóm, loại sản phẩm,…)
Ngoài ra, kế toán còn sửng dụng các TK liên qua như TK 155, TK 632…
5.2 Phương pháp kế toán tập hợp CPSX và phân bổ CPNVLTT
CPNVLTT bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ - dụng cụ dùng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm. CPNVLTT được căn cứ vào các chứng từ xuất kho để tính giá thành thực tế nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng và căn cứ vào các đối tượng tập hợp CPSX đã xác định để tập hợp.
Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu vào các đối tượng có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp trực tiếp được áp dụng kế toán tập hợp CPSX (từng phân xưởng, tứng sản phẩm). Phương pháp phân bổ gián tiếp áp dụng khi CPNVLTT liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Để phân bổ cho các đối tượng cần phải xác định, lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý. Tiêu thức phân bổ chi phí nguyên vật liệu có thể là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất.
5.2.1 Công thức phân bổ cho từng đối tượng.
Ci = Hi x Ti
∑C
n
∑ Ti
i=1
H =
Trong đó:
H: Hệ số phân bổ
∑C : Tổng số chi phí cần phân bổ
Ti : Tiêu thức phân bổ thuộc đối tượng i
5.2.2 Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu
a. Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng sản xuất trực tiếp sản phẩm, căn cứ vào phiếu xuất kho
Nợ TK 621 (chi tiết liên quan)
Có TK 152, 153 (chi tiết liên quan)
b. Trường hợp nguyên vật liệu mua về không nhập kho mà sử dụng ngay cho sản xuất trực tiếp sản phẩm, căn cứ vào các hóa đơn mua và các chứng từ liên quan
Nợ TK 621 (chi tiết liên quan)
Nợ TK 133
Có TK 111, 112,..
c. Cuối tháng nếu có nguyên vật liệu sử dụng không nhập lại kho hay phế liệu thu hồi
Nợ TK 152
Có TK 621
d. Cuối tháng kết chuyển CPNVLTT cho các đối tượng chi phí
Nợ TK 154 ( chi tiết liên quan)
Có TK 621 (chi tiết liên quan)
5.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CPNCTT:
CPNCTT là các khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH,BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Về nguyên tắc, CPNCTT được tập hợp cũng như đối với chi phí nguyên vật liệu. Trường hợp phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ có thể là tiền công hay giờ công định mức hoặc giờ công thực tế, khối lượng san phẩm tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.
* Các nghiệp vụ kế toán tập hợp CPNCTT cụ thể như sau:
a. Toàn bộ số tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 622 (chi tiết liên quan)
Có TK 334, 338, 333
b. Cuối kỳ kết chuyển CPNCTT vào các đối tượng có liên quan.
Nợ TK 154 (chi tiết liên quan)
Có TK 622 (chi tiết liên quan)
5.4 Phương pháp tập hợp và phân bổ CPSXC
CPSXC là các chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất như chi phí về tiền lương và các khoản khác cho nhân viên quản lý phân xưởng, tổ đội sản xuất, chi phí về vật liệu dụng cụ dùng cho quản lý ở các phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ.
Các CPSXC thường được hạch toán chi tiết riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Việc phân bổ cũng tiến hành theo tiêu thức phân bổ hợp lý như định mức CPSXC, chi phí trực tiếp.
Việc tập hợp và kết chuyển, phân bổ CPSXC được tiến hành trên TK 627.
* Các nghiệp vụ kế toán tập hợp CPSXC cụ thể như sau:
a. Phản ánh việc tập hợp các CPSXC phát sinh thực tế
Nợ TK 627 (chi tiết liên quan)
Có TK 334, 338
Có TK 152, 153, 142
Có TK 214
b. Đối với các khoản dịch vụ sử dụng cho sản xuất chung như điện nước, điện thoại và các khoản chi phí khác bằng tiền:
Nợ TK 627
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331,…
c. Phản ánh số ghi giảm CPSXC
Nợ TK 111, 112, 338
Có TK 627
d. Cuối kỳ, kết chuyển và phân bổ CPSXC vào TK 154
Nợ TK 111, 112, 338
Có TK 627 (chi tiết liên quan)
5.5 Kế toán tập hợp CPSX toàn Doanh nghiệp
Các nghiệp vụ kế toán tập hợp CPSX toán Doanh nghiệp được thể hiện trên sơ đồ kế toán sau :
TK 152, 111, 112 TK 621 TK 154 TK 152
Trị giá NVL xuất kho Kinh phí NVL Phế liệu thu hồi
dùng trực tiếp sản xuất trực tiếp sản phẩm hỏng
TK 334, 338 TK 622 TK 138
Tiền lương và các khoản Kinh phí nhân công Bồi thường phải thu
trích theo tiền lương trực tiếp do sản phẩm hỏng
TK 152, 153, 142 TK 627 TK 155
Tập hợp và Kết chuyển (phân bổ) Giá thành sản xuất
phân bổ CPSXC CPSXC thành phẩm nhập kho
TK 632, 157
Giá thành sản xuất
Sản phẩm lao vụ
bán không qua kho
hoặc gửi bán
Hình: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất
VI. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang:
Sản phẩm dở dang là giá trị của sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế tạo trên dây chuyền sản xuất vào cuối kỳ kế toán. Để tính được giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán phải xác định được giá trị sản phẩm dở dang (CPSX dở dang) vào cuối kỳ. Sau đó, đánh giá sản phẩm dở dang theo một trong các phương pháp sau đây:
6.1 Phương pháp đánh giá theo CPNVLTT (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính)
Theo phương pháp này giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần CPNVLTT (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính), còn các chi phí khác (CPNCTT và CPSXC,…)được tính cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. CPNVLTT (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính) được tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như nhau.
Giá trị sản phẩm dở dang hay CPSX dở dang được xác định theo công thức sau:
DĐK + CNVL
DCK = x Qdd
QTP + Qdd
Trong đó:
DĐK : CPSX dở dang đầu kỳ
CNVL : CPNVLTT hoặc chi phí nguyên vật liệu chính sử dụng trong kỳ.
DCK : CPSX dở dang cuối kỳ
Qdd : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
QTP : Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Phương pháp này thích hợp với những Doanh nghiệp có CPNVLTT (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính) chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (>70%)
6.2 Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này thì giá trị sản pẩm dở dang cuối kỳ bao gồm các khoản chi phí được xác định như sau:
- Đối với CPSX bỏ vào một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như CPNVLTT (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính) được tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
DĐK-NVL + CNVL
DCK-NVL = x Qdd
QTP + Qdd
Trong đó:
DĐK-NVL : CPNVTT hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trong sản phẩm dở dang đầu kỳ.
DCK-NVL : CPNVLTT hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trong sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Đối với các chi phí phân bổ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biến như CPNCTT, CPSXC (còn gọi là chi phí chế biến) thì căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang mà quy đổi chúng ra sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính các chi phí này cho sản phẩm dở dang theo công thức sau:
DĐK-CPCB + CCB
DCK-CPCB = x (Qdd x M)
Qdd + (Qdd x M)
Trong đó:
DĐK-CPCB : Chi phí chế biến trong sản phẩm dở dang đầu kỳ
DCK-CPCB : Chi phí chế biến trong sản phẩm dở dang cuối kỳ
CCB : Chi phí chế biến sử dụng trong kỳ
M : Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Tóm lại:
DCK = DĐK-NVL + DCK-NVL
6.3 Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức (hoặc chi phí kế hoạch)
Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của chúng và chi phí định mức (hoặc chi phí kế hoạch) theo từng khoản mục chi phí cho từng đơn vị sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
DCK = DCK-NVL + DCK-CPCB
DCK-NVL = Qdd x CNVL-ĐM(KH)/SP
DCK-CPCB = Qdd x M x CCB-ĐM(KH)/SP
Trong đó
CNVL-ĐM(KH)/SP : Chi phí nguyên vật liệu theo định mức cho 1 sản phẩm
CCB-ĐM(KH)/SP : Chi phí chế biến theo định mức cho 1 sản phẩm.
Phương pháp này áp dụng thích hợp với Doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm đã xây dựng được định mức CPSX hợp lý hoặc thực hiện phương pháp tính giá thành định mức.
VII. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình Doanh nghiệp chủ yếu.
7.1 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Trên cơ sở các CPSX đã tập hợp được, kế toán tiến hành tính giá thành thực tế của sản phẩm đã hoàn thành. Tùy thuộc đặc điểm sản xuất, tính chất của quy trình công nghệ, yêu cầu và trình độ quản lý mà Doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp một số phương pháp tính giá thành sau:
7.1.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Thường được áp dụng trong các Doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, sản xuất ít mặt hàng với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ kế toán (ví dụ như: sản xuất điện, nước, khai thác,…)
Giá thành sản phẩm được tính như sau:
Giá trị
∑ZTP = DĐK + C – DCK – phế liệu
thu hồi
Trong đó:
∑ZTP : Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
DĐK : CPSX dở dang đầu kỳ
C : CPSX phát sinh trong kỳ
DCK : CPSX dở dang cuối kỳ
∑ZTP
ZĐVTP =
QT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_noi_dung_(2).doc
- phan_dau_(2).doc