Chuyên đề Tổng hợp về công tác kế toán tại Công ty Dịch vụ sản xuất xuất nhập khẩu Châu á

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ SẢN XUẤT- XUẤT NHẬP KHẨU CHÂU Á.

I. Lịch sử ra đời và bộ máy của công ty 2

1. Lịch sử ra đời công ty 2

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 3

2.1. Chức năng 3

2.2. Nhiệm vụ của công ty 4

3. Tổ chức bộ máy của công ty 4

II. Những hoạt đông chính của công ty 7

1. Phạm vi hoạt động của công ty 7

2. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu 7

2.1. Hoạt động tư vấn 7

2.2. Hoạt động thiết kế 8

2.3. Lĩnh vực lắp đặt 8

2.4. Đại tu, sửa chữa, nâng cấp các công trình điện lực, cơ điện công trình 8

2.5. Lĩnh vực thương mại: 8

2.6. Năng lực của công ty 9

1. Một số sản phẩm chính của công ty 11

PHẦN II: HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

A. Bộ máy kế toán của công ty 15

B. Các phần hành kế toán: 16

1. Kế toán vật liệu và công cụ lao động nhỏ: 16

1.1. Kế toán sử dụng các tài khoản sau để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu: 16

1.2. Hạch toán chi tiết vật liệu, dụng cụ: 18

1.2. Hạch toán chi tiết vật liệu, dụng cụ: 19

2. Kế toán tài sản cố định 20

2.1. Hạch toán tài sản cố định thuê tài chính 22

2.2. Hạch toán khấu hao tài sản cố định: 23

3. Hạch toán lao động và tiền lương: 24

3.1. Cơ sở tính lương: 24

3.2. Hạch toán lao động và tiền lương: 26

4. Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: 29

4.1. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: 29

4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: 29

4.3. Hạch toán các chi phí trả trước: 30

4.4. Hạch toán chi phí phải trả: 31

5. Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ, chi phí và kết quả các hoạt động kinh doanh 33

5.1. Hạch toán thành phẩm 33

5.2. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm 34

5.3. Hạch toán chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động tài chính 34

5.2. Công tác kế toán cuối kỳ và báo cáo tài chính 38

 

PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

 

1. Về bộ máy tổ chức của công ty: 39

2. Về bộ máy kế toán của công ty 40

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổng hợp về công tác kế toán tại Công ty Dịch vụ sản xuất xuất nhập khẩu Châu á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp các loại vật tư, thiết bị thuộc lĩnh vực điện, điện lực, cơ điện công trình. - Kinh doanh các loại thiết bị, vật tư thuộc lĩnh vực điện lực. Sẵn sàng cung cấp mọi vật tư, thiết bị điện công nghiệp, vật tư, thiết bị cơ điện như: cáp điện cao thế các loại, các loại máy phát điện có công suất từ 10KVA đến 150 KVA, các loại máy ngắt điện cao hạ thế, v.v để xây dựng các công trình điện cao thế, hạ thế, điện dân dụng, cơ điện công trình - Kinh doanh các loại vật tư, hàng hoá khác phục vụ sản xuất và tiêu dùng Với các thế mạnh về công nghệ của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư của mình, công ty đã trở thành đại diện cung cấp hàng chính thức của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như: HEESUNG (Hàn Quốc), LG – CABLE, ILJIN, DAESUNG (Hàn Quốc) Công ty đã và đang cung cấp vật tư thiết bị điện cho các công trình xây dựng công nghiệp, phục vụ nền Kinh tế Quốc dân. 2.6. Năng lực của công ty a. Về chuyên môn: Công ty có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và tập thể các kỹ sư chuyên ngành thiết bị điện, hệ thống điện, máy DIEZEL,v.v với sự hiểu biết sâu rộng, giàu kinh nghiệm, kết hợp với cơ sở vật chất vững mạnh, nhà xưởng trang bị máy móc thiết bị hiện đại. Nhờ vậy, công ty luôn đáp ứng đầy đủ với những khả năng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng trong các lĩnh vực hoạt động của mình. b. Về tài chính: Doanh thu hàng năm của công ty đạt được 18 tỉ đồng. Một số công trình cung cấp và lắp đặt máy phát điện: TT Tên công trình Công suất ĐVT Giá trị hợp đồng (VNĐ) 1 Công ty gang thép Thái Nguyên 1050KVA/máy 01 1.400.000.000 2 Bộ nội vụ 250KVA/máy 01 427.000.000 3 Công ty May Việt Tiến 200KVA/máy 02 370.000.000 4 NM Bao bì XK Hải Hưng 315KVA/máy 02 700.000.000 5 Khách sạn Thanh Hoá 125KVA/máy 01 220.000.000 6 Công ty Giầy Hiệp Hưng 315KVA/máy 01 275.000.000 7 Quân chủng Không quân 125 KVA/máy 01 353.000.000 8 UBND Tỉnh Quảng Bình 300KVA/máy 01 353.000.000 9 NM Mía đường Sơn la 220KVA/máy 01 350.000.000 10 Điện lực Sơn La 220KVA/máy 01 320.000.000 11 Công ty Điện tử Sao Mai – Bộ Quốc Phòng 200KVA/máy 01 310.000.000 12 Một số công trình đã cung cấp thiết bị, thi công lắp đặt hệ thống điện động lực: STT Tên công trình Giá trị hợp đồng 1 Công trình VIDAMCO 1.902.000.000 2 Công trình NK Ti vi tủ lạnh Sài đồng 2.100.000.000 3 NM Đường Hoà Bình 1.350.000.000 4 Nm bao bì phốt phát Thanh Hoá 1.370.000.000 5 Công trình Làng Việt – Nhật 2.135.000.000 6 NM ép dầu Thực vật Cái Lân 1.860.000.000 7 NM Liên doanh cao su INDO 1.247.000.000 8 Công ty cơ điện Nông nghiệp & Thuỷ lợi 18 490.000.000 9 Công ty cơ khí Điện thuỷ lợi 690.000.000 10 Công ty bao bì Thanh Hoá 1.438.900.000 11 Công ty cơ điện & Phát triển Nông thôn 234.627.000 12 Trung tâm cơ khí Điện tử – Viện công nghệ Vi điện tử 744.673.000 13 Trung tâm cơ khí lắp máy – Tổng công ty XD Sông Đà 195.688.000 14 XN Xây lắp điện I 1.107.696.000 15 Nhà máy Xi măng Yên bái 735.000.000 16 NM Đường Lam Sơn – Thanh Hoá 446.000.000 17 Công ty Xây lắp điện Hải Phòng 2.600.000.000 18 Công ty Xây lắp điện Hà tây 240.000.000 19 Công ty Sông Đà 2 – Tổng công ty Sông Đà 400.000.000 20 Công ty Vật tư Tổng hợp Thái Nguyên 250.000.000 1. Một số sản phẩm chính của công ty Dây cáp nhôm trần lõi thép(As): + Kết cấu: từ nhiều sợi nhôm xoắn đồng tâm, một hay nhiều lớp quanh lõi thép tráng kẽm. + Thông số kỹ thuật: Sản phẩm được sản xuất từ nhôm thỏi A7 có độ sạch cao (Al≥99,7%) Độ dãn dài tương đối của sợi nhôm>2,0% Suất kéo đứt của sợi nhôm>195N/mm + Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 5064 – 1994N/mm2 Tiết diện định dạng (mm2) Tiết diện tính toán (mm2) Kết cấu và đường kính sợi đơn(no/mm) Đường kính tính toán (mm) Điện trở một chiều của dây dẫn ở nhiệt độ 20oC ( W/km ) Trọng lượng dây dẫn gần đúng (Kg/km) Độ dài sản xuất(m) Phần nhôm (Al) Phần thép (Fe) As 16/2,7 16,1/2,69 6/1,85 1/1,85 5,55 1,7818 64,6 2000 As 25/4,2 24,9/4,15 6/2,3 1/2,3 6,9 1,1521 100,5 2000 As 35/6,2 36,9/6015 6/2,8 1/2,8 8,4 0,7774 148 2000 As 50/8,0 48,2/8,04 6/3,2 1/3,2 9,6 0,5951 198 2000 Dây cáp lõi đồng bọc cách điện XLPE vỏ bảo vệ PVC – 0,6KV/1KV: + Kết cấu: Lõi dẫn: từ nhiều sợi đồng xoắn đồng tâm một hay nhiều lớp Lớp cách điện: XLPE Vỏ bọc: PVC +Thông số kỹ thuật: Lõi dẫn được sản xuất từ đồng tấm Catot có độ sạch cao( Cu≥99,99%) Độ dãn dài tương đối của sợi đồng>1,5% Suất kéo đứt của sợi đồng>400N/mm2 + Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 5064 – 1994/ SĐ1 – 1995 TCVN 5935 – 1995 Tiết diện danh định (mm2) Kết cấu và đường kính sợi đơn Chiều dày lớp cách điện (mm) Chiều dày vỏ (mm) Đường kính tổng (mm) Điện trở một chiều của lõi dẫn ở 20oC (W/km ) Điện áp thử (V) Điện trở suất khối 20oC (W ) Độ dài sản xuất (m) 25 4x7/2,13 1,2 1,8 28 4,7 3500 1012 500 35 4x7/2,51 1,2 1,9 30 3,4 3500 1012 500 50 4x7/3,0 1,4 2,0 34 3,14 3500 1012 500 70 4x19/2,13 1,6 2,1 39 2,36 3500 1012 500 Dây cáp vặn xoắn lõi nhôm bọc cách điện PVC – 0,6KV/1KV + Kết cấu: Lõi dẫn: từ nhiều sợi nhôm xoắn đồng tâm một lớp hay nhiều lớp Lớp cách điện: PVC hoặc XLPE Vỏ bọc: PVC Xoắn chặt bốn sợi cáp đơn + Thông số kỹ thuật: Lõi dẫn được sản xuất từ nhôm thỏi A7 có độ sạch cao (Al≥99,7%) Độ dãn dài tương đối của sợi nhôm>2,0% Suất kéo đứt của sợi nhôm>160N/mm2 Độ bền kéo sau khi lão hoá: 12,5N/mm2 + Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 5064 – 1994/SĐ1 – 1995 TCVN 5935 – 1995 TCVN 6447 – 1998 Tiết diện danh định (mm2) Kết cấu và đường kính sợi đơn Chiều dày lớp cách điện (mm) Điện trở một chiều của lõi dẫn ở 20oC (W/km ) Điện áp thử (V) Điện trở suất khối 20oC(W ) Độ dài sản xuất (m) 16 4x7/1,7 1,6 1,8007 3500 1013 2000 25 4x7/2,13 1,6 1,1489 3500 1013 1500 35 4X7/2,51 1,8 0,8347 3500 1013 1200 50 4x7/3,0 1,8 0,5748 3500 1013 1000 Phần 2 Hoạt động kế toán của công ty a. Bộ máy kế toán của công ty Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, sử dụng các sổ sách kế toán chi tiết tài sản cố định, nguyên liệu vật liệu, các bảng phân bổ, kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ tự, theo thời gian với việc ghi chép theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết, giữa ghi chép hàng ngày với tổng hợp báo cáo cuối tháng. Công tác kế toán tài chính của công ty được thực hiện chủ yếu trên phòng kế toán tài chính của công ty. Phòng kế toán của công ty gồm có 4 người, mỗi nhân viên phụ trách theo dõi, ghi chép một số sổ sách và các tài liệu liên quan đến chuyên môn của mình. + Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công việc do kế toán viên thực hiện, tổ chức lập báo theo yêu cầu quản lý, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và cấp trên về thông tin kế toán. + Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm tổng hợp chi phí, tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ tập hợp bảng lương tính toán tiền lương và các khoản phải chi cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Theo dõi tiền vay và các khoản trả lãi cho ngân hàng. + Kế toán kho hàng hoá: theo dõi tình hình nhập xuất tồn hàng hoá, vật liệu của công ty. Theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định, công cụ dụng cụ, phản ánh đầy đủ kịp thời và chính xác tài sản cố định, tình hình khấu hao... + Thủ quỹ: căn cứ vào chứng từ thu chi đã được duyệt, thủ quỹ tiến hành thu tiền hoặc chi tiền, nộp tiền vào ngân hàng, cùng với kế toán quản lý tiền của công ty. B. Các phần hành kế toán: 1. Kế toán vật liệu và công cụ lao động nhỏ: Công ty áp dụng hạch toán theo phương pháp kê khai thương xuyên, với các ưu điểm của phương pháp này. Đó là độ chính xác cao, thông tin cung cấp kịp thời. 1.1. Kế toán sử dụng các tài khoản sau để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu: + Tài khoản 152 “nguyên liệu, vật liệu”: để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của các nguyên vật liệu theo giá thực tế và được mở chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ( vật liệu chính, vật liệu phụ. nhiên liệu...) + Tài khoản 151 “hàng mua đi đường”: theo dõi các loại nguyên, vật liệu, công cụ, hàng hoá... mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng vẫn chưa về nhập kho. Khi hàng về đến kho, thủ kho sẽ căn cứ vào giấy báo nhận hàng, phiếu nhập kho để ghi số vật liệu thực nhập rồi chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ. Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán vật liệu ở công ty bao gồm: hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất vật tư theo hạn mức... + Trường hợp hàng và hoá đơn cùng về: Căn cứ vào hoá đơn mua hàng, biên bản kiểm nhận và phiếu nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK152(chi tiết từng loại vật liệu): giá thực tế vật liệu. Nợ TK133(1331): thuế GTGT được khấu trừ. Có TK liên quan( 331, 111, 112...): tổng giá thanh toán. + Trường hợp hoá đơn về nhưng hàng chưa về: Kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “hàng mua đang đi đường” và cuối tháng hàng vẫn chưa về thì kế toán ghi: Nợ TK151: giá mua theo hoá đơn( không thuế GTGT) Nợ TK133: thuế GTGT được khấu trừ Có TK liên quan (331, 111, 112...): tổng giá thanh toán Nếu sang tháng hàng về thì ghi: Nợ TK152: chi tiết vật liệu Nợ TK 621, 627, 641, 642: xuất sử dụng cho sản xuất kinh doanh Có TK151: hàng đi đường kỳ trước đã về + Có thể khái quát quá trình hạch toán theo sơ đồ sau: TK331, 111, 112, 141 TK152 Tăng do mua ngoài Thuế GTGT được khấu trừ TK11331 Xuất để chế tạo sản phẩm Xuất cho chi phí sản xuất chung bán hàng, quản lý, xây dựng cơ bản Xuất góp vốn liên doanh Xuất thuế ngoài gia công chế biến Thiếu phát hiện qua kiểm kê Đánh giá giảm Đánh giá tăng TK 151 Hàng đi đường kỳ trước Nhận cấp phát nhận vốn góp TK 411 Thừa phát hiện khi kiểm kê TK 632, 3381 Nhận lại vốn góp liên doanh TK 128, 222 TK621 TK621 TK142 TK1381, 632 TK154 Tk128, 222 TK627, 641, 642 1.2. Hạch toán chi tiết vật liệu, dụng cụ: Công ty sử dụng phương pháp thẻ song song: + Tại kho: thủ ho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu, dụng cụ về mặt số lượng. Mỗi chứng từ nhập, xuất vật tư được ghi một dòng vào thẻ kho; thẻ kho mở cho từng danh điểm vật tư. Cuối tháng, thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm vật tư. + Phòng kế toán: Kế toán vật tư mở thẻ kế toán chi tiết vật tư cho từng danh điểm vật tư tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Thẻ có nội dung tương tự thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị. Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán kho phải kiểm tra, đối chiếu và ghi đơn giá hạch toán vào thẻ kế toán chi tiết vật tư và tính ra số tiền. Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập, xuất vào các thẻ kế toán chi tiết vật tư có liên quan. Cuối tháng tiến hành cộng thẻ và đối chiếu với thẻ kho. Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán phải căn cứ vào các thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho về mặt giá trị của từng loại vật tư. Số liệu dược đem đối chiếu với của kế toán tổng hợp. Ngoài ra nhân viên kế toán kho còn mở sổ đăng ký thẻ kho, khi giao thẻ kho cho thủ kho, kế toán phải ghi vào sổ. Sơ đồ hach toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song: Ghi chú; Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng 2. Kế toán tài sản cố định Trong công ty tài sản cố định thường xuyên biến đổi, vì vậy kế toán luôn phải theo dõi để phản ánh kịp thời tình hình biến động. Mỗi khi tài sản cố định tăng thêm, doanh nghiệp phải thành lập ban nghiệm thu kiểm nhận tài sản cố định. Ban này sẽ nghiêm thu và cùng đơn vị giao tài sản lập biên bản giao nhân tài sản cố định. Sau đó phòng kế toán sao cho mỗi đối tượng một bản lưu vào hồ sơ riêng. Phòng kế toán giư lại biên bản giao nhận, bản sao tài liệu kỹ thuật, các hoá đơn, giấy vận chuyển bốc dỡ để làm căn cứ hạch toán tổng hợp và chi tiết tài sản cố định. Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ để hạch toán chi tiết tài sản cố định. Thẻ tài sản cố định được lập một bản và do phòng kế toán theo dõi, phản ánh diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Toàn bộ thẻ tài sản cố định được bảo quản tập trung tai hòm thẻ, trong đó chia làm nhiều ngăn để xếp thẻ theo yêu cầu phân loại tài sản cố định. Mỗi ngăn được dùng xếp thẻ của một nhóm tài sản cố định, chi tiết theo đơn vị sử dụng và số hiệu tài sản. Mỗi nhóm được lập chung một phiếu hạch toán tăng giảm hàng tháng trong năm. Thẻ tài sản cố định sau khi lập xong phải được đăng ký vào sổ tài sản cố định. Sổ này lập chung cho toàn doanh nghiệp một quyển và cho từng đơn vị sử dụng tài sản cố định mỗi nơi một quyển để theo dõi. Tài khoản sử dụng: công ty theo chế độ hiện hành hạch toán tài sản cố định trên tài khoản 211 “ tài sản cố định hữu hình”. Tài khoản dùng để phản ánh nguyên giá của tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có, biến động tăng, giảm trong kỳ. + Trường hợp công ty mua sắm bằng vốn chủ sở hữu: Kế toán căn cứ chứng từ liên quan ghi các but toán: Ghi tăng nguyên giá tài sản cố định: Nợ TK211: nguyên giá tài sản cố định Nợ TK133: thuế GTGT được khấu trừ Có TK331: tổng số tiền chưa trả người bán Có TK111,112: thanh toán ngay Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng: Nợ TK414: đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển Nợ TK441: đầu tư băng nguồn vốn xây dựng cơ bản Nợ TK431: đầu tư băng quỹ phúc lợi Có TK411: tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh + Trường hợp công ty mua sắm bằng vốn vay dài hạn: Nợ TK211: nguyên giá Nợ TK133: thuế GTGT được khấu trừ Có TK341: vay dài hạn 2.1. Hạch toán tài sản cố định thuê tài chính Trong quá trình sản xuất do gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư công ty đã tiến hành thuê tài chính để có điều kiện tiến hành sản xuất. Để thoi dõi tình hình di thuê tài sản kế toán sử dụng tài khoản 212 “tài sản cố định thuê tài chính”. Khi nhận tài sản cố định thuê ngoài, căn cứ vào chứng từ liên quan(hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính, hợp đồng thuê tài chính...), kế toán ghi: Nợ TK212: nguyên giá tài sản cố định ở thời điểm thuê Nợ TK133: thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Có TK342: tổng số tiền thuê phải trả Định kỳ căn cứ vào hoá đơn dịch vu cho thuê, xác định số tiền thuê trả kỳ này cho bên cho thuê: Nợ TK342: số nợ gốc phải trả kỳ này Nợ TK635: số lãi thuê phải trả kỳ này Có TK315,111,112: tổng số tiền thuê phải trả hoặc đã trả kỳ này Cuối kỳ, trích khấu hao tài sản cố định đi thuê tài chính vào chi phí kinh doanh: Nợ TK liên quan(627, 641, 642) Có TK214: số khấu hao phải trích Đồng thời xác định số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ: Nợ TK3331: trừ vào thuế GTGT đầu ra phải nộp Có TK133: số thuế đầu vào được khấu trừ trong kỳ Danh mục một số máy móc thiết bị thuê tài chính của công ty: đơn vị tính(đồng): STT Tên máy móc thiết bị Ký hiệu Nước sản xuất Năm sử dụng Nguyên giá Ghi chú 1 Máy bọc S65/25 Trung Quốc 2001 896,602,350 Công ty cho thuê tài chính I 2 Máy bọc S45/20 Trung Quốc 2001 461,826,193.5 Công ty cho thuê tài chính I 3 Máy đánh cuộn CQ5 Trung Quốc 2002 30,000,000 Công ty TBCĐ Thăng Long 4 Máy bện dây JLY- 400 Trung Quốc 2001 951,158,323.5 Công ty cho thuê tài chính I 5 Máy bện dây GJ- 400 Trung Quốc 2002 383,000,000 Công ty cho thuê tài chính I 6 Máy bện mềm BM- 500 Trung Quốc 2002 184,000,000 Công ty cho thuê tài chính I 7 Lò ủ LU-30 Việt Nam 2002 90,000,000 Công ty TBCĐ Thăng Long 2.2. Hạch toán khấu hao tài sản cố định: Khấu hao là biện pháp thu hồi lại giá trị đã hao mòn của tài sản cố định. Về phương diện kinh tế, khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá tri thực của tài sản, đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Về phương diện tài chính, khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của tài sản cố định. Về phương diện thuế, khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi nhuận chịu thuế, tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ. Về phương diện kế toán, khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá tài sản cố định. Để theo dõi tình hình hiện có tăng giảm khấu hao kế toán sử dụng tài khoản 214 “hao mòn tài sản cố định”. 3. Hạch toán lao động và tiền lương: 3.1. Cơ sở tính lương: Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động, nó bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành để đảm bảo nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình người lao động, là điều kiện để người hưởng lương hoà nhập vào thị trường xã hội. Trên cơ sở đó công ty Châu á ban hành ché độ tiền lương khoán theo doanh thu nhằm đánh giá đúng năng lực người lao động đảm bảo quyền lợi cho người lao động, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả lao động. Tiền lương của người lao động được trả theo công thức sau: L = LCB + K x Số ngày công x H + LDS 24 Trong đó: L : Tổng tiền lương LCB : Lương cơ bản LDS : Lương theo doanh thu K : Phụ cấp H : Hệ số lao động 1/ Lương cơ bản: Là mức lương tối thiểu người lao động được nhận trong những trường hợp rủi ro công ty không có doanh thu bán hàng thì mức lương này có thể đảm bảo cho người lao động đủ trang trải những chi phí sinh hoạt tối thiểu. Hay nói cách khác lương cơ bản là khoản tiền mà công ty trả cho người lao động để họ đến công sở làm việc mà không phải kể đến việc công ty có tạo ra hiệu quả hay không. Về bản chất, lương cơ bản được áp dụng đúng theo nghị quyết số 26/CP ngày 23/5/93 của Chính phủ và các văn banr sửa đổi, bổ sung. LCB = Hệ số thang bậc lương x 210.000 đ 2/ Lương doanh số: Đây là mức lương phản ánh thực chất hiệu suất lao động, nó được đánh giá trên cơ sở căn cứ vào cách giải quyết công việc, mức độ ảnh hưởng đến công việc, trình độ tay nghề và thâm niên công tác. Hệ số lương theo doanh số do Giám đốc công ty quyết định nhưng quĩ lương doanh số không được vượt quá 5% doanh thu bán hàng. LDS = h x Doanh thu bán hàng 1.000đ/vị (h: là hệ số lương theo doanh số) 3/ Phụ cấp: Ngoài chế độ lương chính, công ty ban hành các loại phụ cấp sau: - Phụ cấp ăn trưa: 100.000đ/tháng - Phụ cấp trách nhiệm: thực hiện theo nghị định 26/CP của Chính phủ - Phụ cấp làm đêm… 4/ Hệ số lao động: (Phân loại lao động) Phản ánh ý thức tham gia lao động, hiệu quả của công việc được giao. Thái độ, ý thức và tư cách làm việc ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty, vì vậy nó cũng là nhân tố không thể thiếu được trong việc đánh giá hiệu quả lao động của mỗi thành viên trong công ty. Lao động tốt: Xếp loại A: hệ số lao động H = 1 Lao động trung bình: Xếp loại B: hệ số lao động H = 0,9 Lao động kém: Xếp loại C: hệ số lao động H = 0,7 * Tiêu chuẩn xếp loại A: Hoàn thành tốt công việc được giao, đảm bảo thời gian làm việc, ngày công làm việc, tác phong làm việc tốt, không bê tha, cẩu thả. * Tiêu chuẩn xếp loại B: Không nhiệt tình với công việc, không chủ động trong công việc phải nhắc nhở nhiều lần, hiệu quả lao động chưa có hoặc không đảm bảo thời gian, ngày công làm việc. * Lao động loại C: Là những người thiếu trách nhiệm với công việc, tác phong làm việc không nghiêm túc đã nhắc nhở nhiều lần mà vẫn vi phạm. Gây ra những tổn thất về tài chính cho Công ty thì ngoài việc phải bồi thường thiệt hại còn bị xếp loại lao động C. 3.2. Hạch toán lao động và tiền lương: Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán phải lập “bảng thành toán tiền lương” cho từng phân xưởng sản xuất và các phong ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Trên bảng lương ghi rõ các từng khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, giám đốc duyệt, “bảng thanh toán tiền lương và BHXH” sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và BHXH cho người lao động. Bảng lương của cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh, nhân viên văn phòng trong công ty(từ ngày 26/6/03 đến ngày 25/7/03): Họ và tên Chức vụ Hsố Lơng Phụ cấp Trợ cấp Tổng 5% BHXH 15%BHXH Tạm ứng Thực Ký nhận CB ăn tra chức vụ công việc khác C.tác phí lơng (NLĐ nộp) (Cty nộp) lĩnh Văn phòng GĐ Nguyễn Quyết Tiến GĐ Cty 3.94 866,800 100,000 300,000 200,000 200,000 1,666,800 1,666,800 Lê Trung Ngọc L.xe tải 2.92 642,400 100,000 100,000 70,000 912,400 912,400 Cộng 2,579,200 - 2,579,200 Phòng kinh doanh (Khoán) - Nguyễn Tuyết Mai TPKD 2.98 655,600 100,000 300,000 200,000 400,000 1,655,600 37,800 113,400 1,617,800 Vũ Đăng Phơng NVKD 2.34 514,800 100,000 170,000 784,800 784,800 Lê Anh Tấn NVKD 1.64 360,800 100,000 100,000 70,000 630,800 25,000 75,000 605,800 Nguyễn Anh Sơn NVKD 1.64 360,800 100,000 100,000 70,000 630,800 630,800 Trần Văn Biển NVKD 1.64 360,800 100,000 100,000 70,000 630,800 630,800 Cộng 4,332,800 188,400 - 4,270,000 Phòng TC- Kế toán - Phạm Thị Lanh Thủ quỹ 2.81 618,200 100,000 200,000 918,200 918,200 Lê Thu Hà KTTT 2.98 655,600 100,000 200,000 50,000 1,005,600 1,005,600 Cộng 1,923,800 - - - 1,923,800 Phòng dự án - Trần Duy Hiền PGĐ 3.64 800,000 100,000 300,000 200,000 100,000 1,500,000 45,000 135,000 1,455,000 Cộng 1,500,000 135,000 1,455,000 Tổng cộng 1,000,000 900,000 1,400,000 1,200,000 10,335,800 107,800 323,400 - + Tài khoản hạch toán: Tài khoản 334 “phải trả công nhân viên”: phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm xã hội và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ. 4. Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: 4.1. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Để theo dõi tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Tài khoản cuối kỳ không có số dư và mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí. + Nếu xuất kho: Nợ TK621 (chi tiết theo từng đối tượng) Có TK152 (chi tiết vật liệu): giá thực tế vật liệu xuất dùng + Nếu nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp: Nợ TK621 (chi tiết đối tượng): giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK133: thuế GTGT được khấu trừ Có TK liên quan (331,111,112,411...) 4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiên các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. + Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ TK622 (chi tiết theo đối tượng) Có TK334: tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả + Trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn : Nợ TK622 (chi tiết theo đối tượng) Có TK338(3382,3383,3384): + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ: Nợ TK154 (chi tiết theo đối tượng) Có TK622 (chi tiết theo đối tượng) 4.3. Hạch toán các chi phí trả trước: Đây là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau. Để theo dõi các khoản chi phí trả trước kế toán sử dụng tài khoản: Tài khoản 142 “chi phí trả trước”: dùng phản ánh các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh chỉ liên quan đến một năm tài chính cần phải phân bổ dần. Tài khoản 242 “chi phí trả trước dài hạn”: là những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều niên độ kế toán. 4.4. Hạch toán chi phí phải trả: Là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của công ty mà do tính chất hoặc yêu cầu quản lý nên được tính trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm đảm bảo cho giias thành sản phẩm, lao vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh. Các khoản chi phí phải trả được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 335 “chi phí phải trả”. + Dựa vào các chi phí phát sinh để tiên hành tính giá sản phẩm Bảng tính giá thành cáp vặn xoắn STT Hạng mục giá thành ABC - 4x25 ABC 4x35 ABC 4x50 ABC 4x70 ABC 4x95 I Chi phí VL chính 1 Nhôm 24500 6,688 9,359 13,744 18,693 25,388 2 Nhựa XLP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32761.doc
Tài liệu liên quan