MỤC LỤC
Trang
CHUYÊN ĐỀ1: TỔNG QUAN VỀKẾTOÁN QUẢN TRỊ. 3
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC. 3
1.1 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA KẾTOÁN QUẢN TRỊ. 3
1.2 KHÁI NIỆM VỀKẾTOÁN QUẢN TRỊ. 4
1.3 CÁC LOẠI BÁO. 5
1.3.1. Báo cáo nội bộ. 5
1.3.2. Báo cáo đối ngoại . 6
CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TỔCHỨC . 7
2.1 VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN. 7
2.1.1 Phạm vi của thông tin . 7
2.1.2 Nguyên tắc cung cấp thông tin kếtoán . 8
2.1.3 Phương pháp thu nhận, xửlý và cung cấp thông tin . 9
2.2 NHIỆM VỤCỦA KẾTOÁN QUẢN TRỊ. 9
2.3. VAI TRÒ CỦA KẾTOÁN QUẢN TRỊ. 10
2.3.1 Vai trò của báo cáo kếtoán quản trị đối với việc hoạch định . 10
2.3.2 Vai trò của báo cáo kếtoán quản trị đối với việc kiểm soát . 12
2.3.3 Vai trò của báo cáo kếtoán quản trị đối với việc ra quyết định. 13
CHƯƠNG 3:QUẢN TRỊCHI PHÍ- KẾTOÁN CHI PHÍ - KẾTOÁN TÀI CHÍNH16
3.1 QUẢN TRỊCHI PHÍ. 16
3.1.1 Khái niệm . 16
3.1.2 Vai trò của quản trịchi phí. 16
3.1.3 Quản trịchi phí trong môi trường kinh doanh hiện nay. 17
3.2 KẾTOÁN CHI PHÍ . 20
3.3 SO SÁNH VAI TRÒ QUẢN TRỊCHI PHÍ VÀ KẾTOÁN CHI PHÍ . 21
3.4 KẾTOÁN TÀI CHÍNH . 21
3.4.1 Khái niệm . 21
3.4.2 Phân biệt Kếtoán tài chính và Kếtoán quản trị. 23
3.4.3 So sánh giữa kếtoán tài chính và kếtoán quản trị. 25
CHƯƠNG 4: SỰPHÁT TRIỂN CỦA KẾTOÁN QUẢN TRỊ. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 35
36 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5201 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổng quan về kế toán quản trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hả dĩ mà có thể giúp tổ chức (hoặc cá
nhân) đạt được các mục tiêu của tổ chức (hoặc của cá nhân).
Lập kế hoạch chiến lược cũng gọi là lập kế hoạch tổng thể, bao gồm việc chọn
lựa các chiến lược thích hợp để soạn thảo một kế hoạch dài hạn nhằm đạt được mục
tiêu. Kỳ của kế hoạch chiến lược phụ thuộc vào tổ chức, ngành và môi trường liên
quan. Kỳ kế hoạch chiến lược thường là 2, 5, 7 hay 10 năm nhưng cũng có thể dài hơn.
Quá trình lập kế hoạch chiến lược là một quá trình chi tiết, lâu dài, về cơ bản
bao gồm 3 giai đoạn và kết thúc bằng một kế hoạch tổng thể.
Sơ đồ 1: Quá trình lập kế hoạch chiến lược và mối quan hệ giữa việc lập kế hoạch
chiến lược với lập kế hoạch ngắn hạn
GIAI ĐOẠN
ĐÁNH GIÁ
Đánh giá tổ chứcĐánh giá môi
trường bên ngoài
Đánh giá tương
lai
Đánh giá các
ước tính
GIAI ĐOẠN
MỤC TIÊU
GIAI ĐOẠN
LƯỢNG GIÁ
Lượng giá các mục tiêu tổ chức
Xem xét các phương án để đạt mục
tiêu
KẾ HOẠCH
TỔNG THỂ
Nhất trí một kế hoạch tổng thể
Lập KH sản xuất Lập KH nguồn
lực
Lập KH sản
phẩm
Lập KH nghiên cứu
& phát triển
Các kế hoạch hoạt động chi tiết nhằm thực thi kế hoạch tổng thể theo từng kỳ
tháng, quý và năm. Các kế hoạch bao gồm các dự toán, các tiêu chuẩn và các
mục tiêu
Lập KH ngắn
hạn
Lập KH chiến
lược dài hạn
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 12
2.3.2 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc kiểm soát
2.3.2.1 Kiểm soát quản lý: “Quá trình mà qua đó các nhà quản trị đảm bảo
rằng các nguồn lực đã được huy động và sử dụng một cách hữu hiệu và hiệu quả trong
quá trình thực thi các mục tiêu của tổ chức”.
Trong khi các kế hoạch chiến lược quan tâm đến việc xây dựng các mục tiêu
và chỉ tiêu chiến lược, kiểm soát quản lý lại quan tâm đến các quyết định về việc sử
dụng hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu hay
chỉ tiêu đó.
- Nguồn lực của tổ chức bao gồm con người, nguyên liệu, máy móc và tiền
(thường gọi là “4M”: Men – con người; Materials – nguyên liệu; Machines – máy
móc; và Money – tiền).
- Tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực thể hiện bằng kết quả tối
ưu đạt được từ nguồn lực đầu vào đã sử dụng. Tính hiệu quả liên quan với việc so sánh
giữa con người, đất đai và vốn với năng suất lao động, hay mức sử dụng nguyên liệu.
- Sự hữu hiệu trong việc sử dụng các nguồn lực thể hiện bằng các kết quả
đạt được phù hợp với các mục tiêu hay chỉ tiêu đã đề ra.
2.3.2.2 Kiểm soát tổ chức: “Quá trình đảm bảo các nhiệm vụ đặc thù được
tiến hành hữu hiệu và hiệu quả”.
Hoạt động quản trị thứ ba, cũng là cấp thấp nhất trong cấp bậc ra quyết
định của Anthony, gồm các quyết định kiểm soát tổ chức. Kiểm soát tổ chức là quá
trình nhằm đảm bảo các nhiệm vụ đặc thù đã được tiến hành một cách hữu hiệu và
hiệu quả. Do các hoạt động thuộc quá trình kiểm soát quản lý được xây dựng trong
phạm vi các hướng dẫn trong các kế hoạch chiến lược nên các hoạt động thuộc quá
trình kiểm soát tổ chức cũng phải được xây dựng trong phạm vi các hướng dẫn của cả
kế hoạch chiến lược và các hoạt động kiểm soát quản lý.
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 13
2.3.3 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc ra quyết định
Quản trị là ra quyết định. Đây là chức năng quan trọng, xuyên suốt các
khâu quản trị doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra,
đánh giá. Nhà quản lý ở mọi cấp độ trong tổ chức đều phải ra quyết định. Thí dụ, khi
xây dựng chiến lược, nhà quản trị phải chọn chiến lược phù hợp nhất trong các chiến
lược được đưa ra xem xét, hàng ngày nhà quản trị phải đưa ra các quyết định điều
hành hoạt động hàng ngày của tổ chức.
Sơ đồ 2: Quá trình ra quyết định của nhà quản trị
Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin. Hiểu rộng hơn thì chất
lượng của quyết định trong quản lý chính là sự phản ánh chất lượng của quá trình xử lý
thông tin kế toán và các thông tin khác. Thông tin sai sẽ dẫn đến quyết định sai. Vai
trò của Kế toán quản trị là cung cấp thông tin sao cho quản lý có thể đạt được thông tin
có ý nghĩa. Như vậy ngoài việc hiểu quá trình ra quyết định của nhà quản trị, Kế toán
Bước 1 Nhận diện mục tiêu hay vấn đề
Nhận diện các giải pháp khác nhau, các cơ hội
mà có thể góp phần trong việc đạt được mục tiêu
Thu thập và phân tích các dữ liệu thích hợp
của từng giải pháp
Bước 2
Bước 3
Chọn giải pháp, quyết định
Xác định kết quả kỳ vọng và kiểm tra kết quả
kỳ vọng để chắc chắn rằng kết quả này phù
hợp với mục tiêu chung
Bước 4
Bước 5 Thực thi quyết định
Bước 6 Thu thập dữ liệu về kết quả thực tế
So sánh kết quả thực tế với kết quả kỳ vọng
Đánh giá các thành quả
Bước 7
LẬP KẾ
HOẠCH
KIỂM
SOÁT
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 14
quản trị còn phải nắm loại quyết định mà từng cấp quản trị trong tổ chức phải thực
hiện để có thể cung cấp loại thông tin thích hợp.
Sơ đồ 3: Các cấp quản trị và loại quyết định phải thực hiện
- Đối với quyết định có tính chiến lược của nhà quản trị cấp cao, Kế toán quản
trị cung cấp loại thông tin để hỗ trợ họ xác định các mục tiêu của tổ chức và đánh giá
liệu các mục tiêu đó trên thực tế có thể đạt được hay không. Những thông tin này gồm
khả năng sinh lời của tổ chức, khả năng sinh lời của từng bộ phận khác nhau trong
doanh nghiệp, nhu cầu thiết bị, vốn, v.v.
Thông tin chiến lược do vậy có những đặc điểm sau :
• Tập hợp từ các nguồn bên trong và bên ngoài;
• Có tính tổng hợp ở mức cao;
• Thích hợp cho dài hạn;
• Liên quan với toàn bộ tổ chức (dù đi sâu vào một số chi tiết);
• Gồm cả thông tin định lượng và thông tin định tính;
• Không thể đảm bảo một sự chắc chắn hoàn toàn vì chỉ có thể ước tính
tương lai.
- Đối với quyết định có tính chiến thuật của nhà quản trị cấp trung gian, Kế
toán quản trị cung cấp thông tin để giúp ra quyết định và sử dụng các nguồn lực của tổ
chức, giám sát các nguồn lực đó đã và đang được sử dụng như thế nào. Những thông
tin này bao gồm các thước đo năng suất (kết quả tính cho một giờ người hay tính cho
CẤP
CAO
C ẤP TRUNG
GIAN
CẤP CƠ SỞ
RA QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
RA QUYẾT ĐỊNH CHIẾN THUẬT
RA QUYẾT ĐỊNH TÁC NGHIỆP
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 15
một giờ máy), các báo cáo phân tích biến động, dự báo dòng tiền, v.v.
Thông tin chiến thuật do vậy có những đặc điểm sau :
• Chủ yếu lấy từ nguồn bên trong nhưng cũng tham khảo một số từ nguồn
bên ngoài;
• Được tổng hợp ở mức thấp;
• Thích hợp cho trung hạn và ngắn hạn;
• Mô tả hay phân tích các hoạt động hay các bộ phận;
• Thường được soạn thảo định kỳ theo yêu cầu của nhà quản trị;
• Gồm cả thông tin định lượng và thông tin định tính.
- Đối với các quyết định tác nghiệp, Kế toán quản trị cung cấp loại thông
tin hoạt động cho cấp quản lý cơ sở để giúp họ điều hành, thực thi nhiệm vụ được giao
ở phân xưởng hay phòng ban, v.v… Ví dụ, ở phòng tiền lương, thông tin ở cấp này sẽ
gồm mức lương ngày, số giờ làm việc hàng tuần của từng công nhân, mức lương/giờ
trả cho mỗi người, các chi tiết về thời gian mà từng người đã bỏ ra cho từng công việc
trong tuần, v.v... Thông tin cung cấp cho cấp quản lý cơ sở, thường được thực hiện
hàng tuần, nhưng với những hoạt động cấp bách hơn như số lượng nguyên liệu đưa
vào sản xuất có thể được cung cấp hàng ngày, hàng giờ, hay trong trường hợp sản xuất
tự động là hàng giây.
Thông tin tác nghiệp gồm các đặc điểm sau :
• Hầu như hoàn toàn lấy từ các nguồn nội bộ;
• Được phân tích rất chi tiết căn cứ trên các số liệu ban đầu;
• Liên quan với kỳ hiện hành;
• Gắn liền với từng công việc;
• Được soạn thảo thường xuyên;
• Thường mang tính định lượng.
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 16
Chương 3
QUẢN TRỊ CHI PHÍ-KẾ TOÁN CHI PHÍ
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
3.1 QUẢN TRỊ CHI PHÍ
3.1.1 Khái niệm
Quản trị chi phí là phân tích các thông tin cần thiết cho công việc quản trị
của một doanh nghiệp. Các thông tin này bao gồm các thông tin tài chính (chi phí và
doanh thu) lẫn các thông tin phi tài chính (năng suất, chất lượng và các yếu tố khác của
doanh nghiệp).
Nhà quản trị chi phí không đơn giản là người ghi chép các thông tin về chi
phí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các quyết định quản trị để có
thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất với chi
phí thấp nhất.
Nội dung của kế toán quản trị chi phí:
+ Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh;
+ Xác định giá phí đơn vị sản phẩm;
+ Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí bộ phận theo từng trung
tâm chi phí;
+ Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận;
+ Phân tích thông tin chi phí để lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết
định kinh doanh. [8, Trang 13]
3.1.2 Vai trò của quản trị chi phí
Trên cơ sở nội dung của Quản trị chi phí, ta có thể xác định được vai trò
của Quản trị chi phí trong doanh nghiệp như sau:
- Quản trị chi phí giúp doanh nghiệp tập trung năng lực của mình vào các
điểm mạnh, tìm ra các cơ hội hoặc các vấn đề quan trọng trong sản xuất kinh doanh;
- Quản trị chi phí giúp doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sản phẩm
hay dịch vụ của mình mà không làm thay đổi chi phí;
- Quản trị chi phí giúp người ra quyết định nhận diện được các nguồn lực có
chi phí thấp nhất trong việc sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ. [8, trang 13]
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 17
3.1.3 Quản trị chi phí trong môi trường kinh doanh hiện nay
Môi trường kinh doanh hiện nay đã có rất nhiều thay đổi, và đã làm biến đổi
thực tế quản trị chi phí của các doanh nghiệp.
a. Môi trường kinh doanh toàn cầu.
Hiện nay, môi trường kinh doanh đã mở rộng đến thị trường thế giới, làm
cho các doanh nghiệp phải chịu sức ép canh tranh trên quy mô toàn cầu. Vì vậy, doanh
nghiệp cần nhiều thông tin về quản trị chi phí hơn để có thể xây dựng chiến lược cạnh
tranh và kinh doanh có hiệu quả.
Ví dụ : British Airways là hãng hàng không lớn nhất nước Anh. Ban đầu đã
tỏ ra khinh thường những đối thủ cạnh tranh giá rẻ như easyJet và Ryanair, rồi sau đó
cuống cuồng thành lập một công ty hàng không giá rẻ có tên là Go. Thế nhưng công ty
này nhanh chóng thất bại và buộc phải bán lại cho easyJet vào năm 2000 và British
Airways quay lại với lối kinh doanh truyền thống. British Airways giờ đây chỉ tập
trung phục vụ những chuyến bay đường dài và không có những chuyến bay giá rẻ.
Còn ở thị trường bay đường ngắn, hãng cố gắng giữ vững một tỷ lệ thị phần nhất định
thông qua chiêu thức giảm giá gần bằng với đối thủ cạnh tranh. Tại mỗi chuyến bay,
British Airways dành một số ghế ngồi nhất định hạng Economy. Do những chuyến bay
của British Airways có điểm đỗ tại Heathrow, một cảng bay tiện lợi và đông đúc, nên
chiêu thức này cũng hấp dẫn một số khách bay đường dài. Thậm chí, British Airways
còn giảm giá cho một số chuyến bay đến những điểm nhất định tại Châu Âu. Những
chiến lược này của British Airways đã giúp hãng cạnh tranh hiệu quả với những “kẻ
thách thức”. [10]
b. Công nghệ sản xuất
Để cạnh tranh một cách hiệu quả, các doanh nghiệp phải chấp nhận thay
đổi công nghệ sản xuất. Điều này không những giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm
soát được các dòng chi phí vào (chi phí nguyên vật liệu, lao động, chi phí khác) mà
còn có thể xây dựng các quyết định cho đầu ra sản xuất (giá bán, sản lượng, doanh thu,
lợi nhuận, tồn kho)
Ví dụ: Nói về những thành công trong lĩnh vực Khoa học công nghệ trong
thời gian qua, công nghệ Việt Nam đã đạt trình độ hiện đại của thế giới như công nghệ
đóng tàu. Việt Nam đã xuất khẩu được những tàu biển cỡ lớn sang nhiều nước có
ngành công nghiệp đóng tàu nổi tiếng như Anh, Pháp, Thụy Sĩ... Chỉ với đầu tư
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 18
khoảng 50 tỉ đồng từ Bộ KH-CN, các đề tài dự án đã giúp ngành đóng tàu nắm vững
các công nghệ hàn và lắp ráp tàu tiên tiến, tạo ra một số sản phẩm và thiết bị hiện đại,
tương đương với trình độ quốc tế. Sức mạnh công nghệ đã góp phần giúp Tổng công
ty Công nghiệp tàu thủy đóng thành công tàu hàng 6.500 tấn và 12.500 tấn, tàu hút bùn
công suất 1.500 m3/h... Anh đã ký hợp đồng đóng 15 tàu trọng tải 53.000 tấn, trị giá
trên 300 triệu USD.[12]
c. Định hướng khách hàng
Một thay đổi quan trọng của môi trường kinh doanh hiện nay là sự thay đổi
liên tục thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ. Họ thích sản phẩm có chất
lượng cao, có nhiều tính năng mới, mẫu mã đa dạng, các dịch vụ kèm theo phải phong
phú. Vì vậy, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là phải thỏa mãn các yêu cầu
này với chi phí thấp nhất. Vì thế, vai trò của quản trị chi phí trở nên rất quan trọng vì
nếu không quản lý và phân tích tốt, sản phẩm tuy có chất lượng cao nhưng giá cũng sẽ
cao, khách hàng sẽ không thích nữa.
Ví dụ : Hơn 20 năm qua, các khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các
sản phẩm cạo râu nhãn hiệu Atra, Atra Plus, Sensor, Sensor Excel, Mach 3, Mach 3
Turbo và Centro của hãng Gillette, vì những nhãn hàng này có thể giúp họ cạo râu sát
mặt. Rất nhiều công ty cảm thấy khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng phải trả
nhiều tiền hơn cho những tính năng vượt trội so với các sản phẩm cùng loại.
Walgreens nhấn mạnh đến sự tiện lợi của khách hàng khi đặt những cửa hàng của
mình cạnh các trung tâm mua sắm, dễ dàng ra vào nhờ hệ thống cửa thông minh và
thiết kế những ô cửa thanh toán rộng, tiện lợi cho việc thanh toán. Và Walgreens đã
“giữ được mình” trong cuộc chiến với Wal-Mart.[10]
d. Tổ chức quản trị
Do mục tiêu là nhắm đến thỏa mãn thị hiếu của khách hàng nên các hoạt
động sản xuất và kinh doanh cũng chuyển dịch theo hướng khách hàng. Vì thế, tổ chức
của doanh nghiệp cũng thay đổi và hình thành các nhóm hoạt động hoặc bộ phận chức
năng (nghiên cứu phát triển, tổ chức sản xuất, giao hàng, bảo hành, sửa chữa). Theo
đó, thực tế việc quản trị chi phí cũng sẽ có những thay đổi cho phù hợp. Từng nhóm,
bộ phận sẽ có các chi phí hoạt động của mình. Các báo cáo về chi phí sẽ phản ảnh hoạt
động của các nhóm/bộ phận hợp lý hay chưa hợp lý.
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 19
Ví dụ: Dow Corning dù chiếm đến 40% thị phần silicon toàn cầu vào năm
2000, Dow Corning vẫn không cản trở các đối thủ giá rẻ tham gia cuộc chơi. Nhưng
thay vì giảm giá, sau khi nghiên cứu kỹ phân khúc thị trường và khách hàng tiềm
năng, vào năm 2002 công ty này quyết định thành lập một công ty thứ cấp chuyên
cung cấp Silicon giá rẻ, lấy tên là Xiameter. Nếu Dow Corning cung cấp đến 7.000
loại sản phẩm. thì con số này ở Xiameter chỉ là 350. Nhận thấy rằng mình phải bán với
giá thấp hơn 20% mới có thể cạnh tranh được với những đối thủ giá rẻ của công ty mẹ,
Xiameter đã sử dụng mọi cách mà trong sách dạy kinh doanh đã nói đến. Thay vì giao
hàng ngay tức thì, Xiameter hứa sẽ giao hàng từ 7 đến 20 ngày sau khi nhận đơn đặt
hàng. Nhờ vào thời hạn giao hàng chậm hơn công ty mẹ, Xiameter có thể tận dụng sản
xuất khi những nhà máy của Dow Corning tạm nghỉ. Và vì không nhận các hợp đồng
cung cấp dịch vụ kỹ thuật nên Xiameter chẳng việc gì phải đầu tư vào khâu dịch
vụ.[10]
Bảng 2: So sánh môi trường kinh doanh trước đây và hiện nay
Nội dung Trước đây Ngày nay
Môi trường cạnh tranh
Nền kinh tế quy mô lớn,
tiêu chuẩn hóa đối với sản
phẩm.
Trọng tâm là chất lượng,
tính năng và sự thỏa mãn
của khách hàng đối với
sản phẩm.
Quy trình sản xuất
Sản lượng cao, tồn kho
lớn.
Sản lượng ít, tồn kho thấp,
giảm thiểu chi phí.
Công nghệ sản xuất
Dây chuyển lắp ráp tự
động, sử dụng công nghệ
riêng biệt ở mỗi công
đoạn.
Hệ thống robot, sử dụng
công nghệ liên kết nhau
thông qua hệ thống mạng.
Kỹ năng lao động Yêu cầu thấp. Yêu cầu cao.
Thị trường tiêu thụ Chủ yếu là trong nước. Tiêu thụ trên toàn cầu.
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 20
3.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ
Kế toán chi phí là một nhánh của kế toán, có nhiệm vụ lưu chép chi phí
trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm và dịch vụ do
công ty cung cấp. Do vậy, những người làm công tác kế toán chi phí phải hiểu được ý
nghĩa của những con số, liên hệ chúng với các hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải
pháp thay thế. Sau cùng các giải pháp thay thế này phải được đánh giá và lựa chọn
nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.
Nội dung của kế toán chi phí:
+ Tập hợp chi phí, tính giá thành, phân tích chênh lệch chi phí trong kỳ để
cung cấp thông tin KTQT và thông tin cho việc lập các báo cáo tài chính;
+ Cân đối chi phí, xử lý điều chỉnh chênh lệch chi phí và giá thành sản
phẩm trong kỳ về chi phí thực tế.
Trên cơ sở của Kế toán chi phí, các nhà quản lý có thể sử dụng Kế toán chi
phí vào nhiều mục đích:
+ Triển khai giá bán hợp lý đối với hàng hóa và dịch vụ của công ty;
+ Xác định chi phí vượt ngoài tầm kiểm soát;
+ Tập trung vào các chi phí đặc biệt để tiến hành giảm giá dần dần;
+ Quyết định xem loại sản phẩm và dịch vụ nào mang lại lợi nhuận cho
công ty và loại nào không.
Một số chi phí được xem là trực tiếp, các chi phí khác là gián tiếp. Nhân
viên kế toán chi phí và nhà quản lý nên quan tâm đến hai loại chi phí này.
- Chi phí trực tiếp đối với một đối tượng chịu chi phí là loại chi phí liên
quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí và có thể tính trực tiếp cho đối tượng đó một
cách hiệu quả, ít tốn kém (cost effective). (Horngren et al, 1999)
- Chi phí gián tiếp đối với một đối tượng chịu chi phí là loại chi phí liên
quan đến đối tượng chịu chi phí nhưng không thể tính trực tiếp cho đối tượng chịu chi
phí đó một cách hiệu quả. Nói đúng hơn, chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến
nhiều đối tượng chịu chi phí. Do vậy, chi phí gián tiếp được phân phối cho các đối
tượng chịu chi phí theo các phương pháp phân bổ chi phí (cost allocation) (Horngren
et al, 1999)
- Chi phí gián tiếp thường được gọi là chi phí quản lý chung, là những khoảng
chi phí không thể tính vào chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm cụ thể như tiền thuê
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 21
cơ sở hạ tầng sản xuất, chi phí tiện ích, lương bổng của các nhân viên hành chính và
điều hành, thuê bất động sản, và các chi phí giải trí hàng năm của công ty. Trong nhiều
trường hợp, chi phí quản lý chung được phân bổ cho các sản phẩm công ty sản xuất ra
theo một số công thức. [8, trang 13-14]
3.3 SO SÁNH VAI TRÒ QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
Quản trị chi phí Kế toán chi phí
- Ghi chép chi phí
- Phân tích các thông tin liên
quan đến chi phí
- Nhận diện các cơ hội kinh
doanh
- Ra quyết định
- Ghi chép các chi phí phát sinh
- Lập các báo cáo chi phí
3.4 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
3.4.1 Khái niệm
Kế toán tài chính là kế toán phản ảnh hiện trạng và sự biến động về vốn, tài
sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay nói cách khác là phản ánh các dòng vật
chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên
ngoài.
Sản phẩm của Kế toán tài chính là các báo cáo tài chính. Thông tin của kế
toán tài chính ngoài việc sử dụng cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp còn được sử dụng để
cung cấp cho các đối tượng bên ngoài như: các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế,
cơ quan tài chính, cơ quan thống kê.
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 22
Sơ đồ 4 : Sơ đồ tổng quát hệ thống kế toán [1, trang 20]
Hệ thống kế toán
Là một trong các hệ thống
thông tin quan trọng của một
doanh nghiệp (hay tổ chức)
Có trách nhiệm tập hợp dữ liệu để cung cấp thông tin cho
Kế toán tài chính & Kế toán quản trị
Các đối tượng bên ngoài
Tất cả các đối tượng bên
ngoài có quan tâm đến
tình hình hoạt động của
doanh nghiệp:
- Cổ đông (chủ sở hữu)
- Các nhà phân tích
- Các nhà cho vay
- Các khách hàng
- Tổ chức công đoàn
- Cơ quan quản lý nhà
nước
- Đối tượng khác
Các đối tượng bên trong
Các nhà quản trị ở tất cả
các trung tâm trách nhiệm
(responsibility center):
- Trung tâm đầu tư,
(investment center)
- Trung tâm lợi nhuận,
(profit center)
- Trung tâm bán hàng,
(revenue center)
- Trung tâm chi phí.
(cost center)
Kế toán tài chính
Thiết lập các báo
cáo tài chính: bảng
cân đối, báo cáo
thu nhập, báo cáo
ngân lưu
Kế toán quản trị
Thiết lập hệ thống
thông tin phục vụ
cho: ra quyết định,
hoạch định, điều
hành, kiểm soát
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 23
3.4.2 Phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị
a) Kế toán tài chính.
Mục tiêu của kế toán tài chính là sắp xếp, ghi nhận, phân tích và diễn đạt
các sự kiện kinh tế, pháp lý và giao dịch thương mại bằng đơn vị đo lường là tiền tệ
nhằm cung cấp các dữ kiện cần thiết cho việc lập các báo cáo tài chính.
- Các báo cáo tài chính này được lập nhằm cung cấp những thông tin về
một thực thể kinh doanh cho một lớp người rộng rãi sử dụng như những người sử dụng
bên ngoài doanh nghiệp là những người đang đầu tư vào doanh nghiệp, những người
cung cấp tín dụng, những người phân tích tài chính, các viên chức quản lý nhà nước…
Đồng thời thông tin của kế toán tài chính cũng được những nhà quản trị bên trong
doanh nghiệp sử dụng. Nhưng kế toán tài chính cung cấp thông tin chủ yếu cho những
người bên ngoài doanh nghiệp.
- Thông tin của kế toán tài chính được thiết lập trên cơ sở tuân thủ một cách
nghiêm ngặt các chuẩn mực, các nguyên tắc và thông lệ kế toán được thừa nhận và bị
chi phối bởi định chế pháp luật của nước sở tại.
b) Kế toán quản trị.
Là phương pháp xử lý các dữ kiện kế toán để đạt được mục tiêu thiết lập
các thông tin cho việc lập dự toán ngân sách về chi phí, doanh thu và kết quả trong
một thời kỳ hoạt động; kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động của các bộ
phận trong doanh nghiệp.
Kế toán quản trị thể hiện qua các chức năng sau:
- Chức năng dự toán lập kế hoạch: mọi hoạt động của doanh nghiệp đều
được tiến hành theo các chương trình định trước trong các kế hoạch dài hạn, kế hoạch
hàng năm, kế hoạch tác nghiệp. Nhà quản trị phải thiết lập dự toán ngân sách, đây
chính là tài liệu xác lập các bước thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Ví dụ: thông qua dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán nguyên vật
liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung… giúp nhà quản trị
tiên liệu, liên kết các nguồn lực để đảm bảo lợi nhuận trong kỳ.
Kế toán quản trị phải được tổ chức để thu thập những thông tin phục vụ cho
mục đích trên.
- Chức năng tổ chức và điều hành: để thực hiện chức năng này, nhà quản trị
cần một lượng thông tin rất lớn, đặc biệt là những thông tin phát sinh hàng ngày để kịp
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 24
thời điều chỉnh tổ chức hoạt động như: thông tin về giá thành ước tính, thông tin về giá
bán, về lợi nhuận từ các phương án sản xuất kinh doanh… chính những thông tin này
phải do kế toán đảm trách.
- Chức năng kiểm tra: kế toán quản trị đóng vai trò kiểm soát hoạt động
kinh doanh từ trước, trong và sau quá trình hoạt động kinh doanh phát sinh. Việc kiểm
soát của kế toán quản trị được thực hiện chủ yếu thông qua kế hoạch đã được lập. Khi
kế hoạch đã được lập, để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch đòi hỏi phải so sánh với
thực tế. Kế toán sẽ cung cấp cho nhà quản lý những thông tin thực tế, thông tin chênh
lệch giữa thực tế với kế hoạch, những thông tin kết hợp giữa thực tế với dự báo để nhà
quản trị kịp thời điều chỉnh, đảm bảo tiến độ kế hoạch.
- Chức năng ra quyết định: thông tin kế toán là nhân tố chính trong việc ra
quyết định của nhà quản trị, do đó kế toán có trách nhiệm thu thập các số liệu về chi
phí, lợi nhuận và truyền đạt cho người quản lý thích hợp.
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 25
3.4.3 So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
Hệ thống kế toán
(một phần của hệ thống thông tin
quản lý của tổ chức)
Thu tập dữ liệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổng Quan về kế toán quản trị.pdf