MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM 3
I-/ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM. 3
1-/ Bản sắc văn hóa là gì ? 3
2-/ Đặc điểm 4
II-/ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM 5
1-/ Văn hóa Việt Nam theo thời gian lịch sử: 5
1.1. Lớp văn hóa bản địa:( Văn hóa thời tiền sử và thời Văn lang Âu lạc) 5
1.2. Giai đoạn thời Bắc thuộc 5
1.3 Kỷ nguyên văn hóa Đại Việt 6
1.4 Văn hóa Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ 6
1.5 Xây dựng bản sắc văn hóa dưới thời kì mới (từ 1945 đến nay) 6
2-/ Tổng quan về văn hóa Việt Nam 7
III-/ KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM 8
1-/ Vì sao phải khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lich Việt Nam 8
2-/ Khai thác bản sắc văn hóa trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam như thế nào? 9
CHƯƠNG II: MỘT SỐ TOUR KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA CÔNG TY TÂN ĐẠI PHÁT 11
I-/ THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DU LỊCH 11
1-/ Các giá trị văn hóa chủ yếu đang được khac thác trong du lịch 11
1.1 Gía trị văn hóa vật thể 11
1.2 Gía trị văn hóa phi vật thể 12
2-/ Thực trạng khai thác các giá trị văn hóa trong du lịch Việt Nam 13
2.1 Những mặt đã làm được: 13
2.2. Tồn tại 15
II-/ TOUR DU LỊCH LỄ HỘI VỀ KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA CÔNG TY TÂN ĐẠI PHÁT ( LỄ HỘI ĐỀN HÙNG ) 16
1-/ Văn hóa Phú Thọ và thời Hùng Vương 16
2-/ Lễ hội dân gian 18
2.1. Phần lễ và phần hội 18
2.2 Tính chất và đặc điểm của lễ hội 21
3-/ Lễ hội Đền Hùng 25
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÓI CHUNG 33
I-/ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI CỦA DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA 33
1-/ Thành công: 33
2-/ Tồn tại : 34
3-/ Nguyên nhân: 35
II-/ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 36
1-/ Đầu tư, tôn tạo các di tích, khôi phục làng nghề truyền thống, tổ chức tốt các lễ hội . 36
2-/ Đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông. 36
3-/ Cần có sự phân công và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, các ban ngành hữu quan. 37
4-/ Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. 37
5-/ Tăng cường giáo dục ý thức trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc. 38
6-/ Mở các lớp bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo, chuyên đề về khai thác bản sắc văn hóa trong phát triển du lịch. 38
7-/ Xây dựng các quy định, các thể chế hoạt động văn hóa, sinh hoạt xã hội theo hướng bản sắc văn hóa dân tộc. 38
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tour du lịch lễ hội nhằm khai thác bản sắc văn hóa dân tộc của Công ty Tân Đại Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích lịch sử Việt Nam, du khách sẽ được tận hưởng các giá trị văn hóa dân tộc chúa đựng trong đó.
Trong những năm vừa qua, rất nhiều di tích được đầu tư sửa chữa đem lại khai thác. Nó đã góp phần cho du lịch phát triển qua các sản phẩm văn hóa du lịch đầy hấp dẫn. Mỗi di tích góp phần rất lớn trong việc đáp ứng yêu cầu tìm hiểu văn hóa, nâng cao hiểu biết của người nước ngoài đối với Việt Nam, đồng thời góp phần xây dựng ngân sách, tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước.Chính nguồn thu nhập hàng năm mà di thích mang lại cho ngành du lịch nói riêng và cho đất nước nói chung đã khẳng định tiềm năng to lớn của nó.
1.2 Gía trị văn hóa phi vật thể
Du lịch Việt Nam không chỉ thu hút khách Du lịch Việt Nam không chỉ thu hút bởi các giá trị vă nhóa vật chất mà còn thu hút khách du lịch tới các giá trị văn hóa phi vật chất. Đó là loại hình nghệ thuật truyền thống như: tuồng, chèo, rối nước, hát ru, dân ca quan họ, hát sẩm, ca trù…hết sức độc đáo, là những nét đầy tính dân gian và huyền thoại của các lễ hội. Và điển hình nhất là đặc trưng về phong tục tập quán, tâm hồn cốt cách con người Việt.
Trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền, những hoạt động ca múa nhạc dân tộc mang bản sắc văn hóa, có tính đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi dân tộc, đóng vai trò hết sức quan trọng. Đến với Hòa Bình, du khách không những được thăm cảnh núi rừng, thăm những bản làng dân tộc giàu lòng mến khách mà còn được thưởng thức những đêm “ văn hóa rượu cần” theo tục lệ trình tự mang đầy ý nghĩa của cuộc sống dân dã. Cùng với những bài hát, lời ca, điệu múa dân tộc Thái, dân tộc Mường, H’ mông, được mắt thấy tai nghe chiếc khèn phát ra hòa nhịp với điệu múa của chàng trai dân tộc. Hầu hết những nhạc cụ độc đáo, đều gây những bất ngờ thú vị cho du khách.
Hệ thống các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam hết sức phong phú, đa dạng. Ở miền Bắc, khi có dịp về thăm một làng quê quan họ, hẳn du khách khó mà dứt ra được bởi bên núi non, đồng ruộng, sông, hồ thơ mộng, các liền anh, liền chị mời trầu, hát những nàn điệu dân ca nổi tiếng thấm đậm tình người để rồi khi chia tay đầy lưu luyến, ngậm ngùi. Đến với miền trung với xứ Huế mơ mộng, ngoài vẻ đẹp trầm tĩnh, cổ kính của các công trình kiến trúc, rực rỡ tinh hoa dân tộc, du khách khó mà bỏ qua được những điệu múa cung đình truyền thống hoặc tựa lưng trên mạn đò thả mình vào những làn điệu, lắng dịu thâm tình, dìu dặt vang vọng trên sông Hương kiều diễm, đậm đà hương sắc trầm tư xứ Huế. Đến với miền Nam, khách du lịch lại có cơ hội du ngoạn trên những dòng kênh rạch, len lỏi trong những miệt vườn đầy hoa trái Nam Bộ. Mỗi miền có một nét đặc thù riêng, trong mỗi miền lại chia thành các vùng với bản sắc của mình. Vì vậy, có thể nói các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam là miên man, vô tận.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Phong tục tập quán cũng bị ảnh hưởng nặng của canh tác nông nghiệp. Mặc dù, nó rất lạc hậu nhưng lại gây những bất ngờ, thú vị cho du khách khi đến thăm các làng quê Việt. Đối với chúng ta, ai ai cũng biết con trâu, cái cày, người nông dân một nắng hai sương trồng lên cây lúa, nhưng với khách nước ngoài đó là một điều rất lạ. Đến đây họ được tắm trong những giếng đào, được sử dụng gáo dừa, chum đất nung. Họ cũng được tìm hiểu cảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau, những cô gái Việt đội nón thẹn thùng trong bộ quần áo đơn sơ giản dị; cảnh nuôi tằm, dệt lụa, làm góm sứ, làm hàng thủ công mĩ nghệ với bàn tay khéo léo của con người Việt Nam. Những điều này, chắc hẳn du khách mới chỉ được thưởng thức ở Việt Nam. Nếu đem khai thác trong du lịch , nó sẽ góp phần không nhỏ trong sự phát triển toàn ngành.
2-/ Thực trạng khai thác các giá trị văn hóa trong du lịch Việt Nam
2.1 Những mặt đã làm được:
Cùng với sự phát triển du lịch Việt Nam trong những năm qua, các giá trị văn hóa không ngừng được khai thác đem vào phát triển du lịch. Nhiều di tích được sửa chữa, nhiều tuyến điểm du lịch được thành lập. Đặc biệt, từ năm 1992 đến nay, cùng với sự nhạy bén của cơ chế thị trường, các di thích lịch sử, các loại hình nghệ thuật truyền thống được phát huy triệt để vào kinh doanh du lịch ở nước ta. Hầu như, mỗi vùng, mỗi tỉnh, thành phố đều có các di tích được bảo vệ, bán vé cho du khách tham quan. Đi kèm theo đó là biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc dân tộc để thu hút khách như: Văn Miếu, Quốc Tử Giám. Nhiều lễ hội dân gian được phục hồi và phát triển như: lễ hội Chùa Hương, Đền Hùng…Ngoài những điểm tổ chức bán vé, nhiều nhà hàng, khách sạn cũng tổ chức phục vụ miễn phí trong khoảng thời gian nhất định. Đây cũng chính là hình thức phục vụ vui chơi giải trí cho khách.
Mặt khác, ngành du lịch Việt Nam còn rất non trẻ, khối lượng các tour chưa nhiều, các dịch vụ còn ít nhưng thái độ phục vụ của nhân viên du lịch Việt Nam lại rất tốt, tạo được ấn tượng rất sâu sắc cho khách du lịch quốc tế. Phần lớn khách du lịch với Việt Nam đều đánh giá rất cao về lòng mến mộ, sự phục vụ tận tình, chu đáo của người Việt. Đó là do họ đã phát huy truyền thống cởi mở chân tình của dân tộc. Đây là dấu hiệu tốt về sự phát triển du lịch trong tương lai.
Với không khí khẩn trương, nghiêm túc, trong một thời gian ngắn việc thiết lập kỉ cương các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa đã đem lại cho lễ hội bầu không khí nghiêm trang vốn có, đem lại cho các dịch vụ kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa một sự quy củ, trật tự. Người ta không còn thấy đâu cảnh chen lấn, xô đẩy, chèo kéo khách thay vào đó là một đội ngũ bảo vệ, phục vụ có tổ chức, có thái độ đúng mực.
Những mặt làm được tuy còn rất ít nhưng nó đã đủ để thấy sự cố gắng vượt bậc của ngành du lịch nước nhà chuyển sang cơ chế thị trường lại chưa được chuẩn bị đầu đủ chắc chắn sẽ không tránh khỏi vấp ngã. Những gì chúng ta làm được là tương đối. Trong tương lai, hy vọng chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn.
2.2. Tồn tại
Bên cạnh những gì đã làm được ở trên, du lịch Việt Nam cũng còn rất nhiều tồn tại cân giải quyết. Đó là việc tổ chức một số tuyến điểm du lịch đã bị thương mại hóa, làm méo mó nó, lai tạp vẻ đẹp truyền thống vốn có. Đành rằng đã là dịch vụ thì cần khai thác tối đa, nhưng nếu dùng các nhạc cụ độc đáo biểu diễn đôi ba bài cho qua chuyện, cốt chỉ kích thích tính hiếu kì, sự tò mò rồi bán những nhạc cụ đó cho khách và coi dó là mục tiêu chính thì quả là một điều tệ hại.
Đi mỗi nơi, du khách đều muốn tìm những cảm giác mới lạ, những thú vị bất ngờ không chỉ từ những địa danh, những di tích thuần túy. Chính những nét văn hóa đặc trưng kia đã ghi dấu ấn quan trọng trong cả cuộc hành trình. Nhưng lựa chọn loại hình nào để phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách, giữ gìn được giá trị nghệ thuật là việc cần được cân nhắc giữa núi rừng bạt ngàn hay không gian tĩnh lặng, thanh bình của một miền quê, chắc chắn du khách không thích thú gì khi phải nghe những lời ca, bản nhạc quốc tế ồn ào mà không phải những giai điệu thanh trầm của cây đàn bầu hay tiếng sáo trúc vút lên thánh thót. Từ đó, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tươi đẹp mới thấm đậm và được lưu giữ mãi mãi trong lòng du khách với sự kính trọng và cảm phục.
Việt Nam có 54 dân tộc với 54 màu sắc văn hóa khác nhau nhưng chỉ mới có văn hóa người kinh là khai thác phổ biến trong du lịch, còn các dân tộc khác đã khai thác nhưng còn ít. Văn hóa dân tộc tiểu số phía Bắc có văn hóa Mường, Thái, H’ mông, Dao…Dọc Trường Sơn và Tây Nguyên có vă nhóa Khơ Me. Tiềm năng văn hóa các dân tộc tiểu số là rất lớn nhưng việc khai thác nó là rất khó khăn. Do các dân tộc này nằm ở vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại khó khăn. Trong tương lai khi mạng lưới giao thông phát triển đến từng thôn xóm, bản làng thì đây sẽ là nguồn tiềm năng phong phú của du lịch nước ta.
Vấn đề nổi cộm nhất trong du lịch Việt Nam, có lẽ vẫn là công tác tổ chức, quản lí tại các tuyến điểm du lịch là những di tích, công trình nghệ thuật có giá trị cao mà không thể làm mới được, nếu có hư hỏng thì chấp nhận mất mát mà thôi. Mặt khác, đây là những nơi đòi hỏi không khí trang nghiêm, tôn trọng, ngưỡng mộ. Nếu khai thác lộn xộn, không có quy củ thì sẽ làm mất đi giá trị của nó. Từ khi có các chỉ thị của Chính phủ và đạc biệt là pháp lệnh du lịch ra đời gần đây đã chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức, bài trừ các tệ nạn. Nhưng công việc này đòi hỏi phải có thời gian lâu dài, một số nơi vẫn còn hiện tượng chèo kéo khách, nạn an xin mà khách quốc tế họ rất sợ, và một số luồng văn hóa độc hại đang hoành hành. Đây là mặt tồn tại rất lớn của du lịch Việt Nam. Những gì khai thác được mới chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng vô tận đó. Nếu biết khai thác đúng lúc, đúng chỗ, chắc chắn du lịch Việt Nam sẽ tạo được một ấn tương đặc biệt cho du khách.
Nhận xét
Phát triển du lịch bản sắc văn hóa dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bản sắc văn hóa là nội lực để du lịch khai thác và ngược lại, lợi nhuận từ du lịch dùng để đầu tư giữ gìn, tôn tạo bản sắc văn hóa. Trong những năm qua, bản sắc văn hóa được khai thác kinh doanh trong du lịch chưa nhiều, chưa xứng đáng với tiềm năng của nó. Sang thế kỷ 21, đây là hướng chính để phát triển du lịch Việt Nam, góp pần đưa du lịch Việt Nam ngang bằng với các quốc gia phát triển trên thế giới.
II-/ TOUR DU LỊCH LỄ HỘI VỀ KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA CÔNG TY TÂN ĐẠI PHÁT ( LỄ HỘI ĐỀN HÙNG )
1-/ Văn hóa Phú Thọ và thời Hùng Vương
Phú Thọ được xem là vùng đất tổ, cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây Vua Hùng đã dựng nước Văn Lang – quốc gia đầu tiên của Việt Nam với thủ đô Phong Châu.
Phú Thọ có nền văn hóa rực rỡ từ lâu đời. Những di tích khảo cổ văn hóa như: Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả, và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm. Còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hóa của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng.
Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội giỗ tổ Hùng Vương ( 10/3 âm lịch ), hiện đã được nâng lên thành quốc giỗ.Về du lịch văn hóa tâm linh, Pú Thọ có 92 lễ hội truyền thống hằng năm rải rác trên không gian khắp 13 huyện, thị. Hầu hết nó đều gắn với thời đại Hùng Vương, trong đó đặc biệt lớn nhất là lễ hội đền Hùng.
Hành trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng là quá trình lắng đọng, bồi đắp những lớp phù sa văn hóa để làm nên độ dày của hệ thống thang bậc giá trị vật chất và tinh thần. Phú Thọ- Đất tổ Hùng Vương chính là vùng đất khởi đầu của những giá trị ấy, vùng đất hòa quyện giữa truyền thuyết và lịch sử.
Trong sâu thẳm tâm thức của mỗi người dân đất Việt- Đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương từ bao đời nay đã trở thành văn hóa, tín ngưỡng, điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Là nơi mà mỗi người dân Việt Nam đã quần tụ ở Đất Mẹ hay xa cách Tổ quốc muôn trùng cũng luôn hy vọng về với tấm lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên, thể hiện truyền thống đạo lý “ Uống nước, nhớ nguồn”.
Các hoạt động văn hóa dân gian diễn ra sôi động và hấp dẫn trong thời gian lễ hội. Còn xét theo góc độ văn hóa Hùng Vương cũng là những người làm các nghề giỏi như: làm gốm, đóng thuyền, dựng nhà sàn…Nhưng giỏi hơn hết, người thời Hùng Vương thể hiện ở việc đúc đồng. Nhiều trống đồng Đông Sơn được đún với trình độ cao mà ngay cả bây giờ cũng vẫn còn là bí quyết mà không thợ làng nghề nào có thể so sánh được.
Thời Hùng Vương dưới ánh sáng của các tài liệu khảo cổ học đã cho thấy một xã hội khá phát triển . Về mặt ẩm thực, người xưa không còn ở giai đoạn “ lấy bột cây mà ăn” nữa mà đã trồng lúa. Chính sự có mặt của hạt gạo nếp cũng phù hợp với truyền thống trong thời Hùng Vương là truyền thuyết bánh trưng bánh giầy.
Về phục trang thì cư dân Hùng Vương đã biết dệt vải ( dấu vết vải gai tìm được trong mộ ), tìm được trong dọi xe sợi. Đới sống tinh thần hết sức phong phú, có ngày hội mà các chiến binh cầm vũ khí nhay múa quanh cây cột thiêng và đâm trâu, bò…
Với những nét khảo cổ ngày một nhiều trong những năm gần đây,chúng ta lại càng thấy rõ nết hơn toàn cảnh một thời Hùng Vương, bố khuyết những những gì mà thư tịch và truyền thuyết chưa nói đến hay đính chính những gì chưa chính xác mà qua lăng kính huyền ảo của truyền thuyết đã bị khúc xạ.
Bản sắc văn hóa và bản lĩnh Việt cũng đã định hình từ đấy, để rối trong phong ba bão táp của nghìn năm Bắc thuộc, vẫn không bị đồng hóa, để tiếp tục được hun đúc cao hơn trong thời kì độc lập tự chủ, là điều mà không phải tộc người nào cùng hoàn cảnh cũng đạt được.
2-/ Lễ hội dân gian
2.1. Phần lễ và phần hội
Trong các các dạng tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có các giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường…là một sinh hoạt có sức hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội. Như vậy, lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là dịp để mọi người hướng về sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất giải trí. Do đó lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du khách. Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính :
- Phần lễ ( hay còn gọi là phần nghi lễ ) : Tùy vào tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Có thể phần nghi lễ mở đầu ngày hội mang tính tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện lich sử trọng đại, tưởng niệm một vị anh hùng dân tộc. Cũng có thể phần lễ là nghi thức thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính đối với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị thẩm mĩ và triết học sâu sắc của cộng đồng. Nó mang trọn ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội đối với du khách. Phần nghi lễ là phần hạt nhân của cả lễ hội.
- Phần hội : Là phần tổ chức những trò chơi, thi đấu biểu diễn…Mặc dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hóa truyền thống, nhưng phạm vi nội dung của nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ xung những yếu tố văn hóa mới. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy nơi nào bảo tồn và phát triển được những nét truyền thống trong phần hội với những trò chơi mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị hơn. Thông thường phần hội gắn với tình yêu, giao duyên nam nữ.
Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lễ và hội hòa quyện vào với nhau, trong đó trọng tâm là phần hội , nhưng bản thân phần hội đã mang trong mình ý nghĩa tâm linh của phần lễ.
Như vậy, để tìm hiểu văn hóa Việt Nam, văn hóa làng xã cũng như văn hóa lúa nước, người ta có thể tìm hiểu qua các lễ hội, hoặc trực tiếp tham gia vào lễ hội. Từ đó có thể thấy lễ hội là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn rất quan trọng.
2.2 Tính chất và đặc điểm của lễ hội
Xét về tính chất của các lễ hội chúng ta thường thấy có ba loại lễ hội :
- Các lễ hội mang tính lịch sử như: Hội Đền Hùng, Hoa Lư…các lễ hội này thường được tổ chức gắn liền với các sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử hay để tưởng nhớ những người anh hùng, người có công lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân.
- Các lễ hội mang tính giải trí như: Hội Lim, hội chọi trâu Đồ Sơn…trong lễ hội thường có những trò chơi giải trí mà nội dung và hình thức gắn liền vào các hoạt động sản xuất của người dân.
- Các lễ hội mang tính tôn giáo như: Hội chùa Hương, hội chùa Keo, hội Phủ Giầy…
Tuy nhiên việc phân loại trên chỉ mang tính tương đối bởi trên thực tế các tính chất lễ hội đan xen hòa trộn vào nhau. Mỗi một lễ hội được tổ chức đều mang những nét truyền thống lịch sử, tôn giáo và trong các lễ hội càng không thể thiếu được các trò chơi.
Xét về đặc điểm :
Lễ hội dân gian ở Việt Nam được hình thành từ nền nông nghiệp lúa nước để phục vụ chính cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của những người nông dân trồng lúa nước.( Rõ ràng là sẽ khó mà có các lễ hội cầu mưa, cầu nắng, nếu không có việc tròng lúa nước). Do vậy, khi nói đến những lễ hội dân gian của vùng, thực chất là nói đến các lễ hội nông nghiệp( lễ hội của người nông dân). Và đã là lễ hội nông nghiệp thì trước hết, chúng ta phải chịu sự chi phối mạnh của “ nhịp điệu các mùa sản xuất”. Lịch sinh hoạt của các lễ hội dân gian được xác định bởi nông lịch của mỗi vùng. Các nông lịch lại được hình thành trên cơ sở những đặc điểm của điều kiện khí hậu địa lý tự nhiên, nên các lễ hội dân gian ở Việt Nam được diễn ra theo thời tiết. Thường chúng được mở tập trung vào hai mùa quan trọng nhất của một năm sản xuất nông nghiệp.
Cũng vì thực chất là các lễ hội nông nghiệp mà các lễ hội dân gian ở Việt Nam không tái hiện cuộc sống nào khác cuộc sống nông nghiệp của chính họ. Chúng ( các lễ hội dân gian) đã phản ánh những tâm tư tình cảm và nguyện vọng của người nông dân trồng lúa nước. Có thể nói, hầu như mọi mong ước tình cảm được phản ánh ở các lễ hội dân gian đều xoay quanh hai chủ đề chính là cầu mưa cầu nắng để cây lúa có đủ điều kiện phát triển, nảy hạt, đâm bông. Các lễ hội cầu nước thường được tổ chức vào đầu mùa sản xuất bởi phải có nước thì mới làm ruộng nước cày cấy và hạt lúa mới có thể nảy mầm được…Và khi lúa đã chín, sau khi vui mừng thu hoạch lúa, người nông dân Việt Nam thường tổ chức các lễ hội để gửi gấm trong đó lòng biết ơn, sự vui mừng trước những kết quả đã đạt được. Thực chất của việc cầu mưa nắng đều xuất phát từ mong ước một kết quả sản xuất tốt đẹp ( một vụ lúa bội thu). Mỗi lễ hội là mỗi nguyện vọng, mỗi khắc khoải của người nông dân trồng lúa đối với từng giai đoạn phát triển của cây lúa. Cho nên mới nói, các lễ hội dân gian ở Việt Nam được hình thành từ nền nông nghiệp lúa nước để phục vụ chính cuộc sống sản xuaart, sinh hoạt của những người nông dân trồng lúa nước.
Cuộc sống nông nghiệp được phản ánh rất đậm nét trong các lễ hội dân gian ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây không phải là sự sao chép lại hiện thực mà là phản ánh hiện thực Việt Nam qua cách nhìn của những người dân trồng lúa. Nó không phải là những gì có sẵn trong tự nhiên, trong nó chứa đựng những suy nghĩ và mong ước ấy xuất phát từ hoàn cảnh tự nhiên, điều kiện địa lý, môi trường, xã hội của họ. Vì cây lúa là đói tương jchinhs của sản xuất nông nghiệp Việt Nam nên đã trở thành trung tâm cảu sự phản ánh trong các lễ hội của vùng cũng như trong mọi hình thái văn hóa dân gian khác. Cây lúa được coi là sự biểu trưng cho sự no đủ, hạnh phúc, biểu trưng cho tất cả những đức tính tốt đẹp của con người. Mọi sự vật, hiện tượng đều được nhận thức trên cơ sở của quy luật phát triển cây lúa. Trong suy nghĩ của người dân Việt Nam, người mẹ, người phụ nữ chính là những người tạo ra những giống lúa, sáng tạo ra nghề trồng lúa. Cho nên, ở các lễ hội dân gian của vùng, các tín ngưỡng về cây lúa như là tín ngưỡng bản địa của các dân tộc trên đất nước Việt Nam, và sự phản ánh tín ngưỡng ấy qua biểu tượng người phụ nữ là một đặc thù của lễ hội dân gian Việt Nam.
Các lễ hội dân gian ở Việt Nam đều được tạo thành bởi các chuỗi liên tiếp. Những cảnh diễn lại chính xuất phát từ cuộc sông sinh hoạt và lao động của những người nông dân, nên chúng có nhiều điểm chung. Mỗi cảnh đều được tạo thành bởi sự tập trung và tập hợp của nhiều loại hình, loại chủng văn hóa, để diễn tả một hoạt động, một sinh hoạt vật chất nào đó của người nông dân. Đương nhiên, sự diễn tả ấy là nhằm vào một mục đích nhất định: nói lên một nguyện vọng, một mong ước của cộng đồng, nên sự tập hợp lộn xộn, mà chúng có những quy tắc, quy luật nhất định. Mặt khác, mỡi cảnh diễn lại nhằm phục vụ cho việc làm rõ mục đích chung của lễ hội, nên chúng phải tuân thủ theo những quy tắc và quy định củ lễ hội ( để đạt được mục đích của lễ hôị ). Chính những quy tắc và quy định này đã làm cho các hoạt động lễ hội được “ cấu tạo theo cơ chế mô hình” ( nghĩa là chúng bao gồm những yếu tố có tính chất “ bộ xương”, còn phần “thịt”, tức các chi tiết dành cho các cá nhân, các cộng động sáng tạo bồi đắp khi thực hiện hoạt động). Với cơ chế mô hình, lễ hội dân gian vừa đảm bảo tính thống nhất và truyền thống của cộng đồng, vừa có chỗ để các cá nhân sáng tạo. Điều này khiến các lễ hội trong vùng không cái nào giống cái nào nhưng vẫn có nét chung
Cũng phải nói thêm rằng, chính vì được sản sinh và quy tụ để làm rõ mục đích chung của lễ hội, mà các loại hình vă nhóa tập trung và tập hợp trong cảnh diễn, cũng như chuỗi cảnh diễn trong lễ hội luôn luôn được đặt vào một hệ thống. Trong đó, các loại hình văn hóa gắn bó hữu cơ với nhau và nếu tách một loại hình văn hóa nào đó ra khỏi cảnh diễn, hoặc một cảnh diễn ra khỏi lễ hội thì chúng không còn ý nghĩa như nó vốn có trong cảnh diễn và trong lễ hội nữa. Ở đây, lễ hội đã bộc lộ rõ nét một đặc điểm đặc thù trong phương thức nhận thức và phản ánh của văn hóa dân gian, đó là: nhận thức sự vật với tư cách đó là một tông thể. Vậy mới nói, lễ hội là một loại hình văn hóa dân gian tiêu biểu.
Khi nói lễ hội dân gian trong vùng thực chất là các lễ hội nông nghiệp cũng là muốn nói chúng- các lễ hội dân gian- là sản phẩm văn hóa của những người nông dân ( người nông dân vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là người tiêu dùng ). Các hoạt động lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu không phải cho cá nhân một người nông dân mà cho cả một cộng đồng. Nó là sáng tạo của cả cộng đồng người nông dân. Vì thế mọi tri thức, tư tưởng, tình cảm…cũng như những hành vi, quy ước, ước lệ…trong lễ hội đều được biểu tượng hóa bằng những hình ảnh, những dấu hiệu quen thuộc của cộng đồng. Mọi thành viên trong cộng đồng đều có thể cảm nhận được bởi chúng diễn đạt những mong ước của chính họ.
Cũng vì nhằm đáp ứng nhu cầu cho cả cộng đồng ngưới nông dân mà lễ hội được lưu truyền chủ yếu qua trí nhớ chứ không phải qua chữ viết ( đa số người nông dân xưa không biết chữ), nên quá trình sản xuất (sáng tạo) ra lễ hội cũng đồng thời là quá trình nó được phân phối đến từng người và tiếp nhận ( tiêu thụ ) nó. Lễ hội được ra đời chính lúc kết thúc các hoạt động lễ hôi.
Tóm lại, do được cấu thành bởi sự tham gia của nhiều chủng loại văn hóa dân gian khác nhau mà lễ hội mang trong nó mọi đặc điểm đặc thù của văn hóa dân gian. Vì thế, muốn tìm hiểu được văn hóa dân gian Việt Nam, chúng ta không thể không tìm hiểu các lễ hội dân gian của Việt Nam, và để phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Việt Nam không thể bỏ qua được một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng đó là các lễ hội dân gian.
3-/ Lễ hội Đền Hùng
Chương trình du lịch tham quan lễ hội Đền Hùng- Phú Thọ bằng xe ô tô của công ty du lịch Tân Đại Phát: ( một ngày)
Lịch trình chi tiết:
06h00 : Xe và hướng dẫn viên đón đoàn tịa điểm hẹn khởi hành đi Đền Hùng.
07h30 : Đoàn làm lễ dâng hương ở đền mẫu Âu Cơ.
08h30 : Qúy khách đến đền Hùng. Đoàn làm lễ dâng hương đất tổ- tham quan khu di tích có gia trị lớn nhất của dân tộc ta, là cơ sở giải thích về cội nguồn của dân tộc. Đoàn tham quan bảo tàng Hùng Vương, nghe giới thiệu về lịch sử ra đời hình thành và phát triển của nhà nước Văn Lang- tên quốc gia đầu tiên của nước ta.
Đoàn ăn trưa tại nhà hàng.
Chiều : Q khách tiếp tục tham quan đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, Giếng Ngọc, Lăng Vua Hùng, tự do chụp ảnh và mua sắp quà lưu niệm.
16h30 : Qúy khách có mặt tại xe khởi hành về Hà Nội. Đến Hà Nội xe trả khách tại điểm đón. Kết thúc chương trình và hẹn gặp lại.
Lời dẫn về di tích Đền Hùng:
Khi nói đến các lễ hội có ý nghĩa và giá trị lớn phục vụ phát triển du lịch ở nước ta, ai cũng nhắc trước tiên đến lễ hội Đền Hùng. Bởi lẽ, trong suy nghĩ chung lễ hội Đền Hùng có tính thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam. Nó nhắc chúng ta nhớ về cội nguồn, về tổ tiên chung của cả cộng đông người Việt.
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười, tháng ba"
Là người Việt Nam dù là được ở quê hương hay phiêu bạt nơi đâu, nhưng cứ mỗi độ xuân sang, ai cũng hướng lòng mình về một vùng đất Tổ- Vùng đất trung du thơ mộng thuộc xã Hy Cương, huyện Phong Châu, Phú Thọ, nơi cội nguồn của dân tộc, nơi hàng trăm con cháu cả nước về dự giỗ tổ Hùng Vương.
Trước lúc vào hội, mời bạn hãy đến thăm những di tích lịch sử cổ kính của một quần thể kiến trúc tuyệt vời trên ngọn núi nghĩa lĩnh này. Ngọn núi từ bao đời nay được con chúa khắp mọi miền nhắc đến với một niềm xúc động dào dạt, hướng về nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Dưới những tán cây chò xanh cao vút, mát rượi, bước theo các bậc đá sạch sẽ từ cổng chính đi lên, chẳng mấy chốc lên tới đền Hạ. Theo truyền thuyết, nơi đây Bà Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Sau đó Lạc Long Quân dẫn 50 người về xuôi, Âu Cơ dân 49 người lên ngược, để lại người con trưởng làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Từ đó sinh sôi ra các dân tộc Việt Nam.
Trước cửa Đền Hạ có một cây thiên tuế, chính nơi đây Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ chiến sĩ đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô tháng 9/1954. Câu nói nổi tiếng ấy nay đã được khắc thành chữ vàng để muôn đời con cháu mai sau giữ mãi : “ các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước “. Khi rời đền Hạ du khách tiếp tục lên đền Trung. Tương truyền các vua Hùng thường đến đây cùng các Lạc tướng bàn việc nước. Đây cũng là nơi Lang Liêu, vị hoàng tử nghèo đã lấy những hạt gạo do chính mình cấy gặt ra là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21452.doc