Câu 16. Tinh bột và xenlulozơ đều có công thức phân tử(C6H10O5)n
nhưng xenlulozơcó thểkéo thành
sợi còn tinh bột thì không. Cách giải thích nào dưới đây là đúng ?
A. Phân tửxenlulozơkhông phân nhánh, các phân tửrất dài dễxoắn lại thành sợi.
B. Phân tửxenlulozơkhông phân nhánh, các phân tửrất dài sắp xếp song song với nhau theo một trục
xoắn lại thành sợi.
C. Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần là amilozơvà amilopectin, mạch phân tửcủa chúng sắp xếp
song song với nhau nên tinh bột ởdạng hạt.
D. Hai thành phần amilozơvà amilopectin của tinh bột xoắn lại với nhau thành vòng xoắn, làm cho
tinh bột ởdạng hạt.
Câu 17. Nhận xét nào dưới đây là đúng ?
A. Phân tửkhối của xenlulozơnhỏhơn tinh bột.
B. Phân tửkhối của xenlulozơvà tinh bột là bằng nhau.
C. Phân tửkhối của xenlulozơlớn hơn tinh bột.
D. Không so sánh được phân tửkhối của xenlulozơvà tinh bột.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5183 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề trắc nghiệm Cacbohiđrat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Dương Xuân Thành
Email: thanhdt832005@yahoo.com mobile: 0983575385
CACBOHIĐRAT
A. Câu hỏi lí thuyết
Câu 1. Trong chế tạo ruột phích người ta thường dùng phương pháp nào sau đây ?
A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
Câu 2. Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch) đó là loại
đường nào ?
A. Glucozơ. B. Mantozơ. C. Saccarozơ. D. Fructozơ.
Câu 3. Phản ứng nào sau đây không dùng để chứng minh đặc điểm cấu tạo phân tử của glucozơ ?
A. Hòa tan Cu(OH)2 để chứng minh phân tử có nhiều nhóm chức OH.
B. Phản ứng với 5 phân tử CH3COOH để chứng minh có 5 nhóm OH trong phân tử.
C. Tác dụng với Na để chứng minh phân tử có nhóm OH.
D. Phản ứng tráng gương để chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhóm chức CHO.
Câu 4. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. Glucozơ là hợp chất đa chức.
B. Saccarozơ và mantozơ là đồng phân của nhau.
C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì cùng có thành phần phân tử (C6H10O5)n.
D. Tinh bột và xenlulozơ là polisaccarit, xenlulozơ dễ kéo thành sợi nên tinh bột cũng dễ kéo sợi.
Câu 5. Saccarozơ có thể tác dụng với dãy các chất nào sau đây ?
A. Cu(OH)2; H2SO4 loãng nóng B. H2/Ni,t0; AgNO3/NH3
C. H2SO4 loãng nóng; H2/Ni, t0 D. Cu (OH)2; AgNO3/NH3
Câu 6. Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử nhưng khi đun nóng với dung dịch H2SO4
lại có thể cho phản ứng tráng gương. Đó là do
A. saccarozơ tráng gương được trong môi trường axit.
B. saccarozơ bị thủy phân tạo thành glucozơ.
C. saccarozơ bị thủy phân tạo thành glucozơ và fructozơ.
D. trong môi trường axit, saccarozơ đã đồng phân hóa thành dạng có chứa nhóm CHO.
Câu 7. Cho các chất dưới đây :
A. Cu(OH)2 B. AgNO3/ NH3 C. H2/Ni,t0 D. H2SO4 loãng, nóng
Saccarozơ có thể tác dụng với hoá chất nào sau đây ?
A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 4.
Câu 8. Khi đun nóng dung dịch đường saccarozơ có axit vô cơ xúc tác ta được dung dịch chứa
A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và mantozơ.
C. glucozơ và glicozen. D. glucozơ và fructozơ.
Câu 9. Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây phân biệt được các dung dịch : glucozơ, glixerol,
metanal, propan-1-ol ?
Giáo viên: Dương Xuân Thành
Email: thanhdt832005@yahoo.com mobile: 0983575385
A. Cu(OH)2/OH− B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Dung dịch brom D. Na kim loại
Câu 10. Có 4 dung dịch : lòng trắng trứng, glixerin, glucozơ, hồ tinh bột. Để nhận biết 4 dung dịch
trên có thể dùng thuốc thử duy nhất nào dưới đây ?
A. AgNO3/NH3 B. HNO3/H2SO4 C. Cu(OH)2/OH− D. I2/CCl4
Câu 11. Saccarozơ hóa than khi gặp H2SO4 đặc theo phản ứng :
C12H22O11 + H2SO4 → SO2 + CO2 + H2O
Các hệ số cân bằng của phương trình phản ứng trên lần lượt là
A. 1 : 12: 12 : 12 : 20 B. 2 : 12 : 24 : 12 : 35
C. 1 : 24 : 24 : 12 : 35 D. 3 : 8 : 36 : 8 : 45
Câu 12. Một gluxit (X) có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ :
X 2Cu(OH) /OH
−
→ dung dịch xanh lam
ot
→ kết tủa đỏ gạch
Vậy X không thể là chất nào trong các chất dưới đây ?
A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Mantozơ
Câu 13. Để phân biệt dung dịch các chất riêng biệt gồm : tinh bột, saccarozơ, glucozơ, người ta dùng
một thuốc thử nào dưới đây ?
A. Dung dịch Iot B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch AgNO3/NH3 D. Cu(OH)2/OH¯
Câu 14. Tính chất nào không phải là đặc trưng của saccarozơ ?
A. Tham gia phản ứng tráng gương B. Chất rắn, tinh thể màu trắng
C. Khi thủy phân sinh ra glucozơ và fructozơ D. Tác dụng Cu(OH)2/OH¯
Câu 15. Chọn câu đúng trong các câu sau :
A. Tinh bột và xenlulozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.
B. Tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ đều có công thức phân tử dạng Cn(H2O)n.
C. Tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ đều có công thức phân tử dạng Cn(H2O)m.
D. Tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ đều là các polime có trong thiên nhiên.
Câu 16. Tinh bột và xenlulozơ đều có công thức phân tử (C6H10O5)n nhưng xenlulozơ có thể kéo thành
sợi còn tinh bột thì không. Cách giải thích nào dưới đây là đúng ?
A. Phân tử xenlulozơ không phân nhánh, các phân tử rất dài dễ xoắn lại thành sợi.
B. Phân tử xenlulozơ không phân nhánh, các phân tử rất dài sắp xếp song song với nhau theo một trục
xoắn lại thành sợi.
C. Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần là amilozơ và amilopectin, mạch phân tử của chúng sắp xếp
song song với nhau nên tinh bột ở dạng hạt.
D. Hai thành phần amilozơ và amilopectin của tinh bột xoắn lại với nhau thành vòng xoắn, làm cho
tinh bột ở dạng hạt.
Câu 17. Nhận xét nào dưới đây là đúng ?
A. Phân tử khối của xenlulozơ nhỏ hơn tinh bột.
B. Phân tử khối của xenlulozơ và tinh bột là bằng nhau.
C. Phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn tinh bột.
D. Không so sánh được phân tử khối của xenlulozơ và tinh bột.
Giáo viên: Dương Xuân Thành
Email: thanhdt832005@yahoo.com mobile: 0983575385
Câu 18. Giữa saccarozơ và glucozơ có điểm chung nào dưới đây ?
A. Đều có trong củ cải đường.
B. Đều được dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh.
C. Đều phản ứng với phức [Ag(NH3)2]OH sinh ra bạc.
D. Đều phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
Câu 19. Glucozơ còn có tên gọi là
A. đường nho. B. đường mía. C. đường mạch nha. D. đường phèn.
Câu 20. Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2.
B. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
C. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ và mantozơ thu được cùng một hỗn hợp sản phẩm.
D. Khi đun nóng dung dịch mantozơ với Cu(OH)2/OH¯ sẽ sinh ra kết tủa đỏ gạch.
Câu 21. Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho glucozơ tác dụng
với chất nào dưới đây ?
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. B. Kim loại Na.
C. Dung dịch AgNO3 (hoặc Ag2O) trong NH3. D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 22. Để xác định trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl (OH), người ta thường
A. cho dung dịch glucozơ tác dụng với Na dư, dựa vào lượng khí H2 thoát ra để xác định số nhóm
OH trong phân tử.
B. tiến hành phản ứng este hóa glucozơ, xác định có 5 gốc axit trong một phân tử sản phẩm este hóa.
C. cho dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
D. tiến hành khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.
Câu 23. Cho sơ đồ chuyển hóa sau : Tinh bột → X → Y → axit axetic.
X và Y lần lượt là các chất nào dưới đây ?
A. Ancol etylic và anđehit axetic. B. Glucozơ và anđehit axetic.
C. Glucozơ và etyl axetat. D. Glucozơ và ancol etylic.
Câu 24. Vai trò của vôi tôi trong quá trình sản xuất đường từ mía là
A. chất xúc tác cho quá trình thủy phân đường.
B. kết tủa các axit hữu cơ và protit có trong nước mía.
C. loại bỏ các ion kim loại dưới dạng kết tủa.
D. tăng khối lượng riêng của nước đường để bã mía nổi lên trên.
Câu 25. Xenlulozơ và tinh bột đều có công thức phân tử là (C6H10O5)n, tại sao tinh bột ăn được còn
xenlulozơ không ăn được ?
A. Do sản phẩm thủy phân của tinh bột và xenlulozơ không giống nhau.
B. Do tinh bột và xenlulozơ có cấu tạo hóa học khác nhau.
C. Do hệ số n của tinh bột và xenlulozơ là khác nhau.
D. Do tinh bột không độc, còn xenlulozơ độc.
Câu 26. Nhận xét nào sau đây là đúng về độ ngọt của glucozơ và fructozơ so với đường mía ?
A. Cả glucozơ và fructozơ đều ngọt hơn đường mía.
B. Cả glucozơ và fructozơ đều kém ngọt hơn đường mía.
Giáo viên: Dương Xuân Thành
Email: thanhdt832005@yahoo.com mobile: 0983575385
C. Glucozơ kém ngọt hơn, còn fructozơ ngọt hơn đường mía.
D. Glucozơ ngọt hơn, còn fructozơ kém ngọt hơn đường mía.
Câu 27. Tại sao phải chưng cất nước đường ở áp suất thấp ?
A. Do đường tan vô hạn trong nước nóng. B. Do nhiệt độ sôi của đường thấp.
C. Do nhiệt độ sôi của đường cao. D. Để giảm tiêu tốn điện năng.
Câu 28. Các chất glucozơ, fomanđehit, axetanđehit, anđehit oxalic đều có nhóm anđehit (CHO) trong
phân tử, nhưng thực tế trong phản ứng tráng gương người ta chỉ dùng
A. glucozơ. B. fomanđehit. C. axetanđehit. D. anđehit oxalic.
Câu 29. Cho các chất sau :
(X) HO–CH2–CH2–OH ; (Y) CH3–CH2–CH2–OH ;
(Z) CH3–CH2–O–CH3 ; (T) HO–CH2–CH(OH)–CH2–OH ;
Những chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là
A. (X), (Y). B. (X), (Z). C. (X), (T). D. (X), (Y), (T).
Câu 30. Chất nào dưới đây là đồng phân của saccarozơ ?
A. Glucozơ ; B. Fructozơ ; C. Mantozơ ; D. Xenlulozơ.
Câu 31. Cho các chất : glucozơ ; fructozơ ; saccarozơ ; xenlulozơ. Các chất tham gia được phản ứng
tráng bạc là
A. glucozơ và fructozơ. B. glucozơ và saccarozơ.
C. glucozơ và xenlulozơ. D. glucozơ, fructozơ và saccarozơ.
Câu 32. Dãy nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng với Cu(OH)2 ?
A. Glucozơ ; glixerol ; mantozơ ; anđehit fomic.
B. Glucozơ ; glixerol ; mantozơ ; axit axetic.
C. Glucozơ ; glixerol ; axit axetic ; natri fomiat.
D. Glucozơ ; glixerol ; axit axetic ; anđehit fomic.
Câu 33. Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây được dùng để chứng minh glucozơ có tồn tại ở dạng mạch
vòng ?
A. Khử hoàn toàn glucozơ được n-hexan.
B. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh.
C. Glucozơ có phản ứng tráng bạc.
D. Glucozơ có hai nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Câu 34. Cho các chất :
1. C5H8(OH)4 trong phân tử có nguyên tử C bậc IV.
2. C5H8(OH)4 có dạng mạch thẳng.
3. Rượu đa chức C3H8O3.
4. C3H6(OH)2 không có nhóm chức rượu bậc II.
Những chất hòa tan được Cu(OH)2 là
A. 1 và 2. B. 1 và 3. C. 2 và 3. D. 3 và 4.
Câu 35. Chọn phương án đúng. Glucozơ và fructozơ là
A. các đisaccarit. B. đồng phân của nhau.
C. anđehit và xeton. D. các rượu đa chức.
Câu 36. Các công thức mạch vòng của phân tử glucozơ (α-glucozơ và β-glucozơ) khác nhau
Giáo viên: Dương Xuân Thành
Email: thanhdt832005@yahoo.com mobile: 0983575385
A. về vị trí của nhóm OH.
B. về vị trí của nhóm anđehit trong mạch cacbon.
C. về vị trí tương đối của các nhóm OH ở nguyên tử C số 1 trên mặt phẳng vòng của phân tử.
D. về khả năng phản ứng.
Câu 37. Phân tử saccarozơ được cấu tạo bởi
A. một gốc α-glucozơ và một gốc α-fructozơ. B. một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ.
C. một gốc β-glucozơ và một gốc α-fructozơ. D. một gốc β-glucozơ và một gốc β-fructozơ.
Câu 38. Trong một mắt xích xenlulozơ, số nhóm hiđroxyl (OH) tự do có thể tham gia phản ứng este
hóa là bao nhiêu ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 39. Chọn phát biểu đúng
A. Khi thủy phân mantozơ trong môi trường axit tạo thành các đơn phân khác nhau.
B. Tinh bột là polime thiên nhiên tạo bởi các phân tử α-glucozơ.
C. Xenlulozơ bị thủy phân hoàn toàn trong môi trường kiềm.
D. Glucozơ thuộc loại hợp chất đa chức.
Câu 40. Điều nào sau đây không đúng ?
A. Canxi saccarat không tan trong nước.
B. Màu tím tạo bởi iot với tinh bột sẽ mất khi đun nóng dung dịch tinh bột.
C. Xenlulozơ là một polime thiên nhiên tạo bởi các phân tử β-glucozơ.
D. Dung dịch saccarozơ cho phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 41. Khi thêm vôi vào nước mía sẽ làm kết tủa các axit hữu cơ, các protit. Khi ấy saccarozơ biến
thành canxi saccarat tan trong nước. Trước khi tẩy màu dung dịch bằng khí SO2 người ta sục khí CO2
nhằm mục đích nào dưới đây ?
A. Tạo môi trường axit. B. Trung hòa lượng vôi dư.
C. Chuyển saccarat thành saccarozơ. D. Cả hai mục đích B và C.
Câu 42. Cho các phương trình (chưa ghi điều kiện) :
a) C6H12O6 → 2CH3CH(OH)COOH ; b) C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 ;
c) 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2 ; d) (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6.
Nếu sắp xếp chúng theo thứ tự : phản ứng lên men rượu, phản ứng lên men lactic, phản ứng thủy phân,
phản ứng quang hợp thì thứ tự nào dưới đây là đúng ?
A. a, b, c, d. B. a, b, d, c. C. b, a, c, d. D. b, a, d, c.
Câu 43. Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng ?
A. Phản ứng với Cu(OH)2. B. Phản ứng với [Ag(NH3)2]OH.
C. Phản ứng với H2/Ni, nhiệt độ. D. Phản ứng với CH3OH/HCl.
Câu 44. Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. H2/Ni, nhiệt độ.
B. Cu(OH)2.
C. Phức bạc amoniac trong môi trường kiềm (AgNO3/dung dịch NH3).
D. Dung dịch brom.
Câu 45. Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về
Giáo viên: Dương Xuân Thành
Email: thanhdt832005@yahoo.com mobile: 0983575385
A. cấu trúc mạch phân tử. B. phản ứng thủy phân.
C. độ tan trong nước. D. thành phần phân tử.
B. Bài tập
Câu 46. Người ta điều chế rượu etylic bằng phương pháp lên men glucozơ giả sử phản ứng xảy ra
hoàn toàn nếu thu được 230 gam rượu etylic thì thể tích khí cacbonic thu được là
A. 112 lít. B. 118 lít. C. 128 lít. D. 168 lít.
Câu 47. Đun nóng 27 gam glucozơ với AgNO3 dư trong NH3 để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol
Ag thu được là
A. 0,15 mol. B. 0,20 mol. C. 0,25 mol. D. 0,30 mol.
Câu 48. Thủy phân hoàn toàn 1 kg saccarozơ (xúc tác axit, đun nóng) thu được
A. 1 kg glucozơ và 1 kg fructozơ. B. 0,5 kg glucozơ và 0,5 kg fructozơ.
C. 526,3 gam glucozơ và 562,3 gam fructozơ. D. 509 gam glucozơ và 509 gam fructozơ.
Câu 49. Thủy phân hoàn toàn m gam tinh bột thu được 100 gam glucozơ (H = 100%). Giá trị của m
A. 85 gam. B. 90 gam. C. 95 gam. D. 100 gam.
Câu 50. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể
tích axit nitric 95% có khối lượng riêng 1,52 g/ml cần để sản xuất 53,46 kg xenlulozơ trinitrat nếu hiệu
suất đạt 90% là
A. 23,56 lít. B. 26,18 lít. C. 24,87 lít. D. 22,38 lít.
Câu 51. Một đoạn mạch xenlulozơ có khối lượng là 48,6 mg. Hỏi đoạn mạch đó gồm bao nhiêu mắt
xích glucozơ (C6H10O5) ?
A. 1,626.1023 B. 1,807.1023 C. 1,626.1020 D. 1,807.1020
Câu 52. Khối lượng glucozơ thu được khi thủy phân 1,00 kg tinh bột là
A. 1,00 kg. B. 1,05 kg. C. 1,11 kg. D. 1,23 kg.
Câu 53. Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ
khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 850 gam kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn
lên men là 85%. Khối lượng m phải dùng là bao nhiêu ?
A. 688,5 gam. B. 810,0 gam. C. 952,9 gam. D. 476,5 gam.
Câu 54. Khi đốt cháy gluxit X người ta thu được tỉ lệ khối lượng H2O và CO2 là 33 : 88. Công thức
phân tử nào dưới đây là của X (cho H = 1; C = 12; O = 16) ?
A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. (C6H10O5)n D. Cn(H2O)n
Câu 55. Trong một nhà máy rượu, người ta sử dụng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để
sản xuất ancol etylic, với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%. Để sản xuất 1,0 tấn ancol etylic thì
lượng mùn cưa cần dùng là bao nhiêu ?
A. 1,76 tấn B. 2,20 tấn C. 3,52 tấn D. 4,40 tấn
Câu 56. Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp từ CO2 và hơi nước. Biết
rằng CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn có 40,5 gam tinh bột thì thể tích không khí (đktc) cần
dùng để cung cấp lượng CO2 cho phản ứng quang hợp là bao nhiêu ?
A. 112000,0 lít B. 18666,7 lít C. 1120,0 lít D. 186,7 lít
Giáo viên: Dương Xuân Thành
Email: thanhdt832005@yahoo.com mobile: 0983575385
Câu 57. Nước mía chiếm 70% khối lượng của cây mía. Lượng saccarozơ trong nước mía ép là khoảng
20%. Tính khối lượng saccarozơ thu được từ 1,0 tấn mía nguyên liệu (cho biết hiệu suất của toàn bộ
quá trình là 80%).
A. 112,0 kg B. 140,0 kg C. 160,0 kg D. 200,0 kg
Câu 58. Người ta thường dùng glucozơ để tráng ruột phích. Trung bình phải cần dùng 0,75 gam
glucozơ cho một ruột phích, biết hiệu suất của toàn quá trình là 80%. Lượng bạc có trong một ruột
phích là (cho H = 1; C = 12; O = 16; Ag = 108)
A. 0,36 gam. B. 0,45 gam. C. 0,72 gam. D. 0,90 gam.
Câu 59. Thủy phân hoàn toàn 31,25 gam dung dịch saccarozơ 13,68% trong môi trường axit (vừa đủ)
thu được dung dịch D. Cho AgNO3/NH3 vào D đến dư rồi đun nhẹ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được lượng bạc là (cho H = 1; C = 12; O = 16; Ag = 108)
A. 2,565 gam. B. 2,70 gam. C. 5,13 gam. D. 5,40 gam.
Câu 60. Chia một hỗn hợp gồm tinh bột và glucozơ thành hai phần bằng nhau. Hòa tan phần thứ nhất
trong nước rồi cho phản ứng hoàn toàn với AgNO3
trong NH3
dư thì được 2,16 gam Ag. Đun phần thứ
hai với H2SO4
loãng, sau đó trung hòa bằng NaOH rồi cũng cho tác dụng với AgNO3
trong NH3
dư thì
được 6,48 gam Ag. Khối lượng tinh bột trong hỗn hợp đầu bằng (C = 12, H = 1, O = 16, Ag = 108)
A. 4,86 gam. B. 9,72 gam. C. 3,24 gam. D. 6,48 gam.
Câu 61. Cho 9,0 kg glucozơ chứa 15% tạp chất, lên men thành rượu etylic. Trong quá trình chế biến,
rượu bị hao hụt 10%. Hỏi khối lượng rượu etylic thu được là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. 4,600 kg. B. 4,140 kg. C. 3,910 kg. D. 3,519 kg.
Câu 62. Đốt cháy hoàn toàn 0,513 gam một cacbohiđrat X thu được 0,792 gam CO2 và 0,297 gam
H2O. Biết X có phân tử khối là 342 đvC và có khả năng tham gia phản ứng tráng gương, X là
A. mantozơ. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. fructozơ.
Câu 63. Cho glucozơ lên men thành rượu etylic, toàn bộ khí cacbonic sinh ra trong quá trình này được
hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo ra 38,5 gam kết tủa. Biết hiệu suất quá trình lên men đạt
87,5%, khối lượng glucozơ đã dùng là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Ca = 40)
A. 17,325 gam. B. 19,8 gam. C. 34,65 gam. D. 39,6 gam.
Câu 64. Khối lượng xenlulozơ và khối lượng HNO3 cần dùng để sản xuất 1,00 tấn xenlulozơ trinitrat
lần lượt là (biết hiệu suất là 85%; cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16)
A. 545,5 kg và 636,4 kg. B. 641,7 kg và 636,4 kg.
C. 641,7 kg và 748,7 kg. D. 545,5 kg và 748,7 kg.
Câu 65. Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 12,0 gam
hỗn hợp X gồm : xenlulozơ triaxetat, xenlulozơ điaxetat và 4,2 gam CH3COOH. Thành phần % theo
khối lượng của xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat trong X lần lượt là
A. 48,0 và 20,5%. B. 24,0% và 41,0%. C. 39,87% và 25,13%. D. 45,26% và 34,06%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoa_hoc_lop_12_cacbohidrat_7942..pdf