MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Chi phí sản xuất và yêu cầu của quản lý chi phí sản xuất.
1.1.1 Các quan điểm khác nhau về chi phí sản xuất.
1.1.2 Bản chất của chi phí sản xuất.
1.1.3 Phân loại chi phí sản xuất.
1.1.4 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
1.1.5 Yêu cầu quản lý và ý nghĩa của việc tổ chức .
1.2 Giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành.
1.2.1 Giá thành sản phẩm.
1.2.2 Bản chất giá thành sản phẩm.
1.2.3 Phân loại giá thành sản phẩm.
1.2.4 Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
1.2.5 Kỳ tính giá.
1.2.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
1.2.7 Yêu cầu của quản lý và ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành.
1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
1.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL.
1.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương.
1.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý.
2.2.2 Cơ cấu sản xuất và quy trình sản xuất
2.3 Tình hình thực tế về quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành.
2.3.1 Công tác kế toán tập hợp chi phí của công ty.
2.3.2 Công tác tính giá thành sản phẩm của công ty.
CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH CHUNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN
3.1 Phương hướng và nhiệm vụ sắp tới của công ty in công đoàn.
3.2 Những đề xuất và biện pháp khắc phục tồn tại ở công ty in công đoàn.
3.3 Biện pháp tổng thể để phát triển và góp phần giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm tại công ty in công đoàn
KẾT LUẬN
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4196 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Trình độ quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp công nghiệp tại Công ty in công đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm theo phương pháp định mức. Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm dở và chi phí sản xuất định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng, giai đoạn để tính ra giá trị SPDD cuối kỳ.
Ta có công thức:
CP SXDD cuối kỳ = khối lượng SPDD cuối kỳ * định mức chi phí
Để đảm bảo mức độ chính xác cao hơn thì cần phải xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm định mức, tuỳ từng đối tượng cụ thể mà có cách xác định hợp lý.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty in công đoàn.
Ngày nay nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân và toàn xã hội rất lớn đó là một tất yếu khách quan đòi hỏi ngành in phải đáp ứng. Nhận thức đúng vai trò đó của ngành in đã bắt đầu hình thành, những hoạt động bằng ngững hoạt động đơn lẻ, qui mô nhỏ, qua thời kỳ cách mạng tổ chức xây dựng và củng cố của ngành in vẫn gắn liền với sự phát triển của cả nước.
Công ty in công đoàn việt nam là doanh nghiệp thuộc tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tiền thân là nhà in công đoàn được thành lập ngày 22 tháng 8 năm 1946 tại xóm Mẫu, thôn Cao Văn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Lúc đó, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là in các tài liệu, các sách báo phục vụ cho công tác tuyên truyền của đảng và công đoàn Việt Nam tong thời kỳ kháng chiến chống pháp.
Từ buổi đầu thành lập, với cơ sở vật chất lạc hậu, tới nay nhà máy đã phát triển thành công ty lớn mạnh với nhiều trang thiết bị hiện đại.
Năm 1965 nhà in lao động được Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam(TLĐLĐVN) cho phép đầu tư một dây truyền hai máy in cuộn để in báo lao động bằng nguồn vốn viện trợ cuả công hội Trung Quốc.
Năm 1972 đế quốc Mỹ mở rộng phá hoại miền bắc, trước tình hình đó, ban bí thư trung ương quyết định trưng dụng hai máy in của công ty để xây dựng cơ sở thiết bị với một số cán bộ công nhân viên tăng cường cho công đoàn giải phóng, số còn lại đổi tên thành công ty in công đoàn.
Từ năm 1976 đến năm 1979, công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp, mọi hoạt động đều do TLĐLĐ quyết định. Xong thời kỳ này công ty đạt năng xuất hoạt động khá cao gần 80% công xuất thiết kế với số lượng công nhân đông đảo, sản phẩm chủ yếu của công ty là báo lao động và một số tài liệu khác.
Giai đoạn 1991-1994, ngành in Việt Nam có chủ trương đổi mới công nghệ, loại bỏ công nghệ lạc hậu năng xuất thấp bằng công nghệ in offset tiên tiến hiện đại năng xuất gấp 20 lần sắp xếp chữ thủ công truyền thống trước đây.
Tháng 5 1994 đoàn chủ tịch liên đoàn lao động Việt Nam quyết định số 446/TLĐ ngày 14 tháng 5 năm 1994 phê duyệt dự án cho phép công ty đầu tư nâng cấp mở rộng bằng vốn vay ngoại tệ 600.000 USD của ngân hàng đầu tư phát triển việt nam, đổi tên thành xí nghiệp in công đoàn và đầu tư đổi mới công nghệ.
Năm 1997 xí nghiệp đổi tên thành công ty in công đoàn việt nam theo quyết định số 717/TLĐ ngày 10 tháng 9 năm 1997, với số vốn ban đầu 600.000 USD công ty không đủ trang bị máy móc thiết bị hiện đại. Tiến độ thời gian phát hành sách là hết sức khó khăn đối với công ty, nhưng ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên đã không ngừng cố ngừng học hỏi sáng tạo.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ và thành tựu của công ty.
Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, lúc tập chung với qui mô lớn, lúc phân tán nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ của đảng và tổng liên đoàn giao cho. Công ty in công đoàn là một công ty trực thuộc TLĐLĐVN, sản phẩm chủ yếu của công ty là các ấn phẩm như các loại báo tạp chí,... phục vụ cho công tác tư tưởng, văn hoá của TLĐLĐVN và các tổ chức xã hội.
Ngoài ra công ty còn là nơi cung cấp một khối lượng lớn cho các nhà xuất bản: nhà xuất bản (NXB) giao dục, NXB lao động, NXB Kim Đồng, các tài liệu thường xuyên và đột xuất của TLĐLĐVN, các cơ quan và địa phương trên cả nước.
Hiện nay cán bộ công nhân viên của công ty đã lãnh đạo kịp thời, bổ sung kiến thức mới, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, làm chủ thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu in ấn của xã hội và TLĐLĐVN với chất lượng cao. Đặc biệt trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng công ty đã cơ bản hoàn thiện bộ máy quản lý có nhiều kinh nghiệm, sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn tài sản mà TLĐLĐVN giao cho. Thực hiện và chấp hành đầy đủ các khoản thuế và đóng góp khác theo đúng qui định của nhà nước và TLĐLĐVN. Do đó, công ty đã đứng vững và phát triển một cách vững chắc, ổn định, đem lại thu nhập cao và việc làm cho cán bộ công nhân viên trong cơ chế hiện nay.
Trong các năm qua, công ty đã đạt được một số thành tựu sau:
STT
Nội dung
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1
Trang in cn(13*19)
4,5 tỉ trang
6 tỉ trang
7,4 tỉ trang
2
Doanh thu
21215401161
31033845731
3849000000
3
Hoàn trả gốc mua máy coroman
1788240000
2219000000
7197000000
4
Hoàn trả lãi
1051218125
1293854458
1200000000
5
Thuế vat
108435442
123583252
144000000
6
BHXH+BHYT+KPCĐ
223311000
247000000
293000000
7
Khấu hao
2086677808
2308572000
2900000000
8
Quỹ lương và gia công
303357000
3656300000
5400000000
9
Lãi truớc thuế
759774676
862523577
892000000
10
Thuế thu nhập
243127896
276007544
285000000
11
Thuế vốn
133000000
177660000
177660000
12
Nộp cấp trên
154994034
122656000
130000000
13
Lợi nhuận để lại
228652746
286200033
299340000
14
Thu nhập bình quân
950000
1100000
1300000
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quan lý nói chung.
Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động, thách thức phức tạp, trong những bước đi đầu tiên là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, công ty in công đoàn đã lựa chọn cho mình một bộ máy quản lý phù hợp với qui mô sản xuất và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Theo mô hình trực tuyến tham mưu, cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Giám đốc
Offset toshiba
Offst màu
Tổ OTK
2 tổ sách
Offset 5 màu
Tổ xén
Phẫn xưởng sách
Phân xưởng in OFFSET
Phân xưởng chế bản
Phòng tổ chức hành chính
Phòng quản lý tổng hợp
Phòng kế toán tài vụ
Phó giám độc
Vi tính
Bình bản
Phơi bản
Ghi chú: : quan hệ chỉ đạo
: quan hệ thông tin phối hợp
*Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc công ty:
Được chủ tịch tổng liên đoàn lao động Việt Nam bổ nhiệm thay mặt tổng liên đoàn chỉ đạo công ty theo chế độ một thủ trưởng. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trước tổng liên đoàn. Giám đốc vừa là người đại diện cho cán bộ công nhân viên, có quyền điều hành quyết định việc hoạt động của công ty theo đúng chính sách pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể người lao động nếu làm sai nguyên tắc. Vừa là người phụ trách trực tiếp các khâu trọng yếu của công ty. Trên cơ sở tiềm lực hiện có của công ty, giám đốc phải phát huy tinh thần sáng tạo, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhằm hoàn thiện các chỉ têu kinh tế. Nhiệm vụ quan trọng nhất của giám đốc công ty là xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, các phương án bảo vệ và khai thác mọi tiềm năng của công ty dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác và đầu tư với nước ngoài. Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phương án, biện pháp đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, người giám đốc còn giữ chức năng là người tổ chức việc xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định chung của ngành và của nhà nước .Ngoài ra, giám đốc còn xây dựng phương án tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, thay đổi tổ chức bộ máy quản lý của công ty, thành lập và chỉ đạo trực tiếp bộ máy giúp việc. Ngoài những quyền hạn như đã nêu trên, giám đốc phải chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.
Phó giám đốc:
Là người trực tiếp giúp giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình trong phạm vi giới hạn quyền lực của mình.
Ban giám đốc thực hiện chức năng tổ chức và quản lý trên 3 mặt chủ yếu sau:
+ Tổ chức và quản lý tình hình kinh doanh nhằm đảm bảo hiệu quả quá trình kinh doanh của toàn công ty.
+ Xây dựng hệ thống các mối quan hệ kinh doanh, tạo ra mạng lưới cung cấp( đầu vào) và tiêu thụ ( đầu ra) cùng các mối liên hệ liên doanh liên kết đại lý bao tiêu, đối tác trong nước và ngoài nước gắn bó, ổn định.
+Tổ chức và quản lý điều hành bộ máy tổ chức của công ty, sao cho bộ máy tinh, gọn nhẹ và đáp ứng được những yêu cầu biến động của thị trường.
Phòng tổ chức hành chính:
Làm chức năng tham mưu và giúp cho giám đốc về các vấn đề tổ chức bộ máy, tổ chức quản lý sản xuất, sao cho việc thực hiện đường lối tổ chức cán bộ của đảng, thi hành các chính sách chế độ đối với cán bộ công nhân viên trong phạm vi công ty được tốt nhất.
+ Nhiệm vụ quyền hạn của phòng tổ chức hành chính:
_ Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty để nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, tổ chức bộ máy quản lý, biên chế của công ty nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ.
_ Nghiên cứu việc bố chí, điều động, tuyển dụng cán bộ công nhân viên cho các phòng ban theo chỉ tiêu biên chế. Đặc biệt là thực hiện đầy đủ các chế độ của đảng, nhà nước đối với cán bộ công nhân viên như BHXH, BHYT, KPCĐ.
_ Quản lý cán bộ công nhân viên trong công ty, kết hợp chặt chẽ với công tác đảng, công tác công đoàn và các cấp quản lý khác để hiểu và nắm bắt tình cảm tư tưởng, trình độ chính trị, nghiệp vụ... của cán bộ công nhân viên toàn công ty.
_ Theo dõi công tác thi đua, kết hợp chặt chẽ với công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên và lãnh đạo các phòng ban để nắm rõ tình hình phong trào thi đua trong từng đơn vị của công ty.
_Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiên tốt các mặt công tác như văn thư, lưu trữ, điện thoại...
_ Xây dựng các chế độ, qui chế trật tự vệ sinh và quản lý cơ quan, kho tàng thuộc phạm vi từng phòng.
Có thể nói phòng tổ chức hành chính của công ty in công đoàn kiêm nhiều chức năng, trong đó gồm hai mảng quan trọng là: tổ chức lao động và quản trị hành chính. Hiện nay phòng tổ chức hành chính gồm có 25 người, trong đó có một trưởng phòng, một phó phòng, còn lại là công nhân dưới quyền.
Sau đây là bảng kê về tình hình trình độ của cán bộ công nhân viên trong phòng tổ chức hành chính:
STT
Tên chức danh
Số lượng
Trình độ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
1
2
3
4
5
6
7
Trưởng phòng
Phó phòng
Văn thư
Nhân viên thừa hành
Y tế
Lái xe
Bảo vệ
1
1
2
8
2
6
5
1
1
1
3
1
-
-
-
-
-
1
-
2
1
-
-
1
4
1
4
4
Như vậy có thể thấy rằng tình hình nhân sự tại phòng tổ chức hành chính là khá hợp lý. Việc bố chí chỉ có một trưởng phòng khiến cho các thông tin được truyền xuống nhanh chóng, chính xác.
3. Phòng quản lý tổng hợp:
Phòng quản lý tổng hợp của công ty in công đoàn bao gồm các bộ phận: kỹ thuật cơ điện, kế hoạch vật tư, kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS). Mỗi bộ phận chịu trách nhiệm về lĩnh vực mà mình phụ trách. Về nhân sự, phòng có tất cả 21 cán bộ công nhân viên và được phân chia như sau:
_ 9 người ở bộ phận ký thuật cơ điện
_ 7 người ở bộ phận kế hoạch vật tư
_ 5 người ở bộ phận KCS
Phòng tài chính - kế toán:
Chức năng của phòng tài chính- kế toán là một bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thực hiện công tác tài chính- kế toán của công ty thông qua chức năng giám đốc bằng tiền nhằm giúp giám đốc công ty quản lý và chấp hành các chế độ, chính sách, thể lệ về tài chính kế toán, quản lý tài sản, quản lý kinh doanh nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và có hiệu quả tiền vốn, thực hành tiết kiệm, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi tham ô, lãng phí, vi phạm chế độ, chính sách và kỷ luật tài chính của nhà nước.
+ Phòng tài chính kế toán có 6 người:
_ 1 kế toán trưởng
_ 1 kế toán tổng hợp
_ 1 kế toán thanh toán nội bộ
_ 1 kế toán nguyên vật liệu
_ 1 kế toán tiền mặt
_ 1 thủ quĩ ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ riêng của từng người, phòng tài chính kế toán còn thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
_ Nghiên cứu và hưỡng dẫn thực hiên các chế độ, chính sách, chế độ tài chính của nhà nước và có kiến nghị về chính sách, chế độ tài chính cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty.
Căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế của nhà nước và tổng liên đoàn giao cho để xây dựng kế hoạch thu chi tài chính của công ty.
_ Chuẩn bị kịp thời và đầy đủ các loại vốn kinh doanh, vốn xây dựng cơ bản... phục vụ cho công tác kinh doanh, các hoạt động khác của công ty theo kế hoạch đã duyệt và phân phối sử dụng kịp thời.
_Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo tài chính kế toán theo định kỳ tháng, quí, năm. báo cáo kiểm tra hoàn thành kế hoạch theo đúng chế độ của tổng liên đoàn qui định.
Như vậy, với đội ngũ cán bộ tài chính kế toán có nghiệp vụ chuyên môn đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của công ty in công đoàn.
Các phân xưởng khác:
Các phân xưởng sản xuất là nơi trực tiếp tạo ra các sản phẩm chi công ty. Chất lượng in ấn phụ thuộc hoàn toàn vào bàn tay của người công nhân. Với đội ngũ 214 công nhân chia làm 3 phân xưởng, công ty in công đoàn có thể nói đã bố trí hợp lý về lao động. Các phân xương được đặt dưới sự giám sát của 3 quản đốc, cả 3 đều là kỹ sư có chuyên môn. Sau đây là bảng về bậc thợ của công ty theo số liệu năm 2001:
Chỉ tiêu
Số lượng
% của tổng số
Tổng số lao động trực tiếp
_ Thợ bậc 7
_ Thợ bậc
_ Thợ bậc
_ Thợ bậc
_ Thợ bậc 3
_ Thợ bậc 2
_ Thợ bậc 1
_ Trình độ đại học
_ Đang học đại học tại chưc
_ Đảng viên
214
6
7
13
21
59
78
30
22
36
9
100
2,8
3,27
6,07
9.81
27,57
36,44
14,01
10,28
16,82
4,2
Qua bảng trình độ của công nhân, ta thấy rằng bâc thợ trong các phân xưởng không đồng đều, thợ lành nghề( bâc 6,7) chiếm tỷ lệ nhỏ so với số công nhân toàn công ty, chỉ chiếm 6,07%. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm sao phải nâng cao trình độ công nhân, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho họ để họ hoàn thành tốt công việc.Trong những năm qua, công ty in công đoàn liên tục tổ chức các cuộc thi nâng bậc thợ nhằm đấnh giá lại tay nghề công nhân. Hình thức này đã thiết thực khuyến khích toàn thể công nhân viên trau dồi kỹ thuật để vươn lên.
*Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty:
Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty gồm quan hệ chỉ đạo và quan hệ chức năng.
Quan hệ chỉ đạo là quan hệ giữa giám đốc với phó giám đốc, các trưởng phòng ban chức năng, các quản đốc, đội trưởng và toàn thể cán bộ công nhân viên. Mọi mệnh lệnh, chỉ thị của giám đốc đều được toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty nghiêm chỉnh chấp hành, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng.
Ngoài ra, quản hệ giữa trưởng phòng với các nhân viên trong phòng và giữa quản đốc phân xưởng với cán bộ công nhân viên trong phân xưởng cũng là quan hệ chỉ đạo. Mọi mệnh lệnh của trưởng phòng, của quản đốc phải được phải được toàn bộ cán bộ công nhân viên trong phòng, trong phân xưởng nghiêm chỉnhphục tùng.
Còn quan hệ chức năng là mối quan hệ giữa các phòng chức năng với nhau và giữa các phòng chức năng với các phân xưởng. Trong toàn công ty, trách nhiệm chung của các phòng chức năng và các phân xưởng là phải vừa hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, vừa đảm bảo cho tất cả các lĩnh vực công tác của công ty được tiến hành ăn khớp, đồng bộ.
+ Mối quan hệ của phòng tổ chức hành chính:
_ Mối quan hệ chỉ đạo :
Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến đề xuất của các phòng ban để nghiên cuứu và xây dựng, trình lãnh đạo công ty xét duyệt. Sau khi giám đốc duỵệt, phòng lại có trách nhiệm thông tin những mệnh lệnh của cấp trên xuống các phòng ban, phân xưởng khác để tổ chức thực hiện.
_ Mối quan hệ chức năng:
Phòng tổ chức hành chính cùng với các phòng xây dựng biên chế của các phòng trình lãnh đạo công ty xét duyệt. Đồng thời trao đổi với các phòng về phân công cán bộ phụ trách công việc hay mặt hàng, tránh xáo trộn để tiện cho công việc quản lý cán bộ.
Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm phổ biến các thông tư, chỉ thị của cấp trên về đường lối, chủ trương, chính sách công tác cán bộ và các chế độ đối với cán bộ công nhân viên để các phòng có trách nhiệm phổ biến lại cho mọi người của phòng mình biết và thi hành.
Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính kết hợp với các phòng để theo dõi và nắm chắc tình hình về phong trào thi đua của từng phân xưởng, tình hình bình bầu và khen thưởng các danh hiệu thi đua. Sau đó làm báo cáo đưa lên ban thi đua khen thưởng của công ty xét duyệt. Mặt khác, để giải quyết viếc cho cán bộ, nhân viên về nghỉ hưu, nghỉ mặt sức, phòng tổ chức hành chính đều trao đổi với tất cả các phòng ban khác để thống nhất trước khi trình lên giám đốc danh sách.
+ Mối quan hệ của phòng tổng hợp:
Phòng tổng hợp chịu trách nhiệm về ba khâu quan trọng: kế hoạch vật tư, kỹ thuật cơ điện, kiểm tra chất lượng sản phẩm, do vậy, nó có liên quan mật thiết với tất cả các phòng trong công ty.
_ Mối quan hệ chỉ đạo:
Phòng tổng hợp nhận mệnh lệnh sản xuất từ ban giám đốc công ty, lên kế hoạch sản xuất để đưa xuống các phân xưởng. Nếu gặp khó khăn ở khâu nào thì lại báo cáo lên giám đốc để khắc phục trước khi tiến hành sản xuất.
_ Mối quan hệ chức năng:
Phòng tổng hợp trao đổi với phòng tổ chức hành chính về cơ cấu lao động, số lao động sẽ tham gia sản xuất và sắp xếp các công nhân làm viếc theo 3 ca cho hợp lý. Kết hợp chặt chẽ với các quản đốc để theo dõi, giám sát qui trình kỹ thuật công nghệ, cũng như đôn đốc nhắc nhở công nhân làm việc cho đúng tiến độ giao hàng.
Còn riêng với phòng kế toán tài chính, phòng tổng hợp lên kế hoạch dự trù chi phí nguyên vật liệu, định mức nguyên vật liệu để phòng kế toán tài chính cấp phát và có phương pháp tính giá thành chính xác, phù hợp.
_ Mặt khác, phòng tổng hợp, mà cụ thể là bộ phận KCS thống kê số phản phẩm xấu hỏng, không đúng qui cách để đánh giá qui trình công nghệ sản xuất. Nếu tỷ lệ sản phẩm hỏng quá nhiều thì phải lập báo cáo trình lên ban giám đốc về tình hình đó và bàn bạc với các phòng chức năng về nguyên nhân dẫn đến sai hỏng, cũng như tìm các biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
+Mối quan hệ của phòng kế toán - tài chính:
Thực hiện chức năng giám đốc bằng tiền của cả công ty, phòng kế toán tài chính là bộ phận tham mưu cho giám đốc về các mặt tiền vốn, quản lý tài sản, nguyên vật liệu cũng như các chứng từ, biểu mẫu...
_ Mối quan hệ chỉ đạo:
Hàng kỳ, phòng kế toán - tài chính đều phải lập báo cáo lên giám đốc về tình hình tiền vốn, vật tư... và cuối năm, ngày 31/ 12 phải lập báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Đồng thời thực hiện nghiệp vụ chuyển các khoản tiền, các công nợ... sang năm mới. Giám đốc là người trực tiếp thông qua kế toán trưởng bàn bạc và lập kế hoạch thu - chi, các chỉ tiêu kinh tế khác cho toàn công ty.
_ Mối quan hệ chức năng:
Phòng kế toán tài chính tham gia với các phòng về nội dung, điều khoản trong hợp đồng trước khi ký với công nhân nhằm bảo đảm tính pháp lý thanh toán hoặc trước khi ký kết hợp đồng làm ăn.
Với phòng tổ chức hành chính: phòng kế toán tài chính xây dựng kế hoạch chỉ tiêu tài vụ, mức chi phí của các phòng chuyển cho phòng tổ chức hành chính để tổng hợp thành kế hoạch chung của toàn công ty, đảm bảo chỉ tiêu hiện vật với chỉ tiêu tài chính và giao cho các phòng.
2.2.2 Cơ cấu sản xuất của công ty:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn vươn lên đứng vững thì đều phải coi trọng đến chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ kinh doanh. Để đạt được điều này thì một trong những vấn đề quan trọng là liên tục cải tiến qui trình công nghệ sản xuất, công ty in công đoàn luôn luôn đặt vấn đề này lên hàng đầu, qua nhiều năm cải tiến, qui trình công nghệ sản xuất của công ty đã tương đối hợp lý.
Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm như sau:
Bản thảo Market
Sắp chữ điện tử tách màu
Bình bản
Đóng gói giao hàng
Hoàn thiện sản phẩm
In
Chế khuôn
Hiện nay việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được tiến hành theo đơn đặt hàng, thị trường chủ yếu là trong nước. Sản phẩm của công ty là các loại tạp chí, biểu mẫu, sách, tem nhãn... qui trình công nghệ của các sản phẩm là giống nhau.
Khi hợp đồng được ký kết, khách hàng sẽ giao cho công ty các tài liệu gốc ban đầu, bản thảo đánh máy, tranh ảnh... để ra được sản phẩm in hoàn chỉnh, qui trình sản xuất phải qua các bước công nghệ sau:
_ Lập Market: tao Market các trang in của tài liệu như bố cục, cách trình bày.
_ Tách màu điện tử và sắp xếp chữ điện tử: để tại ra các trang in chế bản gồm nội dung và phim ảnh của mẫu cần in.
_ Chế bản: gồm sắp xếp chữ vi tính và làm phim đối với phim ảnh.
_ Bình bản: trên cơ sở các Market tài liệu và phim , bình bản sẽ làm nhiệm vụ sắp xếp tất cả các loại hình ảnh, dàn khuôn trên các đế phim.
_ Chế khuôn:
_ In.
_ Hoàn thiện và đóng gói.
Với qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm, công ty có 3 phân xưởng chính:
* Phân xưởng chế bản:
Kiểm tra, nghiệm thu
Phân xưởng in
Phối bản
Chế bản ảnh và chữ
Bình bản
Kiểm tra nghiêm thu chế bản
Kiểm tra, nghiệm thu
Nhiệm vụ của phân xưởng chế bản là sắp xếp vi tính, bình bản và sả bản để tạo ra những bản in mẫu. Trong đó những thông tin cần được in ra, cần được sắp xếp theo một chình tự nhất định phục vụ quá trình in. trang thiết bị của phân xưởng chế bản gồm: 1 máy chụp quang, 6 máy vi tính, 6 bang can bình.
* Phân xưởng OFFSET: có nhiệm vụ kết hợp bản in giấy mực để tạo ra trang in theo yêu cầu kỹ thuật. Phân xưởng in có 3 chiếc máy phơi. Các công đoạn ở phân xưởng in là:
In theo số lượng yêu cầu
đánh bản
Lấy tay kê, canh chỉnh lô nước
Cân bằng mực lấy nước
Cho mực vào máy + giấy+ lên bản
Phân xưởng in nhận tài liệu, và lập kế hoạch in từ phòng kế hoạch sản xuất. Thợ in nhận tài liệu và lệnh in từ phân xưởng. áp dụng nguyên tắc này nên trong công ty không có sự mất cân đối giữa các phòng ban và các phân xưởng, tạo điều kiện tốt cho cả về số lượng và chất lượng một trang in.
*Phân xưởng gia công sách:
Sau đây là qui trình công nghệ ở phân xưởng gia công sách:
Pha cắt
Vào bìa hồ nóng
Đóng một sách
Đóng lồng
Đóng kẹp
Khâu chỉ
Ruột sách không khâu
Ruột sách khâu chỉ
Đóng gói -dán mác- nhập kho
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Xén 3 mặt
Vào bìa tay
Hồ giả
ép bó
Bắt soạn
Gấp
Bấm gáy
Bìa sách
Tem nhấn
Tay sách
Phân xưởng gia công có nhiệm vụ xén. Gấp đóng sách để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Phân xưởng này làm công đoạn gia công hoàn thiện ấn phẩm nên hầu như tất cả các tài liệu đến đều phải qua phân xưởng này. Phân xưởng được bố trí làm 3 khu vực và từng khu vực này là từng tổ do các tổ trưởng phụ trách.
Sự hoạt động của phân xưởng tuân theo những qui định và kế hoạch của công ty.
2.3 Tình hình thực tế về quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty in Công Đoàn.
2.3.1 Tình hình thực tế về quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty in công đoàn.
2.3.1 Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
2.3.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty in là quy trình sản xuất liên tục bao gồm các giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau gồm ba giai đoạn: chế bản, gia công sách, in. xuất phát từ đặc điểm đó công ty đã tổ chức sản xuất theo dây truyền từng khâu, từng công đoạn một, công đoạn trước tạo ra một phần của sản phẩm, đến công đoạn kế tiếp thực hiện tiếp một phần của sản phẩm, đồng thời kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm của công đoạn trước, do vậy hoạt động sản xuất diễn ra liên tục nhịp nhàng ăn khớp với nhau đạt kết quả cao. Mặt khác do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng nên sản phẩm của công ty rất đa dạng, từ những yêu cầu thực tế đó công ty phải hạch toán chi phí sản xuất cho từng mặt hàng, từng đối tượng và tính giá thành sản phẩm sao cho vừa có lãi mà khách hàng chấp nhận được. Do vậy xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty in công đoàn là khâu cần thiết và quan trọng, bởi vì có xác định đúng đối tượng thì mới tính đúng tính đủ về chi phí sản xuất cho từng mặt hàng. Từ đơn đặt hàng, phòng kế hoạch đưa lệnh sản xuất xuống tới các phân xưởng, từ khấu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quy trình in, lệnh sản xuất chuyển sang phòng tài vụ dưới dạng phiếu kê sản xuất.
MẪU PHIẾU KÊ SẢN XUẤT
Đơn vị SL: tờ Tháng 12 năm 2000
STT
Phiếu SX
Tên tài liệu
SL
Thành tiền
Đã trả
Còn nợ
1
428
Tạp chí KHGD
1500
7380.000
7.380.000
PT91
2
153
Tạp chí GTVT
30
1.620.000.
1.620.000
PT85
3
122
Tạp chí K soát
6400
21.696.000
21.696.000
PT37
...
...
...
...
...
...
...
14
139
Tạp chí Kh nông
500
44.000
44.000
PT42
LỆNH SẢN XUẤT
Căn cứ vào lệnh sản xuất số......................................................................
Tên tài liệu:...............................................................................................
Khuôn khổ:..............................số lượng:..................kiểu đóng.................
Loại ruột sách:...........................................................................................
Yêu cầu kỹ thuật:.......................................................................................
Cách pha giấy:............................................................................................
Máy: ........................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1151.doc