MỤC LỤC
Phần 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG 1
I. QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG. 1
1. Khái niệm 1
2. Nội dung của quá trình truyền thông 2
II. CÁC BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG CÓ HIỆU QUẢ 3
1. Nhận diện công chúng mục tiêu 3
2. Xác định mục tiêu truyền thông 4
3. Soạn thảo thông điệp 6
4. Chọn lựa phương tiện truyền thông. 8
5. Thiết lập ngân sách và phối hợp cổ động. 9
*1. Phương pháp tùy theo khả năng. 9
*2. Phương pháp tỉ lệ phần trăm theo doanh thu 10
*3. Phương pháp cân bằng cạnh tranh 10
*4. Phương pháp căn cứ mục tiêu và công việc. 11
6. Thiết lập phối hợp cổ động. 11
*1. Đặc điểm của các công cụ cổ động 11
*2.Các yếu tố quyết định sự thay đổi của hệ thống truyền thông cổ động 13
7. Đánh giá kết quả cổ động 17
Phần 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 18
TNHHTM VÀ DV HIỀN HẬU 18
THỰC TRẠNG KINH DOANH 18
CỦA KHÁCH SẠN MIMOSA 18
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 18
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN MIMOSA. 18
II. VỊ TRÍ CỦA KHÁCH SẠN MIMOSA : 19
III. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KHÁCH SẠN 19
1. Các đặc điểm cơ bản 19
2. Sản phẩm của khách sạn. 20
3. Đối tượng phục vụ của khách sạn. 21
IV. PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC CỦA KHÁCH SẠN MIMOSA: 21
1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn. 21
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy khách sạn Mimosa: 21
*1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại khách sạn 21
*2. Chức năng của từng bộ phận trong khách sạn : 22
3. Nguồn khách của khách sạn : 23
4. Các loại hình dịch vụ trong khách sạn Mimosa. 24
5. Chức năng nhiệm vụ của khách sạn Mimosa : 24
B.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN MIMOSA 25
I.PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ. 25
II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH SẠN MIMOSA: 27
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING. 30
1. Chính sách sản phẩm. 30
2. Chính sách giá. 30
3. Chính sách phân phối: 31
4. CHÍNH SÁCH TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG. 31
MỤC ĐÍCH 34
NỘI DUNG 34
c) Quan hệ công chúng 35
5.Coi trọng sự hợp tác trong hoạt động Marketing : 35
Phần 3 37
MỘT SỐ GIẢI PHÁP 37
NÂNG CAO KHẢ NĂNG 37
TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG 37
THU HÚT NGUỒN KHÁCH 37
TẠI KHÁCH SẠN MIMOSA 37
A. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH SẠN MIMOSA. 37
I. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH. 37
1. Môi trường vĩ mô 37
2. Môi trường vi mô. 40
II. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN TRONG. 42
1. Cơ hội thị trường 42
2. Nguy cơ đe dọa và đối thủ cạnh tranh. 42
3. Điểm mạnh của doanh nghiệp. 44
4. Điểm yếu của doanh nghiệp. 44
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG THU HÚT KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP. 45
III. GIÃI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG. 46
1. Định dạng khách hàng mục tiêu: 46
2. Xác định thời vụ truyền thông cổ động: 46
3. Xác định mục tiêu truyền thông 48
4. Thiết kế thông điệp truyền thông 49
*1. Nội dung thông điệp 49
*2. Cấu trúc thông điệp 50
*3. Hình thức thông điệp 50
*4. Chọn lựa phương tiện truyền thông 50
Kênh truyền thông trực tiếp 51
*5. Nguồn thông điệp 51
5. Lập kế hoạch ngân sách truyền thông – cổ động. 52
6. Quyết định hệ thống cổ động. 53
*1. QUẢNG CÁO 53
- Lựa chọn phương tiện quảng cáo 54
*2. KHUYẾN MÃI 56
KHUYẾN MÃI VÀO NHỮNG NGÀY LỄ LỚN HAY CÁC SỰ KIỆN 59
*3. QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG. 61
7. Đánh giá kết quả của quá trình truyền thông cổ động. 61
65 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4781 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Truyền thông cổ động trong hoạt động kinh doanh của khách sạn Mimosa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cho thấy một dấu hiệu kinh doanh khả quan. Tuy nhiên, hệ thống dịch vụ phụ bổ sung của khách sạn Mimosa còn quá ít dịch vụ, trong thời gian tới để tăng hơn nữa doanh thu từ khu vực này khách sạn cần phải đưa vào phục vụ các dịch vụ như Internet, hàng lưu niệm, spa, giãi trí ..
Kết lại, trong những năm qua tình hình kinh doanh ở các bộ phận của khách sạn có sự biến động mạnh, năm 2006 doanh thu tăng so với năm 2005 nhưng năm 2007 thi lợi nhuận lại giảm so với 2006. Nguyên nhân tác động đến quá trình kinh doanh của khách sạn có rất nhiều trong đó một phần không nhỏ do thị trường cạnh tranh được mở rộng, đối thủ mạnh và cạnh tranh trên mọi lĩnh vực.
* Tình hình doanh thu theo đối tượng khách.
Bảng 8 : Tình hình doanh thu theo đối tượng khách.
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
TĐPT
SL
TT (%)
SL
TT (%)
SL
TT (%)
206/205
207/206
1.Tổng LK
-KQT
-KNĐ
L khách
8.485
323
8.162
100
3,8
96,2
9.593
392
9.201
100
4,09
95,91
7.465
485
6.980
100
6,4
93,6
113,1
121,4
112,7
77,82
123,72
75,87
2.Tổng DT
-KQT
-KNĐ
1000đ
2.677.001
165.880
2.511.121
100
6,20
93,80
3.150.987
197.572
2.953.415
100
6,27
93,73
2.723.416
177.840
2.54.576
100
6,93
93,47
117,7
119,1
117,6
86,43
90,01
86,2
3.Chi tiêu bq
-KQT
-KNĐ
1000đ/k
315,49
513,56
307,66
328,467
504,01
320,988
364,82
366,68
364,69
98,2
95,8
99,1
111,06
67,90
113,61
Nhận xét:
Doanh thu theo đối tượng khách tại khách sạn có sự biến động khá rõ:
Đối với khách quốc tế, tỷ trọng về doanh thu luôn tăng trong tổng doanh thu lưu trú, lượng khách quốc tế đến với khách sạn ngày càng nhiều do Việt Nam là khu vực có tính an toàn cao, đồng thời khách sạn Mimosa nằm trên tuyến du lịch miền Trung qua các di sản văn hoá thế giới như thánh địa Mỹ Sơn, Hội An, Huế...... Khách sạn Mimosa có nhiều kinh nghiệm trong việc phục vụ đối tượng khách này qua những năm hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch phong cách phục vụ tốt đảm bảo nhu cầu của khách và mang lại sự hài lòng cho khách. Khách quốc tế ít đến lưu lại tại khách sạn nhưng khi họ đến lưu lại khá lâu, doanh thu của nguồn khách này tăng đều qua các năm.
Đối với khách nội địa, doanh thu ổn định và biến động ít hơn so với doanh thu của khách quốc tế. Số tiền khách nội địa chi tiêu bình quân xét về giá trị tuyệt đối là thấp so với khách quốc tế nhưng nếu so sánh với mức giá phòng của khách sạn thì ngoài việc chi tiêu cho dịch vụ lưu trú thì đối tượng khách này còn chi tiêu cho một số dịch vụ kinh doanh khác của khách sạn.
Qua phân tích trên, ta có thể nhận khách quốc tế là đối tượng có khả năng chi trả cao hơn rất nhiều so với khách nội địa. Do đó trong thời gian đến khách sạn cần có biện pháp để kích thích khả năng chi tiêu của đối tượng khách này.
*Phân tích sự biến động nguồn khách.
Trong hoạt động kinh doanh khách sạn việc khai thác và thu hút nguồn khách là một vấn đề quan trọng mang tính sống còn của doanh nghiệp. Vì khách đến lưu trú thì khách sạn thì mới có doanh thu. Do đó việc phân tích tình hình tăng giảm lượng khách đến khách sạn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh cũng như đánh giá về hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nghiên cứu tình hình biến động của nguồn khách đến khách sạn, kết hợp với số liệu về doanh thu giúp cho doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quát hơn tình hình kinh doanh của khách sạn từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong kinh doanh .
Bảng 7: Phân tích sự biến động nguồn khách.
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
TĐPT(%)
05/06
07/06
Tổng LK
-KQT
-KNĐ
L khách
8.485
323
8.162
9.593
392
9.201
7.465
485
6.980
113,1
121,4
112,7
77,82
123,72
75,87
Số ngày khách
-KQT
-KNĐ
Ngày khách
14.298
1.885
12.413
15.195
1.487
13.708
13.855
1.069
12.786
106,3
78,9
110,4
91,18
71,89
93.27
Số ngày lưu lại BQ
-KQT
-KNĐ
Ngày khách
1,69
5,91
1,52
1,58
3,79
1,48
1,86
2,2
1,83
93,5
64,1
97,4
117,09
55,40
123,64
Trong những năm 2005-2007, với tình hình kinh tế chính trị xã hội có nhiều biến động hết sức phức tạp, lượng khách du lịch nói chung ở cả nước có xu hướng giảm. Năm 2006 mặc dù có những bất ổn về tình hình kinh tế chính trị, làm cho khách du lịch ngại đi lại nhưng khách sạn Mimosa vẫn có một lượng khách đạt 9.593 khách, tăng 13,1 % so với năm 2005. Khẳng định doanh nghiệp là điểm đến an toàn cho du khách, đặc biệt là khách nội địa. Đây có thể xem là một nổ lực rất lớn của khách sạn.
Số ngày lưu lại bình quân của khách sạn khá cao, trong 3 năm bình quân khách du lịch lưu lại tại khách sạn gần 2 ngày/ khách. Trong năm 2007 thì số ngày lưu lại bình quân của khách tăng 17,09% so với năm 2006. Nhưng khách quốc tế thì giảm gần 45% so với năm 2006. Nguyên nhân số ngày lưu lại bình quân của khách nội địa tăng là do khách sạn đang có hướng khai thác đối tượng khách công vụ, khách tổ chức bằng những chính sách về sản phẩm, phân phối, giá cả.. . Để nâng cao số ngày lưu lại bình quân của khách quốc tế thì khách sạn cần có nhiều biện pháp khai thác tốt cũng như nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm.
Mặc dù số lượng khách nội địa đến khách sạn là khá lớn so với tổng lượng khách nhưng thời gian lưu lại bình quân không cao (chỉ dao động từ 1,52 đến 1,83) từ đó kéo theo thời gian lưu lại bình quân của khách sạn giảm. Như vậy qua phân tích tổng lượt khách, số ngày lưu lại bình quân của khách tại khách sạn cùng với số liệu doanh thu khẳng định hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của khách sạn qua 3 năm đặc biệt là năm 2006.
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING.
Hoạt động marketing ở khách sạn chỉ diễn ra ở mức độ thấp. Cho đến bây giờ, khách sạn vẫn chưa có Websile riêng, chưa hoạch định kinh phí cố định cho việc quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường cũng như chưa có được đội ngũ cán bộ công tác chuyên môn. Đây là một trong những thiếu sót lớn của khách sạn.
Tuy bộ phận marketing của khách sạn không được thành lập, các sản phẩm của khách sạn chưa được giới thiệu đến khách hàng một cách rộng rãi. Chính sách sản phẩm của khách sạn không được hoạch định theo một chiến lược rõ ràng cụ thể. Nhưng khách sạn vẫn có một số chính sách Marketing :
1. Chính sách sản phẩm.
Trong thời gian qua khách sạn đã bổ sung thêm các dịch vụ bổ sung như phục vụ ăn uống tại phòng, massage, dịch vụ phiên dịch, dịch vụ hướng dẫn du lịch trọn gói, thu đổi ngoại tệ, đăng ký và gia hạn Visa, thuê xe ...bên cạnh dịch vụ lưu trú để đãm bảo tốt nhu cầu của khách khi lưu trú tại khách sạn. Đối với sản phẩm ăn uống khách sạn đãm bảo thực đơn luôn đổi mới bổ sung thêm món ăn......để phục vụ đám tiệc, hội nghị khi có khách hàng bên ngoài đến yêu cầu, với nhà hàng ở tầng 7 trang bị đầy đủ trang thiết bị đúng tiêu chuẩn của khách sạn 2 sao, qui mô tầm cở có thể phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
2. Chính sách giá.
Khách sạn Mimosa công bố giá phòng năm 2008 là:
Bảng 1: Giá phòng của khách sạn Mimosa (có kèm điểm tâm).
Loại phòng
Phòng đơn
Phòng đôi
Nội địa
Quốc tế
Nội địa
Quốc tế
Phòng đặc biệt
500.000 VNĐ
40USD
0
0
Phòng loại I
250.000 VNĐ
23 USD
300.000 VNĐ
30 USD
Phòng loại II
200.000 VNĐ
20 USD
250.000 VNĐ
28 USD
Mức giá được sử dụng linh hoạt từng thời điểm và tuỳ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Đối với khách đoàn hoặc khách do công ty lữ hành gởi đến, mức giá sẽ được tính theo số lượng khách và tỷ lệ hoa hồng, chiết khấu đã được xác định trước giữa khách sạn và các tổ chức gởi khách.
Giá cả của sản phẩm khách sạn có thể tạo nên niềm tin về uy tín, chất lượng của sản phẩm, nó cũng có thể làm tăng hoặc giảm mong đợi của khách hàng về nó. Chẳng hạn khi giá quá thấp thì khách hàng có thể nghĩ là khách sạn sẽ làm giảm giá trị dịch vụ đối với khách hàng. Nhưng khi giá quá cao, khách hàng sẽ phản ứng và cho rằng doanh nghiệp đã không quan tâm đến lợi ích khách hàng và thái độ của họ đối với doanh nghiệp sẽ thay đổi.
Thực tế, mức giá trên đã được các nhà lãnh đạo nghiên cứu chi tiết, kỹ lưỡng trong mối quan hệ cạnh tranh với rất nhiều các khách sạn khác trên địa bàn thành phố Đà nẵng. Tuy nhiên sự linh hoạt trong việc xác định mức giá cuối cùng còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như thời điểm đặt phòng, công suất sử dụng buồng phòng và mục tiêu của nhà khách sạn nhằm đãm bảo được hiệu quả cao trong kinh doanh.
3. Chính sách phân phối:
Cũng như hầu hết các khách sạn khác, sự kết hợp giữa khách sạn Mimosa và các công ty lữ hành đã đãm bảo việc phân phối sản phẩm của khách sạn đến khách hàng. Không như sản phẩm vật chất, khách hàng muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm khách sạn nói riêng phải đến tận nơi sản xuất hay một trong những đặc thù của sản phẩm du lịch là tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng. Khách sạn Mimosa với năng lực kinh doanh hiện tại không thể bằng các khách sạn lớn hay các khu Resort do đó khâu phân phối sản phẩm của khách sạn cũng chỉ dừng lại ở việc lựa chọn một số hãng lữ hành, các đại lý du lịch có nhu cầu sản phẩm phù hợp với khách sạn và có mối quan hệ lâu năm như công ty GREENTOUR, VIPTOUR, SAIGONTOUR, VIETMAYTRAVEL..., để có nguồn khách ổn định cũng như đãm bảo được các hợp đồng đã ký kết về số lượng, chất lượng..
4. CHÍNH SÁCH TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG.
Do nhu cầu du lịch là một nhu cầu thứ yếu, xuất hiện không ổn định bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế hoạt động cổ động kinh doanh khách sạn thường được chia làm 2 mùa: mùa cao điểm (mùa chính vụ) và mùa thấp điểm (mùa trái vụ). Mùa cao điểm được thể hiện ở việc số khách du lịch đi du lịch với một số lượng lớn và công suất sử dụng phòng của các khách sạn ở mức cao (thường > 85%), đôi lúc là sự quá tải. Tuy nhiên, chỉ tiêu này sẽ rất thấp vào mùa thấp điểm nhưng khách sạn không thể dự trữ sản phẩm của mình hay ngừng hoạt động. Khách sạn Mimosa chưa có 1 bộ phận riêng để thực hiện các chinh sách Marketing, chỉ có sự phối hợp giữa phòng Lễ tân và Tài chính kế toán do đó hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, chiến lược truyền thông cổ động tại khách sạn vẫn diễn ra cụ thể như sau:
a) QUẢNG CÁO
Quảng cáo qua truyền hình:
Là hình thức mà khách sạn Mimosa ít áp dụng nhất. Các chương trình quảng cáo thông qua truyền hình chủ yếu là giới thiệu những chương trình khuyến mãi của khách sạn, những dịch vụ mới đưa vào phục vụ khách hàng. Nội dụng quảng cáo thường được thể hiện dưới các hình thức mẫu tin ngắn không có hình ảnh minh họa. Kênh truyền hình khách sạn quãng cáo là các kênh địa phương như:
-Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Đà Nẵng (DVTV).
-Đài truyền hình Đà Nẵng (DRT).
Quảng cáo hiển thị.
Bao gồm việc quảng cáo thông qua việc trưng bài những hình ảnh, biểu tượng có liên quan đến khách sạn ví dụ như tấm biển hiệu lớn gắn ở đại sãnh khách san: “Wellcome To Mimosa Hotel”. Hoặc các biểu tượng của khách sạn Mimosa được in ấn trên các sản phẩm tiêu dùng của khách sạn như dép, khăn, ra, gối, kem, bốt, xà phòng, xi đánh dày, đồng hồ treo tường, ly tách, chén bát... hoặc được in trên các tặng phẩm của Mimosa gởi đến khách hàng ...
Quảng cáo qua báo chí.
Ngoài các phương tiện quảng cáo trên Khách sạn Mimosa còn tiến hành quảng cáo thông qua phương tiện báo chí cụ thể là trên tạp chí Du lịch Việt Nam, Du Lịch Miền Trung, Hành trinh di sản... Thông thường trong một năm, mỗi khi TP chuẩn bị có các chương trình du lịch, festival hoặc sự kiện nổi bật nào đó thì khách sạn cũng tham gia đăng tải và quãng bá hình ảnh của mình đến với công chúng.
Nhận xét:
Hoạt động quảng cáo của khác sạn Mimosa hiện nay chủ yếu để dành cho việc giới thiệu, quảng bá các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm dịch vụ tăng thêm. Nội dung của những chương trình quảng cáo cáo không sinh động chủ yếu quan tâm đến hình thức giới thiệu dịch vụ, thông báo những mẫu tin ngắn cô đọng về nội dung sơ sài về hình thức và chưa thật sự quan tâm đến hoạt dộng quảng cáo cũng như chưa đầu tư thích đáng để thu hút sự chú ý và lôi kéo sự quan tâm của khách hàng.
b) KHUYẾN MÃI
Trong các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng, hiện nay tại khách sạn đang áp dụng một số các chương trình cụ thể như sau:
Chương trình thứ nhất “giãm giá thuê phòng”
MỤC ĐÍCH
- Quảng bá thương hiệu và sản phẩm của khách sạn Mimosa.
- Thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp.
- Tăng doanh thu trong thời gian khuyến mãi.
NỘI DUNG
Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho tất cả các khách hàng có nhu cầu lưu trú tại khách sạn. Chủ yếu là khách du lịch từ các tĩnh đổ về trong các kỳ nghĩ , ngoài ra còn có khách công vụ, khách vãng lai ...
Thời gian thực hiện
Thực hiện theo định kỳ vào các ngày lễ lớn nhưng áp dụng không thường xuyên cụ thể như:
Mừng năm mới, quốc tế phụ nữ, ngày giãi phóng Đà Nẵng, ngày thống nhất đất nước, ngày quốc tế lao động, ngày quốc khánh, giáng sinh.
* Chương trình giãm giá định kỳ thường kéo dài hơn một tuần, chính xác là bắt đầu trước kỳ nghĩ 4 ngày và sau kỳ nghĩ 3 ngày.
* Chương trình giãm giá thường xuyên chỉ áp dụng cho khách cũ, khách quen, và khách hàng trung thành lâu năm ...
Thể lệ chương trình
Nội dung của những chương trình khuyến mãi cụ thể như sau:
Mỗi lần đến lưu trú tại khách sạn trong thời gian giãm giá, khách hàng sẽ được giãm từ 10%.
Đối với khách củ sẽ giãm 10% trong bất cứ thời gian nào, và 15% trong các dịp lễ lớn.
Chương trình thứ hai “quà tặng cho khách hàng".
MỤC ĐÍCH
- Tạo sự mới lạ trong công tác Marketing nhằm thu hút khách hàng.
- Tạo dựng và khuyếch trương thương hiệu của khách sạn đến với khách hàng.
NỘI DUNG
Thời gian và địa điểm
Không giới hạn thời gian, chương trình này được khách sạn áp dụng thường xuyên tại khách sạn.
Thể lệ chương trình
- Khi khách hàng đến với lưu trú tại khách sạn có thời gian lưu lại từ 1tuần trở lên sẽ nhận được quà tặng.
- Quà tặng còn được tặng trong dịp tết cổ truyền của dân tộc.
Chương trình thứ ba “Card giảm giá”.
MỤC ĐÍCH
Kích thích nhu cầu của khách hàng sử dụng tất cả các dịch vụ của khách sạn, nâng cao sức mua.
Góp phần trung thành hóa khách hàng.
NỘI DUNG
Phạm vi áp dụng
Tập trung vào những đối tượng khách hàng lưu lại khách sạn thường xuyên.
Thời hạn thực hiện
Được thực hiện từ đầu năm cho đến cuối năm khi khách hàng đến sử dụng các dịch vụ của khách sạn.
Nhận xét hoạt động khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi của khaïch saûn hiãûn nay coìn ráút êt, nội dung còn đơn điệu chưa thật sự hấp dẫn và lôi cuốn khách hàng. Các hình thức khuyến mãi så saìi nhçn chung chè dæìng laûi åí viãûc giaîm giaï saín pháøm vaì quaì tàûng cho khaïch haìng chàõc chàõn vãö láu vãö daìi seî mang âãún sæû nhaìm chaïn cho khaïch haìng.
Công tác quảng bá cũng như tuyên truyền để cho khách hàng biết đến các chương trình khuyến mãi của khaïch saûn háöu nhæ chæa âæåüc phäø biãún räüng raîi, khäng thật sự tập trung vào khách hàng mục tiêu. Việc xây dựng các chương trình khuyến mãi chưa thật sự đánh vào tâm lý của khách hàng, vấn đề về giá rất nhạy cảm với đối tất cả khách hàng của doanh nghiệp. Vì vậy khi xây dựng các chương trình khuyến mãi cần tạo khách hàng cảm nhận rõ rệt về giá đã được giãm như thế nào, giãm bao nhiêu và vì sao lại được giãm…
Hầu hết những chương trình khuyến mãi đều tập trung vào những dịp lễ, tết chưa có chương trình khuyến mãi nào tập trung vào mùa trái vụ để thông qua đó có thể kích thích nhu cầu lưu trú của khách hàng. Hầu hết các chương trình khuyến mãi đều tập trung vào những dịp lễ lớn vào những thời điểm này thì nhu cầu đi lại du lịch của người dân thường tăng cao, nếu không khuyến mãi thì sức mua cũng vẫn tăng vì vậy dẫn đến những khó khăn nhất định của khách sạn trong việc đánh giá hiệu quả của từng chương trình khuyến mãi sau này.
c) Quan hệ công chúng
Hiện nay thì hoạt động quan hệ công chúng của khách sạn rất ít, hầu như không có. Thường trong 1 năm thì những hoạt động quan hệ công chúng của khách san Mimosa chỉ được thực hiện vào dịp cuối năm thông qua UBND phường, cơ quan công an tại địa phương ủng hộ các chương trình vì người nghèo được tổ chức dành cho người nghèo của thành phố Đà Nẵng (Chủ yếu tập trung tại quận Sơn Trà, nơi mà khách sạn đang hoạt động kinh doanh). Hoặc ủng hộ các đồng bào bị thiên tai lũ lụt nhưng cũng chỉ thông qua lời kêu gọi của các cơ quan đoàn thể có liên quan chứ không bao giờ chủ động tham gia bất cứ hoạt động nào.
d) Marketing trực tiếp.
Hiện nay, tại khách sạn Marketing trực tiếp đang được sử dụng một cách hiệu quả thông qua sự kết hợp với các đơn vị bạn có liên quan trên toàn lãnh thổ. Khách sạn đã thiết kế tập gấp, tờ rơi, soạn thảo hợp đồng kinh tế gởi đến các đơn vị bạn để giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Gọi điện thường xuyên đến các công ty lữ hành có quan hệ làm ăn, buôn bán với khách sạn tìm kiếm nguồn khách. Khaïch saûn cuîng âaî taûo, thay måïi âæåüc caïc táûp gáúp, tåì råi âàût taûi khaïch saûn cuîng nhæ caïc trung tám thäng tin du lëch åí caïc khu væûc nhằm quãng bá thương hiệu và hổ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
e) Bán hàng trực tiếp
Tại khách sạn Mimosa công tác bán hàng trực tiếp được tiến hành tại bộ phận lễ tân. Lễ tân là trung tâm thần kinh của khách sạn, là người bán hàng, cung cấp thông tin về dịch vụ của khách sạn cho khách. Là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách tạo ấn tượng ban đầu với khách về chất lượng phục vụ của nhđn viín vă kiím lun việc quảng cáo, chăo bân các dịch vụ của khách sạn đến với khách hàng.
5.Coi trọng sự hợp tác trong hoạt động Marketing :
Sản phẩm du lịch là một sản phẩm tổng hợp của nhiều ngành nghề. Điều đó cho thấy rằng, để đem đến một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ của các doanh nghiệp trong từng khâu tạo nên sản phẩm cũng như khi đưa sản phẩm ra thị trường. Hơn thế nữa, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bộ phận trong đó có hợp tác về Marketing sẽ đem đến nhiều thuận lợi không chỉ cho chính các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh mà còn cho cả các khách hàng của mình.
Kết luận:
Truyền thông cổ động là một công cụ Marketing hữu hiệu giúp doanh nghiệp có được kết quả cao trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, công tác này chỉ mang lại lợi ích thiết thực nếu doanh nghiệp biết vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp.
Tại Mimosa công tác truyền thông cổ động nên tập trung vào mùa trái vụ vì trong mùa trái vụ các hoạt động truyền thông cổ động của doanh nghiệp có sẽ đãm bảo lượng khách cần thiết cũng như kéo dãn nhu cầu của khách du lịch trong mùa chính vụ, giảm áp lực cho mùa cao điểm bằng cách đẩy mạnh sử dụng các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi của mình...
Khách sạn cần đề ra một chính sách marketing hợp lý trong các mùa vụ nhằm tăng khả năng thu hút khách trên thị trường nội địa và quốc tế, tạo nên tính chuyên nghiệp trong công việc nhằm tăng uy tín, thế mạnh trên thị trường để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
Phần 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO KHẢ NĂNG
TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG
THU HÚT NGUỒN KHÁCH
TẠI KHÁCH SẠN MIMOSA
A. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH SẠN MIMOSA.
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chịu sự chi phối lớn của môi trường mà doanh nghiệp đó tồn tại. Môi trường có thể mang đến những cơ hội cũng có thể mang đến những rủi ro gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định môi trường hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc đưa ra những chính sách để đón đầu những cơ hội thuận tiện và khắc phục những ảnh hưởng bất lợi từ môi trường mang lại.
I. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH.
1. Môi trường vĩ mô
*Môi trường kinh tế.
- Điều kiện ổn định kinh tế:
Một nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển. Ngày nay nền kinh tế toàn cầu phát triển, thu nhập của người dân ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều và phổ biến hơn.
Xu hướng du lịch thế giới đang tập trung vào các nước Đông Nam Á, đây được xem là khu vực kinh tế năng động, tăng trưởng cao trên thế giới. Với những cơ chế mới, quy định mới trong tình hình hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam đang thu hút được nhiều sự quan tâm và đầu tư của các công ty nước ngoài, điều đó càng làm tăng thêm cơ hội cho Du lịch phát triển.
Theo xu hướng chung đó, thành phố Đà Nẵng hiện nay đã có những chuyển biến đáng kể để trở thành trung tâm kinh tế hành chính lớn của khu vực Miền Trung. Cơ sở hạ tầng được cải tạo nâng cấp tương đối nhanh, trở thành đô thị loại 1 hiện nay. Những phát triển về cơ sở hạ tầng chung của nền kinh tế cũng được xem là cơ hội thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng riêng cho ngành kinh doanh du lịch.
- Điều kiện thu nhập:
Yếu tố này cũng có tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế hiện nay. Thu nhập là yếu tố quan trọng hơn cả để kích thích sự chi tiêu của khách tại điểm đến du lịch, và khách sạn là một trong những nơi có hoạt động chi tiêu khá cao trong cả hành trình du lịch của du khách. Khi điều kiện thu nhập của du khách tăng lên thì mức chi tiêu của du khách đến các địa điểm du lịch cũng gia tăng. Ngược lại, khi vấn đề thu nhập của người dân bị suy giảm thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của toàn nghành nói chung và khách sạn nói riêng.
*Môi trường tự nhiên.
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng du lịch. Du khách đánh giá là hấp dẫn hay quay trở lại hay không phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên du lịch địa phương.
Ở khu vực miền Trung, bên cạnh lợi thế về cảnh quan, môi trường và bốn di sản thế giới, du lịch miền trung được du khách nước ngoài yêu thích bởi vẻ nguyên sơ chưa khám phá hết, nền văn hóa phong phú và một cuộc sống thanh bình, sâu lắng. Miền Trung hiện là nơi dẫn đầu cả nước về những di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia, quốc tế, những bờ biển đẹp, những khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Hội đủ các yếu tố tạo nên bốn chữ S (sea, sun, sand and service) thích hợp tham quan du lịch nên lượng khách đến miền Trung không ngừng tăng lên
Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, sản phẩm du lịch, loại hình du lịch… nhờ đó mà trở nên đa dạng hơn, độc đáo hơn.
Thành phố Đà Nẵng có điều kiện tự nhiên tương đối ổn định về thời tiết, không có hạn hán hay mưa lũ kéo dài. Bên cạnh đó Thành phố còn có điều kiện thuận lợi về giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không rất thuận lợi cho du khách đến tham quan du lịch.
*Môi trường khoa học công nghệ.
Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh doanh du lịch: cơ sở vật chất phục vụ du lịch ngày càng hiện đại và tiện ích, giúp khách du lịch đi nhanh hơn, xa hơn; thoải mái và an toàn hơn; nền kinh tế tri thức, thương mại điện tử… ra đời đã rút ngắn khoảng cách, sự phức tạp trong công việc.
Các chương trình phần mềm máy tính phục vụ trong quản lý khách sạn, việc đăng ký phòng lưu trú qua mạng… tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vận tải, thương mại, bưu chính viễn thông … ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ với giá cả phù hợp. Việc đi lại của con người ngày càng dễ dàng hơn, khoảng cách giữa các châu lục ngày càng rút ngắn thông qua việc cải tiến các phương tiện đi lại. Trên địa bàn Đà Nẵng hiện nay có nhiều phương tiện đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách. Các hãng hàng không trong và ngoài nước mở nhiều đường bay đến các nước làm tăng lượt khách đến với các doanh nghiệp du lịch. Sân bay Đà Nẵng hiện nay đã trở thành sân bay quốc tế lớn thứ ba trong cả nước, được trang bị hiện đại phục vụ các chuyến bay an toàn, kể cả việc hạ cánh vào ban đêm. Hàng tuần trung bình có trên 100 chuyến bay nội địa và 7 chuyến bay quốc tế. Ngoài ra, cảng Tiên Sa là một càng biển sâu, kín gió với công suất thiết kế 1,5 triệu tấn/ năm, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, phát triển du lịch biển.
Đồng thời với việc phát triển khoa học công nghệ, con người ngày càng có trình độ cao hơn, điều này có tác động đến nhu cầu của họ. Trong khi đó, sản phẩm du lịch lại phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật công nghệ rất nhiều, sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ làm cho nó nhanh chóng bị lỗi thời. Để hạn chế được điều này, đòi hỏi các đơn vị phải thường xuyên trang bị đổi mới phương thức về lưu trú, ăn uống, quy trình phục vụ,...cho phù hợp với nhu cầu đa dạng của du khách, mà việc này sẽ gây ra sự tốn kém về công sức, thời gian và tiền bạc. Đây là một khó khăn rất lớn đối với một khách sạn có quy mô tương đối nhỏ như khách sạn Mimosa.
*Môi trường văn hoá - xã hội.
Yếu tố văn hoá- xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch, bởi lẽ trong hoạt động du lịch ngoài những mục đích tham quan giải trí, nghỉ ngơi hay mục đích công vụ thì một chuyến đi du lịch còn có thể vì mục đích tìm hiểu nét đẹp văn hoá tại nơi khách đến cư trú.
Nước ta là đất nước của nền văn hiến ngàn năm lịch sử, tập trung nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Bên cạnh việc phát huy những giá trị bản sắc truyền thống, ngày nay Việt Nam đã mở rộng giao lưu văn hoá với khu vực và thế giới tạo nên một nền văn hoá tiên tiến, phong phú, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch đất nước.
Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm giữa hai đầu đất nước, việc hội nhập và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại kết hợp với những giá trị truy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Truyền thông cổ động trong hoạt động kinh doanh của khách sạn mimosa.doc