Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, thù trong, giặc ngoài, cấu kết với nhau hòng tiêu diệt chính quyền non trẻ, giặc đói, giặc dốt hoành hành. Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh không những chỉ ra khả năng to lớn của thanh niên trong cách mạng giải phóng dân tộc mà còn chỉ ra vai trò và tiềm năng của tuổi trẻ trong sự nghiệp dựng xây nước nhà.
Hồ Chí Minh chủ trương diệt gặc dốt, thực hiên phong trào bình dân học vụ và đã ký sắc lệnh thành lập trường Đại học nhân dân để giáo dục thanh niên. Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tháng 9 năm 1945, Người đã gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”( Tập 4, tr 33)
Trong quá trình lãnh đạo dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vị trí, vai trò xung kích của thanh niên trong hành động cách mạng, Người chỉ rõ: “Việc gì khó có thanh niên, ở đâu khó có thanh niên”. Theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng càng phát triển thì càng đòi hỏi thanh niên thực hiện tốt hơn vai trò xung kích của mình. Người nói: “Thời đại này là thời đại vẻ vang của thanh niên. Mà thanh niên phải là những đội xung phong trên các mặt trận chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật”( Tập 10, tr 390)
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4900 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tương lai của dân tộc. Người có niềm tin lớn lao vào các thế hệ thanh niên và thấy được khả năng sáng tạo to lớn của họ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ nhận thức đó, Hồ Chí Minh thường nói và viết về thanh niên rất ngắn gọn, đơn giản nhưng rất sâu sắc, mục đích là làm cho mọi thanh niên đều có thể hiểu và thấy được trách nhiệm của mình để tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc, dựng xây đất nước.
Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên có ước mơ, hoài bão; có ý chí và nghị lực, khát khao với lý tưởng cao đẹp và sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Thanh niên là lớp người ở lứa tuổi đôi mươi, đang thời kỳ sung sức; lứa tuổi ham hiểu biết, khám phá, tự thể nghiệm mình, có khả năng để thực hiện mục tiêu, lý tưởng cao quý của xã hội. Đồng thời cũng là lứa tuổi có tính nhạy cảm với cái mới, cái đẹp và cái tiến bộ, mà ít chịu ảnh hưởng của những tiêu cực và thành kiến của quá khứ. Nhưng thanh niên còn thiếu kinh nghiệm do chưa từng trải. Chính vì vậy, nếu được giáo dục tốt, phù hợp với tính cách, tâm lý, tạo ra sự say mê nghề nghiệp, say mê với lý tưởng sống cao đẹp thì họ sẽ phát huy được tính năng động, sáng tạo họ sẽ có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng của của Đảng, của dân tộc. Vì vậy, toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành, các đoàn thể cần phải quan tâm chăm sóc, vun trồng để họ trở thành những công dân hữu ích cho đất nước.
Hồ Chí Minh đã xác định, thanh niên là một trong những lực lượng luôn luôn hăng hái, xung phong đi đầu, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao phó. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, họ luôn là lực lượng xung kích cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, thanh niên là người đi đầu trong nắm bắt khoa học, công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế và văn hóa. Họ là nguồn xung lực mạnh mẽ của đất nước, là một trong những lực lượng quan trọng của cách mạng.
Như vậy, qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về thanh niên, Người đều cho rằng thanh niên là lực lượng có trí tuệ, năng động, sáng tạo, giàu nghị lực và lý tưởng cao đẹp, họ có thể đảm nhiệm và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ khó khăn, nặng nề khi cách mạng giao phó, kế thừa, phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc.
2.2. Đánh giá của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các sĩ phu yêu nước ở Việt Nam cũng có sự quan tâm đến thanh niên. Phan Bội Châu từng gửi gắm kỳ vọng vào thanh niên sang Nhật Bản du học trở về họ sẽ góp phần quan trọng cách tân đất nước... Nhưng do điều kiện lịch sử hạn chế, do lập trường giai cấp khác nhau nên các sĩ phu yêu nước chưa thấy hết và đánh giá đúng vị trí, vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.
Được trực tiếp chứng kiến các phong trào yêu nước của dân tộc trong những năm đầu thế kỷ XX như phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân, phong trào chống thuế Trung Kỳ v.v…với sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của thanh niên, học sinh, sinh viên, Hồ Chí Minh cảm nhận sâu sắc lòng yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc của thế hệ trẻ Việt Nam. Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã mang trong mình niềm tin tưởng sâu sắc rằng, thế hệ trẻ Việt Nam sẽ kế tục được truyền thống của cha anh làm cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Khác với các bậc tiền bối và đương thời, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, kế thừa và phát triển sáng tạo di sản tư tưởng tiến bộ của dân tộc và thời đại; với tầm nhìn chiến lược và phương pháp khoa học Người đã đánh giá một cách đúng đắn, khách quan, toàn diện về thanh niên. Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, là người chủ nhân tương lai của đât nước.
Ngay từ đầu những năm hai mươi của thế kỷ XX, đất nước còn chìm đắm trong đêm trường nô lệ, Người đã nhận thấy rằng chỉ có dựa vào thanh niên mới đủ sức giải phóng dân tộc, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Lúc đó, thực dân Pháp đã nặn ra những chính sách ru ngủ thanh niên, làm cho họ quên đi nỗi nhục mất nước. Trong thư gửi thanh niên An Nam, Người đã viết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên sớm già của người không sớm hồi sinh”( Tập 2, tr 01)
Từ nhìn nhận đó, Hồ Chí Minh đã quyết tâm hồi sinh cho thế hệ trẻ. Năm 1923, khi từ gĩa những người bạn trong Hội liên hiệp thuộc địa, Người đã nói: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng; trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập"( Tập 1, tr 192).
Người đã nhận thấy thanh niên là một bộ phận ưu tú của dân tộc mà sứ mệnh của họ là thúc đẩy cách mạng phát triển. Vì thế, khi từ Liên Xô về Quảng Châu - Trung Quốc (1924), Người đã tìm hiểu tiếp xúc với những thanh niên yêu nước trong nhóm Tâm Tâm xã và đã tổ chức ra một nhóm cách mạng đầu tiên. Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925), quy tụ tất cả những thanh niên Việt Nam yêu nước đầy nhiệt huyết vào trong một tổ chức, nhằm giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin cho họ, giúp họ hiểu vì sao phải làm cách mạng và làm cách mạng phải như thế nào. Những Hội viên của Việt Nam Cách mạng Thanh niên sau khi được đào tạo, huấn luyện được phái trở về hoạt động trong nước, làm nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, giác ngộ quần chúng nhân dân, gây dựng phong trào cách mạng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Chứng tỏ tầm nhìn chiến lược và niềm tin lớn lao của Hồ Chí Minh vào thanh niên. Người đã thấy được vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Điều đó đã trở thành hiện thực, khi những hội viên của Việt Nam cách mạng thanh niên được huấn luyện, đào tạo trở về nước làm hạt nhân truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và gây dựng tổ chức cách mạng. Công lao to lớn của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là đưa giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị độc lập; giác ngộ nhiều người Việt Nam yêu nước đi theo con đường cách mạng vô sản, làm phá sản mọi khuynh hướng của chủ nghĩa cải lương tư sản, đẩy lùi tư tưởng quốc gia dân tộc tư sản. Hội đã giáo dục, rèn luyện, thử thách lựa chọn ra những chiến sĩ ưu tú nhất để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đã làm tròn vai trò, nhiệm vụ thức tỉnh dân tộc Việt Nam vào những năm hai mươi của thế kỷ XX. Điều đó chứng tỏ Hồ Chí Minh thấy được vị trí, vai trò của thanh niên, rất chú trọng phát huy sức mạnh và vai trò tổ chức của tuổi trẻ.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời nắm quyền lãnh đạo phong trào dân tộc, thanh niên có lý tưởng cách mạng soi đường đã hăng hái, phấn khởi tham gia tích cực vào các phong trào đấu tranh cách mạng, sẵn sàng chấp nhận, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, kể cả hy sinh tính mạng đã cùng với Đảng với dân tộc làm nên thắng lợi Tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám 1945. Trong vòng mười lăm năm đấu tranh cách mạng, 1930 – 1945, đã có hàng ngàn thanh niên trở thành những cán bộ trung kiên của Đảng, những anh hùng, liệt sĩ anh dũng hy sinh trong thời kỳ này hầu hết là tuổi trẻ như: Trần Phú, Lý Tự Trọng, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Thụ.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, thù trong, giặc ngoài, cấu kết với nhau hòng tiêu diệt chính quyền non trẻ, giặc đói, giặc dốt hoành hành. Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh không những chỉ ra khả năng to lớn của thanh niên trong cách mạng giải phóng dân tộc mà còn chỉ ra vai trò và tiềm năng của tuổi trẻ trong sự nghiệp dựng xây nước nhà.
Hồ Chí Minh chủ trương diệt gặc dốt, thực hiên phong trào bình dân học vụ và đã ký sắc lệnh thành lập trường Đại học nhân dân để giáo dục thanh niên. Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tháng 9 năm 1945, Người đã gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”( Tập 4, tr 33)
Trong quá trình lãnh đạo dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vị trí, vai trò xung kích của thanh niên trong hành động cách mạng, Người chỉ rõ: “Việc gì khó có thanh niên, ở đâu khó có thanh niên”. Theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng càng phát triển thì càng đòi hỏi thanh niên thực hiện tốt hơn vai trò xung kích của mình. Người nói: “Thời đại này là thời đại vẻ vang của thanh niên. Mà thanh niên phải là những đội xung phong trên các mặt trận chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật”( Tập 10, tr 390)
Từ đó, lớp lớp thanh niên được đào tạo đông đảo, họ đã góp phần to lớn làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cả dân tộc, những người lớn tuổi cần nhận thức đúng đắn lớp trẻ hôm nay, chăm lo, giáo dục, đào tạo và tạo mọi điều kiện để họ làm tốt vị trí, vai trò của mình trong thời đại mới.
Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định những phẩm chất tốt đẹp cũng như vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên đối với sự trường tồn của dân tộc và sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Người mong muốn Đảng, Nhà nước và mỗi gia đình Việt Nam quan tâm, chú trọng giáo dục thanh niên.
Từ việc đánh giá vị trí, vai trò của thanh niên, Hồ Chí Minh chỉ rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên nhằm giáo dục đào tạo họ trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa, có đủ đức, đủ tài phục vụ sự nghiệp cách mạng. Kế thừa, phát huy truyền thống giáo dục, coi trọng nhân tài của dân tộc, Hồ Chí Minh đã coi việc giáo dục thanh niên là vấn đề chiến lược, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
Trong giáo dục, Hồ Chí Minh luôn coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vì đó là gốc, là nền tảng của con người. Giáo dục có vai trò quyết định của tri thức đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, giáo dục tạo ra những nhà bác học, chuyên gia, kỹ sư trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhờ họ mới có thể sáng tạo, tiếp thu kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới... nhưng nếu họ không có đạo đức thì cũng không thể đáp ứng cho sự nghiệp cách mạng. Các thế hệ cha anh đi trước đã đấu tranh và lao động, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho các thế hệ sau. Tre già, măng mọc, thế hệ sau kế tục sự nghiệp của thế hệ trước, đưa đất nước phát triển đi lên theo con đường cách mạng mà toàn Đảng, toàn dân tộc đã lựa chọn. Người viết: “Chúng ta cần ghi chép và thường nhắc lại những sự tích ấy, để giáo dục nhân dân ta chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, quyết tâm làm tròn nhiệm vụ xây dựng lại nước nhà. Để giáo dục thanh niên ta rèn luyện một ý chí kiên quyết quật cường, một tâm lý quả cảm xung phong, tin tưởng vào tương lai của Tổ quốc, vào lực lượng của nhân dân, hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung của dân tộc” (Tập 7, tr 387 ).
Nếu không giáo dục đạo đức cho các thế hệ sau được tốt thì họ có thể không kế tục được sự nghiệp cách mạng thế hệ trước để lại. Vì vậy, Hồ Chí Minh nêu ra luận điểm mang tính chân lý sâu sắc là "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết"( Tập 12, tr 510). Người coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược để bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, việc trồng người ngoài nhiệm vụ quan trọng phục vụ cho lợi ích cách mạng, còn phải đạt được mục tiêu sâu xa hơn là để mỗi con người tự hoàn thiện mình vươn tới chân - thiện - mỹ. Đó chính là nhân tố then chốt quyết định sự thành công của cách mạng, sự tiến bộ của xã hội và tiền đồ của dân tộc.
2.3. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, vấn đề cơ bản và nổi bật nhất là quan điểm giáo dục toàn diện. Trong việc giáo dục toàn diện, Hồ Chí Minh luôn coi trọng cả đức và tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách con người mới. Người nêu rõ: “Nội dung giáo dục cần chú trọng hơn nữa về mặt đức dục. Dạy cho các cháu đạo đức cách mạng, biết yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu khoa học, yêu lao động và người lao động, thật thà, dũng cảm, sẵn sàng tham gia lao động và bảo vệ Tổ quốc”( Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục, NXB Lao Động, Hà Nội 2005, tr 210 ). “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất”( Tập 10, tr 190).
2.3.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi thanh niên là lực lượng rường cột của đất nước; là người chủ tương lai của nước nhà. Nhiệm vụ chính của thanh niên là học tập, “Dưới chế độ thực dân phong kiến, mục đích đi học là cốt được mảnh bằng để làm ông thông, ông phán, lĩnh lương nhiều, ăn ngon, mặc đẹp. Thế thôi, số phận của dân tộc thế nào, tình hình thế giới biến đổi thế nào, không hay, không biết gì hết”( Tập 7, tr 398). Ngày nay việc học của sinh viên nhằm nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết về mọi mặt. Bây giờ học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu những giá trị đạo đức cao đẹp. Mục đích học là để làm kinh tế, chính trị, văn hoá đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết với nhau. Học để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học “để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà” (Tập 7, tr399).
Mục đích của việc học không chỉ nâng cao trình độ hiểu biết của mình mà thanh niên còn phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng: Có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn”( Tập 6, tr 50). Theo Người, thanh niên không chỉ có tài năng mà còn phải có đạo đức. Đạo đức là nguồn gốc, là nền tảng của người cách mạng. “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” (Tập 5, tr 252 - 253). Đạo đức là vấn đề tiên quyết của việc xây dựng con người mới. Vì vậy, thanh niên phải thấy rõ tầm quan trọng của việc tu dưỡng đạo đức cách mạng và năng lực để phục vụ cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là kiên quyết xoá bỏ những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức phong kiến lạc hậu từng trói buộc nhân dân lao động vào lễ giáo hủ bại, phục vụ cho chế độ đẳng cấp, nô dịch xã hội. Đạo đức cách mạng mang bản chất cách mạng khoa học của giai cấp công nhân kết hợp với truyền thống đạo đức dân tộc Việt Nam và những tinh hoa đạo đức nhân loại. “Đạo đức cách mạng. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” (Tập 5, tr 252). Theo Hồ Chí Minh, đạo đức mà thanh niên cần rèn luyện, xây dựng là đạo đức cách mạng, có đạo đức cách mạng làm nền tảng, thanh niên mới nhận rõ được mục đích, động cơ học tập của mình. Giáo dục đạo đức cách mạng làm cho thanh niên nhận rõ được mục tiêu, lý tưởng cách mạng để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp làm đúng chủ trương của Đảng. Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở, “Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”(Tập 11, tr 372). Lý tưởng cao đẹp mà chúng ta đang phấn đấu thực hiện đã được Hồ Chí Minh xác định kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Con đường đi tới lý tưởng ấy là con đường khó khăn gian khổ; là một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, không chỉ có bầu nhiệt huyết và lòng yêu nước mà còn có cả sự thông minh, sáng suốt của khối óc, có một nghị lực phi thường và với tinh thần bất khuất của một chiến sĩ cách mạng kiên cường, tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng nguyện phấn đấu hy sinh cho mục tiêu lý tưởng cao cả đó. Đạo đức chính là phẩm chất cần phải có của thanh niên để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để cống hiến nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó. Đạo đức là gốc, là nền tảng, vì muốn làm cách mạng, trước hết thanh niên phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp mới giữ vững được chủ nghĩa mà mình đi theo. Đạo đức cũng là vũ khí sắc bén, mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Bởi vì giai cấp địa chủ, phong kiến không tự nguyện nhường lại chính quyền cho giai cấp công nhân, mà phải bằng cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, của cả dân tộc, dưới sự lãmh đạo của Đảng Cộng sản mới thực hiện được mục tiêu đó. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn quan tâm giáo dục, làm rõ tầm quan trọng của của đạo đức cách mạng đối với thanh niên, những người chủ tương lai của nước nhà. Thanh niên phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ hiện tại và nhiệm vụ cách mạng trong tương lai, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình khó khăn, gian khổ, phức tạp và lâu dài.
2.3.2. Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên.
Qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, nội dung giáo dục đạo đức cách mạng của Người nêu ra rất rộng, vừa có những chuẩn mực chung cho mọi người, vừa có những chuẩn mực riêng đối với từng đối tượng cụ thể. Giáo dục đạo đức cho thanh niên được thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau:
Một là, Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, theo Hồ Chí Minh trước hết phải làm cho thanh niên nắm được vị trí, tầm quan trọng của đạo đức cách mạng đối với mỗi người. Đạo đức là một trong hai thành phần cấu trúc của nhân cách con người là đức và tài. Đạo đức giữ vai trò quan trọng hàng đầu, là cái gốc của mỗi con người mà thanh niên là những chủ nhân tương lai của đất nước, không có đạo đức, không có căn bản, thì không làm nổi việc gì. Đạo đức cách mạng của thanh niên, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân”(Tập 11, tr 329). Đạo đức là vấn đề tiên quyết của việc xây dựng con người mới, thanh niên phải thấy rõ tầm quan trọng của việc tu dưỡng đạo đức và năng lực để có đủ đức, đủ tài, phục vụ cách mạng. Có đạo đức cách mạng làm nền tảng thanh niên mới hoàn thành được nhiệm vụ hiện tại và nhiệm vụ cách mạng trong tương lai.
Đạo đức chính là những phẩm chất đòi hỏi thanh niên cần phải có để tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đạo đức là gốc, là nền tảng, bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc. Cái tâm, cái đức ấy phải được thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày với dân với nước, với thầy, cô giáo, với bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người xung quanh mình. Theo Hồ Chí Minh, phải có cái đức để đi đến cái trí. Vì khi đã có cái trí, thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa Mác – Lênin và đưa nó vào trong cuộc sống. Con người thực sự có đạo đức thì bao giờ cũng khiêm tốn, chịu khó học tập, phấn đấu để bồi dưỡng năng lực, nâng cao tài năng, trí tuệ của mình để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao phó.
Hai là, Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên Hồ Chí Minh nêu lên hàng đầu phẩm chất Trung với nước, hiếu với dân. Đây là phẩm chất bao trùm nhất, quan trọng nhất của mỗi con người. Chúng ta biết rằng khái niệm trung, hiếu đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam và phương Đông, là chuẩn mực đạo đức phong kiến mà Nho giáo đề ra. Trung của Nho giáo là trung với vua, bó hẹp trong phạm vi quan hệ vua tôi, phải hết lòng thờ vua trong bất kỳ điều kiện nào. Hiếu là hiếu với cha mẹ, phải kính trọng thương yêu và hết lòng phụng dưỡng cha mẹ đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục. Khái niệm trung, hiếu đó được Hồ Chí Minh nâng cao phát triển với ý nghĩa mới, mang tính giai cấp công nhân sâu sắc để giáo dục thanh niên. Trung với nước, hiếu với dân trước hết phải có tinh thần yêu nước nồng nàn, phấn đấu hy sinh vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, làm sao cho “dân giàu, nước mạnh". Đối với thanh niên, trung với nước, hiếu với dân, “trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân”. Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân không phải là lý thuyết, siêu hình mà được thể hiện cụ thể, thiết thực trong học tập, tu dưỡng, trong mọi hoạt động của cuộc sống thường ngày. Hồ Chí Minh căn dặn: “- Yêu Tổ quốc: việc gì trái với quyền lợi của Tổ quốc, chúng ta kiên quyết chống lại.
- Yêu nhân dân: việc gì hay người nào phạm đến lợi ích chung của nhân dân, chúng ta kiên quyết chống lại”( Tập 7, tr 398). Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thanh niên là học tập thật tốt, học để nâng cao nhận thức, học để nắm bắt khoa học kỹ thuật, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ. Nhưng mục đích của học tập tốt cũng nhằm phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Đó chính là sự thể hiện trung với nước, hiếu với dân. Theo Người phải giáo dục cho thanh niên “luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Không sợ khó khăn, gian khổ, hy sinh hăng hái thi đưa tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong trong mọi công tác. Theo Hồ Chí Minh, mỗi thanh niên phải có lòng yêu nước nồng nàn, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với giai cấp công nhân; phải căm thù sâu sắc lũ giặc cướp nước và bè lũ phản động bán nước; phải quyết tâm phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc, đặt lợi ích của Đảng, của giai cấp công nhân, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Người chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng; hết sức trung thành phục vụ giai cấp công nhân và nông dân lao động”( Tập 9, tr 286). Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với cách mạng, với nhân dân. “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất"( Tập 9, tr 285). Có trung thành và quyết tâm phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc thì mới dám dũng cảm hy sinh quên mình vì nghĩa lớn; mới quyết tâm rèn luyện mình theo lẽ sống cao cả và tình cảm cách mạng, thực sự " Tận trung với nước, tận hiếu với dân"
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở thanh niên phải kính trọng và thương yêu cha mẹ, Người đã mở rộng chữ hiếu, từ hiếu với cha mẹ đến hiếu với nhân dân nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa gia đình và xã hội, giữa cha mẹ, anh, chị, em với đồng bào và đồng loại. Hiếu với nhân dân là phải kính trọng, thương yêu nhân dân, học tập, lao động chiến đấu vì nhân dân làm cho “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Phải chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Thanh niên phải có thái độ đúng đắn, đấu tranh chống lại mọi biểu hiện sai traí, gây phiền hà nhũng nhiễu cho nhân dân, làm cho dân phấn khởi tin tưởng vào chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ba là, Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục lòng yêu thương con người, đó là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của con người. Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn được thể hiện trong các mối quan hệ bạn bè, thầy trò, đồng chí, đồng bào...trong quan hệ hàng ngày. Nó đòi hỏi mỗi thanh niên trước hết phải nghiêm khắc chặt chẽ với bản thân mình, rộng rãi, độ lượng với bạn bè, đồng chí Không chỉ yêu thương giúp đỡ bạn bè mà thanh niên còn phải biết yêu thương, kính trọng giúp đỡ mọi người.
Bốn là, Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc giáo dục những phẩm chất cao quý: cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính là những khái niệm đạo đức phương Đông và đạo đức truyền thống Việt Nam đã được Hồ Chí Minh sử dụng. Người đã giữ lại những gì tốt đẹp của quá khứ và đưa vào những nội dung mới, cách mạng mà vẫn đúng với những ý nghĩa ban đầu của các khái niệm đó. Hồ Chí Minh thường xuyên kêu gọi, giáo dục mọi người thực hiện cần, kiệm, liêm, chính và Người đã giải thích rất rõ, rất cụ thể, rất dễ hiểu đối với mọi người:
Cần, tức là “lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch sáng tạo, có năng suất cao, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm”
Kiệm, là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình, phải tiết kiệm cái to đến cái nhỏ, vì nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, “không liên hoan chè chén lu bù”.
Khi nói về Kiệm, Hồ Chí Minh n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tư tưởng Hồ chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên.doc