“Lời ngọt thì lọt đến xương”, quả đúng vậy, biết Tú Bà và Mã Giám Sinh lừa mình, Kiều rút dao tự tử thế nhưng khi nghe lời “khuyên giải” của Tú Bà, Kiều tiếp tục sống.
Tưởng Sở Khanh là một chính nhân quân tử, Kiều lóe lên một hy vọng giải thoát thân mình, không ngờ gã họ Sở lừa lọc lại cùng phường với Tú Bà.
Kiều hứng lấy một trận roi “nát thân bồ liễu”, rồi chịu đày thân mình lại chốn lầu xanh, sống kiếp “làm vợ khắp người ta”, để khi “khi tỉnh rượu lúc tàn canh, giật mình mình lại thương mình xót xa”.
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10096 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tư tưởng “tài mệnh tương đố” và “hồng nhan bạc mệnh” trong Truyện Kiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINHĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ LỚP HÁN NÔM 06 CHUYÊN ĐỀ NGUYỄN DU ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG “TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ” VÀ “HỒNG NHAN BẠC MỆNH” TRONG TRUYỆN KIỀU GVHD: TS. ĐOÀN LÊ GIANG NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN BÙI THỊ HIẾU 0660066 TRƯƠNG THỊ DIỆU HIỀN 0660071 PHẠM THỊ LÀNH 0660110 VŨ THỊ LUYẾN 0660125 DƯƠNG THỊ NGHE 0660139 VÕ THỊ NGỌC PHƯỢNG 0660164 PHẠM THỊ MỸ QUẤT 0660166 TÓM TẮT NỘI DUNG TRÌNH BÀY I. Mở bài. II. Thân bài Cơ sở hình thành tư tưởng TMTĐ&HNBP trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Điều kiện lịch sử xã hội Cuộc đời Nguyễn Du Bản thân Cuộc sống hiện thực Ảnh hưởng của ba tư tưởng Nho - Phật - Đạo Quan niệm của Nho giáo Quan niệm của Đạo giáo Quan niệm của đạo Phật 2. Tư tưởng TMTĐ&HNBP: a. Tài mệnh tương đố - Định nghĩa Tài, Mệnh - Giải thích “tương đố”Từ xưa TÀI và MỆNH vốn tương khắc (định nghĩa của cổ nhân) , “mệnh trời” áp đặt.[dẫn thơ và lời của những tác gia khác-nếu có, lời trong kinh phật, Khổng tử, Lão Trang] - Nỗi thống khổ của người xưa - Nỗi thống khổ của người nay (thời Nguyễn Du), loại người mới trong xã hội bấy giờ, mầm mống những người tự do, có ý thức về bản thân, mong muốn được hạnh phúc. xuất hiện quá sớm, còn yếu ớt nên chịu bi kịch vấn đề thời đại và con người. b. Hồng nhan bạc mệnh - Định nghĩa và giải thích theo điển cố, điển tích (có thể dẫn Vương Chiêu Quân, Tây Thi)Hồng nhan bạc mệnh như là “thiên kinh địa nghĩa” trời đã định, người không thể đẹp hơn thiên nhiên vượt quá quy luật nên gặp hoạ (hồng nhan hoạ thuỷ, khuynh quốc, khuynh thành) - Dẫn thơ Kiều (phân tích giá trị của câu thơ đó đối với toàn tác phẩm)Thơ khác (của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc) c. Cái chung của TMTĐ&HNBPĐều là “thiên mệnh” 3. Câu chuyện đời và xã hội quanh Kiều ứng với HNBP&TMTĐ a. Cuộc đời bi thương của Kiều - Tài năng và nhan sắc Kiều (phân tích thơ + ca tụng) - Số phận nghiệt ngã (liệt kê và dẫn thơ tất cả những lần Kiều gặp nạn, chịu bất công, đánh đập, hành hạ cả thể xác lẫn tâm hồn) - Nỗi đau đớn và nước mắt tuyệt vọng của Kiều. b. Thuyết TMTĐ&HNBP ứng với những nhân vật khác - Từ Hải : tài mệnh tương đố - Đạm Tiên: Hồng nhan bạc mệnh - Thuý Vân – Kim Trọng: những người có tài, có sắc nhưng không bị ứng với thuyết TMTĐ&HNBP (“cho thanh cao, mới được phần thanh cao”) - Hồ Tôn Hiến: tài kinh luân c. Thuyết TMTĐ&HNBP ứng với Truyện Kiều đúng hay sai? Đúng trong trường hợp nào và sai trong trường hợp nào? 4. Cách nhìn và thái độ của Nguyễn Du đối với hai tư tưởng này và (mở rộng)nỗi chua chát về cuộc đời lận đận của bản thân. Đời Kiều hay là đời tác giả. TMTĐ&HNBP đối với Nguyễn Du là quy luật cuộc sống, lời than oán với xã hội Phong kiến Vấn đề mâu thuẫn xh: người tài tử, người phụ nữ xinh đẹp tài hoa với xã hội phong kiến hà khắc mà đồng tiền đã bắt đầu lún sâu vào xã hội, khẳng định thế lực của nó. Tiếng nói đồng cảm của tác giả đối với số phận bất hạnh của người phụ nữ cũng như đối với những tài tử trong xã hội. Tâm sự và hình ảnh của Nguyễn Du qua tư tưởng TMTĐ&HNBMIII. Kết bài 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ & HỒNG NHAN BẠC MỆNH 1.a. Ảnh hưởng từ điều kiện lịch sử - xã hội Thời đại mà Nguyễn Du sinh ra và trưởng thành là giai đoạn đất nước ta xảy ra nhiều sự kiện, nhiều biến cố lớn lao và dữ dội nhất. Đó là khoảng thời gian vừa đau thương, nhưng cũng vừa quật khởi, vừa là bi kịch nhưng cũng vừa là bản anh hùng ca. Tuy nhiên, màu sắc chung cho cả giai đoạn này vẫn là một màu tối đen, xám xịt. 1.b. Ảnh hưởng từ cuộc đời tác giả Cuộc đời Nguyễn Du nổi bật hơn hết vẫn là những trang buồn của một con người tài hoa lại có thừa bất hạnh. Ông đã hòa vào dòng người nghèo khổ, đáng thương, chỉ vì thấp cổ bé họng mà phải gánh chịu bao nhiêu điều bất công, ngang trái của cuộc đời. Ông thấu hiểu được nỗi niềm không biết ngỏ cùng ai của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, khi mà giá trị của họ chỉ đáng giá như đồ chơi trong tay người đàn ông. Chứng kiến nhiều hơn những cảnh con người càng tài hoa, nhan sắc thì càng truân chuyên, bất hạnh. 1.c. Ảnh hưởng từ ba Tư tưởng Nho, Phật, Lão - Trang Nho giáo Đạo Trung dung, là sự quân bình, cái gì cũng không nên quá mức và cũng không nên quá bất cập, phải nằm ở giữa hai thái cực đó, chỉ cần thiên lệch bên nào thì nhất định ẩn chứa trong đó là điều họa, là cái mầm không tốt vậy. Luật Âm dương dung hợp (bỉ sắc tư phong), trong sự vận hành, sự kết hợp của âm và dương, nếu có cái này thì nhất định sẽ mất cái khác. Có càng nhiều thì mất cũng càng nhiều. Thuyết Thiên mệnh, con người ta sống thì phải biết mệnh trời mà làm theo. Trong cực khổ mà ta biết đó là mệnh trời khó tránh, vui vẻ chấp nhận thử thách thì ta càng đỡ khổ, chứ nếu ta không tri mệnh, không bằng lòng chấp nhận thì nỗi khổ càng vây lấy ta nhiều hơn. Lão - Trang: Sự tồn tại đồng thời của các cặp mâu thuẫn, trái ngược nhau, nếu như đã có cái tốt, đẹp thì nhất định sẽ có phần xấu, ác. Quy luật Phản phục: phúc là nơi nương tựa của họa và ngược lại. Phật giáo: Ảnh hưởng sâu sắc từ Phật giáo, Nguyễn Du đã vận dụng vào luật Nhân quả, mà hạt nhân của nó là thuyết về Nghiệp . Phật nói: con người ta gieo nhân nào thì gặp quả đó, có thể thấy ngay cái quả do nhân mình gieo trong kiếp này, nhưng cũng có khi là kiếp khác. Nghiệp là kết quả của hành động chúng ta lặp đi lặp lại. Nếu hành động đúng, tốt thì nghiệp báo ta sẽ tốt, còn nếu ta làm việc xấu, mắc nợ cuộc đời thì nghiệp báo sẽ bắt ta phải trả. Khi vận dụng luật Nhân quả, vận dụng Nghiệp vào mà giải thích, ta sẽ hiểu rằng, con người nếu tiền kiếp đã gieo quả xấu, làm việc ác, thì kiếp này vẫn phải trả nợ vậy. 2. Giải thích về Tài mệnh tương đố Hồng nhan bạc mệnh Tài là tài năng, là những phẩm chất hay năng lực của một người mới sinh ra đã có hay trau dồi mà có. ‘ Mệnh là ý trời, là sự công bằng một cách kì dị của Hóa Công, Hóa Nhi, của cổ máy vũ trụ, của “Hồng quân”, làm cho cuộc đời của một người trở nên tốt, xấu, xa hoa hay nghèo khó…, tất cả đều đã được định sẵn trong quỹ đạo hoạt động của tự nhiên. 2.a. Tài mệnh tương đố Tài mệnh tương đố là nỗi thống khổ không nói nên lời của bao nhiêu bậc tài hoa, bao nhiêu tài tử, nỗi thống khổ của kẻ biết vì sao mình khổ mà không thể thay đổi được cuộc sống của chính mình, mong muốn thay đổi nhưng không biết làm sao thay đổi, mong cầu được hạnh phúc nhưng lại không thể hạnh phúc, chỉ còn biết uất hận, nghẹn ngào, phiêu dạt trong kiếp sống đọa đày theo “ý trời”. 2.b. Hồng nhan bạc mệnh Hồng nhan là những người phụ nữ đẹp, được trời ban cho sắc đẹp cực kì diễm lệ, một tâm hồn mẫn tiệp tài hoa thu hút mọi người. Bạc mệnh là chết non, chết sớm, phận mỏng, lao đao nhiều trắc trở. Người xưa quan niệm vẻ đẹp của người phụ nữ vượt quá vẻ đẹp của tự nhiên, tức là vượt qua định mức cao nhất là trời thì vận mệnh long đong nhiều cay đắng, khổ sở. Hồng nhan họa thủy, hồng nhan với nét đẹp khuynh quốc khuynh thành gây điên đảo các bậc anh hùng, vương tôn quý tộc gây nước mất nhà tan, trở thành tội nhân của đất trời cũng không ít nhưng cũng không thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn, không thoát khỏi định mệnh đã an bài. 3. 3.a. Cuộc đời bi thương của Kiều Tài năng và nhan sắc của Thúy Kiều Số phận nghiệt ngã Nỗi đau đớn và nước mắt tuyệt vọng của Kiều Tài năng và nhan sắc của Thúy Kiều Mai cốt cách tuyết tinh thần Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Tay tiên gió táp mưa sa Kiều tài sắc, tài hoa, lại còn mang trong người cả hai chữ “tài tình”. Vây phủ quanh thân Kiều ngày còn thơ ngây là hai lần thơm nức Đến khi Kiều đã chịu biết bao nhiêu sóng gió của cuộc đời, nhan sắc của nàng vẫn không có chút gì thay đổi. Tài năng và nhan sắc của Thúy Kiều còn được thể hiện qua ngôn ngữ của nàng. Nó như là một thông điệp làm tăng thêm sự sắc sảo, thông minh của nàng trong lòng người khác: Biết dường khinh trọng, biết lời phải chăng Đến tên cáo già Hồ Tôn Hiến mà còn bị chinh phục: Nghe càng đắm, ngắm càng say, Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình. Số phận nghiệt ngã Traêng giaø ñoäc ñòa laøm sao Caàm daây chaúng löïa buoäc vaøo töï nhieân Trải qua bao sóng gió đoạn trường, một nàng Kiều sắc nước hương trời đã chịu bao nghiệt ngã đổ lên tấm thân yếu mềm của mình. Ngoài cảnh “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”, Kiều đã phải trải qua 2 lần đi trốn, 4 lần định tự tử, 2 lần đi tu, 6 lần lấy chồng, mấy lần bị đòn và hành hạ… Tuổi cập kê nén lòng vì chữ hiếu bán mình chuộc cha, đâu hay rằng một bước lại sa vào vòng nhục nhã, muốn thoát cũng không được. Tấm thân ngọc ngà trong 15 cái xuân xanh của tuổi trẻ chỉ biết tới mùi của đau khổ. Tiếc thay một đóa trà mi Con ong đã tỏ đường đi lối về “Lời ngọt thì lọt đến xương”, quả đúng vậy, biết Tú Bà và Mã Giám Sinh lừa mình, Kiều rút dao tự tử thế nhưng khi nghe lời “khuyên giải” của Tú Bà, Kiều tiếp tục sống. Tưởng Sở Khanh là một chính nhân quân tử, Kiều lóe lên một hy vọng giải thoát thân mình, không ngờ gã họ Sở lừa lọc lại cùng phường với Tú Bà. Kiều hứng lấy một trận roi “nát thân bồ liễu”, rồi chịu đày thân mình lại chốn lầu xanh, sống kiếp “làm vợ khắp người ta”, để khi “khi tỉnh rượu lúc tàn canh, giật mình mình lại thương mình xót xa”. Cứ ngỡ Thúc Sinh có thực lòng mà chung sống, nào ngờ thế gian độc địa, Thúc Ông lấy làm điều sỉ nhục mà cáo quan, Kiều lại thêm một phen sống dở chết dở vì đòn roi quan phủ. Vượt qua thử thách với trí thông minh và tấm lòng bao dung, nhẫn nhịn, Kiều được sống những ngày được làm người. Thật thương thay người có lòng nhưng trời vẫn không tha. Thúc Sinh lại là kẻ “nhất vợ nhì trời”, Kiều lại phải chịu thêm đòn roi và bao tủi nhục… Cũng cùng đường mà liều mình đem thân gởi chốn thiền môn, dè đâu chẳng được yên thân, đã trốn đi, vào chùa rồi lại còn sa vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Tưởng rằng gặp được Từ Hải, trả ân báo oán thế nhưng lại rơi vào vòng lẩn quẩn khôn cùng. Ân oán vừa báo xong, người chưa phút gặp song thân chẳng may lại gặp phải nạn mới, chỉ bởi nhẹ dạ. Một bước thoát cảnh hồng trần, cũng một bước sa vòng nghiệt ngã, một bước Kiều trở thành phu nhân nhưng một lời của Kiều lại làm cho Từ Hải phải chết đứng giữa vòng vây kẻ thù. Điều gì đến ắt không thể tránh… Rằng: “Hồng nhan tự nghìn xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu Nỗi đau đớn và nước mắt tuyệt vọng của Vương Thuý Kiều Di chứng…nỗi ám ảnh… hằn sâu vào thân thể và tâm hồn của những người bạc mệnh vì tài, vì tình, vì nhan sắc. Cái còn lại sau những lằn roi mà số phận nghiệt ngã quất xuống đời họ…là nước mắt…là tủi hờn…là đau đớn… Lòng đâu sẵn mối thương tâm Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa Lại càng ủ dột nét hoa Sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi Nghĩ đòi cơn lại sụt sùi đòi cơn Giọng Kiều rền rĩ trướng loan … Màu hoa lê hãy dầm dề giọt sương Đau lòng kẻ ở người đi Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm Kiều là cô gái yếu đuối nhất trong hạng nhi nữ. Khi phải hứng chịu bao đọa đày của trời đất, tình cảm của nàng cứ trào ra lâm li, thống thiết. Người đa tình mà thế gian lại quá vô tình. Người đa cảm mà cuộc đời cứ hững hờ, vô cảm. Thúy Kiều cô độc, lặn ngụp trong nỗi đa sầu đa mang ấy, đến nỗi: Nỗi riêng riêng những bàng hoàng Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn Hết lần này đến lần khác, khi gặp nạn, con người tài sắc, tài hoa, tài tình này chỉ biết khóc. Tấm thân Kiều bị vùi dập, chà đạp, hành hạ, lừa gạt, sỉ vả, đến ngao ngán, bi phẫn, uất nghẹn, ê chề. Ấy vậy mà gần 3000 câu thơ, vẫn còn sót lại một nụ cười duy nhất. Nụ cười ấy trở nên quá nhỏ bé giữa biển nước mắt mênh mông. Cùng nhau trông mặt cả cườiDan tay về chốn trướng mai tự tình Nếu số mệnh đã cho Thúy Kiều một lần được cười lớn thì cũng cho nàng, lần này phải khóc đến lả người, đau đến như hồn lìa khỏi xác: Dòng thu như xối cơn sầu Dứt lời nàng cũng gieo đầu một bên Lạ thay oan khí tương triền Nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra. Đau khổ tột đỉnh là sự tự dằn vặt chính bản thân mình. Tình huống trớ trêu khiến Kiều là kẻ gián tiếp giết Từ Hải, giết người mình thương yêu, quý trọng, cũng là giết đi hạnh phúc, giết đi chính bản thân mình. Kiều một đời đã sống vì tình và đến đây thì cũng “chết” vì tình, bởi trái tim quá yếu mềm, dại dột. Khi bị rơi vào đêm trường đầy trái ngang oan nghiệt, người con gái mang đầy dự cảm về thân phận mong manh ấy chỉ biết khóc. Nước mắt vô dụng, nó không thể kéo con người ta ra khỏi bùn nhơ, khỏi vực sâu tăm tối. Vì thế, nước mắt không chỉ tượng trưng cho nỗi đau mà còn tượng trưng cho sự cúi đầu bất lực, mệt mỏi và cam chịu. Những người tài hoa, tài sắc và tài tình đứng trước cơ trời, trước số mệnh chỉ có thể cúi đầu khuất phục. Họ là những kẻ không sao tẩu thoát được khỏi cái án “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc mệnh” cứ mãi treo lơ lửng trên đầu. Đã mang lấy nghiệp phong trần Cũng đừng oán trách trời gần, trời xa 3.b. Thuyết TMTĐ&HNBM ứng với những nhân vật khác Không chỉ riêng một mình Kiều có sắc, có tài mà phải chịu muôn phần nghiệt ngã. Thuyết Tài mệnh tương đố, Hồng nhan bạc mệnh còn vận vào nhiều người khác như Đạm Tiên, Từ Hải,… Đạm Tiên được coi là người tài sắc vẹn toàn: Nổi danh tài sắc một thì, Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh. Thế nhưng duyên phận nàng lại quá hẩm hiu: Kiếp hồng nhan có mong manh, Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. Trong dòng chuyển dịch, như một cỗ xe sắp rã mục, xã hội PK cố gồng mình để dìm kiếp người tài hoa vào tuyệt lộ thâm u, rùng rợn: Phũ phàng chi bấy goá công, Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha . Sống làm vợ khắp người ta, Khéo thay thác xuống làm ma không chồng. Sống trong một xã hội mà luật thừa trừ luôn bất di bất dịch. Tạo hoá đã ban tặng cho con người tài sắc nhưng lại không dành tặng cho họ cuộc sống ấm êm hạnh phúc. Có điều bất bình như vậy là bởi, đạo Trời vốn ghét cái trọn vẹn: “ tạo vật đố toàn, tạo hoá kị doanh”, cho nên Nguyễn Du mới nói: Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Từ Hải, một anh hùng “đội trời đạp đất”: Rằng: Từ là đấng anh hùng, Dọc ngang trời rộng vẫy vùng bể khơi Cũng không thể tránh khỏi định mệnh, “ trí dũng có thừa” nhưng khi vuớng vào thuyết “tài mệnh tương đố”. Sự “ côn quyền hơn sức lược thao gồm tài” đó thoắt cũng tiêu tan theo một cái chết thê luơng, dữ dội: Khí thiêng khi đã về thần, Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng. Trơ như đá, vững như đồng Ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng dời. Chế độ phong kiến rất sợ cái tài, nhưng nếu quan niệm tài là tài hoa, tài tình “ nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa” thì Kim Trọng và Thúy Vân hay Hồ Tôn Hiến cũng là những nhân vật có tài nhưng lại không bị quy luật “ tài mệnh tương đố” chi phối. Ngay từ đầu khi nói về Thúy Vân, Nguyễn Du đã thông báo cho mọi người biết được một tương lai rạng sáng đang được mở ra cho Thúy Vân: Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Kim Trọng cũng được không kém phần ưu ái: Nền phú hậu bậc tài danh, Văn chương nết đất thông minh tính trời. Đối với Hồ Tôn Hiến , đây lại là nhân vật xuất hiện ít nhất trong truyện nhưng khi miêu tả thì chỉ bằng mấy câu thơ, Nguyễn Du đã làm nổi bật lên cái tài kinh luân xuất chúng của hắn: Có quan Tổng đốc trọng thần, Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài . Đẩy xe vâng chỉ đặc sai, Tiện nghi bát tiễu việc ngoài đổng nhung Hồ Tôn Hiến giết đựợc Từ Hải chỉ bằng sự thông minh của mình mà không phải tốn một chút sức lực nào, sự chiến thắng một cách triệt để đó khiến người ta vừa căm hờn vừa khâm phục. Có sự khác biệt về số phận giữa mọi người là do cái nghiệp từ kiếp trước tạo nên. Bởi thế mà “ cho thanh cao mới được phần thanh cao”. 3.c. Thuyết TMTĐ&HNBM đúng hay sai? Tư tưởng Tài mệnh tương đố và Hồng nhan bạc mệnh đã không đúng cho tất cả trường hợp. Đem ba nhân vật nữ tượng trưng cho sắc tài là: Đạm Tiên, Thúy Vân, Thúy Kiều ra cùng đối chiếu. + Thúy Vân là có sắc đẹp hài hòa, dung hợp, nó không kiêu kỳ, không sắc sảo, không quá khác thường. + Cái đẹp của Đạm Tiên, Thúy Kiều mới là cái đẹp dữ dội khiến tất cả phải “xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh”, đẹp đến “lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Đạm Tiên và Thúy Kiều còn trội hơn Thúy Vân bởi tài cầm kỳ thi họa, bởi tư chất thông minh, mẫn tuệ và sự tinh tường, nhạy cảm. Nhưng quan trọng nhất là cái tình ẩn chứa bên trong hai con người này quá lớn. Trật tự phong kiến, nhất là trong thời suy, là một thứ trật tự chà đạp lên con người, xem con người chỉ là một lợi khí. Với thứ trật tự ấy, tiện nhất là được những người như Thúy Vân. Một người con gái mới lớn, bàng quan trước tình cảm của người khác và cũng không yêu ai. “Kiều là một người rất phiền cho trật tự Phong Kiến” (Hoài Thanh). Nội tình của Kiều, sức sống Kiều, say mê của Kiều gây rắc rối, lộn xộn cho cái trật tự ấy biết bao nhiêu. Sức sống Kiều khiến cho cái nền phong kiến bị chông chênh, rạn nứt… Lại đem ba nhân vật nam trong Truyện Kiều ra so sánh: Từ Hải, Hồ Tôn Hiến và Kim Trọng. Đây là ba đấng nam tử đầy kỳ tài. + Hồ Tôn Hiến với tài kinh luân, có thể gọi là kẻ “đại trí”. + Từ Hải với tài võ nghệ, lược thao, tài hoa, tài tử, có thể sánh với bậc “đại dũng”. + Kim Trọng thì con nhà chức cao vọng trọng, là bậc tài danh, tài tử, tài hoa, tài tình. Vậy cớ sao bốn chữ “tài mệnh tương đố” chỉ đeo đẳng, và ứng nghiệm với cuộc đời Từ Hải? Thứ nhất, có thể nói, đó là vì Từ Hải là kẻ đứng đầu danh sách những người có hại cho xã hội phong kiến, là tên đầu sỏ chĩa mũi tấn công vào các giai tầng cao cấp của thể chế này. Thứ hai, Từ Hải lại là kẻ quá đa tình. Chàng chết vì bị tình yêu làm mờ mắt: Khóc rằng trí dũng có thừa Bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này Hồ Tôn Hiến và Kim Trọng tuy kẻ ác, người thiện nhưng đều là hạng người an toàn cho xã hội phong kiến. + Bản thân Hồ Tôn Hiến là tay sai đắc lực cho chế độ này + Kim Trọng là đứa con yêu của xã hội phong kiến, được “nền phú hậu, bậc tài danh” làm bệ đỡ vững chắc, được cả xã hội Phong Kiến giữ gìn, bao bọc. Mệnh trời là một lẽ, yếu tố quan trọng còn là lòng người. Cái sắc, cái tài ấy có được xã hội ưng thuận thì mới được “thanh cao”, nếu đã làm mất lòng rồi thì lập tức sẽ bị triệt tiêu, vùi dập. Tài mệnh tương đố, hay chính lòng người đố kị, Hồng nhan bạc mệnh hay chính nhân tình bạc bẽo. Kẻ muốn vươn lên ắt sẽ bị đạp xuống, kẻ muốn phá hủy trật tự, ắt sẽ bị cái trật tự ấy phá hủy. Trời không muốn và lòng người cũng không dung thứ cho những tài, sắc và tình phi thường. Bởi thế, tài mệnh tương đố, hồng nhan bạc mệnh, đúng hay sai, còn tùy thuộc vào từng người, từng cảnh… Cách nhìn và thái độ của Nguyễn Du đối với TMTĐ và HNBM Đời Kiều hay là đời tác giả? Qua cuộc đời “Hết nạn nọ đến nạn kia, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần; khi Vô Tích khi Lâm Tri, nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương; thoắt buôn về thoắt bán đi, mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi” của Thúy Kiều, Nguyễn Du khái quát thành quy luật chung: “Trăm năm trongcõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau; … Có ý kiến cho rằng Truyện Kiều chính là một tác phẩm phỏng theo tâm sự có thực của chính tác giả: “Cụ với Kiều tuy sinh không đồng thời, ở không đồng xứ, nhưng cũng là một thanh một khí (…). Cụ là một người trung thần mà gặp buổi Lê suy, cũng như Kiều là một người trinh nữ gặp cơn gia biến. Dù cụ có muốn trung với Lê hoàng, song nhà đổ một cây chống sao cho nổi, khác gì Kiều, muốn thủ nghĩa với Kim Trọng, song chuộc cha thế phải bán mình…” (Lê Văn Hòe). Nguyễn Bách Khoa, nói về Truyện Kiều một cách quyết đoán như chân lý bao giờ cũng nằm sẵn trong túi áo: “Truyện Kiều kia, Nguyễn Du viết ra không phải chỉ để diễn tả tâm sự, cũng không phải chỉ để tả thời đại ông. Nguyễn Du viết Truyện Kiều là để tự giải thoát bằng cách tự thực hiện mình ở các vai trò ở cái sân khấu trên đó tấn trò đã diễn ra đủ hồi, đủ lớp”. Nguyễn Du suy nghĩ về cuộc đời, cảm khái về cuộc đời, về những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Do gắn bó với con người, với cuộc sống và do phải trải qua những năm lang thang và gian truân, ông đặc biệt thương xót người có tài có tình. Ấy là những nhà thơ nổi tiếng trác tuyệt mà cuộc đời trải qua muôn vàn bất hạnh; là những bậc anh hùng hào kiệt mà thất thế; là những người phụ nữ sắc đẹp khuynh thành mà phải chịu số phận buồn thảm. Trong tư tưởng ông, những lực lượng tàn phá cái hay cái đẹp ông khái quát thành số mệnh. Trong thế giới hình tượng Truyện Kiều, lần lượt xuất hiện bọn quan lại, bọn lừa lọc, buôn người,…những thủ phạm trực tiếp gây ra số kiếp long đong của nàng Kiều. Hiện thân của họ là những đồi phong bại tục. Đây là thực tại của những thiết chế trong xã hội phong kiến suy tàn. Nên mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến và bản chất con người là ý nghĩa đích thực, là bản chất của thế giới hiện thực được mô tả qua nội dung Truyện Kiều. Nhưng tác giả lại nhận thức với một ý nghĩa siêu hình: bản chất của nó là mâu thuẫn giữa Tài và Mệnh. Tài mệnh tương đố là niềm tin sâu sắc của tác giả. Chế độ phong kiến trên đà tan rã, nên không dung nỗi tài hoa. Không gian lồng lộng mà tài hoa không có điểm tựa để tồn tại. Nên Đỗ Thập Nương làm kỹ nữ, Thúy Kiều bán mình, Giả Bảo Ngọc phải uất hận ra đi; những người ấy, tình của họ đầy đến mức đành phải “khối tình ôm xuống tuyền đài chưa tan”. Xã hội ấy không dung nổi hồng nhan; “hồng nhan bạc mệnh” đâu phải là một thành kiến để thở than, bốn chữ này là bản tổng kết kinh nghiệm ngàn năm sự đời dưới chế độ phong kiến. Nói cho cùng, sự mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn trong con người, trong tư tưởng của ông chứ không phải giữa Tài, Sắc và Mệnh. Nguyễn Du đã thật tài tình khi ngấm ngầm đẩy Kiều trở về với cuộc sống thanh sạch, đã khiến cho tâm hồn Kiều vẫn giữ được những phẩm chất cao thượng cho đến phút hạ màn. Đó dường như cũng là ước mơ, là khát vọng của ông về một lối thoát, một chân trời bình yên, tươi sáng cho những người tài hoa bạc mệnh. KẾT LUẬN Nói cho cùng, Truyện Kiều đã đặt ra vấn đề TMTĐ và HNBM thực chất là đặt vấn đề về sự mâu thuẫn giữa người tài tử - một loại người trong xã hội phong kiến hà khắc mà đồng tiền đã bắt đầu khẳng định thế lực của nó. Đồng thời qua đó, ta còn thấy được tâm sự và hình ảnh của Nguyễn Du cũng như tiếng nói đồng cảm của ông đối với số phận bất hạnh của người phụ nữ và những tài tử trong xã hội. CHÚNG TÔI CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_chieu_3841.ppt