MỤC LỤC
Lời mở đầu
1. Cơ sở lý luận
1.1/ Khái niệm về hệ thống và sự cần thiết ứng dụng lý thuyết hệ thống vào quản trị doanh nghiệp 01
1.2/ Môi trường kinh doanh 01
1.3/ Quan điểm hệ thống 02
2. Thực trạng của Công ty TNHH Tân Cường Thành 02
2.1/ Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Tân Cường Thành 03
2.1.1/ Quá trình hình thành 03
2.1.2/ Quá trình phát triển 03
2.2/ Môi trường vĩ mô của Công ty 04
2.2.1/ Các yếu tố kinh tế 04
2.2.2/ Các yếu tố về chính trị và chính phủ 05
2.2.3/ Các yếu tố xã hội 05
2.2.4/ Các yếu tố tự nhiên 05
2.2.5/ Các yếu tố công nghệ 05
2.3/ Môi trường vi mô của Công ty 06
2.3.1/ Các đối thủ cạnh tranh 06
2.3.2/ Khách hàng 06
2.3.3/ Người cung ứng nguyên vật liệu 06
2.3.4/ Chính quyền địa phương, công đoàn và các tổ chức xã hội khác 06
2.4/ Hoàn cảnh nội bộ của Công ty 07
2.4.1/ Nguồn nhân lực 07
2.4.2/ Nghiên cứu và phát triển 07
2.4.3/ Sản xuất 07
2.4.4/ Tài chính – kế toán 07
2.4.5/ Marketing 07
2.4.6/ Nền nếp tổ chức 08
3. Một số chiến lược để phát triển Công ty TNHH Tân Cường Thành 09
3.1/ Chiến lược hoạt động của Công ty trong giai đoạn sắp tới 09
3.2/ Chiến lược sản phẩm 09
3.3/ Chiến lược Marketing 09
3.4/ Chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển 10
3.5/ Chiến lược thâm nhập thị trường 10
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Ứng dụng các quan điểm hệ thống trong chiến lược phát triển công ty TNHH Tân Cường Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh
03
2.1.1/ Quá trình hình thành
03
2.1.2/ Quá trình phát triển
03
2.2/ Môi trường vĩ mô của Công ty
04
2.2.1/ Các yếu tố kinh tế
04
2.2.2/ Các yếu tố về chính trị và chính phủ
05
2.2.3/ Các yếu tố xã hội
05
2.2.4/ Các yếu tố tự nhiên
05
2.2.5/ Các yếu tố công nghệ
05
2.3/ Môi trường vi mô của Công ty
06
2.3.1/ Các đối thủ cạnh tranh
06
2.3.2/ Khách hàng
06
2.3.3/ Người cung ứng nguyên vật liệu
06
2.3.4/ Chính quyền địa phương, công đoàn và các tổ chức xã hội khác
06
2.4/ Hoàn cảnh nội bộ của Công ty
07
2.4.1/ Nguồn nhân lực
07
2.4.2/ Nghiên cứu và phát triển
07
2.4.3/ Sản xuất
07
2.4.4/ Tài chính – kế toán
07
2.4.5/ Marketing
07
2.4.6/ Nền nếp tổ chức
08
3. Một số chiến lược để phát triển Công ty TNHH Tân Cường Thành
09
3.1/ Chiến lược hoạt động của Công ty trong giai đoạn sắp tới
09
3.2/ Chiến lược sản phẩm
09
3.3/ Chiến lược Marketing
09
3.4/ Chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển
10
3.5/ Chiến lược thâm nhập thị trường
10
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, mức độ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng gay gắt. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp buộc phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển đúng đắn để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường này.
Một trong những yêu cầu quan trọng để có thể xây dựng chiến lược phù hợp là các nhà quản trị doanh nghiệp cần có tầm nhìn tổng thể và biện chứng về doanh nghiệp, cần đặt doanh nghiệp trong mối quan hệ tổng thể với môi trường và đối thủ cạnh tranh. Những lý thuyết về hệ thống là cơ sở quan trọng giúp các nhà quản trị điều hành và quản lý doanh nghiệp có hiệu quả.
Tiểu luận “Ứng dụng các quan điểm hệ thống trong chiến lược phát triển Công ty TNHH Tân Cường Thành” được thực hiện nhằm phân tích những ứng dụng về lý thuyết hệ thống đã và đang được thực hiện tại doanh nghiệp Tân Cường Thành và đề ra các chiến lược phát triển phù hợp.
Do hạn chế về thời gian và trình độ nhận thức, tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp chân thành của Thầy để tiểu luận hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1. Cơ sở lý luận:
Khái niệm về hệ thống và sự cần thiết ứng dụng lý thuyết hệ thống vào quản trị doanh nghiệp:
- Hệ thống là tổng thể bao gồm các bộ phận khác nhau có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và được sắp xếp theo một trình tự nhằm tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có khả năng thực hiện được một số chức năng hoặc mục tiêu nhất định.
Theo cách hiểu này, hệ thống được cấu thành bởi ít nhất 2 phần tử và các phần tử này có mối liên hệ qua lại với nhau, được thiết lập trên những nguyên tắc nhất định để thực hiện một số chức năng hay mục tiêu của toàn hệ thống.
- Một hệ thống bao gồm 04 yếu tố cơ bản sau: môi trường của hệ thống (M), mục tiêu của hệ thống (Mt), cấu trúc hệ thống (C), đầu vào và đầu ra của hệ thống (V, R).
Khi quản lý một doanh nghiệp, các nhà quản trị cần nghiên cứu và tiếp cận doanh nghiệp như là một hệ thống với đầy đủ các thuộc tính của chúng, đồng thời cần ứng dụng các lý thuyết hệ thống trong quá trình điều hành doanh nghiệp của mình. Điều này sẽ mang đến cho nhà quản trị một số lợi ích sau:
Nhà quản trị sẽ có cách nhìn toàn diện và hệ thống trong quá trình giải quyết các vấn đề của mình. Khi quản lý doanh nghiệp như là một hệ thống, các nhà quản trị sẽ luôn đặt các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ của toàn hệ thống, từ đó có cái nhìn bao quát và biện chứng đối với các sự việc, tránh tình trạng đánh giá sự việc một cách phiến diện, siêu hình.
Nhà quản trị sẽ xây dựng được cho mình tư duy hệ thống. Với tư duy này, nhà quản trị không xem xét các sự vật, hiện tượng bằng hình thức bên ngoài mà luôn xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của chúng để có những nhận xét và đánh giá thấu đáo, hiểu được sâu sắc bản chất của các sự việc. Tư duy hệ thống một mặt giúp nhà quản trị tăng khả năng sáng tạo, tìm tòi những yếu tố mới trong quá trình giải quyết các vấn đề quản lý của mình, mặt khác tư duy hệ thống giúp các nhà quản trị phân biệt dễ dàng hơn mục tiêu và phương tiên để thực hiện mục tiêu trong hoạt động quản trị.
Nhà quản trị sẽ được cung cấp thêm các công cụ và phương tiện quản lý khi ứng dụng các lý thuyết hệ thống vào hoạt động quản trị của mình như: các mô hình điều khiển, mồ hình ra quyết định, hệ thống thông tin… của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh:
- Với quan điểm xem xét doanh nghiệp như một hệ thống, có thể nói, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp chứa đựng những thời cơ và những nguy cơ nhất định đối với hoạt động của nó. Mặt khác, trên thực tế mỗi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và những điểm yếu nhất định. Vì vậy, khi xem xét mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường có 2 cách tiếp cận như sau:
Thứ nhất, cách tiếp cận từ trong ra ngoài, tức là xuất phát từ điểm mạnh và điểm yếu của mỗi doanh nghiệp để tận dụng được thời cơ và hạn chế tối đa nguy cơ từ môi trường của doanh nghiệp.
Thứ hai, là cách tiếp cận từ ngoài vào, tức là xuất phát từ những thời cơ và nguy cơ của môi trường để phát huy các điểm mạnh và hạn chế điểm yếu tối đa của doanh nghiệp.
- Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
Sơ đồ: Mối quan hệ giữa các cấp độ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường vĩ mô:
Các yếu tố về kinh tế.
Các yếu tố về chính phủ, luật pháp và chính trị.
Các yếu tố công nghệ.
Các yếu tố xã hội.
Các yếu tố tự nhiên.
Những
Cơ
Hội
Môi trường vi mô
Khách hàng.
Các đối thủ cạnh tranh.
Người cung ứng nguyên liệu.
Chính quyền địa phương, công đoàn, các tổ chức xã hội khác.
Những
Hoàn cảnh nội bộ
Nguồn nhân lực.
Nghiên cứu và phát triển.
Sản xuất.
Tài chính, kế toán.
Marketing.
Nền nếp (văn hóa) tổ chức
đe
dọa
Điểm mạnh Điểm yếu
Quan điểm hệ thống:
Khi nghiên cứu giải quyết các vấn đề cần phải tôn trọng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, tức là vật chất có trước và quyết định ý thức.
Các sự vật hiện tượng luôn có sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau.
Các sự vật luôn biến đổi không ngừng.
Động lực phát triển của sự vật hiện tượng luôn là các động lực bên trong, động lực nội tại của hệ thống đó.
2. Thực trạng công ty TNHH Tân Cường Thành:
Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Tân Cường Thành:
2.1.1 Quá trình hình thành:
Năm 1986, Tổ sản xuất dây cáp điện Kiến Thành được thành lập. Đến năm 1992, tổ hợp Kiến Thành được chuyển thành Doanh nghiệp tư nhân Tân Cường Thành chuyên sản xuất và kinh doanh dây cáp điện, phụ kiện điện các loại. Do yêu cầu của sự phát triển, năm 1998, Doanh nghiệp tư nhân Tân Cường Thành được chuyển đổi thành Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tân Cường Thành (Công ty TNHH Tân Cường Thành) theo giấy phép số 814 - GP/TLDN ngày 29/04/1998 và giữ nguyên chức năng hoạt động.
Công ty TNHH Dây và Cáp điện Tân Cường Thành sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sau:
Sản xuất dây và cáp điện các loại, nhôm bọc PVC, cáp XLPE hạ thế, trung thế, cao thế và các dây điện từ các loại.
Mua bán các phụ kiện đường dây, điện gia dụng.
Tạo hạt nhựa dây điện PVC chính phẩm.
Sản xuất kim loại màu.
2.1.2 Quá trình phát triển:
Năm 1996: Công ty được Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam (Quyết định số 120/TĐC, quyết định số 0003.036.531 ngày 27/04/1996, và Quyết định số 0016036.331 ngày 14/09/1996).
Năm 1998: Công ty được Tổ chức AFAD của Pháp chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng phù hợp tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002; 1994 và Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng tái chứng nhận Phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam.
Năm 2000: Công ty được Tổ chức VILAS công nhận Hệ thống quản lý Chất lượng của phòng kiểm tra - thử nghiệm của Công ty Tân Cường Thành phù hợp tiêu chuẩn Quốc tế ISO/ IEC Guide 25.
Năm 2000: Công ty được Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (QUACERT) chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5935:1995.
Năm 2001: Công ty được Tổ chức QUACERT thuộc Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng của Công ty Tân Cường Thành phù hợp tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001; 2000.
Năm 2002: Công ty được Tổ chức AFAD của Pháp chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng của Công ty Tân Cường Thành phù hợp tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001; 2000.
Công ty được Tổ chức VILAS công nhận Hệ thống quản lý Chất lượng của phòng kiểm tra - thử nghiệm của Công ty Tân Cường Thành phù hợp tiêu chuẩn Quốc tế ISO/ IEC 17025: 1999 mới ban hành năm 1999.
Công ty TNHH Dây và Cáp điện Tân Cường Thành đã được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm chất lượng sản phẩm qua hợp chuẩn, tự công bố sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000, ISO/IEC 17025.1999, JIS 3442 của Nhật Bản. Thương hiệu của Công ty Tân Cường Thành với nhãn hiệu CHENG SHING đã có mặt trong mạng thông tin Internet toàn cầu, đã có trên 15 khách hàng quốc tế có quan hệ giao dịch.
Năm 2007: Công ty TNHH Dây và Cáp điện Tân Cường Thành đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2001 đến 2005, góp phần vào sự phát triển xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Doanh thu năm 2006 của công ty đạt 800 tỷ đồng, xuất khẩu đạt 22 triệu USD. Trong năm 2007, doanh thu sẽ đạt đến mức 1.400 tỷ đồng, xuất khẩu đạt trên 50 triệu USD.
Môi trường vĩ mô của Công ty:
Các yếu tố kinh tế:
Sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế Mỹ (1,9% so với 2,9% năm 2006) là nhân tố chính làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2007. Suy thoái của thị trường nhà đất Mỹ và những rối loạn trên thị trường tài chính đã kìm hãm tổng cầu nội địa, nhất là đầu tư, tại Mỹ. Theo OECD, năm 2007, tổng cầu nội địa Mỹ chỉ tăng 1,6%, đầu tư vốn cố định tại Mỹ giảm 2,1%. Tăng trưởng trong Khu vực đồng Euro và Nhật Bản cũng chậm lại, song mức giảm nhẹ hơn so với Mỹ. Tốc độ tăng trưởng ở Khu vực đồng Euro năm 2007 là 3,0% (năm 2006 là 3,2%), một mức tăng trưởng khá cao so với mức tăng trưởng của sáu năm qua. Nền kinh tế Nhật Bản năm 2007, với mức tăng trưởng 2,0% (năm 2006 là 2,2%), tiếp tục góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế dài nhất của nước này kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tăng trưởng của châu Âu và Nhật Bản cũng đã bắt đầu dựa nhiều hơn vào sự gia tăng của tổng cầu trong nước; do đó đã phần nào làm giảm bớt phụ thuộc về thương mại của các nền kinh tế này đối với Mỹ.
Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2007 chịu tác động của một loạt các nhân tố, cả những nhân tố thuận lợi lẫn các nhân tố bất lợi. Ðiều đó giải thích tại sao kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, nhưng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Những yếu tố bất lợi lớn nhất là: (1) Sự tăng cao và bất ổn định của giá dầu mỏ, nông sản và nhiều mặt hàng nguyên liệu cơ bản; (2) "Bong bóng" nhà đất Mỹ bùng nổ, kèm theo đó là những rối loạn tài chính ở nhiều nước phát triển, cùng với sự xấu đi về điều kiện tiền tệ và sự chao đảo của các thị trường chứng khoán chủ chốt; (3) Sự giảm sút tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước phát triển, đặc biệt là của nền kinh tế Mỹ; (4) Sự trượt giá của đồng USD; (5) Sự trì trệ của Vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu...
Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta có phát triển bền vững với mức tăng trưởng GDP là 8,3% trong năm 2007. Đây là một trong những thuận lợi cho sự phát triển của quốc gia. Bên cạnh đó, nguồn viện trợ ODA dành cho chương trình điện khí hóa rất lớn để cải thiện và phát triển chương trình năng lượng quốc gia để phát triển đất nước cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho Công ty TNHH Tân Cường Thành.
Trong thời gian tới, Công ty TNHH Tân Cường Thành sẽ phải đối đầu với các áp lực canh tranh từ phía nhiều phía do quá trình tự do hóa trong khu vực và trên thế giới, đặt biệt là sau khi gia nhập WTO. Công ty TNHH Tân Cường Thành đã có những bước chuẩn bị cho quá trình hội nhập như: tiêu chuẩn hóa toàn bộ hệ thống quản lý – sản xuất - đầu tư. Đối với Công ty chính sách mở cửa hội nhập vừa là cơ hội vừa là thách thức.
Các yếu tố chính trị và chính phủ:
Việt Nam là quốc gia có môi trường chính trị ổn định, đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư lớn và lâu dài. Chính sách phát triển năng lượng của Chính phủ và sự ra đời các dự án thủy – nhiệt điện và chính sách cải tạo nâng cấp hệ thống điện đã trở thành cơ hội với Công ty trong thời gian tới.
Mặt khác, với chính sách đầu tư và sự ủng hộ của Tổng Công ty điện lực và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng thì Công ty TNHH Tân Cường Thành là một trong những nhà cung cấp lớn và thường xuyên đạt được tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế và giá cả phù hợp hơn so với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại.
Các yếu tố xã hội:
Sản phẩm của Công ty có vai trò khá quan trọng và được biểu hiện ở 2 khía cạnh:
Tầm quan trọng của sản phẩm: có thể nói sản phẩm của Công ty là một trong những nhóm sản phẩm chiến lược và được can thiệp từ phía Chính phủ. Với chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa các chính sách khuyến khích thì Công ty cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ. Bên cạnh đó, với chiến lược từng bước thay thế hàng nhập khẩu Công ty TNHH Tân Cường Thành đã góp phần vào công cuộc điện khí hóa và cải tạo hệ thống mạng lưới truyền tải quốc gia và tiết kiệm ngoại tệ.
Tính hữu dụng của sản phẩm: sản phẩm của Công ty có thể coi là sản phẩm thiết yếu. Vì mức độ co giãn cầu thấp nên Công ty có thể tránh được một số rủi ro. Tuy nhiên, về tiềm năng sản phẩm là rất lớn nên Công ty phải chú trọng đến năng lực cung cấp sản phẩm cho phù hợp.
Các yếu tố tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên, địa hình nước ta khá thuận lợi để phát triển lưới điện Quốc Gia theo chủ trương củ Đảng và Nhà nước ta là mở rộng lưới điện Quốc Gia đến tận vùng sâu, vùng xa và vùng cao hẻo lánh, vì thế sẽ có nhiều dự án cấp điện mới trong thời gian tới, Công ty sẽ có nhiều hợp đồng cung cấp dây và cáp điện cho các dư án năng lượng nông thôn.
Hiện nay, Công ty đã có đã có hệ thống phân phối tại các tỉnh miền Trung. Phương hướng sắp tới Công ty sẽ mở rộng nhà máy sản xuất dây và cáp điện tại thành phố Đà Nẵng, rất thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu bằng đường bộ. Đặc biệt là các dự án cấp điện tại các tỉnh khu vực Miền Trung Tây Nguyên.
Các yếu tố công nghệ:
Hiện nay, có thể khẳng định rằng Tân Cường Thành là một trong những doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và đầu tư chiều sâu vầ nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong nước.
Công ty TNHH Tân Cường Thành là một trong những đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng các loại dây điện chôn ngầm có độ bền cao và đã thành công. Công ty đã có những ý tưởng nghiên cứu và khả năng chuyển thành sản phẩm.
Môi trường vi mô của Công ty:
Hiện nay, mức cung ứng của Tân Cường Thành là trung bình trong ngành, với việc tiếp tục đầu tư thì Công ty Tân Cường Thành sẽ có những thuận lợi nhất định. Một số sản phẩm mà khi Công ty chọn sản xuất đã thay thế được sản phẩm nhập khẩu điển hình nhất là loại dây F8mm. Hầu hết các sản phẩm của Tân Cường Thành đều có chất lượng ngang bằng với các sản phẩm ngoại nhập nhưng giá chỉ bằng 60% - 70% so với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu.
Các đối thủ cạnh tranh:
Với xu thế hợp tác và liên kết để có đủ nguồn tài chính tham gia đấu thầu và cung cấp cho ngành điện lực, các doanh nghiệp trong nước gần như không có sự cạnh tranh, chưa muốn nói là Tân Cường Thành có chủ trương kêu gọi góp vốn đầu tư để sản phẩm có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập từ nước ngoài. Khả năng chống đỡ và mở rộng hoạt động sản xuất tăng trưởng về thị phần là điều hoàn toàn thực hiện được.
Trên thị trường dây và cáp điện có rất nhiều đối thủ cạnh tranh của Công ty, tuy nhiên đối thủ mạnh trong nước là CADIVI một Công ty sản xuất dây và cáp điện có tiếng từ lâu trên thị trường với hệ thống phân phối khắp các tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, còn có các nhà nhập khẩu từ nước ngoài, chuyên cung cấp các mặt hàng dây và cáp điện cho thị trường Việt Nam.
Khách hàng:
Khách hàng thường xuyên của Công ty là Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Công ty luôn được đánh giá là Doanh nghiệp có năng lực và uy tín để tham gia cung cấp vật tư với khối lượng lớn cho các công trình cải tạo lưới điện cấp Quốc Gia. Ngoài ra, còn nhiều khách hàng khác là các Công ty TNHH, các Công ty Điện máy....
Người cung ứng nguyên vật liệu:
Các nguồn nguyên liệu hiện nay của Công ty chủ yếu là nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chỉ có một phần là từ nguồn nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, do tính phổ biến và dễ tìm mua nên yếu tố nguyên liệu đầu vào không phải là yếu tố quyến định sự biến động lớn về giá và chất lượng sản phẩm.
Chính quyền địa phương và công đoàn và các tổ chức xã hội khác:
Sản phẩm của Công ty Tân Cường Thành nhiều năm liền đã đoạt được các giải thưởng cao trong nước và đã có mặt tại các thị trường rộng lớn trên thế giới như: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Philippines... Bên cạnh đó, công ty cũng đã nhận được nhiều bằng khen từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM, quận 5 và quận 8 về những đóng góp tích cực cho xã hội như: xây dựng hệ thống lấy số tự động cho khoa khám bệnh tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, tham gia ủng hộ Quỹ Xây dựng nhà tình thương và Quỹ Vì người nghèo hàng năm của thành phố...
Hoàn cảnh nội bộ của Công ty:
Nguồn nhân lực:
Hiện nay, Công ty Tân Cường Thành có đội ngũ công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, được đào tạo qua các khoá học tại Công ty và Công ty còn gởi cán bộ công nhân đi học ở ở các lớp đào tạo có liên quan các đơn vị, Nhà nước tổ chức. Bên cạnh đó để nâng cao khả năng công nghệ Công ty còn mời các chuyên gia nước ngoài về mở lớp đào tạo và gởi cán bộ công nhân đi học ở nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn nhiều cán bộ cần phải đào tạo tiếp để nâng cao nghiệp vụ.
Nghiên cứu và phát triển:
Với đội ngũ công nhân có kỹ thuật cao, việc nghiên cứu tìm tòi phát minh ra công nghệ mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty là tất yếu. Việc triển khai ứng dụng các công trình nghiên cứu đã giúp cho doanh nghiệp tiết kiện hàng trăm triệu đồng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm dây cáp để tăng sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, Công ty luôn tìm tòi sáng tạo ra những mẫu hàng mới có chất lượng cao nhất với kiểu dáng mới, những mẫu mã độc quyền.
Sản xuất:
Công ty Tân Cường Thành sản xuất nhiều mặt hàng rất phong phú đa dạng như: dây và cáp điện PVC, XLPE hạ thế, trung thế, lẫn cao thế và các loại thiết bị như cầu dao tự động, khởi động từ, cầu chì trung thế, chống sét ... Và kế hoạch sắp tới Công ty sẽ sản xuất các sản phẩm dây và các loại cáp điện chất lượng cao phục vụ cho ngành điện lực, ngành xây dựng dân dựng và xây dựng công nghiệp khác.
Tài chính - Kế toán:
Trong những năm vừa qua, Công ty TNHH Tân Cường Thành là một Công ty có tình hình tài chính chưa lành mạnh, việc sản xuất và kinh doanh ngành hàng dây và cáp điện các loại đem lại cho Công ty chưa mang lại cho Công ty những hợp đồng có giá trị lớn với đơn vị nước ngoài, do đó lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp chưa cao.
Marketing:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm dự kiến xuất khẩu 30% sang các nước trong khu vực như: Lào, Campuchia, Thái Lan, ấn Độ ...
Theo quy hoạch tổng thể của ngành điện thì từ nay đến năm 2010 Việt Nam tiếp tục đầu tư vào ngành điện, xây dựng thêm các nhà máy thủy điện, tăng công suất các nhà máy cũ theo dạng bậc thang ở các thủy điện như: Sê San 4 bậc thang có công suất 240MW và Sê San 5 bậc thang có công suất 240MW, thủy điện Cần Đơn - Bình Thuận có công suất 600MW, nhà máy thủy điện Đại Ninh có công suất 400MW. Bên cạnh đó, phải nâng công suất các nhà máy thủy diện ở miền Trung lên khoảng 5.000MW và đặc biệt là nhà máy thủy điện Sơn La có công suất là 26.000MW lớn nhất khu vực Châu á và sẽ bán điện sang Lào, Campuchia và cac nước khác. Đây là một trong những tiềm năng lớn của ngành và Công ty Tân Cường Thành nói riêng.
Nền nếp tổ chức:
Công ty Tân Cường Thành có nề nếp tổ chức tốt, Công ty luôn khuyến khích sự tín nhiệm và trung thành với công việc, phát triển tình hữu nghị giữa công nhân với cán bộ quản lý như trong một đại gia đình, luôn quan tâm đến đời sống công nhân thể hiện qua việc thực hiện các chế độ lương, thưởng, bảo hiểm, y tế, hưu trí... các hoạt động thể dụng thể thao, Picnic, tiệc, chiêu đãi và những ngày nghỉ ngắn hạn được Công ty quan tâm tổ chức thường xuyên. Đặc biệt là công tác chú trọng người tài, tạo môi trường làm việc tốt, Ban giám đốc luôn khích lệ động viên công nhân phát huy khả năng của mình.
Phân tích ma trận Swot
Những điểm mạnh (S)
1. Hệ thống sản xuất
2. Nghiên cứu và phát triển.
3. Nề nếp tổ chức Công ty.
Những điểm yếu (W)
1.Hoạt động Marketing và bán hàng
2. Hệ thống thông tin.
3.Hệ thống tài chính kế toán.
Các cơ hội (O)
Ứng dụng công nghệ cao
2. Chính sách đầu tư.
3. Đẩy mạnh xuất khẩu.
Phối hợp S/O
.Chiến lược đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Chiến lược sản xuất sản phẩm độc quyền
Phối hợp W/O
.Chiến lược nghiên cứu thông tin về thị trường.
2. Chiến lược xúc tiến hoạt động Marketing và bán hàng ra nước ngoài.
Các nguy cơ (T)
. Hội nhập AFTA
2. Lãi suất
3. Tỷ giá hoái đối.
Phối hợp S/T
.Chiến lược mở đại lý hoặc phân phối sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
2. Chiến lược tận dụng điều kiện nghiên cứ công nghệ mới đưa vào sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí.
Phối hợp W/T
.Chiến lược mạnh dạng nghiên cứu thị trường nước ngoài. Từ đó đẩy mạnh hoạt động Marketing và bán hàng.
2. Chiến lược tiến hành liên doanh với nước ngoài sản xuất.
3. Một số chiến lược để phát triển Công ty TNHH Tân Cường Thành:
Chiến lược hoạt động của Công ty trong giai đoan sắp tới:
Tiếp tục thực hiện chiến lược mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài để đưa các phân xưởng vừa thành lập vào hoạt động.
Đưa phân xưởng nấu đồng và nấu nhôm vào hoạt động để thay thế để thay thế một phần nguyên liệu phải nhập khẩu.
Chuẩn bị đầu tư xây dựng thêm phân xưởng để tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động của Công ty.
Đầu tư chiều sâu, thay đổi thiết bị công nghệ để chất lượng các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất luôn được nâng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
. Chiến lược sản phẩm:
Với tên gọi Công ty TNHH Dây và Cáp điện Tân Cường Thành phần nào nói lên mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty. Tuy nhiên để thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm Công ty phải tìm hiểu nghiên cứu thị trường để tiếp tục đưa ra những sản phẩm mới, với chủng loại sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng. phong phú. Kế hoạch sắp tới Công ty phải sản xuất sản phẩm với hơn 500 loại sản phẩm phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu dùng của dân dụng cũng như cho các Công ty điện lực. Ngoài ra, Công ty còn phải đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hàng về chũng loại qui cách sản phẩm.
. Chiến lược Marketing:
Chiến lược quảng cáo:
Do đặc điểm của ngành, nên Công ty cần phải có chính sách nghiên cứ nâng cao hệ thống marketing để sản phẩm điện đến với nhiều người hơn nữa. Thông qua các bài báo phóng sự, các bài viết về Công ty trên các báo phát hành hằng ngày như: thời báo kinh tế Sài Gòn, Sài Gòn Tiết Thị, Cẩm Nang Tiêu Dùng, các tạp chí khoa học kỹ thuật.
Kết hợp các bài phóng sự trong các chương trình như: Hàng Việt Nam Chất Lượng cao, các chương trình giới thiệu về Doanh nghiệp, chương trình hội thảo về truyền dẫn điện, nâng cao chất lượng sản phẩm về điện...
Chiến luợc xúc tiến bàn hàng:
Tăng phần trăm hoa hồng cho các đại lý bàn hàng có doanh số cao.
Ban hành quy chế về chế độ thưởng cho các đại lý có doanh số cao và những khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn hoặc bao tiêu chi phí vận chuyển cho những khách hàng này...
Chiến lược hổ trợ bán hàng:
Tham gia các hội chợ triển lãm hàng Việt Nam Chất lượng cao tại các tỉnh thành, các hội chợ S-O để giới thiệu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Mở ShowRoom để trưng bày giới thiệu sản phẩm mới.
Chiến lược lưu giữ khách hàng:
Đây là hoạt động nhằm tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng, giúp Công ty duy trì được hoạt động kinh doanh của mình các hoạt động như sau:
Luôn quan tâm đến khách hàng, thoả mản nhu cầu có thể có của khách hàng.
Đối với khách hàng lâu năm nên áp dụng mức giá “thân thiện”.
Cẩn thận tránh gây tổn thương đến lòng tin của khách hàng.
Phát huy thế mạnh tạo uy tín với khách hàng là Tổng Công ty Điện Lực.
Tiếp xúc thân mật với khách hàng thông qua hình thức quà biếu, tiệc chiêu đãi...
. Chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển:
Mở các lớp học hoặc cử đi học để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, để nhân viên có thể bắt kịp với trình độ tiên tiến của đất nước, nhất là trong quá trình hội nhập WTO....
Tích cực khuyến khích cán bộ nhân viên tìm tòi sáng tạo những công nghệ mới nhằm giảm giá thành sản phẩm, giảm được chi phí tiêu hao điện, năng lực sản xuất và tăng công suất hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty nên thực hiện chính sách sử dụng yếu tố nguyên vật liệu trong nước làm nguồn nguyên vật liệu đầu vào của Công ty để đảm bảo giá thành và cạnh trạnh trong nước.Từ đó có thể thay thế những nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Chiến lược thâm nhập thị trườn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ứng dụng các quan điểm hệ thống trong chiến lược phát triển công ty TNHH Tân Cường Thành.doc