Chuyên đề Ứng dụng phương pháp TCM để định giá giá trị cảnh quan tại Thung lũng tình yêu

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 4

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG CHUYÊN ĐỀ 5

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG CHUYÊN ĐỀ 6

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1. Tính cấp thiết của đề tài. 7

2. Mục đích nghiên cứu 9

3. Phạm vi nghiên cứu. 9

4. Các phương pháp nghiên cứu. 9

5. Tóm tắt chuyên đề. 10

NỘI DUNG 14

PHẦN CHƯƠNG I: TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG. 14

1.1. Hàng hóa chất lượng môi trường. 14

1.1.1. Khái niệm. 15

1.1.2. Giá trị kinh tế của hàng hóa chất lượng môi trường: Tổng giá trị kinh tế (TEV)

. 15

1.2. Đánh giá chất lượng môi trường. 18

1.2.1. Sự cần thiết phải đánh giá chất lượng môi trường. 18

1.2.2. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường. 18

1.3. Phương pháp chi phí du lịch TCM sử dụng cho đánh giá chất lượng môi trường. 20

1.3.1. Khái niệm: 20

1.3.2. Các cách tiếp cận. 22

1.3.2.1. Phương pháp chi phí du lịch cá nhân (ITCM : Individual Travel Cost Method) 22

1.3.2.2. Phương pháp chi phí du lịch vùng (ZTCM : Zonal Travel Cost Method) 23

1.3.3. Các bước thực hiện 24

1.3.4. Ưu điểm 27

1.3.5. Hạn chế 28

1.4. Tiểu kết chương I. 29

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH THUNG LŨNG TÌNH YÊU Ở LÂM ĐỒNG. 30

2.1. Đặc điểm chung 30

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: 30

2.1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng. 33

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn. 34

2.1.1.4. Hệ động, thực vật 35

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 36

2.2. Thực trạng về hoạt động du lịch. 36

2.2.1.Tiềm năng du lịch. 36

2.2.2. Thực trạng du lịch. 37

2.2.2.1. Lượng khách du lịch. 37

2.2.2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch. 38

2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch. 39

2.3. Những hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường. 40

2.3.1. Nghiên cứu khoa học. 40

2.3.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng. 40

2.3.3. Công tác tôn tạo cảnh quan. 42

2.3.4. Công tác phát triển kinh tế vùng đệm. 42

2.4. Tiểu kết chương II. 43

CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TCM ĐỂ ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN TẠI THUNG LŨNG TÌNH YÊU. 44

3.1. Sử dụng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan cho khu du lịch Thung lũng tình yêu. 44

3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin. 45

3.2.1. Đối với thông tin sơ cấp. 45

3.2.1.1. Thiết kế bảng hỏi. 45

3.2.1.2. Tiến hành điều tra lấy mẫu. 46

3.2.2. Đối với thông tin thứ cấp 47

3.3. Tổng quan về đặc điểm mẫu nghiên cứu 48

3.3.1. Đặc điểm của du khách tham gia phỏng vấn 48

3.3.2. Các hoạt động tại Thung lũng tình yêu của du khách tham gia phỏng vấn. 54

3.3.3. Số ngày lưu trú và các chi phí du lịch của khách du lịch. 57

3.4. Xác định mô hình hàm cầu du lịch cho Thung lũng tình yêu. 57

3.4.1. Phân vùng khách du lịch 57

3.4.2. Xác định chi phí cho một chuyến đến Thung lũng tình yêu 59

3.4.2.1. Chi phí đi lại của du khách 59

3.4.2.2. Chi phí thời gian. 61

3.4.2.3. Chi phí sinh hoạt: bao gồm chi phí ăn ở, vé vào cửa, mua sắm đô lưu niệm 63

3.4.2.4. Tổng hợp chi phí 64

3.5. Xây dựng đường cầu giải trí 65

3.51. Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát 65

3.5.2. Xác định hàm cầu và đường cầu giải trí 66

3.5.3. Xác định thặng dư và giá trị giải trí 69

3.5.4. Nhận xét, đánh giá 71

3.6. Những hạn chế trong quá trình thực hiện ZTCM tại Thung lũng tình yêu. 72

3.7. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại Thung lũng tình yêu 73

3.8. Tiểu kết chương III. 74

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2575 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ứng dụng phương pháp TCM để định giá giá trị cảnh quan tại Thung lũng tình yêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình yêu). Sinh viên Viện Ðại học Ðà Lạt nhận thấy thung lũng ở đập III Ða Thiện là nơi hẹn hò lý tưởng của thanh niên nên cũng đặt tên là Thung lũng Tình yêu. - Hướng đạo sinh thường cắm trại ở thung lũng Ða Thiện và đặt tên Thung lũng Tình yêu với ý nghĩa tình yêu thiên nhiên, đất nước. Từ trên đồi cao nhìn xuống, Thung lũng Tình yêu và hồ Ða Thiện tựa như một bức tranh thủy mặc. Xa xa là đỉnh Lang Biang ẩn hiện trong sương mù. Mặt hồ phẳng lặng, thấp thoáng những chiếc buồm nhỏ xinh với nhiều màu sắc rực rỡ. Hồ nước uốn lượn qua những quả đồi nối tiếp nhau, rợp bóng thông mát rượi. Những thung lũng với cỏ xanh mềm cùng con đường đất đỏ uốn lượn ôm gọn lấy lòng hồ và len giữa ngàn thông cây lá. Sau năm 1975, Thung lũng tình yêu được giao cho Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Ðà Lạt khai thác và kinh doanh du lịch. Từ một thắng cảnh hoang sơ ban đầu, thời gian qua, những cán bộ trẻ ở đây đã có nhiều cố gắng để tôn tạo cho thiên đường tình ái này thêm sinh động. Vườn hoa, cây cảnh, đội canô đưa du khách đi dạo trên hồ, đồng thời xây tượng đôi uyên ương, nhà giải khát, các kiosque bán quà lưu niệm. Mặc dù tất cả hãy còn đơn giản, song với vẻ quyến rũ của hồ Ða Thiện - Thung lũng tình yêu vào những ngày đẹp trời hay các dịp lễ tết, khách du lịch thập phương vẫn nườm nượp kéo về nơi đây nhằm tận hưởng những giây phút sảng khoái khi con người hòa nhập với thiên nhiên. Nếu như năm 1991 chỉ có 132.044 lượt du khách đến tham quan Thung lũng tình yêu thì trong năm 1997, đã tăng lên 219.831 lượt người, năm 2008 là 467.585 lượt khách. Doanh thu của khu du lịch cũng đã tăng từ 2,92 tỷ (năm 2006) lên 3,2 tỷ đồng (năm 2008). Năm 1998, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã ký quyết định công nhận hồ Ða Thiện - Thung lũng tình yêu là thắng cảnh cấp quốc gia. Cũng trong thời gian này dự án tôn tạo và phát triển khu vực thắng cảnh này đã được thiết lập. Hình 2.1: Bản đồ vị trí khu du lịch Thung lũng tình yêu. Thung lũng tình yêu Nguồn : http:// google.com.vn. 2.1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng. Cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m). Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt: + Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m. + Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m). Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m. Thung lũng tình yêu thuộc loại bậc địa hình thấp, độ dốc bình quân từ 15-30 độ, hướng nghiêng của địa hình là hướng đông và đông nam. Đất ở đây là đất feralit vàng đỏ phát triển trên nền đá kết tinh chua, đất thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dày trung bình từ 30- 80 cm, tỷ lệ đá lẫn dưới 20%, có kết cấu hơi chặt ( được xếp vào cấp đất II theo tiêu chuẩn phân hạng ). Thung lũng tình yêu có dạng như một lòng chảo, nó được bao bọc bởi đồi thông ngút ngàn. Vì vậy để xuống được tận thung lũng không phải là chuyện dễ dàng.. 2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn. Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt nói chung và thung lũng tình yêu nói riêng mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C. Ở đây có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá. Lượng mưa trung bình năm là 1662 mm và độ ẩm 87%. Đặc biệt nơi này không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn. Khí hậu Đà Lạt nói chung và khu du lịch Thung lũng tình yêu nói riêng quanh năm mát mẻ rất thuận lợi cho việc đi du lịch và nghỉ dưỡng. Nhiệt độ và độ ẩm trung bình tương đối thấp so với các tỉnh phía Nam và có kiểu khí hậu khá giống các tỉnh phía Bắc vào mùa đông.Ở đây thời tiết lạnh nhưng tương đối ít mưa, thường là mưa nhỏ, lượng mưa trung bình thấp hơn mức trung bình của cả nước. Chính vì vậy đây là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch vào tất cả các tháng trong năm. Bảng 2.1: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình trong năm. Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Nhiệt độ trung bình (độ C) 17.9 18 17.8 18.3 18.1 Độ ẩm trung bình (%) 86 88 87 87 86 Lượng mưa trung bình (mm) 2356 1619 1654 1817 1710 Nguồn: http\\www.dalat.gov.vn 2.1.1.4. Hệ động, thực vật Khu du lịch Thung lũng tình yêu nằm trong Vườn quốc gia Bi Đúp – Núi Bà. Ở đây có tài nguyên động thực vật phong phú. - Thực vật gồm 1.468 loài thực vật có mạch thuộc: 161 họ, 673 chi, với 91 loài đặc hữu, 62 loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam, 28 loài đặc hữu được Latinh hóa. Đất có rừng chiếm hơn 91%, gòm nhiều hệ sinh thái rừng khác nhau như: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín hỗn hợp cây lá rộng – lá kim, rừng lùn đỉnh núi, rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp, kiểu phụ rừng rêu, trảng cỏ, rừng hỗn giao lá rộng và tre nứa. Trữ lượng rừng: chiều cao vút ngọn bình quân là 18,8 m; đường kính ngang ngực bình quân là 21,95 cm; mật độ bình quân trong lâm phần là 1.268 cây/ ha; trữ lượng bình quân là 377m3/ha. - Động vật gồm 4 lớp là lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp ếch nhái thuộc: 27 bộ, 95 họ, 382 loài. Trong đó có:36 loài trong sách đỏ Việt Nam, 26 loài trong sách đỏ IUCN. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. Thung lũng tình yêu là nơi sinh sống của 50 hộ dân, chủ yếu là người Kinh ( chiếm 90%) còn lại là dân tộc Tày, Nùng, Mường…với số dân trên 240 người phân bố không đồng đều. Trước khi giải phóng người dân tộc sống chủ yếu ở đây, nhưng sau này người Kinh vào làm ăn kinh tế dần đẩy lùi người dân tộc vào vùng sâu xa hơn. Kinh tế Đà Lạt có thế mạnh về du lịch, trồng hoa và rau. Phần lớn diện tích trồng hoa chuyên nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tập trung tại Đà Lạt. Tổng cộng diện tích canh tác nông nghiệp của Đà Lạt vào khoảng 9.978 ha. Sản lượng rau hằng năm vào khoảng 170.000 tấn, trong đó có 35.000 tấn được xuất khẩu sang các nước Đông Bắc châu Á và ASEAN. Sản lượng hoa Đà Lạt hằng năm vào khoảng 540 triệu cành, trong đó xuất khẩu vào khoảng 33,3 triệu cành hoa. Tuy nhiên ở Thung lũng tình yêu do đất lẫn đá nhiều, tỷ lệ đất màu mỡ ít lại phân bố không tập trung nên việc phát triển nghề trồng hoa và rau gặp nhiều khó khăn. Đa số người Kinh tập trung xung quanh thung lũng kinh doanh các hoạt động, dịch vụ phục vụ du lịch, còn lại người dân chủ yếu sống dựa vào nghề rừng 2.2. Thực trạng về hoạt động du lịch. 2.2.1.Tiềm năng du lịch. Thung lũng Tình yêu vốn đã đẹp và cuốn hút bởi lũng sâu và đồi thông, lại càng hấp dẫn hơn khi vào năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang tạo thành hồ Đa Thiện, làm biến đổi hình thái và tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan nơi đây. Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc cấp, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây Thung lũng Tình yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh, sinh động với những cánh buồm nhấp nhới trên hồ. Những con đường đất đỏ uốn lượn vòng vèo có thể đưa khách lên đồi hoặc dẫn đền tận đỉnh núi Langbian thấp thoáng trong mây. Du khách cũng có thể vượt qua chiếc cầu nhỏ để khám phá đồi Địa Đàn, một địa điểm lí tưởng nhờ được bao quanh bởi hồ nước (độ cao 1565m so với mặt biển). Từ đây, Thung lũng Tình yêu hiện ra dưới mắt du khách đẹp tựa như một bức tranh sinh động, lãng mạn với những con thiên nga và những cánh buồm thấp thoáng trên mặt hồ. Những cái balcon trắng toát soi bóng mặt hồ là những vị trí thuận tiện để câu cá hay hàn huyên tâm sự. Giữa thiên nhiên gió lộng, du khách tưởng như đang lạc vào một cõi tiên nào đó với màu xanh bất tận và ánh sáng khúc xạ diệu kỳ tạo thành những mãng không gian thực thực hư hư. Không những thế thung lũng tình yêu còn thu hút khách du lịch đặc biệt là các bạn trẻ do cái tên rất hấp dẫn. 2.2.2. Thực trạng du lịch. 2.2.2.1. Lượng khách du lịch. Thung lũng tình yêu là địa danh nổi tiếng được du khách trong và ngoài nước biết đến từ lâu nên phần lớn du khách đến Đà lạt đều lựa chọn là điểm đến trong tour du lịch. Ước tính có khoảng 50% du khách đến Đà Lạt có ghé thăm thung lũng tình yêu. Phần lớn du khách là khách nội địa (chiếm 90%), khách quốc tế chiếm 10% chủ yếu đến từ các nước Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Bảng 2.2: Lượng khách đến Thung lũng tình yêu qua các năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng lượng khách Lượt khách 451.510 462.453 467.585 Nguồn : Công ty du lịch thanh niên Đà Lạt Hình 2.2. Lượng khách du lịch đến Thung lũng tình yêu qua các năm. 2006 Lượt khách 2008 2007 Năm Nguồn: Công ty du lịch thanh niên Đà Lạt Trong năm 2005 số lượng khách giảm ( chỉ có 392.356 người) do Hồ Đa Thiện được sửa chữa, nạo vét nên có sự xáo trộn cảnh quan, nhiều đoàn khách biết thông tin và họ đã không lui tới. Nói chung, số lượng du khách đều tăng qua các năm mặc dù trong những năm qua công tác xúc tiến thị trường thu hút du khách của doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó càng khẳng định danh tiếng của khu di tích. Chính thương hiệu Thung lũng tình yêu được xác lập từ lâu đã tạo ra lợi thế kinh doanh thu hút du khách đến với khu du lịch. 2.2.2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch. Doanh thu từ hoạt động du lịch ở đây chủ yếu là tiền bán vé vào cửa còn các loại khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ Bảng 2.3: Doanh thu từ hoạt động du lịch của Thung lũng tình yêu Hạng mục Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Trung bình Tiền bán vé vào cửa Đồng/ năm 2.196.244.218 2.400.983.305 2.463.218.783 2.353.482.102 Thu khác Đồng/ năm 732.516.697 731.886.337 766.218.000 743.540.344 Tổng doanh thu Đồng/ năm 2.928.760.915 3.132.869.642 3.229.436.783 3.097.022.447 Nguồn: Công ty cổ phần du lịch thanh niên Đà Lạt. Nếu so với số lượng khách du lịch tới Thung lũng tình yêu hàng năm thì doanh thu của khu du lịch không xứng với tiềm năng của nó. Vì thế ban quản lý khu du lịch này nên tìm các biện pháp tăng doanh thu từ các dịch vụ khác như dịch vụ phục vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống... 2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Về hệ thống lưu trú, hiện thành phố Đà Lạt có 725 nhà nghỉ, khách sạn với tổng số hơn 10.000 phòng, trong đó 52 khách sạn từ 1 đến 5 sao. Điều quan trọng ở đây không phải là số lượng buồng, phòng tăng mà là chất lượng và thái độ phục vụ. Để giảm tình trạng nâng, ép giá vô tội vạ như vẫn xảy ra trong những mùa cao điểm trước đây, ngành chức năng của Đà Lạt đã thành lập các đội kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh; đồng thời vận động doanh nghiệp giữ chữ tín với khách. Tuy nhiên khu vực thung lũng tình yêu thì lại không có cơ sở phục vụ lưu trú và không có khách lưu trú qua đêm, gây khó khăn cho du khách. - Về phương tiện phục vụ cho việc đi lại của khách du lịch thì chỉ có cano để dạo hồ và ngựa để ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên 2.3. Những hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường. 2.3.1. Nghiên cứu khoa học. Thung lũng tình yêu là nơi lý tưởng cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Hàng năm sinh viên trường Đại học Đà Lạt và cả sinh viên một số trường ở Thành phố Hồ Chí Minh…cũng về đây tiến hành nghiên cứu về môi trường, rừng, định giá rừng…đặc biệt Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng đã tiến hành dự án thí điểm phương pháp quản lý rừng đa mục đích. Trong dự án này có định giá rừng trình diễn tại Lâm Đồng ( định giá về ba loại rừng : rừng bảo hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất). Và ở đây lại có định giá giá trị cảnh quan khu du lịch sinh thái Thung lũng tình yêu bằng phương pháp chi phí du lịch. Dự án này được sự tài trợ của Quỹ Ủy thác ngành Lâm nghiệp và các nhà tài trợ ( Phần Lan, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ). Dự án này đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các ngành chức năng và nhân dân trong tỉnh. Ngoài ra cũng có nhiều đề tài nghiên cứu của cán bộ giáo viên, các nhà khoa học trong và ngoài nước, thậm chí là của sinh viên, chủ yếu là các đề tài về bảo tồn và khai thác rừng thông, cải tạo hồ Đa Thiện, sinh kế bền vững cho khai thác thiếc trái phép đã diễn ra rất sôi động tại khu du lịch thung lũng tình các hộ dân trong vùng,… 2.3.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng. Năm 2006 tình trạng yêu. Hàng trăm người tổ chức đào, đãi thiếc một cách công khai tại đây suốt 24/24 giờ bất chấp luật pháp, thậm chí chúng còn đe doạ cả chính quyền sở tại. Con đường vào cổng phụ thung lũng luôn tấp nập những kẻ mang quốc, xẻng...đi đào bới. Nhiều cây thông đã bị đốn hạ, thay vào đó là những ụn đất đỏ được đào lên từ các hầm ngầm trong lòng đất. Bọn khai thác thiếc trái phép còn chặt những cây thông to để làm cột chống hầm. Chính vì vậy một diện tích lớn rừng thông đã bị tàn phá. Thiếc đào xong lại được các đối tượng đưa xuống thượng nguồn hồ Đa Thiện để đãi, gây ô nhiễm nguồn nước hồ nghiêm trọng, thắng cảnh quốc gia bị xẻ thịt. Đứng trước tình hình nguy kịch đó đơn vị chủ quản KDL Thung lũng Tình yêu – công ty du lịch thanh niên đã có nhiều biện pháp,họ cho biết: Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn nhưng đến nay vẫn lực bất tòng tâm. Cụ thể là công ty đã tiến hành san lấp các hố thiếc, trồng cây, lập chòi bảo vệ 24/24 nhưng vẫn không hiệu quả. Lực lượng đào thiếc rất đông, liều lĩnh và có trang bị vũ khí, gậy gộc để sẵn sàng chống lại nhân viên bảo vệ. Một khó khăn nữa trong việc ngăn chặn tình trạng khai thác thiếc trái phép là con đường vào KDL Thung lũng Tình yêu đồng thời cũng là đường dân sinh của hơn 50 hộ dân sống ở khu vực phía bên trong hàng ngày, các đối tượng khai thác thiếc trà trộn với người dân để ra vào, rất khó quản lý. Ngoài con đường này, chúng còn mở thêm nhiều đường mòn băng rừng để vận chuyển thiếc, đồng thời để chạy trốn khi bị truy đuổi. Trước tình hình phức tạp đó, ngày 06-02-2006, Công ty Du lịch Thanh Niên đã có công văn gửi UBND thành phố Đà Lạt đề nghị can thiệp. Ngày 14-02-2006, UBND thành phố Đà Lạt đã ra công văn số 472/UBND đề nghị các cơ quan ban ngành liên quan xử lý tình trạng coi thường pháp luật này. Theo đó, các ngành công an, kiểm lâm, ban quản lý rừng của thành phố Đà Lạt sẽ vào cuộc tích cực hơn để trấn áp các đối tượng khai thác thiếc trái phép và coi thường pháp luật; điều tra và xử lý các đầu nậu thu mua quặng thiếc trái phép trên địa bàn. Về lâu dài, thành phố sẽ cho nổ mìn và san lấp các hầm thiếc… 2.3.3. Công tác tôn tạo cảnh quan. Khu du lịch đã có nhiều công trình mới nhằm tôn tạo cảnh quan nơi đây. Vẫn giữ nền tảng là du lịch sinh thái nhưng dịp này Thung lũng Tình yêu đã có những đột phá trong đầu tư cải tạo cảnh quan. Hệ thống đường đi nội bộ đã được bê tông hóa sạch đẹp. Nhiều nhà nghỉ chân, tiểu công viên hoa, cây cảnh, đá cảnh được tạo dựng. Đặc biệt, khu du lịch đã dành hơn 1,5ha để xây dựng điểm vui chơi dưới tán rừng, gồm: các công trình hoa cảnh, đá cảnh gắn với biểu tượng tình yêu; suối, thác nhân tạo và các trò chơi dưới tán rừng… Phó Giám đốc Công ty Dịch vụ du lịch Thanh niên Đà Lạt (đơn vị chủ quản khu du lịch) cho biết thêm rằng cùng với việc đầu tư mới và tôn tạo cảnh quan khu du lịch, họ cũng đã sắp xếp, quy hoạch lại các hoạt động kinh doanh như: nhiếp ảnh, dịch vụ cưỡi ngựa và bán hàng lưu niệm. Phương châm của họ là nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cấp cảnh quan phải gắn với thái độ phục vụ văn minh, lịch sự…. 2.3.4. Công tác phát triển kinh tế vùng đệm. Phần lớn dân cư sống trong vùng đệm Thung lũng tình yêu có đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm thu được từ rừng và thói quen sử dụng các sản phẩm của rừng tự nhiên hiện vẫn còn là một vấn đề lớn, đặc biệt ở đây tình trạng khai thác thiếc trái phép vẫn diễn ra và ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu du lịch. Nguyên nhân chính của tình trạng này là thiếu việc làm để tạo thu nhập do đó phải tìm nguồn thu từ rừng, phải khai thác thiếc để bán… Nhiệm vụ của khu du lịch là phải tìm ra sự hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên hiện có đặc biệt là giá trị cảnh quan khu du lịch. Để làm được điều đó Thung lũng tình yêu đã có nhiều dự án phát triển kinh tế vùng đệm. Năm 2008 đã nhận được sự hỗ trợ của quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp và các nhà tài trợ Phần Lan, Hà Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, dự án nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng dân cư vùng đệm và chính quyền địa phương nhằm tăng khả năng sử dụng và quản lý một cách thân thiện với nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng. 2.4. Tiểu kết chương II. Tóm lại trong chương II đề tài đã trình bày những đặc điểm chung của thung lũng tình yêu, thực trạng du lịch và những hoạt động bảo tồn thiên nhiên…qua đó chúng ta có một cái nhìn tổng quan về thung lũng tình yêu, đặc biệt là giá trị cảnh quan ( giá trị giải trí) của nó. Đồng thời chúng ta có nhiều thông tin về tiềm năng du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, lượng khách du lịch. Đây chính là cơ sở giúp chúng ta xây dựng hàm cầu giải trí và xác định giá trị cảnh quan của thung lũng tình yêu. Tuy nhiên, đề tài vẫn găp phải những khó khăn nhất định như số liệu chính xác về lượng khách du lịch, lượng khách đến từ các vùng…. Nếu những thông tin đó đầy đủ thì chắc chắn chuyên đề sẽ hoàn thiện hơn và sẽ phục vụ tốt cho hoạt động nghiên cứu. CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TCM ĐỂ ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN TẠI THUNG LŨNG TÌNH YÊU. 3.1. Sử dụng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan cho khu du lịch Thung lũng tình yêu. Như trong chương I đã phân tích thì cả hai cách tiếp cận ITCM va ZTCM đều có những hạn chế riêng nhưng ZTCM vẫn được coi là khả thi hơn trong việc định giá giá trị cảnh quan tại thung lũng tình yêu. Vì một số lí do sau đây: - Theo bảng phỏng vấn khách du lịch thì phần lớn họ đến đây lần đầu tiên hoặc lần thứ hai. Thung lũng tình yêu chỉ cách thành phố Đà Lạt 6 km, tuy nhiên đường đi tới đây khá khó khăn do địa hình đồi núi, muốn đến được nơi phải đi bằng ô tô, thậm chí cả đi bộ. Vì vậy việc lui tới đây thường xuyên không phải là chuyện đơn giản, ngay cả đối với người dân ở Lâm Đồng. Hơn nữa mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam còn thấp ( hiện nay là hơn 1000$/ người/năm) mà nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay nên họ không có điều kiện và thói quen đi du lịch thường xuyên. Thông thường, người dân nước ta chỉ đi nghỉ 1 hoặc 2 lần trong năm, thậm chí ở nhiều vùng nông thôn nhiều người cả đời chưa từng một lần đi du lịch. Do số lần đến thăm Thung lũng tình yêu của mỗi du khách là rất ít nên trường hợp này ta không thể áp dụng ITCM. - ZTCM là phương pháp được áp dụng rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới trong việc định giá giá trị cảnh quan bởi phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém. Do vậy, trong đề tài này tôi đã sử dụng cách tiếp cận ZTCM để xác định giá trị cảnh quan của thung lũng tình yêu. 3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Việc thu thập thông tin cho đề tài được thực hiện vào tháng 1/2009, bao gồm cả thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. 3.2.1. Đối với thông tin sơ cấp. Thông tin sơ cấp được thu thập băng việc thiết kế bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp khách du lịch đến Thung lũng tình yêu trong khoảng thời gian 1/2009. 3.2.1.1. Thiết kế bảng hỏi. Về lý thuyết phương pháp chi phí du lịch theo vùng có thể sử dụng số liệu thứ cấp thu được tư các công ty lữ hành hoặc ban quản lý khu du lịch. Song để có thông tin xác thực về chi phí của du khách thời điểm hiện tại nên TCM sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin về chi phí du lịch của khách du lịch và có thể thu thập được lượng mà du khách sẵn lòng chi trả ( WTP) cho việc bảo tồn. Có 4 phần trong bảng hỏi: - Thông tin về điều kiện kinh tế xã hội của du khách: Trong bảng hỏi cần phải có những thông tin cá nhân của khách du lịch như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn. những đặc điểm này ảnh hưởng đến chi phí cho chuyến đi và theo đó tác động đến thặng dư tiêu dùng mà du khách nhận được. Những thông tin này không chỉ hữu ích trong việc nắm bắt tâm lý của du khách mà con giúp cho việc xây dựng đường cầu du lịch và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nó. - Các thông tin về chi phí du lịch bao gồm chi phí đi lại, chi phí ăn ở, chi phí mua vé tham quan….để thu thập được các số liệu này, đầu tiên phải xác định phương tiện di chuyển tới khu du lịch của du khách, thời gian lưu trú của du khách và những địa điểm du khách đã và sẽ đến trong chuyến đi. Nói chung du khách đều sẵn lòng bộc lộ những thông tin này khi được phỏng vấn. Chúng ta cần phải quan tâm đến câu hỏi phương tiện mà du khách sử dụng khi tới đây để ước lượng chi phí đi lại, chi phí thời gian hay chi phí cơ hội. Ngoài ra câu hỏi về mục đích tới Thung lũng tình yêu cũng cần thiết bởi nếu chúng ta không chú ý tới giá trị của thời gian thì rất khó có thể tính toán được chính xác chi phí du lịch. Chi phí cơ hội của những khách nhàn rỗi và những người ở gần sẽ thấp hơn chi phí du lịch của những người phải nghỉ việc và những người ở nơi xa tới. - Thông tin về chuyến đi của du khách, các địa điểm du khách viếng thăm trong chuyến đi. Du khách có thể đến nhiều địa điểm trong chuyến đi đồng thời du khách có thể đến khu du lịch này với mục đích giải trí, công tác hay nghiên cứu khoa học. Do đó các câu hỏi được thiết kế nhằm ước lượng và phân bổ chi phí cho từng địa điểm. ngoài ra bảng hỏi cũng thu thập thông tin về cảm nhận của du khách về chuyến viếng thăm Thung lũng tình yêu vì trên thực tế mức độ hài lòng sẽ ảnh hưởng đến chi phí của du khách cho chuyến đi. - Câu hỏi về mức sẵn lòng chi trả nhằm thu thập các thông tin về mức bằng lòng chi trả để bảo tồn cảnh quan và môi trường khu du lịch. Du khách sẽ được hỏi họ có sẵn lòng chi trả cho việc duy trì, cải tạo, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thung lũng tình yêu không? Nếu có họ muốn trả bao nhiêu? 3.2.1.2. Tiến hành điều tra lấy mẫu. Công việc điều tra lấy mẫu được tiến hành trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên số lượng du khách đến Đà Lạt nói chung và Thung lũng tình yêu nói riêng trong năm là tương đối đều nên không ảnh hưởng đến mẫu điều tra. Việc thu thập thông tin được tiến hành theo hình thức phỏng vấn trực tiếp. Để đảm bảo được độ tin cậy của thông tin thu thập, dung lượng mẫu điều tra phải đủ lớn. dung lượng mẫu điều tra được xác định như sau: σ2 n ≥  ( uα/2 )2 ε 02 Trong đó: n : Dung lượng mẫu σ : Độ lệch chuẩn ε : Độ sai số ( thường từ 3- 6 %) α : Độ tin cậy ( thương lấy các giá trị là 0.9 hoặc 0.95) Với số lượng tổng thể là lượng khách trung bình tới Thung lũng tình yêu khoảng 400000 người, cùng sai số ε =5,2 % và độ tin cậy α = 0.95 thì số phiếu cần có là 716 phiếu. Tuy nhiên do thời gian không cho phép nên chỉ tiến hành điều tra phỏng vấn được 300 khách du lịch. Ngoài ra, mô hình hàm cầu được xây dựng ở Thung lũng tình yêu sẽ không bao gồm khách nước ngoài bởi việc đưa khách nước ngoài vào mô hình là khá phức tạp trong việc tính tỷ lệ du khách đến trên 1000 dân. Hơn nữa, khách nước ngoài thường đi du lịch tại nhiều địa điểm, không phải họ chỉ đến Việt Nam để thăm Thung lũng tình yêu, bởi vậy việc phân bổ chi phí du lịch của họ là khá khó khăn. Do đó trong đề tài này chỉ đưa khách nội địa vào mô hình. Chú ý: Số liệu dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài: Định giá rừng trình diễn tại Lâm Đồng do Trung tâm nghiên cứu môi trường và sinh thái thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam thực hiện. 3.2.2. Đối với thông tin thứ cấp - Những thông tin chung như dân số, thu nhập bình quân đầu người một năm… được cung cấp bởi tổng cục thống kê tại trang web : http//: www.gso.gov.vn và cục thống kê Lâm Đồng tại trang web: http//: www.dalat.gov.vn. - Thông tin về lượng du khách du lịch hàng năm tới Thung lũng tình yêu được cung cấp bởi công ty du lịch thanh niên Đà Lạt. - Ngoài ra một số thông tin về hoạt động của du khách và chi phí ăn ở của du khách được cung cấp bởi một số nhà nghỉ và công ty du lịch thanh niên Đà Lạt. 3.3. Tổng quan về đặc điểm mẫu nghiên cứu 3.3.1. Đặc điểm của du khách tham gia phỏng vấn Do điều kiện thời gian eo hẹp nên nhóm nghiên cứu phỏng vấn được 300 người tại Khu du lịch sinh thái Thung lũng tình yêu. Tuy nhiên, hầu hết du khách đều đi theo đoàn với địa điểm xuất phát và mức chi phí tương đồng nên có thể sử dụng phương pháp nội suy để có được mẫu lớn hơn. Cũng theo kết quả phỏng vấn, tổng số khách theo đi trong đoàn của các du khách được phỏng vấn là 716 người. Trong số đó phần lớn du khách đến từ các tỉnh Miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh chiếm 45% tổng số du khách;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111243.doc