Chuyên đề Ứng dụng tin học trong điều tra vốn đầu tư dự án năm 2005

- “Vốn đầu tư” là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí để làm tăng hoặc duy trì tài sản cố định, tài sản lưu động trong một thời kỳ nhất định với mục đích tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ nhiều hơn trong tương lai. Vốn đầu tư thường được thực hiện quan các dự án đầu tư và chương trình mục tiêu

- “Vốn đầu tư xây dựng cơ bản” là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ những chi phí được biểu hiện thành tiền dùng cho việc xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: chi phí khảo sát, quy hoạch, chi phí chuẩn bị đầu tư và thiết kế, chi phí xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các khoản chi phí khác ghi trong tổng dự toán.

 

doc119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ứng dụng tin học trong điều tra vốn đầu tư dự án năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề một lớp. + Liên kết Nhiều - Nhiều: Một nhà cung cấp cung cấp nhiều hàng hoá nhưng một hàng hoá cũng do nhiều nhà cung cấp cung cấp. 3.2. Chuyển đổi mô hình quan hệ thực thể sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu. Trước tiên cần xem xét chiều quan hệ của thực thê. Chiều quan hệ được xác định bằng số thực thể tham gia vào quan hệ. Ví dụ Sinh viên vay tiền của Sinh viên đây là quan hệ một chiều vì chỉ có sự tham gia duy nhất một thực thể đó là Sinh viên. Sinh viên theo học nhiều Môn học đây là quan hệ hai chiều vì có sự tham gia của hai thực thể đó là Sinh viên và Môn học. Nhà cung cấp cung cấp hàng hoá cho Công ty Thương mại đây là quan hệ ba chiều vì có sự tham gia của ba thực thể đó là Nhà cung cấp, Hàng hoá, Công ty Thương mại. 3.2.1. Chuyển đổi quan hệ một chiều. Chuyển đổi quan hệ Một - Một: Trong trường hợp này sẽ tạo ra một tệp chung duy nhất để biểu diễn thực thể đó. Khoá của tệp chính là định danh của thực thể. Các quan hệ tồn tại giữa các lần xuất được thể hiện bởi việc dùng lại thuộc tính khoá. Chuyển đổi quan hệ Một - Nhiều: Trường hợp này sẽ tạo ra một tệp và thêm thuộc tính chứa khoá của thực thể quan hệ. Chuyển đổi quan hệ Nhiều - Nhiều: Trong trường hợp này sẽ tạo thành hai tệp: Một tệp cho thực thể và một tệp cho quan hệ, khoá của tệp quan hệ được cấu thành từ hai định danh của hai thực thể. Ví dụ về chuyển đổi quan hệ một chiều: + Chuyển đổi quan hệ một - một: + Chuyển đổi quan hệ Một - Nhiều: + Chuyển đổi quan hệ Nhiều - Nhiều: 3.2.2. Chuyển đổi quan hệ hai chiều. Chuyển đổi quan hệ hai chiều 1@1: Trong trường hợp này sẽ tạo thành hai tệp, mỗi tệp ứng với một thực thể. Thực thể có ít bản ghi hơn sẽ có thêm thuộc tính chứa khoá của thực thể quan hệ. Chuyển đổi quan hệ hai chiều 1@N: Trong trường hợp này sẽ tạo thành hai tệp, mỗi tệp ứng với một thực thể. Khoá của tệp ứng với thực thể có số mức quan hệ một được dùng như khoá quan hệ trong tệp ứng với thực thể có số mức N. Chuyển đổi quan hệ hai chiều N@M: Trong trường hợp này sẽ tạo thành ba tệp, hai tệp chứa hai thực thể tương ứng, một tệp cho quan hệ chứa ít nhất hai thuộc tính, chứa khoá của các thực thể quan hệ. Ví dụ chuyển đổi quan hệ hai chiều: + Chuyển đổi quan hệ hai chiều 1@1: + Chuyển đổi quan hệ hai chiều 1@N: + Chuyển đổi quan hệ hai chiều N@M: Trên đây là cơ sở phương pháp luận để ứng dụng vào thiết kế hệ thống thông tin cho phần mềm “Ứng dụng tin học trong điều tra vốn đầu tư dự án năm 2005”. §2. Tổng quan về ngôn ngữ Visual Foxpro. I. Giới thiệu chung về Visual Foxpro. 1. Visual Forpro. Trước đây, người dùng đã quen thuộc với phong cách lập trình trong môi trường hệ điều hành MS-DOS, PC-DOS nhưng từ khi Microsof Windows ra đời xu hướng lập trình trong môi trường Windows càng ngày thu hút được các hãng sản xuất phần mềm ứng dụng. Vì lẽ đó một loạt các ngôn ngữ lập trình truyền thống như Basic, Pascal, C, Foxpro đã khai thác khả năng giao diện để cải tiến và làm phong phú thêm những đặc tính của từng ngôn ngữ như Visual Basic, Visual C, Visual Foxpro… Visual Foxpro là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng mạnh mẽ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quan hệ và phát triển các ứng dụng. Visual FoxPro cung cấp những công cụ cần thiết để tạo các bảng chứa thông tin, chạy query, tạo một cơ sở dữ liệu thống nhất hay lập trình dữ liệu sắp xếp dữ liệu hoàn chỉnh cho người sử dụng. Với Visual Foxpro có thể xây dựng một hệ thống chương trình ứng dụng trong môi trường hệ điều hành Microsoft một các dễ dàng và tiện lợi cho người sử dụng. Trong Visual Foxpro thủ tục và phương pháp lập trình hướng đối tượng làm việc chung với nhau, vì thế có thể tạo các ứng dụng một cách mềm dẻo và mạnh mẽ. Sử dụng Visual Foxpro người dùng có thể liên kết và dùng chung thông tin với các ứng dụng khác. 2. Các tính năng của Visual Foxpro. Visual Foxpro có những tính năng sau: Quản lý được bảng dữ liệu dưới dạng các tệp tin độc lập. Visual FoxPro gắn liền với khái niệm lập trình trực quan với giao diện dùng bằng đồ hoạ nghĩa là khi thiết kế chương trình người dùng được nhìn thấy ngay kết quả thông qua thao tác và giao diện khi chương trình thực hiện. Đây là một thuận lợi của Visual FoxPro đối với các ngôn ngữ lập trình khác. Visual FoxPro cho phép người dùng chỉnh sửa kích thước, mầu sắc của các đối tượng có mặt trong ứng dụng một cách dễ dàng. Đối với mỗi tệp cơ sở dữ liệu có thể chứa tối đa 255 trường và một tỷ dòng. Hỗ trợ khả năng dùng chung. Hỗ trợ một bộ lệnh phong phú có thể quản lý tốt cơ sở dữ liệu. Hỗ trợ tập lệnh SQL. Hỗ trợ khả năng lập trình hướng đối tượng cho phép cho phép các đối tượng định nghĩa các lớp, dễ dàng tạo Form của ứng dụng thuận tiện cho việc sử dụng. Visual FoxPro có khả năng kết hợp với thư viện liên kết động DDL (Dimmammic link liblary). Nó có thể sử dụng dễ dàng chức năng có sẵn của Windows truy xuất tới các thư viện liên kết động. Visual FoxPro có thể liên lạc với các công cụ khác chạy trong Windows bằng cách dùng công nghệ OLE của Microsoft. Các chương trình được tạo bởi Visual FoxPro có thể đứng một cách độc lập như một phần mềm chạy trong Windows. Trong các ứng dụng liên quan đến cơ sở dữ liệu Visual FoxPro tỏ ra không thua kém bất cứ một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào bởi có thể dễ dàng truy xuất và và điều khiển cơ sở dữ liệu của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như Access, Dbase… Visual Foxpro cho phép cơ sở dữ liệu dễ bảo trì hơn và cho phép xây dựng các dự án và ứng dụng trong Internet. II. Tóm tắt những nét đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ Visual Foxpro. Visual Foxpro mang đến những khả năng rộng mở giúp người dùng trong nhiều lĩnh vực khi phát triển ứng dụng và cơ sở dữ liệu, có thể thấy rõ sự tiến bộ trong khi thực thi hay sử dụng nguồn tài nguyên hệ thống và trong môi trường thiết kế. 1. Nâng cao khả năng quản lý cơ sở dữ liệu và Project. Visual Foxpro có thê thấy điểm mạnh hơn trong Project và database. Người dùng có thể sử dụng những sản phẩm code nguồn như Microsoft Visual SoueceSafe xem ở các thành phần của Project Manager. Database Container cho phép nhiều người sử dụng tạo lập hoặc hiệu chỉnh các ứng dụng đồng thời trong cùng một Database. Đặc điểm luôn đáp ứng làm mới theo yêu cầu cho việc cập nhật những ý tưởng của mình trên cơ sở dữ liệu hoặc Project. Đặc trưng tìm kiếm và sắp xếp trong Database Designer cho phép thay đổi cách nhìn đối với các đối tượng trong cơ sở dữ liệu. Cũng như vậy, khả năng truy xuất bằng phím có sẵn trong Project Manager hay trong các Icon trong Project Manager hoặc Database Designer giúp cho người dùng nhận biết các đối tượng rất mau lẹ. 2. Phát triển các ứng dụng dễ dàng hơn. Visual Foxpro thêm một chức năng mới Application Wizard cung cấp các Project Hook class mới và khả năng nâng cao đặc tính Application Framework làm cho ứng dụng hiệu quả hơn. Các lớp nền của Visual Foxpro làm dễ dàng hơn khi thêm 100 đặc tính vào các ứng dụng. Phần mới Application Builder cho phép thêm một cơ sở dữ liệu, tạo, thêm hay sửa các bảng dữ liệu, các Report, Form, dịch hay chạy những ứng dụng cho đúng cách. 3. Dễ dàng khi thiết kế bảng và lập từ điển dữ liệu mở rộng. Trong Table Designer dễ dàng thêm các index giống như tạo các field và chỉ rõ nhiều giá trị mặc nhiên làm cho khi thiết kế Form nhanh hơn và dễ dàng hơn. Có thể định nghĩa một khoá thường (regular index) trên cùng một trang và trên cùng một hàng với fields. Trang Tabled cho phép truy xuất trực tiếp vào Validation rule, trigger, và statistic cấp bảng. Lớp và thuộc tính của thư viện mặc định cho phép quy định điều khiển cho một field: khi thêm một field vào form, người dùng tạo một điều khiển chỉ bằng một bước dễ dàng. Hơn nữa thuộc tính Input Mark và Format giúp người dùng định kiểu hiện diện của dữ liệu. 4. Nâng cao tính năng Query và View Designer. Có thê tạo các Outer join, chỉ định tên gọi cho các cột hoặc chọn một số record thoả một điều kiện nào đó … bằng Query và View Designer. Dùng View Designer cho phép xác định những thuộc tính giống nhau trên fields hiện hữu của bảng. Ví dụ có thể đặt thuộc tính mặc định cho control class, input mark. 5. Gia tăng những tính năng cho Form và sự dễ dàng trong thiết kế. Theo những nâng cấp cho từ điển dữ liệu trợ giúp trong thiết kế Form, sử dụng Form Designer sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn. Form Designer hỗ trợ các công cụ Single Document Interface (SDI) và multiple documemt Interface (MDI) giúp cho người dùng làm những công việc trên ứng dụng. Sử dụng SDI tạo được những cửa sổ ứng dụng bên trong cửa sổ Desktop của Window. Form và những điều khiển có thêm thuộc tính và phương thức mới cho việc điều chỉnh từng phần của Form. Trong cửa sổ properties, có thể chọn một nhóm những điều khiển, thấy những thuộc tính chung, thay đổi chúng. Công cụ soạn thảo viết code dễ dàng hơn khi định dạng các chương trình, thay đổi màu sắc, nâng cao chức năng tìm và thay thế. Cung cấp khả năng truy xuất bằng shortcut hay các phím tắt như bấm mouse phải để bật những hành vi cho bất kỳ đối tượng nào. Với những tính năng tiện ích đã nêu trên ngôn ngữ Visual Foxpro là ngôn ngữ được sử dụng để viết phần mềm “Ứng dụng tin học trong điều tra vốn đầu tư dự án năm 2005”. §3. Cơ sở lý luận về đầu tư và giới thiệu về đề tài “Ứng dụng tin học trong điều tra vốn đầu tư dự án năm 2005”. I. Cơ sở lý luận về đầu tư. 1. Một số khái niệm. * Khái niệm về vốn đầu tư: - “Vốn đầu tư” là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí để làm tăng hoặc duy trì tài sản cố định, tài sản lưu động trong một thời kỳ nhất định với mục đích tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ nhiều hơn trong tương lai. Vốn đầu tư thường được thực hiện quan các dự án đầu tư và chương trình mục tiêu… - “Vốn đầu tư xây dựng cơ bản” là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ những chi phí được biểu hiện thành tiền dùng cho việc xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: chi phí khảo sát, quy hoạch, chi phí chuẩn bị đầu tư và thiết kế, chi phí xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các khoản chi phí khác ghi trong tổng dự toán. - “Vốn đầu tư toàn xã hội” là những chi phí bỏ ra gắn liền với việc làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động cho toàn xã hội, không bao gồm những khoản đầu tư mang tính chất chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu giữa cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp, tổ chức… trong nội bộ nền kinh tế như: chuyển nhượng đất đai, nhà ở, cửa hàng, thiết bị máy móc và các tài sản cố định khác đã qua sử dụng. - “Dự án” là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trong một thời hạn nhất định, dựa trên những nguồn lực xác định. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án hỗ trợ kỹ thuật. - “Dự án đầu tư” là lmột tập hợp các đề xuất bỏ vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư trong khoảng thời gian xác định. - “Dự án hỗ trợ kỹ thuật” là dự án tập trung chủ yếu vào việc cung cấp các yếu tố kỹ thuật phần mềm, bao gồm các dự án phát triển năng lực thể chất, phát triển nhân lực, chuyển giao công nghệ hoặc chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm, cung cấp các yếu tố đầu vào và kỹ thuật để chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án đầu tư. - “Chủ đầu tư” là người sở hữu vốn, hoặc người được giao trách nhiệm chủ sở hữu, hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư. - “Chủ đầu tư xây dựng công trình” là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. - “Tổng mức đầu tư” là khái toán chi phí của dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách của Nhà nước thì tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép để đầu tư xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư bao gồm chi phí sau: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tái định cư, chi phí quản lý và chi phí khác, chi phí dự phòng. - “Tổng vốn đầu tư thực hiện” là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của công cuộc đầu tư. Bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng giải phóng mặt bằng tái định cư, chi phí quản lý dự án và chi phí khác. 2. Cách thức phân vốn đầu tư trong các dự án. 2.1. Phân theo nguồn vốn. + Vốn vay: Là số tiền mà chủ đầu tư vay từ các ngân hàng thương mại, các quỹ tín dụng trong nước, vay tư các tổ chức (chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình 327,…) và cá nhân. + Vốn tự có: Là tổng số tiền hình thành do tiết kiệm, để dành, bán tài sản hoặc thừa kế và lao động tự làm, nguyên vật liệu tự túc được quy ra tiền. Vốn tự có bằng tiền: Là số tiền gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc (qui ra tiền Việt Nam đồng)… bằng nguồn vốn tự có của chủ đầu tư. Bằng nguyên vật liệu tự có (qui ra tiền): Là số tiền được qui ra từ lao động tự làm và nguyên vật liệu tự túc. + Vốn khác (cho, tặng, biếu…): Là số tiền nhận được từ các tổ chức, cá nhân, người thân, bạn bè trong và ngoài nước tặng, biếu hộ gia đình, nguồn vốn do Nhà nước hỗ trợ để khuyến khích phát triển làng nghề. 2.2. Phân theo khoản mục đầu tư. + Vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm chi phí xây dựng và lắp đặt (vốn xây lắp), chi phí mua sắm thiết bị máy móc (vốn thiết bị), chi phí khác. Chi phí xây dựng và lắp đặt gồm: Chi phí tháo dỡ, san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí làm nhà tạm để thi công, chi phí xây dựng các hạng mục công trình, chi phí lắp đặt máy móc thiết bị. Chi phí mua sắm máy móc thiết bị gồm: Chi phí mua sắm máy móc thiết bị dùng để lắp đặt, máy móc dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh và chi phí vận chuyển tới chân công trình, lưu kho bãi… Chi phí khác gồm: Chi phí khởi công, đền bù đất đai hoa màu, chi phí giám sát thi công, chi phí quản lý công trình, lệ phí xây dựng, chi phí dọn vệ sinh sau khi công trình hoàn thành. + Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… dùng cho sản xuất là số tiền dùng để mua máy móc thiết bị phương tiện vận tải. + Vốn sửa chữa lớn tài sản dùng cho sản xuất là tổng số tiền chi ra để sửa chữa máy móc thiết bị, cơ sở sản xuất. 3. Cách tính vốn đầu tư thực hiện. 3.1. Đối với công cuộc đầu tư do ngân sách Nhà nước tài trợ. Ký hiệu: I là vốn đầu tư Ithực hiện = I xây dựng+ Ithiết bị + I giải phóng mặt bằng và tái định cư + I chi phí quản lý và chi phí khác Trong đó: I xây dựng = I côngtrìnhchính + I công trình tạm Ithiết bị = Imua sắm thiết bị + I lắp đặt Đối với công tác đền bù giải phóng mặt bằng được tính theo chi phí thực chi so với quy định của Nhà nước. I chi phí quản lý và chi phí khác gồm các chi phí lập dự án, các lệ phí thực hiện tái định cư có liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng của dự án, chi phí sử dụng đất như chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng nếu có. 3.2. Đối với công cuộc đầu tư từ nguồn vốn khác (Vốn vay, vốn tự có…). Đối với công cuộc đầu tư từ nguồn vốn khác thì chủ đầu tư sẽ căn cứ vào các quyết định, các định mức đơn giá chung của Nhà nước vào điều kiện thực hiện đầu tư và hoạt đọng cụ thể để tính mức vốn đầu tư thực hiện. II Giới thiệu về điều tra vốn đầu tư 2005. 1. Mục đích điều tra. 1.1. Thu thập thông tin phản ánh tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đầu tư không qua xây dựng cơ bản năm 2004 và ước thực hiện năm 2005 của các dự án công trình, các chương trình mục tiêu, các chủ đầu tư thuộc các loại hình kinh tế phân theo nguồn vốn, khoản mục đầu tư, theo ngành kinh tế, theo Bộ, ban, ngành và 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương phục vụ chính phủ, các cơ quan nhà nước đánh giá tình hình thực hiện vốn đầu tư, hiệu quả vốn đầu tư và tác động của vốn đầu tư vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của cả nước và tỉnh, thành phố. 1.2.Từ thực tế điều tra chỉnh lý số liệu vốn đầu tư thời kỳ 2001 – 2003, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ, chế độ điều tra thống kê áp dụng cho các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp…, các Cục Thống kê tỉnh, thành phố và các đơn vị cơ sở trong những năm tới. 2. Đối tượng, phạm vi và đơn vị điều tra. 2.1. Đối tượng điều tra. Các dự án, công trình, chương trình mục tiêu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức gọi tắt là ODA do nhà nước bảo lãnh) của các Bộ, ban, ngành tỉnh, thành phố, huyện/quận/thị xã; xã/phường/thị trấn. Các cơ quan dự toán ngân sách đầu tư từ nguồn kinh phí thường xuyên hàng năm do ngân sách nhà nước cấp. Các loại hình doanh nghiệp đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Đối tượng này chia làm hai loại: Thứ nhất là các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập được thành lập, chịu điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước 01/01/0/2005 và hiện đang tồn tại. Thứ hai là các doanh nghiệp đã đang ký mã số với cơ quan thuế hiện đang tồn tại, chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. Các hộ gia đình đầu tư cho nhà ở và sản xuất kinh doanh. Các đối tượng đầu tư khác: Các hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng dân cư đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình văn hoá, phúc lợi, công ích ở xã/phường/thị trấn; nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn tự có, quyên góp, biếu tặng và vốn đóng góp của nhân dân. 2.2. Phạm vi điều tra. 2.2.1. Điều tra toàn bộ đối với: - Các công trình dự án, chương trình mục tiêu thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp 2004. - Các doanh nghiệp đang tồn tại trong quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Các hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản. - Các nhóm công trình hạ tầng cơ sơ, công trình văn hoá, phúc lợi, công ích ở xã/phường/thị trấn do Uỷ ban nhân dân, xã/phường/thị trấn, do các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư là chủ đầu tư. 2.2. Điều tra chọn mẫu đối với: - Hộ gia đình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. - Hộ gia đình sản xuất kinh doanh cá thê phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đầu tư cho sản xuất kinh doanh. - Hộ gia đình đầu tư cho nhà ở. III. Phiếu điều tra vốn đầu tư sử dụng trong phần mềm “Ứng dụng tin học trong phiếu điều tra vốn đầu tư năm 2005”. 1. Phiếu điều tra vốn đầu tư áp dụng cho hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Phiếu điều tra vốn đầu tư áp dụng cho hộ gia đình sản xuất kinh doanh là phiếu thu thập thông tin về đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định, vốn mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải dùng cho sản xuất không qua xây dựng. Trong phiếu điều tra này không thu thập thông tin về đầu tư bằng vốn lưu động bổ sung. Phiếu này được thu thập từ những chủ hộ gia đình hoặc người nắm nhiều thông tin về việc đầu tư cho sản xuất. Mẫu phiếu điều tra vốn đầu tư áp dụng cho hộ gia đình đầu tư cho sản xuất kinh doanh: PHIẾU ĐIỀU TRA VỐN ĐẦU TƯ ÁP DỤNG CHO HỘ GIA ĐÌNH ĐẦU TƯ CHO SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Họ và tên chủ hộ:…. 2. Địa chỉ: (Ghi đầy đủ theo các mục sau) - Thôn, ấp (số nhà, đường phố):… - Xã/Phường/Trị trấn: …. - Huyện/Quận/Thị xã: …. - Tỉnh/Thành phố: …. 3. Địa bàn điều tra: ….. 4. Khu vực: (Thành thị: 1; Nông thôn: 2) 5. Điện thoại: 6. Số nhân khẩu của hộ: 7. Loại hộ: Nông nghiệp: 1 Công nghiệp và xây dựng: 4 Lâm nghiệp: 2 Thương nghiệp và dịch vụ: 5 Thuỷ sản: 3 VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN Tên chỉ tiêu Mã số Thực hiện A B 1 Tổng số vốn đầu tư (01=02+03+06=07+11+13) 01 A. Phân theo nguồn vốn. 1. Vốn vay 02 2. Vốn tự có (03=04+05) 03 - Bằng tiền 04 - Bằng nguyên vật liệu 05 3. Vốn khác (cho, tặng, biếu …) 06 B. Phân theo khoản mục đầu tư 1. Vốn đầu tư XDCB (07=08+09+10) 07 - Xây lắp 08 - Thiết bị 09 - Khác 10 2. Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải … dùng cho sản xuất 11 Trong đó: Mua tài sản cố định đã qua sử dụng trong nước 12 3. Vốn sửa chữa lớn tài sản dùng cho sản xuất 13 C. Chia theo ngành kinh tế Mã ngành kinh tế Vốn đầu tư ngành kinh tế 14 2. Phiếu điều tra vốn đầu tư áp dụng cho hộ gia đình đầu tư cho nhà ở. Phiếu điều tra vốn đầu tư áp dụng cho hộ gia đình đầu tư cho nhà ở là phiếu thu thập thông tin liên quan đến đầu tư xây dựng nâng cấp nhà ở của hộ gia đình. Đây là phiếu điều tra áp dụng đối với chủ hộ gia đình hoặc người trong gia đình nắm được thông tin về xây dựng, mua, sửa chữa lớn và nâng cấp nhà ở của hộ gia đình. Mẫu phiếu điều tra vốn đầu tư áp dụng cho hộ gia đình đầu tư cho nhà ở: PHIẾU ĐIỀU TRA VỐN ĐẦU TƯ ÁP DỤNG CHO HỘ GIA ĐÌNH ĐẦU TƯ CHO NHÀ Ở. 1. Họ và tên chủ hộ: ….. 2. Địa chỉ: (Ghi đầy đủ địa chỉ theo các mục sau) - Thôn, ấp (số nhà, đường phố): …. - Xã/Phường/Thị trấn: …. - Huyện/Quận/Thị xã: ….. - Tỉnh/Thành phố: …. 3. Địa bàn điều tra: ……. 4. Khu vực: (Thành thị: 1; Nông thôn: 2) 5. Điện thoại: …… 6. Số nhân khẩu của hộ: …….. VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN Tên chỉ tiêu Mã số Tổng số Ngôi nhà … Ngôi nhà … Ngôi nhà .. A B 1=2+3+4 2 3 4 Tổng số vốn đầu tư (01= 02+03+06=07+08) 01 A. Phân theo nguồn vốn 1. Vốn vay 02 2. Vốn tự có 03 - Bằng tiền 04 - Bằng nguyên vật liêu 05 3. Vốn khác (cho, tặng …) 06 B. Phân theo khoản mục đầu tư 1. Vốn đầu tư XDCB 07 2. Vốn sửa chữa lớn 08 C. Năng lực mới tăng X X X X 1. Ngôi nhà hoàn thành hay chưa. 09 X 2. Loại nhà 10 X 3. Diện tích sử dụng 11 X 4. Ngôi nhà có sử dụng để SXKD không? 12 X 5. Diện tích sử dụng 13 X 3. Thông tin đầu ra. Mẫu báo cáo in ra màn hình đối với phiếu điều tra vốn đầu tư áp dụng cho hộ gia đình đầu tư cho sản xuất kinh doanh: BÁO CÁO VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH ĐẦU TƯ CHO SẢN XUẤT KINH DOANH Mã hộ Tên hộ Vốn đầu tư Tổng số vốn đầu tư: Đơn vị tính: 1000 đồng Hà Nội, ngày … tháng … năm Người lập Mẫu báo cáo vốn đầu tư đối với hộ gia đình đầu tư cho sản xuất kinh doanh theo từng ngành kinh tế BÁO CÁO VỐN ĐẦU TƯ CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐẦU TƯ CHO SẢN XUẤT KINH DOANH THEO TỪNG NGÀNH KINH TẾ Đơn vị tính: 1000 đồng Mã ngành kinh tế Vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư: Hà Nội, ngày … tháng … năm Người lập Mẫu báo cáo vốn đầu tư của hộ gia đình đầu tư cho nhà ở: BÁO CÁO VỐN ĐẦU TƯ CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐẦU TƯ CHO NHÀ Ở Đơn vị tính: 1000 đồng Mã hộ Vốn đầu tư Tống vốn đầu tư Hà Nội, ngày … tháng … năm Người lập IV. Mục đích và chức năng của phần mềm “Ứng dụng tin học trong điều tra vốn đầu tư năm 2005”. 1. Mục đích xây dựng phần mềm. Vốn đầu tư là một chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí để làm tăng hoặc duy trì tài sản cố định, tài sản lưu động trong một thời kỳ nhất định với mục đích tạo ra sản phẩm vật chất dịch vụ nhiều hơn trong tương lai. Vốn đầu tư thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và chương trình mục tiêu… Hàng năm ở nước ta đã có rất nhiều nguồn vốn đầu tư vào các công trình dự án. Vì vậy việc thống kê nguồn vốn này là một công việc rất quan trọng của ngành Thống kê. Việc thống kê này được thực hiện thông qua các phiếu điều tra về vốn trên một phạm vi cả nước. Vậy cần phải có một phần mêm để nhập liệu các phiếu điều tra và xử lý dữ liệu tổng hợp từ các phiếu điều tra này. Do đó, trong chuyên đề này đưa ra phần mềm “Ứng dụng tin học trong điều tra vốn đầu tư năm 2005”. Phần mềm này chỉ đề cập đến một phạm vi hẹp đó là Thành phố Hà Nội và đối tượng là các hộ gia đình sản xuất kinh doanh và các hộ gia đình đầu tư cho nhà ở. Phần mềm được xây dựng nhằm mục đích giúp người sử dụng thống kê các số liệu thu thập được từ các phiếu điều tra về vốn đầu tư áp dụng cho hộ sản xuất kinh doanh và hộ gia đình đầu tư cho nhà ở. 2. Chức năng của phần mềm. Phần mềm này được xây dựng với những chức năng sau: Nhập số liệu từ các phiếu điều tra vốn đầu tư năm 2005. Tìm kiếm dữ liệu theo các chỉ tiêu. Tổng hợp dữ liệu từ các phiếu điều tra vốn đầu tư CHƯƠNG III. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN I. Thiết kế cơ sở dữ liệu cho phần mềm “Ứng dụng tin học trong điều tra vốn đầu tư dự án năm 2005”. Phần mềm “Ứng dụng tin học trong điều tra vốn đầu tư dự án năm 2005” gồm các tệp cơ sở dữ liệu sau: Tệp danh mục tỉnh: Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú Matinh Character 2 Mã tỉnh Tentinh Character 50 Tên tỉnh Tệp danh mục huyện: Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú Mahuyen Character 3 Mã huyện Matinh Character 2 Mã tỉnh Tenhuyen Character 50 Tên huyện Tệp danh mục xã: Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú Mahuyen Character 3 Mã huyện Maxa Character 4 Mã xã Ten Character 50 Tên Tệp Phiếu1: Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú Maho Character 10 Mã hộ Matinh Character 2 Mã tỉnh Tenho Character 30 Tên chủ hộ Thon Character 50 Thôn maxa Character 4 Mã xã mahuyen Character 3 Mã huyện Diaban Numberic 2 Địa bàn Sonhankhau Numberic 2 Số nhân khẩu hộ Maloaiho Character 2 Mã loại hộ Dienthoai Numberic 12 Điện thoại maloaiho Character 2 Mã loại hộ Tệp loại hộ: Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú Maloaiho Character 2 Mã loại hộ loaiho Character 25 Loại hộ Tệp vốn đầu tư 1 (vdt1) Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú Maho Character 10 Mã hộ C1 Numberic 11 Tổng vốn đầu tư C2 Numberic 11 Vốn vay C3 Numberic 11 Vốn tự có C4 Numberic 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32280.doc
Tài liệu liên quan