Chuyên đề Ước tính sơ bộ thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại Cù Lao Chàm và Cửa Đại (Quảng Nam)

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC HÌNH VẼ vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO TRÀN DẦU GÂY RA 4

1.1 SỰ CỐ TRÀN DẦU 4

1.1.1 Khái niệm sự cố tràn dầu 4

1.1.2 Đặc tính của dầu tràn 4

1.1.3 Nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu 5

1.1.4 Các tác động của tràn dầu 5

1.1.4.3 Tác động xã hội 9

1.2 LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM HAY SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 11

1.2.1 Khái niệm về giá trị kinh tế 11

1.2.2 Mục đích của lượng giá kinh tế môi trường 14

1.2.3 Sơ lược về các phương pháp lượng giá 15

1.2.3.1 Phương pháp giá thị trường (Market price method) 15

1.2.3.2 Phương pháp vốn con người và phương pháp liều lượng-đáp ứng (Dose-response and human capital methods) 15

1.2.3.3 Phương pháp chi phí phòng ngừa và phương pháp chi phí thay thế (Preventive cost, replacement cost methods) 15

1.2.3.4 Phương pháp giá hưởng thụ (Hedonic pricing method) 16

1.2.3.5 Phương pháp chi phí du lịch (Travel cost method) 16

1.2.3.6 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent valuation method) 17

1.2.3.7 Phương pháp mô hình lựa chọn riêng biệt(Discrete choice modelling method 17

1.2.3.8 Phương pháp chuyển giao lợi ích ( Benefit transfer method) 18

1.3 KINH NGHIỆM LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA 18

1.3.1 Sự cố Exxon Valdez 18

1.3.2 Sự cố The Prestige 20

1.3.3 Sự cố American Trader 22

1.3.4 Sự cố Lake Barre 24

1.3.5 Sự cố Alambra 2000 26

1.3.6 Tổng kết KN lượng giá thiệt hại kinh tế môi trường và thực tiễn Việt Nam 27

1.3.6.1 Tổng kết kinh nghiệm lượng giá thiệt hại 27

1.3.6.2 Thực tiễn ở Việt Nam 30

1.4 LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA TẠI KHU VỰC CÙ LAO CHÀM VÀ CỬA ĐẠI 31

1.4.1 Cách tiếp cận 31

1.4.2 Các phương pháp áp dụng trong lượng giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm tràn dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại (Quảng Nam) 32

1.4.2.1 Phương pháp chi phí trực tiếp (direct costs) 32

1.4.2.2 Phương pháp chi phí thay thế 33

1.4.2.3 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên 34

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI VÙNG BIỂN QUẢNG NAM 1/2007 38

2.1 GIỚI THIỆU VỀ QUẢNG NAM 38

2.1.1 Vị trí địa lý kinh tế 38

2.1.2 Điều kiện tự nhiên 39

2.1.2.1 Địa hình 39

2.1.2.2 Khí hậu 39

2.1.3 Sơ lược về tài nguyên thiên nhiên 40

2.1.4 Đặc điểm dân số, dân cư và nguồn nhân lực 41

2.1.5 Tình hình kinh tế-xã hội 42

2.1.5.1 Tình hình kinh tế 42

2.1.5.2 Tình hình văn hoá – xã hội 43

2.1.6 Thông tin cơ bản về địa điểm nghiên cứu. 44

2.2 SỰ CỐ TRÀN DẦU THÁNG 1 NĂM 2007 TẠI BIỂN QUẢNG NAM 45

2.2.1 Diễn biến 45

2.2.2 Nguyên nhân 47

2.2.3 Phạm vi 47

2.2.4 Các tác động môi trường do sự cố tràn dầu gây ra 48

2.2.4.1 Tác động của dầu đến môi trường sống 48

2.2.4.2 Tác động của dầu tràn làm biến đổi cấu trúc 49

CHƯƠNG III : ƯỚC TÍNH SƠ BỘ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA TẠI KHU VỰC CÙ LAO CHÀM, CỬA ĐẠI (QUẢNG NAM) 51

3.1 XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA TẠI KHU VỰC CÙ LAO CHÀM, CỬA ĐẠI 51

3.1.1 Khái quát chung về các loại thiệt hại môi trường 51

3.1.2 Xác định dạng thiệt hại môi trường tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại 52

3.1.3 Thông tin liên quan 53

3.2 ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG 54

3.2.1 Thiệt hại đối với nhóm giá trị sử dụng trực tiếp (C1) 54

3.2.1.1 Phương pháp lượng giá 54

3.2.1.2 Kết quả 56

3.2.2 Thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp (C2) 59

3.2.2.1 Phương pháp lượng giá 59

3.2.2.2 Kết quả 60

3.2.3 Thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng (C3). 61

3.2.3.1 Phương pháp lượng giá 62

3.2.3.2 Kết quả 64

3.2.4 Tổng thiệt hại môi trường ô nhiễm dầu tràn tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại 67

CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 68

4.1 KIẾN NGHỊ 68

4.2 GIẢI PHÁP 69

4.2.1 Giải pháp về mặt thể chế, chính sách 69

4.2.2 Giải pháp về mặt tổ chức và quản lý 69

4.2.3 Giải pháp về mặt kỹ thuật 70

4.2.4 Giải pháp truyền thông 70

4.2.5 Giải pháp tài chính 70

4.2.6 Giải pháp hợp tác quốc tế 71

KẾT LUẬN 71

Tài liệu tham khảo 71

PHỤ LỤC 71

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ước tính sơ bộ thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại Cù Lao Chàm và Cửa Đại (Quảng Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đi an toàn và sau đó chiếc tàu đã rời khỏi Estonia và không được sử dụng nữa. Bằng chứng của Forensic được sử dụng nhằm truy ra dầu của tàu Alambra được làm sạch trên bờ biển Thuỵ Sĩ. Người ta suy đoán rằng dầu đã trôi dạt qua biển Baltic khi tàu này được kéo vào đất liền ở Fårö and Gotska sandön, đến phía Bắc Gotland biển Baltic và một vài đảo trên quần đảo Stockholm. Những khu vực có dầu tràn được chỉ ra trong bảng 6. Khoản đền bù cho nhà nước Estonia, theo IOPC (2005) nhiều hơn khoản phí và không liên quan đến thiệt hại kinh tế do tràn dầu. Swedish Coast Guard, Cơ quan Cứu hộ Thuỵ Sĩ cũng như chính quyền địa phương cũng tham gia vào quá trình làm sạch và ứng phó với dầu tràn vào bờ biển và các đảo. Chi phí của những quá trình này là 647.500 USD. Cơ quan Cứu hộ Thuỵ Sĩ cũng đưa ra mức phạt do ô nhiễm môi trường nước là 56.000 USD. Khoản đền bù này là còn quá ít so với thiệt hại đối với giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng của hàng hoá dịch vụ hệ sinh thái. Thiệt hại đối với ngành thuỷ sản, du lịch và một số giá trị sử dụng trực tiếp khác chưa được tính đến đầy đủ mặc dù có nhiều tuyên bố không chính xác về “tác động môi trường đáng kể ” của sự cố tràn dầu. Thiếu sự xem xét trên là do tác động khuếch tán lên thuỷ sản và các bờ biển, thiếu năng lực và nguồn lực về mặt pháp lý. Bảng 1.6: Các khoản đền bù cho sự cố tàu Alambra, Talinn, Estonia 2000. Các hoạt động nhận được đền bù Khoản tiền (USD) Làm sạch - Estonia 620.000 Làm sạch - Sweden 647.500 Nhà nước Estonia - Phạt ô nhiễm 655.000 Cơ quan Cứu hộ Thuỵ Sĩ - Phạt ô nhiễm 56.000 Điều hành thuê tàu - Estonia 100.000 Điều hành cảng (mất thời gian khi neo tàu) - Estonia 2.240.000 Người đấu thầu chở dầu Estonia (mất thời gian làm việc ) 733.000 Tổng 4.995.500 Nguồn: Báo cáo thường niên của IOPC 2005 Tổng kết kinh nghiệm lượng giá thiệt hại kinh tế do môi trường và thực tiễn Việt Nam Tổng kết kinh nghiệm lượng giá thiệt hại Kinh nghiệm lượng giá của các nước trên thế giới cho thấy, hầu hết các nghiên cứu lượng giá ô nhiễm dầu tràn đều dựa trên việc mất đi hoặc suy giảm các thành phần thuộc tổng giá trị kinh tế của hàng hóa, dịch vụ môi trường. Thiệt hại đối với giá trị sử dụng trực tiếp thường được đánh giá thông qua thiệt hại về thu nhập của các ngành như thuỷ sản, du lịch với các phương pháp được sử dụng như phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM), phương pháp chi phí du lịch (TCM) hoặc phương pháp chi phí trực tiếp. Đối với giá trị sử dụng gián tiếp, lượng suy giảm hay mất đi của các dịch vụ hàng hoá môi trường được xác định thông qua phương pháp phân tích cư trú tương đương (HEA) và được lượng giá thông qua một số phương pháp như phương pháp chi phí thay thế đối với các loài động vật có vú. Còn phương pháp phổ biến được các nước sử dụng để lượng giá thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng cho thấy thiệt hại đối với tài nguyên môi trường không được lượng hoá đầy đủ và do đó cơ chế đền bù chỉ dựa trên chi phí ứng phó, chi phí làm sạch dầu tràn hoặc những khoản phạt do ô nhiễm môi trường. Bảng 1.7: Tổng kết kinh nghiệm lượng giá ô nhiễm dầu tràn trên thế giới Giá trị sử dụng Giá trị phi sử dụng Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị sử dụng gián tiếp Giá trị lựa chọn Giá trị tồn tại Sự cố Exxon Valdez Câu cá giải trí, - Thiệt hại: 31 triệu USD (1989) - Phương pháp: CVM - Thiệt hại: 300 USD (1989)đối với một con gấu trắng đến 100.000 USD (1989) đối với một con cá voi - Phương pháp: Chi phí thay thế đối với các loài động vật có vú - Thiệt hại: 2,8 tỷ USD (1992) - Phương pháp: CVM Sự cố The Prestige Thiệt hại ngành thủy sản: 156 triệu Eurro do mất thu nhập Tổng thiệt hại: 5 tỷ Euro (đánh giá nhanh của Thomas- Höfer, Thời báo Môi trường) Sự cố American Trader - Giá trị giải trí bãi biển bị mất - Thiệt hại: 12 triệu USD - Phương pháp: TCM và CVM Sự cố Lake Barre - Thiệt hại: 13,7 dịch vụ-ha-năm - Phạm vi khôi phục được xác định thông qua phương pháp HEA Sự cố Alambra 2000 Không tính đến những thiệt hại đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ môi trường Nguồn: Viện nghiên cứu môi trường Thụy Điển (2006) Thực tiễn ở Việt Nam Từ 1997, Việt nam đã xảy ra hơn 50 vụ tràn dầu tại các vùng sông và biển ven bờ gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như ô nhiễm nghiêm trọng và lâu dài cho môi trường biển. Điển hình là các sự cố tàu Formosa One Liberia đâm vào tàu Petrolimex 01 của Việt Nam tại vịnh Giành Rỏi - Vũng Tàu (tháng 9/2001) làm tràn ra môi trường biển ven bờ khoảng 1.000m3 dầu diezel, gây ô nhiễm nghiêm trọng một vùng rộng lớn biển Vũng Tàu. Ba năm sau, tại khu vực biển Quảng Ninh - Hải Phòng, sự cố đắm tàu Mỹ Đình, chứa trong mình khoảng 50 tấn dầu DO và 150 tấn dầu FO, trong khi đó ta chỉ xử lý được khoảng 65 tấn, số dầu còn lại hầu như tràn ra biển. Đầu năm ngoái, chính xác là từ 28 -29 tháng 1 đến 15 tháng 3 t các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đã có hiện tượng dầu trôi dạt vào biển. Sự cố dầu tràn vào biển này là rất nghiêm trọng, lượng dầu trôi dạt vào bờ lớn, số lượng dầu đã phong hoá, vón cục, đóng thành bánh phải thu gom lẫn cát và rác thải lớn (gần 1.000 tấn) gây ảnh hưởng trên diện rộng, chưa đánh giá hết được mức độ thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường. Tiếp tục sau đó, từ ngày 9 đến 12 tháng 3 năm 2007, dọc các bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xuất hiện váng dầu và nhiều mảng dầu màu đen, trôi dạt từ ngoài khơi vào bờ, làm ô nhiễm các bãi tắm và nước biển ven bờ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế của tỉnh, đặc biệt là du lịch. Gần đây nhất là vụ tàu Ðức Trí chở 1.700 tấn dầu FO đã bị chìm tại vùng biển Bình Thuận vào đêm 2/3/2008, đến sáng 13/3, dầu tiếp tục tràn vào Bãi Sau (TP Vũng Tàu), từ Khu du lịch Paradise đến dốc Nghinh Phong. Rõ ràng các vụ tràn dầu xảy ra với mật độ ngày càng cao và để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hoạt động kinh tế của các vùng chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều sự cố tràn dầu cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân, đồng thời việc gắn trách nhiệm cho người gây ô nhiễm và đền bù cho đối tượng chịu tác động còn rất hạn chế. Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, cơ chế đền bù mới chỉ dựa trên chi phí ứng phó, làm sạch dầu tràn. Khoản đền bù này là còn quá ít so với thiệt hại đối với tài sản môi trường, đặc biệt là các giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng của hàng hoá dịch vụ hệ sinh thái. Ở Việt Nam, mới chỉ có một số nghiên cứu tác động của mức độ tràn dầu lên hệ sinh thái chứ chưa có nghiên cứu lượng giá nào được tiến hành để đánh giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu gây ra. LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA TẠI KHU VỰC CÙ LAO CHÀM VÀ CỬA ĐẠI Cách tiếp cận Từ cơ sở lý luận cùng với kinh nghiệm lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm dầu tràn gây ra, đề tài đưa ra cách tiếp cận lượng giá thiệt hại môi trường do tràn dầu gây ra tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại (Quảng Nam) như sau: Sự cố tràn dầu tháng 1/ 2007 tại vùng biển Quảng Nam Xác định phạm vi tác động của sự cố tràn dầu Xác định các tác động môi trường do ô nhiễm dầu tràn Xác định các thiệt hại kinh tế do ô nhiễm dầu tràn Lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm dầu tràn Tổng thiệt hại bằng tiền do ô nhiễm dầu tràn tràn dầu Xác định sự cố môi trường và phạm vi tác động của nó Liên kết giữa tác động môi trường và thiệt hại kinh tế Thông tin làm đầu vào cho quá trình ra quyết định Hình 1.2 Cách tiếp cận lượng giá thiệt hại môi trường do tràn dầu gây ra tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại (Quảng Nam) Phạm vi tác động về không gian và thời gian của sự cố tràn dầu Các thành phần MT và mức độ chịu tác động của ô nhiễm dầu tràn Các giá trị bị thiệt hại trong tổng giá trị kinh tế của hàng hoá, dịch vụ MT Như vậy hướng tiếp cận của đề tài là xuất phát từ sự cố tràn dầu cuối tháng 1 năm 2007 tại vùng biển Quảng Nam, sau đó đề tài xác định phạm vi tác động của sự cố tràn dầu về cả không gian và thời gian để làm cơ sở cho phạm vi nghiên cứu lượng giá của đề tài. Phạm vi tác động của sự cố tràn dầu cũng làm cơ sở cho việc xác định những tác động môi trường, bao gồm thành phần môi trường nào bị tác động và mức độ tác động là bao nhiêu. Từ các tác động môi trường, đề tài liên kết với các đối tượng (con người, động thực vật, các ngành kinh tế..) chịu thiệt hại và từ đó dùng các phương pháp lượng giá để quy đổi những thiệt hại này ra giá trị tiền tệ. Các phương pháp áp dụng trong lượng giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm tràn dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại (Quảng Nam) Từ cơ sở lý thuyết kinh tế môi trường và kinh nghiệm các nước, cũng như dựa trên hướng tiếp cận trên, đề tài xin giới thiệu những phương pháp được sử dụng và các bước thực hiện trong lượng giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tràn tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại. Bảng 1.8: Lựa chọn phương pháp lượng giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại Loại thiệt hại Phương pháp lượng giá Thiệt hại đối với giá trị sử dụng trực tiếp - Phương pháp chi phí trực tiếp Thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp - Phương pháp chi phí thay thế Thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng - Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên Nguồn: Tác giả tự xử lý Phương pháp chi phí trực tiếp (direct costs) Khái niệm Phương pháp này được sử dụng để đánh giá thiệt hại đối với giá trị sử dụng trực tiếp. Những thiệt hại này chính là những tổn thất trong thu nhập của các ngành trực tiếp khai thác nguồn lợi từ hàng hoá, dịch vụ môi trường như thuỷ sản, du lịch, đóng tàu, làm muối... Việc các ngành này bị tổn thất về thu nhập nhiều hay ít, trong thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào mức độ tác động của dầu tràn. Mô tả Xác định các đối tượng (các ngành, các hoạt động kinh tế...) bị mất (giảm) thu nhập do sự cố tràn dầu Xác định mức thu nhập mất (giảm) đơn vị Xác định thời giảm bị giảm (mất) thu nhập do ô nhiễm dầu tràn Tính toán tổng thiệt hại Ưu, nhược điểm Ưu điểm: Đây là phương pháp có kỹ thuật tính toán đơn giản, dễ hiểu. Việc thu thập dữ liệu về nguồn thu nhập bị giảm đi của các đối tượng bị tác động không khó khăn. Nhược điểm: Phương pháp này chưa đánh giá đầy đủ thiệt hại đối với giá trị sử dụng trực tiếp. Ví dụ như đối với ngành du lịch, tổn thất trong thu nhập của các khách sạn hay các dịch vụ du lịch mới chỉ là thiệt hại tính được từ phía cung trong khi đó thiệt hại do giảm lợi ích của khách du lịch, tức là phía cầu thì không tính được... Phương pháp chi phí thay thế Khái niệm Phương pháp chi phí thay thế lượng giá thiệt hại giá trị của các hệ sinh thái thông qua chi phí thay thế chúng với hàng hoá, dịch vụ do con người tạo ra. Phương pháp này giả thiết rằng, lượng tiền mà xã hội phải chi trả để thay thế cho những tài sản môi trường tương đương với những giá trị của những tài sản đó bị mất đi. Mục đích Phương pháp này được áp dụng trong lượng giá thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp, đặc biệt là các chức năng của hệ sinh thái. Ngoài ra, phương pháp chi phí thay thế được sử dụng nhằm đánh giá xem có nên thay thế các dịch vụ sinh thái không bằng cách so sánh chi phí thay thế sinh thái với lợi ích ước lượng được từ hệ sinh thái này. Mô tả Các bước tiến hành khi sử dụng phương pháp chi phí thay thế như sau: Bước 1: Xác định các dịch vụ được cung cấp bởi hệ sinh thái được đánh giá. Bước 2: Xác định các hàng hoá, dịch vụ nhân tạo hoặc cơ sở hạ tầng có thể thay thế cho các dịch vụ hệ sinh thái tại mức quy mô mà những hàng hoá này có thể đem lại lợi ích tương tự. Cơ sở hạ tầng thay thế mang lại một lượng cân bằng về dịch vụ như hệ sinh thái ban đầu và là lựa chọn có tính khả thi. Bước 3: Xác định các chi phí của các hàng hoá, dịch vụ hoặc cơ sở hạ tầng thay thế. Các dữ liệu về chi phí của các hàng hoá, dịch vụ hoặc cơ sở hạ tầng thay thế được thu thập từ nguồn thứ cấp hoặc được xác định thông qua tư vấn của các chuyên gia. Ưu, nhược điểm Phương pháp này được dùng phổ biến cho việc lượng giá giá trị dịch vụ của hệ sinh thái. Nó có một số ưu điểm nhất định như khá đơn giản trong ứng dụng và phân tích do không yêu cầu phải sử dụng điều tra cụ thể hay phân tích phức tạp, có thể dùng để định giá các lợi ích sử dụng gián tiếp khi không có số liệu về sinh thái để đánh giá các chức năng giới hạn. Nhược điểm chính của phương pháp chi phí thay thế là thường khó tìm được chính xác những thay thế cho hàng hoá và dịch vụ môi trường mà có thể cung cấp mức lợi ích tương đương. Nếu các cơ sở vật chất cho con người tạo ra mang lại một mức dịch vụ thấp hơn (hoặc cao hơn) thì giá trị của dịch vụ hệ sinh thái sẽ bị đánh giá thấp hoặc cao. Phương pháp này không đưa ra những đo lường giá trị kinh tế một cách thật sự chính xác. Phương pháp này cũng không dựa vào sở thích của con người đối với hàng hoá và dịch vụ được đánh giá. Thay vào đó, phương pháp này giả thiết rằng nếu con người chi trả đề thay thế một dịch vụ hệ sinh thái mất đi thì dịch vụ đó phải đáng giá ít nhất bằng chi phí thay thế. Vì vậy, phương pháp chi phí thay thế được đánh giá cao trong trường hợp có những chi phí thay thế nào đã từng hoặc sắp được thực hiện. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên Khái niệm Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là phương pháp rất phổ biến trong lượng giá các giá trị phi sử dụng của hàng hoá, dịch vụ môi trường. Bằng cách xây dựng một thị trường ảo, người ta xác định được hàm cầu về hàng hoá môi trường thông qua sự sẵn lòng chi trả của người dân (WTP) hoặc sự sẵn lòng chấp nhận khi họ mất đi hàng hoá đó (WTA), đặt trong một tình huống giả định. Thị trường thì không có thực, WTP thì không thể biết trước, ta gọi đây là phương pháp “ngẫu nhiên” là vì thế. Một khi tình huống giả thuyết đưa ra đủ tính khách quan, người trả lời đúng với hành động thực của họ thì kết quả của phương pháp là khá chính xác. Các nhà phân tích sau đó có thể tính toán mức sẵn lòng chi trả trung bình của những người được hỏi, nhân với tổng số người hưởng thụ giá trị hay tài sản môi trường thì thu được ước lượng giá trị mà tổng thể dân chi trả cho tài sản đó. Mục đích: CVM được áp dụng cho rất nhiều yếu tố môi trường như chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của bãi biển, bảo tồn các loài động vật hoang dã, hoạt động câu cá và săn bắn, phát thải chất độc hại… Mô tả: Để thực hiện một CV thành công, ta đi theo các bước như sau: Bước 1: Xây dựng thị trường giả định Bước đầu tiên là xây dựng một thị trường giả định cho các dịch vụ môi trường. Các kịch bản lượng giá cần được xác định rõ ràng, giải thích đầy đủ các hàng hoá môi trường được nói đến và bản chất sự thay đổi. Phải xác định rõ các tổ chức có trách nhiệm cung cấp hàng hoá và khả năng cung cấp hàng hoá của họ. Điều này giúp người được hỏi nhìn thấy được hàng hoá đó được cung cấp trong thực tế như thế nào. Bước này cũng cần xác định các khoản chi trả là bao nhiêu. Các khoản này thường được chi trả dưới dạng thuế, phí, giá thay đổi hoặc các khoản biếu tặng. Bước này đòi hỏi phải tạo ra kịch bản về phương tiện chi trả hoặc đền bù dưới hai dạng sau: Kịch bản đóng: Một hệ thống giá trị tiền tệ được xây dựng từ thấp đến cao hoặc từ cao xuống thấp. Với dạng kịch bản này, chúng ta đã ấn định trước một mức giá cho người được hỏi lựa chọn lựa chọn. Kịch bản mở: Trong kịch bản này không ấn định mức giá trước mà thay vào đó, người được hỏi sẽ đưa ra mức giá bao nhiêu tiền. Bước 2: Xác định giá Bước này cần dùng một số kỹ thuật điều tra như: phỏng vấn mặt đối mặt, phỏng vấn qua điện thoại hoặc qua mail. Phóng vấn qua điện thoại ít được ưa thích nhất do khó có thể truyền tải thông tin về hàng hoá qua điện thoại, một phần là do quãng thời gian tham gia phỏng vấn bị hạn chế. Điều tra qua thư cũng thường được sử dụng, tuy nhiên chứa đựng rủi ro không được trả lời hay tỷ lệ trả lời thấp. Phỏng vấn mặt đối mặt với người phỏng vấn được đào tạo bài bản sẽ thu được câu hỏi và câu trả lời tốt nhất. Mục đích của điều tra là xác định mức sẵn lòng chi trả lớn nhất để cải thiện môi trường (hoặc mức chi trả lớn nhất để ngăn chặn sự suy giảm chất lượng môi trường), ngoài ra là các thông tin về các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả điều tra như học vấn, thu nhập.. Bước 3: Phân tích các dữ liệu Các thông tin thu thập được sử dụng trong nhiều cách khác nhau cho nhiều mục đích khác nhau. Các đầu ra có thể thu được từ mỗi nghiên cứu CVM là: WTP hay WTA trung bình Giá (WTP hay WTA) thu thập được cho phép tính giá trung bình. Giá trung bình được sử dụng để đánh giá nhanh giá trị của tài nguyên đối với một bộ phận dân cư. Vậy khi nào thì WTP bằng 0? Trong phương pháp CVM, khi người được hỏi không sẵn lòng chi trả cho dịch vụ hàng hóa thì không phải tất cả mọi trường hợp WTP của họ đều bằng 0. Tùy vào lý do người được hỏi đưa ra thì WTP được xử lý khác nhau: Nếu người được hỏi trả lời lý do không đóng góp là: “Tôi không có tiền để đóng góp” hoặc “Tôi không quan tâm đến giá trị đa dạng sinh học” thì trường hợp này WTP = 0 (Zero bid) Nếu câu trả lời là: “Việc phục hồi cảnh quan là việc của nhà nước” hoặc “Tôi không tin rằng tiền đóng góp được sử dụng để phục hồi môi trường” hoặc “Sự cố tràn dầu không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của gia đình tôi”, thì phải loại những đối tượng này ra khỏi mô hình tính toán. (Protest bids). Đường giá Đường giá được xây dựng bằng cách sử dụng hồi quy toán học. Lượng tiền WTP/WTA được coi là biến phụ thuộc, và thông tin về các biến số như thu nhập (I), tuổi (A), trình độ giáo dục (E) được thu thập trong quá trình điều tra được sử dụng như các biến giải thích. Hàm hồi quy : WTPi = f (Ii, Ei, Ai) trong đó i: người được hỏi thứ i Đường giá cho phép dự đoán được lượng tiền sẵn lòng chi trả khi có sự thay đổi của các biến độc lập. Ví dụ, “Mức lương cao hơn ảnh hưởng gì đến mức sẵn lòng chi trả cho cung cấp dịch vụ liên quan đến nước?” Số liệu tổng hợp Tổng hợp là quá trình chuyển giá trung bình thành giá của một bộ phận dân cư. Quá trình tổng hợp giải quyết xung quanh 3 vấn đề: Một là lựa chọn số dân phù hợp. Nhóm dân cư được hỏi có thể là dân cư địa phương, dân sư một vùng hay dân cư của một nước. Hai là vấn đề chuyển từ giá trị trung bình mẫu sang giá trị trung bình cho dân cư tổng thể. Nếu trung bình mẫu thực sự đại diện cho tổng dân cư thì nhân giá trị đó với số hộ gia đình sẽ ra giá trung bình tổng thể. Ưu, nhược điểm Nổi trội so với các phương pháp đo lường trực tiếp khác (chi phí trực tiếp, liều lượng-đáp ứng…), CVM đánh giá được cả những giá trị tồn tại (existence value) và giá trị lựa chọn (option value), vì vậy nó được các nhà kinh tế học tương đối ưa thích. CVM không đòi hỏi phải chia vùng hay phân nhóm như TCM (phương pháp chi phí du lịch – cũng thiết lập bảng hỏi như CVM) mà nó dựa trên những đánh giá hoàn toàn ngẫu nhiên, của một nhóm đối tượng cũng không mặc định. Người trả lời có thể không đến khu vực cần đánh giá, nhưng họ vẫn có thể đánh giá về chúng theo cảm nhận của mình (khác với TCM đòi hỏi đối tượng phải là khách du lịch đến địa điểm tham quan). Thực hiện CVM tưởng chừng không khó, nhưng một số vấn đề sau đây rất dễ mắc phải, gây cản trở cho việc làm một nghiên cứu thành công, đó là: Thứ nhất, về phía người trả lời : Hàng hoá môi trường vốn đã không hiện hữu trên thị trường, nay lại được đặt trong một tình huống giả định, nên nhìn chung, CVM mang nhiều tính giả thuyết và người được hỏi có xu hướng trả lời ít đi WTP. Thiên lệch một phần - toàn phần: Cá nhà phê bình phương pháp CVM đã lưu ý rằng nếu người ta lần đầu tiên được hỏi WTP của họ cho một phần tài sản môi trường (như một con sông trong hệ thống các con sông) và sau đó được hỏi đánh giá cho toàn bộ tài sản (toàn bộ hệ thống sông ) thì số tiền được phát biểu là như nhau. Thứ hai, về phía người hỏi: Từ những khâu như thiết kế bảng hỏi, chọn phương pháp chi trả, đặt kịch bản giả định, chọn kích thước mẫu đến cách tiếp cận người trả lời đều có thể gây ra sai số. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI VÙNG BIỂN QUẢNG NAM 1/2007 GIỚI THIỆU VỀ QUẢNG NAM Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Quảng Nam có 14 huyện và 2 thị xã, trong đó có 08 huyện miền núi là Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước. Diện tích tự nhiên 10.406,83 km2, dân số 1.438,81 nghìn người (2003), chiếm khoảng 3,1% về diện tích và 1,8% về dân số so với cả nước. Vị trí địa lý kinh tế Với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung tạo cho Quảng Nam có lợi thế trong việc giao lưu kinh tế và thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.  Quảng Nam ở vào vị trí trung độ của đất nước, thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, đường bộ và đường biển và đường hàng không, có đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối đồng bằng ven biển qua các huyện trung du miền núi của tỉnh đến biên giới Việt - Lào và các tỉnh Tây Nguyên; trong tương lai gần sẽ nối với hệ thống đường xuyên Á tạo vị trí thuận lợi cho tỉnh về giao lưu kinh tế với bên ngoài. Quảng Nam nằm giữa thành phố Đà Nẵng (Trung tâm kinh tế lớn của khu vực miền Trung) và khu vực phát triển công nghiệp dịch vụ Chu Lai Dung Quất, đây là một khu vực đang được hình thành và phát triển ở phía Nam. Cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, cùng với diện tích mặt bằng đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lưới điện quốc gia, có nguồn nước ngọt dồi dào, gần trục giao thông đường bộ, đường sắt, tạo thuận lợi cho việc hình thành các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch, các đô thị mới. Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Quảng Nam Điều kiện tự nhiên Địa hình Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành 3 vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; mặt khác bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ,... đã tạo nên các tiểu vùng có những nét đặc thù. Khí hậu Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20-21oC, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm, nhưng phấn bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông. Sơ lược về tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất tỉnh Quảng Nam: Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.040.514ha, Trong đó đất chưa qua sử dụng: 388.958 ha (chiếm 37,38% diện tích tự nhiên) Tài nguyên nước: Hệ thống sông ngòi tự nhiên khoảng 900km được phân bố khá đều ở các huyện, thị xã. Gồm 2 hệ thống sông chính là Sông Thu Bồn và Sông Tam Kỳ, đổ ra biển Đông theo 2 cửa sông lớn là Cửa Đại (Hội An) và Cửa An Hòa (Núi Thành). Nhiều hồ lớn như hồ Phú Ninh, hồ Khe Tân, hồ Việt An, hồ Thạch Bàn, hồ Phú Lộc, hồ Vĩnh Trinh, hồ Phước Hà, hồ Cao Ngạn ... Tài nguyên biển và ven biển: Bờ biển dài 125km, ven biển có nhiều bãi tắm nổi tiếng : Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành)... Hầu hết các bãi tắm ở Quảng Nam đều có bãi cát trắng, mực nước không sâu, có độ mặn vừa phải và quanh năm trong xanh. Ngư trường rộng khoảng 40.000 km2. Sản lượng khai thác hải sản: 90.000 tấn / năm. Tài nguyên rừng   Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai diện tích rừng tự nhiện tại tỉnh Quảng Nam còn khoảng 388,8 nghìn ha với trữ lượng gỗ khoảng 30 triệu m3 và 50 triệu cây tre nứa, trong đó rừng giàu có khoảng 10 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở các đỉnh núi cao, giao thông đi lại khó khăn; diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh trữ lượng gỗ trung bình khoảng 69 m3/ha, đường kính nhỏ chưa thể khai thác. Ngoài gỗ (sản lượng khai thác có thể đạt trên dưới 80.000 m3/năm), còn có các loại lâm sản quí như trầm, quế, sâm, trẩu, song mây...   Tài nguyên thuỷ sản Quảng Nam có bờ biển dài trên 125 km và thềm lục địa rộng lớn, có nguồn hải sản phong phú thuộc vùng biển Nam Trung bộ. Theo số liệu của Viện Quy hoạch thuỷ sản thì vùng biển Nam Trung bộ có trữ lượng cá 42 vạn tấn, khả năng đánh bắt hàng năm 20 vạn tấn, trữ lượng mực 7000 tấn, tôm biển 4000 tấn. Trữ lượng hải sản không có ranh giới theo tỉnh và di chuyển giữa các tỉnh trong vùng. Quảng Nam có điều kiện để phát triển ngành đánh bắt xa bờ. Bên cạnh khai thác tiềm năng phát triển nghề khơi cũng cần chú ý khai thác tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng ven sông, ven biển và ở đảo Cù Lao Chàm. Tài nguyên khoáng sản Nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Nam là một tiềm năng đang được khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú. Trong đó đáng kể là:  - Than đá ở Nông Sơn trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đã và đang khai thác với sản lượng năm cao nhất đạt khoảng 5 vạn tấn/năm. Ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28498.doc
Tài liệu liên quan